Lời mở đầu
Chương I: Cơ sở lí luận về hoạt động kinh doanh
I-Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường .
1-Doanh nghiệp thương mại và chức năng của nó .
2- Các loại hình doanh nghiệp thương mại .
3-Các yêu cầu và mục đích của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường .
II- Nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh thương mại :
1-Hoạt động nghiên cứu thị trường.
2- Huy động và sử dụng hợp lí các nguồn đưa vào kinh doanh .
3- Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ .
4- Quản trị vốn, chi phí và nhân sự trong kinh doanh .
III-Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại :
1-Các yếu tố khách quan .
2- Các yếu tố chủ quan .
3-Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của trung tâm kinh doanh thương mại dịch vụ mía đường :
I-Lịch sử hình thành và phát triển của trung tâm
1-Lịch sử hình thành và phát triển của trung tâm .
2-Chức năng hoạt động của trung tâm .
3-Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm
4-Chế độ hoạt động tài chính
5-Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh của trung tâm .
6-Mối quan hệ của trung tâm với các đơn vị khác .
II- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của trung tâm :
1-Đặc điểm mặt hàng kinh doanh .
2-Đặc điểm thị trường kinh doanh .
III-Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của trung tâm :
1-Các nhân tố khách quan .
2-Các nhân tố chủ quan .
IV-Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của trung tâm .
1-Hoạt động nghiên cứu thị trường .
2-Hoạt động mua hàng .
3-Hoạt động bán hàng .
4-Chi phí kinh doanh .
5-Hoạt động dự trữ .
6-Khách hàng .
7-Đối thủ cạnh tranh.
8- kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm
V-Nhận xét hoạt động kinh doanh của trung tâm :
1-ưu điểm .
2-Nhược điểm .
3-Nguyên nhân .
Chương III:
I-Phương hướng và mục tiêu kinh doanh của trung tâm trong thời gian tới
II- Các giải pháp .
III-Điều kiện và tiền đề để thực hiện các giải pháp .
IV-Một số kiến nghị .
98 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của trung tâm kinh doanh thương mại dịch vụ mía đường I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính mùa vụ như ngày lễ tết .
+Yếu tố công nghệ :
công nghiệp phát triển nó ảnh hưởng đến mọi luĩnh vực của đời sống xã hội,trong công nghiệp làm tăng năng suất lao động ,giảm hao hụt ,tận dụng được phụ phẩm ..giúp hạ giá thành sản phẩm .
-Người cung cấp :
+Hoạt động kinh doanh của trung tâm nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao trợ giúp các đơn vị thành viên tiêu thụ sản phẩm vì vậy phần lớn người cung cấp là 11 đơn vị thành viên của tổng công ty tuy nhiên để đáp ứng hoạt động kinh doanh của mình trung tâm còn mở rộng quan hệ với các đơn vị khác ngoài hệ thống như các công ty liên doanh ,các công ty có vốn đầu tư nước ngoài ...
-Đối thủ cạnh tranh : Đối thủ cạnh tranh của trung tâm đó là các doanh nghiệp kinh doanh đường mía như các nhà máy thuộc tổng công ty mía đường II ,các công ty liên doanh , hàng nhập lậu ...
2)- Các yếu tố chủ quan :
Tiềm lực của trung tâm :Là một doanh nghiệp mới thành lập trung tâm còn khá nhiều khó khăn đặc biệt là nguồn vốn cho kinh doanh ,cơ sở vật chất còn nghèo nàn ,tuy nhiên trung tâm có một dội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ kinh nghiệm ,100% là tốt nghiệp đại học các trường thuộc khối nghành kinh tế ,có năng lực nhiệt tình trong công việc .
Từ môi trường kinh doanh như vậy có thể thấy được những cơ hội và thách thức đối với trung tâm :
*Các cơ hội :
-nhu cầu tiêu dùng đường ngày càng cao ,cả tiêu dùng trong sản xuất và trong đời sống xã hội .
-Sự quan tâm giúp đỡ ,trợ giúp của chính phủ đối với nghành đường mía tạo thuận lợi đó là cản trở được cạnh tranh của hàng nhập khẩu ,trung tâm có cơ hội vay vốn từ ngân hàng nhà nước với lãi suất thấp ,thời hạn dài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm.
