Đề tài Một số giải pháp tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương Việt Nam

Phát súng đầu tiên trong đổi mới tỷ giá chính là chỉ thị 271-CT ban hành tháng 10/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với nội dung xác lập một mức tỷ giá đồng Việt Nam đối với khu vực ngoại tệ chuyển đổi phù hợp với mức tỷ giá thị trường trong biên độ dao động 10-20%. Tháng 3/1989, nhà nước bãi bỏ hệ thống tỷ giá kết toán nội bộ, tiến tới thực hiện thống nhất một mức tỷ giá duy nhất cho toàn bộ hoạt động của nền kinh tế gọi là tỷ giá chính thức. Đây là một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển ngoại thương Việt Nam, động lực phát triển ngoại thương dần được khôi phục, kinh tế Việt Nam nói chung cũng như hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đã bước sang một trang mới.

doc125 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2061 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phi đều không dẫn đến hợp đồng cho những năm sau, điều này cho thấy sản phẩm của ta thực sự chưa được các thị trường này chấp nhận. Đối với thị trường nhập khẩu, ngược lại với thị trường xuất khẩu, tỷ trọng nhập khẩu từ Châu Á lại tăng dần qua các năm và chiếm vai trò chủ đạo trong các thị trường nhập khẩu của Việt Nam. Từ 37% năm 1990 lên đến 77,6% năm 1995 rồi 80,4 % năm 1999 và 82,21% năm 2002 (40). Các thiết bị, máy móc chủ yếu nhập khẩu từ các thị trường có nền công nghệ trung gian như Thái Lan, Xinhgapo, Đài Loan, Hàn Quốc…thể hiện mô hình “đàn sếu bay” được áp dụng trung thành đối với nhập khẩu Việt Nam. Cùng với sự tăng mạnh từ thị trường Châu Á, tỷ trọng thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam là thị trường Châu Âu lại có xu hướng giảm dần, mức giảm trung bình giai đoạn 1991-2002 khoảng 5%/năm. (xem 1.3 phụ lục 1) Nguyên nhân chủ đạo trong sự tăng mạnh nhập khẩu từ thị trường Châu Á, giảm dần thị trường Châu Âu chính là do đầu tư nước ngoài từ các quốc gia Châu Á tăng mạnh mẽ. Đa số các doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam và các quốc gia Châu Á sử dụng công nghệ nhập khẩu từ nước họ. Tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị riêng đối với khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay đã lên đến gần 30% tồng giá trị nhập khẩu, cao nhất là năm 1999 với 33,4%. Mặt khác, cũng có thể thấy rằng nước nào hỗ trợ ODA cho Việt Nam càng nhiều thì máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu…của nước họ càng được xuất nhiều sang Việt Nam. Ví như giai đoạn 1998-2001, Đài Loan, Singapore vừa là các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam (lần lượt ở mức 4,32 tỷ USD; 5,3 tỷ USD) lại vừa là các thị trường Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất (6,78 tỷ USD; 9,42 tỷ USD). Một cách khái quát, thị trường nhập khẩu Việt Nam đã ít nhiều có được định hướng chuyên sâu, từng bước vận động phù hợp với chính sách mặt hàng và chiến lược thay thế nhập khẩu của ta. Tuy nhiên, việc nhập khẩu không đơn giản chỉ phụ thuộc vào cầu trong nược mà còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác đặc biệt là đầu tư nước ngoài nên thị trường nhập khẩu trước mắt vẫn tiếp tục đi theo chiều hướng tăng tỷ trọng nhập khẩu từ Châu Á, giảm tỷ trọng từ Châu Âu và các châu lục khác. Cuộc chiến hội nhập thực sự đem lại cho ngoại thương Việt Nam nhiều trăn trở, trăn trở trong