Tại tp.Cao Lãnh có các doanh nghiệp điển hình như: Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và khu công nghiệp Đồng Tháp với sàn giao dịch bất động sản HIDICO số 12 Lý Thường Kiệt, Tp.Cao Lãnh; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây Lắp và Vật Liệu Xây Dựng Đồng Tháp (có các bộ phận liên quan đến BĐS như: sàn giao dịch bất động sản BCM-DT, xí nghiệp Đầu tư kinh doanh nhà đất, công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng BMC) số 03, Tôn Đức Thắng, Phường 1, Tp.Cao Lãnh, Đồng Tháp; Công ty Cổ Phần Thương nghiệp Xuất nhập khẩu Tổng hợp Đồng tháp với Xí nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh nhà đất số 38 Lê Anh Xuân, Tp.Cao Lãnh, Đồng Tháp; Công ty Vinaconex Đồng Tháp số 10 Nguyễn Văn Tre, P.1, Tp.Cao Lãnh, Đồng Tháp; công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Tồng Hợp số 46 Lê Quý Đôn, P.1, Tp.Cao Lãnh, Đồng Tháp ngoài ra còn có các danh nghiệp ở các huyện, tỉnh khác và các tập đoàn BĐS lớn trong và ngoài nước cũng đã xuất hiện tại Cao Lãnh.
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản tại thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu dẫn trước (leading), đồng hành (coincident) và đến trễ (lagging) mà quốc tế hay dùng để đánh giá thị trường. Chính sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản Trung Quốc đã đóng góp rất lớn vào tốc độ tăng trưởng GDP của nước này.
Ở Mỹ tính minh bạch của thị trường bất động sản là rất cao. Nhà cửa muốn mua bán đều phải đăng ký giao dịch trên thị trường, có sự kiểm tra kỹ lưỡng của nhiều thành phần như ngân hàng, đơn vị escrow (đơn vị trung gian, thực hiện ủy thác trong các giao dịch mua bán), tổ chức thẩm định… Lịch sử của căn nhà phải được liệt kê đầy đủ từ việc xây dựng, bảo trì, sửa chữa đến thuế, công nợ. Thứ hai là sự phối hợp quản lý chặt chẽ giữa Chính phủ với các công ty tư nhân (hầu hết các dịch vụ đều do công ty tư nhân thực hiện). Thứ ba là có đầy đủ các công cụ kỹ thuật để hỗ trợ cho thị trường như ấn phẩm thông tin, mạng, nhà mẫu, các dịch vụ thế chấp và tái thế chấp…
Thị trường Australia và New Zealand. Nhà nước khẳng định đất thuộc sở hữu Chính phủ, cấp quyền sử dụng cho người dân. Điều đầu tiên, tập trung thiết lập một hệ thống quản lý vấn đề BĐS theo hướng chặt chẽ, kiểm soát được tất cả các lĩnh vực.
Bên cạnh các cơ quan quản lý BĐS, có hội đồng những chủ BĐS, hội những nhà kinh doanh BĐS, Cục bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan quy hoạch và thẩm quyền đất đai, cơ quan định giá Nhà nước và tư nhân, cơ quan hoạch định phát triển, cơ quan tư vấn đầu tư BĐS, bộ phận thế chấp, bảo lãnh BĐS các ngân hàng,... Cả cơ quan quản lý lẫn không quản lý đều có sự phân công, phân cấp rất tốt, bất cứ vấn đề gì, chủ đầu tư đều tìm ra ngay địa chỉ để giải quyết, chịu trách nhiệm.
Hệ thống chính sách thu hút đầu tư vào thị trường BĐS ở Australia và New Zealand đi theo hướng luật hoá các quan hệ cơ bản. Tuy nhiên, có sự phân tách các vấn đề xây dựng, thu hồi và đền bù, đại lý bất động sản, thuê đất, cạnh tranh, tự do thông tin, ... thành các luật riêng, chứ không lồng ghép trong các luật dân sự, đất đai, xây dựng,... như ở Việt Nam.
