Đề tài Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010- 2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá

MỤC LỤC

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU iii

DANH MỤC HÌNH VẼ iv

LỜI MỞ ĐẦU v

CHƯƠNG I: TÍNH TẤT YẾU VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA 1

I. Khái niệm và nội dung của chuyển dịch cơ cấu lao động 1

1. Khái niệm chung 1

2.Nội dung và các tiêu chí đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 8

II. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng CNH-HĐH 14

1. Quá trình CNH-HĐH hóa và những yêu cầu đặt ra cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 14

2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trong quá trình CNH-HĐH. 15

III. Các yếu tố tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 18

1. Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội 18

2. Nhóm nhân tố phát triển nguồn nhân lực 21

3. Hệ thống chính sách 23

IV. Kinh nghiệm của một số nước 23

1. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn Hàn Quốc 23

2. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Nhật 25

3. Bài học chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành cho các địa phương ở Việt Nam. 26

 

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001- 2008 28

I. Khái quát chung về tình hình phát triển KTXH tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001-2008 28

1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ 28

2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2008 trong bối cảnh CNH-HĐH của tỉnh Phú Thọ. 34

II. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2001 – 2008 38

1. Thực trạng chuyển dịch theo ba nhóm ngành 38

2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành: 49

3. Đánh giá thực trạng và xu thế CDCCLĐ theo ngành 56

III. Đánh giá các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh Phú Thọ. 58

1. Đánh giá các nhân tố tác động 58

2. Nguyên nhân của những hạn chế trên 61

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CNH -HĐH 66

I. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh đến năm 2015 66

1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 66

2. Định hướng CDCCLĐ theo ngành kinh tế của tỉnh 68

II. Các giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động theo -ngành của tỉnh đến năm 2020 73

1. Nhóm giải pháp về kinh tế xã hội 73

2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực 75

3.Tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động 78

KẾT LUẬN vii

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO viii

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3651 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010- 2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huỷ sản tương đối lớn có khả năng thâm canh cao. Khả năng thâm canh tăng vụ đối với nông nghiệp lớn,năng suất cây trồng vật nuôi có thể tăng 1.4- 1.6 lần về mở rộng diện tích có thể tăng them được 59.000 ha so với hiện nay. b. Tiềm năng về khoáng sản Khoáng sản tuy không giàu nhưng có khoáng sản trữ lượng lớn, chất lượng tốt như: cao lanh, pensnpat, đá vôi, nước khoáng nóng sẽ là lợi thế để Phú Thọ phát triển mạnh công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp giấy… Trữ lượng của các khoáng sản này vẫn còn khá lớn, khả năng khai thác thuận lợi. Theo kết quả điều tra năm 2007 toàn tỉnh có 215 mỏ và điểm quặng trong đó có 20 mỏ lớn, 50 mỏ nhỏ, và 143 điểm quặng. c. Tiềm năng về tài nguyên rừng Tiềm năng về tài nguyên rừng phong phú ước trữ lượng có khoảng 3.5 triệu m3 gỗ cây đứng và triển vọngcòn có khả năng tăng hơn nhiều so với hiện nay. Tính đến cuối năm 2005 toàn tỉnh có 146.530,2 ha rừng tự nhiên và 101.326,8 ha rừng trồng. Nghề rừng đã thu hút 5 vạn lao động và đang dần dần lấy lại vị trí quan trọng trong nền kinh tế tỉnh. d. Tài nguyên du lịch Là vùng đất cổ, kinh đô xưa