tìm kiếm thị trường, trong hoạch định chiến lược phát triển cũng như trong vấn đề thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu. Có người cho rằng xu thế khu vực hóa kinh tế với sự tham gia khu mậu dịch tự do AFTA hoặc sắp tới năm 2004 sẽ tham gia khu mậu dịch Trung Quốc-ASEAN (ACFTA) là một lợi thế mỹ mãn cho ngoại thương Việt Nam trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, hàng hóa của Việt Nam sẽ được giảm thuế, việc giảm thuế sẽ dẫn đến tăng kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam vào các thị trường này từ đó sẽ góp phần cải thiện ngoại thương và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ý tưởng này chỉ đúng được phần nào. Trước hết phải hiểu rằng nếu Việt Nam được lợi thế cạnh tranh về thuế thì các quốc gia khác trong nội bộ khối cũng sẽ được lợi thế đó. Trong khi hàng hóa các nước ASEAN, đặc biệt là ASEAN6 có tính cạnh tranh cao, giá rẻ, chất lượng tốt thì hàng hóa Việt Nam lại liên tục bị trả về phần vì lỗi, phần vì không phù hợp với mẫu mã hàng hóa đưa ra. Mặt khác, do cùng một điều kiện khí hậu, cùng chiến lược phát triển và cùng cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu, chính các quốc gia ASEAN lại là những đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất của Việt Nam. Thái Lan vội vã tìm cho mình con đường riêng thông qua đàm phán kí kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ, Ấn Độ, Úc, Tây Ban Nha. Cămpuchia âm thầm bắt tay với Mỹ; Malayxia thì ra sức phấn đấu kí kết Hiệp định tự do hóa thương mại với khu vực Bắc Âu…Trong khi đó, công tác tự do hóa thương mại của Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc thâm nhập thị trường chứ chưa đi đến kí kết hiệp định thương mại song phương, trừ Hiệp định thương mại Việt Mỹ. Hiện chúng ta đang trong quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, một chặng đường đầy khó khăn với sự phản đối của không ít các quốc gia, thời gian gia nhập dự tính sẽ còn 2 năm, trong khoảng thời gian đó, Việt Nam cần tích cực chủ động hơn trong công tác xúc tiến thương mại của mình để có thể cạnh tranh và cạnh tranh được với các quốc gia trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung. Xét một cách vi mô hơn, sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam còn manh mún, nhỏ lẻ, chính vì thế mà chúng ta đã bỏ qua không biết bao nhiêu cơ hội xuất khẩu hàng hóa với khối lượng lớn. Xét riêng bánh đậu xanh Rồng Vàng, một loại hàng xuất khẩu được ưa chuộng trên các thị trường Tiệp, Đức năm 2001 đã bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu trong hợp đồng 300.000 hộp do khả năng sản xuất còn giới hạn. Việc dự báo cầu xuất khẩu trên thị trường thế giới còn chưa hiệu quả dẫn đến tình trạng thiếu hàng để xuất. Theo Bộ Thương Mại thì cuối năm 2003 cầu về gạo sẽ gia tăng đột biến song gạo đã được xuất gần hết trong vòng 6 tháng đầu năm nên việc tìm nguồn hàng tăng cường thêm lượng gạo xuất khẩu sẽ gặp khó khăn. Hoạt động xúc tiến thương mại diễn ra còn mang tính chất đối phó; có những trường hợp “mất bò mới lo làm chuồng”, gây thiệt hại rất lớn cho hoạt động ngoại thương. Trong đa số trường hợp quyền lợi của các doanh nghiệp xuất khẩu rơi vào tình trạng không được bảo vệ hoặc không thể bảo vệ do việc tìm hiểu luật các quốc gia đối tác chưa được nhà nước quan tâm phổ biến cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương. Bên