Ở Xin-ga-po, chính phủ đã thành lập Ủy ban Nhà ở và Phát triển (HDB) từ năm 1960 để tập trung xây dựng nhà ở có giá thành hợp lý dành cho người thu nhập thấp, đồng thời chính phủ luôn chú trọng đến các chính sách nhằm ngăn chặn tình trạng “bong bóng” trên thị trường BĐS, nhờ vậy, 82% số dân sống trong các căn hộ công và 90% được sở hữu nhà.
Là quốc gia có độ minh bạch cao trong khu vực. Sở giao dịch chứng khoán Singapore thiết lập rất tốt chỉ số ghi lại hiệu quả hoạt động của chứng khoán BĐS; Cơ quan Tái phát triển đô thị của Singapore (URA) cập nhật thông tin hàng quý về cung - cầu - vốn và giá trị thuê của tất cả các loại BĐS bao gồm khách sạn, công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và nhà ở; Sở giao dịch chứng khoán Singapore ứng dụng phương thức quản trị doanh nghiệp và công khai tài chính hiệu quả và đã được chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, hệ thống quản lý - pháp lý của Singapore rất công bằng và hiệu quả, do đó đạt được điểm tối ưu ở chỉ số minh bạch.
3.1.1.2 Sự biến động của thị trường bất động sản của các nước trên thế giới
Khủng hoảng tài chính Đông Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng “ Đông Á” bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ. Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng “ Đông Á” bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ. nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng là do đầu cơ bất động sản quá mức (ước đoán về giá trị và giá cả bất động sản bên ngoài thực tế).
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 bất nguồn từ Mỹ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế và đời sống của người dân toàn thế giới.
Nguyên nhân đầu tiên quan trọng nhất là gia tăng nguồn vốn tài trợ để mua bán nhà ở thông qua kỹ thuật “chứng khoán hóa bất động sản thế chấp” trong khi hệ thống kiểm soát không theo kịp là nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng. Phát triển nhanh nhiều trái phiếu cổ phiếu có nguồn gốc bất động sản tạo ra những rủi ro lớn cho thị trường cho Ngân hàng và dân chúng.
Nguyên nhân thứ hai là việc cho vay mua nhà ở dễ dãi “dưới chuẩn” nhưng thiếu cơ chế kiểm soát.
Nguyên nhân thứ ba là giá bất động sản tại Mỹ tăng liên tục đã lôi kéo các nhà đầu tư và cả người dân đổ xô vào kinh doanh bất động sản làm cung vượt quá cầu.
Dubai: do bong bóng bùng nổ tại thị trường bất động sản khiến cho kinh tế Dubai bị khủng hoảng nặng. Sự thăng trầm của Dubai, có liên quan trực tiếp đến sự bùng nổ của thị trường bất động sản, đặc biệt là những bong bóng nguy hiểm này đến thời gian bùng nổ. giá nhà đất tại Dubai tụt dốc không phanh.
Một năm trước khi khủng hoảng tài chính bùng nổ, giá nhà đất tại Dubai đã tăng lên gần 5 lần. Nhiều dự án đã phải dừng lại và ngưng trệ Theo đó, 52,8% trong tổng số các dự án bất động sản, trị giá khoảng 582 tỷ USD đang bị trì hoãn.
Trung Quốc: nhà kinh tế độc lập Xie Guozhong - cựu giám đốc điều hành Morgan Stanley – lại cho rằng tình trạng dư thừa công suất và bong bóng bất động sản đang gây ra những thách thức thực sự cho tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong tương lai. Ông nhận định: “ Bong bóng bất động sản (ở Trung Quốc) sẽ tiếp tục phình to trong vòng 2 năm tới và sẽ vỡ tung”.
Phó Khoa Kinh tế Su Jian thuộc Đại học Tổng hợp Bắc Kinh cho rằng thị trường bất động sản Trung Quốc “ đang bị đe doạ bởi tình trạng bong bóng, nhưng nền kinh tế nước này không phải đang hướng tới sự đổ vỡ ”.
Sức mạnh dài hạn của nền kinh tế Trung Quốc đang là chủ đề tranh luận của các nhà kinh tế và giới chuyên gia tài chính. Trong khi dư luận đa số dường như ngả theo hướng kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng bền vững, ít nhất là về trung hạn, một nhóm chuyên gia phương Tây cảnh báo rằng nền kinh tế Trung Quốc không phải như vẻ bề ngoài của nó, đồng thời dự đoán nước này có thể hướng đến một cuộc khủng hoảng tài chính trong vòng vài thập kỷ tới.