-Nghành nía đường ngày càng phát triển với quy mô lớn ,chất lượng được nâng cao ,sản phẩm sau đường đa dạng và phong phú ,dễ dàng trong công tác tạo nguồn và mua hàng của trung tâm đáp ứng đúng ,đủ ,nhu cầu của khách .
*Thách thức :
- Với sự chênh lệch quá lớn giữa giá đường trong nước và thế giới thì sự có mặt của đường nhập lậu là sức ép đối với nghành mía đường và ảnh hưởng đến trung tâm trong việc mở rộng thị trường kinh doanh của mình .
Hoạt động của trung tâm chịu ảnh hưởng của thu nhập ,người cung ứng ,tính thời vụ trong sản xuất .
-Nguồn vốn kinh doanh hạn chế phải vay ngân hàng ,hàng tháng trả lãi lớn .
4- Tình hình sản xuất kinh doanh của nghành mía đường :
Trên thế giới hiện nay có khoảng 97 nước sản xuất đường trongđó có 34 nước tham gia xuất khẩu . Khu vực châu á chiếm 28% tổng sản lượng đường của thế giới ,trong đó những nước có sản lượng lớn nhất là ÂN Độ ,Trung Quốc ,Thái lan ,và Indonexia (Theo biểu sau )
Thị trường trong 4 năm qua từ 97 –2000 có nhiều biến động ,đặc biệt giá đường liên tục giảm nhưng tồn kho vẫn tăng nhanh ,theo tổ chức thế giới lượng tồn kho hàng năm cao ( Theo biểu sau )
Lượng đường tồn kho lớn buộc các nhà sản xuất đẩy mạnh bán ra làm giá đường giảm mạnh ,năm 1998 giá đường trắng bình quân là 262-262. 7 USD /tấn đường thô 198-200 USD/tấn ,cho đến năm 1999 giá đường trắng là . . . . theo các tổ chức thế giới đây là giá thấp nhất trong 13 năm qua nhưng đến cuói năm 2000 thị trươngf đường trên thế giới nhộn nhịp hơn ,sản lượng đường sản xuất giảm mạnh ở những nước xuất khẩu lớn và nhu cầu nhập khẩu ở một số nước như Nga ,Trung Đông đã ;làm tăng giá đường trở lại . Theo dự đoán của ISO sản lượng đường thế giới vụ 2000-2001 khoảng 131,1 triệu tấn giảm 3. 6 % so với vụ trước trong khi nhu cầu dư đoán 133,1 triệu tấn tăng 1% so với vụ trước đây là lần đầu tiên trong 4 vụ gần đây có nhu cầu lớn hơn sản lượng sản xuất đây là yếu tố quan trọng để nâng đỡ giá đường trong năm 2001 . Nhìn chung giá đường tại thị trường thế giới trong những tháng gần đây so vớid 6 tháng đầu năm 2000 ,giá đường thế giới tăng và dao động từ 230 đến 250 USD /tấn tăng từ 35 –50 USD ,gias đường thế giới đến nay vẫn chưa ổn định còn diễn biến phức tạp có ảnh hưởng nhiều đến giá đương trong nước .
Tình hình sản xuất kinh doanh nghành mía đường trong nước : Cùng với việc mở rộng sản xuát ,tăng cường đầu tư nghành mía đường nước ta đã đạt được những kết quả đáng kể ,từ sản lương 300000 tấn năm 1999 đến nay đã đạt sản lượng trên 1 triệu tấn đưa nước ta đứng vị trí thứ 21 trên thị trường thế giới của những nước có sản lượng đường đạt 1 triệu tấn trở lên ,sở dĩ đạt đuợc kết quả này là do sự quan tâm và nổ lực tăng cường đầu tư của nhà nươc .
Năm 2000 diện tích trong cả nước là 350000 ha tanưg 134% so với mức 150000 ha ,năng suất tăng là 50,8 tấn /ha tăng 21% ,sản lượng đường tăng từ 300000 tấn lên đến 1014000 tấn ,các nhà máy cũng được đầu tư xây dựng và mở rộng tăng từ 12 với tổng công suất 10300 TMN cho đến đầu năm 2001 đã có 44 nhà máy sản xuất với công suất 78200 TMN tăng gần gấp 8 lần .
Sản lượng sản xuất đường một số vụ từ 1994-2000.
