Đề tài Một số giải pháp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học

Ứng dụng CNTT trong dạy học không thể không có cơ sở vật chất - thiết bị

CNTT. Việc trang bị cơ sở vật chất - thiết bị CNTT phục vụ dạy và học hiện nay

của Trường CBQL GD Tp.HCM tương đối tốt nhưng chưa tương xứng với đặc thù

của QTDH. Nhiều phần mềm vi phạm bản quyền nghiêm trọng (bộ Microsoft

Office), số lượng phần mềm, tiện ích CNTT trong dạy học chưa nhiều. Sự bố trí

các phòng đa phương tiện chưa đáp ứng với sĩ số học viên trên lớp. Nhiều giáo

viên chưa có điều kiện tiếp cận với phòng đa phương tiện, với phần mềm Do đó,

nhiều thiết bị phần cứng cũng như phần mềm chưa phát huy tiềm năng, chưa góp

phần tạo ra hiệu quả của giờ dạy có ứng dụng CNTT.

pdf15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6263 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NHÀ TRƯỜNG Th.s Phùng Đình Dụng1 Ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong nhà trường là một xu thế tất yếu của kỷ nguyên thông tin. Không thể phủ nhận được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Vấn đề triển khai ứng dụng CNTT trong nhà trường Việt Nam không phải là cần thiết hay không cần thiết mà phải là triển khai ứng dụng như thế nào. Để ứng dụng có hiệu quả, cần tận dụng các thế mạnh, ưu điểm nổi bật của CNTT và tránh những hiệu ứng ngược của nó, đồng thời cần xem xét đến tính đặc thù ở mỗi địa phương, mỗi đơn vị. Bài viết này xin đề cập đến một vài giải giáp có tính khả thi và khả năng ứng dụng rộng ở nhiều loại hình trường, cấp học2. I. THÀNH LẬP BỘ MÁY TỔ CHỨC – NHÂN LỰC I.1 Cơ sở xác định giải pháp Về phương diện khoa học, việc triển khai ứng dụng CNTT trong nhà trường cần phải thực hiện một cách đồng bộ và được quản lý một cách thống nhất. Không có sự chỉ đạo, quản lý sẽ không có cơ sở để kiểm tra, đánh giá. Theo quan điểm hệ thống, quá trình giáo dục trong nhà trường, nếu xét ở phương diện cục bộ, là một hệ thống khép kín; xét ở phương diện rộng (cùng với các quá trình vận động khác trong thế giới khách quan) là một hệ thống mở với tập hợp nhiều phần tử tương tác biện chứng, tác động chặt chẽ với nhau tạo thành một 1 Giảng viên Trường Cán bộ quản lý giáo dục Tp.HCM. 2 Các giải pháp này đã triển khai có hiệu quả ở nhiều trường thí điểm trong dự án “Công nghệ thông tin trong giáo dục và quản lý” do VVOB (Bỉ) hợp tác với Trường Cán bộ quản lý giáo dục Tp.HCM thực hiện. hệ thống tối ưu. Vì vậy, khi triển khai ứng dụng CNTT trong nhà trường cần xem xét một cách hệ thống, toàn diện. Về phương diện thực tiễn, việc ứng dụng CNTT trong nhà trường Việt Nam hiện nay đã được triển khai trong toàn bộ hệ thống, ở nhiều mức độ khác nhau và đã đạt một số thành công nhất định. Để những thành công ấy ngày càng nhiều và mang tính bền vững, nhà trường cần xây dựng một “cơ chế” vận động. Đó chính là việc xây dựng một bộ máy tổ chức – nhân sự nhằm triển khai ứng dụng CNTT trong nhà trường. I.2 Mục tiêu Nhằm chỉ đạo kịp thời và hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTT trong nhà trường. I.3 Nội dung giải pháp I.3.1 Lãnh đạo trường ra quyết định thành lập bộ máy tổ chức – nhân sự nhằm tư vấn cho hiệu trưởng triển khai và quản lý tốt việc ứng dụng CNTT trong trường học; tư vấn cho giáo viên phương pháp và hình thức khai thác CNTT trong dạy - học có hiệc quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Bộ máy tổ chức - nhân sự này gồm: o Nhóm hỗ trợ: là cán bộ phụ trách CNTT của Sở, Phòng và Hiệu trưởng - những người có khả năng ra ra quyết định liên quan đến bộ máy tổ chức – nhân sự và việc triển khai ứng dụng CNTT. Nhóm hỗ trợ có trách nhiệm xác định tầm nhìn, sứ mạng và chiến lược triển khai ứng dụng CNTT trong nhà trường trong một giai đoạn nhất định, đồng thời có các quyết định quản lý hỗ trợ cho hoạt động ứng dụng CNTT. o Nhóm điều hành: người được hiệu trưởng uỷ quyền điều hành các hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường. Nhóm điều hành có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai, phân công công việc cho từng bộ phận, giám sát và quản lý việc ứng dụng CNTT trong nhà trường. o Nhóm điều phối: gồm điều phối kỹ thuật và điều phối sư phạm. + Điều phối kỹ thuật: là người am hiểu về CNTT, có trách nhiệm: o Tư vấn kế hoạch mua sắm thiết bị cần thiết; o Chịu trách nhiệm quản lý và bảo trì thiết bị; o Quản lý các tài nguyên (phần mềm, bài giảng, tư liệu ....) o Tập huấn cách sử dụng các phần mềm cho GV; o Điều phối việc sử dụng thiết bị của GV và học sinh theo yêu cầu của từng tiết học; o Xây dựng qui trình sử dụng thiết bị, nội qui sử dụng thiết bị cho GV và học sinh; o Hỗ trợ kỹ thuật về cho GV trong tiết học khi cần thiết. + Điều phối sư phạm: là người am hiểu các nghiệp vụ quản lý trường học và phương pháp sư phạm, có nhiệm vụ: o Trợ giúp cho việc ứng dụng CNTT trong quản lý; o Trợ giúp cho việc ứng dụng CNTT trong dạy - học; o Tổ chức thảo luận về việc ứng dụng CNTT như thế nào cho hiệu quả giữa các thành viên trong nhóm thực hiện; o Chịu trách nhiệm trao đổi về các phương án ứng dụng CNTT cùng các thành viên trong nhóm thực hiện; o Tổ chức thảo luận đánh giá các phần cứng, phần mềm, tiện ích, các trang web… giáo dục cho các thành viên trong nhóm thực hiện; o Tổ chức thảo luận trong nhóm thực hiện về việc xây dựng mô hình giáo án của một tiết dạy có ứng dụng CNTT, các tiêu chí đánh giá hiệu quả một tiết học có ứng dụng CNTT… + Nhóm thực hiện: là tất cả giáo viên, cán bộ phòng, ban tham gia giảng dạy. I.3.2 Để bộ máy tổ chức – nhân sự này hoạt động hiệu quả và bền vững, cần thiết phải đưa kết quả các hoạt động của bộ máy này vào tiêu chuẩn xét thi đua từng học kỳ, năm học… II. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ TRONG HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP II.1 Cở sở xác định giải pháp Tiềm năng của CNTT là rất lớn. Việc ứng dụng đa dạng các phần mềm, tiện ích CNTT trong các hoạt động trên lớp sẽ giúp phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế trong đặc điểm học tập của người học. Qua khảo sát thực trạng cho thấy, giáo viên chủ yếu sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint và máy chiếu để trình diễn nội dung bày giảng. Điều này dễ dẫn đến lối dạy học thụ động, lấy người dạy làm trung tâm, “thầy chiếu, trò đọc, chép”… Sử dụng đa dạng các phần mềm để hỗ trợ trong các hoạt động trên lớp sẽ giúp tạo cho người học nhiều cơ hội khám phá thông tin, tri thức, rèn luyện kỹ năng xử lý thông tin… Trên cở sở mô hình 5E và các phần mềm hiện có (trên thị trường và tại trường), chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số hoạt động và phần mềm liên quan giúp giáo viên nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong dạy học của mình. Về phần cứng, giáo viên nên sử dụng phòng lab trong dạy học sẽ phát huy được những ưu điểm của CNTT. II.2 Mục tiêu Giúp giáo viên có khả năng lựa chọn phần mềm phù hợp với từng hoạt động trên lớp. II.3 Nội dung giải pháp II.3.1 Sử dụng phần mềm cho giai đoạn kích thích động cơ học tập: Hoạt động Phần mềm, tiện ích Giải thích Ghi chú Minh hoạ, mô phỏng, dẫn nhập bài mới - website: trang web chứa các tư liệu về phim ảnh (giáo viên có thể tìm những tư liệu phim ảnh phù hợp với chuyên đề của mình tại đây Windows Movie Maker Phần mềm dùng để ghép, biên tập các hình ảnh, đoạn phim và xuất ra thành tập tin video Xe m phụ lục Photostory for Windows, Photostory Platinum, ProShow… Phần mềm để ghép nối hình kỹ thuật số thành tập tin video Xe m phụ lục (Photostory Platinium) kiểm tra bài củ, ôn tập Hotpotatoes Tạo 5 dạng trắc