LỜI GIỚI THIỆU 1
CHƯƠNG I 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN 3
I. VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP . 3
1. Khái niệm chung về chiến lược phát triển 3
2. Vai trò của chiến lượcvới sự phát triển của doanh nghiệp 5
3. Yêu cầu của chiến lược phát triển dịch vụ Viễn thông 6
II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG. 6
III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 8
CHƯƠNG II 14
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TYBƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 14
I. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991-2000 14
1. Quan điểm cơ bản trong chiến lược phát triển ngành 14
2. Căn cứ xây dựng chién lược phát triển dịch vụ Viễn thông của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 1991-2000 14
2.1 Tình hình kinh tế xã hội phát triển dịch vụ Viễn thông 15
2.2 Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đối với Viễn thông 15
2.3 Kế hoạch phát triển thông tin Bưu điện 1995-2000 16
2.4 Thực trạng và khả năng của ngảnh Bưu chính Viễn thông 16
2.5 Xu hướng phát triển Viễn thông của thời đại 16
3. Mục tiêu phát triển dịch vụ Viễn thông giai đoạn 1991-2000 17
3.1 Mục tiêu tổng quát 17
3.2 Mục tiêu cụ thể 18
4. Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ Viễn thông giai đoạn 1991-2000 19
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991-2000 21
1. Tình hình thực hiện các dịch vụ Viễn thông 21
1.1 Giai đoạn 1991-1995 21
1.2 Giai đoạn 1996 - 2000 24
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ Viễn thông 26
2.1 Giai đoạn 1991-1995 26
2.2 Giai đoạn 1996-2000 28
3. Hiệu quả xã hội của dịch vụ Viễn thông. 31
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LỰƠC GIAI ĐOẠN 1991 – 2000 32
1. Kết quả thực hiện các giải pháp 33
1.1 Về vốn 33
1.1.1 Về vốn đầu tư trong nước 33
1.1.2 Vốn đầu tư nước ngoài 33
1.2 Về Khoa học công nghệ 34
1.3 Nguồn nhân lực 34
1.4 Về thị trường 35
1.5 Công tác tổ chức và quản lý 35
2. Hạn chế 36
2.1 Về vốn 36
2.2 Về khoa học công nghệ 36
2.3 Về thị trường 36
2.4 Về nguồn nhân lực 36
2.5 Về tổ chức quản lý 37
3. Nguyên nhân 37
3.1 Về vốn 37
3.2 Về thị trường 37
3.3 Về công nghệ 37
3.4 Về nguồn nhân lực 37
3.5 Về tổ chức quản lý 38
V. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 38
1. Những thành tựu trong quá trình thực hiện chiến lược. 38
1.1 Những thành tựu 38
1.2 Nguyên nhân đạt được những thành tựu đó 39
1.2.1 Nguyên nhân chủ quan 39
1.2.2 Nguyên nhân khách quan 39
2. Những tồn tại trong quá trình thực hiện chiến lược 39
2.1 Những tồn tại 39
2.2 Nguyên nhân của những tồn tại 40
2.2.1 Nguyên nhân khách quan 40
2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 40
CHƯƠNG III 42
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNGVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 42
I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VIỆT NAM 42
1. Viễn thông Việt Nam trước tiến trình hội nhập và toàn cầu hoá 42
2. Môi trường viễn thông 43
2.1 Về mặt công nghệ 43
2.2 Về quy mô và hình thức phát triển 44
3. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển dịch vụ Viễn thông ở Viêt Nam 44
3.1 Cơ hôi 45
3.2 Thách thức 46
II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH – VIỄN THÔNG VIỆT NAM 48
1. Quan điểm phát triển 49
2. Mục tiêu phát triển 49
2.1 Mục tiêu tổng quát 49
2.2 Mục tiêu cụ thể 50
2.2.1 Giai đoạn 2000 – 2001 đến 2005 50
2.2.2 Giai đoạn 2001 – 2010 52
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY BC-VT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 53
1. Giải pháp về thị trường 53
1.1 Tiến hành điều tra nhu cầu thị trường 53
1.2 Thực hiện chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ viễn thông 54
1.3 Chính sách quảng cáo khuyến mại 54
1.4 Chính sách giá cước 55
2. Giải pháp về vốn 55
2.1 Huy động vốn 55
2.1.1 Huy động vốn nước ngoài 55
2.1.2 Huy động vốn trong nước 56
2.2 Sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động 57
3. Giải pháp về công nghệ 58
4. Giải pháp về nguồn nhân lực 60
5. Giải pháp về tổ chức và cơ chế nội bộ 62
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
69 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ Viễn thông của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c độ tăng bình quân là 7,46% ở giai đoạn này.