Nhà quản lý quỹ đầu cơ nổi tiếng James S Chanos, từng kiếm bộn tiền do dự đoán được sự sụp đổ của tập đoàn Enron và nhiều công ty khác, đã cảnh báo kinh tế Trung Quốc đang hướng tới sự đổ vỡ, chứ không phải là phát triển bền vững. Ông cho rằng Chính phủ Trung Quốc đang phóng đại sức mạnh kinh tế và giả mạo số liệu về tỷ lệ tăng trưởng. Ông cũng cảnh báo bong bóng bất động sản của Trung Quốc to “ gấp 1.000 lần của Dubai ”.
3.1.2 Tình hình các thị trường bất động sản lớn ở Việt Nam
Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước những năm vừa qua, thị trường BĐS nước ta đã đang hình thành và phát triển với tốc độ nhanh và hết sức phức tạp. Với mô hình kinh tế kế hoạch tập trung của nước ta trước đây thị trường này chưa phát triển.
Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều điều kiện ưu việt thu hút vốn đầu tư của cả nước và quốc tế nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò trung tâm kinh tế văn hoá khoa học kỹ thuật đầu mối phát triển kinh tế đối ngoại, liên kết thúc đẩy và lôi kéo các vùng khác phát triển.
Sự đô thị hóa và phát triển nhanh chống như hiện tại và tiềm năng kinht ế của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đã làm cho thị trường bất động sản tăng trưởng quá nóng, khó kiểm soát khi thị trường BĐS ở nước ta còn quá trẻ, những cuộc cạnh tranh không lành mạnh đã diễn ra.
Công nghệ “ thổi giá ” đất: sự “làm giá” của đối tượng tham gia đăng ký đấu giá với khối lượng thửa đất lớn, kèm với đó là bỏ thầu giá đất thật cao. Tuy nhiên, khi trúng đấu giá, các đối tượng này lại bỏ tiền cọc, không mua nữa. Các quận, huyện cho rằng, chiêu thức này nhằm mục đích nâng giá đất trong khu vực đấu giá để trục lợi, gây “nhiễu” cho công tác quản lý và kế hoạch đấu giá đất của chính quyền.
Tình trạng “thổi” giá đất thông qua các phiên đấu giá công khai đã có từ nhiều năm nay. Điển hình là phiên đấu giá đất tại Mỹ Đình năm 2006. Đơn vị trúng đấu giá đã trả tới 65 triệu đồng/m2 trong khi vị trí đất liền kề chỉ hơn 30 triệu đồng/m2. Giao dịch này sau đó đã bất thành vì nhà đầu tư bỏ tiền cọc. Tuy nhiên, sau khi thông tin giá đất Mỹ Đình được trả 65 triệu đồng/m2 lan ra, chỉ qua vài tuần, giá được "tâng" lên nhanh chóng. Kết quả, dù mất 2 tỷ đồng đặt cọc nhưng nhà đầu tư thu lại gấp hàng chục lần do “đẩy” được những lô đất lớn với giá cao đã được "gom" từ trước đó.
Hiện tượng đầu cơ: Có “bàn tay” của giới đầu cơ nhà đất. Dân đi đấu giá chủ yếu là “cò” nhà đất. Họ đi đấu giá có bài bản nhằm “ôm” được đất, góp phần “thổi” giá lên và bán lại cho người trượt, nếu không bán được thì bỏ thầu, bỏ cọc là xong bởi số tiền cọc thường không đáng kể.
Cung tăng, cầu giảm: Sự tăng trưởng quá nóng của thị trường BĐS và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cũng như “ giọt nước làm ly” khi nó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta, lạm phát gia tăng. Thị trường BĐS rơi vào tình trạng đóng băng.
