MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I -LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIẾT KIỆM 2
I- Khái niệm và sự cần thiết phải tiết kiệm 2
1. Khái niệm 2
2. Vai trò và sự cần thiết phải tiết kiệm 2
II- Mối quan hệ tiết kiệm-tích luỹ-đầu tư 3
1. mối quan hệ tiết kiệm-đầu tư 3
1.1. Quyết định về tiết kiệm trong các hộ gia đình. 5
1.2. Tiết kiệm và đầu tư của các đơn vị kinh doanh 7
1.3. Tiết kiệm của Chính phủ 8
2. Mối quan hệ giữa tích luỹ và tiết kiệm. 8
2.1. Khái quát chung về tích luỹ 8
2.2. Mối quan hệ giữa tích luỹ và tiết kiệm. 10
III- Tiết kiệm là quốc sách 11
PHẦN II - THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM 14
I.Thực trạng chung thực hành tiết kiệm hiện nay ở nước ta 14
II. Tiết kiệm trong hộ gia đình 15
III Tiết kiệm trong khu vực hành chính sự nghiệp 18
IV.Tiết kiệm trong doanh nghiệp. 20
V.Tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên 22
VI.Tiết kiệm trong sử dụng vốn đầu tư xây dựng. 25
PHẦN III - MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HÀNH TIẾT KIỆM CHỐNG LÃNG PHÍ 29
I- Trong hộ gia đình. 29
II- Trong khu vực hành chính sự nghiệp 29
III.Trong doanh nghiệp 30
IV.Trong sử dụng tài nguyên 31
V.Trong sử dụng vốn xây dựng cơ bản 33
KẾT LUẬN CHUNG 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
38 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 5869 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp thực hành tiết kiệm chống lãng phí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác nguồn lực khác quá định mức hoặc tốn kém, hao tổn một cách vô ích. Trong tác phẩm "Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống căn bệnh quan liêu" chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến việc chống nạn tham ô lãng phí và bệnh quan liêu. Ngày nay có người, có lúc đã nhầm tưởng rằng chỉ có quan chức mới có thể tham ô, nhưng theo Bác "nhân dân mà ăn cắp của công khai, lậu thuế" cũng là tham ô
Có thể nói, tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu là nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Vì vậy, chúng ta cần vạch ra những kế hoạch cụ thể để tổ chức đấu tranh chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Bác Hồ đã từng nói: "chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là cách mạng là dân chủ". Cũng như chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ, cụ thể và nghiêm minh thì mới có thể thành công trong việc loại trừ tệ nạn này.
Mặt khác, vai trò của mỗi người dân là vô cùng quan trọng, để tiết kiệm là quốc sách thì tiết kiệm phải từ mỗi người dân, tiết kiệm trong từng sinh hoạt đến trong lao động. Chỉ có ý thức tiết kiệm đi vào nhân dân thì mới mong có tích luỹ cao, từ đó có tỷ lệ tiết kiệm cao, đầu tư phát triển mới được mở rộng, mới mong có tăng trưởng kinh tế. Nhân dân phải biết tiết kiệm thì mới mong các nguồn lực xã hội được bảo tồn, duy trì, sử dụng có hiệu quả, mới mong xã hội phát triển bền vững. Tiết kiệm là quốc sách cũng có nghĩa là tiết kiệm là sự nghiệp của toàn dân.
Như vậy, về lý luận ta đã nghiên cứu những khái niệm, nguyên nhân cũng như những việc cần làm ngay trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. ở những phần tiếp theo ta sẽ nghiên cứu cụ thể thực trạng việc tiết kiệm cũng như những giải pháp cơ bản cho vấn đề này.