của Nhà nước Văn Lang, Phú Thọ nổi tiếng là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc từ thời đại Hùng Vương; với nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú, hấp dẫn, nhiều danh lam thắng cảnh có giá trị, vì vậy rất thuận lợi cho phát triển du lịch mang đậm bản sắc truyền thống, cội nguồn và sinh thái. Tiềm năng về tài nguyên du lịch phong phú đa dạng với 150 di tích đựơc xếp hạng, nhiều khu du lịch nổi tiếng như quần thể Đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ….chưa khai thác được nhiều , khả năng phát huy còn khá lớn. e. Tài nguyên lao động Tiềm năng về nguồn lao động tại chỗ rất dồi dào, lực lượng lao động trẻ, khoẻ, có trình độ văn hóa cao, số người qua đào tạo nghề đạt tỷ lệ cao so với các tỉnh miền núi, lại cần cù, chịu khó, có ý chí vươn lên, nếu phát huy tốt tiềm năng này sẽ là động lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. 1.2. Điều kiện KTXH 1.2.1. Dân cư và nguồn lực. Quá trình dân số có liên quan chặt chẽ. chịu ảnh hưởng và tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn vừa qua do thực hiện chương trình dân số, các chính sách về kế hoạch hoá gia đình tốc độ tăng dân số của tỉnh có xu hướng giảm. Bảng 2.1: Thực trạng phát triển dân số qua các năm Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 DSTB 1000 1,275.5 1,288.0 1,296.0 1,312.2 1,326.8 1,339.5 1,348.8 TLTTN % 1,7 1,2 1,15 1,01 1,01 1,02 0,01 TLTCH % 0,3 0,2 0,1 0,10 0,10 0.10 0,10 Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến 2020 Là một tỉnh miền núi, Phú Thọ là nơi cư trú của các dân tộc khác nhau như: Kinh, Mường, Thái, Dao…Theo thống kê trên địa bàn tỉnh có 21 dân tộc cư trú trong đó đông nhất là người Kinh và người Mường. Dân số trên địa bàn tỉnh có xu hướng ngày càng tăng, nếu như dân số trung bình năm 2001 là 1.275.500 người thì năm 2007 đã tăng lên đến 1.348.800 người. Nhưng tốc độ tăng có xu hướng chậm dần do tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học đã giảm bình quân mỗi năm khoảng 0.11%. Sở dĩ có được kết quả trên là do thực hiện thành công các chương trình kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn tỉnh trong những năm vừa qua. Trình độ học vấn của dân cư Phú Thọ hiện nay vào loại khá so với cả nước, số người chưa biết chữ chỉ chiếm 0.5% so với tổng số dân toàn tỉnh, so với cả nước thì tỷ lệ này là 3.5%. Trên địa bàn tỉnh có 1 trường đại học, 2 trường cao đẳng 7 trường trung học chuyên nghiệp và các trung tâm dạy nghề. Về chất lượng nguồn lực: toàn tỉnh có 12.469 người có trình độ đại học, 142 người đạt trình độ thạc sĩ, 43 người có trình độ tiến sĩ( Năm 2005). Số lao động đã qua đào tạo đạt 28% trong đó có 19% là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật( Năm 2007). 1.2.2. Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật a. Hạ tầng giao thông vận tải Hạt tầng giao thông vận tải Phú Thọ đã bám sát và thực hiện được cơ bản các mục tiêu của quy hoạch 2000- 2010, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tạo điều kiện cho các ngành phát triển. Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện một bước đáng kể, với tổng chiều dài 10.483km đường bộ, 262km đường sông và 100km đường sắt, 100% số xã có đường ôtô vào đến trung tâm xã. Mạng lưới giao thông của tỉnh phân bố tương đối đều và hợp lý, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa, hành khách nội ngoại tỉnh. Tuy nhiên chất lượng đường bộ còn thấp, công trình thoát nước chưa đồng bộ,chưa đáp ứng được tốc độ lưư thông cao và phương tiện vận tải lớn c. Hạ tầng thủy lợi Bằng các nguồn vốn đầu tư nên đến nay hệ thống thuỷ lợi của tỉnh phát triển khá, đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và phong chống lũ lụt. Ước đến năm đã nâng cấp được 146 công trình mới, triển khai xây dựng 23 công trình thuỷ lợi vùng đồi kiên cố hoá được 517 km kênh mương, tăng thêm năng lực tưới khoảng 5560 ha, chiếm 