LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG XÃ HỘI HUYỆN YÊN PHONG 3
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG XÃ HỘI HUYỆN YÊN PHONG. 3
1. Quá trình hình thành và phát triển của phòng Tổ chức Lao động Xã hội. 3
2. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của phòng Tổ chức - Lao động – Xã hội huyện Yên Phong. 6
3. Đặc điểm quản lý ngành, vùng, lãnh thổ: 8
4. Một số kết quả đạt được của phòng Tổ chức Lao động xã hội trong những năm qua và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. 10
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG CỦA PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG XÃ HỘI. 16
1. Thực trạng quản lý nhân lực: 16
1.1. Tuyển chọn, tuyển dụng lao động: 16
1.2. Phân công lao động: 17
1.3. Quản lý chất lượng lao động 23
1.4. Hiệp tác lao động: 25
1.5. Cải thiện điều kiện lao động: 25
1.6. Đào tạo, đào tạo lại phát triển nguồn nhân lực: 26
1.7. Tạo động lực trong lao động: 27
2. Định mức lao động: 28
3. Tiền lương: 28
3.1. Chấm công để trả lương: 28
3.2. Trả lương và quản lý quỹ lương: 28
4. Quản lý Nhà nước về tiền lương. 29
5. Thực hiện pháp luật lao động. 30
PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ 33
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM,NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG – TỈNH BẮC NINH. 33
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN TẠO VIỆC LÀM, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC. 33
1. Cơ sở lý luận về tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. 33
1.1. Các khái niệm cơ bản về tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. 33
1.1.1 Bản chất của tạo việc làm và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. 33
1.1.2. Muốn tạo việc làm thì cần phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau: 35
1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá vấn đề tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. 36
1.2.1. Số người lao động được tạo mới việc làm trong năm. 36
1.2.2. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong năm. 37
1.3. Sự cần thiết của tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho lao động nông thôn. 38
2. Cơ sở thực tiễn 38
2.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề lao động việc làm. 38
2.2. Những vấn đề thực tiễn đang đặt ra với lao động nông thôn trên địa bàn huyện Yên Phong. 40
II. THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM, NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG. 41
1. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho lao động nông thôn ở huyện Yên Phong. 41
1.1. Điều kiện tự nhiên – nguồn nhân lực. 41
1.2. Đặc điểm kinh tế. 42
1.3. Nhóm yếu tố vốn. 43
1.4. Nhóm dân số và biến động dân số. 44
1.5. Nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng. 44
1.6. Nhóm yếu tố chính sách Nhà nước. 45
1.7. Nhóm yếu tố thị trường. 45
2. Thực trạng tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho lao động nông thôn ở Yên Phong. 46
2.1. Khái quát chung về nguồn lao động, việc làm ở huyện Yên Phong. 46
2.1.1. Nguồn lao động 46
2.1.2. Thực trạng việc làm trên địa bàn huyện. 51
2.2. Thực trạng tạo việc làm ở huyện Yên Phong. 52
2.2.1. Tạo việc làm thông qua các chương trình kinh tế xã hội. 52
2.2.2. Tạo việc làm thông qua việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế xã hội. 54
2.2.3. Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động. 55
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN YÊN PHONG. 56
1. Một số khuyến nghị về cơ chế chính sách 56
2. Một số giải pháp tạo nền tảng thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Yên Phong. 58
2.1. Hạ thấp tỷ lệ tăng dân số. 58
2.2. Giải pháp kinh tế. 59
2.3. Đào tạo nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu công việc. 61
2.4. Tạo việc làm thông qua khuyến khích phát triển các hiệp hội kinh tế. 61
2.5. Xây dựng và áp dụng một số chính sách ưu tiên thích hợp, khuyến khích phát triển tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho lao động nông thông trên địa bàn huyện Yên Phong. 62
3. Một số biện pháp cụ thể 63
3.1. Biện pháp tăng cường hiệu quả thông qua chương trình vay vốn quốc gia giải quyết việc làm120. 63
3.2. Biện pháp huy động vốn đầu tư từ các tổ chức kinh tế xã hội. 64
3.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động. 64
3.4. Một số biện pháp khác. 66
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
73 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho lao động trên địa bàn huyện Yên Phong - Tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo và triển khai phổ biến các văn bản pháp luật lao động.
- Tổng hợp báo cáo với cơ quan cấp trên.