Phần II
Thực trạng việc thực hành tiết kiệm
I.Thực trạng chung thực hành tiết kiệm hiện nay ở nước ta
Trước thực trạng về tình hình lãng phí trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế ngày 26/2/1998 Uỷ ban thường vụ quốc hội đã ban hành pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Từ chỗ chỉ là một chủ trương nay pháp lệnh này đã trở thành một văn bản có tính pháp lý cao và được các cấp các nghành quán triệt thực hiện. Sau một thời gian nó đã đem lại những kết quả nhất định như :
Nguồn vốn huy động trong nền kinh tế tăng lên đáng kể, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 640 nghìn tỷ đồng (tương đương 58 tỷ USD) tăng bình quân 17,9% trong đó vốn NSNN tăng 15,5%, vốn tín dụng đầu tư tăng 26,1%, vốn của DNNN tăng 23,3%, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân tăng 9,9%. Ngân sách nhà nước đã được sử dụng hợp lý hơn tập trung cho các dự án công cộng, hỗ trợ đầu tư cho các vùng khó khăn , đầu tư vào cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn và các cơ sở giáo dục đào tạo.
Với các doanh nghiệp nhà nước trực tiếp sản xuất kinh doanh được khuyến khích sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính với hoạt động của đơn vị mình chính vì thế mà đã làm cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn trong việc sử dụng tiết kiệm vốn đầu tư và các nguồn lực khác.
Nguồn vốn trong khu vực tư nhân và dân cư cũng được huy động bằng các chính sách về ưu đãi đầu tư khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình làm cho nguồn tiền tiết kiệm trong khu vực này được sử dụng hiệu quả hơn vừa làm tăng quy mô phát triển cho nền kinh tế.
Bên cạnh những thành tựu bước đầu đó chúng ta cũng thấy tiết kiệm như một căn bệnh đã giảm nhưng chưa dứt của nền kinh tế Việt Nam. Sau khi thực hiện đồng loạt kiểm tra ở một số nơi thấy số tiền mà các địa phương tự ý giữ lại trong khi phải nộp cho NSNN là 113,5 tỷ VND , trong công tác tín dụng cho vay lãng phí hơn 300 tỷ với các dự án không có khả năng thu hồi , chi phí cho xây dựng tu bổ công sở ở các địa phương không ngừng tăng vượt chi tới hơn 50%. Hơn thế nữa tài nguyên thiên nhiên cũng bị khai thác bừa bãi do sự tiếp tay của một số cán bộ nhà nước làm cho nguồn tài nguyên này bị suy giảm nghiêm trọng. Chi tiêu của dân cư cũng ngày phát sinh nhiều khoản lãng phí cùng với sự phát triển ngày càng cao của đời sống.
Trước thực trạng đó ngày 30/11/2001 Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị số 29/CT-TTg nhằm yêu cầu tất cả mọi ban nghành các tổ chức và dân cư tiếp tục thực hành tiết kiệm.
II.Tiết kiệm trong hộ gia đình
Dân cư là một phần quan trọng trong nền kinh tế nên sự chi tiêu của dân cư có tác động rất lớn đến nền kinh tế. Nếu chỉ tính riêng phần tiền mà dân cư không kinh doanh nắm giữ thì đã xấp xỉ 1/4 tổng đầu tư toàn xã hội như vậy mới cho thấy tiềm năng khu vực này là rất lớn. Do tác động tiêu cực từ nền kinh tế thế giới trong năm 2001 nên Ngân hàng nhà nước liên tục hạ lãi suất huy động vốn nhưng nhu cầu gửi tiền của nhân dân lại không hề giảm thậm chí còn tăng 22% như ở Tp.HCM là 106.900 tỷ đồng điều này không chỉ một lần nữa chứng minh tiềm lực vốn trong dân cư là rất lớn mà nó còn cho thấy khi đời sống kinh tế khá hơn thì nhu cầu tích luỹ cho tương lai của dân cư ngày một tăng và giải pháp gửi tiết kiệm được mọi người lựa chọn thay vì giữ tiền ở nhà như trước đây. Không chỉ có vậy khi đời sống của dân cư tăng lên kèm theo nó là sự phát triển của hàng loạt các dịch vụ khác ra đời mà một trong các dịch vụ có khả năng huy động vốn rất hiệu quả gần đây được nhắc tới nhiều là các dịch vụ bảo hiểm. Thời gian từ năm 1995 các công ty bảo hiểm nước ngoài tiến vào thị trường Việt Nam với một tiềm lực tài chính rất mạnh và một hệ thống dịch vụ thật hoàn hảo như AIA, Prudentialhọ đã thu hút được nhiều người tham gia và huy động được nguồn vốn rất lớn, điều mà trước đó chưa một công ty bảo hiểm nào của Việt Nam làm được.
