Đề tài Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ Viễn thông giai đoạn 2005 - 2010

Trên thế giới có nhiều cách diễn giải về khái niệm FDI, tùy theo góc độ tiếp cận của các nhà kinh tế. Tuy nhiên, cách định nghĩa được sử dụng rộng rãi hơn cả là do quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra. Theo IMF: “FDI là số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư mong muốn tìm được chỗ đứng trong quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường”. Khái niệm này nhấn mạnh vào hai yếu tố chính là tính lâu dài của hoạt động đầu tư và động cơ đầu tư là dành quyền kiểm soát trực tiếp hoạt động quản lý doanh nghiệp.

 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh, hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngoài theo qui định của luật này”.

 

doc101 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ Viễn thông giai đoạn 2005 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đều là doanh nghiệp thuộc vốn sở hữu của Nhà nước, trong đó bao gồm cả VNPT. Năm 2003, SPT đạt doanh thu 700 tỷ đồng. SPT bắt đầu cung cấp điện thoại cố định vào năm 2000, đầu tiên là cho khu vực phía nam thành phố và đến năm 2002 là cho toàn thành phố. Tốc độ gia tăng thuê bao chậm. Đến hết năm 2003, SPT có khoảng 24.200 thuê bao cố định tại thành phố Hồ Chí Minh. Để tăng thêm hiệu quả kinh doanh, SPT mong muốn mở rộng dịch vụ của mình ra các tỉnh gần thành phố Hồ Chí Minh và ra tận Hà Nội nhưng chưa được sự đồng ý của Bộ Bưu chính – Viễn thông. SPT ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với SLD (Hàn Quốc) phát triển mạng Viễn thông di động sử dụng công nghệ CDMA đầu tiên. Đến nay đã có khoảng 158000 thuê bao di động, phủ sóng 16 tỉnh thành. Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (ETC) Bằng Quyết định số 966/GP-BBCVT ngày 26/11/2004 của Bộ Bưu chinh – Viễn thông, công ty Thông tin Viễn thông Điện lực trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã chính thức tham gia vào thị trường Viễn thông Việt Nam. Năm 2003, doanh thu của ETC đạt 218 tỷ đồng. Một lợi thế của ETC là đã có cơ sở hạ tầng viễn thông rộng khắp do sử dụng hệ thống các tuyến cáp quang trên đường dây điện 500kV, 220kV, 110kV trải khắp đất nước. Năm 2003, ETC đã hoàn thành dự án nâng cấp tuyến đường truyền dẫn cáp quang trục Bắc-Nam lên 2,5Gb/s. Tuy nhiên việc triển khai cung cấp dịch vụ của ETC khá chậm. Công ty đang chuẩn bị cho việc cung cấp dịch vụ VoIP, đang triển khai thử nghiệm dịch vụ vô tuyến nội thị CDMA 2000 tại Hà Nội, Đà Nẵng và Đồng Nai. Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội. Viễn thông Hà Nội là công ty duy nhất được tư nhân đầu tư mua cổ phần dù số lượng còn rất khiêm tốn. Các cổ đông lớn nhất là: Hiệp hội Công nghệ cao và Viễn thông (với 56,25% cổ phần), Công ty Điện lực Hà nội (25%), Công ty cổ phần phát triển công nghệ cao (6,25%) và công ty Cổ phần chất dẻo Hanel (12,5%). Công ty đã thiết lập và đưa vào hoạt động 2 Trung tâm cung cấp dịch vụ truy cập Internet tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6/2003. Đang chuẩn bị các dự án triển khai cung cấp các dịch vụ Internet IXP, điện thoại Internet, VoIP trong nước, quốc tế và từng bước xây dựng mạng cố định nội hạt và thông tin di động. Ngày 18/2/2005, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã chính thức trao giấy phép cho dự án Viễn thông di động mặt đất CDMA 2000 thế hệ 3G cho Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội và đối tác Hutchison Việt Nam. Sự kiện này được ghi nhận là một hợp đồng hợp táckinh doanh (BCC) lớn nhất trong lĩnh vực Viễn thông tại Việt Nam. Tổng giá trị là 655,9 triệu USD, thời hạn 15 năm.  