Nhận xét: Nhìn chung thời kỳ năm 1991 - 2000 dịch vụ viễn thông đã có bước phát triển mạnh mẽ với công nghệ tiên tiến, hiện đại tạo nên bước phát triển cho các năm kế tiếp; song so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta vẫn còn khoảng cách quá xa về số lượng điện thoại trên 100 dân, loại hình dịch vụ chưa nhiều.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ Viễn thông
Giai đoạn 1991-1995
Từ bảng b03 ta nhận thấy
Sản lượng điện thoại tăng lên cùng với nhịp độ tăng đời sống xã hội. Sản lượng điện thoại trong nước cũng như quốc tế đều tăng lên sau mỗi năm. Nếu như năm 1991 sản lượng điện thoại quốc tế là 10,7 triệu phút, sản lượng điện thoại đường dài trong nước là 32,3 triệu phút thì đến năm 1995 sản lượng điện thoại đường dài quốc tế tăng lên 207,5 triệu phút, sản lượng điện thoại đường dài trong nước cũng tăng lên rất nhanh đạt tốc độ bình quân 120%.
Doanh thu Viễn thông giai đoạn 1991 - 1995 tăng lên rõ rệt, nếu như năm 1991 doanh thu mới đạt 524,4 tỷ đồng thì đến năm 1995đã lên tới 4246 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn là 69%. Với mức doanh thu này đã đưa ngành Viễn thông là ngành có doanh thu cao nhất trong các ngành (chỉ sau ngành dầu khí). Trong những năm tới doanh thu sẽ tiếp tục tăng do ngành đã phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ mới.
Lợi nhuận của dịch vụ Viễn thông đem lại là rất cao, nếu như năm 1991 chỉ có 69,4 tỷ đồng thì đến năm 1995 là 1.026,9 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân là 96%.
Doanh thu và lợi nhuận của ngành tăng nhanh dẫn đến việc nộp ngân sách của ngành cũng tăng nhanh. Năm 1991 nộp ngân sách mới chỉ có 70 tỷ đồng thì đến năm 1995 lên tới 512 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân là 52%. Bên cạnh đó thu nhập bình quân của người lao động cũng không ngừng tăng lên từ 229.000 năm 1991 đã tăng lên 1.357.000 năm 1995. Tạo cho cuộc sống của cán bộ nhân viên trong toàn ngành tăng lên rõ rệt cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, có thể nói với thu nhập cao sẽ tạo một động lực mạnh mẽ cho người lao động nâng cao hiệu quả làm việc từ đó sẽ làm cho năng suất lao động tăng lên.
Tổng kết lại kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông mà Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông đạt được trong giai đoạn này là hết sức khả quan tạo ra một thế chân kiềng vững chắc cho việc mở rộng các loại hình dịch vụ viễn thông. Và nhất là tạo động lực phát triển cho giai đoạn sau.
B03 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn thông giai đoạn 1991 - 1995
6
5
4
3
2
1
STT
Thu nhập bình quân đầu người
Nộp ngân sách
Lợi nhuận
Doanh thu viễn thông
Sản lượng điện thoại đường dài quốc tế
Sản lượng điện thoại đường dài trong nước
Các chỉ tiêu
1000/người/
tháng
Tỷ đồng
Tỷ đòng
Tỷ đồng
Triệu phút
Triệu phút
Đơn vị
229
70
69,4
524,4
10,7
32,3
1991
392
110
127,3
986
36,8
119,3
1992
557
200
231,3
1795,5
64,4
234,6
1993
561
401
620,4
3091,5
136,5
449
1994
1357
512
1026,9
4246
207,5
760
1995
52
96
69
120,72
120
Tốc độntăng bình quân(%)
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 1991 - 1995 của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam
Giai đoạn 1996-2000
B04 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ Viễn thông giai đoạn 1996-2000
6
5
4
3
2
1
STT
Thu nhập bình quân đầu người
Nộp ngân sách
Lợi nhuận
Doanh thu viễn thông
Sản lượng điện thoại đường dài quốc tế
Sản lượng điện thoại đường dài trong nước
Các chỉ tiêu
1000đ/người/tháng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Triệu
Phút
Triệu
Phút
Đơn vị
1357
592
1026,9
4246
207,5
760
1995
1452
1023
1613
6006
273
1130
1996
1137
1205
1840
8022
335
1442
1997
1012
1500,93
2037,5
9007
387
1704,9
1998
1125
2380,88
2648,75
10358,05
420,17
1913,1
1999
1160
.2383,26
2781,19
12429,66
500
2494,6
2000
40,192
23,37
24,46
19,47
27,43
Tốc độntăng bình quân(%)
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 1996 - 2000 của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam
Từ bảng B04 ta thấy:
Sản lượng dịch vụ viễn thông vẫn tiếp tục tăng lên, giai đoạn 1996 - 2000 song sự tăng lên này không cao hơn so với giai đoạn 1991 - 1995 thậm chí còn thấp hơn rất nhiều thể hiện:
Sản lượng điện thoại quốc tế năm 1996 là 273 triệu phút tăng 65,5 triệu phút so với năm 1995 đến năm 2000 là 500 triệu phút , tốc độ tăng bình quân thời kỳ này là 19,47%.