Thử làm một phép tính với một hợp đồng bảo hiểm 5 năm mệnh giá thấp nhất mỗi năm phải đóng 1.200.000 VND thì với 15.000 hợp đồng mà Prudential giành được trong năm đầu vào Việt Nam thì số tiền đã lên tới 18.000.000.000 VND một con số mơ ước của các công ty bảo hiểm Việt Nam mà thực tế con số này còn lớn hơn nhiều.
Thêm một ví dụ khác về tích luỹ dân cư đó là tích luỹ dân cư Hà Nội chỉ tính riêng bộ phận dân cư có tích luỹ cao chiếm 20% dân số với mức thu nhập bình quân 1triệu VND/tháng tỷ lệ tích luỹ 20% thì số tiền nhàn rỗi trong khu vực này (54 vạn người) đã là 16.200 tỷ VND nếu tính thêm cả mức thu nhập của người có thu nhập khá (khoảng 120 nghìn hộ) thì số tiền đã là khoảng 2.000 tỷ VND/năm.
Vậy có thể thấy không phải là nguồn vốn trong dân cư ít mà là chúng ta chưa có biện pháp thu hút vốn hữu hiệu mà thôi. Trong điều kiện nguồn vốn NSNN là hữu hạn thì nguồn vốn dân cư lớn như vậy có thể huy động cho nền kinh tế là một điều mà chúng ta rất cần hiện nay.
Tuy nhiên đúng như bản chất của tiết kiệm là tiết kiệm chỉ có khi người ta đã thoả mãn đầy đủ các nhu cầu của tiêu dùng hiện tại. Trong nghiên cứu mức tiêu dùng của người dân hiện nay cũng còn có rất nhiều vấn đề phải nói vì tính lãng phí chưa tiết kiệm trong chi tiêu của dân cư.
Gần đây đài báo nói rất nhiều đến việc chưa tiết kiệm trong cưới hỏi. Trung bình một đám cưới "bình thường" là khoảng 30-40 mâm chi phí sẽ từ 12-15 triệu đồng chưa kể đến những đám cưới của con các cán bộ có địa vị hoặc gia đình có điều kiện, trung bình 100 mâm ở các khách sạn lớn là chuyện 0bình thường.Vậy tại sao chúng ta không chấm dứt tình trạng này ?
Thật ra trước hết đó là vấn đề trong cách nghĩ của mỗi người vì nếu Chính phủ có đưa ra các biện pháp , các quy định về tổ chức cưới theo nếp sống mới cũng chỉ là biện pháp khuyến khích không thể phạt trong việc này, do đó muốn chống lãng phí trong tổ chức cưới hỏi thì trước hết phải có các biện pháp tuyên truyền làm thay đổi cách nghĩ trươc đây của người dân và các tầng lớp thanh niên với các đám cưới tiết kiệm theo nếp sống mới sẽ là các điển hình nhân rộng ra toàn quốc khi nó đã thành phong trào thì chắc sẽ được mọi người ủng hộ.
Không chỉ có lĩnh vực này mà trong đời sống văn hóa tinh thần vẫn còn một vấn đề cần phải bàn về tính lãng phí. Đó là việc đốt vàng mã quá nhiều trong các dịp lễ tết nhất là dịp đầu năm vừa gây lãng phí vừa làm ô nhiễm cảnh quan môi trường, số tiền giấy vàng đốt riêng vào dịp này giá trị lên đến hơn 20 tỷ đồng một con số không nhỏ với một nền kinh tế còn chậm phát triển như Việt Nam
Thờ cúng tổ tiên, đi lễ chùa là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta và xét cho cùng bản sắc văn hóa là không thể bị mai một chúng ta cần gìn giữ nhưng cũng không thể không có định hướng đổi mới để làm sao các lễ hội hàng năm thực sự là niềm vui của nhân dân và vẫn cần phải tiết kiệm.