Nguồn cung, đặc biệt là phân khúc căn hộ, liên tục được các chủ đầu tư tung ra thị trường, dẫn đến thực trạng lượng cung hàng “ứ đọng” tăng cao. Cung tăng, cầu giảm
Năm 2007 và đầu năm 2008, chủ đầu tư lên ngôi thành “thượng đế”, còn khách hàng muốn mua được sản phẩm bất động sản phải xếp hàng chầu chực. Nhưng hiện nay, vai trò “thượng đế” đã được trả lại cho khách hàng, vì chủ đầu tư muốn bán được sản phẩm phải đưa ra hàng loạt chiêu khuyến mại như: mua đất trúng xe ôtô, mua đất được vàng, mua đất được đất. Thậm chí gần đây, nhiều chủ đầu tư muốn mời khách hàng đi tham quan dự án phải đưa đón, phục vụ ăn uống và trước khi về có thêm một… giỏ quà.
Điều nghịch lý là khi càng được “chiều chuộng” thì các “thượng đế” lại càng tỏ ra thờ ơ với thị trường. Hàng loạt dự án tên tuổi, nổi đình nổi đám một thời như The Vista, Sài Gòn Pearl, Blooming Park…, trước đây muốn mua được rất khó, thì gần đây, chỉ cần lên mạng mở công cụ tìm kiếm là thấy thông tin bán căn hộ các dự án này trải đầy, ngược lại người mua hầu như không có.
Thống kê mới đây nhất từ Công ty nghiên cứu thị trường Savill, chỉ tính riêng trong quý III/2010, tại TP. HCM đã có khoảng 7.200 căn hộ từ 20 dự án mới được tung ra (tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước), nâng tổng số căn hộ tại TP. HCM đến thời điểm hiện nay lên 16.600 căn. Hầu hết nguồn cung mới được tung ra trong quý này tập trung ở phân khúc dự án căn hộ có mức giá trung bình từ 800 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng/căn và nằm ở các quận ngoại thành như: quận 7, Tân Phú, Bình Chánh, Bình Tân, Thủ Đức.
Theo Savill, trong hai quý kế tiếp, TP. HCM dự kiến có khoảng 26 dự án, với khoảng 10.000 căn hộ được tung ra bán và dự báo có khoảng 104.000 căn hộ sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2011 - 2013.
(Nguồn: Đầu tư chứng khoáng 14/10/2010)
Lãi suất cao: Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM cho biết: “Hiệp hội đang tập hợp ý kiến của các doanh nghiệp, sau đó gửi lên trên để kiến nghị tháo gỡ chứ tình hình hiện nay căng quá, doanh nghiệp nào cũng kêu. Khó khăn nhất hiện nay là việc tiếp cận nguồn vốn trong khi mặt bằng lãi suất lại cao. Mặt bằng lãi suất ngân hàng hiện nay cả ngắn hạn và dài hạn lên đến quanh mức 18 -19%/năm, sẽ chẳng có ngành nghề kinh doanh nào vay vốn mà có thể làm ăn có lãi lớn. Đặc biệt đối với BĐS, lãi suất ngân hàng cao như vậy thì chẳng ai có đủ can đảm để vay mua nhà. Đối với giới đầu tư, cũng chẳng ai dại gì đầu tư vào BĐS trong thời điểm khó khăn này.
Trong những thời điểm hoàng kim nhất của thị trường BĐS, đầu tư sinh lợi 30%/năm cũng rất hiếm. Một điều chắc chắn lãi suất cao, đầu vào sẽ tăng dẫn đến giá thành không thể thấp hậu quả giá đầu ra sẽ tăng. Như vậy là khó cho cả 2 bên mua và bán. Thêm vào đó, giá thép tăng mạnh cũng khiến các doanh nghiệp nếu không có dự trữ từ trước đã gặp khó khăn không ít”.
Dưới góc nhìn của một doanh nghiệp chuyên phát triển các dự án BĐS, ông Bùi Tiến Thắng - Phó tổng giám đốc Sacomreal cho rằng: “Với mặt bằng lãi suất 18 -19%/năm thì thị trường BĐS sẽ chẳng còn hấp dẫn gì cả. Với một dự án BĐS, tính từ khi triển khai đến khi đủ điều kiện bán hàng cũng phải mất vài năm. Nếu là dự án có đất sạch phải mất 2 năm; đối với dự án phải giải phóng mặt bằng phải mất 4 năm. Nếu tính ở mức lý tưởng, chủ đầu tư chỉ phải vay 50% tổng vốn đầu tư của dự án, chỉ trong vòng 3 - 4 năm lãi suất đã lên đến 30 - 40% của tổng vốn đầu tư. Trong khi đó, đối với một dự án BĐS để sinh lãi 30% đã là rất khó. Vì vậy, nếu những khó khăn như hiện nay vẫn còn kéo dài thì chẳng có chủ đầu tư nào mặn mà với các dự án BĐS”.
Ông Bùi Tiến Thắng dự báo: “Từ đây cho đến cuối năm 2010, thị trường BĐS sẽ chẳng thể nào khởi sắc mặc dù đang là mùa cao điểm”.
(Theo Lao động)
Xét về chỉ số minh bạch của thị trường BĐS: thì Việt Nam đang đứng vị trí thấp nhất trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Theo các chuyên gia BĐS, để nâng cao chỉ số minh bạch thị trường, trước hết Việt Nam cần nâng cao lòng tin của người dân đối với các dự án BĐS thông qua việc công bố đầy đủ, chính xác thông tin về các dự án BĐS. Việc minh bạch hóa thị trường là cơ sở tối quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Ông Boaz Boon, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách nghiên cứu của Tập đoàn Capita Land cho rằng, để đầu tư vào một nước nào đấy, các nhà đầu tư thường nhìn vào chỉ số minh bạch thị trường BĐS.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, những sản phẩm BĐS được bán trên sàn chỉ chiếm khoảng 20- 30% nguồn cung của thị trường. Ông Phùng Văn Năng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần BĐS Nam Việt, cho rằng hiện có rất nhiều sản phẩm căn hộ, đất nền được tung ra thị trường, nhưng những sản phẩm được cấp giấy chứng nhận qua sàn chỉ là 10-15%.
Giám đốc một công ty BĐS cho biết, hiện nay, để hoàn thành thủ tục pháp lý của một dự án BĐS phải mất ít nhất từ 1- 2 năm, điều này gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp BĐS. Để thực hiện dự án được sớm, hiện có đến 90% các dự án có vấn đề về mặt pháp lý, nhưng để dự án được hoạt động trót lọt các công ty thường không công bố những khiếm khuyết này bởi đa số các dự án hiện nay đều phải vay tiền ngân hàng hoặc huy động vốn nên áp lực trả lãi là không hề nhỏ.
Giá văn phòng cho thuê cao: Theo điều tra về môi trường kinh doanh do Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro) công bố, TP HCM có chi phí thuê văn phòng đắt nhất khu vực ASEAN. Theo đó, tính trung bình mỗi m2 văn phòng tại TP HCM có giá cho thuê lên tới 57 USD một tháng.
Với mức giá này, TP.HCM đã vượt mặt tất cả các thành phố khác tại Đông Nam Á, kể cả Singapore (46,4 USD) hay Bangkok (19,8 USD) mỗi m2 một tháng.
Thậm chí giá thuê ở TP HCM còn cao hơn cả mặt bằng chung ở những thành phố lớn khác tại châu Á như Seoul và ngang ngửa với thủ đô của Trung Quốc. Tại Seoul, mỗi m2 văn phòng có giá thuê chỉ 49,8 USD/tháng và ở Bắc Kinh, con số này là 57,2 USD.
Tiếp sau TP.HCM, hai thành phố khác của Việt Nam là Hà Nội và Đà Nẵng cũng được xếp vào diện đắt đỏ. Giá mỗi m2 văn phòng có giá trung bình 42 USD ở Hà Nội và 18,3 USD ở Đà Nẵng. Những số liệu trên được Jetro công bố tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam.
Hình 3.1: Giá cho thuê văn phòng tại TP HCM đắt thứ tư châu Á, sau các thành phố Mumbai, Hong Kong và Thượng Hải. (Đơn vị: USD, tính theo mỗi tháng). Nguồn thống kê: Jetro
Nếu xét chỉ số giá nhà/thu nhập thì ở VN cao gấp 4 - 12 lần so với các nước trên thế giới (chỉ số này ở VN từ 24,5 - 26,6, trong khi khu vực Nam Á là 6,25, Đông Á là 4,14, châu Phi là 2,21; châu Âu, Trung Đông và Bắc Mỹ là 6,25; Mỹ Latinh và Ca-ri-bê là 2,38).