Công ty Thông tin điện tử hàng hải (Vishipel) Vishipel là công ty hoàn toàn trực thuộc Tổng công ty vận tải hàng hải. Công ty được phép cung cấp các dịch vụ là: - Dịch vụ Inmarsat và dịch vụ liên lạc radio cho các tàu thuyền trên biển - Dịch vụ VoIP trong nước và quốc tế. Công ty này có nhiệm vụ tổ chức triển khai công tác phát triển dịch vụ thông tin biển đảo, tàu- bờ. Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt cho các phương tiện hoạt động trên biển. Phục vụ cho các mục đích chuyên ngành khác như thuỷ sản, dầu khí. Tìm kiếm cứu nạn an toàn hàng hải góp phần tăng cường kiểm soát an ninh trên biển, bảo vệ môi trường biển, an ninh quốc phòng. Dự án xây dựng hệ thống các Đài Thông tin Duyên hải phần phía Bắc đã được đưa vào sử dụng tháng 3/2003. Đang tiếp tục thực hiện Dự án Thông tin Duyên hải phần phía Nam. Có kế hoạch cung cấp dịch vụ VoIP trong nước và quốc tế. Bên cạnh sáu công ty kể trên, có 7 công ty khác cũng được cấp phép cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, đáng lưu ý là có cả các dịch vụ truy cập Internet Viễn thông (xem phụ lục 1). Tuy nhiên, đa số các công ty này có tốc độ triển khai công việc rất chậm và gần như chưa cung cấp dịch vụ nào ngoại trừ hai công ty là Công ty Công nghệ Truyền thông FPT và Công ty Netnam đã triển khai cung cấp dịch vụ Internet. Để làm được điều này, Công ty Công nghệ truyền thông FPT được giúp đỡ rất nhiều từ một nhóm các công ty lớn trực thuộc FPT. Năm 2003, Công ty Công nghệ Truyền thông FPT đạt doanh thu 120 tỷ đồng, có khoảng 60.000 thuê bao Internet. Sở dĩ Netnam có thể cung cấp dịch vụ Internet là nhờ vào vai trò tiên phong của công ty này trong việc giới thiệu thư điện tử và Internet vào Việt Nam. Netnam là một công ty chủ yếu làm công tác nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra Netnam có một số lượng lớn khách hàng trung thành từ khi mới hình thành Internet ở Việt Nam. 1.4. Vị trí độc tôn của VNPT trong thị trường Viễn thông Việt Nam. Hiếm thấy ở quốc gia nào lại có một doanh nghiệp chiếm tới 93,51% thị phần Viễn thông như VNPT ở Việt Nam. Nguyên nhân của điều này là do VNPT thực sự có mọi thứ liên quan đến cơ sở hạ tầng mạng. Những doanh nghiệp khác trong ngành phải mượn hoặc thuê của họ. Vấn đề ở chỗ việc thuê hay mượn gặp rất nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian và chi phí cao. Đặc biệt, vì VNPT giữ toàn quyền quyết định việc cho phép kết nối vào mạng, nên ngay cả khi đã có trạm phát sóng rồi nhưng VNPT không cho kết nối, đường truyền dẫn bị tắc thì các doanh nghiệp cũng không thể cung cấp dịch vụ được. Trong thị trường thông tin di động, VNPT có hai nhà cung cấp lớn nhất hiện nay là VinaFone và MobiFone, riêng hai hãng này đã có số thuê bao chiếm 90% tổng số thuê bao, S-Fone chiếm 5%, Viettel chiếm 2%. Số thuê bao di động của hai mạng MobiFone và VinaFone Năm MobiFone VinaFone 1998 148000 60000 1999 179000 126000 2000 345000 