Năm
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Số lượng
300000
320117
382100
437400
552000
756700
1014000
Sản lượng trong nước tăng cung đã đáp ứng đủ cầu ,thậm chí dư ,chúng ta không phải nhập khẩu nữa ,trước đây hàng năm lượng đương nhập khẩu tương đối lớn ,theo bảng sau:
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Lượng NK(Tấn )
175,5
20
72
125
12,5
0
Tổng vốn đầu tư xây dựng nhà máy và mua thiết bị đạt 9505,5 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư nước ngoài là 470 triệu USD chiếm 67% ,riêng vốn mua thiết bị Trung Quốc là 76,5 triệu USD chiếm 11% nguồn ADB chiếm 15-20 % ,nguồn còn lại là tín dụng trong nước ,công nghệ được trang bị cho nghành mía đường được nâng cấp ,các nhà máy có công nghệ hiện đại chiếm 67% ,Phần lớn là công nghệ của Anh ,Pháp ,úc ,ấn Độ . . . ,các nhà máy có công nghệ thiết bị trung bình tiên tiến chiếm 33% ,tỷ trọng đường sản xuất thủ công giảm trong khi tỉ trong đường sản xuất công nghiệp tăng chúng ta có thể quan sát qua bảng sau :
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Sảnlượng CN
110117
182100
213400
322000
556700
764000
Sản lượng TC
210000
200000
260000
230000
200000
250000
Cơ cấu sản phẩm thay đổi với tổng số 1014000 tấn sản xuất năm 2000 trong đó có 474 000 chiếm 46,7% ,đường luyện 290000 tấn chiếm 28,6 % và đường thủ công 250000 tấn chiếm 24,7% .
Chất lượng sản phẩm được nâng cao đảm bảo cung cấp đầy đủ các phẩm cấp theo yêu cầu chế biến CN ,tiêu dùng và xuất khẩu ,đạt tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế . Hiện nay các nhà máy đã phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm ,lợi dụng từ sản xuất đường hình thành các tổng hợp công nông nghiệp ,hầu hết các nhà máy đều đã tận bã bùn ,sản xuất phân vi sinh ,đã có 10 nhà máy đường đã tận dụng phế liệu ,phụ phẩm nghành đường sản xuất cácmặt hàng bánh ,kẹo ,cồn bia ,rượu , ván dăm ,thức ăn gia súc ,men thực phẩm ,nấm. . .
Tuy nhiên giá thành sản xuất của nghành mía đường còn cao so vói giá bán trên thị trường thế giới nhưng trong thời gian qua các nhà máy đều được đầu tư nâng cấp đã nâng công suất hoạt động ,giảm nguyên vật liệu ,chi phí quản lí .,giá bình quân gảim 20% so với vụ 1997-1998 ,giá từ 5300Đ/kg xuống còn 4100Đ/kg .
Tiêu thụ đường gặp nhiều khó khăn ,trong năm 1999, 2000 hàng tồn kho lớn ,vốn luân chuyển chậm ,giá bán thấp hơn giá thành ,nguồn vốn chủ yếu là cho vay vì vậy các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn không trả được nợ ,sự phối hợp giữa các nhà sản xuất thiếu chặt chẽ dãn đến sự cạnh tranh lẫn nhau làm giảm giá bán gây thiệt hại lớn,trong khi mạng lưới bán lẻ yếu kém ,hệ thống thương mại của nhà nước ít tham gia vào thi trường đường ,các nhà máy chưa có kế hoạch nghiên cứu thị trường ,chưa chú trọng nhạy bén trong khâu tiếp thị ,quảng cáo và các phương thức mua bán .
Tình hình kinh doanh đường ăn trong nước một thời gian khá dài phát triển đều đặn cung không đủ đáp ứng đủ cầu ,tiêu dùng hàng năm phải nhập khẩu một lượng đường lớn ,năm 2000 lượng đường trong nước đã vượt khả năng tiêu dùng ,giá đường trong nước lại cao hơn giá đường thế giới (theo bảng sau ) cho nên lượng đường nhập lậu gây nên tình trạng ứ đọng nhiều đường sản xuất ra không tiêu thụ được . Một trong những nguyên nhân chính làm đường ăn ứ đọng ,đường trong nước không cạnh tranh được với đường nhập lậu đó là gía . Theo các chuyên gia giá thành sản xuất của ta còn khá cao so với các nước khác từ 1. 5 đến 2 lần .