61.62% diện tích cây trồng trong đó lúa đạt 87.6% diện tích. Hệ thống đê kè được gia cố và cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ lụt d. Hạ tầng dịch vụ Mạng lưới thương mại và dịch vụ tổng hợp đã phát triển rộng khắp đến các huyện, thị, thành và các xã trong tỉnh: - Hạ tầng du lịch toàn tỉnh có 69 cơ sở lưu trú với 1083 phòng trong đó có 13 khách sạn được xếp sao, 72 cơ sở dịch vụ ăn uống, 7 bể bơi, 7 sân tennis, 78 phòng massage. - Hạ tầng thương mại: Năm 2005 toàn tỉnh có 219 cửa hang bán lẻ, 200 hộ đại lý, 191 chợ, 24.150 cơ sở kinh doanh sản xuất thương mại d. Hạ tầng đô thị và các khu công nghiệp Hạ tầng đô thị thành phố Việt Trì đã đầu tư phát triển khá về hệ thống giao thông nội thành, cấp điện, cấp thoát nước… Hạ tầng thị xã Phú Thọ và các thị trấn huyện cũng được đầu tư nhưng chưa đồng bộ. Hạ tầng khu công nghiệp Thụy Vân đã cơ bản hoàn thành các hạng mục đầu tư giai đoạn 2. Khu công nghiệp Bạch Hạc, Đồng Lạc đã được triển khai. Khu công nghiệp Trung Hà đã hoàn thành chuẩn bị đầu tư và đang quy hoạch chi tiết. Các dự án phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khác như cụm công nghiệp làng nghề Lâm Thao, Đoan Hùng… đang triển khai tích cực. 2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2008 trong bối cảnh CNH-HĐH của tỉnh Phú Thọ. 2.1. Đánh giá tổng quát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội Trong thời gian vừa qua kinh tế Phú Thọ có sự tăng trưởng khá, tốc độ ổn định ở mức cao. Giai đoạn 2001- 2005 tốc độ tăng GDP bình quân đầu người đạt 9.65% cao hơn giai đoạn 1997- 2000 là 1.63%. Cao hơn 1,34 lần so với cả nước và 1,9 lần so với vùng núi trung du miền Bắc. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng đạt 10.8%. Năm 2008 là năm nền kinh tế của tỉnh có phần khởi sắc tốc độ tăng trưởng khá cao trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế trong nước cũng như biến động phức tạp của kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 11,5% là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Cơ cấu ngành kinh tế dịch chuyển theo hướng tiến bộ: Nông lâm nghiệp 25,9% công nghiệp - xây dựng 38,8%, dịch vụ 35,3%; 2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế Giai đoạn 2000- 2008 nền kinh tế của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển đồng đều ổn định ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, đó là: Sản xuất nông lâm nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, từng bước nâng cao giá trị và chất lượng, sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng. Các ngành dịch vụ tiếp tục có chuyển biến tích cực, quy mô thi trường ngày càng mở rộng, một số ngành dịch vụ mới có tốc độ phát triển cao như bưu chính viễn thông, bảo hiểm, những lợi thế về duy lịch tiếp tục được đầu tư, khai thác. Cụ thể như sau: a. Ngành công nghiệp Sản xuất công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp phát triển khá mạnh giai đoạn 2001- 2008 tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 12,27%( tính theo GDP). Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp với tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng so với mục tiêu đề ra. Một số sản phẩm chủ yếu như: Chè, phân bón, bia… sản lượng sản xuất vượt mục tiêu. Đã hình thành một số ngành không những có ý nghĩa cho tỉnh mà còn có ý nghĩa với cả nước như: Giấy, hoá chất… Nhiều sản phẩm đạt tốc độ tăng trưởng cao như: May mặc tăng 25,4% , chè tăng 17,2% , xi măng tăng 35,3% …Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề được chú trọng, một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hình thành, nhiều dự án được đầu tư. Đặc biệt trong năm 2008 mặc dù nên kinh tế gặp nhiều khó khăn song sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn giữ được ổn định và duy trì được đà tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp( theo giá năm1994) ước đạt 9,401 tỷ đồng tăng 15,7% so với năm 2007( 8.128 tỷ đồng). Mặc dù đã đạt được các thành tích kể trên song bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp của tỉnh còn thấp, mức tăng trưởng thấp hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Tốc độ tăng trưởng chưa thật sự ổn định và bền vững, hiệu quả sản xuất còn thấp, giá trị gia tăng công nghiệp chưa cao. Nguyên nhân do các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hoạt động không hiệu quả. Kết cấu hạ tầng để phát triển công nghiệp còn chưa đồng bộ, công tác quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản còn nhiều hạn chế, khai thác chưa gắn liền với chế biến nên hiệu quả thấp. Đội ngũ cán bộ chỉ đạo công nghiệp còn thiếu và yếu cả về chất lượng lẫn số lượng, do vậy chưa phát huy được vai trò tích cực để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương. b. Ngành nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp đã đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong giai đoạn 2001- 2008 tốc độ tăng của Phú Thọ là 6.63%( tính theo GDP). Giá trị sản xuất tăng bình quân 8,15% năm. Giá trị sản phẩm trồng trọt thuỷ sản bình quân /ha đất sản xuất đạt 27 triệu đồng năm 2006. Cơ cấu nông, lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp dịch chuyển theo hướng tiến bộ: Tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ nông nghiêp, giảm tỷ trọng lao động trong các ngành trồng trọt có năng suất lao động thấp. Tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản tăng từ 30,9% năm 2005 lên 33,9% trồng trọt giảm xuống còn 61,8% năm 2008. Đến năm 2008 giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng 1.8 lần so với năm 2001. Kinh tế nông nghiệp nông thôn đang dần thay đổi diện mạo, các chương trình nông nghiệp trọng điểm không những đạt mà còn vượt mục tiêu đề ra. Năm 2008 diện tích gieo trồng đạt 123,7 nghìn ha bằng 97,6% kế hoạch giảm 2,7% so với năm 2007, chăn nuôi gia súc gia cầm gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài. Sản xuất lâm nghiệp giữ ổn định các chương trình trồng rừng mới, rừng tập trung chăm sóc, nuôi dưỡng khoanh nuôi tái sinh và trồng cây lâm nghiệp phân tán đạt khá. Đã trồng được 6,3 nghìn ha rừng tập trung, chăm sóc trồng rừng trồng 17,2 nghìn ha tăng 31,3% so với năm 2007. Tuy nhiên, quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong nội bộ ngành, chuyển dịch lao động nông nghiệp chậm, chưa vững chắc, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Việc gắn kết sản xuất với tiêu thụ còn nhiều bất cập. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, thiếu công nghê và cán bộ giỏi. c. Ngành dịch vụ Ngày càng phát triển, tốc độ phát triển bình quân năm của ngành 11,8%/ năm đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh. Năm 2007 giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 3,116 tỷ đồng tăng 15% so với năm 2006. Năm 2008 tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6,552 tỷ đồng tăng 21,3% so năm 2007( nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2008 tương đương 2007 do giá nhiều loại hàng hóa tăng cao và sức mua trong dân giảm xuống) Về thương mại: Giá trị sản lượng hàng hoá tăng trung bình 10,8%/ năm, xuất khẩu hàng hoá đạt khá kim ngạch xuất khẩu năm 2008 ước đạt 210 triệu USD bằng 72,4% mục tiêu đại hội và tăng 86,2% so năm 2005. Về dịch vụ tổng hợp: Dịch vụ du lịch có chuyển biến, cơ sở vật chất, chất lượng kỹ thuật được cải thiện, khách du lịch tăng 10,1%/ năm. Dịch vụ vận tải tăng trưởng 29%/ năm. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển tương đối nhanh đến năm 2006 đã có 11 máy điện thoại/100 dân tăng 5,7 lần so với năm 2000. d. Hạn chế cần khắc phục Sự tăng trưởng của từng ngành và toàn nền kinh tế chưa bền vững, chất lượng hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh thấp. Tụt hậu ngày càng xa với phát triển kinh tế với khu vực và chung của cả nước. