TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI TRANG
A. LỜI NÓI ĐẦU 3
B. NỘI DUNG 4
I. QUAN NIỆM VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 4
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
1. Quan niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI ) 4
2. Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài Đối với việt nam 6
2.1. Nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển kinh tế 6
2.2. Chuyển giao công nghệ mới 6
2.3. Thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế 7
2.4. Tạo thêm nhiều việc làm 7
2.5. Động lực phát triển kinh tế 8
II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 8
VÀO VIỆT NAM
1. Tình hình FDI từ 1988 đến nay 8
2. Kêt quả đầu tư trực tiếp nước ngoài sau 20 năm: 12
2.1 tình hình cấp phép chung: 12
2.2 Tình hình tăng vốn đầu tư chung: 12
2.3 Cơ cấu vốn đàu tư: 12
3. Đánh giá tác động của đằu tư nước ngoài: 14
3.1 Về kinh tế: 14
3.2. Về mặt XH 16
3.3. Về mặt môi trường 17
4. Những hạn chế trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 17
tại Việt Nam
4.1. Môi trường đầu tư 17
4.2. Hạn chế trong việc xây dựng, xét duyệt các dự án FDI 18
4.3 Hạn chế trong công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài 19
5. Những vấn đề đặt ra 20
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU VỐN ĐẦU TƯ 21
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
1. Cải thiện môi trưòng đầu tư 21
2. Hoàn thiện hệ thống luật pháp 21
3 Thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 21
4 Các giải pháp trong xây dựng và xét duyệt các dự án FDI 23
C. KẾT LUẬN 26
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp thu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nghiêp hoá, hiện đai hoá.
2.4. Tạo thêm nhiều việc làm
Khu vực cú vốn đầu tư nước ngoài đó tạo nhiều việc làm, thụng qua đú giải quyết vấn đề cụng ăn việc làm cho nền kinh tế. Thụng thường, thu nhập bỡnh quõn của người lao động làm việc trong cỏc doanh nghiệp cú vốn đầu tư nướcngoài cao hơn cỏc doanh nghiệp trong nước, do đú đó tạo ra sự cạnh tranh nhất định trờn thị trường lao động. Sự hấp dẫn về thu nhập cựng với đũi hỏi cao về trỡnh độ là những yếu tố tạo nờn cơ chế buộc người lao động Việt Nam cú ý thức tự tu dưỡng, rốn luyện nõng cao tay nghề để được vào làm việc tại cỏc doanh nghiệp này. Sự phản ứng theo dõy chuyền tự nhiờn, sự cạnh tranh giữa cỏc doanh nghiệp đó giỳp cho lực lượng lao động Việt Nam cú trỡnh độ và tỏc phong làm việc hiện đại hơn.
2.5. Động lực phát triển kinh tế
Tỉ trọng vốn đầu tư nước ngoài ngay càng chiếm tỉ lệ cao trong nền kinh tế quốc dân vơi tốc độ tăng trưởng ở khu vực có vốn đầu tư nươc ngoài luôn ở mưc cao nó góp phần quan trọng việc tăng GDP của cả nước. Nền kinh tế có sự tham gia của các doanh nghiệp nươc ngoài thúc đảy quá trình cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ làm cho nền kinh tế trở nên năng động hơn
II. thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam
1. Tình hình FDI từ 1988 đến nay
Trước khi mở cửa
Ngày 18-7-1977 chính phủ đã ban hành điều lệ về đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam trong đó: "Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam hoan nghênh việc đầu tư của nước ngoài ở trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam và hai bên cùng có lợi". Nhiều chính sách khuyến khích đầu tư đã được đưa ra nhằm thu hút đầu tư. Năm 1978 Việt Nam gia nhập hội đồng tương trợ kinh tế SEV và ký hiệp định hợp tác Việt Nam - Liên Xô đã đánh đấu quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đất nước còn chiến tranh cơ sơ vật chất kỹ thuật còn yếu kém hệ thóng pháp luật không phù hợp với thông lệ quốc tế cùng với sự bao vây cấm vận của Mỹ hoạt động kinh tê đói ngoại của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, hoạt đông kinh tế đối ngoại chủ yếu diễn ra với Liên Xô và các nước XHCN . Trong thời kỳ này đã có sự đầu tư của Liên Xô và các nước XHCN vào Viêt Nam tuy nhiên số lượng không đáng kể.