- Tổ chức thanh kiểm tra việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật lao động.
Sau khi tiếp nhận văn bản kèm theo các quyết định của sở lao động thương binh và xã hội. Phòng Tổ chức lao động xã hội đã nghiên cứu các văn bản pháp luật lao động sau đó phối hợp cùng với cơ quan chức năng tham mưu soạn thảo và triển khai các văn bản pháp luật lao động trên địa bàn. Sau khi tham mưu soạn thảo các văn bản pháp luật lao động Phòng Tổ chức lao động xã hội tiến hành tổng hợp báo cáo quy trình tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật lao động với các cơ quan chức năng có liên quan và giải quyết các công việc phát sinh từ các văn bản pháp luật lao động và cuối cùng là tổ chức thanh kiểm tra việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật lao động.
* Tổ chức thanh, kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp luật lao động trên địa bàn.
Căn cứ vào kế hoạch thanh, kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp luật lao động trên địa bàn, hàng năm, phòng Tổ chức lao động xã hội phối hợp với các cơ quan chức năng thanh, kiểm tra việc thực hiện Bộ luật lao động tại các đơn vị sản xuất sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Kết quả hầu hết các đơn vị thực hiện tốt Bộ luật lao động. Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở sản xuất kinh doanh làm ăn kém hiệu quả, thực hiện không đầy đủ đặc biệt là công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động. Việc thanh kiểm tra việc thực hiện Bộ luật lao động chưa được thường xuyên và kém chất lượng do thiếu kinh phí hoạt động, thiếu cán bộ chuyên trách, năng lực của cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này còn hạn chế do đó dẫn đến chất lượng của các cuộc thanh tra còn kém chất lượng và đạt hiệu quả chưa cao.
* Những vướng mắc, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện pháp luật lao động trên địa bàn và cách xử lý.
Hiện nay trên địa bàn ít thấy những cơ sở sản xuất kinh doanh có những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật lao động nên hầu như không có tranh trấp giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc thực hiện pháp luật lao động trong quá trình lao động.
* Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm về tình hình thực hiện pháp luật lao động trên địa bàn.
Khi tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm về tình hình thực hiện pháp luật lao động phòng Tổ chức lao động xã hội đã nêu ra được những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật lao động như công tác phổ biến các văn bản pháp luật lao động như thiếu cán bộ chuyên trách, năng lực của cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, dẫn đến chất lượng trong công tác thanh kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động trên địa bàn còn hạn chế và hiệu quả chưa cao. Do vậy đề nghị các cấp uỷ Đảng tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chính quyền các ban ngành, các tổ chức đoàn thể, bàn chỉ đạo các cấp thực hiện nghiêm túc pháp luật lao động.
Bổ sung hoàn thiện đội ngũ cán bộ chuyên trách có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, tăng cường hoạt động thanh kiểm tra giám sát việc thực hiện những quy định của Bộ luật lao động tránh tình trạng gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng cường hoạt động tuyên truyền sâu rộng nội dung của Bộ luật lao động cho người lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động đảm bảo cho Bộ luật lao động đi vào cuộc sống. Đề nghị Nhà nước tăng cường phương tiện hỗ trợ kinh phi và những phương tiện khác liên quan đến hoạt động thanh kiểm tra phục vụ cho hoạt động thanh kiểm tra được tiến hành nhanh chóng và thuận tiện và không phụ thuộc vào đối tượng thanh tra.
PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM,NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG – TỈNH BẮC NINH.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN TẠO VIỆC LÀM, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC.
1. Cơ sở lý luận về tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
1.1. Các khái niệm cơ bản về tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
Bản chất của tạo việc làm và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
a. Khái niệm tạo việc làm.
- Tạo việc làm là việc tạo ra chỗ làm việc mới, thu hút thêm lao động vào làm việc thông qua các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân góp phần tạo thu nhập cho người lao động ổn định cuộc sống.
- Tạo mới việc làm là việc tạo ra chỗ làm việc mới thu hút lao động mới vào làm việc.
- Tạo đủ việc làm là việc tạo ra những chỗ làm việc đảm bảo thời gian quy định của Nhà nước trong ca, trong tuần làm việc hoặc ít hơn nếu người lao động không có mong muốn làm thêm.
