Đề tài Một số giải pháp tăng cường xã hội hoá xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005 ở Việt Nam

Để tạo được phong trào toàn dân tham gia chương trình XĐGN, công tác tuyên truyền vận động đã được hết sức chú trọng, bằng nhiều hình thức như: thông qua hội họp, hội thảo, các phương tiện thông tin đại chúng: đài, báo, truyền hình, Internet,. nhằm kịp thời phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước về công tác XĐGN, đưa tin, bài về triển khai công tác XĐGN ở các địa phương, kịp thời phổ biến, giới thiệu kinh nghiệm hay, điển hình tốt về công tác XĐGN .v.v.

Qua khảo sát công tác tuyên truyền thông tin báo chí về XĐGN năm 1999 (thời gian từ tháng 1 đến tháng 5) (Xem biểu 8, 9 và hình 4 cho thấy:

- Khối lượng bài đăng tải trên báo chí về công tác XĐGN là khá lớn chủ yếu là tập trung ở một số báo như: Nhân dân, Lao động, Thời báo kinh tế,.v.v. Tập trung vào hầu hết các lĩnh vực công việc, các khía cạnh khác nhau của công tác XĐGN.

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1935 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp tăng cường xã hội hoá xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005 ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu học ở khu vực nông thôn đã tăng từ 85% lên đến 91%. Còn ở thành thị tỷ lệ đi học đúng tuổi ở cấp tiểu học hầu như không đổi ở mức rất cao (96%). Khả năng được sử dụng nước sạch và phương tiện cho vệ sinh ở cả thành thị và nông thôn đều đã được cải thiện. Dân nông thôn giờ đây ít phải lệ thuộc vào nước sông, hồ và ngày càng nhiều người dân lấy nước uống từ giếng khoan. ở các vùng thành thị, hơn một nửa số dân đã được dùng nước máy. Trên 90% dân thành phố và gần 60% dân nông thôn đã có điện để thắp sáng. Như vậy nỗ lực xoá đói giảm nghèo trong tương lai phải giành chủ yếu cho nông thôn, ở thành thị thì giành cho đối tượng mới nhập cư. 1.3. Một số vùng, khu vực, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc tỷ lệ đói nghèo khá cao (trên 20%). Tuy nhiên nghèo đói đã giảm trong cả 7 vùng của Việt Nam nhưng với mức độ khác nhau (xem biểu 2). Miền núi phía Bắc giảm từ 35,53% (1992) - 16,93% (1999) - 15% (2000) Miền Đồng bằng sông Hồng giảm từ 20,6% (1992) - 7,2% (1999). Bắc Trung Bộ giảm từ 44,04% (1992) - 20,5% (1999) - 24,62% (2000). Đông Nam Bộ giảm từ 20% (1992) - 8,95% (1999). Ba vùng có tỷ lệ dân nghèo cao nhất là: Miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên, thể hiện: Biểu 4: Tỷ lệ hộ đói nghèo qua các năm của 3 vùng nghèo nhất. (Đơn vị: %) Miền Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Miền núi phía Bắc 28,16 27,24 25,42 22,36 16,93 15,00 Bắc Trung Bộ 32,5 30,08 27,84 24,62 20,25 17,00 Tây Nguyên 30,88 29,95 27,84 25,65 19,57 13,00 Cả nước 20,37 19,23 17,70 15,66 13,10 11 Nguồn: Số liệu hệ thống an sinh xã hội Việt Nam- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Ước tính tỷ lệ hộ đói nghèo ở các vùng vào cuối năm 2000 theo chuẩn mực mới của Bộ LĐTBXH (năm 2000) như sau: ( Đơn vị: Ngàn hộ) Vùng Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) 1. Miền núi phía Bắc 923,3 34,1 2. Đồng bằng sông Hồng 482,1 14,0 3. Bắc trung Bộ 833,8 38,6 4. Duyên hải miền Trung 555,7 31,9 5. Tây nguyên 257,5 36,1 6. Đông nam Bộ 261,4 12,8 7. Đồng bằng Cửu Long 686,2 20,3 Cả nước: 4.000,0 24,7 Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Như vậy nghèo đói cao nhất là Bắc Trung bộ. Còn tại hai khu vực miền núi phía Bắc và Tây nguyên, nghèo đói kéo dài là một triệu chứng biểu hiện nhiều hạn chế mà các khu vực này gặp phải khi tham gia vào quá trình tăng trưởng. Những hạn chế đó bao gồm môi trường vật chất khó khăn và điều này làm hạn chế sự phát triển của nông nghiệp cũng như cản trở khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng. 1.4. Sự phân cực giàu nghèo ngày càng tăng. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, nếu so sánh 20% nhóm hộ có thu nhập cao nhất (nhóm V) với 20% nhóm hộ có thu nhập thấp nhất ở vùng nông thôn (nhóm I) chênh nhau 7,3 lần (năm 1996) tăng lên 11,23 lần (năm 1999). Hệ số chênh lệch mức sống giữa dân cư thành thị và nông thôn hiện nay khoảng 5-7 lần. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, trong giai đoạn 1993-1998, kết cấu tăng trưởng chi tiêu đã dẫn đến sự bất bình đẳng tăng lên ở Việt Nam. Hệ số Gini về chi tiêu bình quân đầu người đã tăng từ 0,33 lên 0,35. Đường cong Lorenz đã dịch chuyển một chút theo thời gian từ 1993 đến 1998 cho thấy sự bất bình đẳng có tăng lên một chút (Hình 3). Hình 3: Đường cong Lorenz của Việt Nam. 100 100 80 80 60 60 40 40 20 20 0,35 0,33 0 0 Nguồn: Ước tính của Ngân hàng Thế giới dựa vào số liệu VLSS 93 và VLSS 98. 1.5. Các chỉ tiêu về cải thiện đời sống còn thấp so với mục tiêu đề ra, đặc biệt chỉ tiêu về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Theo Số liệu hệ thống an sinh Việt Nam của Bộ LĐTBXH ,Năm 1999, số trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn 36,68%, phần lớn là thuộc các gia đình nghèo; tỷ lệ phát triển dân số ở nhóm người nghèo rất cao (trên mức trung bình 1,5% của cả nước); tỷ lệ người biết chữ ở các vùng sâu chỉ khoảng 50%; ở nông thôn chỉ khoảng 43% số hộ gia đình được dùng nước sạch và 20% có hố xí hợp vệ sinh... Ngày càng nhiều người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí, được cấp thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT). Năm 1997, số người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí (KCBMP) là: 1.065.840 (người được cấp thẻ Khám chữa bệnh) và 126.764 (người được cấp thẻ BHYT).Số thẻ BHYT và thẻ KCBMP cấp năm 1998 là 2.987.945 thẻ. Học sinh nghèo đi học được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cũng tăng lên.Năm 1998 là 682.999 học sinh với kinh phí 95.176,92 (triệu đồng) (Chi tiết xem biểu 5, 6, 7). Biểu 5: Số người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí 1997. Đơn vị: người. Vùng Thẻ KCB Thẻ BHYT 1. Miền núi phía Bắc 5.000 2. Đồng bằng sông Hồng 216.395 110.160 3. Bắc Trung Bộ 340.192 - 4. Duyên Hải miền Trung 244.932 16.604 5. Tây Nguyên 46.286 - 6. Đông Nam Bộ 142.993 - 7. Đồng bằng Cửu Long 70.042 - Cả nước: 1.065.840 126.764 Biểu 6: Hỗ trợ người nghèo trong khám chữa bệnh năm 1998 và Hình thức hỗ trợ. Vùng Số thẻ BHYT & thẻ KCBMP Số người nghèo đã điều trị Kinh phí (tr.đ) 1. Miền núi phía Bắc 242.264 82.309 4.102 2. Đồng bằng sông Hồng 382.299 190.527 7.282 3. Bắc Trung Bộ 1.006.363 99.315 5.478 4. Duyên hải miền Trung 107.301 30.030 2.358 5. Tây Nguyên 415.238 137.964 4.186 6. Đông Nam Bộ 359.370 62.192 7.745 7. Đồng bằng Cửu Long 475.110 159.977 8.862 Cả nước: 2.987.945 762.314 40.013 Biểu 7: Miễn giảm học phí và các khoản đóng góp đối với học sinh nghèo 1998. Vùng Tổng số Kinh phí (tr.