Lời mở đầu. 3
Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu. 4
I. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu. 4
1. Nguồn gốc của TMQT. 4
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
5
3. Chức năng và nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu. 7
4. Các loại hình xuất khẩu. 8
II. Nội dung của hoạt động xuất khẩu. 11
1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu. 11
2. Lập phương án kinh doanh hàng xuất khẩu. 15
3. Kí kết hợp đồng xuất khẩu. 16
4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 17
5. Đánh giá hiệu qủa xuất khẩu. 21
III. Khái quát về lịch sử tơ tằm thế giới và đặc điểm
của ngành sản xuất tơ tằm xuất khẩu.
22
1. Lịch sử tơ tằm thế giới. 22
2. Các yếu tố đặc trưng của hàng tơ tằm xuất khẩu. 26
3. Đặc điểm của ngành sản xuất tơ tẵm xuất khẩu. 27
4. Sự cần thiết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm,
ươm tơ dệt lụa cho xuất khẩu tơ lụa của Việt Nam.
30
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I
Hà Nội.
31
I. Tổng quan về công ty dâu tằm tơ I. 31
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 31
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 32
3. Cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty. 33
3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 33
3.2: Quy trình công nghệ của các bộ phận sản xuất của công ty. 36
II. Thực trạng xuất khẩu hàng tơ lụa ở công ty dâu tằm tơ I. 40
1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. 40
2. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả đạt được. 40
3. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu tơ lụa
của công ty dâu tằm tơ I.
45
3.1: Doanh thu xuất khẩu của công ty dâu tằm tơ I. 45
3.2: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty. 46
3.3: Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng. 47
3.4: Phương thức xuất khẩu của công ty. 48
3.5: Phương thức thanh toán áp dụng trong xuất khẩu. 48
3.6: Nỗ lực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty. 49
3.7: Quy trình nghiệp vụ xuất khẩu của công ty. 49
4. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty dâu tằm tơ I. 52
4.1: Những mặt đã làm được. 52
4.2: Những tồn tại chủ yếu và nguyên nhân kìm hãm
sự phát triển hoạt động xuất khẩu ở công ty.
53
Chương III: Định hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
ở công ty dâu tằm tơ I - Hà Nội trong thời gian tới.
56
I. Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian tới.
56
1. Định hướng phát triển ngành tơ tằm Việt Nam trong thời gian tới. 56
2. Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu
của công ty trong thời gian tới.
58
II. Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I - Hà Nội. 59
1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
mở rộng thị trường xuất khẩu. 59
2. Tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại. 60
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty. 60
4. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. 61
5. Hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý và tổ chức xây dựng chiến lược kinh doanh phát triển thị trường.
64
6. Hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu. 65
III. Một số kiến nghị với nhà nước. 66
Kết luận. 68
Tài liệu tham khảo. 69
69 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỷ lệ thu nhập cho các nhóm tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ tơ lụa được phân chia như sau:
56.8% thuộc về người trồng dâu nuôi tằm.
6.8% thuộc về người quay tơ.
9.1% thuộc về người xe tơ.
10.7% thuộc về người dệt vải.
16.6% thuộc về hãng kinh doanh.
3.4: Là một ngành sản xuất nhạy cảm với môi trường xung quanh.
Chính sự phụ thuộc chặt chẽ của công nghiệp ươm tơ dệt lụa, vào nông nghiệp trồng dâu nuôi tằm đã tạo nên đặc tính này. Bởi trồng dâu nuôi tằm là ngành nhạy cảm với môi trường xung quanh. Ngoài đặc tính phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên của những sinh vật sống thì nghề trồng dâu nuôi tằm yêu cầu môi trường xung quanh vô cùng khắt khe như: phải xa các nhà máy, các lò gạch, thuốc bảo vệ thực vật... Đây là hoạt động sản xuất có tính hàng hoá cao, các thành phần tham gia phản ứng khá rõ và nhanh trước các thay đổi về vốn, lao động, thị trường.
3.5: Đặc điểm về tiêu dùng.