Sản lượng điện thoại đường dài trong nước năm 1996 là 1130 triệu phút đến năm 2000 là 2494,6 triệu phút tăng 30,4% so với năm 1999, tốc độ tăng bình quân cho giai đoạn này là 27,43%.
Doanh thu Viễn thông vẫn tiếp tục tăng so với các năm trước sang tốc độ tăng đã chậm lại thể hiện: Doanh thu năm 1996 đạt 6006 tỷ đồng đến năm 200 đạt 12429,66 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn này là 24,46% so với giai đoạn (1991 - 1995) là 69%, như vậy tốc độ tăng doanh thu giai đoạn này giảm 44,54% so với giai đoạn (1991 - 1995).
Về lợi nhuận trong lĩnh vực viễn thông vẫn tăng lên, nhưng tốc độ tăng lợi nhuận giai đoạn 1996 - 2000 tăng chậm hơn so với giai đoạn (1991 - 1995) thể hiện: Năm 1996 đạt 1613 tỷ tăng 57,07% so với năm 1995, đến năm 2000 mức lợi nhuận đạt được là 2781,19 tỷ đồng tăng 5% so với năm 1999, tốc độ tăng bình quân mức lợi nhuận đạt được thời kỳ này là 23,37% giảm 72,63% so với giai đoạn (1991- 1995). Một trong những lý do làm cho mức lợi nhuận tăng chậm trong những năm gần đây là bởi do khối lượng đầu tư lớn, các khoản mục chi phí tăng làm hạn chế tốc độ tăng lợi nhuận, mặt khác bên cạnh mục tiêu phục vụ công ích ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, những nơi này hầu như không sinh lời.
Do doanh thu và lợi nhuận tăng chậm nên tình hình nộp ngân sách cũng bị giảm sút năm 2000 nộp ngân sách 2383,26 tỷ đồng chỉ tăng 0,1% so với năm 1999 là 2380,88 tốc độ tăng bình quân đạt 40,192% giảm 11,81% so với giai đoạn (1991 - 1995).
Kéo theo thu nhập bình quân đầu người của người lao động cũng giảm xuống năm 2000 thu nhập bình quân đâù người vào khoảng 1.160.000 với năm 1995 là 1.357.000 giảm 14,52% so với năm 1996 là 1.452.000 giảm 20,11% điều này làm cho việc tái sản xuất sức lao động của người lao động bị hạn chế cả về mặt vật chất lẫn tinh thần làm giảm hiệu quả làm việc của người lao động cũng sẽ kéo theo năng suất lao động bị giảm sút.
Nhìn lại quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở giai đoạn này ta nhận thấy.
Giai đoạn này kết quả hoạt động kinh doanh có xu hướng tăng chậm hơn so với giai đoạn (1991 - 1995), cả về tốc độ phát triển của các loại hình dịch vụ, sản lượng các dịch vụ và doanh thu lợi nhuận.