cạnh đó, chiến lược thị trường tập trung quá nhiều vào thị trường Mỹ, đặc biệt là chiến lược thị trường xuất khẩu. Một thực tế là nếu hàng hóa của ta tập trung quá nhiều vào thị trường Mỹ, tất yếu sẽ gây sự chú ý và những kết cục bất lợi cho ta. Bài học phá giá cá tra, cá basa chưa kịp lắng xuống thì tôm Việt Nam lại tiếp tục rơi vào tình cảnh tương tự. Khi hàng hóa của Việt Nam chưa có tiếng tăm thì chắc chắn sẽ chẳng ai dòm ngó tới song “bất hạnh” ở chỗ là ta đã xuất khẩu được một lượng kha khá thủy sản, một lượng đáng kể dệt may và cũng không ít lần ta xuất khẩu giầy da sang thị trường Mỹ, EU. Thế giới khâm phục ta hơn, nể sợ ta hơn song cũng dùng những thủ đoạn thâm hiểm hơn để đối phó với ta. Đã qua rồi cái thời bấu víu vào đâu đó để tồn tại, trong trận chiến mà các quốc gia đều muốn giành cho mình phần thắng thì sự vui sướng ở nơi này đồng nghĩa với sự đau khổ ở nơi kia. Chính vì thế, hơn lúc nào hết, ngoại thương Việt Nam phải tự đứng lên bảo vệ chính mình, song có làm được điều đó hay không thì còn phải trông vào sự sáng suốt và công bằng của chính các nhà quản lý hoạt động này. 2.2. Thực tiễn điều hành tỷ giá hối đoái và tác động tỷ giá tới ngoại thương Việt Nam: 2.2.1. Giai đoạn trước đổi mới 1986: Đã từ lâu, tỷ giá hối đoái luôn là người bạn song hành của hoạt động ngoại thương Việt Nam. Thời kì phong kiến, tỷ giá được hình thành dựa trên cơ sở ngang giá vàng, bạc, tiền nội địa với tiền của các thương nhân nước ngoài, do hoạt động mua bán diễn ra tự do nên tỷ giá hối đoái cũng được hình thành một cách tự do giữa các thương nhân với nhau. Năm 1858, sau khi Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, ngoại thương bị đặt dưới sự quản lý khe khắt của chế độ thực dân, tỷ giá giữa đồng tiền Đông Dương do Ngân hàng Đông Dương phát hành với đồng France Pháp cũng như việc qui đổi ra đồng đô la Mỹ, đồng bảng Anh, đồng Yên đều do chính quyền thực dân qui định. Bước sang 1954 cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ là sự trở về của chính quyền cộng sản Việt Nam, thực hiện quản lý mọi hoạt động kinh tế đất nước. Suốt giai đoạn 1955 đến 1986, về cơ bản nước ta tồn tại chế độ đa tỷ giá, không phản ánh thực sự sức mua thực tế của hàng hóa Việt Nam so với hàng hóa nước ngoài. Người ta nhắc nhiều tới tỷ giá chính thức, một loại tỷ giá được chính phủ hai bên tự ý xác lập, tự ý qui định quan hệ so sánh giữa đồng tiền hai nước trên cơ sở xem xét rất khiêm tốn các nhân tố ảnh hưởng. Tỷ giá chính thức đầu tiên được chính phủ thành lập với Trung Quốc năm 1955 trên cơ sở căn cứ vào 34 mặt hàng tiêu dùng, chủ yếu tại Hà Nội và Bắc Kinh, đứng ở mức 1CNY= 1470 VND. Thời gian này, tỷ giá đồng Rúp (Liên Xô) được xác định trên cơ sở tính chéo; 1Rúp Liên Xô = 0,5 Nhân dân tệ, tỷ giá chéo là 735 VND = 1 Rup(31). Và tỷ giá tính chéo với đồng Rúp này lại được xem là cơ sở để xác định tỷ giá hối đoái với các nước tư bản khác như Anh, Mỹ…đồng Nhân dân tệ cùng đồng Rúp bỗng nhiên trở thành đồng tiền trụ cột của tỷ giá Việt Nam. Rõ ràng nhận thấy cách tính tỷ giá như trên bộc lộ rất nhiều nhược điểm, trong đó nhược điểm lớn nhất là tỷ giá bị cố định cứng nhắc do đó không phản ánh được cung cầu thị trường, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thực doãng ra, các chức năng của tỷ giá như thúc đẩy hoạt động ngoại thương bị hủy hoại, cán cân thanh toán