Sau khi mở cửa
Sau khi ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 12/1987. Năm 1988 đã có 37 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 366 triệu USD. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời phù hợp với xu hướng của sự hợp tác nhiều mặt, nhiều chiều, tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Tuy nhiên sau hai năm thực hiện đầu tư nước ngoài cũng đã bộc lộ một số quan điểm chưa phù hợp với điều kiện thực tế và thông lệ quốc tế. Vì vậy chúng ta đã thực hiện hai lần sửa đổi. Luật bổ sung thứ nhất được quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30-6-1990 và luật sửa đổi thứ hai là vào 23-12-1992. Trên cơ sở nhận thức ngày càng đúng đắn về hoạt động đầu tư nước ngoài, chúng ta đã có quan điểm rõ ràng về thu hút và sử dụng nguồn lực bên ngoài để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế. Chúng ta coi trọng nguồn lực trong nước là quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của nền kinh tế.
Giai đoạn trước 1996: FDI liên tục gia tăng cả về số dự án và vốn đầu tư.
Trong giai đoạn này Việt Nam đã đạt đươc nhưng thành tưu trong hoạt động đối ngoại. Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với Trung Quôc vào năm 1991 và với Mỹ năm 1994 cùng với đó là việc Việt Nam gia nhâp vào hiệp hội các nước Đông Nam á ( ASEAN ) đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Trong giai đoạn 1991 – 1995 đã có 1398 dự án với tộng số vốn đầu tư đạt 16,244 tỷ USD. Tổng số vốn đăng ký vào năm 1996 đạt mức kỷ lục 8,6 tỷ USD. Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 50% một năm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng đáng kể từ mức 37 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 342 triệu USD năm 1988 lên 326 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 8640 triệu USD năm 1996.
Giai đoạn từ 1996 đến 2000:FDI liên tục giảm.
Đến cuối 1995 việc thu hút FDI vào Việt Nam đã bộc lộ những hạn chế trước hết về quan niệm không thực sự đúng đắn vê FDI cùng với đó là những cơ chế chính sách đã gây trở ngại chô việc thu hút FDI vào Viêt Nam. Trong thời kỳ này diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 1997 đã gây trở ngại không nhỏ trong thu hùt FDI vào Việt Nam.
Trong giai đoạn 1997-2000 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm trung bình khoảng 24% một năm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giảm đáng kể từ mức vốn đầu tư đăng ký khoảng 8,6 tỷ USD năm 1996 xuống còn 1,9 tỷ USD năm 2000. Ngoài ra, trong giai đoạn này, còn có một xu hướng khác rất đáng lo ngại và vốn đầu tư giải thể tăng cao hơn nhiều so với giai đoạn trước. Tổng số vốn đầu tư giải thể giai đoạn 1997-2000 khoảng 2,56% tỷ USD so với 2,69 tỷ USD của năm trước đó cộng lại.
Giai đoạn tư 2000 đến 2005: FDI vào Việt Nam đã có sự phục hồi nhưng còn rất chậm chạp.
Trước sự sụt giảm của lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chính phủ Việt Nam đã có những điều chỉnh nhằm thu hút đầu tư như : mở cửa thị trường vốn, điều chỉnh chính sách bảo hộ sản xuất, cắt giảm thuế…Luật đầu tư và luật doanh nghiệp ra đời đã tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư. Biên cạnh đó Việt Nam còn đẩy mạnh hoạt đọng đàm phán để gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Những hoạt động chính phủ thực hiện đã có tác động nhất định đối với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tuy nhiên sự phục hồi của FDI vẫn còn diễn ra hết sức chậm chạp. Vốn đăng kí năm 2001 là 2,592 tỷ USD bằng 128% năm 2000. Hai năm tiếp theo vốn đăng ký lại giảm sút, năm 2002 là 1,621 tỷ USD chỉ bằng 62,5% năm 2001, năm 2003 là 1,94 tỷ USD xấp xỉ năm 2000 vốn đăng ký năm 2004 là 2,1 tỷ USD tăng 10,5% so với năm 2000. Năm 2005 đã thu hút 3,6 tỷ USD vốn đầu tư
Giai đoạn từ 2006 đến nay: Đã có bươc nhảy vọt trong thu hút FDI vào Việt Nam
Trong giai đoạn này đánh dấu sự hội nhập sâu rộng của nên kinh tế Việt Nam. Tháng 12 năm 2006 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới , hình ảnh , và vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao.