Lãng phí, chưa tiết kiệm còn thể hiện rất rõ ngay trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Nước sạch là nguồn tài nguyên rất quý tuy cả thế giới có 3/4 là nước nhưng chỉ có 5% là nước ngọt mà trong đó chưa tới 20% là được sử dụng (phần còn lại ở các cực trái đất), thế mà các hộ gia đình sử dụng chưa thật sự tiết kiệm nhất là nhiều nơi chưa lắp đồng hồ nước thì sử dụng thoải mái không hề để ý. Nó không còn chỉ là việc dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu mà nó còn ảnh hưởng đến tiêu dùng nước của các nơi khan hiếm khác.
Tương tự dùng điện sinh hoạt cũng thật sự lãng phí , mặc dù đã áp dụng chế độ tăng tiền cho số điện dùng sau nhưng dường như tình trạng lãng phí cúng không giảm, nhà nước cũng phải ban hành các quy định kêu gọi toàn dân tiết kiệm trong giờ cao điểm.Vậy tại sao chúng ta lại phải kêu gọi mọi người tiết kiệm trong khi họ càng dùng tăng thì thu tiền điện càng nhiều, vì một lý do rất đơn giản là điện là một trong những mặt hàng được chính phủ trợ giá nên càng dùng tăng thì lãng phí càng nhiều (khác hẳn các nước khác dùng nhiều thì các công ty kinh doanh điện càng thu nhiều) nên chính vì mới có khẩu hiệu mỗi nhà tắt một bóng đèn không sử dụng vào giờ cao điểm, mỗi năm tiết kiệm được cho ngân sách hơn 10 tỷ đồng.
Vì vậy tiết kiệm không chỉ cho mình mà còn cho cả nền kinh tế.
Tuy vậy tiết kiệm không có nghĩa là " thắt lưng buộc bụng" trong điều kiện mình vẫn cần dùng chỉ nên tiết kiệm khi tiêu dùng một thứ nào đó không thực sự cần thiết như vậy đối với mỗi người là nhỏ nhưng với gần 80 triệu dân Việt Nam thì lại có ý nghĩa rất lớn. Ngay ở Thái Lan thực tế cũng chứng minh một điều như vậy : Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 nền kinh tế Thai lan suy giảm nghiêm trọng Chính phủ kêu gọi mọi người hãy thực hiện tiết kiệm và hãy quyên góp một phần cho NSNN chỉ sau một thời gian nền kinh tế Thai lan đã phục hồi như trước khi xảy ra khủng hoảng.
Có lẽ bàn về vấn đề tiết kiệm của dân cư còn rất nhiều điều đáng nói nhưng quan trọng hơn cả là hãy nhìn nhận đây là một nguồn lực rất lớn mà chúng ta chưa khai thác hết được để phát triển kinh tế ; thực tế qua bài học của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước trong khu vực thì thấy hướng sử dụng các nguồn lực dân cư của nước ta còn rất kém chủ yếu chỉ là tiết kiệm đơn thuần mà chưa kết hợp với đầu tư có hiệu quả bởi tiết kiệm chính là nguồn gốc của đầu tư mà đầu tư lại là tiết kiệm cho tương lai. Vậy tiếp theo chúng ta vẫn cần đẩy mạnh tiết kiệm trong dân cư bên cạnh đó là việc làm sao sử dụng có hiệu quả những gì tiết kiệm được cho phát triển kinh tế chứ không để nguồn lực to lớn này lại bị lãng phí tiếp.
III.Tiết kiệm trong khu vực hành chính sự nghiệp
Nền hành chính của mỗi quốc gia có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một nước. Nền hành chính càng vững mạnh và phát triển, độ bền vững càng cao thì nền kinh tế của một quốc gia mới càng có điều kiện phát triển. Kể từ khi đất nước giành được độc lập nền kinh tế nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thu được những thành tựu khá to lớn trên mọi phương diện. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế xã hội nền hành chính nước ta cũng có thay đổi lớn lao trải qua nhiều biến đổi khác nhau từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay đang diễn ra một mâu thuẫn giữa đòi hỏi bức bách phải có một bộ máy hành chính nhà nước trong sạch vững mạnh, quản lý có hiệu lực cao với thực trạng còn nhiều yếu kém về năng lực quản lý và về tinh thần của đội ngũ cán bộ hiện nay kể cả ở cấp TW và địa phương. Thực trạng ấy đang gây trở ngại lớn cho việc triển khai cải cách hành chính mà chính phủ đang chỉ đạo thực hiện trong toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước dưới sự giám sát của TW đảng. Tại đại hội đảng IX đã đề ra chủ trương:" Điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ theo hướng thống nhất quản lý vĩ mô thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị , quốc phòng trong cả nước bằng hệ thống pháp luật và chính sách hoàn chỉnh đồng bộ". Chính định hướng này đã tạo ra hướng thực hiện cụ thể là tiến hành phân cấp trong bộ máy hành chính nhà nước tức là Chính phủ không thể vừa hoạch định chính sách vừa là quản lý việc thực hiện chính sách đó như vậy tạo nên sự chồng chéo trong bộ máy nhà nước mà những công việc thực hiện phân cấp cụ thể cho các bộ nghành liên quan thực hiện tạo ra sự đồng bộ thống nhất mà lại chống lãng phí nguồn lực.