đ) 1. Miền núi phía Bắc 61.300 6.622 2. Đồng bằng sông Hồng 51.709 2.323 3. Bắc Trung Bộ 254.731 - 4. Duyên hải Miền trung 40.767 80.845 5. Tây Nguyên 38.000 3.790 6. Đông Nam Bộ 55.802 - 7. Đồng bằng sông Cửu Long 180.690 1.598,92 Cả nước: 682.999 95.176,92 Nguồn: Số liệu hệ thống an sinh xã hội Việt Nam- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, thực tế đói nghèo đòi hỏi ở mức độ nhiều hơn với 11 triệu người nghèo đói nhưng chúng ta chưa đủ kinh phí để giải quyết tức thời tình trạng đó. 1.6. Tái nghèo đói còn cao (7%). Hàng năm số người phải cứu trợ đột suất do thiên tai, mất mùa khoảng từ 1-1,5 triệu người. Năm 1999 có khoảng hơn 1,5 triệu người thiếu đói phải cứu trợ đột suất (nhất là do bão lụt ở miền Trung). 6 tháng đầu năm 2000, theo báo cáo của 11 tỉnh, tổng số người thiếu đói lên tới 1,021 triệu người, chủ yếu ở các tỉnh miền Trung. Bình quân hàng năm có khoảng 7% số hộ tái đói nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi đói nghèo. Riêng năm 1999 có 415 ngàn hộ vượt qua ngưỡng nghèo đói thì có 75 ngàn hộ tái nghèo đói. Như vậy, có thể coi 6 nét trên đây là những nét chính của bức tranh đói nghèo của Việt Nam hiện nay, một bức tranh sáng sủa hứa hẹn nhiều nét đột phá trong tương lai tuy nhiên không ít những nét chưa được coi là sáng sủa đó chính là những thách thức đối với Việt Nam trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. 2. Nguyên nhân đói nghèo: Đói nghèo là hậu quả của nhiều nguyên nhân: ở Việt Nam, những nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có 3 nhóm: 2.1. Nhóm nguyên nhân thứ nhất do chính bản thân đối tượng (người nghèo, hộ nghèo) gồm các nguyên nhân cụ thể sau: - Do đông con, đông cháu (người làm thì ít, người ăn thì nhiều); - Do thiếu các điều kiện cơ bản của sản xuất kinh doanh (thiếu vốn, thiếu ruộng đất, thiếu công cụ có chất lượng); - Nghề chính có hiệu quả thấp mà không có nghề phụ khác; - Kém hiểu biết, thiếu kinh nghiệm làm ăn; - Lười nhác, ăn tiêu không có kế hoạch; - ốm đau bệnh tật, tai nạn rủi ro; - Rơi vào các tệ nạn cờ bạc, nghiện ngập...v.v. 2.2. Nhóm nguyên nhân thứ hai là do các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (dẫn đến các thôn nghèo, xã nghèo, vùng nghèo) bao gồm: - Địa hình phức tạp, đất ít, núi đá nhiều, diện tích canh tác nhỏ hẹp, không thuận tiện. Đất đai cằn cỗi, sỏi sạn, cát bỏng...v.v. - Khí hậu nóng lạnh, nắng mưa thất thường, kèm theo nhiều bão, lũ, sương muối, mưa đá, hạn hán... gây khó khăn, thiệt hại cho sinh hoạt và sản xuất. - Giao thông khó khăn, kinh tế chậm phát triển, hậu quả chiến tranh để lại. Đây là nhóm nguyên nhân chính gây ra sự phát triển khác biệt giữa các vùng dẫn đến tỷ lệ đói nghèo giữa các vùng là khác nhau. 2.3. Nhóm nguyên nhân thứ ba là do khiếm khuyết của các chính sách, trước hết là các chính sách vĩ mô (ảnh hưởng cả đến hộ nghèo, vùng nghèo) bao gồm: - Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư, chính sách giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định canh, định cư, kinh tế mới. - Nguồn đầu tư còn hạn chế, chưa khai thác hết nguồn lực trong và ngoài nước cho xoá đói giảm nghèo, chưa thực hiện triệt để xã hội hoá để xoá đói giảm nghèo. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới. Báo cáo tổng hợp PPA (1999a) thì nghèo đói do các nguyên nhân sau: . Nguồn vốn tự nhiên, vốn tài chính và vốn vật chất: - Tài sản vốn liếng kinh tế ít. - Thu nhập bằng tiền không ổn định. - Nợ nần, căng thẳng tài chính. - Cơ sở nguồn lực hạn chế. . Nguồn vốn nhân lực: - Có nhiều con nhỏ. - Lao động sớm bị chết, bị bệnh tật hay rời khỏi gia đình. - Trình độ học vấn thấp. - Bị hạn chế về tiếng Việt. . Tính dễ bị tổn thương bởi các cuộc khủng hoảng và những sự đột biến: - Người nhà bị ốm. - Người nhà mới bị chết. - Người nhà nghiện ma tuý hay nghiện rượu. - Hộ bị mất gia súc hoặc chết. - Đầu tư bị thất bại. . Cô lập về văn hoá và địa lý: - Sống ở vùng sâu, vùng xa. - Giao thông khó khăn, địa hình phức tạp. - Sống trên đất có kế hoạch bị giải toả, các điểm xa đường phố chính. . Mối liên hệ xã hội ở mức thấp hay bị xã hội xa lánh - Hộ không có hộ khẩu chính thức. - Hộ mới đến. - Hộ mới lập gia đình tách ra sống độc lập. - Quan hệ xã hội hạn hẹp...v.v. Còn nhiều quan điểm khác, trong đó có quan điểm cho rằng: Đói nghèo xuất phát từ nguyên nhân chính là không được tiếp cận và kiểm soát nguồn lực* * Trích vấn đề Nghèo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, 1996, tr.40. . Như vậy đói nghèo do nhiều nguyên nhân chi phối. Hộ đói nghèo thường chịu một hoặc nhiều nguyên nhân. Cho nên, xoá đói giảm nghèo phải thực hiện đồng bộ các giải pháp cho từng nguyên nhân trong đó phải có giải pháp trung tâm, trọng điểm, giải pháp trước, giải pháp sau, móc xích các giải pháp một cách hợp lý và tính đến lâu dài. II. Kết quả Xã Hội Hoá Xoá Đói Giảm Nghèo. Mục đích phần này là đánh giá cái được và chưa được, tìm hiểu nguyên nhân, rút ra bài học cho Xã hội hoá xoá đói giảm nghèo. Xét theo 3 góc độ: nhận thức, phân công trách nhiệm và phối kết hợp, nguồn lực. 1. Quản lý Nhà nước: Ngay từ khi nước ta mới giành được độc lập (1945), chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đói nghèo như một thứ "giặc", cũng như giặc dốt, giặc ngoại xâm. Tiếp đó, người còn dạy rằng, "chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc". Người cũng chủ trương khuyến khích mọi người làm giàu với mục tiêu: "Làm cho người nghèo thì đủ ăn Người đủ ăn thì khá giàu Người khá giàu thì giàu thêm". Tư tưởng trên đây của chủ tịch Hồ Chí Minh là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xoá đói giảm nghèo, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh cải cách, tạo ra những động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Đảng ta luôn chủ trương "khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo" Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã chỉ rõ: "Cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế phải tiến hành công tác XĐGN, thực hiện công bằng xã hội, tránh sự phân hoá giàu nghèo quá giới hạn cho phép". Đại hội VIII của Đảng đã xác định rõ XĐGN là một trong những chương trình phát triển kinh tế, xã hội vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài. Nghị quyết nhấn mạnh phải thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc. Xây dựng và phát triển quỹ xoá đói giảm nghèo bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước; quản lý chặt chẽ, đầu tư đúng đối tượng và có hiệu quả. Mục tiêu XĐGN do đại hội VIII đề ra là "giảm tỷ lệ đói nghèo xuống còn khoản 10% vào