Trong năm 2006, cả nước đã thu hút được trên 10,2 tỉ USD vốn đăng ký mới, tăng 57% so với năm trước và đạt mức cao nhất từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, vượt mức kỷ lục năm 1996 là 8,6 tỷ USD. Trong tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng kỳ năm 2006 có gần 8 tỷ USD vốn của hơn 800 dự án và hơn 2,2 tỷ USD vốn tăng thêm của 440 dự án mở rộng sản xuất kinh doanh. Như vậy , cả vốn đầu tư đăng ký mới và vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh đều tăng mạnh so với năm 2005, trong đó vốn đăng ký của các dự án mới tăng 77%. vốn ĐTNN được đẩy mạnh. Tiến độ giải ngõn vốn ĐTNN trong năm 2006 được đẩy nhanh, nhất là đối với cỏc dự ỏn tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Tổng vốn ĐTNN thực hiện trong cả năm ước đạt trờn 4,1 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm trước.
Thu hút đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2007 đã đạt trên 20,3 tỷ USD vốn đăng ký bằng 1/4 tổng số vốn FDI còn hiệu lực kể từ 1988 đến nay. đây được xem là kỷ lục trong 20 năm qua và là hiệu ứng ngoại mục của năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO.Đáng chú ý là chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng được nâng cao rõ rệt theo hướng hiện đại hoá đất nước. Biểu hiện trước tiên là tỷ lệ tăng vọt àafu tư vào khu vực kinh tế dịch vụ. Trong số 1445 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 18 tỷ USD thì khu vực dich vụ chiếm 28.5% số dự án và 46.3 số vốn công nghiệp vẫn là lĩnh vực thu hút được nhiều dự án với 56.4% số dự án và 34.6% số vốn.
Bộ kế hoạch đầu tư xác định nhiệm vụ trọng tõm của năm 2008 sẽ là cụng tỏc giải ngõn. Bộ Kế hoạch Đầu tư trong năm 2008 đặt kế hoạch thu hỳt 15 tỷ USD vốn FDI, thấp hơn so với năm trước, để tập trung cho nhiệm vụ: lựa chọn cỏc dự ỏn đầu tư nước ngoài sao cho cú lợi nhất cho việc phỏt triển kinh tế đất nước; khụng chỉ đặt mục tiờu thu hỳt nhiều vốn FDI mà quan trọng nguồn vốn FDI vào Việt Nam phải phự hợp với khả năng tiếp nhận của nền kinh tế, phự hợp với quy hoạch của cả nước và quy hoạch của từng địa phương, vựng lónh thổ.
2. Kêt quả đầu tư trực tiếp nước ngoài sau 20 năm:
2.1 tình hình cấp phép chung:
tính đén cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án đàu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhân đàu tư với tổng số vốn đăng ký 98 tỷ USD. Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giả thể trước thời hạn, hiện có 8590 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 83.1 tỷ USD.
2.2 Tình hình tăng vốn đầu tư chung:
Cùng với việc thu hút dự án đầu tư mới nhiều dự án sau khi hoạt động đã mở rộng quy mô sản xuất tăng vốn đầu tư. Tính đến hêt năm 2007 có trên 4000 lượt dự án tăng vốn đầu với tổng số vốn tăng thêm hơn 18.9 tỷ USD, bằng 19.2 tổng số vốn đầu tư đăng ký cấp mới.
2.3 Cơ cấu vốn đàu tư:
Theo ngành: lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất, chiếm 66.8% về số dự án, 60.2% tổng số vốn đăng ký và 608.5% vốn thực hiện. Lĩnh vực dịch vụ chiếm 22.2% về số dự án, 34.4% số vốn đăng ký và 24.5% vốn thực hiện. Nông, lâm, ngư chiếm 10.8% số dự án, 5.37% tổng số vốn đăng ký và 6.7% vốn thực hiện.