mất cân đối nghiêm trọng khiến nền kinh tế lâm vào tình trạng đói kém triền miên. Thế nhưng cách ấn định tỷ giá này vẫn tiếp tục đeo bám dai dẳng nền kinh tế của chúng ta trong một thời gian dài. Sau đổi tiền 1959, đặc biệt là sau chiến tranh biên giới 1979, đồng Rúp lên ngôi và nhanh chóng được coi là chuẩn mực cho việc ấn định tỷ giá của Việt Nam. Tỷ giá chính thức (tỷ giá mậu dịch) lúc này được xác lập giữa đồng Việt Nam và Rúp chuyển nhượng thông qua thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng quốc tế về hợp tác kinh tế (một ngân hàng có trách nhiệm thực hiện thanh toán thương mại, viện trợ song biên giữa các nước thành viên trong Hội đồng tương trợ kinh tế trước đây: SEV). Trong suốt thời kỳ 70, 80 thế kỷ trước, tỷ giá này cố định và được sử dụng để ghi sổ cân bằng thanh toán giữa Việt Nam và các nước thành viên khối SEV. Song song với tỷ giá mậu dịch là tỷ giá phi mậu dịch, qui định cho các hoạt động khác như ngoại giao, ngoại kiều, học sinh, sinh viên…được xác lập trên mức giá bán lẻ một số hàng tiêu dùng, xem ra có vẻ gần “thực tế hơn” bởi đã phản ánh chút ít đến sức mua thực tế đồng nội tệ song vẫn bị cố định trong từng khoảng thời gian nhất định. Cũng thời kì này, do nền kinh tế kiểu tập trung, mệnh lệnh nên các thành phần kinh tế tư nhân bị ruồng rẫy, khinh rẻ . Các doanh nghiệp tồn tại chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, bởi thế các chủ thể tham gia kinh doanh cũng chính là các doanh nghiệp này. Chính sự tồn tại trên đã tạo điều kiện cho một loại tỷ giá nữa tồn tại đó là tỷ giá kết toán nội bộ “sử dụng trong các giao dịch nội bộ giữa ngân hàng với các tổ chức ngoại thương, giữa các tổ chức ngoại thương với ngân sách nhà nước có liên quan theo cơ chế giá nội địa”(29), được thực hiện thông qua cơ chế thu, bù chênh lệch ngoại thương. Một cơ chế hết sức vô lý với quan niệm phần lãi trong hoạt động ngoại thương sẽ được góp vào ngân quỹ nhà nước, nếu hoạt động các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Nhà nước chẳng may lỗ thì nhà nước sẽ rút ruột bù lỗ. Những tưởng cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương do rủi ro lỗ đã được nhà nước gánh chịu, song thực tế hoạt động ngoại thương tại các doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu ngày càng trở nên ảm đạm. Việc tỷ giá kết toán nội bộ luôn được ấn định nhỏ hơn tỷ giá thị trường cộng với việc kết hối 100% ngoại tệ đã khiến kim ngạch xuất khẩu Việt Nam luôn trong tình cảnh eo hẹp. Ví như có thời kì tỷ giá thị trường là 2000đ ăn 1 đôla thì tỷ giá do NHNNVN quy định để kết hối chỉ có 200 VND/USD. Lợi nhuận thu được từ các hợp đồng xuất, nhập khẩu không đáng kể, thêm vào đó là việc chi phí đầu vào bị nâng cao hơn, vượt quá sức chịu đựng của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu khiến họ buộc phải bấu víu vào ngân sách nhà nước như là một phương kế cuối cùng để tồn tại; nền kinh tế đã nghèo, càng nghèo. Bên cạnh những tác động đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã trình bày ở trên, thời kỳ này do tỷ giá được ấn định cố định cộng với sự tiêu điều bởi họa chiến tranh liên miên đã khiến tỷ giá không phát huy được vai trò cơ bản của nó. Tỷ giá với cách ấn định chủ quan duy ý chí dường như chỉ là cái bóng mờ nhạt đứng bên cạnh người bạn lạm phát. Song nếu nói tỷ giá hoàn toàn không có tác động gì đến hoạt động ngoại