- Tự tạo việc làm bằng cách người lao động tự bỏ vốn của mình hoặc cùng với nguồn vốn huy động của anh em, của bạn bè thành lập cơ sở sản xuất để tự tạo việc làm cho mình.
Việc làm là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Con người chỉ có thể tồn tại và phát triển thông qua hoạt động sản xuất. Lao động việc làm đều nhằm tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ con người, nhằm khẳng định địa vị xã hội của con người. Do đó, tạo việc làm cho người lao động không những là nhu cầu chủ quan của người lao động mà còn là yêu cầu khách quan của toàn xã hội.
b. Khái niệm hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
Sử dụng nguồn nhân lực xã hội là quá trình thu hút và phát huy lực lượng lao động xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu của xã hội và mọi thành viên trong xã hội.
Thước đo chung nhất biểu hiện trình độ sử dụng nguồn nhân lực xã hội là tỷ lệ người có việc làm và ngược lại là tỷ lệ người thất nghiệp trong nguồn nhân lực xã hội. Vì vậy, nói đến vấn đề sử dụng nguồn nhân lực xã hội là đề cập đến tình trạng việc làm và thất nghiệp trong xã hội.
Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực không chỉ là mức độ thu hút lao động vào sản xuất xã hội, mà còn thể hiện ở mức độ phát huy mọi tiềm năng sẵn có của mọi lực lượng lao động trong quá trình hoạt động( tri thức, tiềm năng kỹ năng kỹ xão, sự sáng tạo). Điều đó có nghĩa là phát huy cao độ mọi tiềm năng của con người vào hoạt động sản xuất xã hội. Chỉ tiêu tổng hợp nói lên hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực xã hội là tốc độ tăng năng suất lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống mức tối thiểu.
Việc sử dụng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội bao giờ cũng thông qua hệ thống cơ chế chính sách của Nhà nước và phụ thuộc vào quan đỉêm chính trị của Nhà nước. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, việc sử dụng nguồn nhân lực xã hội thường theo hướng kế hoạch tập trung thống nhất của Nhà nước thiếu năng động và thiếu hiệu quả. Sau năm 1986 khi nền kinh tế nước ta chuyển sang vận hành theo nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc sử dụng nguồn nhân lực xã hội đã thu được hiệu quả cao hơn. Đây chính là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
* Tạo việc làm chính là biện pháp quan trọng nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội. Bởi vì:
- Sử dụng có hiệu quả hơn nguồn nhân lực đang nhàn rỗi: Tạo việc làm cho người lao động không những tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Tạo việc làm cho người lao động sẽ tạo ra sự bố trí hợp lý nguồn nhân lực xã hội theo đúng năng lực, khả năng và trình độ đào tạo, phát huy mọi tiềm năng thể lực, trí lực và óc sáng tạo của lực lượng lao động. Thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển.
- Tạo việc làm cho người lao động góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và giảm các tệ nạn xã hội: Tạo việc làm cho người lao động giúp cho người lao động có thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và đời sống tinh thần và giảm một cách đáng kể số lao động đang thất nghiệp trên địa bàn. Người lao động có việc làm, có thu nhập sẽ ngày càng phát huy tính sáng tạo của mình trong công việc. Do đó năng suất và chất lượng lao động ngày một cao. Người lao động có việc làm, có thu nhập, từ đó sẽ giảm được tệ nạn xã hội. Do đó tạo việc làm chính là biện pháp quan trọng nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội, từ đó giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn kéo theo nó sẽ giảm được tệ nạn xã hội. Từ đó góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
- Tạo việc làm góp phần nâng cao tổng thu nhập quốc dân: Tạo việc làm cho người lao động và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, đa dạng hoá các loại sản phẩm hàng hoá của địa phương trên thị trường. Người lao động có việc làm, có thu nhập sẽ đưa thêm ngành nghề mới vào địa phương để sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo các mô hình phát triển kinh tế điển hình như trồng trọt và chăn nuôi, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống. Từ đó giải quyết được nhiều việc làm ổn định và việc làm mới và tăng thu nhập cho người lao động ổn định đời sống và giữ vững an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Do đó tạo việc làm chính là biện pháp quan trọng nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực không những sử dụng có hiệu quả hơn nguồn nhân lực đang nhàn rỗi, giảm tỷ lệ thất nghiệp và giảm tệ nạn xã hội mà nó còn góp phần nâng cao tổng thu nhập quốc dân
1.1.2. Muốn tạo việc làm thì cần phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:
*Yêu cầu về vốn
Vốn là nhân tố quan trọng nhất của mọi quá trình sản xuất. Muốn tạo việc làm thì vốn bao giờ cũng là nhân tố quan trọng nhất. Có vốn người lao động sẽ phát triển và tăng gia sản xuất, mở rộng cơ sở sản xuất kinh để thu hút lao động. Có vốn người lao động sẽ có cơ hội để mở rộng các làng nghề truyền thống để góp phần tăng thu nhập cho mình và gia đình. Bên cạnh đó nếu không có vốn người lao động sẽ không có vốn để mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình
Do vậy, vốn bao giờ cũng là nhân tố quan trong nhất của mọi quá trình sản xuất. Việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế xã hội, từ các nguồn vốn còn nhàn rỗi trong nhân dân và tập trung đầu tư vào sản xuất để tạo việc làm cho người lao động.
*Yêu cầu về khoa học kỹ thuật - công nghệ
Nhân tố khoa học kỹ thuật – công nghệ ngoài tác dụng trực tiếp làm nâng cao năng suất lao động ở nông thôn như ứng dụng máy móc, công nghệ vào sản xuất ở nông thôn. Khoa học kỹ thuật và công nghệ làm nâng cao năng suất lao động nông nghiệp. Nếu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ thích hợp trước thu hoạch và sau thu hoạch giá trị hàng hoá của sản phẩm nông nghiệp sẽ cao lên .Đối với một số mặt hàng nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ vào việc chế biến sản phẩm sẽ làm cho chất lượng sản phẩm được cao hơn so vớ thủ công. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp sẽ làm đa dạng hoá các mặt hàng nông nghiệp, tận dụng triệt để hơn các yếu tố đầu vào của sản xuất, tạo ra sự đa dạng trong các loại hình lao động và nâng cao chất lượng lao động ở nông thôn và sử dụng có hiệu quả lao động ở nông thôn.
*Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Đối với một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường các hàng hoá được sản xuất ra không phải xuất phát từ sở thích của nhà sản xuất mà phải xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng. Sự đòi hỏi của thị trường tiêu thụ đối với nhưỡng loại hàng hoá là những đòi hỏi về kỹ năng và kỹ xảo đối với người lao động trong mỗi loại hình hoạt động lao động. Đó chính là cơ sở để tạo việc làm cho người lao động trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến việc làm và tạo việc làm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm diễn ra sôi nổi sẽ bán được nhiều hàng hoá từ đó phải sản xuất thêm hàng hoá để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Như vậy người lao động sẽ có nhiều việc làmvà tạo thêm được nhiều việc làm mới cho người lao động.
Vì vậy,có thể nói thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn.
1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá vấn đề tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
1.2.1. Số người lao động được tạo mới việc làm trong năm.
Yên phong là một huyện có dân cư sống tập trung đông đúc. Tốc độ tăng dân số hàng năm trên địa bàn từ 1.3% đến 1.35%. Hàng năm số học sinh, sinh viên ra trường và bộ đội xuất ngũ rất đông. Do đó vấn đề tạo việc làm và tạo mới việc làm cho những đối tượng trên là một trong những đòi hỏi bức xúc đối với các cơ quan ban ngành có liên quan. Các cơ quan ban ngành có liên quan cần có những kế hoạch,chương trình giải quyết việc làm cho các đối tượng trên.
Theo thống kê của phòng thống kê huyện từ năm 2001 đến 2002 mỗi năm Yên phong tạo được từ 1800 – 2000 chỗ làm việc mới. Về sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng vụ, đưa các giống cây con vào phát triển sản xuất, đẩy mạnh chăn nuôi và phát triển việc chuyển đổi mô hình VAC đồng trũng.
Về công nghiệp xây dựng phương hướng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, các khu công nghiệp tập trung như sản xuất giấy ở Phong Khê, cô đúc nhôm ở Văn Môn, việc phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các khu công nghiệp tập trung đã giải quyết và tạo được nhiều việc làm cho người lao động trên địa bàn.
Về đầu tư tín dụng cho vay giải quyết việc làm và thực hiện chương trình chuyển giao kỹ thuật cho nông dân đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Chuyển đổi mùa vụ và cây trồng theo hướng đạt hiệu quả kinh tế cao. Tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tự tạo việc làm và đưa ngành nghề mới vào địa phương. ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất tạo các mô hình phát triển kinh tế và giải quyết được nhiều việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn, góp phần tăng thu nhập cho người lao động cải thiện đời sống cho họ và gia đình họ.
1.2.2. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong năm.
Yên Phong là huyện đa số dân cư sống bằng nghề nông là chính. Trong khi đó hàng năm số lao động bước vào độ tuổi lao động khá đông. Do đó số lao động thiếu việc làm và thất nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao so với tổng dân số và nguồn nhân lực. Tình hình sử dụng quỹ thời gian lao động ở nông thôn trong những năm qua còn nhiều hạn chế. Quỹ thời gian lao động ở nông thôn chỉ sử dụng từ 73% đến 78% còn lại là thời gian nông nhàn. Tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động ở nông thôn trong những năm qua như sau: năm 2000 là 73,2%, năm 2001 là 76%, năm 2002 là 78,72% (nguồn phòng thống kê huyện). Từ những thực tế trên cho thấy thời gian nông nhàn ở nông thôn là rất lớn. Năm 2000 tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian là 73,2% và quỹ thời gian lao động được sử dụng tăng dần lên và lên tới 78,72% năm 2002. Do đó việc sử dụng có hiệu quả thời gian nông nhàn trong năm ở nông thôn sẽ giúp cho người lao động tăng thu nhập ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Việc sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian lao động ở nông thôn trên địa bàn cần phải có những cơ chế, chính sách ưu tiên cho người lao động vay vốn phát triển sản xuất. Từ đó tạo điều kiện cho người lao động tăng gia và phát triển sản xuất. Góp phần sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian lao động nông nhàn và tăng thu nhập cho người lao động và gia đình.
1.3. Sự cần thiết của tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho lao động nông thôn.
Việc làm và thất nghiệp là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn đối với tất cả các quốc gia. Theo đánh giá của tổ chức lao động quốc tế (ILO) thế giới ngày nay đang trong tình trạng khủng hoảng thị trường lao động, trầm trọng nhất kể từ năm 1980 đến nay, cuộc khủng hoảng đang diễn ra gay gắt trên thế giới. Theo báo cáo chính thức của tổ chức lao động quốc tế số người thất nghiệp năm 1994 trên thế giới có hơn 120 triệu người thất nghiệp. Thực tế con số ngày nay cao hơn rất nhiều, có khoảng 400 triệu người không có đủ việc làm để đảm bảo mức sống tối thiểu trong đó tập trung ở những nước đang phát triển. Do đó cuộc đấu tranh chống thất nghiệp và đảm bảo việc làm có thu nhập cho người lao động là một trong những vấn đề được các quốc gia đặc biệt quan tâm.
Việt Nam là nước đông dân cư. Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số ngày 1/ 4/1999 là 76.324.753 người, tỷ lệ gia tăng dân số trong những năm gần đây là từ 1,3% - 1,35%. Hàng năm nước ta có trên 1,2 triệu người bước vào độ tuổi lao động, trong khi đó Nhà nước chưa giải quyết được hết việc làm cho số người hàng năm bước vào độ tuổi lao động.
Đối với huyện Yên Phong dân số hàng năm tăng nhanh, số lao động bước vào độ tuổi lao động hàng năm nhiều. Hàng năm có trên 1000 người bước vào độ tuổi lao động, có khoảng 3000 – 4000 người thiếu việc làm và thất nghiệp. Trong khi đó mỗi năm ở huyện chỉ giải quyết được 1800 – 2000 chỗ làm việc. Thực tế cho thấy việc sử dụng nguồn nhân lực ở đây còn rất nhiều hạn chế. Tỷ lệ người thất nghiệp và thiếu việc làm chiếm tỷ lệ khá đông, trong khi đó số người mong muốn có việc làm mới ngày một tăng. Nguyên nhân của tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp là do dân số tăng nhanh. Do vậy tạo việc làm và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Yên Phong luôn là vấn đề bức xúc.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề lao động việc làm.
Kể từ khi đất nước ta thực hiện chuyển dịch cơ chế kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhiều vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đó vấn đề nổi cộm là vấn đề việc làm cho người lao động. Nếu như trước thới kỳ đổi mới giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, thì nay giải quyết việc làm, bảo đảm việc làm không những là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp, mỗi người lao độngvà toàn xã hội.
Trong mấy năm vừa qua, do đổi mới cơ chế quản lý, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi và nhân tố mới đa dạng để các ngành, các đơn vị cơ sở, các tổ chức kinh tế xã hội và toàn dân chủ động tạo chỗ làm việc mới, từ đó giải quyết được một bước yêu cầu về việc làm và đời sống của người lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn.
Tuy nhiên do dân số tăng nhanh hàng năm có trên một triệu người bước vào độ tuổi lao động cần việc làm, đồng thời một số nhỏ lao động dôi thừa do sắp xếp lại tổ chức sản xuất và bộ máy trong khu vực Nhà nước, bộ đội xuất ngũ, học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp và dạy nghề , lao động đi lao động ở nước ngoài trở về đang có nhu cầu việc làm dẫn đến sức ép về việc làm ngày càng tăng và bức xúc hơn.
Xuất phát từ tầm quan trong và tính bức xúc của vấn đề việc làm đối với các mặt của đời sống kinh tế xã hội, xuất phát từ nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của người lao động. Hội đồng bộ trưởng ra nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng bộ trưởng về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới.
Công văn số 1979/LĐ - TBXH ngày 11/7/1992 hướng dẫn xây dựng dự án nhỏ xin vay vốn giải quyết việc làm tại chỗ của bộ lao động thương binh và xã hội.
Hướng dẫn xây dựng dự án nhỏ xin vay vốn từ quỹ quốc gia về giải quyết việc làm để tạo việc làm tại chỗ.
Thông tư liên bộ số 10/TT – LB ngày 27/7/1992 của liên bộ LĐTB &XH – Tài chính - Uỷ ban kế hoạch nhà nước hướng dẫn bổ sung về chính sách cho vay đối với các dự án nhỏ giải quyết việc làm theo nghị quyết số 120/ HĐBT ngày 11/ 4/ 1992 của Hội đồng bộ trưởng ( nay là chính phủ ).
Thông tư liên bộ số 12/ TT – LB ngày 01/4/1994 của liên bộ LĐTB & XH – Tài chính - Uỷ ban kế hoạch Nhà nước hướng dẫn thu hồi và sử dụng vốn vay đến hạn trả của quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
Thông tư số 13/LĐTB & XH – Thông tư ngày 11/11/1996 của bộ lao động thương binh và xã hội. Hướng dẫn bổ sung đối tượng cho vay vốn quỹ quốc gia về việc làm theo nghị quyết số 120/ HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng bộ trưởng.
Quyết định của chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc phân bổ nguồn vốn vay bổ sung cho quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm năm 2002. Căn cứ luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân ngày 21/ 6/ 1994 và căn cứ quyết định số 810/ QĐ - LĐTBXH ngày 14/8/2000 của Bộ trưởng lao động thương binh và xã hội về việc bổ sung nguồn vốn vay cho quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm.
Thực hiện chương trình hỗ trợ việc làm theo nghị quyết 120/HĐBT. Căn cứ vào nguồn vốn tỉnh phân bổ cho Yên Phong năm 2002 và tình hình thực tế các xã, thị trấn trong huyện. Thực hiện kế hoạch số 56/UB – VX ngày 11/10/2000 của uỷ ban nhân dân tỉnh về việc hướng dẫn triển khai chương trình việc làm và đào tạo nghề cho người lao động tỉnh Bắc Ninh năm 2001 – 2005. Uỷ ban nhân dân huyện Yên Phong có kế hoạch số 63/KH – UB ngày 01/3/2001 triển khai chương trình việc làm và đào tạo nghề của huyện.
2.2. Những vấn đề thực tiễn đang đặt ra với lao động nông thôn trên địa bàn huyện Yên Phong.
* Cơ cấu vật nuôi cây trồng chưa đa dạng
Cây trồng ở đây được trồng chủ yếu là lúa, ngô, khoai và chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi lợn, gà, châu, bò. Số lượng gia cầm được nuôi ở đây là năm 2001 là 582.000 con, năm 2002 là 612.000 con. Số lượng gia súc được nuôi hàng năm: năm 2002 châu: 3.578.000 con, bò: 7.247.000 con, lợn: 78.880.000 con (nguồn phòng thống kê huyện). Từ những thực tế trên cho thấy cơ cấu vật nuôi và cây trồng chưa đa dạng. Sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra ở khu vực đang được chuyển dần từ chất lượng thấp lên chất lượng cao và từ hiệu quả thấp lên hiệu quả cao. Điều đó có tác dụng tích cực làm nâng cao chất lượng lao động ở nông thôn nước ta nói chung và lao động nông thôn trên địa bàn huyện nói riêng. Do đó về sản xuất nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế đi đôi với thâm canh tăng vụ và làm tốt công tác khuyến nông khuyến ngư. Trong chăn nuôi đẩy mạnh tăng thêm đàn lợn, đàn bò, thực hiện chương trình sin hoá đàn bò và nạc hoá đàn lợn, xây dựng phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm.
*Tình trạng thiếu việc làm
Huyện Yên Phong là một huyện đồng bằng dân cư ở đây đa số sống bằng nghề nông. Do đó hàng năm lực lượng lao động bổ sung cho sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Nguyên nhân chủ yếu là dân số tăng nhanh, trong khi đó hàng năm tạo việc làm và tạo mới việc làm cho số lao động bước vào độ tuổi lao động chưa giải quyết được hết việc làm cho các đối tượng bước vào độ tuổi lao động. Tình trạng thiếu việc làm ở đây chủ yếu là thiếu việc làm thời vụ bởi nơi đây việc làm của người lao động tập trung chủ yếu vào ngành nông lâm ngư nghiệp. Do đặc điểm thời vụ của cây trồng, tính chất công việc và tác động của thời tiết, khí hậu, nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra không đồng đều trong năm dẫn đến người lao động không có việc làm thường xuyên.
II. THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM, NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG.
1. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho lao động nông thôn ở huyện Yên Phong.
1.1. Điều kiện tự nhiên – nguồn nhân lực.
* Vị trí: Yên phong là huyện nằm ở phía tây của tỉnh Bắc Ninh. Phía đông giáp thị xã Bắc Ninh và huyện Tiên Du, phía tây giáp huyện Sóc Sơn – Hà Nội, phía nam giáp huyện Từ Sơn, phía Bắc giáp các huyện Hiệp Hoà, Việt Yên – Bắc Giang.
Diện tích tự nhiên là 11.254.08 ha, được bao bọc bởi ba con sông đó là sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê và sông Cà Lồ, tổng chiều dài của huyện là 13 km2, chiều dài là 6 km2 gồm 17 xã và 1 thị trấn với đặc thù vị trí địa lý xa các trung tâm đô thị và là vùng đất trũng do vậy huyện Yên phong chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp đó là trồng lúa nước, hoa màu và chăn nuôi là chủ yếu.
* Tài nguyên đất:
Đất tự nhiên có 0,08 ha/ người, trong đó đất nông nghiệp của huyện chỉ có 7.291 ha, bình quân 1.008 m2/ người. Đất nông nghiệp được phân ra làm các nhóm sau:
+Đất trồng cây lương thực có 7247 ha riêng cấy lúa nước là 6837 ha,còn lại là đất trồng các loại cây hoa màu khác.
Đất đai ở đây chủ yếu là đất mầu rất phù hợp cho các loại cây lương thực và một số cây công nghiệp phục vụ cho sản xuất.
* Về khí hậu: Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, được phân thành hai mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông trời rét
Huyện Yên Phong được bao bọc bởi ba con sông: sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê nên nó cung cấp nước tưới cho hàng nghìn ha diện tích đất canh tác.
Nguồn nhân lực dồi dào, mật độ dân số là 1275 người/ km2. Tỷ lệ người biết chữ chiếm 96% dân số, lao động qua đào tạo chiếm 20,55%, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm chiếm 10%. Qua đây cho thấy điều kiện tự nhiên ở đây tương đối thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Đất đai ở đây phù hợp cho cho việc sản xuất các loại rau do đó cần sử dụng triệt để và có hiệu quả đất đai trong nông nghiệp
1.2. Đặc điểm kinh tế.
Yên Phong là một huyện đồng bằng với đa số dân cư trên địa bàn sống bằng nghề nông. Do đó lương thực quy ra thóc sản xuất năm 2001 đạt 31.127 tấn, năm 2002 đạt 34.185 tấn, tăng bình quân 4,27%/ năm.
Sản xuất công nghiệp và t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3606.doc