Một vấn đề khác là biên chế nhà nước hiện nay quá đông theo niên giám thống kê năm 2001 lao động trong khu vực hành chính nhà nước là 3.419.700 người trong đó:
Xây dựng : 369.900
Nông-lâm nghiệp : 213.600
Tài chính-tín dụng : 59.900
Giáo dục, đào tạo : 861.800
Y tế : 196.300
đơn vị : người.
Cứ 10 người thuộc biên chế thì có trên 2 người là không cần thiết tức là hiệu quả của bộ máy hành chính nước ta chỉ đạt gần 80%, đây là một sự lãng phí lớn cho nhà nước. Tại Tp.HCM một thành phố luôn đi đầu trong thực hiện cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam đã tiến hành thí điểm khoán biên chế và kinh phí quàn lý hành chính gảim 221 biên chế tiết kiệm được hơn 16,59 tỷ đồng, và việc đưa mô hình chính phủ điện tử vào thực hiện cũng giúp tiết kiệm thời gian công sức cho người dân và hiệu quả kinh tế tiết kiệm hơn 1,2 tỷ đồng tiền chi phí phải bỏ ra cho việc quản lý thông thường .
Bên cạnh vấn đề biên chế quá đông là việc trình độ của cán bộ công chức thường chưa cao.Nếu tính trung bình một người lao động làm việc đến 55 tuổi thì về hưu thì thời gian họ làm việc quãng chừng 30 năm và cứ ở nguyên vị trí đó nếu như vậy thì trong 30 năm đó nếu không được thường xuyên nâng cao trình độ thì không thể nào theo kịp trình độ phát triển của đất nước.Trong khi đó một tỷ lệ không nhỏ SV tốt nghiệp đại học có trình độ không có việc làm hoặc làm với nghành nghề không đúng trình độ vì vậy vẫn xảy ra tình trạng thừa thì vẫn thừa thiếu thì vẫn thiếu lãm cho sự lãng phí chi trả lương của NSNN ngày càng tăng.
Mặt khác việc bộ máy cồng kềnh thì chi tiêu trong lĩnh vực hành chính công cũng thật sự chưa tiết kiệm. Mặcdù nhà nước đã ban hành các pháp lệnh về thực hành tiết kiệm chống lãng phí song trong chi phí co hành chính sự nghiệp vẫn còn lãng phí lớn nhất là các khoản chi cho mua sắm ôtô, trang thiết bị , xây sựng trụ sở làm việc, điện thoại chiếm tới 60-70% chi phí của các đơn vị hành chính sự nghiệp mà lâu nay vẫn biết đến dưới cái tên "tiền chùa".Trong một cuộc họp mới đây với lãnh đạo 61 tỉnh thành phố Thủ tướng chính phủ đã phải kêu lên: Các bộ, nghành TW thừa 133 xe ôtô các địa phương thừa 1173 xe ôtô vậy mà người ta vẫn đua nhau thay xe đắt tiền và thậm chí còn cắt xén ngân sách giáo dục để xây công sở sắm vật chất.
Theo quyết toán năm 2000 thì chi trong quản lý hành chính vượt dự toán hơn 50% gây ra tình trạng láng phí ngân sách nhà nước.