nghiệm khách quan Xe m phụ lục Powerpoint tương tác tạo trắc nghiệm, trò chơi… Xe m phụ lục II.3.2 Sử dụng phần mềm cho giai đoạn khám phá và giải thích: Hoạt động Phần mềm, tiện ích Giải thích Ghi chú Thu yết trình của giáo viên và học sinh MS PowerPoint Dùng để soạn và trình chiếu bài giảng; kết quả thảo luận Lecture Maker Dùng để soạn và trình chiếu bài giảng theo chuẩn SCORM Xem phụ lục Adobe Presenter Tích hợp với MS PowerPoint để soạn bài giảng theo chuẩn SCORM Xem phụ lục Khá m phá của người học, thảo luận, tự nghiên cứu Internet Dùng tìm kiếm thông tin Dữ liệu lưu sẵn Phục vụ cho học viên Mạng nội bộ Phục vụ cho học viên Email Giao tiếp giữa giáo viên, học viên Webquest Phương pháp học tập mới Xem phụ lục Emindmap, MindjetMindMana ger lập sơ đồ tư duy Xem phụ lục Blog Chia sẻ trên mạng Xem phụ lục II.3.3 Sử dụng phần phầm cho giai đoạn củng cố và đánh giá: Phần mềm, tiện ích Giải thích Ghi chú Hotpotatoes Tạo 5 dạng trắc nghiệm khách quan Xem phụ lục Powerpoint tương tác tạo trắc nghiệm, trò chơi… Xem phụ lục Violet tạo trắc nghiệm, trình chiếu Xem phụ lục II.3.4 Nhà trường tổ chức tập huấn cách sử dụng các phần mềm nêu trên, phần cứng có liên quan để giáo viên biết và vận dụng. II.3.5 Giáo viên các khoa, tổ bộ môn tổ chức thảo luận việc sử dụng phương tiện CNTT như thế nào để phát huy được hiệu quả của CNTT. Lưu ý rằng, không một phương pháp nào là vạn năng. Do đó, tuỳ vào từng nội dung trong từng chuyên đề mà giáo viên có thể lựa chọn phương pháp, phương tiện CNTT phù hợp. II.3.6 Nhà trường xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy có ứng dụng CNTT, làm cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học. II.3.7 Nhà trường thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua: xây dựng bài giảng điện tử, giờ dạy ứng dụng CNTT… để tạo ra bầu không khí thi đua sôi nổi trong toàn trường về việc ứng dụng CNTT. Có những phần thưởng xứng đáng cho những cá nhân, tập thể đi đầu trong việc đưa CNTT vào dạy học III. ĐẦU TƢ CƠ SỞ VẬT CHẤT - THIẾT BỊ III.1 Cơ sở xác định giải pháp Ứng dụng CNTT trong dạy học không thể không có cơ sở vật chất - thiết bị CNTT. Việc trang bị cơ sở vật chất - thiết bị CNTT phục vụ dạy và học hiện nay của Trường CBQL GD Tp.HCM tương đối tốt nhưng chưa tương xứng với đặc thù của QTDH. Nhiều phần mềm vi phạm bản quyền nghiêm trọng (bộ Microsoft Office), số lượng phần mềm, tiện ích CNTT trong dạy học chưa nhiều. Sự bố trí các phòng đa phương tiện chưa đáp ứng với sĩ số học viên trên lớp. Nhiều giáo viên chưa có điều kiện tiếp cận với phòng đa phương tiện, với phần mềm… Do đó, nhiều thiết bị phần cứng cũng như phần mềm chưa phát huy tiềm năng, chưa góp phần tạo ra hiệu quả của giờ dạy có ứng dụng CNTT. III.2 Mục tiêu Tạo điều kiện thuận lợi về trang thiết bị để giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học. III.3 Nội dung giải pháp III.3.1 Tăng số lượng máy tính trong phòng lab. Hiện nay các phòng lab của Trường khá hiện đại, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Tuy nhiên, số lượng máy còn hạn chế. Nhiều lớp có số học viên đông không thể sử dụng phòng lab có hiệu quả. Vấn đề này có thể giải quyết bằng cách trang bị máy cho các phòng học hiện hành. Thay bức tường bằng gạch giữa phòng máy và phòng học 201 bằng một vách ngăn di động. Nếu những lớp có số học viên ít, chúng ta sử dụng vách ngăn di động để tách thành hai phòng học độc lập. Những lớp đông, chúng ta có thể cuốn vách ngăn lên trên sẽ được một phòng học có sức chứa lớn. III.3.2 Trang bị phần mềm Để ứng dụng CNTT có hiệu quả, những phần mềm, tiện ích CNTT (đề cập ở giải pháp II) cần có và cài đặt sẵn. Đảm bảo rằng tất cả giáo viên đều được tập huấn kỹ năng sử dụng chúng. Trang bị ngay bộ phần mềm Microsoft Office (bản quyền) hoặc phần mềm mã