Đề tài Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào thành phố Hà Nội. 3

I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào Hà Nội. 3

1.Điều kiện tự nhiên. 3

2.Điều kiện kinh tế xã hội: 4

II. Một số vấn đề lý luận về FDI. 7

1.Khái niệm. 7

2. Đặc điểm. 7

3. Tính tât yếu thu hút FDI của một quốc gia. 8

III. Tổng quan thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước. 9

1.Đánh giá tình hình ĐTNN tại việt nam những năm qua. 9

2. Xu thế Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những năm gần đây. 21

3 Triển vọng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. 23

II. Thực trạng thu hút đàu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội. 24

1.Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội phân theo giai đoạn 24

2.Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo dự án. 29

3.Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo đối tác. 32

4.Tình hình thu hút FDI phân theo hình thức đầu tư. 36

5. Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài phân theo ngành. 38

III. Đánh giá tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội. 40

1. Thành công trong thu hút FDI 41

1.1.FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. 41

1.2. Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và cải thiện cơ cấu kinh tế. 43

1.3. FDI tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng lao động. 45

1.4.Tạo và tăng thu ngân sách cho thành phố 46

1.5.FDI góp phần chuyển giao và nâng cao năng lực công nghệ mới của nền kinh tế, góp phần tăng nhanh năng suất lao động . 47

1.6. FDI làm tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế 48

2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 51

2.1. Những hạn chế. 51

2.2.Nguyên nhân của những yếu kém trong thu hút FDI vào Hà Nội. 54

Chương II: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội. 58

I. Mục tiêu, nhu cầu, định hướng và các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài của xã hội Hà Nội thời gian tới. 58

1. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội Hà Nội thời gian tới 58

1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tới năm 2010. 58

1. 2. Nhu cầu vốn đầu tư xã hội và vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2006-1010. 59

1. 3. Định hướng phát triển thành phố Hà Nội đến năm 2010. 60

1. 4. Các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài : 62

2. Quan điểm và định hướng thu hút FDI thời gian tới 63

2.1. Quan điểm thu hút FDI 63

2.2. Định hướng thu hút FDI của Hà Nội trong thời gian tới. 64

3. Những thuận lợi và khó khăn của Hà Nội trong quá trình thu hút FDI 65

3.1. Những yếu tố thuận lợi 65

3.2. Những thách thức 67

II. Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Hà Nội. 70

1.Một số giải pháp về phía Nhà nước. 70

1.1 Về pháp luật, chính sách: 70

1. 2. Về quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTNN: 71

1.3. Đổi mới và đẩy mạnh hoạt động XTĐT: 72

1. 4. Giải pháp về lao động tiền lương 73

1.5. Giải pháp về thuế 73

2.Giải pháp từ phía Hà Nội. 74

2.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch. 75

2.2. Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính 76

2.3 Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư 77

2.4 Phát triển các dịch vụ tư vấn 79

2.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước 80

2.6. Nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng của Thành phố 80

2.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 81

2.8. Khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân 82

2.9. Các hỗ trợ khác. 83

KẾT LUẬN 84

 

 