Năm
Đơn vị
Giá thành của VN
Giá bán trên thế giới
1997
USD/tấn
450-500
315
1998
USD/tấn
458
238
1999
USD/tấn
382. 1
230
2000
USD/tấn
Hiện nay giá đường trên thị trường đã nhích lên ,dự đoán giá thành chế biến là 3300-3700 đ/kg và giá bán tại các nhà máy là 3900-4100đ/kg đường RS và 4200-4500 đ./kg đường RE . Hầu hết các nhà máy đường năm 2000 đẩymạnh bán ra thì năm 2001 lại bán một cách cầm chừng một mặt do đã được cấp vốn lưu động ,mặt khác tâm lí ém hàng chờ bán gí cao hơn ngược lại các cơ sở sản xuất bánh kẹo ,nước giải khát tích cực mua trữ đường ,sơ bộ cho thấy lượng đường mua vào của các doanh nghiệp này đã tăng 45% so với cùng kỳ năm trước . Tình trạng lậu đường vào năm hầu như không còn thì hiện nay tại các tỉnh miền tây nam bộ đã xuất hiện đường Thái Lan ,Campuchia nhập lậu mức giá 85-95 % đường Việt Nam tuy nhiên lượng nhập lậu không nhiều .
II. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh ở trung tâm:
1. Hoạt động nghiên cứu thị trường:
Thành lập cuối năm 1998 và chính thức hoạt động vào năm 1999, trong công tác nghiên cứu thị trường, trung tâm đã có sự quan tâm thực hiện và đã tổ chức triển khai nghiên cứu thị trường trên một số phương diện về khách hàng, nguồn hàng và đối thủ cạnh tranh.
Hoạt động nghiên cứu thị trường tuy không trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho trung tâm song kết quả của nó lại phục vụ cho việc ra các quyết định đúng đắn, tận dụng được các cơ hội và thời cơ hấp dẫn trong kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này ban lãnh đạo trung tâm đã không ngừng chỉ đạo nắm bắt thông tin tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, khả năng của các nguồn cung ứng cũng như tìm hiểu về sức mạnh của đối thủ cạnh tranh. Hoạt động nghiên cứu thị trường có sự tham gia của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên ở trung tâm khai thác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, tạp chí, đài truyền hình, qua các trung tâm thông tin thương mại, qua các mối quan hệ quen biết. Ngoài các nguồn tin đó trung tâm còn sử dụng các tài liệu ngay trong nội bộ đó là các hợp đồng đã kí, báo cáo về tình hình kinh doanh của trung tâm, báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh của các nhà máy trong và ngoài tổng công ty mía đường I, thông qua các cuộc họp, hội nghị...
Trung tâm cũng đã tổ chức cho cán bộ nhân viên của mình đi khảo sát thực tế tại các nguồn hàng đi khảo sát thực tế tại các nguồn hàng, các đơn vị khách hàng, đối thủ cạnh tranh để tìm kiếm thông tin về khả năng sản xuất, thời gian, giá cả, chất lượng của các nhà máy sản xuất đường, nhu cầu cho tiêu dùng ở các nhà máy sử dụng đường làm nguyên liệu...
Ngoài ra còn thu thập thông tin qua các mối quan hệ hợp tác, qua đàm phán, giao dịch, với đối tác, bạn hàng, các đại lý, nhà buôn...
Hoạt động nghiên cứu thị trường ở trung tâm chủ yếu do cán bộ thuộc phòng kinh doanh đảm nhận và chịu trách nhiệm xử lí chọn lọc thông tin sau đó gửi cho ban lãnh đạo làm cơ sở ra quyết định.
Bên cạnh những điều đã làm được hoạt động nghiên cứu thị trường ở trung tâm cũng còn nhiều bất cập, đây không chỉ là vấn đề riêng của trung tâm mà là vấn đề tồn tại ở hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam hiện nay đó là:
Trung tâm chưa có sự chú ý đúng mức tới hoạt động nghiên cứu thị trường, mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu khái quát, chưa cụ thể chỉ nắm được thông tin mang tính chung chung mà chưa có thông tin chi tiết, cụ thể về khách hàng (như: thứ bậc của nhu cầu, thu nhập của người dân có ảnh hưởng như thế nào, khả năng thay thế và chuyển đổi nhu cầu đối với hàng hoá trung tâm kinh doanh) về nguồn hàng, về đối thủ, không xác định được tỉ trọng thị trường mà mình đạt được.