Theo vùng lãnh thổ: Từ năm 1988 đến hết năm 2007, các tỉnh phía bắc đă thu hút 2220 dự án với tổng số vốn đằu tư khoảng 24 tỷ USD chiếm 26% số dự án, 29% tổng số vốn và 24% vốn thực hiện trong cả nước. Các tỉnh phí nam thu hút 5425 dự án với tổng số vốn 46.8 tỷ USD, đã góp vốn thực hiện đạt 15.68 tỷ USD chiếm 63% số dự án 56% số vốn đăng ký và 51% vốn thự hiện trong cả nước. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm phí nam chiếm 64.3% số dự án và 55.7% vố đăng ký và 48.8% vốn thực hiện trong cả nước. Đồng bằng Sông Cửu Long tuy là vựa lúa vựa trái cây giầu tiềm năng thuỷ hải sản nhưng thu hút vốn ĐTNN còn rất so với các vùng khác so với các vùng khác chiếm 3.6% số dự án 4.4% vốn đăng ký và 3.2% vốn thực hiện của cả nước. Bắc và nam trung bộ đã có nhiều tiến bộ trong thu hút ĐTNN nhất là đàu tư vao xây dựng các khu du lịch và vui choi giảI trí. Tây Nguyên và Đồng Bắc, Tây Bắc thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn quá ít.
10 địa phương có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất 1988 – 2007 (USD)
Địa phương
Số dự án
Vốn đầu tư
Vốn điều lệ
Vốn thực hiện
1. TP Hồ Chí Minh
2938
16.583.370.767
7.069.929.314
6.347.487.062
2. Hà Nội
987
12.423.918.902
5.621.923.639
3.592.425.986
3. Đồng Nai
918
11.666.711.568
4.655.587.285
4.152.591.894
4. Bình Dương
1570
8.468.605.783
3.428.765.978
2.078.979.706
5. Bà Rịa Vũng Tàu
159
6.111.349.896
2.397.533.861
1.267.669334
6. HảI Phòng
268
2.600.681.471
1.115.836.920
1.273.511.670
7. Phú Yên
39
1.975.576.438
628.858.655
123.827.280
8. Đà Nẵng
113
1.872.820.789
842041.457
184.751.090
9. Vĩnh Phúc
140
1.866.195.001
648.526.192
438.759.982
10. Long An
188
1.864.378.294
680.094.003
423.043.982
Theo hình thức đầu tư: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 74.4% tổng số dự án và 50.7% tổng số vốn đăng ký; DN liên doanh chiếm 22.2% tổng số dự án và 38% vốn đăng ký, hợp tác liên doanh chiếm 3.1% tổng số vốn dạu án và 8.3% tổng số vốn đăng ký.
Theo đối tác đầu tư: Đã có 82 nước và vùng lãnh thổt đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng ký trên 80 tỷ USD, các nước Châu á chiếm 69.1%, các nước Châu Mỹ chiếm 11.8%, các nước thuộc EU chiếm 16.2%, riêng Hoa Kỳ chiếm 4%. Tuy nhiên, nếu tính cả số vốn đầu tư từ chi nhánh tại các nước thư 3 thi vốn đầu tư của Hoa kỳ tại Việt Nam đạt trên 3 tỷ USD, đứng vị trí thứ 5 trong tổng số 82 quốc gia và vùng lãnh thổ đàu tư tại Việt Nam.
10 nước có đầu tư cao nhất vào Việt Nam 1988 – 2007 (USD)
Nước, vùng lãnh thổ
Số dự án
Số vốn đầu tư
Vốn điều lệ
Vốn thực hiện
1. Hàn Quốc
1.837
13.533.627.172
5.121.764.439
2.738.144.393
2. Singapore
543
10.739.202.313
3.817.677.177
3.803.832.367
3. Đài loan
1.788
10.528.143.878
4.567.478.532
3.079.709.610
4. Nhật Bản
828
9.037.778.118
3.904.432.149
4.988.363.346
5. British Virgin Islands
366
7.707.776.348
2.585.109.278
1.375.722.679
6. Hồng Công
452
5.824.000.834
2.158.549.012
2.161.176.270
7. Malaysia
246
2821.171.518
1.792.305.234
1.084.058.378
8. Hoa Kỳ
375
2.795.833.488
1.436.552.306
752.303.576
9. Hà Lan
84
2.592.537.747
1.479.216.543
2.027.019.744
10. Pháp
195
2.419.216.335
1.454.532.464
1.137.449.846
3. Đánh giá tác động của đằu tư nước ngoài:
3.1 Về kinh tế:
ĐTNN là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ướng nhu cầu phát triển và tăng trưởng kinh tế
Đóng góp của FDI trong đầu tư xã hội biến động lớn. Trong thời kỳ 1991- 1995 tỷ trọng của FDI trong đầu tư xã hội chiếm 30% là mức cao nhất cho đến hiện nay. Tỷ lệ này làm giảm dần chiếm 23.4% trong giai đoạn 1996 – 2000 và trong 5 năm 2001 - 2005 và 2006 – 2007 chiếm 16.7%. Có thể lí giải điều này do sự lớn mạnh của khối doanh nghiệp tư nhân từ khi quốc hội ban hành luật danh nghiệp năm 1999.