docx87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óng góp 22,8% tổng ngân sách nhà nước. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 1% tổng doanh thu và đóng góp 1,4% tổng nộp ngân sách nhà nước. Việt Nam tham gia WTO thì hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Đây cũng là xu hướng của cả nước.Một số lý giải về xu hướng này là: - Sau khoảng thời gian đầu tư vào Việt Nam , các nhà đầutư nước ngoài đã có những hiểu biết rõ ràng hơn về các điều kiện kinh tế xã hội , con người cũng như hệ thống pháp luật . Họ có thể thuê các công ty luật nước ngoài tư vấn hoặc trực tiếp làm các thủ tục liên quan tới dự án - Hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng hoàn thiện , các thủ tục cấp phép và thành lập doanh nghiệp đơn giản hơn. - Sự ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài với loại hình này do tính tự chủ về quyền quản lý , không phải chia xẻ lợi ích do đó nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn thôn tính các doanh nghiệp liên doanh. 5. Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài phân theo ngành. Mấy năm gần đây đầu tư trực tiếp nước ngoài hàu như đã có mặt ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề Hà Nội góp phần tạo ra ngành nghề mới, năng lực mới, phương thức sản xuất kinh doanh mới. FDI như thổi một làn gió vào làm cho nền kinh tế thêm năng động và chuyển dịch theo hướng phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. Bảng 10: Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành oqr HN 1988-2005. Đơn vị: triệu USD, % TT Ngành VĐK Tỷ trọng VTH Tỷ trọng %VTH/VĐK 1 Công nghiệp 4317.5 39.2 1874.72 43.5 43.42 2 Dịch vụ 6363.5 57.8 2327.24 54 36.57 3 Nông lâm nghiệp 319 2.9 107.74 2.5 33.77 Tổng 11000 100 4309.7 100 39.17 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội. Qua số liệu trên thì lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất với 6363.5 triệu USD chiếm tỷ trọng 57.8% vốn đăng ký và 54% tỷ trọng vốn thực hiện . Tiếp đó là lĩnh vực công nghiệp với vốn đang ký là 4317.5 triệu USD tương ứng với 39.2% tỷ trọng. Thấp nhất là nông lâm nghiệp chiếm 2.9% vốn đăng ký.Đây là điều khác so với tình hình chung của cả nước. Tỷ trọng của ngành công nghiệp là cao nhất chiếm 61% gần gấp đôi ngành dịch vụ ( 32%), nông lâm nghiệp chiếm 7%. Sở dĩ như vậy là do Hà Nội có diện tích nhỏ, mật độ dân cư đông, quỹ đất đêt kêu gọi đầu tư có hạn , nếu tập trung vào ngành công nghiệp thì sẽ thiếu đất để xây dựng nhà máy, ngoài ra còn là ô nhiễm môi trường Trong giai đoạn đầu các nhà đầu tư nước ngoài thường tập trung đầu tư vào các lĩnh vực khách sạn , văn phòng, căn hộ, giao thông, bưu điện bởi các lĩnh vực này thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ lệ cao nhất( khoảng >50%) trong khi cả nước lĩnh vực dầu khí chiếm tỷ lệ cao nhất(>25%).Sau một thời gian gần như đóng băng thị trường bất động sản đang sôi động trở lại.Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án bất động sản và vốn đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán đang dần biến bức tranh ảm đạm của thị trường bất động sản Thủ đô thời gian qua thành một bức vẽ giàu sức sống hơn trong năm 2007. Ngày nay do gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước và sự điều tiết của thị trường nội địa nên các nhà đầu tư nước ngoài cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn lĩnh vực đầu tư nhằm mục tiêu đem lại lợi nhuậ cao nhất. Và xu hướng là chuyên sang lĩnh vực công nghiệp và các loại hình dịch vụ khác. Một số lĩnh vực được Hà Nội ưu tiên thu hút FDI là công nghiệp điện tử-tin học-thiết bị điện, cơ kim khí, vật liệu xây dựng cao cấp, trang phục thời trang, thể thao, dược phẩm, mỹ phẩm, chế biến thịt gia súc-gia cầm. Thành phố cũng muốn thúc đẩy nguồn vốn FDI vào việc phát triển trung tâm tài chính ngân hàng; các khu đô thị mới ở phía Bắc sông Hồng; trung tâm văn phòng-thương mại-triển lãm, trung tâm đào tạo-nghiên cứu-phát triển tại Bắc sông Hồng; khu công nghệ cao tại Hà Nội… Mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp lên 14% cơ cấu. Phương hướng chung của Thành phố là chuyển từ mô hình Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp sang Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp, lại đặt vấn