Có nhiều lý do để lý giải điều này song có một vấn đề ảnh hưởng đến việc giảm sút này mà ta không thể không nói đến đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. Khi cuộc khủng hoảng này diễn ra nó gây ra những tác động không tốt đến nền kinh tế Việt Nam làm giảm sút tốc độ tăng trưởng cuả nền kinh tế nước ta, mà ngành Bưu chính viễn thông, đặc biệt là viễn thông là một ngành kết cấu hạ tầng của đất nước nó có vai trò to lớn trong việc đóng góp vào nền kinh tế tạo cho nền kinh tế nước tăng trưởng cao và phát triển bền vững, nên khi cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến nền kinh tế ắt hẳn ngành Viễn thông không tránh khỏi được những tác động này.
Hy vọng trong những năm tiếp theo với chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông và cụ thể hơn là chiến lược phát triển dịch vụ Viễn thông đúng đắn ngành sẽ có bước phát triển mới bền vững
Hiệu quả xã hội của dịch vụ Viễn thông.
Với vai trò là ngành thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành mà còn mang lại hiệu quả cho xã hội trong giai đoạn 1991 – 2000. Song hiệu quả mà ngành đem lại cho xã hội rất khó tính toán được, bởi vậy ta xem xét hiệu quả xã hội qua việc phân tích mức sống của người lao động trong ngành, vấn đề giải quyết công ăn việc làm, nâng cao dân trí, giải quyết tốt các mối quan hệ trong phân phối, giữ vững an ninh quốc phòng...
Trước hết do hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành đạt hiệu quả cao dẫn tới nhiều loại hình dịch vụ mới được mở rộng trên phạm vi cả nước như : Điện thoại di động, Fax, dịch vụ truyền số liệu... đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho toàn xã hội thông qua việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ở phạm vi từng vùng, từng địa phương... làm giảm số người thất nghiệp.
Mức sống của người lao động trong ngành cũng được đảm bảo, thể hiện mức lương trung bình của toàn bộ cán bộ công nhân viên chức trong ngành cao hơn hẳn so với các ngành kinh tế khác và góp phần nâng cao thu nhập cho đất nước. Ngoài ra ngành còn quan tâm đến công tác chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên chức, tiến hành khám sức khoẻ ban đầu và khám định kỳ cho người lao động. Đến năm 1997 toàn ngành đã có 80/81 đơn vị y tế cơ sở phục vụ cho công tác phòng khám chữa bệnh. Hàng năm ngành đầu tư vào lĩnh vực này 17 tỷ đồng, từ đó tạo cho mọi cán bộ công nhân viên ngành an tâm công tác, nhiệt tình thực hiện tốt mọi công việc được giao, do đó năng suất lao động cao. Ngành còn thực hiện chính sách xã hội khác thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, như quan tâm nuôi dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng tạo công an việc làm cho con em cán bộ trong ngành, phát triển văn hoá, thể thao...
Sự phát triển của thông tin Viễn thông trong giai đoạn 1991 – 2000 đã góp phần giải quyết tốt các mối quan hệ trong phân phối, buôn bán thể hiện đó là sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ làm ăn buôn bán trong và ngoài nước đưọc mở rộng. Trong giai đoạn của công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển của Viễn thông có vai trò quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt của đất nước: Nếu như trước kia khi đất nước ở trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới, phạm vi buôn bán với nước ngoài còn hạn hẹp song từ giai đoạn 1991 - 2000 sự phát triển của Viễn thông đã góp phần mở rộng quan hệ giao lưu buôn bán của nước ta với nhiều nước trên thế giới tạo nguồn thu ngoại tệ lớn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mọi hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp, các cá nhân dù ở cách xa nhau đến đâu đi chăng nữa nhưng vẫn có thể thoả thuận với nhau qua điện thoại, nối mạng internet, qua thư điện tử... mà không cần trực tiếp gặp gỡ, từ đó giúp cho các doanh nghiệp, các ngành khác giảm bớt chi phí, thu được kết quả cao.
Sự phát triển của Viễn thông mấy năm qua cũng đã góp phần cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, Trước kia khi thông tin Viễn thông chưa phát triển mạnh, Viễn thông việc trao đổi thông tin giữa con người còn gặp nhiều khó khăn, mọi thông tin cập nhật trong ngày, chính sách của Đảng và Nhà nước không kịp thời đến với người dân do khoảng cách về không gian quá xa, địa hình hiểm trở... dẫn tới nhiều vùng, nhiều địa phương trong nước tụt hậu xa về kinh tế, văn hoá... Sự phát triển của Viễn thông giai đoạn 1991 – 2000 đã góp phần cải thiện mức sống của người dân, nâng cao dân trí rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, giữa nông thôn và thành thị, xây dựng kinh tế biển và hải đảo giữ vững an ninh quốc phòng. Đến năm 2000, có 85,8% số xã trong cả nước được lắp máy điện thoại, các đồn, trạm biên phòng ven biển, biên giới, vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh đã có máy điện thoại, người dân có thể liên lạc với nhau, nhanh chóng tiếp cận được với chính sách kinh tế, sự tuyên truyền văn hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước và các thông tin cập nhật trong ngành.