Trung tâm chưa có bộ phận chuyên trách trong công tác nghiên cứu thị trường mà chủ yếu là do cán bộ phòng kinh doanh phụ trách, nguồn khai thác phần lớn là nguồn thứ cấp do đó thông tin thiếu tính chính xác, không kịp thời, để lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, dẫn đến tình trạng có thời điểm hàng bị tồn đọng không bán được, nhưng cũng có thời điểm hàng không đáp ứng đủ nhu cầu.
Chi phí bỏ ra để nghiên cứu thị trường chưa được đưa thành khoản mục cụ thể trong chi phí hoạt động kinh doanh còn nằm trong chi phí quản lí doanh nghiệp ,đó là các chi phí cho giao dịch với khách hàng,chi phí công tác .
Đội ngũ cán bộ của trung tâm trình độ cao 100% là đại học, nhiệt tình năng động, am hiểu về thị trường ngành hàng kinh doanh, bên cạnh những cán bộ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm là đội ngũ nhân viên trẻ năng động linh hoạt trước những biến động của thị trường nhưng còn thiếu cán bộ có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu thị trường.
Tất cả những vấn đề tồn tại đó đã phản ánh một thực tế đó là công tác nghiên cứu thị trường ở trung tâm Thương mại- Dịch vụ mía đường I chưa thực sự được chú trọng.
Cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác ở Việt nam hiện nay nguyên nhân của những tồn tại trên là do quy mô kinh doanh của trung tâm của trung tâm còn quá nhỏ, vốn kinh doanh hạn hẹp chủ yếu là vốn vay mà chi phí cho việc tổ chức một cuộc điều tra nghiên cứu thị trường cụ thể, hoàn chỉnh là khá tốn kém, điều đó không phù hợp với tình hình của trung tâm. Chính vì vậy mà nghiên cứu thị trường mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu khái quát và nguồn chủ yếu là thứ cấp.
2. Tình trạng mua hàng ở trung tâm
Khối lượng hàng hoá mua vào phản ánh quy mô kinh doanh của trung tâm, tình hình kinh doanh nó cho phép đánh giá khả năng kinh doanh và mở rộng thị trường của trung tâm trong thời gian qua cũng như dự đoán trong tương lai, chúng ta có thể quan sát khối lượng hàng hoá mua vào các năm qua bảng sau:
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1.Tổng giá trị mua
-Nhập khẩu
-Trong nước
37041.5 USD
2483919000 VND
84115 USD
4632034000
VND
15336 USD
12036000000
VND
2. Mặt hàng
1. Đường
2. Mật
3. Gạo
4. Bánh kẹo
5. Gia vị
6. Nha
7. Bột sắn
246,5
270,5
47
29,56
13,6
0
0
446,5
3081,6
14,65
0,3
0
87,22
20,031
3317,45
3682,59
0
0
0
45,426
0
Mua hàng là cơ sở tiền đề cho bán ra, tuy nhiên hàng hoá có bán được thì mới dám mua hàng chính vì vậy hoạt động mua hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng bán ra như thế nào.
Nhìn vào bảng hàng hoá mua vào chúng ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của trung tâm phát triển nhanh số lượng mua sắm năm sau lớn hơn năm trước, số liệu cho thấy tổng giá trị mua năm 2000 đạt 186,488% so với năm 1999. Sản lượng đường mía mua vào trong 3 tháng đầu năm gấp 7,4 lần so năm 2000 và 13,46 lần so với năm 1999. Tuy nhiên chủng loại mặt hàng giảm, nếu như năm 1999 trung tâm kinh doanh rất nhiều mặt hàng thì sang đến 3 tháng đầu năm của năm 2001 trung tâm chỉ còn tập trung vào 3 mặt hàng kinh doanh chủ yếu là đường mía, mật và nha.
Về hình thức mua chủ yếu là ký các hợp đồng trực tiếp với các nhà máy sản xuất đường, có một số là qua trung gian.