đề đưa Công nghiệp phát triển nhanh hơn. Có mục tiêu như trên bởi vì từ thực tế so sánh giữa năm 2005 và năm 2004, Công nghiệp tăng l l ,29%, trong khi Dịch vụ chỉ tăng được 10,43%. Tương tự, năm 2006 so với 2005, Công nghiệp đã tăng l1,29%, trong khi Dịch vụ chỉ tăng được l l%. Chính vì vậy, Hà Nội xác định Công nghiệp phải đi trước để tạo nền, đến một mức độ nhất định thì sẽ đẩy Dịch vụ tăng nhanh hơn, chuyển dần từ cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Dịch vụ sang Dịch vụ - Công nghiệp. Thêm nữa, lưu ý công nghiệp nói ở đây theo khái niệm mở rộng, bao gồm cả Xây dựng. Và hiện Xây dựng thường chiếm 1/3 tổng giá trị GDP của Công nghiệp mở rộng. Cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng đang trong thời kỳ đẩy mạnh xây dựng, không thể không tăng phần đóng góp của Xây dựng. Công nghiệp chế biến cũng đang chuyển dần từ thô sang tinh, từ kỹ thuật thấp sang kỹ thuật, cao. Chính phải trên nền công nghiệp tinh, kỹ thuật cao, mới có điều kiện phát triển ngành Dịch vụ trở thành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những thành quả mà ngành nông nghiệp đạt được đã góp phần quan trọng vào sự phát triển tương đối toàn diện của đất nước trong năm 2006. Thủ tướng nhấn mạnh: "Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn gắn với cải thiện đời sống của người nông dân luôn là vấn đề trọng tâm, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm ưu tiên. Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước sẽ không thành công nếu chúng ta không chú trọng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn". Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời gian tới cần nhanh chóng đề xuất các chính sách để thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn; tập trung sản xuất lương thực, cây công nghiệp; đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất... Trong lĩnh vực ngành ngân hàng phát triển thị trường vốn, thành lập các ngân hàng mới..., đã đạt được mục tiêu ổn định tiền tệ, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cũng trong năm, các ngân hàng thương mại đã phát huy hiệu quả kinh doanh, hoàn thiện hơn về năng lực trình độ quản lý, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Năm 2006 là năm đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc của ngành ngân hàng trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái, tăng nhanh dự trữ ngoại tệ (thêm 2,5 tỷ USD), tích cực cải cách thể chế và hiện đại hoá công nghệ phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt, hệ thống các ngân hàng thương mại, nhất là ngân hàng thương mại cổ phần đã có những bước tiến lớn về quy mô hoạt động, mạng lưới và năng lực cạnh tranh.... III. Đánh giá tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội. Kể từ khi ban hành Luật ĐTNN đến nay. Số thời gian chưa đủ dài để đánh giá hết những gì là thành công và chưa thành công trong lĩnh vực mới mẻ này ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Tuy vậy, việc thu hút và sử dụng FDI đã có những tác động khá sâu sắc tới sự phát triển kinh tế thủ đô. 1. Thành công trong thu hút FDI Trong thời gian qua Hà Nội đã thu hút được một lượng đáng kể vốn FDI. Lượng vốn đó đã đóng góp tích cực vào thành công sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội thủ đô và giúp Hà nội nâng cao vị trí thứ hai của cả nước chỉ sau thành phố Hà Chí Minh, xứng đáng là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước.Đầu tư nước ngoài vào Hà Nội đóng góp một tỷ lệ khá cao vào các chỉ tiêu kinh tế xã hội của Hà Nội.Các dự án FDI đã có đóng góp tích cực trong việc tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội thủ đô, tăng vốn đầu tư xã hội, tăng thu ngân sách, mở rộng xuất khẩu, tạo việc làm, cải thiện cơ cấu kinh tế và góp phần vào chuyển giao thiết bị công nghệ tiên tiến. Bảng 11: Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sự phát triển kinh tế- xã hội của Hà Nội qua các giai đoạn. Đơn vị: % Chỉ tiêu Giai đoạn 1990-1995 Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2001-2005 Đầu tư xã hội 45 26 15 Giải quyết việc làm 23 15 10 Kim ngạch xuất khẩu 28 46 21 Nộp ngân sách 12 15 10 Gía trị SXCN 30 41 34 Đóng góp GDP 17 23 15 Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội. Có thể khẳng định đây thực sự là khu vực kinh tế không thể thiếu được trong sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô. Tầm quan trọng của nó có xu hướng ngày càng tăng. 1.1.FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển mà còn góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực Hà Nội, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế. Có thể nói, nếu không có FDI thì kinh tế Việt Nam khó có thể có được sự khởi sắc trong những năm qua và nền kinh tế Hà Nội cũng không thể phát triển như đến ngày hôm nay. Bảng 12: Cơ cấu vốn đầu tư xã hội vào Hà Nội qua các giai đoạn 2000-2004. Đơn vị: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Vốn trong nước. 1.Vốn đầu tư của nhà nước. 1.1 Vốn ngân sách 1.2 Vốn tín dụng 2. Phần vốn các doanh nghiệp nhà nước 3. Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước. 3.1 Các doanh nghiệp ngoài nhà nước 3.2 Dân tư đầu tư. 88.3 19.6 16.7 2.9 46.3 22.4 15.1 7.3 87.6 18.0 15.6 2.5 45.1 24.4 17.2 7.2 85.7 21.0 18.9 2.1 38.2 26.5 20.1 6.4 86 21.5 18.7 2.8 35.2 29.2 23.0 6.2 86.9 20.7 17.8 2.9 33.2 33.0 26.9 6.1 Vốn nước ngoài Vốn FDI Vốn ODA 11.7 10.3 1.4 12.4 10.6 1.8 14.3 11.5 2.8 14.0 11.2 2.8 13.0 11.3 1.8 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2004. Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng. Năm 2000 vốn FDI chiếm 10.3%, năm 2001 chiếm 10.6% và đến năm 1004 lên tới 11.3% trong tổng vốn đầu tư xã hội Vốn đầu tư xã hội tăng mạnh trong các thành phần kinh tế: Tổng vốn đầu tư XH năm 2003 là 24900 tỷ đ tăng 22% so với năm 2002, năm 2004 ước tính tổng vốn đầu tư xó hội đạt 28.000 tỷ đồng, tăng 12,2% so năm 2003. Vốn nhà nước chiếm tỷ trọng 11,1% năm1996 tăng lên 21,5% năm 2000, vốn tín dụng nhà nước từ 1,8% tăng lên 3,2%, vốn doanh nghiệp tự đầu tư tăng 17,8% lên 20,3%, Là một trong những khu vực thu hút mạnh về đầu tư nước ngoài,khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh từ 0% lên 12,65% năm 2000, năm 2003 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11830tỷđ tăng 38%,năm 2004 vốn nước ngoài chiếm 13%, tăng 4,3% so với năm 2003.Năm 2005 14%. Năm 2006, khối đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 15% tổng đầu tư xã hội trên địa bàn, đóng góp khoảng 16% GDP, 38% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo 10% tổng thu ngân sách cho thành phố, và thu hút trên 60.000 lao động. Tuy nguồn vốn nước ngoài là quan trọng nhưng nguồn vốn trong nước vẫn là quyết định 1.2. Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và cải thiện cơ cấu kinh tế. FDI là một trong số các động lực hàng đầu tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của thủ đô Hà Nội trong thời gian vừa qua. Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số I.Khu vực kinh tế trong nước - Kinh tế nhà nước trung ương - Kinh tế nhà nước địa phương - Kinh tế ngoài nhà nước. 100 79.1 50.8 7.9 20.4 100 81.5 53.4 7.8 20.3 100 81.9 53.8 6.8 21.3 100 81.7 52.8 7.2 21.7 100 81.4 52.6 7.1 21.7 100 100 II.Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 16.9 15.3 14.4 15.3 15.4 15.5 16 III. Thuế nhập khẩu. 4.0 3.2 3.7 3.3 3.2 Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong GDP trên địa bàn thành phố đã tăng từ 6,5%( năm 1995) lên 16,9% (năm 2000), 15,3 năm 2001, 14,4% năm 2002 và đạt 15,3% (năm 2003), 15.4% năm 2004. Năm 2006 kinh tế trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng cao. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) ước tăng 11,5% (đạt kế hoạch của HĐND Thành phố).Chỉ tính riêng giai đoạn 3 năm 1993-1995 và giai đoạn 5 năm 1996-2000. nguồn vốn FDI đã có ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng GDP, cụ thể: ĐV: Triệu đồng VN 1993-1995 1996-2000 2001-2005 GDP 32.972.469 118.517.328 175.000.000 FDI 1.770.718 14.502.886 18.500.000 Tỷ lệ % 5,4 12,2 10,5 Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội. Năm 2006, khối đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 15% tổng đầu tư xã hội trên địa bàn, đóng góp khoảng 16% GDP, 38% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo 10% tổng thu ngân sách cho thành phố, và thu hút trên 60.000 lao động.Năm 2006 tổng sản phẩm nội địa (GDP) ước tăng 11,5% (đạt kế hoạch của HĐND Thành phố), trong đó giá trị tăng thêm công nghiệp