Để kiềm hảm sự tăng giá nhanh chóng và bất hợp lý thì nhà nước đã quy định mức giá đất năm 2011 không tăng so với 2010: Khung giá đất tại Hà Nội và TP HCM năm 2011 đồng loạt chốt ở mức trần 81 triệu đồng mỗi m2, đúng bằng mức áp dụng tại năm 2010. Tuy nhiên, tùy vào vị trí, khu vực, giá đất có thể biến động theo các mức khác nhau. Tại Hà Nội, giá đất áp dụng năm 2011 được điều chỉnh theo hướng giảm dần từ trung tâm thành phố trở ra. Trong đó, giá đất nằm trong mức tối thiểu là 2,34 triệu đồng mỗi m2 (đường 72 qua phường Dương Nội, quận Hà Đông). Giá tối đa vẫn là 81 triệu đồng mỗi m2 thuộc các phố Hàng Ngang, Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm) như năm 2010.
Tại TP HCM, bảng giá đất mới cũng giữ nguyên khung tối đa và tối thiểu của năm 2010. Mức trần không vượt 81 triệu đồng mỗi m2, vẫn là 3 tuyến đường Lê Lợi, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ. Mức đáy không thấp hơn 1,2 triệu đồng mỗi m2 đối với đất đô thị.
3.2 Thực trạng thị trường bất động sản tại TP.Cao Lãnh
3.2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của TP.Cao Lãnh
3.2.1.1 Về điều kiện tự nhiên
Thành phố Cao Lãnh ( Tp.Cao Lãnh )là một thành phố trực thuộc tỉnh, đồng thời là tỉnh lị của tỉnh Đồng Tháp. Tp.Cao Lãnh là đô thị vùng sông nước Đồng Tháp Mười, cách Thành phố Hồ Chí Minh 154km, Thành phố Cần Thơ 80 km;
Diện tích tự nhiên là 107 km2 gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 6, 11, Hoà Thuận, Mỹ Phú và các xã: Mỹ Tân, Hoà An, Tịnh Thới, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Mỹ Trà, Mỹ Ngãi.
Về vị trí địa lý:
+ Phía bắc giáp: Huyện Cao Lãnh.
+ Phía nam giáp: Huyện Lấp Vò.
+ Phía đông giáp: Huyện Cao Lãnh.
+ Phía tây giáp: Huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang.
Hình 3.2: Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng của Tp.Cao Lãnh
3.2.1.2 Về điều kiện kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 16,32% ; trong đó khu vực thương mại - dịch vụ tăng 17,36%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 17,90%, khu vực nông - lâm- thủy sản tăng 4,27%.
Về cơ cấu kinh tế: Ước tính tỉ trọng thương mại - dịch vụ đạt 62, 61% , công nghiệp - xây dựng 29, 22% (chỉ tiêu 29,1%), nông - lâm - thủy sản đạt 8,17% .
Thu nhập bình quân đạt 25.472.000 đồng/người/năm (tương đương 1.592 USD), tăng 34, 08 % so với năm 2008.
3.2.1.3 Về điều kiện xã hội
Dân số hiện nay 151.027 người.
Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm lo các đối tượng chính sách, bảo vệ chăm sóc trẻ em và vấn đề an sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Thông qua việc tăng đầu tư, đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức giảm nghèo, năm 2010 thành phố đã giải quyết việc làm cho 4.558 lao động (đạt 113,95% chỉ tiêu); đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn được 601 học viên (đạt 100,17% chỉ tiêu); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 129,77% chỉ tiêu kế hoạch; hiện thành phố có 974 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,92% (kế hoạch < 2%), hộ cận nghèo 2.304 hộ (chiếm tỷ lệ 6,91%).