thương thời kỳ này là không chính xác, chính sự hạn chế, tù túng của tỷ giá cũng đã khiến hoạt động ngoại thương trở nên ngột ngạt, bế tắc. Việc áp dụng tỷ giá kết toán nội bộ đã làm cho việc bù lỗ nhập khẩu vượt quá mức chịu đựng của ngân sách, thủ tiêu động lực xuất khẩu, càng xuất càng lỗ, ấy là chưa kể đến hàng loạt tỷ giá mặt hàng riêng lẻ thuộc tỷ giá kết toán nội bộ như tỷ giá bông, tỷ giá sắt, tỷ giá xăng dầu…áp đặt theo tư duy chủ quan duy ý chí khiến hoạt động ngoại thương bị xé lẻ, manh mún, lâm vào tình cảnh nhập siêu trầm trọng. Bảng 3: Tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ với xuất nhập khẩu giai đoạn 1958-1985 Mốc thời gian Tỷ giá KTNB (USD/VND) Tỷ giá chính thức (USD/VND) % Tăng, giảm Xuất khẩu Nhập khẩu 1958 4,21 3,59 100 100 1959 4,21 3,59 131,52 148,03 1961-1966 4,21 2,94 101,26 111,6 1967-1970 5,08 3,75 67 112,83 1971-1972 5,08 2,71 128,72 107,7 1973-1974 4,21 2,44 165,6 133,66 1975-1980 3,84 1,85 116,98 112,88 1981-1984 12 9 118,49 105,17 1985 15 15 107,53 106,44 Nguồn: Tổng hợp trên số liệu Vụ ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Trong suốt giai đoạn 1958-1985, có thể nhận thấy tỷ giá hối đoái cũng được điều chỉnh một vài lần trong đó tỷ giá kết toán nội bộ thường xuyên được áp đặt cao hơn tỷ giá chính thức. Bảng 3 cho thấy xu thế tăng giảm của tỷ giá thời kỳ 1958 đến 1975 không kéo theo mức giảm, tăng của xuất khẩu như quy luật chung. Năm 1966, tỷ giá giảm từ 4,21 đồng/đôla xuống 5,08 đồng/đôla song xuất khẩu lại không tăng trưởng, thậm chí còn sụt giảm 33% so với năm trước. Xu thế này cho thấy hiện tượng tăng giảm của tốc độ xuất nhập khẩu không phụ thuộc nhiều vào tỷ giá hay nói đúng hơn xuất nhập khẩu vận hành trên một quỹ đạo độc lập với tỷ giá. Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ giá kết toán nội bộ không được xây dựng dựa trên ngang giá sức mua do đó không phản ánh đúng sự vận động thương mại giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, với mục tiêu xây dựng và thống nhất đất nước, với tình cảnh kinh tế vừa được khôi phục đã bị kẻ địch tàn phá nên nhu cầu nhập khẩu phục vụ tiêu dùng, chiến đấu không hề giảm sút, tỷ giá thực của đồng nội tệ dù có giảm đến bao nhiêu chăng nữa thì nhập khẩu vẫn tăng lên. Viện trợ không hoàn lại cũng như tín dụng thường chiếm tỷ trọng lớn trong nhập khẩu. Viện trợ năm 1975 lên đến 50% kim ngạch nhập khẩu, khoản nợ giai đoạn 1955-1975 đã lên đến 5,5 tỷ Rúp/đôla. Nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu, hệ thống sản xuất công nghiệp trong nước những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 thế kỉ trước tưởng chừng sẽ bị tê liệt nếu không có động lực nhập khẩu trợ giúp. Cán cân thương mại mất cân đối nghiêm trọng, các mặt hàng nhập khẩu trải dài từ máy móc thiết bị cho đến hàng tiêu dùng thiết yếu như gạo, vải, xà bông... Giai đoạn 1980-1985, tỷ giá chính thức cũng như tỷ giá kết toán nội bộ lệch rất xa khỏi trục tỷ giá thực, nền kinh tế lâm vào tình trạng bất ổn, chính sách tài chính-tiền tệ tỏ ra không hiệu quả, tỷ giá bắt đầu tác động tiêu cực lên hoạt động ngoại thương. Trong khi kinh tế toàn cầu bước vào chu kỳ tăng trưởng với sự xuất hiện hàng loạt các nước công nghiệp mới, sức mua của thế giới tăng mạnh dẫn đến giá trị đồng tiền các quốc gia tư bản phát triển trên thế giới tăng cao thì Việt Nam chúng ta vẫn “cò cưa” chế độ bao cấp tem phiếu, khủng hoảng trầm trọng kéo theo sản xuất trong nước bị đình đốn. Giá trị thực của đồng Việt Nam giảm sút, nếu đúng theo qui luật cung-cầu tiền tệ, đồng Việt Nam sẽ bị mất giá mạnh. Thế nhưng, tỷ giá kết toán nội bộ của chúng ta vẫn được giữ cố định ở mức dao động trung bình từ 10 đến 15 VND/đô la, tình trạng này đã khiến đồng Việt Nam bị định giá cao hơn nhiều lần so với các đồng tiền khác trên thị trường thế giới. Trên thị trường chợ đen, tỷ giá liên tục leo thang và tình trạng này lập tức đã tác động rất xấu đến hoạt động xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu thay vì kết hối toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động xuất khẩu đã bằng mọi cách giấu giếm để có thể quay sang bán ăn chênh lệch trên thị trường chợ đen. Có thể nói, sự chênh lệch ngày một lớn giữa tỷ giá chính thức, tỷ giá kết toán nội bộ và tỷ giá thị trường đã thủ tiêu động lực xuất khẩu, khiến giá trị xuất khẩu tăng chậm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu cơ hối đoái, làm xuất hiện cơ chế phá giá ngầm đồng nội tệ cũng như đẩy nhanh tốc độ lạm phát. Năm 1985, mức chênh lệch đã lên đến đỉnh điểm, đạt 666,6%, đây cũng là năm có mức nhập siêu cao nhất 1.158,9 triệu Rúp/đôla (21). Nói tóm lại, thời kỳ 80-85, tỷ giá hối đoái tác động lên hoạt động ngoại thương chủ yếu thông qua biểu hiện kim ngạch xuất nhập khẩu; tỷ giá không tác động gì mấy đến cơ cấu hàng xuất-nhập khẩu do sản xuất trong nước còn nghèo nàn chủ yếu dựa vào viện trợ. Mặt khác, tỷ giá cũng không có tác dụng mở rộng hay thu hẹp thị trường bởi việc trao đổi, buôn bán với Liên Xô là yếu tố bắt buộc trong điều kiện bị bao vây, cấm vận kinh tế. Xét một cách khách quan thì tỷ giá hối đoái không phải là nhân tố duy nhất đẩy ngoại thương Việt Nam đến bên bờ vực thẳm bởi ngoại thương hoạt động không chỉ dựa vào tỷ giá mà còn dựa vào hàng loạt các luật lệ, quy tắc mà yếu tố chi phối chủ đạo là nguyên tắc độc quyền ngoại thương. Song chế độ đa tỷ giá với việc sử dụng tỷ giá kết toán nội bộ một cách cứng nhắc, không tuân theo quy luật quốc tế trong thu-chi dù sao cũng đã gây rất nhiều khó khăn trong công tác điều hành quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước nói chung cũng như kìm hãm hoạt động xuất khẩu nói riêng. 2.2.2. Giai đoạn sau đổi mới 1986: 2.2.2.1. Giai đoạn 1986-1989: Trong vòng ba năm kể từ sau đổi mới 86, mặc dù cơ chế quan liêu bao cấp đã bị xóa bỏ cùng với sự ra đi của chế độ độc quyền ngoại thương song quan điểm chỉ đạo trong quản lý tỷ giá vẫn là cố định tỷ giá, chế độ đa tỷ giá vẫn tồn tại. Giải thích cho vấn đề này có thể do tỷ giá là nhân tố nhạy cảm, việc thay đổi đột ngột tỷ giá có thể sẽ dẫn đến khủng hoảng tiền tệ nghiêm trọng, bên cạnh đó việc mở cửa kinh tế trong khi những kiến thức thực tế về tỷ giá hối đoái vẫn còn khiêm tốn đã vô tình tước đi sự “tự do” của tỷ giá. Xét trên góc độ thực tế điều hành tỷ giá, tỷ giá kết toán nội bộ vẫn được xem là đứa con ruột của hoạt động ngoại thương Việt Nam và tỷ giá này lại tiếp tục cái công việc xói mòn hoạt động ngoại thương như nó đã từng làm trước đây. Càng ngày, tỷ giá kết toán nội bộ càng lệch xa tỷ giá thị trường, việc không tính đến mức độ trượt giá trong ấn định tỷ giá đã khiến ngân sách phải liên tục bù lỗ hàng xuất khẩu, càng xuất lại càng lỗ. Tính chung thời kì 1986-1989, trên thị trường, 1Rúp