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LỰƠC GIAI ĐOẠN 1991 – 2000
Kết quả thực hiện các giải pháp
Về vốn
1.1.1 Về vốn đầu tư trong nước
+ Vốn ngân sách : Tổng vốn ngân sách cho các giai đoạn đạt 702,168 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 3,23% trong tổng vốn đầu tư toàn ngành
+ Vốn tự bổ sung huy động ủng hộ doanh nghiệp: Tổng vốn tự bổ sung ở giai đoạn này đạt 6578,473 tỷ đồng chiếm một tỷ lệ khá cao là 30,05% trong tổng vốn đầu tư toàn ngành.Ta có thể nhận thấy đây là một nguồn vốn cần thiết và cơ bản có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong việc cung cấp vốn cho Tổng công ty Bưu chính – Viễn thông.
+ Vốn vay ngân hàng: Tổng vốn vay ngân hàng giai đoạn này đoạt 1387,946 tỷ đồng chiếm 6,38% trong tổng vốn đầu tư toàn ngành, một tỷ lệ nhỏ bởi tổng công ty rất khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng do gặp một số trở ngại trong việc cân nhắc tỷ lệ lãi vay ngân hàng với hiệu xuất sử dụng nguồn vốn vay này.
1.1.2 Vốn đầu tư nước ngoài
+ Vốn viện trợ phát triển (ODA): Tổng công ty chủ yếu tập trung vào 3 nguồn ODA của Pháp, Italia, Thuỵ Điển. Từ năm 1990 đến nay, sử dụng trên 100 triệu Phăng, trong đó khoảng 87,1 triệu Phăng thuộc các dự án ODA không hoàn lại.
Thời kỳ 1990 – 1995 ngành có 8 dự án vay vốn ODA đã đang đi vào khai thác với tổng số vốn 55,4 triệu USD.
Ngoài ra ngành đang phát triển khai thủ tục ODA và đấu thầu xây dựng một số dự án: Như xây dựng dự án mạng Viễn thông nông thôn các tỉnh miền Trung và Nam (OECF – Nhật Bản) với tổng mức vay 97,169 triệu USD
Vốn ODA là nguồn vốn quan trọng cho việc bổ sung vào lượng vốn của toàn ngành
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): Thời gian qua tổng công ty đã thực hiện được 6 dự án BCC với các đối tác nước ngoài như Úc, Thuỵ Điển, Malaysia... Tính đến hết năm 1999, giải ngân được 352,09 triệu USD của các hợp đồng hợp tác kinh doanh như năm 1999 giải ngân được 79,19 triệu USD.
Lượng vốn đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ Viễn thông chiếm khoảng 60% tổng số vốn đầu tư vào Viễn thông, 45% tổng vốn đầu tư toàn ngành.
Về Khoa học công nghệ
Mục tiêu của công tác khoa học công nghệ là phục vụ cho sản xuất kinh doanh, các đề tài nghiên cứu giai đoạn này tập trung vào định hướng áp dụng công nghệ mới, đổi mới tổ chức, tin học quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giải pháp bảo đảm an toàn thiết bị xây dựng các quy trình khai thác, bảo dưỡng thiết bị trên mạng Viễn thông xây dựng các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật. Nhiều đề tài nghiệm thu áp dụng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Bên cạnh đó còn có nhiều sáng kiến kỹ thuật được áp dụng làm lợi nhiều tỷ đồng cho tổng công ty. Hoạt động ngày càng được mở rộng thành phong trào.
Nguồn nhân lực
Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông được thành lập. Đáp ứng nhu cầu đào tạo cho lao động trong ngành. Các trung tâm đào tạo, trường dạy nghề luôn đổi mới và củng cố cơ sở vật chất giảng dạy, nơi ăn ở của các giảng viên và học sinh.
Bổ sung một số loại phụ cấp (Khoán tháng, đi đường, ăn giữa ca, làm thêm giờ, phụ cấp chức vụ...)