Trong năm 2010 thành phố đã xây dựng được 14 căn nhà tình nghĩa (từ nguồn ngân sách Tỉnh 01 căn; từ ngân sách thành phố 10 căn; từ nguồn hỗ trợ của Bộ Công an 03 căn); ngoài ra, từ nguồn vận động đêm văn nghệ nghĩa tình đã xây dựng được thêm 58 căn nhà tình nghĩa; xây dựng 130/146 căn nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ, đạt 89,04% chỉ tiêu Tỉnh phân bổ, các căn nhà còn lại đang được tiếp tục xây dựng; theo kế hoạch của thành phố năm 2010 đã xây dựng 52/50 căn nhà ở cho hộ nghèo, đạt 104% chỉ tiêu.
Công tác xây dựng đời sống và môi trường văn hóa lành mạnh được quan tâm thực hiện; văn hóa trong lãnh đạo, quản lý và văn hóa trong thế hệ trẻ được coi trọng; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phong phú, đáp ứng yêu cầu hưởng thụ về mặt tinh thần của nhân dân; việc phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã thu hút được đông đảo người dân tham gia.
3.2.2 Thực trạng bất động sản TP.Cao Lãnh
3.2.2.1 Thực trạng các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường bất động sản TP.Cao Lãnh
Thứ nhất- Người có nhu cầu mua BĐS
Thứ hai- Người có nhu cầu bán BĐS
Thứ ba- Các tổ chức trung gian làm dịch vụ hỗ trợ thị trường BĐS:
Doanh nghiệp kinh doanh BĐS: với chức năng là nhà đầu tư dự án, thiết kế tư vấn, thực hiện quy hoạch, xây dựng, môi giới, định giá, quảng cáo…
Tại tp.Cao Lãnh có các doanh nghiệp điển hình như: Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và khu công nghiệp Đồng Tháp với sàn giao dịch bất động sản HIDICO số 12 Lý Thường Kiệt, Tp.Cao Lãnh; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây Lắp và Vật Liệu Xây Dựng Đồng Tháp (có các bộ phận liên quan đến BĐS như: sàn giao dịch bất động sản BCM-DT, xí nghiệp Đầu tư kinh doanh nhà đất, công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng BMC) số 03, Tôn Đức Thắng, Phường 1, Tp.Cao Lãnh, Đồng Tháp; Công ty Cổ Phần Thương nghiệp Xuất nhập khẩu Tổng hợp Đồng tháp với Xí nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh nhà đất số 38 Lê Anh Xuân, Tp.Cao Lãnh, Đồng Tháp; Công ty Vinaconex Đồng Tháp số 10 Nguyễn Văn Tre, P.1, Tp.Cao Lãnh, Đồng Tháp; công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Tồng Hợp số 46 Lê Quý Đôn, P.1, Tp.Cao Lãnh, Đồng Tháp…ngoài ra còn có các danh nghiệp ở các huyện, tỉnh khác và các tập đoàn BĐS lớn trong và ngoài nước cũng đã xuất hiện tại Cao Lãnh.
Các cá nhân có kiến thức liên quan đến thị trường BĐS như: kiến trúc sư, kỹ sư, nhà quy hoạch đất đai, chuyên viên tư vấn, nhà thầu xây dựng, luật sư và kế toán viên, nhà môi giới BĐS nhà đất, nhà cung cấp tài chính, nhà quản lý BĐS nhà đất, nhà nghiên cứu thị trường, nhà tư vấn tiếp thị…
Ngoài ra còn có những cá nhân môi giới tư vấn về giao dịch và thực hiện các thủ tục pháp lý hoạt động không tổ chức, giấy phép mà thường gọi là “ cò đất”, thường có mặt ở các quán cà phê và khi nge được các thông tin về BĐS có nhu cầu giao dịch là họ tìm cách tiếp cận. Đa phần giao dịch họ thực hiện là giao dịch ngầm. Hay để “ hợp thức hóa” họ liên kết với các cán bộ để hoàn thành thủ tục pháp lý. Thường đây là bộ phận làm cho thị trường BĐS phát triển không lành mạnh thiếu minh bạch.