Giá trị hàng mua vào của năm 1999 và 2000 thấp do một số nguyên nhân: bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực làm tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, thu nhập người dân giảm, nhu cầu tiêu dùng nói chung cũng như các sản phẩm đường và sau đường giảm. Trong khi đó nghành đường mía gặp nhiều khó khăn do cung trên thế giới lại lớn hơn cầu, các đơn vị sản xuất kinh doanh mía đường phải đối mặt với tình trạng đường lậu tràn lan trong khi giá thành sản xuất trong nước cao hơn giá bán trên thị trường thế giới đường cũng như các sản phẩm sau đường không có khả năng cạnh tranh, bán hàng trì trệ cho nên giá trị hàng mua vào nhỏ. Trung tâm lại vừa thành lập, nguồn vốn nhỏ, mạng lưới kinh doanh hẹp, thị trường còn nhỏ, kinh nghiệm còn hạn chế, chính vì vậy mà hoạt động kinh doanh của Trung tâm trong năm 1999, 2000 chưa cao. Cuối năm 2000 giá đường có xu hướng tăng, nhu cầu thị trường ổn định hơn, hoạt động kinh doanh mở rộng, bước vào năm 2001 tình hình thị trường liên tục biến động giá đường tăng nhanh, nhu cầu lớn, giá trị mua hàng 3 tháng đầu năm 2001 lên đến 3317,45 tấn. Có những thời điểm Trung tâm phải bán hết lượng dự trữ thường xuyên mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu nguồn hàng khai thác khan hiếm do giá lên cao các nhà máy tăng dự trữ chờ giá lên cao hơn, mặt khác thị trường kinh doanh được mở rộng hơn, có nhiều khách hàng truyền thống và thu hút sự tham gia của nhiều nhà buôn.
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, trong 3 năm qua Trung tâm đã tổ chức nhập khẩu một số máy móc thiết bị dưới hình thức nhận uỷ thác cho các nhà máy sản xuất đường và sau đường.
Về nguồn thu mua: chủ yếu tập trung ở các nhà máy đường phía Bắc và miền Trung, ở một số nhà máy sản xuất chế biến sản phẩm sau đường chúng ta có thể xem biểu nguồn thu mua của Trung tâm :
Đơn vị :Tấn đường
Nguồn
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1. Quảng Bình
88
30
0
2. Sơn Dương
118,6
110
111,5
3. Lam Sơn
34,5
164,5
0
4. Linh Cám
8
0
0
5. Việt Đài
0
76,7
0
6. Nông Cống
0
42
1616
7. Liên doanh Nghệ An
0
0
100
8. Hoà Bình
0
0
500
9. Sơn La
0
0
989,95
Nguồn nhập Mật rỉ
Đơn vị :Tấn Mật
Các nguồn nhập Mật
Đơn vị
1999
2000
2001
Công ty Việt Đài
Tấn
750
500
720
Công ty Tate & lye
Tấn
600
400
150
Xí nghiệp dịch vụ Thành Công
Tấn
1920,5
2000
1250
Công ty môi giới thương mại và đầu tư
Tấn
1500
1562,59
Công ty Linh Cảm
Tấn
400
Công ty Hoà Bình
Tấn
850
Ngoài ra Trung tâm còn thu thập ở một số đơn vị có nguồn nhỏ lẻ, các sản phẩm sau đường như bánh kẹo, các loại gia vị...chủ yếu nhập của công ty Bánh kẹo Hải châu, công ty chế biến thực phẩm, công ty lương thực Đông Anh, công ty Minh Dương.
-Về nguồn thu mua đường theo biểu cho thấy Trung tâm đã mở rộng khai thác thêm được một số nguồn so với năm 1999, cho đến năm 2001 Trung tâm đã khai thác thêm được 4 nguồn cung cấp với khối lượng lớn đó là Sơn La, Hoà Bình, Nông Cống, liên doanh Nghệ An riêng trong 3 tháng đầu năm lượng nhập từ Sơn La là 989,95 tấn, Nông Cống là 1616 tấn, Hoà Bình là 500 tấn.