năm 2000, bình quân giảm 300 ngàn hộ/năm. Trong 2-3 năm đầu của kế hoạch 5 năm,tập trung xoá cơ bản hộ đói kinh niên". Trong phương hướng của chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 1998-2000 có nêu: "... Thực hiện xã hội công tác XĐGN..." Những chủ trương phương hướng trên khẳng định: Đảng và Nhà nước đã nhận thức tốt, ngay từ thời kỳ thành lập Nhà nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa vấn đề XĐGN và XHH XĐGN, coi đây là nhiệm vụ chiến lược của Đảng, Nhà nước, coi XHH XĐGN là biện pháp quan trọng để XĐGN. Đây là một tiền đề quan trọng, một điều kiện tiên quyết cho thực hiện thành công XĐGN nói chung và XHH XĐGN nói riêng. Chính nhờ vậy mà, 10 năm qua nước ta đã giảm được trên 2 triệu hộ đói nghèo. Tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh, từ gần 30% vào đầu năm 1992 xuống còn khoảng 11% vào năm 2000. Mỗi năm bình quân giảm được 250.000 hộ, riêng giai đoạn 1996-2000 mỗi năm giảm được 300.000 hộ (20%) đạt được mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng VIII đề ra và được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước giảm tỷ lệ đói nghèo tốt nhất; trở thành một "điểm sáng" trong công cuộc đổi mới của đất nước. Kinh nghiệm những bước đi ban đầu đã giúp Đảng và Nhà nước hoàn chỉnh cơ bản cơ chế và chính sách về XĐGN, đã thành lập Ban chỉ đạo XĐGN từ Trung ương đến địa phương, phát huy sự ủng hộ, nỗ lực từ các ngành, các cấp, các tổng công ty, các đoàn thể, các tổ chức quốc tế tham gia có hiệu quả vào XĐGN. Về chính sách: Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần VIII thực hiện chỉ thị số 23-CT/TW ngày 29/11/1997 Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc thực hiện công tác XĐGN. Chính phủ cùng các bộ, ban, ngành, các cấp chính quyền nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chính sách, văn bản quản lý về XĐGN. Cho tới nay, chính phủ cùng các bộ, ban, ngành, đã ban hành trên dưới 50 văn bản: Nghị định, nghị quyết, điều lệ, thông tư về triển khai công tác XĐGN đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế của công tác. Nội dung chủ yếu là: Quản lý chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN; Chỉ đạo thành lập Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN, Ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa; Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 1998-2000, 2001-2010; Tăng cường quản lý cán bộ làm công tác XĐGN; về Miễn giảm học phí cho học sinh nghèo; về Bảo hiểm Y tế cho người nghèo; Tín dụng cho hộ nghèo; Lồng ghép các chương trình, dự án tham gia thực hiện XĐGN. Điều đó thể hiện sự cố gắng lớn của chính phủ, các bộ, ban, ngành trong việc làm hoàn thiện hệ thống chính sách về XĐGN. Tuy nhiên, hệ thống chính sách đó còn thiếu chưa thật đồng bộ, có hiện tượng lệch thời gian quá dài giữa ra văn bản chỉ đạo và văn bản hướng dẫn khiến các địa phương khó thực hiện. Về triển khai: Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo (gọi tắt là Ban chủ nhiệm chương trình) được thành lập theo Quyết định số 80/1998/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ có bộ phận giúp việc chuyên trách là văn phòng chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN (gọi tắt là văn phòng chương trình). Chủ nhiệm chương trình là một phó Thủ tướng (PTT.Nguyễn Công Tạn) có hai Phó