Tổ chức phát triển quỹ đất
Các ngân hàng với vai trò cung cấp nguồn vốn cho thị trường BĐS: Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL_ MBH, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam_ BIDV, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn_ Agribank, Ngân hang Á Châu_ ACB, Ngân hàng Sài Gòn thương tín_ Sacombank, Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam_ Vietcombank, Ngân hàng Công thương Việt Nam_ Vietinbank, Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội_SHB, Ngân hàng chính sách xã hội…
Cơ quan quản lí thị trường BĐS (Nhà nước): có nhiều cơ quan liên quan đến thị trường BĐS như: Ủy ban nhân dân tp.Cao Lãnh, VPĐKQSDĐ tp.Cao Lãnh, phòng Tài Nguyên Môi Trường tp.Cao Lãnh, phòng Quản Lý Đô Thị...
3.2.2.2 Tình hình sử dụng đất TP.Cao Lãnh
Theo thống kê của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (VPĐKQSDĐ) Thành phố Cao Lãnh và phòng Tài nguyên- Môi trường Tp.Cao Lãnh năm 2010 thì tình hình chuyển mục đích diễn ra chủ yếu ở các loại đất:
+ Đất nông nghiệp sang đất giao thông, đất ở, công trình công cộng.
+ Đất ở sang đất giao thông , công trình công cộng.
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng các loại đất ở Tp.Cao Lãnh
( Nguồn: VPĐKQSDĐ Thành Phố Cao Lãnh )
STT
PHÂN LOẠI
DIỆNTÍCH (ha)
CƠ CẤU (%)
1
Diện tích đất nông nghiệp
6.707,57
62,57
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp
6621,38
61,77
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản
86,19
0,8
2
Diện tích đất phi nông nghiệp
4.011,96
37,43
Diện tích đất ở
1.010,31
9,43
Diện tích đất chuyên dùng
1.148,09
10,75
Diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng
21,07
0,2
Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa
26,99
0,25
Diện tích đất sông suối và MNCD
1.802,20
16,8
3
Tổng diện tích tự nhiên
1.0719,53
100
Hiện nay, Thành phố Cao Lãnh diện tích đất nông nghiệp là 6707,57 ha, chiếm 62,57 % tổng diện tích, tập trung nhiều ở các xã như: Hòa An, Mỹ Tân, Mỹ Ngãi, Tịnh Thới, Mỹ Trà,Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây và các phường: Hòa Thuận, phường 3, 4, 6, 11. Do vậy, việc chuyển mục đích đất nông nghiệp sang các loại đất khác tại các xã, phường này diễn ra khá nhanh. Thêm vào đó, hiện tại các dự án lớn đã và đang được thực hiện: khu cơ quan Nhà Nước ở Phường 4, mở rộng lộ Hòa Đông, Hòa Tây, với nhiều dự án như: bệnh viện Võ Thái Hòa, trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, trường tiểu học Lê Thánh Tông , các công ty, khu dân cư, khu Sen Vàng, mở rộng khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, mở rộng Chùa Hòa Long Tự….Các dự án trên đã sử dụng một nguồn đất nông nghiệp, đất ở rất lớn để phục vụ cho nhu cầu phát triển của các dự án.
Đánh giá về hiện trạng sử dụng đất:
- Diện tích do hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 7623,51 ha, chiếm 71,12% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố. Trong đó:
+ Diện tích đất nông nghiệp: 6588,14 ha.
+ Diện tích đất phi nông nghiệp: 1035,37 ha.
- Diện tích do UBND xã sử dụng là 116,19 ha, chiếm 1,08 % tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố. Trong đó:
+ Diện tích đất nông nghiệp: 85,32 ha.
+ Diện tích đất phi nông nghiệp: 30,88ha.
- Diện tích do tổ chức kinh tế sử dụng là 142,84 ha, chiếm 1,33 % tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố. Trong đó:
+ Diện tích đất nông nghiệp: 21,40 ha.
+ Diện tích đất phi nông nghiệp: 121,44 ha.
- Diện tích do tổ chức khác sử dụng là 207,61 ha, chiếm 1,94% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố. Trong đó:
+ Diện tích đất nông nghiệp: 12,71 ha.
+ Diện tích đất phi nông nghiệp: 194,90 ha.
- Diện tích do UBND xã quản lý là 2400,49 ha, chiếm 23,39 % tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố. Trong đó: Diện tích đất phi nông nghiệp: 2400,49 ha.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản tại tpcao lãnh tỉnh đồng tháp.doc