-Nguồn hàng Mật : Mật rỉ là sản phẩm phụ của các nhà máy sản xuất đường vì vậynguồn khai thác là tất cả các nhà sản xuất máy đường. Theo biểu trên cho ta thấy tốc độ kinh doanh Mật tăng nhanh, năm 2000 đạt 6000 tấn gấp 1,9 lần năm 1999 (mức 3270 tấn ) riêng 3 tháng đầu năm 2001 tổng lượng Mật vượt số lượng kinh doanh năm 1999 là 412,09 tấn. Năm 1999 nhập từ 3 nguồn đó là công ty Việt Đài,Công ty Tate & Lye và xí nghiệp dịch vụ Thành Công, thì đến năm 2000 đã lên đến 6 nguồn , thêm 4 nguồn nữa là Công ty Môi Giới thương mại và Đầu Tư, Công ty đường Linh Cảm, Công ty đường Hoà Bình. Biểu trên cũng cho thấy 2 nguồn nhập chính là Công ty Môi Giới và Đầu Tư và xí nghiệp dịch vụ Thành Công, năm 1999 mua của xí nghiệp dịch vụ Thành Công chiếm 53% tổng lượng mua, năm 2000 2 nguồn này chiếm 59% và 3 tháng đầu năm 2001 chiếm 82%. Trong khi đó lượng mua từ nhà máy đường Linh Cảm, Việt Đài, Tate & Lye, Hoà Bình còn nhỏ, Đây là vấn đề bất cập trong công tác tạo nguồn Mật của trung tâm, Bởi vì Công ty Môi Giới và Đầu Tư và xí nghiệp dịch vụ Thành Công là các doanh nghiệp thương mại, mua hàng ở nguồn này trung tâm phải chịu một khoản chi phí trung gian, do đó làm nâng giá mua vào của hàng hoá.
Nguồn hàng nhập khẩu chủ yếu hàng hoá là máy móc và một số hương liệu cho sản xuất bánh kẹo, chế biến thực phẩm nhập từ Trung Quốc, ngoài ra còn nhập từ Pháp, Anh, Australia...
Nhìn chung tình hình mua và khai thác nguồn của Trung tâm đã và đang được mở rộng tuy nhiên mua hàng chịu ảnh hưởng của khâu bán hàng và khả năng khai thác nguồn cho nên bị động, Trung tâm mua dưới hình thức hợp đồng, khối lượng mua thay đổi theo nhu cầu thị trường, có một số mặt hàng việc mua còn phụ thuộc vào hợp đồng ký trước, do đó không chủ động trong công tác tạo nguồn.
Trung tâm kinh doanh thuần tuý là buôn bán thương mại vì vậy đôi khi khó khăn trong khai thác, không tạo được nguồn hàng lớn, ổn định, khi nhu cầu trên thị trường lớn dễ bị ép giá, không có hàng bán, trong khi đó Trung tâm chưa tổ chức được nhiều hình thức mua hàng.
Trung tâm cũng thường xuyên cử cán bộ có kinh nghiệm đi nghiên cứu tìm nguồn hàng, thiết lập mối quan hệ cần thiết, tổ chức đàm phán để kí kết hợp đồng, hình thức mua hàng chủ yếu của Trung tâm là mua tại các nhà máy sản xuất, hầu như không mua qua trung gian cho nên giảm được chi phí trong khâu mua.
Riêng hoạt động nhập khẩu Trung tâm chủ yếu là mua hàng theo hợp đồng dưới hình thức uỷ thác tức là làm trung gian giữa người bán và người mua, giảm được mức độ rủi ro và khắc phục tình trạng thiếu vốn tuy nhiên lợi nhuận mang lại thấp, nhưng đến năm 2001 Trung tâm dự tính sẽ nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng để tận dụng kinh nghiệm, mối quan hệ, cơ sở vật chất của mình để thu lợi nhuận cao hơn.
Về mặt hàng thu mua Trung tâm có phương hướng tập trung chủ yếu vào sản phẩm đường, nha, mật là chủ yếu, năm 1999, 2000 Trung tâm kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau làm cho công tác nghiên cứu thị trường cũng như hoạt động tạo nguồn thu mua phức tạp mất nhiều thời gian, tốn kém nhiều khoản chi phí, nguồn hàng lại không tập trung, vốn kinh doanh hạn chế, mạng lưới bán nhỏ cho nên sang năm 2001 Trung tâm hạn chế bớt mặt hàng kinh doanh để phù hợp với thực tế ở Trung tâm.