Tóm lại những bất cập trong chi tiêu hành chính là bộ máy quản lý còn cồng kềnh, gánh nặng biên chế lớn, bên cạnh đó chất lượng cán bộ công chức cũng chưa cao nên vấn đề bây giờ là thực hiện chống lãng phí triệt để trong nền kinh tế.
IV.Tiết kiệm trong doanh nghịêp
Nước ta chủ trương xây dựng CNXH thông qua phát triển kinh tế thị trường mà kinh tế nhà nước giữ vị trí chủ đạo. Với tỷ trọng hơn 70% của chế độ công hữu trong toàn bộ nền kinh tế và những năm gần đây nước ta có tốc độ tăng trưởng kinh tế xấp xỉ 7%.Trong đó các DNNN vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nắm giữ hầu hết các nguồn lực cơ bản trong xã hội: 86,6% tổng số vốn và 85% tài sản cố định, khoảng hơn 80% lực lượng lao động được đào tạo có hệ thống. Hàng năm các doanh nghiệp nhà nước đóng góp cho NSNN gần 30% GDP của nhà nước trong đó số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả chiếm khoảng 40%. Thực tế đã chứng minh có được kết quả này là do một số doanh nghiệp với đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình luôn đi sâu sát nhạy bén trong quản lý, khai thác thị trường, không ngừng cải tiến sản phẩm bằng cách đổi mới công nghệ hiện đại đã khẳng định vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của mình.Tuy nhiên với tiềm lực lớn cả về tài chính và nhân lực như vậy mà kết quả đạt được chỉ như trên thì có thể nói các doanh nghiệp nhà nước làm ăn chưa thực sự hiệu quả còn lãng phí các nguồn lực. Hiện nay có khoảng 29% DNNN hoạt động trong tình trạng thua lỗ. Bên cạnh đó chất lượng của các DNNN chưa cao đến tháng 5/2001 mới chỉ có 4,1% tổng số các doanh nghiệp nhà nước được chứng nhận là đạt tiêu chuẩn quốc tế. Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa tương xứng với các nguồn lực đã có và sự đầu tư của nhà nước. Trong 4 năm (1997-2000) NSNN đã đầu tư cho doanh nghiệp gần 8200 tỷ đồng, ngoài ra miễn giảm thuế 1315 tỷ đồng, xoá nợ 3392 tỷ đồng, giãn nợ 540 tỷ đồng, giảm khấu hao 200 tỷ và cho vay ưu đãi 9000 tỷ đồng. Có lẽ chính do được nhà nước hỗ trợ quá nhiều nên các doanh nghiệp có phần ỷ lại vào NSNN nên chưa quan tâm đến hiệu quả của đồng vốn được giao. Cơ chế xin cho đã tồn tại suốt một thời gian quá dài trong nền kinh tế kể cả khi đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, chính sự bảo hộ quá nhiều của nhà nước càng làm cho tư tưởng ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước.
Bên cạnh đó các công ty nhà nước làm ăn có lãi trong thời gian qua chủ yếu là các tổng công ty nhà nước hoặc các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn họ có lãi nhờ rất nhiều vào việc được tự do sử dụng rất nhiều tài nguyên hoặc độc quyền kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó (ví dụ như Tổng công ty điện lực Việt Nam, Tổng công ty bưu chính viễn thông, Tổng công ty dầu khí Việt Nam hoặc Tổng công ty đường sắt Việt Nam). Nhìn chung toàn bộ doanh nghiệp trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước thì hiểu quả sử dụng vốn và tài sản rất thấp và đang có xu hướng giảm sút, trong nghành công nghiệp với một đồng vốn chỉ làm ra 0,024 đồng lợi nhuận và đóng góp 40,7% thu ngân sách trong lĩnh vực công nghiệp trong khi đó khu vực này chiếm tới 47,4% vốn và 28,5% lao động.
Thực tế vốn và tài sản không được sử dụng có hiểu quả, trong các doanh nghiệp nhà nước còn có tình trạng dư thừa lao động. Tính đến thời điểm tháng 6/1999 số lao động không đựơc bố trí việc làm là 42000 người chiếm 6,08% tổng số lao động hiện có của các doanh nghiệp nhà nước tình trạng này có xu hướng tiếp tục gia tăng .Dự tính đến năm 2003 thì sẽ có khoảng 9,76% lao động dư thừa không được bố trí việc làm.