Sản phẩm tơ tằm xuất đi có tính chất là nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt. Thị trường này ít người mua nhưng là những khách hàng có tầm cỡ lớn và hiểu biết sâu sắc về các vấn đề có liên quan đến sản phẩm, thường có nhu cầu mua với khối lượng lớn. Như vậy, người tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm tơ lụa xuất khẩu là các nhà công nghiệp dệt may nước ngoài.
4. Sự cần thiết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa cho xuất khẩu tơ lụa của Việt Nam.
Nghề trồng dâu nuôi tằm đã xuất hiện, tồn tại và phát triển trong dân gian Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Không biết từ bao giờ câu tục ngữ “nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” đã trở thành đúc rút tiềm thức của mọi người nông dân Việt Nam và câu tục ngữ ấy đã mô tả rất cụ thể những nhọc nhằn thương khó của nghề canh cửi tằm tang bằng một hình ảnh rất sinh động “ăn cơm đứng”.
Tuy nhiên cái nghề tần tảo và thương khó ấy đã một thời và mãi mãi về sau là khởi nguồn cho những bài thơ, những bài ca, những truyền thuyết về những mối tình vĩ đại và lãng mạn và đồng thời nó cũng làm ra những sản phẩm thật bình dân mà cũng thật là sang trọng quý phái đáp ứng mọi nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội.
Theo sử sách ghi lại, thì cách đây khoảng 300 năm, tơ lụa Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới và thời kỳ phát triển cực thịnh của nghề, diện tích dâu đã lên tới 100 nghìn mẫu Bắc bộ (tương đương 30.000 hecta) và sản phẩm của nghề đã đáp ứng hầu như toàn bộ nhu cầu may mặc của xã hội từ áo the, quần đũi, ái nái khăn thâm của các cô thôn nữ đến gấm vóc lụa là của các bậc vương giả chí tôn... Rồi những ảnh hưởng của chiến tranh, sự xuât hiện của sợi tơ nhân tạo đã làm cho nghề canh cửi tằm tang có lúc tưởng chừng như bị loại khỏi những sinh hoạt của cộng đồng loài người...
Thực tế đối với Việt Nam nghề trồng dâu nuôi tằm là nghề thực sự cần phát triển và có điều kiện thuận lợi để phát triển. Một mặt, đây là nghề thu hút rất nhiêu lao động, mặt khác đất đai chưa khai phá ở các vùng có điều kiện thuận lợi cho sản xuất dâu tằm rất nhiều. Hơn nữa đây là một nghề có suất đầu tư thấp lại thu hồi vốn khá nhanh, đồng thời tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao, nhu cầu về loại sản phẩm này trên thị trường thế giới lại ngày càng tăng... Đó là những lý do để chúng ta có thể khẳng định: phát triển mạnh tơ tằm chính là một trong những biện pháp tốt nhất để giải quyết nguyên liệu cho ngành dệt, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà. Trong hoàn cảnh kinh tế và điều kiện thiên nhiên của nước ta hiện nay, phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa là thích hợp và cần thiết nhằm tạo thêm nhiều giá trị hàng hoá xuất khẩu cho Việt Nam.
Chương II
Thực trạng hoạt động xuất khẩu
ở công ty dâu tằm tơ I - Hà Nội.
I. Tổng quan về công ty dâu tằm tơ I.
1.Quá trình thình thành và phát triển của công ty.
Cùng với nỗ lực khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm của Đảng và chính phủ trong giai đoạn khôi phục kinh tế đất nước sau chiến tranh, năm 1973, công ty vật tư và thu mua tơ kén I được thành lập, với chức năng nhiệm vụ chính: sản xuất và kinh doanh trứng tằm, kén tằm, tơ lụa. Từ đó đến nay với bao thăng trầm đổi thay trong cơ chế quản lý kinh tế, hoà mình vào sự phát triển chung của kinh tế Việt Nam và thế giới, công ty vẫn khẳng định được chỗ đứng trên thương trường.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể chia làm hai giai đoạn chính:
Giai đoạn từ năm 1973 đến năm 1985:
Đây là giai đoạn công ty trong thời kỳ tập trung bao cấp. Trong giai đoạn này công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế quản lý tập trung bao cấp, đầu vào và đầu ra đều do nhà nước chỉ định, công ty chỉ phải lo sản xuất để hoàn thành kế hoạch được giao. Do đó tình hình sản xuất tiêu thụ tương đối ổn định và theo xu thế năm sau cao hơn năm trước về hình thức, bộc lộ rất nhiều hạn chế trong sản xuất kinh doanh.