Thành lập ra được quỹ bồi thường tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của Tổng công ty.
Đã tổ chức bồi dưỡng phục hồi chức năng nhiều cán bộ công nhân viên của Tổng công ty qua các năm.Tổ chức nhiều đợt khen thưởng cho các sáng kiến đề tài khoa học ứng dụng sau kỳ tổng kết mỗi năm nhiều phong trào hoạt động xã hội sôi nổi trong Tổng công ty
Qua mỗi năm số lượng đào tạo được tăng dần
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
1. Tổng số lao động hiện có trong đó
+lao động kỹ thuật
+tỷ trọng (%)
76211
65211
85,56
80089
68589
85,64
84369
72369
85,77
89325
75825
84,88
90900
76700
84,37
2. Cơ cấu lao động
+ Cao đẳng đại học và trên đại học (%)
+Trung cấp (%)
+Công nhân (%)
+Chưa qua đào tạo (%)
17,70
14,00
57,80
10,00
18,50
14,25
56,20
11,00
20,00
14,30
55,00
11,00
21,00
14,40
54,00
11,00
23,00
12,50
52,50
10,00
Tổng số lao động và cơ cấu lao động theo trình độ của Tổng công ty giai đoạn 1996 – 2000.
Về thị trường
Mỗi năm khi có sự thay đổi bản giá cước thì việc triển khai bản giá cước cho người sử dụng các loại hình dịch vụ Viễn thông như (cước Viễn thông đi quốc tế, cước thuê kênh thông tin, cước truyền số liệu chuyển mạch gốc, giá lắp đặt điện thoại...) rất kịp thời, tuân thủ và thực hiện đầy đủ các luật thuế của nhà nước. Đã tiến hành tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường của một số khu vực Hải phòng, Nghệ an, Đà nẵng, Phú yên, Nam định, Khánh hoà thu thập được những thông tin cần thiết hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư, phát triển.
Điều chỉnh bổ sung mẫu cung cấp các dịch vụ Viễn thông thực hiện công tác khuyến mại phát triển máy điện.Công tác tiếp thị quảng cáo khuyến mại, phục vụ khách hàng được đẩy mạnh thường xuyên thay đổi cách thức cho phù hợp với từng năm, từng thời kỳ theo xu hướng biến đổi của nhu cầu.
Công tác tổ chức và quản lý
Đã hoàn thành việc quyết định cấu trúc tổ chức và hệ thống cơ chế tổ chức của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, tạo điều kiện cho Học viện tổ chức các hoạt động theo mục tiêu gắn kết tào tạo nghiên cứu vào sản xuất.
87/92 đơn vị đã được ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đội ngũ quản lý được trẻ hoá với nhiều kinh nghiệm, kỹ năng tác phong làm việc và phẩm chất đạo đức,
Đã thành lập công ty dịch vụ tiết kiệm Bưu điện, ban dự án tổ chức chăm sóc sức khoẻ, Bưu điện trung tâm tin học cho một số đơn vị. Hoàn thành việc cổ phần hoá Trung tâm nghiên cứu sản xuất và bảo dưỡng thiết bị thông tin I thuộc Viteco và đang đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá Xí nghiệp khoa học sản xuất thiết bị thông tin I và II, công ty vật liệu xây dựng Bưu điện, công ty công trình Bưu điện.
Hạn chế
Về vốn
Vốn từ ngân sách và vôn vay ngân hàng còn hạn hẹp, vốn đấu tư nước ngoài còn bị hạn chế
Về khoa học công nghệ
Số lượng các công trình nghiên cứu úng dụng về lĩnh vực Bưu chính Viễn thông còn chưa nhiều, hướng nghiên cứu ít được mở rộng sang các lĩnh vực có liên quan.
Về thị trường
Lượng khách hàng tham gia vào thị trường này chưa nhiều chủ yếu tập trung vào các loại dịch vụ phổ thông (điện thoại nội hạt, fax) chưa chú ý nhiều đến các loại hình dịch vụ mới ( điện thoại thấy hình, thư điện tử ) các cuộc goi đi quốc tế còn thấp cả về mặt số lượng và thời gian. Gía cước của một số loại dịch vụ Viễn thông còn cao như cước điện thoại đi quốc tế , cước điện thoại đường dài đi các tỉnh.