Một số doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt có năng lực yếu, kém năng động, tham nhũng, gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm đi hiểu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Thực tế này là do đội ngũ cán bộ này được đào tạo từ trước những năm đổi mới nên chủ yếu vẫn ảnh hưởng của tác phong làm việc thời bao cấp, trình độ ít được trau dồi nếu có chỉ là các bằng cấp đào tạo tại chức ít có giá trị thực tiễn trong thời đại hiện nay. Khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh ở VIệt Nam trong những năm gần đây đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ cao đáp ứng không chỉ nhu cầu trong nước mà còn là nhu cầu tăng cường hợp tác quốc tế do đó những rào cản trong trình độ của các cán bộ lãnh đạo đã làm hạn chế bớt tính cạnh tranh đổi mới của doanh nghiệp, họ chưa quen với sự cạnh tranh gay gắt và rủi ro cao của nền kinh tế thị trường tư tưởng trông chờ ỷ lại vào bao cấp nhà nước còn nặng nề.
Doanh nghiệp được đầu tư mất cân đối về cơ sở vật chất ngay từ khi được thành lập, hệ thống máy móc thiết bị công nghệ sản xuất, dây chuyền sản xuất lạc hậu so với thế giới từ 10->20 năm nên hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá chưa cao. Trong tình hình phát triển rất nhanh của khoa học công nghệ hiện nay thì đối với các nước trên thế giới chỉ từ 5-7 năm là khấu hao hết một đời công nghệ trong khi đó với Việt Nam thì chu kỳ đó kéo dài từ 10-20 năm thậm chí đến nay đã là thế kỷ 21 mà còn nhiều nhà máy ở nước ta vẫn sử dụng công nghệ của những năm 30 thế kỷ trước như nhà máy xi măng Hải Phòng, thép Thái Nguyên và chỉ đến khi ô nhiễm môi trường của máy móc công nghệ gây ra rất lớn hiệu quả quá kém thì các doanh nghiệp mới chịu đầu tư đổi mới.
Không chỉ có vậy ngay cả các máy móc, dây chuyền công nghệ mới nhập của Việt Nam trong những năm vừa qua cũng là máy móc của những năm 70 khá lạc hậu, ô nhiễm mà hầu như các quốc gia phát triển trên thế giới đã không sử dụng; có tình trạng này là do sự chủ quan trong khâu giám định của chúng ta và lại "thích hàng rẻ" nên khi mua về máy móc hoạt động không tốt gây ra sự lãng phí rất lớn cho ngân sách của các doanh nghiệp nhà nước.
Ngay từ đại hội đảng toàn quốc lần thứ VII Đảng và nhà nước đã xác định việc "đi tắt đón đầu trong công nghệ" song hiện nay chúng ta vẫn chưa thực hiện được điều đó ngay cả trong các nghành chủ chốt của nhà nước, các tổng công ty có tiềm lực tài chính lớn nhưng sản phẩm sản xuất vẫn chỉ là sản xuất chế biến sản phẩm thô như nghành dầu khí Việt Nam : chúng ta xuất sản phẩm thô nhưng lại phải nhập sản phẩm tinh chế gây ra sự lãng phí rất lớn hoặc các doanh nghiệp kinh doanh nông sản do chưa chú trọng đến thương hiệu hàng hoá nên cùng gía trị với sản phẩm các nước trong khu vực chúng ta chỉ xuất với giá 1/3-1/2 giá của nước hàng hoá có thương hiệu, hàng năm kim nghạch xuất hàng nông sản của chúng ta đạt tới 4,7 tỷ USD nên nếu xuất với giá thấp hơn thì lãng phí là rất lớn.