Giai đoạn từ năm 1986 đến nay:
Đây là giai đoạn kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường. Mọi hoạt động trong nền kinh tế đều diễn ra theo quy luật cung- cầu. Các doanh nghiệp phải tự lo đầu vào và đầu ra, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh được nâng lên một cách rõ rệt.
Để phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty trong cơ chế thị trường, trước yêu cầu nhiệm vụ mới, năm 1993 công ty được đổi tên thành “Công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội” theo quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 88NN- TCCB/QĐ ngày 28/1/1993 của bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), với số vốn khi thành lập là 6.977.000.000đ (sáu tỷ, chín trăm bảy mươi bảy triệu đồng) và ngành nghề kinh doanh chủ yếu là:
+Thu mua nông, lâm, hải sản.
+Thương nghiệp bán buôn.
+Công nghiệp dệt.
Từ năm 1993- 1995, công ty nỗ lực vươn lên tìm vị trí vững chắc trên thương trường.
Năm 1995, quyết tâm mở rộng sản xuất của công ty từ giai đoạn trước bắt đầu trở thành hiện thực. Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh của mình với ngành nghề bổ xung: trồng trọt, chăn nuôi, ươm tơ, kinh doanh vật tư phục vụ ngành dâu tằm, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, nông sản và sản phẩm tơ tằm phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh của công ty.
Với sự mở rộng ngành nghề kinh doanh, trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt, xu hướng toàn cầu hoá khu vực hoá ngày càng tăng, khó khăn thì nhiều mà cơ hội thì ít. Nhìn lại chặng đường đã qua, đánh giá mặt được mặt chưa được công ty nhận thấy: để có thể tiếp tục có được chỗ đứng trên thương trường công ty phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cải tiến chất lượng sản phẩm.... Điều đó đã thôi thúc công ty vay vốn đầu tư xây dựng nhà máy ươm tơ tự động Yên Lạc và đến tháng 7 năm 2003 nhà máy chính thức đi vào hoạt động. Đây là bước đột phá mới về công nghệ ươm tơ, máy cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao, giá bán tốt, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thương trường.
Như vậy, sau 30 năm xây dựng và trưởng thành (1973-2003), công ty đã lớn mạnh lên rất nhiều, từ chỗ chỉ có 7 tỷ đồng vốn vào năm 1993 đã lên đến trên 22 tỷ đồng vào năm 2000 và đến năm 2003 số vốn của công ty đã là: trên 67 tỷ đồng. Công ty đã xây dựng được 2 cơ sở ươm tơ, trực tiếp và gián tiếp phục vụ, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong đó nhà máy ươm tơ tự động Yên Lạc với trang bị kĩ thuật hiện đại năng suất và chất lượng tơ được nâng lên một cách đáng kể. Đây cũng đồng thời là nhà máy ươm tơ duy nhất ở khu vực phía Bắc sử dụng công nghệ ươm tơ tự động. Tuy nhiên bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn nhiều yếu kém. Chỗ đứng của công ty trên thị trường vẫn còn nhỏ bé và bấp bênh. Hi vọng trong thời gian tới với trang thiết bị hiện đại đã được trang bị, cùng với diễn biến sáng sủa của thị trường tiêu thụ tơ lụa, công ty sẽ khắc phục được khó khăn trước mắt, để lớn mạnh đi lên cả về lượng và chất.
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
Công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội, tên giao dịch quốc tế là Sericulture Company No.1, là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam (VISERI, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), hoạt động theo luật pháp Việt Nam và điều lệ tổ chức của Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam. Trụ sở của công ty tại phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Công ty có chức năng nhiệm vụ: sản xuất và kinh doanh các loại tơ, kén tằm, trứng tằm dâu.... Đó là các sản phẩm có liên quan đến ngành trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa.