và xây dựng tăng 13%, dịch vụ tăng 11%, nông lâm thuỷ sản tăng 1,1%.Dự kiến năm 2007 cơ cấu ngành: công nghiệp - xây dựng khoảng 60%, nông - lâm -ngư nghiệp 6% và dịch vụ 34%.Năm 2006 Sản xuất công nghiệp có bước phát triển mới, giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 16,5% (kế hoạch giao đầu năm là 16%); một số ngành sản xuất chủ yếu có mức tăng trưởng cao:sản xuất thiết bị văn phòng tăng 77,2%, sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 21%… Bước đầu triển khai tích cực chương trình hỗ trợ phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực thuộc các ngành thiết bị điện - điện tử - công nghệ thông tin liên lạc, cơ khí, chế biến thực phẩm đồ uống, dệt may cao cấp, hoá dược… Các doanh nghiệp công nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng sản xuất. Cùng với mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 11-12%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010, yêu cầu hàng đầu trong phát triển kinh tế thủ đô trong những năm tới là nâng cao chất lượng phát triển, chủ động chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm có hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ và hàm lượng chế biến cao, có triển vọng thị trường trong nước, quốc tế và phù hợp lợi thế so sánh của Thủ đô. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch qua từng giai đoạn phát triển của thủ đô Hà Nội. Ngành du lịch chủ động đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch Hà Nội cùng với việc tích cực chuẩn bị phục vụ các hoạt động của Hội nghị APEC. Các dịch vụ du lịch lữ hành tăng trưởng tốt; công suất sử dụng buồng phòng khách sạn khá cao, khoảng 75-80%. Doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 18,2%. Các hoạt động tín dụng, ngân hàng tăng trưởng khá, trong đó tốc độ tăng vốn huy động và cho vay cao. Đến cuối năm 2006 tổng số vốn huy động là 231.780 tỷ đồng, tăng 32,27%; tổng dư nợ cho vay bằng 116.240 tỷ đồng, tăng 26,38% so với tháng 12/2005. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội phát huy vai trò là kênh thu hút vốn đầu tư của Thành phố Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng trong điều kiện đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp, thời tiết không thuận lợi, nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng ở gia súc luôn ở mức cao. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản ước tăng 1,5% so với cùng kì năm trước, trong đó trồng trọt tăng 0,2%, chăn nuôi tăng 2,8%, thuỷ sản tăng 4,9%. 1.3. FDI tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng lao động. Một điều kiện quan trọng để cải thiện đời sống nhân dân là phải tạo ra nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Do đó, vấn đề giải quyết việc làm có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế thành phố. Khu kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng một vai trò tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Bảng 14 : Đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong giải quyết việc làm ở Hà Nội 2001-2005. Đơn vị : Người,% Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Số lao động của khu vực FDI 28310 28050 35971 39663 44000 Tổng số lao động 283100 280500 342580 360572 338461 Tỷ trọng 10 10 10.5 11 13 Nguồn : Niên giám thống kê Hà Nội. Qua bảng số liệu ta thấy đóng góp của khu vực FDI vào giải quyết việc làm , tăng thu nhập cho người lao động không ngừng tăng lên. Trong khu vực kinh tế nước ngoài, phần lớn số lao độnglàm việc trong các doanh nghiệp liên doanh( chiếm tỷ trọng trên 64%). 1.4.Tạo và tăng thu ngân sách cho thành phố Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua đã và đang là nguồn thu quan trọng, đóng góp vào việc gia tăng nguồn thu Ngân sách, tạo khả năng chủ động hơn trong việc cân đối Ngân sách của thành phố.Đặc biệt, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp và chế xuất trên địa bàn Hà Nội chiếm vị thế rất quan trọng trong khu vực các doanh nghiệp FDI, cụ thể, mặc dầu chúng chỉ chiếm 16% tổng số dự án, 18% tổng vốn đăng ký, song đó chiếm tới 43% tổng doanh thu, 88% tổng kim ngạch xuất khẩu, 18% tổng nộp ngân sách nhà nước và 35% số việc làm mà các dự án FDI tạo ra tính đến 10/03/2005.Năm 2006, khối đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 15% tổng đầu tư xã hội trên địa bàn, đóng góp khoảng 16% GDP, 38% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo 10% tổng thu ngân sách cho thành phố, và thu hút trên 60.000 lao động. Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 35.117 tỷ đồng, băng 101% dự đoán và tăng 14% so thực hiện năm 2005. Bảng 15: Cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn thành phố. 2001-2005 Đơn vị: % 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng thu NS nhà nước 100 100 100 100 100 100 Khu vực kinh tế trong nước 94.2 93.4 93.0 89.5 89 90 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 5.8 6.6 7.0 10.5 11 10 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội Mức đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách ngày càng tăng tạo khả năng chủ động trong cân đối ngân sách và giảm bội chi ngân sách. 1.5.FDI góp phần chuyển giao và nâng cao năng lực công nghệ mới của nền kinh tế, góp phần tăng nhanh năng suất lao động . FDI đã góp phần nâng cao năng lực công nghệ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thông qua FDI, nhiều công nghệ mới, tiên tiến đã được du nhập vào như thiết kế, chế tạo máy biến thế, dây chuyền tự động lắp ráp, hàng điện tử, công nghệ thông tin..., đặc biệt trong các lĩnh vực viễn thông, khai thác dầu khí, hoá chất, điện tử và phát triển một số ngành mũi nhọn của đất nước. Một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như dệt, may, sản xuất giầy dép cũng thu hút được công nghệ thuộc loại trung bình và tiên tiến ở khu vực. ĐTNN đã đem lại những mô hình quản lý tiên tiến, phương thức kinh doanh hiện đại trong nhiều ngành kinh tế; thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao hơn chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Trình độ công nghệ, thiết bịcủa các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Hà Nội (Tính theo giá trị) STT Chỉ tiêu % A Chia theo trình độ công nghệ 100 1 Công nghệ tiên tiến 85 2 Công nghệ trung bình 15 3 Công nghệ lạc hậu - B Chia theo trình độ thiết bị 100 1 Thiết bị mới 78 2 Thiết bị đã qua sử dụng (giá trị còn lại trên 70%) 17 3 Thiết bị cũ 5 4 Thiết bị lạc hậu - Đánh giá một cách tổng thể, các doanh nghiệp có vốn FDI nhìn chung đều có trình độ cao hơn, xử lý môi trường tốt hơn doanh nghiệp trong nước và đạt trình độ phổ cập ở các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, doanh nghiệp FDI cũng là những đơn vị đi đầu trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.FDI đã đem lại mô hình quản lý tiên tiến, phương thực kinh doanh hiện đại trong nhiều lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. 1.6. FDI làm tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế Các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng về xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho việc tiếp cận và mở rộng quy mô thị trường Bảng 16: Đóng góp của các thành phần kinh tế vào kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội( 2000-2004) Đơn vị: 1000USD,% Chỉ tiêu/năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn 140200 1502275 1640709 1819380 2164155 -Kinh tế nhà nước. -Tỷ trọng 1118158 79.77 1204621 80.2 1256713 76.61 1304839 71.72 1496264 30.85 -Kinh tế ngoài nhà nước -Tỷ trọng. 101443 7.23 112325 7.47 169572 10.33 174860 9.61 202552 9.35 -Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. - tỷ trọng 182339 13 185329 12.33 214424 13.06 339681 18.67 465339 21.5 669900.032 1190802.090 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2004. Bảng 18: Đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu của đầu tư nước ngoài theo hinh thức đầu tư năm 2005-2006. Đơn vị: % Hình thức đầu tư Tổng DT Gía trị SXCN Kim ngạch XK Kim ngạch NK Tổng nộp NS 2005 2006 2005 2006 2005 2006 2005 2006 2005 2006 100% vốn nước ngoài 37.4 53.2 33.1 50.1 71.8 79.9 25.1 64.1 15.1 22.8 Liên doanh 61.8 40.1 66.9 49.9 27.9 19.9 71.7 33.2 84.3 75.8 Hợp đồng HTKD 0.8 6.7 0 0 0.3 0.2 3.3 2.4 0.6 1.4 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài. Tỷ trọng đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Năm 2000 khu vực này chiếm 13% tỷ trọng nhưng đến năm 2004 đã lên tới 21.5% tương ứng với 465339 nghìn USD. Tính từ năm 1989-2005 kim ngạch xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.5 tỷ USD. Tốc độ gia tăng giá trị xuất khẩu đạt bình quân 29%/năm , cao hơn so với bình quân chung của thành phố là 12.4%,. Doanh nghiệp có vốn 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Năm 2005 chiêm71.8% tổng kim ngạch xuất khẩu,năm 2006 lên 79.9% còn doanh nghiệp liên doanh chiếm 27.9%,năm 2006 là 19.9%, hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể 0.3% và giảm xuống 0.2% năm 2006. Khu vực có vốn đâu tư nước ngoài năm 2004 đóng góp 465339 nghìn USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu thi đến năm 2005 lên tới 669900.032nghìn USD, năm 2006: 1190802.090 nghìn USD. Có thể nói sự đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu tăng lên một cách nhanh chóng. * Để đạt được các kết quả nêu trên là do nhiều nguyên nhân, nhưng nổi bật là một số nguyên nhân sau. Thứ nhất, cơ chế chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thông thoáng, minh bạch. Thành phố đã ban hành các quyết định về chính sách ưu đãi cho các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố trong từng thời kỳ, trong đó đẩy mạnh việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đầu tư nước ngoài, tạo mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp Thứ hai, kịp thời điều chỉnh, bổ sung và ban hành danh mục dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với tình hình thực tế. Căn cứ mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2010, thường xuyên điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001- 2010, đồng thời lựa chọn một số dự án trọng điểm trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục dự án quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài. Thứ ba, tích cực tuyên truyền, tiếp thị và quảng bá hình ảnh, môi trường và cơ hội đầu tư tại thủ đô. Phát hành một số lượng lớn tài liệu giới thiệu về tiềm năng, cơ hội đầu tư tại Hà Nội như sách giới thiệu kèm đĩa CD Rom (phiên bản tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Nhật), lập thông tin cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố, danh mục chi tiết các dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài để giới thiệu với các nhà đầu tư tại các hội thảo xúc tiến đầu tư, triển lãm. Thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, của cả nước, văn bản pháp luật mới, cơ hội đầu tư tại thành phố cho các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế như JETRO (Nhật Bản), KOTRA (Hàn Quốc), đại sứ quán, tổng lãnh sự quán các nước và trên các trang web của thành phố. Thứ tư, tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo xúc tiến, vận động đầu tư. Tổ chức một số hội thảo vận động đầu tư ở trong và ngoài nước như hội thảo xúc tiến đầu tư tại Đài Loan, Hồng Kông; các hội thảo xúc tiến đầu tư hằng năm tại Nhật; tổ chức các tọa đàm về đầu tư giữa các doanh nghiệp và các doanh nghiệp nước ngoài; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các tổ chức quốc tế (UN-ESCAP, GTZ, JICA) ,tham gia triển lãm tại Diễn đàn Đầu tư trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao APEC Việt Nam 2006 tại Hà Nội Thứ năm, tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư. Phối hợp với cơ quan GTZ (Đức) tổ chức khóa tiếng Anh chuyên ngành trong thời gian hai tháng cho cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư của thành phố. Thực tế thu hút FDI ở Hà Nội cho thấy cái được và cái chưa được luôn đan xen và chế định lẫn nhau. Cái chưa được trong lĩnh vực thu hút FDI trong thời gian qua chính là vấn đề HN cần phải xem xét, đi tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục nhằm đạt mục tiêu thu hút về FDI đã định. 2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2.1. Những hạn chế. Thứ nhất, Công tác quy hoạch chưa “đi trước một bước” , thiếu địa điểm hoặc địa điểm chưa được chuẩn bị , chưa đủ điều kiện hoặc nếu có địa điểm thì không đủ các thông tin cần thiết, liên quan đến địa điểm( Hiện trạng: ranh giới, diện tích, hạ tầng, đơn vị quản lý, kha năng GPMP, tái định cư…; Quy hoạch: Mục tiêu sử dụng đất , mật độ, tầng cao trung bình, chỉ giới đường đỏ, kết nối hạ tầng…) để cung cấp cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMột số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội.docx
Tài liệu liên quan