406000 2001 434000 750000 2002 672000 1050000 (Nguồn: Paul Budde communication based on industry data) Trong việc kinh doanh mạng Internet, Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) chiếm 57% thị phần. Không những thế, VDC còn là nhà độc quyền về cổng Internet. Vị trí thống trị của VNPT gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước và cho cả những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, mà nổi cộm là: Thứ nhất, không phân phối hợp lý việc sử dụng phương tiện của mạng VNPT nắm quyền cho phép kết nối mạng. Tuy nhiên VNPT thường xuyên lấy lý do mạng chưa đủ khả năng để từ chối sự kết nối của các công ty khác, hoặc chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ yêu cầu của các công ty. Trường hợp của Viettel là ví dụ điển hình. Ngày 30/10/2002, Viettel gửi văn bản chính thức đề nghị VNPT xem xét kế hoạch mở mạng VoIP trên 21 tỉnh thành và yêu cầu tăng khả năng kết nối cho 17 tỉnh thành vào năm 2003. Tuy nhiên, kết quả là VNPT chỉ cho phép Viettel mở mạng của mình ở 9 tỉnh. Mâu thuẫn ở chỗ, trong khi mạng không đủ khả năng cho các công ty khác kết nối thì nó lại luôn sẵn sàng đối với bản thân VNPT. Năm 2003, VNPT lắp đặt thêm 1,7 triệu đường dây mới, còn các doanh nghiệp khác chỉ phát triển được 50.000 đường dây. Thứ hai, doanh nghiệp khác phải sử dụng phương tiện mạng với giá cao Các công ty phản ánh rằng, giá sử dụng các phương tiện mạng mà VNPT đưa ra là quá cao. Theo Bà Nguyễn Thị Cúc của SPT, SPT phải thuê kênh riêng từ Công ty Viễn thông quốc tế (VTI), một bộ phận của VNPT, với giá cao gấp 4 lần so với giá VTI đi thuê các hãng nước ngoài. Thứ ba, có sự trợ cấp cho các thành viên của VNPT Hệ thống hạch toàn tài chính phụ thuộc lẫn nhau giữa các công ty thành viên của VNPT thường được xem như sự trợ cấp. Ví dụ rõ nét nhất là dịch vụ điện thoại di động của Công ty Thông tin di động (GPC) và VDC không hạch toán độc lập nhau như trong Nghị định 91 và cũng không phải trả phí kết nối. Theo Quyết định 217/2003/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, phí kết nối của các công ty Viễn thông được đặt ra mà không có sự khác nhau giữa các công ty và giữa các thành viên của công ty với công ty khác. Tức là, mọi công ty đều phải trả phí kết nối. Tuy nhiên, MobiFone và VinaFone lại không phải trả khoản tiền này, mặc dù đúng theo quy định thì phí kết nối giữa hai công ty là 756Đ/phút. Nhờ đó, hai mạng MobiFone và VinaFone có thể giảm cước một cách đáng kể. Thứ tư, bị từ chối dịch vụ Có nhiều phản ánh về việc VNPT từ chối cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng của Viettel và S-Fone. Theo quy định, VNPT phải dung cấp mọi dịch vụ hiện có trong mạng tới khách hàng thuộc hãng khác đã kết nối. Tuy nhiên, ví dụ dịch vụ tổng đài 116 của VNPT đã bị từ chối trả lời mạng 177 và 178. VNPT còn từ chối cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cho thuê bao Viettel, ví dụ như dịch 1900, 1800. Ngoài các khó khăn điển hình kể trên mà VNPT gây ra cho các doanh nghiệp khác. VNPT còn lạm dụng quyền đo đạc kỹ thuật để cản trở hoạt động của các doanh nghiệp, thậm chí ép họ chỉ dùng dịch vụ của VNPT (trường hợp NetSorf phải bán dịch vụ Internet VNN trả trước, Fone VNN... nếu không sẽ bị cắt kết nối ADSL). Tóm lại, Tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam VNPT đã có rất nhiều đóng góp cho sự phát triển của Viễn thông nước nhà và đã thành công trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Nhưng vai trò thống trị của VNPT cần thiết phải giảm bớt để tạo ra một thị trường Viễn thông cạnh tranh hơn, kinh doanh hiệu quả hơn. 1.5. Các loại hình dich vụ mới gần đây Các dịch vụ Viễn thông ở Việt Nam bao gồm hầu hết các dịch vụ được liệt kê trong danh sách của Liên hợp quốc và WTO, bao gồm hai nhóm chủ yếu là dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng. Trong dịch vụ cơ bản, chỉ dịch vụ di động vệ tinh là chưa được cung cấp. Vào giữa năm 2004 hầu hết các dịch vụ giá trị gia tăng đã được thành lập. Năm 2003 chứng kiến sự mở rộng các dịch vụ mới của các công ty Viễn thông. Dịch vụ di động sử dụng công nghệ CDMA (Công nghệ di động đa truy cập chia mã) lần đầu tiên được S-Fone giới thiệu vào tháng 6/2003. Công nghệ di động GPRS được Mobiphone cung cấp tháng 9/2003 với chi phí truyền dữ liệu là 50đ/kb. và một loạt các công nghệ truyền tin đa phương tiện cũng được xuất hiện ngay sau đó. Internet tốc độ cao sử dụng công nghệ ADSL (Công nghệ truy cập băng rộng) và di động Internet cũng đã được giới thiệu đến những cá nhân và tổ chức đang có nhu cầu sử dụng nhiều Internet. Vào tháng 6 năm 2003, sau một thời gian dài trì hoãn, Bộ Bưu chính-Viễn thông đã cho phép sử dụng điện thoại Internet (từ máy tính tới máy tính cho cả cuộc gọi trong nước lẫn quốc tế, và máy tính tới điện thoại cho cuộc gọi đi quốc tế). Điều này đã làm giảm đáng kể chi phí cho các cuộc gọi quốc tế. Tháng 10 năm 2003, Công ty điện báo và truyền số liệu (VDC) đã thiết lập mạng riêng ảo (VPN). Một tháng sau đó, VDC trở thành công ty đầu tiên cung cấp dịch mạng nội bộ không dây băng rộng (WIFI). 1.6. Chất lượng của các dịch vụ Chất lượng dịch vụ được đánh giá chủ yếu trên các tiêu chí là: thời gian kết nối, tốc độ truyền dẫn, độ tin cậy của các dịch vụ (dịch vụ có thường xuyên bị ngắt hay không) và các công nghệ đã triển khai. Tổng hợp đánh giá các tiêu chí này được thể hiện ở các bảng biểu đồ sau: 1 Rất nhanh 2 Nhanh 3 Bình thường 4 Chậm 5 Rất chậm thời gian kết nối 0 1 2 3 4 5 Kết nối Internet Truyền dữ liệu Điện thoại di động Kết nối nội hạt Kết nối liên tỉnh Kết nối quốc tế (Nguồn: Bản báo cáo tổng hợp về Viễn thông Việt Nam của VNCI) Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy thời gian kết nối Internet và kết nối quốc tế, truyền dữ liệu và kết nối điện thoại di động ở mức bình thường có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, thời gian kết nối liên tỉnh mà đặc biệt là kết nối nội hạt còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. 1 Rất nhanh 2 Nhanh 3 Bình thường 4 Chậm 5 Rất chậm (Nguồn: Báo cáo tổng hợp về Viễn thông Việt Nam của VNCI) Tốc độ truyền dẫn của các dịch vụ chỉ ở mức bình thường và chậm, đặc biệt là đối với dịch vụ Internet và WiFi. 1 Không bao giờ 2 Đôi khi 3 Bình thường 4 Thường xuyên 5 Rất thường xuyên (Nguồn: Báo cáo tổng hợp về Viễn thông Việt Nam của VNCI) Biểu đồ trên thể hiện rằng: sự cố xảy ra với đường dây điện thoại cố định là hiếm, ngược lại, dịch vụ điện thoại di động thường bị lỗi hơn rất nhiều với nguyên nhân chủ yếu do nghẽn mạch. Các dịch vụ như quay số, ADSL thỉnh thoảng bị ngắt còn các dịch