Cụ thể: công ty
Chuyên sản xuất các loại tơ bao gồm: tơ cơ khí, tơ tự động, kèm theo đó là các sản phẩm phụ của quá trình ươm tơ bao gồm: gốc rũ có khí, gốc rũ tự động và một số sản phẩm phụ khác.
Thu mua: tơ cơ khí, kén tằm, lụa các loại. Ngoài ra, công ty còn nhập trứng tằm giống (chủ yếu từ Trung Quốc).
Tổ chức bán ra các loại tơ (kể cả tự sản xuất và thu mua), lụa các loại (phần lớn lượng tơ lụa này được xuất khẩu).Trứng tằm giống nhập về chủ yếu được bán cho các tổ chức cá nhân trồng dâu nuôi tằm quanh khu vực sản xuất của công ty.
Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm cả hoạt động sản xuất, hoạt động mua vào và hoạt động bán ra, cả trong và ngoài nước... Tuy nhiên, nếu xét về doanh thu thu được thì doanh thu thu được từ hoạt động xuất khẩu chiềm phần lớn trong tổng doanh thu. Vì thế có thể nói xuất khẩu tơ lụa các loại là hoạt động kinh doanh chính của công ty.
3. Cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty.
3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Hoạt động theo cơ chế thị trường, công ty dâu tằm tơ I được quyền chủ động quyết định tổ chức quản lý trong nội bộ để phù hợp với đặc điểm của công ty và hoạt động có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Phòng tổ chức hành chính
Giám đốc công ty
Phòng kinh doanh XNK
GĐ đơn vị trực thuộc
GĐ đơn vị trực thuộc
XN ươm tơ Mê Linh
Nhà máy ươm tơ tự động Yên Lạc
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kế hoạch sản xuất
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty dâu tằm tơ I
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Theo sơ đồ bố trí trên, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực thuộc được phân chia như sau:
Giám đốc công ty và giám đốc các đơn vị trực thuộc:
Giám đốc công ty là người quản lý và điều hành cao nhất toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam và trước
pháp luật các quyết định của mình.
Giám đốc các đơn vị trực thuộc là người quản lý và điều hành cao nhất tại các đơn vị, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và trước pháp luật các quyết định của mình.
Giám đốc công ty và giám đốc các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan cấp trên, trước pháp luật về: bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh, thực hiện việc trích nộp ngân sách nhà nước, tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, chăm lo giải quyết việc làm và đời sống cán bộ công nhân viên do mình quản lý.
Nếu giám đốc các đơn vị trực thuộc do năng lực hay cố ý làm trái hoặc thiếu trách nhiệm dẫn đến tình trạng sau:
+Lỗ kéo dài 3 năm liền đối với đơn vị khoán giá thành thì giám đốc sẽ bị cách chức hoặc miễn nhiệm.
+Không nộp đủ tiền khấu hao khoán sản lượng theo kế hoạch và khoán thu các khoản khác 3 năm thì giám đốc bị cách chức hoặc miễn nhiệm và thanh lý hợp đồng nhận khoán.
Hai hình thức trên giám đốc hoàn toàn chịu trách nhiệm về kinh tế bị thua lỗ.
Công ty dâu tằm tơ I hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, giám đốc công ty cùng phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các đoàn thể nhằm động viên mọi thành viên phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Xí nghiệp ươm tơ Mê Linh và nhà máy ươm tơ tự động Yên Lạc:
Đây là hai thành viên lớn rất quan trọng của công ty. Trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc này như sau:
Các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do giám đốc công ty giao cho: các đơn vị chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của giám đốc công ty đồng thời chịu sự hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ của các phòng chức năng tại văn phòng công ty. Các đơn vị có trách nhiệm thực hiện đầy đủ quy chế của công ty, cụ thể là:
+ Tiếp nhận và có trách nhiệm quản lý sử dụng phát huy hiệu quả tiền vốn, tài sản, lao động được công ty giao cho. Công ty cho vay vốn để sản xuất tơ, có trách nhiệm trả gốc và lãi suất ngân hàng...