mua được trên dưới 1500VND hàng xuất khẩu, 1 USD được khoảng 3000VND thì tỷ giá kết toán nội bộ trong thanh toán quan hệ xuất-nhập cố định ở mức lần lượt là 150 VND/Rúp và 225 VND/USD. Điều này có nghĩa là 1 Rúp hàng xuất khẩu, Nhà nước phải bù lỗ 1350VND và 1 USD phải bù 2775 VND. Năm 1987, cả nước xuất khẩu được 650 triệu Rúp/đô la trong đó khu vực đồng Rúp là 500 triệu, khu vực đồng đô la là 150 triệu thì ngân sách nhà nước đã phải bù lỗ hơn 900 tỷ(50). Việc các ngành, các địa phương càng cố gắng xuất khẩu nhiều để thực hiện nghĩa vụ với các nước bạn đồng nghĩa với việc Nhà nước càng phải bù lỗ xuất khẩu. Khi Ngân sách Nhà nước không đủ bù lỗ thì nợ giữa các doanh nghiệp, các ngành tham gia hoạt động ngoại thương tăng lên do vấn đề chậm trễ trong thanh toán; vốn phục vụ kinh doanh, thu mua nông sản thiếu hụt kéo theo sự giảm sút trong sản xuất hàng xuất khẩu. Đối với hoạt động nhập khẩu, thực chất Nhà nước vẫn đứng ra phân phối cho các ngành kinh tế quốc dân vật tư, nguyên vật liệu với mức giá thấp theo tỷ giá kết toán nội bộ kể trên và vẫn áp dụng chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương. Việc áp dụng tỷ giá nhập khẩu đối với một số loại mặt hàng, nhóm hàng trong khi không bao quát được tổng thể mặt bằng giá cả hàng hóa đã khiến xảy ra tình trạng 1 xe xúc than Bella loại 20 tấn của Liên Xô giá 500 đồng bằng giá một xe môtô cũ. Bên cạnh đó, tình cảnh bù lỗ nhập khẩu diễn ra tương tự như đối với xuất khẩu. Năm 1988, giá trung bình 1kg bông nhập khẩu trên thị trường các nước là 4500 đồng trong khi giá nhập khẩu của Việt Nam chỉ dừng ở mức 3000đồng/kg, sở dĩ có mức giá rẻ như vậy là do mức giá này được tính từ mức tỷ giá 630 đồng/Rúp. Và mỗi một cân bông, nhà nước phải bù lỗ khoảng 1500 đồng. Đối với các mặt hàng khác như phân bón, lúa gạo... tình cảnh cũng diễn ra tương tự. Việc bù lỗ liên tục đối với hoạt động xuất nhập khẩu cũng như cách áp đặt cứng nhắc tỷ giá đã khiến ngoại thương Việt Nam không phát huy được vai trò của nó trong thúc đẩy phát triển kinh tế, càng đẩy mạnh xuất khẩu, nhập siêu càng nghiêm trọng. Việc tạo ra tỷ giá chính thức, tỷ giá kết toán nội bộ với mục đích hoang đường là ổn định hoạt động kinh tế đối ngoại đã bóp nghẹt động lực cũng như tính sáng tạo trong sản xuất và phát triển hoạt động xuất nhập khẩu. Có thể nói, trong thời kỳ 86-89 này, cơ chế tỷ giá kết toán nội bộ đã làm nảy sinh hai khuynh hướng chủ đạo trong việc điều hành và bù lỗ hoạt động xuất nhập khẩu. Một là nếu thực hiện đúng như cam kết giao hàng đối với nước bạn thì lỗ hàng xuất khẩu nảy sinh rất lớn nhưng nếu trì hoãn lại nghĩa vụ giao hàng thì nợ đọng lại tăng lên kéo theo tăng nghĩa vụ xuất khẩu để trả nợ. Hai là do tỷ giá được ấn định thấp nên các tổ chức kinh tế được quyền xuất khẩu có ngoại tệ không bán lại cho ngân hàng như quy định vì sợ mất lãi mà quay sang buôn bán trên thị trường chợ đen. Cả hai khuynh hướng này đều làm rối loạn hoạt động ngoại thương, khiến xuất khẩu trở nên tiêu điều, cán cân thương mại nhập siêu nghiêm trọng, đặt công tác điều hành và quản lý tỷ giá trước sức ép phải được đổi mới. 2.2.2.2. Giai đoạn 89-92: Giai đoạn phá giá mạnh đồng nội tệ Phát súng đầu tiên trong đổi mới tỷ giá chính là chỉ thị 271-CT ban hành tháng 10/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với nội dung xác lập một mức tỷ giá đồng Việt Nam đối với khu