vụ khác thì tần số ngắt tương đối thấp ở mức chấp nhận được. 1 Công nghệ rất mới 2 Công nghệ tương đối mới 3 Trung bình 4 Công nghệ cũ 5 Công nghệ rất lạc hậu (Nguồn: Báo cáo tổng hợp về Viễn thông Việt Nam của VNCI) Như vậy, công nghệ được sử dụng để cung cấp các dịch vụ là tương đối mới, ngoại trừ có công nghệ truy cập Internet là còn ở mức trung bình. Tóm lại, chất lượng của các dịch vụ Viễn thông được cung cấp ở Việt Nam là ở mức độ trung bình. Vấn đề cần giải quyết ngay là phải nâng cao tốc độ truyền dẫn. 1.7. Giá cước các dịch vụ Giá cước các dịch vụ Viễn thông của Việt Nam do Bộ Bưu chính Viễn thông (trước kia là Tổng cục Bưu điên) điều chỉnh. Cước Viễn thông ở Việt Nam vẫn được trợ cấp và chưa tương xứng với chi phí. Đến thời điểm năm 2000, cước quốc tế của Việt Nam vẫn thuộc hàng cao nhất thế giới, cước các dịch vụ khác như di động, thuê kênh riêng, Internet và các dịch vụ giá trị gia tăng còn chưa đạt mức trung bình của khu vực. (Nguồn: Tổng cục Bưu điện, số liệu năm 2000) Từ năm 2001, Bộ bưu chính Viễn thông đã tiến hành chín lần giảm giá cước và kết quả là giá cước dịch vụ Viễn thông đã giảm đáng kể. Năm 2001, Tổng cục Bưu điện điều chỉnh 6 loại cước. Trong đó, cước điện thoại quốc tế IDD (PSTN) giảm khoảng 15%; cước thuê kênh quốc tế giảm 20%; cước thuê kênh trong nước giảm 15-30%; cước thuê bao điện thoại di động giảm 25%. Riêng cước Internet có mức giảm lớn nhất, 70% gồm cả cước thuê cổng IXP, cước truy cập gián tiếp qua mạng PSTN. Năm 2002, Tổng cục lại tiến hành 2 đợt điều chỉnh cước. Đáng chú ý là đợt 1 giảm 25% cước thuê kênh Viễn thông liên tỉnh. Năm 2003, các mức cước được điều chỉnh với mức giảm tối đa là 35%. Với những đợt giảm cước trên, cước Viễn thông đã hạ xuống đáng kể. Theo Bộ Bưu chính Viễn thông “Từ 1/1/2004, cước điện thoại và thuê kênh quốc tế của Việt Nam đã tương đương với mức trung bình của ASEAN”. Theo bản Báo cáo Liên Bộ trình Chính phủ ngày 3/6/2004, thì “Cước Viễn thông quốc tế của Việt Nam đã bằng và thấp hơn so với một số nước trên thế giới”. Đây là những thành công rất đáng ghi nhận của Viễn thông Việt Nam trong nỗ lực giảm giá cước. Giá cước một số dịch vụ của VNPT đưa ra ngày 1/4/2005 Dịch vụ Cước Dịch vụ Cước Dịch vụ Cước Gọi nội hạt 40-120đ/p Di động trả sau Internet VNN Gọi liên tỉnh Hoà mạng 181.818đ Hoà mạng 100.000đ Nội vùng 909đ Thuê bao tháng 72.727đ Cước truy cập 40-180đ/p Cận vùng 1636đ Cước liên lạc 727đ/30s Cách vùng 2273đ Di động trả trước Gọi quốc tế 0,65-0,75USD/p Simcard 136.000đ Gọi quốc tế 1717 0,35-0,5USD/p Cước liên lạc 1.182đ/30s Gọi quốc tế 171 0,42-0.6USD/p Nhắn tin 454đ/tin (Nguồn: Bảng so sánh cước Viễn thông của một số nước trong khu vực Các nước Cước điện thoại quốc tế qua từng giai đoạn (USD / phút) Từ 1/4/2004 Từ 1//5/2005 Cước di động qua từng giai đoạn (VNĐ / phút) Từ 1/4/2003-1/5/2004 Cước di động của Việt Nam so với khu vực Cao (+), Thấp (-) Từ 1/4/2004 Từ 1/5/2004 Việt Nam 0,90 0,65 3.000-2.727 Campuchia 1,42 1,42 4.530 - 34% - 40% Indonesia 0,71 0,71 Lào 1,93 1,35 Bruney 1,18 1,18 5.160 - 42% - 47% Malaysia 0,68 0,68 2.503 +20% + 9% Myanmar 2,38 2,38 Philippines 0,36 0,36 2.476 + 21% + 10% Thailand 0,64 0,64 1.813 + 65% + 50% Singapore 0,76 0,76 4.850 - 38% - 44% Trung Quốc 0,97 0,97 2.300 + 30% + 19% Nhật Bản 1,89 1,64 11.857 - 75% - 77% Hàn Quốc 0,85 0,81 4.703 - 36% - 42% Mức trung bình ASEAN+3 1,12 1,05 5.684 - 47% -52% (Nguồn: htttp://www.vnexpress.net) Tuy nhiên, bên cạnh những thành công kể trên, cước Viễn thông của Việt Nam theo đánh giá chung là vẫn cao. Đặc biệt là cước quốc tế. Theo xếp loại của Ngân hàng thế giới, nếu đứng trên mặt bằng thu nhập của người dân thì cước quốc tế của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Cuba và Guyna. Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), vì giá thành dịch vụ Viễn thông thế giới có xu hướng giảm nhanh qua các năm nên giá cước của Việt Nam còn phải giảm giảm nhiều nữa. Chỉ tính 3 năm 2001-2003, giá thành của Viễn thông thế giới đã giảm với tỷ lệ như sau: Điện thoại nội hạt Giảm 11,18% Điện thoại đường dài liên tỉnh PSTN Giảm 10,49% Điện thoại quốc tế PSTN Giảm 20,11% Điện thoại di động quốc tế Giảm 19,71% Điện thoại di động trong nước Giảm 8,65% Như vậy, theo Cục Quản lý giá thì Bộ Bưu chính Viễn thông cần tiếp tục có biện pháp điều chỉnh cước Viễn thông sao cho phù hợp với xu hướng của thế giới. Bên cạnh đó, khi tiến hành điều tra lấy ý kiến của các doanh nghiệp Việt Nam về mức cước Viễn thông thì hầu hết các doanh nghiệp đều khẳng định mong muốn cước Viễn thông giảm nhiều hơn nữa. Ta có bảng kết quả điều tra như sau: Bảng kết quả điều tra đánh giá của doanh nghiệp về mức cước Viễn thông Tất cả các doanh nghiệp Ngân hàng Dịch vụ Sản xuất Gọi quốc tế 1.48 1.60 1.35 1.69 Gọi liên tỉnh 1.77 1.73 1.81 1.45 Gọi nội hạt 2.38 2.50 2.11 2.25 Điện thoại di động 1.62 1.91 1.48 1.46 Truy cập Internet 1.98 1.70 2.08 2.00 ADSL 2.37 2.00 2.39 2.89 WiFi 2.54 1.33 3.20 4.33 VoIP 2.84 3.00 2.77 4.00 Thuê kênh riêng 1.63 1.22 1.88 2.38 Truyền dữ liệu 2.03 1.57 2.40 3.50 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp về Viễn thông Việt Nam của VNCI) Ghi chú: 1 = Quá cao 3 = Bình thường 2 = Cao 4 = Thấp Nhìn vào bảng nhận thấy rằng, các doanh nghiệp chỉ có thể tương đối chấp nhận mức cước gọi nội hạt, cước ADSL, WiFi, VoIP và cước truyền dữ liệu. Ngoài ra cước dịch vụ khác như gọi cước tế, cước liên tỉnh... đang là trở ngại lớn cho việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nguyên nhân chính của việc giá cước cao là nằm ở cơ chế độc quyền trong ngành Viễn thông. Một chuyên gia kinh tế nhận định: “Rõ ràng dù có nỗ lực nhất định, song cơ chế độc quyền chiếm giữ dịch vụ thiết yếu này đang bộc lộ ngày càng nhiều nhược điểm. Thực tế cho thấy, Việt Nam hiện chỉ có hai công ty nhà nước thâu tóm thị trường Viễn thông trong khi ở Thái Lan là năm công ty lớn đều thuộc tư nhân, trong đó phía nước ngoài có thể nắm giữ 25% cổ phần của các công ty này. Do vậy, cước di động của Thái Lan mới rẻ hơn một nửa so với Việt Nam. Số người sử dụng di động của Thái Lan là 23/40 người, cao hơn Việt Nam nhiều”. 