chủ nhiệm là Bộ trưởng Bộ LĐ-TB và XH (Phó chủ nhiệm thường trực) và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và các thành viên khác. Gồm: -Phó chủ nhiệm Uỷ Ban Dân tộc và miền núi. -Thứ trưởng Bộ LĐ-TB và XH. -Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. -Thứ trưởng Bộ Tài chính. -Thứ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo. -Thứ trưởng Bộ Y tế. -Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. -Phó Chủ nhiệm uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Và các đại diện của đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam , Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Từ khi Ban chủ nhiệm chương trình ra đời thì công tác XĐGN thực hiện có hiệu quả hơn, quy củ hơn. Ban chủ nhiệm chương trình đã phối hợp với các cấp chính quyền ở các địa phương thành lập ra Ban chủ nhiệm chương trình ở các cấp: tỉnh, huyện, xã trên khắp 61 tỉnh, thành phố tạo thành hệ thống hành chính quốc gia chặt chẽ, đồng bộ về XĐGN. Giúp cho Ban chủ nhiệm chương trình nắm bắt kịp thời tình hình đói nghèo ở từng cơ sở, địa phương, nhanh chóng chỉ đạo, hỗ trợ cho các địa phương. Tuy nhiên, số cán bộ của các địa phương làm công tác XĐGN còn thiếu, vừa yếu về năng lực lại vừa kiêm nhiệm nhiều việc khác. Thông thường: Mỗi tỉnh có 5-7 cán bộ. Mỗi huyện có 2-3 cán bộ. Mỗi xã có 1 cán bộ. Vì công việc quá nhiều nên với số lượng cán bộ như trên không thể giải quyết tốt công việc, hơn nữa lại chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm. Trước tình hình này chính phủ cũng đã có quyết định số 42/1999/QĐ-TTg ngày 10/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường có thời hạn cán bộ, công chức về xã làm công tác XĐGN. Nhưng đến nay quyết định đó mới chỉ thực hiện ở một số nơi. Mặt khác, một bộ phận cán bộ chưa ý thức tầm quan trọng của công việc, nên sao nhãng hoặc đánh trống bỏ dùi nên công tác XĐGN ở nhiều địa phương không mấy tiến bộ. Tại Hội nghị sơ kết năm 1999 và triển khai kế hoạch năm 2000 chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Bộ trưởng Nguyễn Thị Hằng (Bộ trưởng Bộ LĐ-TB và XH) báo cáo: - 46 tỉnh đã kiện toàn Ban chỉ đạo XĐGN các cấp; rà soát, điều tra, đánh giá lại thực trạng nghèo đói, lập sổ theo dõi hộ nghèo đói ở từng xã; xây dựng, phê duyệt chương trình XĐGN giai đoạn 1998-2000. - 32 tỉnh, thành phố tổ chức hội nghị quán triệt tới huyện; các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La... đã quán triệt tới Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã nghèo; 32 tỉnh lấy ý kiến nhân dân ở xã lựa chọn công trình cần đầu tư. - 25 tỉnh đã bố trí cán bộ chuyên trách hoặc tổ chuyên viên ngành giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện theo dõi công tác XĐGN ở tỉnh, huyện hoặc có phụ cấp cho cán bộ làm công tác XĐGN ở xã. 26 tỉnh đã phân công 750 sở, ban ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn giúp đỡ các xã nghèo. Qua báo cáo trên ta thấy rằng, công tác XĐGN đã được các địa phương hết sức quan tâm, tuy nhiên còn nhiều địa phương chưa thật chú trọng, chưa đầu tư thoả đáng cho công tác này. Hơn nữa theo số liệu báo cáo của Vụ Bảo trợ - Bộ LĐ -TB và XH thì báo cáo về công tác XĐGN ở các địa phương lên thực tế chưa thật đầy đủ. Năm 1999 có 43 tỉnh (Thành phố) báo cáo hàng tháng, quý, năm. Năm 2000 có 46 tỉnh (thành phố) báo cáo hàng tháng, quý, năm. Các tỉnh còn lại không báo cáo hoặc báo cáo sơ sài rất khó cho việc tổng hợp số liệu. Điều này chứng tỏ, chưa có biện pháp thưởng phạt rõ ràng đối với các địa phương, chưa có sự phối hợp ăn ý giữa các cơ quan trung ương và các cấp chính quyền địa phương. Mặt khác, những báo cáo của các địa phương đưa lên thường sai quy cách, tự ý thay đổi, số liệu chưa chính xác, không sát thực tế lên việc tổng hợp số liệu gặp không ít rắc rối, mất thời gian. Việc chỉ đạo thực hiện vì thế mà gặp khó khăn, cản trở vì Lãnh đạo không nắm chính xác tình hình. Điều này chứng tỏ, chưa có kỷ cương, kỷ luật trong thực hiện hành chính ở các địa phương, đặc biệt công tác thanh tra từ Trung ương chưa tốt. Cùng với quy chế (Ban hành kèm theo Quyết định số 244/1998/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ) về hoạt động của Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, quy định rõ về phân công trách nhiệm), Chính phủ cũng đã ban hành văn bản số 174/CP-VX ngày 22/02/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc giúp đỡ các tỉnh nghèo thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. Và nhiều văn bản khác quy định trách nhiệm từng Bộ, ban, ngành. Tới nay, phân công trách nhiệm giữa các Bộ, ban, ngành tương đối rõ ràng, đồng thời sự phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành, các Cấp chính quyền địa phương trong thực hiện các chương trình, dự án lồng ghép tương đối có hiệu quả. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa cấp chính quyền địa phương với Trung ương với các Bộ, ban, ngành còn nhiều vướng mắc, còn lúng túng. Nhiều địa phương còn tự ý làm sai mà không báo cáo lên cấp trên. Một số địa phương còn nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào cấp trên, vào Nhà nước; chưa phát huy tính chủ động, tự lực của địa phương mình, cơ sở vật chất của nhân dân và đặc biệt của chính người nghèo để họ tự vươn lên. Hơn nữa, vấn đề nhận thức, nhất là về trách nhiệm với công tác xoá đói giảm nghèo ở một số địa phương, cơ sở còn chậm và chưa rõ, chưa nhất quán lúc thì giao cho cơ quan này, lúc thì giao cho cơ quan khác làm, nên đến năm 1999-2000 mới duyệt chương trình, kế hoạch, gây nên tình trạng không có cán bộ am hiểu, nhiệt huyết làm công tác XĐGN, đầu tư cho đào tạo cán bộ còn hạn chế. Về công tác tuyên truyền: Để tạo được phong trào toàn dân tham gia chương trình XĐGN, công tác tuyên truyền vận động đã được hết sức chú trọng, bằng nhiều hình thức như: thông qua hội họp, hội thảo, các phương tiện thông tin đại chúng: đài, báo, truyền hình, Internet,... nhằm kịp thời phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước về công tác XĐGN, đưa tin, bài về triển khai công tác XĐGN ở các địa phương, kịp thời phổ biến, giới thiệu kinh nghiệm hay, điển hình tốt về công tác XĐGN ...v.v. Qua khảo sát công tác tuyên truyền thông tin báo chí về XĐGN năm 1999 (thời gian từ tháng 1 đến tháng 5) (Xem biểu 8, 9 và hình 4 cho thấy: - Khối lượng bài đăng tải trên báo chí về công tác XĐGN là khá lớn chủ yếu là tập trung ở một số báo như: Nhân dân, Lao động, Thời báo kinh tế,...v.v. Tập trung vào hầu hết các lĩnh vực công việc, các khía cạnh khác nhau của công tác XĐGN. Tuy nhiên: - Số lượng bài đưa tin chiếm khá nhiều, trong khi số bài giới thiệu phổ biến điển hình hay