nguồn mở và miễn phí cho tất cả máy tính (xách tay và để bàn). III.3.3 Khai thác internet và thư viện điện tử Việc sử dụng máy tính nói chung và Internet nói riêng để hỗ trợ cho dạy và học trở nên rất phổ biến trong các trường đại học hiện nay. Có thể nói, CNTT nói chung, internet nói riêng, đã và đang hình thành những phương thức đào tạo mới. Website hiện hành của nhà trường được xây dựng trên công nghệ lập trình hướng đối tượng ASP.NET. Do đó, tính tương tác với người dùng khá mạnh. Nhưng hiện nay, website chỉ mới khai thác ở khía cạnh cung cấp thông tin đến bạn đọc chứ chưa phục vụ cho việc dạy và học. Vì thế, cần tăng cường hơn nữa việc khai thác internet, đặc biệt là website của trường, trong hoạt động giảng dạy. Các công việc cụ thể để sử dụng website trong dạy học hướng đến hình thức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến: o Sử dụng website để giao tiếp giữa học viên - học viên, giáo viên – giáo viên, học viên – giáo viên, học viên – nhà trường, giáo viên – nhà trường thông qua module forum, giao lưu trực tuyến, email nội bộ… o Tiến hành quản lý học viên, giáo viên, điểm số… qua mạng. o Điện tử hoá các bài giảng, tài liệu theo chuẩn SCORM. o Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho những (nhóm) chuyên đề có kiểm tra. o Xây dựng quy trình, tổ chức tập huấn cho giáo viên, học viên về xây dựng học liệu điện tử, bài giảng điện tử, hình thức dạy và học qua mạng… o Thí điểm dạy và học qua mạng. III.2.4 Xây dựng ngân hàng tư liệu điện tử Trên cơ sở phát động phong trào thi đua, khuyến khích giáo viên xây dựng ngân hàng tư liệu điện tử phục vụ cho giảng dạy của chuyên đề mình phụ trách, nhà trường tổng hợp, đánh giá và đưa vào sử dụng chung. IV. ĐẢM BẢO CÁC ĐIỀU KIỆN THIẾT YẾU IV.1 Cơ sở xác định giải pháp Việc ứng dụng CNTT trong dạy học chỉ có hiệu quả khi hội đủ các điều kiện thiết yếu. Đây là những tiền đề hết sức quan trọng để đảm bảo việc ứng dụng CNTT trong dạy học một cách thành công. Chỉ với một chiếc máy tính thì không thể đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy một cách có hiệu quả được. Các yếu tố vật chất, con người, tài chính và chính sách đều có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc đưa công nghệ thông tin vào nhà trường. Trước khi trình bày về phương pháp giảng dạy trong một môi trường công nghệ thông tin, chúng ta cần xác định rõ những yếu tố này, bởi chỉ cần thiếu vắng một trong những yếu tố đó cũng có thể gây phương hại đến những nỗ lực của chúng ta. Việc kết hợp các điều kiện cần thiết sẽ tạo ra môi trường học tập thuận lợi cho việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin. IV. 2 Mục tiêu Giúp cho nhà quản lý và giáo viên có được những điều kiện về nhận thức, phương tiện cần thiết để ứng dụng thành công CNTT trong dạy học. IV.3 Nội dung giải pháp IV.1 Xác định tầm nhìn chung Tầm nhìn chung được thể hiện qua việc lãnh đạo tích cực và sự hỗ trợ về mặt hành chính trong toàn bộ hệ thống trường học. Điều đó sẽ tạo nên sự liên kết và nhất quán cho đội ngũ giáo viên. Tầm nhìn chung cần được chia sẻ đến mọi thành viên trong nhà trường. IV.2 Tạo cơ hội tiếp cận CNTT cho mọi giáo viên Công nghệ, phần mềm và mạng lưới truyền thông hiện nay đã được chuẩn bị sẵn sàng để giáo viên mới có thể sử dụng trong giảng dạy, phục vụ công tác chuyên môn tại mọi thời điểm. Tất cả các giáo viên giảng dạy cần được tiếp cận với các ứng dụng công nghệ thông tin như phần cứng, phần mềm và các công cụ truyền thông khác trên lớp học, trong phòng làm việc cũng như ở nhà Việc phân bổ các nguồn lực công nghệ thông tin trong trường cần phải diễn ra một cách công bằng cho các giáo viên ở mọi cấp độ. Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng có đầy đủ thông tin về sự phát triển của CNTT. Do đó, bộ phận kỹ thuật của trường cần giới thiệu và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tiếp cận công nghệ mới. IV.3 Nâng cao trình độ tin học cơ bản cho giáo viên Đồng nghiệp và những cán bộ quản lý là những người sử dụng công nghệ thông tin một cách thành thạo phục vụ công tác giảng dạy và quản lý trường học. Kiến thức về công nghệ thông tin, khả năng sử dụng mang tính chuyên môn và ứng dụng vào giảng dạy của các cán bộ nhà trường có thể khác nhau, nhưng vẫn có điểm chung về trình độ tin học cơ sở. Nhờ vậy cán bộ hướng dẫn có thể tư vấn và hướng dẫn cho các giáo viên mới và những người khác. IV.4 Tạo cơ hội cho giáo viên phát triển chuyên môn Các cán bộ giảng dạy được tiếp cận liên tục với những cơ hội phát triển chuyên môn theo nhiều hình thức khác nhau và có thời gian để tận dụng những cơ hội có được. Tất cả các giáo viên cần được tham gia các chương trình phát triển năng lực chuyên môn được tổ chức nhằm liên tục nâng cao những kỹ năng công nghệ thông tin và khả năng ứng dụng vào các chương trình giảng dạy. Những giáo viên chưa có kinh nghiệm được hướng dẫn để lựa chọn giải pháp tốt nhất cho hoạt động thực hành chuyên môn của họ. IV.5 Hỗ trợ kỹ thuật Hỗ trợ kỹ thuật cho giáo viên được thực hiện kip thời, tại chỗ bao gồm cả việc hỗ trợ để nâng cao các kỹ năng quản lý phần mềm và phần cứng trong lĩnh vực giảng dạy. Tất cả giáo viên đều được hỗ trợ bình đẳng về kỹ thuật một cách kịp thời không phân biệt về thâm niên giảng dạy. Mục đích của việc hỗ trợ kỹ thuật là để đảm bảo tính liên tục của hoạt động dạy và học mà giáo viên có điều kiện học hỏi thường xuyên để trau dồi kỹ năng xử lý những vấn đề phát sinh trong CNTT. Các cán bộ hỗ trợ kỹ thuật định hướng và hỗ trợ những giáo viên chưa có kinh nghiệm sử dụng các phần cứng, phần mềm trong giảng dạy và các bước yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật bổ sung. IV.6 Thống nhất tiêu chuẩn nội dung và các nguồn chƣơng trình giảng dạy Một phần của phát triển chuyên môn là phải đạt được những tiêu chuẩn học thuật trong một môi trường cộng tác nên tất cả giáo viên đều có thể tác động đến việc tiếp thu các nguồn lực công nghệ giúp học viên đạt các tiêu chuẩn nội dung. Tiêu chuẩn về nội dung và tư liệu của chương trình giảng dạy cần được công khai đến tất cả giái viên. Học viên không chỉ tiếp thu từ các bài giảng trên lớp mà thông qua các nguồn tư liệu này, có cơ hội mở rộng, đào sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng xử lý thông tin phục vụ hoạt động học tập. IV.7 Phƣơng pháp giảng dạy lấy học viên làm trung tâm Giáo viên sử dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm để hỗ trợ việc học viên sử dụng công nghệ thông tin. Các giáo viên trong khoa đều có thể đảm bảo sự cân bằng trong việc sử dụng công nghệ thông tin giữa giáo viên và học viên. Phương pháp dạy lấy người học làm trung tâm hướng dẫn giáo viên tạo ra những cơ hội học tập đòi hỏi sự tham gia tích cực của học viên và tác động qua lại giữa học viên và các nguồn lực trong quá trình sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ để học tập. Trong thực tế, nhiều giáo viên hoặc quá xem nhẹ hoặc quá phô trương CNTT trong hoạt động dạy đã tạo nên những tiết học thụ động, quay về với lối dạy học lấy giáo viên làm trung tâm. IV.8 Đánh giá Những hoạt động sử dụng nhiều công nghệ thông tin là một bộ phận của nhiệm vụ đánh giá dựa trên kết quả học tập. Tất cả giáo viên đều được hỗ trợ trong việc đánh giá khả năng sử dụng công nghệ thông tin của học viên và tập hợp hoặc phân chia dữ liệu nhằm cải tiến phương pháp giảng dạy. Tiêu chuẩn đánh giá cần được xác định từ trước và phổ biến đến mọi giáo viên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMột số giải pháp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học.pdf