V.Tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên
Tài nguyên thiên nhiên là một trong 3 điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế của một quốc gia. Đất nước ta nguồn tài nguyên khá đa dạng và phong phú, đây là điều kiện thuận lợi để đất nước ta phát triển kinh tế " tự lực tự cường phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực". Điều này được thể hiện bởi những yếu tố :
5.1. Tài nguyên nước
Nước ta có một mạng lưới sông ngòi dày đặc trung bình cứ 30 km lại có một con sông, phân bố đồng đều theo chiều dọc của đất nước. Tổng lượng dòng chảy là 867 tỷ m3/ năm, trong đó nước hình thành trong nội địa là 326 tỷ m3/ năm. Chỉ cần khai thác từ 10% đến 15% trữ lượng nói trên có thể đảm bảo yêu cầu sản xuất, đời sống (hiện nay mới chỉ khai thác 3% chủ yếu là nước cơ bản từ các dòng sông). Trữ lượng nước trên mặt đất lớn nhưng phân bố không đều: ba con sông lớn sông Hồng, sông Cửu Long, sông Cả, chiếm 80% tổng lượng dòng chảy, riêng sông Cửu Long chiếm trên 500 tỷ m3 nước trong một năm.
Nước ngầm nước ở nước ta là một bộ phận quan trọng của nguồn nước thiên nhiên, dồi dào phong phú. Nguồn nước này từ lâu đã được khai thác sử dụng, nhưng gần đây mới được điều tra nghiên cứu một cách có hệ thống. Qua điều tra cho thấy ở độ sâu từ 1m đến 200m có thể đạt 10 triệu m3/ ngày đêm mà ta mới chỉ khai thác khoảng 48.000 m3/ ngày đêm. Tuy nhiên hiện nay do sự khai thác không đúng quy trình và do nước thải từ các nhà máy công nghiệp đã làm cho nguồn nước ngầm có hiện tượng nhiễm bẩn, tỷ lệ người dân cả nước được dùng nước sạch là hơn 30%.
Các nguồn nước của nước ta đủ đảm bảo cho phát triển các ngành thuỷ điện, giao thông đường thuỷ, công nghiệp, nông nghiệp và đảm bảo cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên hiện nay do sự thay đổi khí hậu thời tiết thất thường, dẫn đến sự phân bố của các nguồn nước cũng thay đổi. Bên cạnh đó do tình hình phá rừng làm rẫy, chặt cây lấy gỗ mà đặc biệt là trong năm vừa qua cháy rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ đã làm cho môi trường bị ảnh hưởng, đất đai bị "bạc hoá" khả năng giữ nước và độ ẩm của đất kémĐiều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng nguồn tài nguyên này trong tương lai của chúng ta.
5.2. Tài nguyên đất
Đất là tài sản quí của mỗi quốc gia, toàn bộ quỹ đất đai của nước ta hiện nay khoảng 33 triệu ha (đứng thư 58 trên thế giới) bình quân đất tính theo đầu người rất thấp khoảng 0,6 ha trong đó 2/3 diện tích tự nhiên là đất dốc đất đồi núi, chỉ còn 1/3 là đất đồng bằng. Mặc dù dân số nước ta hiện nay khoảng 78 triệu dân trong đó gần 80% là nông dân, nhưng diện tích đất bình quân theo đầu người cho nông nghiệp ngày càng giảm. Điều này phản ảnh thực tế tốc độ đô thị hoá ở nước ta ngày càng có tốc độ nhanh, bên cạnh đó đất được sử dụng không đúng mục đích cũng làm giảm quỹ đất cho nông nghiệp hiện nay chẳng hạn ở nhiều nơiđất dùng cho việc xây dựng thuỷ lợi, giao thông, nhà cửa phung phí, tình trạng lấn chiếm đất nông nghiệp để xây nhà ở Đây là hậu quả của việc thiếu ý thức của người dân và sự lơi lỏng trong quản lý đất đai của các cơ quan có chức năng thẩm quyền.
5.3. Tài nguyên khoáng sản
Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại đa dạng về loại hình. Hiện nay chúng ta có hơn 3500 mỏ và điểm quặng của 80 loại khoáng sản, trong đó tổng trữ lượng quặng sắt nước ta gần 900 triệu tấn, quặng bôxit trữ lượng khoảng 50 triệu tấn, thiếc khoảng 140 nghàn tấn, apatit khoảng trên 2tỷ tấn. Tuy nhiên chúng ta mới chỉ dùng trên 30 loại khoáng sản và trên 270 mỏ để khai thác và thiết kế khai thác, tiềm năng còn rất lớn.
Bên cạnh đó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0347.doc