2.4 Về nguồn nhân lực
Tỷ trọng lao động có trình độ còn thấp so với toàn bộ lao động trong ngành, dẫn đến khả năng tiếp thu công nghệ mới đối với người lao động còn gặp nhiều khó khăn. Các trường đào tạo còn chưa được bổ sung cập nhật các loại hình công nghệ mới, ngành nghề đào tạo còn hạn hẹp chưa đáp ứng được về nhu cầu lao động trong ngành .
Về tổ chức quản lý
Còn gặp nhiều khó khăn bất cập trong giải quyết các chính sách về lao động và quản lý. Hiện tưiợng thiếu dân chủ quan liêu vẫn còn tồn tại, bộ máy tổ chức vẫn chưa thực sự hoàn thiện
Nguyên nhân
Về vốn
Do nhà nước vẫn chưa chú trọng nhiều vào lĩnh vực Bưu chính Viễn thông làm cho lượng vốn tập trung vào lĩnh vực này còn ít .
Các nhà đầu tư nưức ngoài chưa quan tâm nhiều đến lĩnh vực Bưu chính Viễn thông
Lượng vốn giải ngân còn chậm, những dự án được giải ngân vốn thì hoạt động mang lại hiệu quả không cao. Lượng vốn đầu tư nước ngoài thu hút được chủ yếu tập trung ở các nước phát triển, số lượng các nước cho vay còn ít .
3.2 Về thị trường
Do khả năng triển khai các công tác điều tra thị trường còn chậm, bất cập , các biện pháp sử dụng để điều tra thị trường còn rất hạn chế, do thu nhập của người tiêu dùng còn thấp ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng các loại hình dịch vụ Viễn thông, bên cạnh đố trình độ dân trí còn chưa cao nên khả năng tiếp thu các loại hình dịch vụ mới của người dân bị hạn chế .
3.3 Về công nghệ
Thiếu các cán bộ , các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng triển khai lĩnh vực Bưu chính Viễn thông , thiếu kinh phí cho việc mua sắm các loại công nghệ mới, tiên tiến cửa nước ngoài , số lượng các trung tâm nghiên cứu còn ít.
3.4 Về nguồn nhân lực
Các chính sách quản lý sử dụng lao động còn nhiều hạn chế , các loại hình đào tạo vẫn chưa được mở rộng nhiều, các trung tâm đào tạo còn ít , chưa có nhiều các chính sách khuyến khích về mặt vật chất, tinh thần cho người lao động .
3.5 Về tổ chức quản lý
Do trình độ quản lý của một số cán bộ còn thấp, tư tưởng bao cấp trông chờ ỷ lại vẫn còn tồn tại .
V. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
Những thành tựu trong quá trình thực hiện chiến lược.
1.1 Những thành tựu
Trong thời gian vừa qua, từ việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ngành Bưu chính – Viễn thông đã có những định hướng đúng đắn chiến lược phát triển đến năm 2000. Do đó Tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn trong hoạt động dịch vụ Viễn thông.
Nhờ đầu tư hiện đại, đổi mới cấu trúc mạng, đường vận chuyển, và việc sử dụng kỹ thuật số, nhiều loại hình dịch vụ Viễn thông mới ra đời: Điện thoại thấy hình, điện thoại di động, máy nhắn tin, dịch vụ 108, internet,... giúp Việt Nam nhanh chóng hoà nhập với thời đại Điện tử – Tin học. Viễn thông của thế giới, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng của người tiêu dùng.
Có một bước tiến mới trong sự liên kết phối hợp giữa các khối trong Tổng công ty tạo điều kiện cho việc hoàn thành kế hoạch của từng đơn vị và đóng góp có hiệu quả vào mục tiêu tích tụ, phát triển chung của toàn Tổng công ty.
Quan hệ hợp tác quốc tế được tăng cường, mở rộng với những nét mới. Ngoài việc tham gia với Tổng cục Bưu điện trong các hoạt động của các tổ chức liên Chính phủ, Tổng công ty đã trực tiếp tham gia trong các tổ chức khai thác Viễn thông và đầu tư vào công ty quốc tế. Hoạt động kinh tế đối ngoại tiếp tục có hiệu quả.
Việc phát triển mạnh các dịch vụ Viễn thông mấy năm qua không những đã nâng cao sản lượng, doanh thu, lợi nhuận cho toàn Tổng công ty mà nó còn mang lại hiệu quả xã hội là giải quyết được công ăn việc làm, nâng cao mức thu nhập cho người dân, mở mang dân trí cải tạo môi trường, đảm bảo an ninh chính trị, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của đất nước...