ĐTNN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sản xuất công nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn FDI cao hơn mức tăng trương chung của cả nước góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiêp hoá hiện đại hoá đất nước tăng tỷ trọng GDP từ 23.79% vào năm 1991 lên 40% vào năm 2004. Đến nay khu vực kinh tế cố vốn ĐTNN chiếm 35% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. ĐTNN đã tạo ra nhiều ngành cộng nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp như giầu khí, công nghệ thông tin, hoá chất .vv.. Trong nông lâm ngư nghiệp đầu tư nước ngoài đã tạo ra một số sản phẩm mới có hàm lượng kỹ thuật cao và các cây con giống mới. ĐTNN đã kích thích lĩnh vực của Việt Nam nâng cao chất lượng và phát triển nhanh hơn.
ĐTNN thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhanh hơn
ĐTNN góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam phát triển một số nghành quan trọng của đất nước. Trình độ công nghệ của khu vực ĐTNN cao hơn hoặc bằng các thiết bị đã có trong nước các doanh nghiệp nước ngoài thường áp dụng quy trình quản lý tiên tiến.
ĐTNN tác động lan toả đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế
Thông qua sự liên kết gữa các doanh nghiệp có vốn ĐTNN với doanh nghiệp trong nước, công nghệ năn lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN đến các thành phần khác của nền kinh tế.
ĐTNN góp phần đáng kể vào tăng ngân sách nhà nước và cân đối vĩ mô
Mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào ngân sách ngày càng tăng. Trong thời kỳ 1996 – 2000 không kể thu từ dầu thô đạt 1.49 tỷ USD gấp 4.5 lần 5 năm trước. Trong 5 năm 2001 – 2005, thu ngân sách trong khối doanh nghiệp FDI tăng bình quân 24% trên năm FDI tác động tích cực đến cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển giao vốn vào Việt Nam ngày càng được mở rộng.
ĐTNNgóp phần giúp Việt Nam tiếp cận và mở rông thị trường quốc tế,nâng cao năng lực xuất khẩu
Tốc độ tăng kim nghạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tăng nhanh, cao hơn mức bình quân của cả nước, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng xuất khẩu của cả nước ĐTNN chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm: 100% đầu khí , 84% hàng điện tử máy tính và linh kiện , 42% sản phẩm gia giày, 35% hàng may mặc. Đặc biệt đầu tư nước ngoài vào khách sản và du lịch đã tạo điều kiện gia tăng nhanh chóng xuất khẩu tại chỗ.
3.2. Về mặt XH
ĐTNN góp phần quan trọng trong việc làm, tăng năng xuất lao động, cải thiện nguồn nhân lực
Đên nay, khu vực có vốn đàu tư nước ngoài tạo việc làm cho trên 1,2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp khác. Thong qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN Việt Nam đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao đọng tốt, hộc hỏi được các phương thức lao động tiến.
ĐTNN góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ đọng hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới
ĐTNN đã góp phần quan trọng trong việc xoá bỏ cấm vận của Hoa Kỳ đói với Việt Nam, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hoá, thúc đảy Việt Nam hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, đẩy nhanh quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư. Hình ảnh Viêt Nam không ngừng được mở rộng và cải
thiện
3.3. Về mặt môi trường
Nhìn chung các DN có vốn ĐTNN tuân thủ các tiêu chuẩn môI trường Việt Nam và có kết quả tốt hơn so với các doanh nghiệp trong nướcvì có khả năng tài chính và khả năng tiếp cận cấc kỹ năng quản lý môi trường. Thông qua các đối tác liên doanh, các đối tác Việt Nam có thể học hỏi, được hỗ trợ tư vấn để cải thiện môi trường
4. Những hạn chế trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
4.1. Môi trường đầu tư
Sau 20 năm đổi mới kinh tế, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ XHCN của Việt Nam đã đạt được một số thành công nhất định chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định về mặt kinh tế vĩ mô. Những yếu tố đó cũng tạo ra sức hút đối với đầu tư nước ngoài. Môi trường đầu tư đã từng bước được cải thiện tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục.
Cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố chính để thu hút đầu tư nước ngoài. Cơ sở hạ tầng xuống cấp và lạc hậu đã gây ra sự cản trở cho quá trình vận chuyển công nghệ, nguyên vật liệu và sản phẩm. Chẳng hạn chỉ có 11000 km trong tổng số 105500 km đường được rải nhựa ở Việt Nam. Sự quá tải và xuống cấp của hàng loạt cảng biển và sân bay...đã không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin kinh tế và viễn thông không đáp ứng được nhu cầu về thông tin của các nhà đầu tư. Hệ thống ngân hàng làm việc còn kém hiệu qủa, dịch vụ tài chính và ngân hàng còn lạc hậu.
Sức mua hạn chế của thị trường trong nước hiện tại cũng là vật cản đối với đầu tư nước ngoài. Mặc dù dân số của nước ta hơn 80 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới về quy mô dân số nhưng thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 275 USD . Gần 80% dân số sống ở vùng nông thôn nhưng thu nhập bình quân thấp hơn so với thu nhập tính chung cho toàn quốc. Chính thu nhập thấp đã không kích thích tiêu dùng nên sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không tiêu thụ được nhiều trong thị trường trong nước.
Đặc biệt hệ thống pháp luật còn bộc lộ nhiều hạn chế.Trong 15 năm qua, luật Đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi đến năm lần, nhưng các luật có liên quan như Bộ luật Lao động, luật tổ chức tín dụng...lại không được thay đổi đồng bộ. Bên cạnh đó, những thủ tục về đầu tư, thủ tục cạnh tranh độc quyền còn nhièu hạn và luôn phải sửa đổi và bổ sung, các thủ tục hành chính còn quá rườm rà. Mặc dù nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong cải cách thủ tục hành chính như việc thực hiện chính sách giảm thời gian cấp phép đầu tư, nhưng thủ tục hành chính rườm rà vẫn là một trong những rào cản lớn nhất trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài: thủ tục hải quan, thủ tục hoàn thuế, thủ tục cấp đất, giao đất…nhất là những dự án có liên quan đến đền bù giải toả mặt bằng còn quá phức tạp , kéo dài dẫn đến việc triển khai dự án chậm, gây nản lòng cho các nhà đầu tư, làm mất đi yếu tố hấp dẫn của môi trường đầu tư của Việt Nam.
Một yếu tố hạn chế việc thu hút FDI vào Việt Nam là chất lượng nguồn lao động Việt Nam. Hiện nay nguồn lao động ở nước ta không những hạn chế về số lượng mà còn về chất lượng. Cả nước có trên 40 triệu lao động , gần 25% ở thành thị còn lại tập trung ở nông thôn. Trình độ dân trí của Việt Nam tuy cao hơn so với một số nước trong khu vực có cùng trình độ phát triển nhưng vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở nông thôn. Thiếu hụt nguồn nhân lực địa phương có trình độ và kỹ năng là một khó khăn cho các dự án đầu tư.
4.2. Hạn chế trong việc xây dựng, xét duyệt các dự án FDI
Một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng thu hút các dự án đầu tư nước ngoài cũng như khả năng tạo việc làm của các dự án này còn là ở chỗ Việt Nam còn thiếu các dự án gọi đầu tư nước ngoài có chất lượng, đủ sức thuyết phục các nhà đầu tư. Do thiếu quy hoạch tổng thể, thiếu chiến lược phát triển dài hạn nên các dự án xây dựng có tính chắp vá, thiếu tính đồng bộ của cả nước cũng như của từng địa phương và từng ngành. Ngoài các trung tâm lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,Hải Phòng, Đồng Nai..nhìn chung các địa phương đều thiếu các nhà chuyên môn có đủ năng lực để xây dựng các dự án gọi đầu tư có luận chứng kinh tế kỹ thuật hợp lý.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa có các quy định cụ thể về xây dựng và xét duyệt các dự án FDI. Trong các dự án đầu tư, người ta chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế như vốn đầu tư, đóng góp vốn của các bên, thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận, doanh thu… và các vấn đề như chuyển giao công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các chỉ tiêu như số lượng việc làm trực tiếp và gián tiếp, chi phí đầu tư lao động, đào tạo lao động… ít hoặc không được đề cập tới trong các dự án đầu tư nước ngoài.