3. Tình hình bán hàng ở Trung tâm
Bán hàng là hoạt động cơ bản và quan trọng nó quyết định tới mọi hoạt động khác và là hoạt động giúp các doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu cuối cùng của mình là lợi nhuận. Mặc dù trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn trước biến động của thị trường cũng như sự hạn chế về tiềm lực của Trung tâm nhưng hoạt động bán hàng đã đạt được những kết quả đáng kể, điều đó thể hiện qua biểu về giá trị bán hàng của Trung tâm
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1. Doanh thu bán trong nước
2,6
5,3
13,9
2. Doanh thu xuất khẩu
305.054 USD
Theo số liệu cho thấy tổng doanh thu của năm 2000 tăng so với năm 1999 là 4,01 tỷ, đặc biệt trong 3 tháng đầu năm 2001 tổng doanh thu của công ty đã vượt doanh thu của năm 2000, Trung tâm kinh doanh theo nguyên tắc không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh, tận dụng mọi cơ hội cho nên tổng doanh thu năm sau tăng hơn năm trước rất nhiều điều đó đã thể hiện nỗ lực và sự cố gắng của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Trung tâm. Tuy nhiên tổng doanh thu còn thấp là do:
Trung tâm mới tham gia vào kinh doanh còn nhiều mặt hạn chế về nguồn vốn, lao động, thị trường kinh doanh, hàng hoá kinh doanh của Trung tâm còn mang tính thời vụ cả trong sản xuất và tiêu dùng, sản phẩm đường và sau đường là sản phẩm thiết yếu nhưng lại mang tính xa xỉ phụ thuộc vào thu nhập của người dân, và đặc biệt vào ngày tết, lễ, hội.
Về công tác bán hàng ở Trung tâm luôn áp dụng 2 phương thức chủ yếu đó là bán buôn và bán lẻ, phòng kinh doanh chủ yếu bán hàng với số lượng lớn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh có nhu cầu sử dụng đường làm nguyên liệu còn các cửa hàng bán lẻ thì bán cho khách hàng có nhu cầu nhỏ lẻ như hộ tiêu dùng. Thị trường bán buôn của Trung tâm năm 1999 có hơn 15 khách hàng họ là đơn vị sản xuất, các trung gian và những người trực tiếp bán lẻ cho người tiêu dùng cuối cùng, sang đến năm 2001 thì số lượng khách hàng này lên đến gần 30 đơn vị. Thị trường bán lẻ mặc dù chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng doanh số bán ra nhưng qua đó Trung tâm tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng nắm bắt thông tin về những thay đổi trong nhu cầu,tuy nhiên mạng lưới bán hàng của Trung tâm còn nhỏ hạn chế trong việc phục vụ nhu cầu người tiêu dùng cuối cùng, bán hàng chỉ tập trung vào một số khu vực nhất định, Trung tâm đã có kế hoạch mở rộng mạng lưới cửa hàng phục vụ đến người tiêu dùng cuối cùng nhưng đây chưa phải là hướng đi cần giải quyết vì trước mắt Trung tâm đang tập trung mở rộng thị trường bán buôn là chủ yếu.
_số liệu tình hình bán theo khách hàng trong năm 2001:
Đơn vị : Tấn
Tên khách hàng
Đường
Mật
Nha
Công ty thực phẩm Vạn Điểm
420
242,59
Công ty Thực phẩm và dịch vụ tổng hợp
300
Công ty bánh kẹo Hải Châu
750
45,426
Viện công nghệ thực phẩm
20
Công ty Phan Phí Hùng
420
Công ty TNHH Cao Cường
200
Cửa hàng Tổng Hợp số 2
200
Công ty KDNLS chất đốt Sơn Tây
300
Công ty CiTic Trading CoLted
3440
Công ty thiết bị Hồng Đăng
Bán lẻ
22,59
Bán buôn cho khách hàng khác
1700
Biểu khách hàng trên là khách hàng truyền thống của trung tâm, khách hàng này mua thường xuyên với khối lượng lớn, tuy nhiên cũng cho thấy những khách hàng là các nhà máy sản xuất bánh kẹo lớn trên thị trường Hà Nội như nhà máy bánh kẹo Hải Hà, bánh kẹo Kinh Đô, các nhà máy Bia, rượu ,Nước giải khát ….trung tâm vẫn chưa lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài, tỉ lệ bán lẻ của trung tâm còn tương đối nhỏ chỉ chiếm 4-5% tổng số hàng hoá kinh doanh trong năm .
-Bán theo khu vực :
Đơn vị : Tấn
Khu vực
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Thị trường Hà Nội
246,5
318,5
2753
Khu Vực khác
120
564,45
Thị trường nước ngoài
30
Khách hàng mua theo khu vực : Trung tâm coi Hà Nội là thị trường trọng điểm của mình vì vậy kinh doanh tại Hà Nội chiếm tỉ lệ lớn 80-90% tổng số hàng hoá, trong khi các khu vực khác chiếm tỉ lệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0092.doc