vực ngoại tệ chuyển đổi phù hợp với mức tỷ giá thị trường trong biên độ dao động 10-20%. Tháng 3/1989, nhà nước bãi bỏ hệ thống tỷ giá kết toán nội bộ, tiến tới thực hiện thống nhất một mức tỷ giá duy nhất cho toàn bộ hoạt động của nền kinh tế gọi là tỷ giá chính thức. Đây là một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển ngoại thương Việt Nam, động lực phát triển ngoại thương dần được khôi phục, kinh tế Việt Nam nói chung cũng như hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đã bước sang một trang mới. Cùng với việc ban hành các chỉ thị, các quan điểm điều hành tỷ giá được các nhà quản lý đưa ra. Vấn đề chủ yếu gây tranh cãi đó là giai đoạn 89-92 có phải là giai đoạn phá giá đồng Việt Nam hay không? Theo đa số các nhà nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước, giai đoạn 1989-1992 được xem là thời kỳ Việt Nam phá giá mạnh đồng tiền của mình, thế nhưng cũng có quan điểm cho rằng phá giá phải là đánh tụt sức mua hàng hóa so với giá trị thực của nó, tức phá giá thực sự phải tác động đến tỷ giá thực chứ không phải tỷ giá danh nghĩa. Nếu hiểu theo quan niệm này thì có thể xem giai đoạn 1989-1992 là giai đoạn giảm mạnh giá trị danh nghĩa đồng nội tệ chứ chưa đến mức phá giá. Nhưng dù theo quan niệm nào thì ngay lập tức, tỷ giá hối đoái cũng đã thể hiện vai trò của nó trong thúc đẩy hoạt động ngoại thương trên tất cả các phương diện từ kim ngạch cho đến cơ cấu, thị trường xuất nhập khẩu. Một nền kinh tế mở với nhịp tăng trưởng nhanh chóng trong đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân được cởi trói...đã tạo môi trường thuận lợi cho tỷ giá hối đoái phát huy “sứ mệnh cao cả” của mình. Bảng 4: Tỷ giá hối đoái và xuất nhập khẩu giai đoạn 1986-1992 Năm Tỷ giá chính thức (USD/VND) Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Tỷ giá thị trường (USD/VND) Mức tỷ giá (đồng) %Tăng, giảm Kim ngạch (triệu USD) % Tăng, giảm Kim ngạch (triệu USD) % Tăng, giảm Giá trị (triệu USD) % Tăng, giảm Mức tỷ giá (đồng) % Tăng, giảm 1986 80 100 789,1 100 2155,1 100 -1366 100 425 369,56 1987 368 460 854,2 108,25 2455,1 113,92 -1600,9 117,20 1270 298,82 1988 3000 815,21 1038,4 121,56 2756,7 112,29 -1718,3 107,33 5000 393,70 1989 3900 130 1320 127,12 2565,8 93,08 -1245,8 72,50 4100 82 1990 6300 161,54 2404 182,12 2752,4 107,27 -348,4 27,96 6500 158,54 1991 9767 155,03 2087,1 86,82 2338.4 84,96 -251,3 72,13 11975 184,23 1992 10720 109,75 2580,7 123,65 2540,7 108,65 40 -15,92 10550 88,1 Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu Tổng Cục Thống Kê Bảng 4 cho thấy giá trị danh nghĩa đồng Việt Nam sụt giảm mạnh và liên tiếp trong suốt giai đoạn 89-92. Từ mức tỷ giá 1USD = 3000VND năm 1989, đồng nội tệ đã giảm xuống 10720 đồng/đôla năm 1992; trong vòng 3 năm, tỷ giá đã sụt giảm gần 4 lần. Sự sụt giảm này đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngoại thương Việt Nam, đặc biệt là trên phương diện kim ngạch xuất-nhập khẩu trong quan hệ buôn bán với các quốc gia bao gồm cả những nước tư bản phương tây. Có thể dễ dàng nhận thấy trước thời điểm 1989, khi Nhà nước càng cố gắng hạ giá đồng nội tệ thì nhập siêu lại càng nặng. Nếu nhập siêu năm 1987 khoảng 1,6 tỷ thì sang năm 1988, khi tỷ giá bị hạ xuống thấp hơn so với năm trước đó 8 lần thì nhập siêu lại lên đến hơn 1,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc
Tài liệu liên quan