1.8. Kết luận Kết quả Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Viễn thông Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt, góp phần to lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân và dần trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. ITU đánh giá “Tốc độ phát triển Viễn thông của Việt Nam đứng hàng thứ 2 trên toàn thế giới”. Hạ tầng mạng tương đối hoàn chỉnh và gần như bao trùm toàn quốc. Loại hình các dịch vụ phong phú, hầu hết các dịch vụ được thế giới sử dụng đã cung cấp ở Việt Nam. Các doanh nghiệp Viễn thông đã rất nỗ lực cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ và hạ giá thành. Dịch vụ Viễn thông phục vụ, hỗ trợ đắc lực cho quá trình sản xuất kinh doanh cho mọi doanh nghiệp. Bên cạnh những thành công đạt được, Viễn thông Việt Nam còn phải cố gắng hơn nữa để khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Hạn chế Đến nay, Viễn thông Việt Nam vẫn mắc phải những hạn chế như: - Hạ tầng mạng còn chưa hoàn toàn hiện đại và đồng bộ. Đặc biệt, mạng di động còn chưa phủ sóng đến các vùng sâu, vùng xa. Cơ chế quản lý, khai thác mạng tồn tại nhiều bất hợp lý. - Công nghệ sử dụng còn đi sau so với thế giới - Cước Viễn thông cao so với mức sống của người dân - Tính cạnh tranh trong thị trường thấp. Dù đã có chủ trương nhưng tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông quá chậm, đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào được cổ phần hóa. Đầu tư nước ngoài vào ngành này rất ít do bị giới hạn về hình thức đầu tư. Nguyên nhân Giải thích cho những hạn chế của Viễn thông của Việt Nam có 3 nguyên nhân chính: Thứ nhất, do thiếu vốn đầu tư. Phần lớn vốn đầu tư cho Viễn thông là xin từ ngân sách và dựa vào tích luỹ của doanh nghiệp để tái đầu tư. Vốn tư nhân rất ít, còn các hình thức huy động vốn từ bán cổ phần hay cổ phiếu thì chưa hề có, vốn đầu tư nước ngoài bị hạn chế. Thiếu vốn tất yếu không thể đầu tư một cơ sở hạ tầng mạng hiện đại, vượt qua những trở ngại địa lý mở rộng đến những vùng xa xôi. Thiếu vốn thì phải cung cấp dịch vụ giá cao, tích góp tiền đầu tư tiếp. Thứ hai, do khoa học công nghệ nước nhà chưa phát triển đủ tầm. Muốn phát triển Viễn thông đòi hỏi phải phải có những công nghệ kỹ thuật mới nhất, phải có máy móc thiết bị hiện đại. Nền khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ cao của Việt Nam còn có khoảng cách quá xa với các nước. Do đó nếu không thực hiện chuyển giao công nghệ thì Viễn thông Việt Nam trong tương lai chắc chắn sẽ tụt lại so với các nước. Thứ ba, do yếu tố Luật pháp, cơ chế chính sách liên quan đến Viễn thông. Việt Nam còn duy trì chính sách bảo hộ hoàn toàn cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động khai thác Viễn thông. Các doanh nghiệp mới thành lập thì bị chèn ép, nhà đầu tư nước ngoài lại chưa có hình thức đầu tư hợp lý nhất, hiệu quả nhất. - Trong 3 nguyên nhân kể trên, thiếu vốn là nguyên nhân chính yếu nhất. Vậy làm thế nào để có đủ vốn? Một giải pháp có thể góp phần tháo gỡ tình trạng này là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài không những giúp Viễn thông Việt Nam giải quyết việc thiếu vốn mà còn là con đường nhanh nhất giúp ngành này trang bị công nghệ tiên tiến. II. Tình hình thu hút vốn FDI vào lĩnh vực Viễn thông ở Việt Nam 2.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Sau 17 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đến hết năm 2004, cả nước có khoảng 6.200 dự án ĐTNN được cấp Giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký 58,7 tỷ USD (kể cả bổ sung). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, tính đến cuối năm 2004 còn 5130 dự án đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký 45,9 tỷ USD. Bình quân mỗi năm có 375 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 3,5 tỷ USD. Tổng vốn ĐTNN thực hiện từ năm 1988 đến hết năm 2004 đạt 31 tỷ USD (gồm cả vốn thực hiện của các dự án hết hạn hoặc giải thể trước thời hạn); trong đó vốn bên ngoài đưa vào khoảng 27,9 tỷ USD, chiếm 89,7% tổng vốn thực hiện. Bảng thể hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua các năm Năm Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) 1988-1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1452 315 335 265 311 371 523 754 772 723 18477 8497.3 4649.1 3897.0 1568.0 2010.4 2535.5 2557.7 2915.8 - 8254 2914 3215 2369 2535 2450 2431 2590 2650 2850 (Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2003 và Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - Về nộp ngân sách: Thu ngân sách từ khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong 5 năm 1996-2000 đạt gần 1,45 tỷ USD, gấp 4,5 lần 5 năm trước đó, bình quân chiếm 6-7% nguồn thu ngân sách. Tình hình cụ thể các năm 2001-2004 như sau: Năm 2001 2002 2003 2004 Nộp ngân sách (triệu USD) 373 459 628 800 Phần trăm tăng lên so với năm trước (%) - 23 36,8 27.3 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - Về cơ cấu nguồn vốn theo đối tác, tính đến cuối năm 2004, các nước Châu á vẫn là đối tác đầu tư chính vào Việt Nam, đạt khoảng 17,32 tỷ USD, chiếm 67% tổng vốn thực hiện. Xét về vốn thực hiện, Nhật Bản là nước đứng đầu với số vốn thực hiện đạt 4,2 tỷ USD, chiếm 16,3%; tiếp theo là bốn quốc gia và vùng lãnh thổ châu á theo thứ tự là Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc và Hồng Kông với tỷ lệ tương ứng là 12,3%; 11,2%; 10,7% và 7,5%. Các nước Châu Âu (kể cả EU) đạt khoảng 5,82 tỷ USD, chiếm 22,5% tổng vốn thực hiện; các nước Bắc Mỹ chiếm 3,6%, úc và New Zealand chiếm 1,3%; các nước khác chiếm 5,6% tổng vốn thực hiện. Xét về vốn đăng ký, các nước châu á đạt khoảng 32,9 tỷ USD, chiếm 70% tổng vốn đăng ký. Các nhà đầu tư từ EU đạt 7,97 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng vốn đăng ký. Các nhà đầu tư từ Bắc Mỹ chiếm 3,8%, trong đó Hoa kỳ chiếm 2,7%. Vốn đầu tư của các nhà đầu tư úc và New Zealand chiếm 1,8% và các nước khác 7,5%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo nước 1988-2004 (tính tới ngày 31/12/2004 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Nước, vùng lãnh thổ Số dự án TVĐT (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) 1 Singapore 335 7.988 3.381 2 Đài Loan 1.262 7.920 3.145 3 Nhật Bản 493 5.420 4.253 4 Hàn Quốc 847 4.789 2.888 5 Hồng Kông 326 3.228 1.941 6 British VirginIslands 212 2.426 1.141 7 Pháp 142 2.153 1.060 8 Hà Lan 53 1.835 1.974 9 Thái Lan 116 1.385 756 10 Malaysia 164 1.336 811 11 Hoa Kỳ 215 1.291 729 12 Vương quốc Anh 62 1.217 600 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - Đầu tư trực tiếp nước ngoài xét theo địa phương Đầu tư nước ngoài theo địa phương 1988-2004 (tính tới ngày 31/12/2004 – chỉ tín các dự án còn hiệu lực) STT Địa phương Số dự án TVĐT (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) 1 TP Hồ Chí Minh 1.595 11.528 6.077 2 Hà Nội 549 8.021 6.702 3 Đồng Nai 609 7.594 3.613 4 Bình Dương 913 4.289 1.766 5 Bà Rịa – Vũng Tàu 110 2.153 1.397 6 Dầu khí 27 1.898 4.434 7 Hải Phòng 165 1.719 1.2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3053.doc
Tài liệu liên quan