+ Bố trí sắp xếp lao động phù hợp với công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị và phải chịu trách nhiệm trước người lao động về việc làm, đời sống, các chế độ, chính sách do nhà nước ban hành.
+ Chấp hành các nguyên tắc sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý tài sản và thực hiện các chế độ chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, bảo vệ nội bộ, quan hệ tốt với địa phương.
+ Tổ chức thực hiện tốt định mức lao động, các định mức kinh tế kỹ thuật và quy chế của công ty.
+ Xây dựng mối quan hệ tốt với vùng nguyên liệu kén thông qua dịch vụ cung ứng trứng giống để thu mua kén.
+Giao nộp đủ số lượng, đúng chất lượng cho công ty (đối với đơn vị định mức khoán giá thành), đúng kỳ hạn tiền đơn vị nhận khoán theo hợp đồng...
+Hàng tháng vào ngày 25 phải gửi báo cáo tiến độ sản xuất kinh doanh của các đơn vị hoặc fax về phòng kế hoạch sản xuất của công ty...
Bên cạnh chức năng như trên các đơn vị có quyền hạn sau:
+ Được ký hợp đồng lao động thời vụ, hợp đồng lao động không xác định thời gian phải được Giám đốc công ty uỷ quyền.
+ Được tiếp nhận công nhân vào học nghề nhưng phải báo cáo với công ty
+ Lập các văn bản đề nghị với Giám đốc công ty và hội đồng giám đốc công ty về: khen thưởng kỷ luật cán bộ công nhân viên tại đơn vị, bổ nhiệm đề bạt cán bộ, bố trí sắp xếp bộ máy sản xuất kinh doanh để công ty làm các thủ tục khi cần thiết; tiếp nhận, cho di chuyển, cho nghỉ chế độ cán bộ công nhân viên từ trung cấp trở xuống; xét bậc nâng lương cho cán bộ công nhân viên hàng năm trong đơn vị báo cáo về hội đồng lương công ty xem xét ra quyết định
+ Được ký hợp đồng mua nghuyên liệu kén, than, điện phục vụ cho sản xuất tại đơn vị
+ Quản lý hồ sơ cán bộ từ trung cấp trở xuống
+ Được giao dịch với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... để thực hiện các chế độ cho cán bộ công nhân viên đơnvị tại địa phương.
Chức năng sản xuất chính của hai đơn vị trực thuộc là thu mua kén tằm thông qua quy trình công nghệ ươm tơ để tạo ra các loại tơ phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.
Sự khác nhau giữa hai đơn vị này là ở chỗ: sử dụng công nghệ ươm tơ khác nhau vì vậy sản lượng, chất lượng tơ ươm ra cũng khác nhau. Xí nghiệp ươm tơ Mê Linh sử dụng máy ươm cơ khí, hầu hết các thao tác chủ yếu như: tìm mối, rũ gốc, chỉnh mối, tiếp mối, nhặt nhộng... đều do công nhân tự làm cho nên mỗi công nhân nói chung chỉ có thể trông coi được 20 mối, làm việc vất vả nhưng năng suất sản xuất vẫn thấp. đối với máy ươm tự động được sử dụng tại nhà máy ươm tơ tự động Yên Lạc, các thao tác nói trên đều do máy thực hiện, không những giảm nhẹ cường độ lao động công nhân nâng cao được năng suất, làm cho khả năng đứng máy tăng lên 60 đến 100 mối/1người, mà còn đảm bảo được chất lượng, hạ giá thành.
Các phòng ban tại văn phòng công ty:
Các phòng ban tại văn phòng công ty tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty đồng thời trực tiếp thực hiện các công tác nghiệp vụ cụ thể do giám đốc công ty quy định. Trách nhiệm của các phòng chức năng tại văn phòng công ty như sau:
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
Tổ chức tiếp thị, mở rộng thị trường, mua vào, bán ra trong và ngoài nước
Xây dựng các phương án kinh doanh các mặt hàng, ngành hàng dâu tằm tơ và kinh doanh tổng hợp khác.
Thực thi, trách nhiệm quản lý các thủ tục, các dự án các hợp đồng kinh tế mua bán xuất khẩu và các hợp đồng thuê tài sản đã được giám đốc công ty ký duyệt.
Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí lưu thông cho từng mặt hàng kinh doanh theo luật định Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Thực hiện các hợp đồng, đặt hàng với các doanh nghiệp ngoài công ty. Thực hiện các hợp đồng đã ký bán ra trong và ngoài nước, đúng tiến độ, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng.
Xây dựng các dự báo chiến lược về thị trường mặt hàng phục vụ cho công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trước mắt và lâu dài.
Phòng kế toán tài vụ:
Tiếp nhận vốn, tài sản đất đai và các nguồn lực khác của nhà nước, Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam, giao khoán cho các đơn vị trực thuôc công ty.
Tổ chức quản lý sử dụng vốn đúng mục đích, đúng pháp luật và có hiệu qủa cao.
Quản lý thu và chi phí mọi hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty
Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm và cho các dự án khả thi
Tham gia xây dựng hạch toán giá thành sản phẩm
Thực hiện nghiệp vụ quản lý, kiểm kê đánh giá tài sản chuyển nhượng cho thuê, thanh lý, góp vốn kiên kết hợp tác sản xuất kinh doanh
Quyết toán tài chính công ty 6 tháng đầu năm
Phòng kế hoạch sản xuất:
Tổng hợp xây dựng kế hoạch hàng năm của công ty
Tham gia xây dựng giá thành sản phẩm, chi phí quản lý, các định mức kinh tế kỹ thuật và các phương án trong sản xuất kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc.
Nhận và tổng hợp báo cáo vào ngày 25 hàng tháng, về tiến độ sản xuất kinh doanh các đơn vị trực thuộc báo cáo thống kê, kế hoạch với Tổng công ty và các cơ quan có liên quan.
Cung ứng dịch vụ giống dâu, giống tằm cho vùng nguyên liệu và chuyển giao khoa học kỹ thuật
Phòng tổ chức hành chính:
Xây dựng đề án quy hoạch cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty trước mắt và lâu dài
Làm các thủ tục hành chính để thực hiện luật lao động, chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên công ty
Xây dựng phương án tổ chức bộ máy bố trí sắp xếp sử dụng lao động hàng năm và lâu dài
Quản lý các văn bản đi đến của công ty và kiến nghị, đơn thư khiếu nại của các cá nhân đơn vị đến công ty. Nghiên cứu các giải pháp để giải đáp và giải quyết trình giám đốc công ty để giải quyết
Xây dựng các mối quan hệ trên, dưới trong ngoài và các cơ quan có thẩm quyền liên quan để làm tốt các chức năng tham mưu cho giám đốc.
Bên cạnh trách nhiệm như trên các phòng ban chức năng có quyền hạn như sau:
Đề xuất các phương án để thực hiện chức năng tham mưu với giám đốc công ty theo chức năng nhiệm vụ được giao
Đề nghị việc nâng lương, khen thưởng, đề bạt cán bộ, kỷ luật... với giám đốc công ty
Có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thường xuyên hay đột xuất nghiệp vụ được giao các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc. Được quyền lập biên bản để kiến nghị giám đốc công ty xử lý.
Nếu trưởng phòng do năng lực hay thiếu trách nhiệm dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ 3 năm liền thì giám đốc công ty đề nghị với hội đồng giám đốc cho miễn nhiệm hoặc cách chức.
3.2: Quy trình công nghệ của các bộ phận sản xuất của công ty.
Sợi tơ tằm được kéo ra từ tổ của một loại sâu ăn lá dâu (hay lá sắn), sâu đó là tằm. Tổ tằm được người ta quen gọi là kén. Hiện nay loại tơ phổ biến nhất là ươm từ kén tằm ăn lá dâu. Sợi tơ đơn của mỗi kén rất nhỏ, độ giai bền thấp nên chưa sử dụng được vào ngành dệt hoặc các yêu cầu khác. Ươm tơ là đem lại nhiều sợi tơ đơn trong nhiều kén chập lại với nhau thành sợi tơ mộc (tơ sống) có độ to nhỏ theo yêu cầu của người sử dụng tơ.
Nguyên liệu ban đầu đưa vào nhà máy ươm tơ là kén, ngay khi kén được thu mua về phải được sấy khô đến một độ nhất định để đảm bảo nhộng không đục thủng kén có như vậy mới ươm được. Khi kén đưa đi ươm phải qua quá trình công nghệ như sau:
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ ươm tơ
(Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất)
Quá trình ươm tơ bao gồm các công đoạn từ chọn kén đến kiện tơ thành phẩm:
- Trộn kén và chọn kén:
Bất cứ một quá trình công nghệ nào nguyên liệu đưa vào sản xuất đều phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định. Trong ươm tơ cũng vậy, nguyên liệu kén đưa từ các nơi về cơ sở sản xuất bao gồm nhiều loại, mỗi loại có một đặc điểm riêng cho nên trước lúc đưa vào sản xuất cần được chọn lọc phân loại rõ ràng từ đó sẽ xác định được tính chất riêng của từng loại để áp dụng những điều kiện kĩ thuật công nghệ cho thích hợp tạo điều kiện tăng năng suất ươm tơ và đạt phẩm chất tơ đồng đều.
Việc trộn kén và chọn kén có quan hệ rất lớn tới qúa trình ươm tơ sau này. Việc trộn kén không thích hợp gây cho nấu kén không đều, ươm tơ khó khăn, chất lượng bị giảm sút. Kén chọn rồi mã còn lẫn nhiều kén xấu sẽ ảnh hưởng lớn đến sản lượng chất lượng ươm. Phân cỡ không tốt gây sai lệch nhiều về độ mảnh tơ ươm ra. Cho nên khâu chuẩn bị kén trước khi ươm này phải căn cứ theo yêu cầu của sản xuất, chấp hành đúng các nguyên tắc đề ra...
- Nấu kén:
Sợi tơ đơn của kén liên kết chặt chẽ với nhau nhờ lớp keo tơ. Muốn ươm được tơ dễ dàng kén phải qua nấu. Mục đích của nấu kén là dùng hơi nước, nhiệt hoặc hoá chất tác dụng lên để làm lớp keo xê ri xin nở ra, hoà tan bớt đi dể giảm độ dính giữa các sợi tơ đơn, có như thế mới ươm được.
Kén nấu thích hợp làm cho tỉ lệ lên tơ tăng, do vậy chiều dài lên tơ cao. Trong thiết kế công nghệ muốn tăng sản lượng lý thuyết cần giảm số lần đứt mối tức là cần tăng chiều dài lên tơ, kén nấu tốt sẽ thoả mãn được điều này. Như vậy nấu kén tốt, thích hợp thì phẩm chất, số lượng tơ cao và ngược lại.
- Ươm tơ:
Đây là khâu chủ yếu trong quá trình công nghệ ươm tơ.
Kén nấu xong được chuyển sang công đoạn ươm. Tơ kén, như đã nói ở trên rất mảnh, yếu, đồng thời rất không đều về độ dài cũng như độ mảnh, không thể dùng trực tiếp để dệt, nên phải ghép nhiều sợi tơ kén lại với nhau mới dùng được. Trong quá trình ươm tơ, tơ của nhiều kén được tở ra và dính kết với nhau nhờ keo của bản thân mà hình thành lên một sợi tơ bền, đều và dài liên tục đó là tơ mộc (tơ sống).
Các thiết bị ươm khác nhau yêu cầu quy cách đầu vào khác nhau vì vậy khối lượng và chất lượng tơ ươm ra cũng khác nhau. ở công ty dâu tằm tơ I sử dụng cả máy ươm tơ tự động và máy ươm tơ cơ khí. Với máy ươm cơ khí tại xí nghiệp ươm tơ Mê Linh, hầu hết các thao tác do người công nhân tự làm. Còn tại nhà máy ươm tơ tự động Yên Lạc, với việc sử dụng máy ươm tơ tự động, quá trình ươm tơ đã được đơn giản hoá, hầu hết các thao tác do máy tự làm, công nhân chỉ là người coi máy, vì vậy năng suất và chất lượng tơ được nâng lên một cách đáng kể.