4.3 Hạn chế trong công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài
Quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà nước ta. Tuy nhiên trên thực tế hoạt động này đang gặp một số trở ngại. Quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài thiếu một cơ sở pháp lý vững chắc, thống nhất, rõ ràng dẫn đến tình trạng có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài
Ngoài ra, các lĩnh vực địa bàn khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa được quy định một cách rõ ràng, cụ thể. Mặc dù đã cố gắng trong việc tạo sự hài hoà giữa quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ nhưng vẫn để xảy ra tình trạng mất cân đối trong cơ cấu vốn đầu tư giữa các vùng lãnh thổ. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì trong giai đoạn 1988 đến 2007 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thu hút được 64,3% số dự án và 55,7% vốn dăng ký thì vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đồng bằng Sông Cửu Long, vùng miền núi trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên có sức thu hút đầu tư còn rất ít. Còn về cơ cấu đầu tư theo ngành nghề, lĩnh vực cũng chỉ mới chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xây dựng và công nghiệp, các lĩnh vực lâm thuỷ hải sản còn quá ít. Thực tế cho thấy, việc lựa chọn địa điểm và lĩnh vực ngành nghề đầu tư là vấn đề quan trọng hàng đầu cho nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam. Do vậy chừng nào họ còn chưa sáng tỏ và vững tin vào hiệu quả của dự án thì chừng đó họ còn chưa quyết định vôn đầu tư.
Có thể thấy vốn FDI thực hiện trong thời gian này tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp, dầu khí, nhà đất. Trong công nghiệp , nguồn vốn này hầu hết chảy vào ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến thực phẩm. Mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu hàng hoá với giá trị khoảng 11 tỷ USD những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được. Định hướng phát triển của Việt Nam vẫn chủ yếu là thay thế nhập khẩu, có rất nhiều mặt hàng được hàng rào bảo hộ che chắn kỹ càng và các nhà đầu tư vẫn không ngớt lời phàn nàn về nạn nhập lậu tràn lan, cho thấy Việt Nam có một môi trường mang tính bảo hộ ( đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước ). Vì lẽ đó mà có không ít chủ đầu tư đã coi đây là thị trường tiêu thụ hàng nội địa hơn là sản xuất hàng xuất khẩu. Thị trường Việt Nam có thể nói là lớn về mặt tiềm năng với khoảng 80 triệu dân , nhưng sức mua hiện tại lại nhỏ do thu nhập bình quân đầu người thấp.
5. Những vấn đề đặt ra
Việc thiếu hụt nguồn lao động, nhất là lao động có tay nghề cao cũng đang là một trở lưc lớn, đòi hỏi các nhà chức năng cùng các nhà đầu tư hợp tác khắc phục đem lại lợi ích thoả đáng cho các bên liên quan. Hơn nữa sự yếu kém về cơ sở hạ tầng cũng đang là vấn đề rất bức xúc. Vấn đề đặt ra nhà nước cần có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này.
Tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng diễn ra còn rất chậm cũng là vấn đề nóng bỏng hiện nay. Mặc dù đã có luật đầu tư mới, nhưng thi trường bất động sản vẫn chưa trở nên công khai, minh bạch. Vấn đề đặt ra đòi hỏi chính quền địa phương cùng các doanh nghiệp cùng phối hợp để giải quết những vấn đề này
Các thủ tục hành chính nên được đơn giản và đến mức cần thiết.
III. Một số giải pháp thu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
1. Cải thiện môi trưòng đầu tư
Kết cấu hạ tầng là nhân tố quyết định đến chi phí sản xuất, tiến độ đầu tư, chất lượng sản phẩm. Điều đó tác động trực tiếp đến lợi nhuận – mục tiêu cốt lõi của các nhà đầu tư. Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì kết cấu hạ tầng hiện đại là điều kiện tiên quyết, nó thể hiện ở hệ thống đường bộ, biển , hàng không…đồng bộ, thông tin liên lạc thuận lợi, kịp thời. Các nhà đầu tư thường cho rằng họ gặp phải những trở ngại do yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Trở ngại này ngày càng trở nên gay gắt khi nền kinh tế đã tạo ra được những chuyển biến tích cực trong phát triển và tăng trưởng kinh tế và mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Tình trạng quá tải và lạc hậu của các cảng biển, cảng hàng không, hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt, sự thiếu hụt về điện năng, nguồn cung cấp nước sạch, nước công nghiệp...là những biểu hiện cụ thể. Vấn đề đặt ra là nhà nước cần có những biện pháp sự dụng và quản lý có hiệu qủa nguồi vốn v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11934.doc