tốt về XĐGN còn ít, số bài phân tích còn yếu... Biểu 8: Công tác tuyên truyền thông tin báo chí về XĐGN năm 1999 (Thời gian từ tháng 1 đến tháng 5) (đơn vị: Số bài báo) Thời gian Số bài Nhân Lao động và Lao động xã hội Nông nghiệp Việt Nam Thời báo kinh tế Nông thôn ngày nay Hà Nội mới Báo khác Tháng 1 21 7 10 0 0 0 0 4 Tháng 2 51 15 7 7 8 1 3 10 Tháng 3 68 13 22 4 5 11 5 8 Tháng 4 82 30 13 2 11 6 7 13 Tháng 5 99 29 9 13 11 5 8 24 Tổng: 321 94 61 26 35 23 23 59 Hình 4 Công tác tuyên truyền thông tin báo chí về XĐGN năm 1999. (Thời gian từ tháng 1 đến tháng 5) (đơn vị: Số bài báo) Biểu 9: Công tác tuyên truyền thông tin báo chí XĐGN năm 1999. (Thời gian từ tháng 1 đến tháng 5) (Ngày 1-4 hạn hán xảy ra rộng khắp Tháng 2 có Tết nguyên đán) Lĩnh vực tuyên truyền Số bài 1. Tình trạng đói nghèo ở các địa phương (Cứu đói, từ thiện, nhân đạo) (đưa tin) - Đói và thiếu nước sinh hoạt 22 - Cứu đói, giúp đỡ, từ thiện 18 - Đói ở các địa phương 13 2. Công cuộc XĐGN trên toàn quốc - Công cuộc XĐGN trên toàn quốc 52 - Tất cả vì mục đích đói nghèo 12 3. Giúp vốn và kỹ thuật phát triển sản xuất - Giúp vốn - kỹ thuật 30 - Giúp vốn sản xuất 22 - Giúp vốn sản xuất, tạo việc làm 26 4. Việc làm - Kinh tế trang trại - Tạo việc làm - Kinh tế trang trại 13 - Khoa học kỹ thuật về nông thôn và kinh tế trang trại. 7 - Tạo việc làm 6 5. Các chương trình quốc gia, quốc tế - Chương trình quốc gia XĐGN. 8 6. Xây dựng hạ tầng cơ sở - Xây dựng hạ tầng cơ sở 30 - Xây dựng hạ tầng cơ sở, nhà ở cho người nghèo. 5 7. Y tế cho người nghèo - Y tế cho người nghèo 25 8. Giáo dục và đào tạo - Giáo dục và đào tạo 17 - Giáo dục, đào tạo nghề giải quyết việc làm 11 9. Những tấm gương sáng trong phong trào XĐGN 4 Tổng: 321 - Số bài nói về đói nghèo đô thị chưa nhiều. Một khía cạnh khác là liệu những bài báo có đến được các hộ nghèo, người nghèo không? Họ có được tận mắt đọc hay không?. Qua khảo sát, hiện nay giá cả một tờ báo ít nhất cũng từ 1000đ, cao hơn có thể 2000, 3000 đến 5000đ trong khi các hộ nghèo thu nhập không đến 10.000đ một ngày mà phải lo trăm việc thì họ lấy tiền đâu ra mua báo chí để đọc. Nghĩa là: trên thực tế hầu hết người nghèo không được đọc các bài báo về XĐGN. Nhất là những hộ nghèo ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Hơn nữa, do một số vùng giao thông khó khăn nên báo chí đã không về đến nơi cần. Người nghèo, hộ nghèo ở các địa phương chủ yếu nắm bắt thông tin về XĐGN qua hệ thống loa đài ở địa phương, qua truyền thanh, truyền hình, hệ thống đoàn thể thông qua các cuộc họp, hội nghị ở cơ sở... Tuy nhiên, không phải ở xã nào cũng có hệ thống loa đài, không phải xã nào, cơ sở nào mà đoàn thể nhận được đầy đủ thông tin về XĐGN trên các phương tiên thông tin đại chúng. Về huy động nguồn lực: Thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác XĐGN, từ năm 1992 Nhà nước bằng nhiều biện pháp khác nhau huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho công tác XĐGN, đến nay Nhà nước đã huy động được khoảng 21.000 tỷ đồng cho các chương trình liên quan tới mục tiêu XĐGN. Nguồn lực đầu tư trực tiếp cho chương trình XĐGN được tăng cường. Trong đó, ngân sách Nhà nước đầu tư trực tiếp cho cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn khoảng 2.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18.doc
Tài liệu liên quan