- Guồng lại:
Tơ được ươm quấn lên gàng nhỏ ở công đoạn ươm một lượng nhất định. Tơ lấy từ gàng ươm ra dính bết nhiều, đồng thời cũng nhiều gút bẩn, đoạn to nhỏ không đều và khối lượng các con tơ cũng khác nhau. Guồng lại: là quá trình tháo tơ từ gàng con quấn trở lại vào gàng lớn tạo thành các con tơ có một quy cách nhất định về chiều dài và khối lượng, tạo cho tơ một độ ẩm thích hợp, sợi trong con tơ phân bố đều đặn, nối đứt và loại trừ một số khuyết điểm, giảm bớt khó khăn cho quá trình dệt sau này.
- Chỉnh lý:
Tơ là một mặt hàng rất quý, để dệt sản phẩm đẹp và bền, yêu cầu về chất lượng của tơ rất cao. Sau khi guồng lại tơ được chỉnh lý để sữa chữa lại một lần nữa con tơ, khâu tơ, vặn con tơ và bao gói các con tơ.
- Kiểm nghiệm tơ thành phẩm:
Chất lượng của tơ sống (tơ thành phẩm) sản xuất ra có chênh lệch vì nguyên liệu kén, thiết bị và máy móc của quá trình ươm, kĩ thuật thao tác của công nhân...
Tơ sống lại dễ hút ẩm, tuỳ điều kiện độ ẩm ngoài trời mà làm cho khối lượng tơ thay đổi đi. Vì vậy, để đánh giá, phân cấp, phân loại tơ và xác định khối lượng tơ theo tiêu chuẩn đã quy định phải tiến hành kiểm nghiệm tơ. Kiểm nghiệm tơ thành phẩm có thể chia thành 2 phần chính: kiểm nghiệm khối lượng và kiểm nghiệm chất lượng. Hạng mục và chi tiết kiểm nghiêm như sau:
Kiểm ngiệm khối lượng:
Khối lượng thực
Khối lượng tiêu chuẩn
Thành phần keo xê ri xin
Kiểm nghiệm chất lượng:
Kiểm nghiệm bằng mắt: lỗi do chỉnh lý, độ đồng đều, tính chất trạng thái.
Kiểm nghiệm trên máy và dụng cụ thí nghiệm: độ đứt, độ đều, độ sạch, độ mảnh, sức giai, độ giãn, lực bao hợp.
- Phân cấp tơ:
Căn cứ vào kết quả của các chỉ tiêu kiểm nghiệm bằng mắt cũng như các dụng cụ thiết bị thí nghiệm, rồi dựa vào tiêu chuẩn đã định về phẩm cấp tơ, xác định được đẳng cấp của cả lô tơ, nó biểu thị tính chất toàn diện của tơ sống. Cấp tơ gồm có: 6A, 5A, 4A, 3A, 2A, A, B, C, D trong đó 6A là cấp cao nhất, D là cấp thấp nhất. Trong đó các cấp khác nhau thì các tiêu chuẩn về độ đứt, độ đều, độ sạch, độ mảnh... lại khác nhau.
- Sản phẩm phụ:
Các sản phẩm phụ của quá trình công nghệ ươm tơ như kén hỏng, kén phế, nhộng... sẽ được tận dụng một cách triệt để nhằm hạ giá thành tơ mộc, tăng hiệu qủa sử dụng nguyên vật liệu.
II. Thực trạng xuất khẩu hàng tơ lụa ở công ty dâu tằm tơ I.
1.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.
Trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa là ngành nghề tổng hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa nông nghiệp và công nghiệp. Trồng trọt, chăn nuôi là cơ sở để tạo ra nguồn nguyên liệu (kén) cho hoạt động sản xuất của công ty. Ươm tơ dệt lụa sẽ tạo ra các sản phẩm tơ lụa đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong nước và quốc tế. Với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty cộng với tính chất riêng biệt của các sản phẩm tơ lụa, thứ mặt hàng xa xỉ, nhu cầu biến động lớn và thường xuyên không ổn định, tính chất mùa vụ cao... Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dâu tằm tơ I thường xuyên biến động phụ thuộc rất lớn vào thị trường đầu vào cũng như th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0008.Doc