1.2 Nguyên nhân đạt được những thành tựu đó
1.2.1 Nguyên nhân chủ quan
Những kết quả đó bắt nguồn từ đường lối đổi mới của Đảng, những chủ trương chính sách của chính phủ trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, được lãnh đạo Ngành vận dụng sáng tạo vào lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông. Bên cạnh đó, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện của Nhà nước, của Tổng cục Bưu điện, Ban cán sự Đảng, Ngành các Bộ, Ban, Ngành có liên quan.
Sự chỉ đạo điều hành sát sao của lãnh đạo Tổng công ty, các đàon công tác của lãnh đạo Tổng công ty đến cơ sở tăng cường nhiều hơn trong năm, đã giúp nắm sát tình hình, chỉ đạo kịp thời, có tác dụng thiết thực trong việc hoàn thành kế hoạch.
Sự năng động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu của lãnh đạo, cán bộ công nhân viên từng đơn vị đã thực sự đóng góp vào thành tích chung của Tổng công ty.
1.2.2 Nguyên nhân khách quan
Kinh tế thị trường đã đánh thức tiềm năng phát triển của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh được giải quyết, nền kinh tế ngày càng sôi động và không ngừng phát triển nhu cầu sử dụng dịch vụ Viễn thông, phục vụ sản xuất kinh doanh tăng lên rõ rệt. Đời sống người dân được tăng lên làm tăng nhu cầu giao lưu văn hoá, tinh thần dẫn tới tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ Viễn thông. Bên cạnh đó việc mở cửa nền kinh tế của đất nước đã giúp cho ngành thu hút, tận chung có hiệu quả nguồn vốn nhàn dỗi của cá nhà đầu tư nước ngoài, khai thác tới mọi nguồn lực sẵn có của mình (nhân lực, tài nguyên) nhằm thúc đẩy tăng sản lượng và doanh thu, tăng ngoại tệ mạnh cho đất nước.
Những tồn tại trong quá trình thực hiện chiến lược
2.1 Những tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được còn tồn tại những yếu kém cần phải khắc phục đó là:
Chúng ta chưa khai thác hết năng lực dịch vụ Viễn thông hiện có trên phạm vi rộng ở trong nước và quốc tế, chưa phát triển đa dịch vụ do công nghệ mới chỉ xuất hiện khi có nhiều loại hình hiện đại phong phú hơn.
Công nghệ đã đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, song quy mô, tổ chức còn nhỏ bé, mạng Viễn thông còn thấp so với yêu cầu mở rộng giao lưu, nhất là sự hợp tác kinh doanh với nước ngoài.
So với các nước trên thế giới, mức độ sử dụng dịch vụ Viễn thông nước ta còn thấp, đặc biệt là mức độ sử dụng dịch vụ mới. Mật độ điện thoại nước ta còn thấp so với các nước tiên tiến, cước lắp đặt và thuê bao một số dịch vụ mới lại quá cao: Điện thoại tấy hình, Internet, điện thoại di động
Chưa có chuyển biến nhiều trong phong cách kinh doanh, phục vụ khách hàng. Chưa có bước đột phá trong việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, cải tiến thủ tục cấp dịch vụ, giải quyết khiếu nại – thái độ phục vụ của một số cán bộ cá biệt còn gây bất bình cho khách hàng.
Công tác quản lý vốn, tài sản chưa được các cấp lãnh đạo nhiều đơn vị quan tâm đúng mức. Việc phân tích, tính toán hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, sử dụng các quỹ, tình hình tài chính, chưa được chú ý đầu tư.
Đội ngũ lao động trong những năm đổi mới chưa đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới đi vào hội nhập phát triển trong nền kinh tế tri thức, năng suất lao động thấp nhiều đơn vị chưa coi trọng tuyển dụng.
2.2 Nguyên nhân của những tồn tại
2.2.1 Nguyên nhân khách quan
Do xu thế phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực Viễn thông trong khu vực và trên thế giới, các loại hình công nghệ mới hiện đại ra đời hàng loạt khi tham gia vào hội nhập toàn cầu hóa, ngành Viễn thông – Tin học Việt Nam khó mà cạnh tranh được trên thị trường thế giới. Nếu chúng ta không nhanh chân sẽ bị tụt hậu.
2.2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6667.doc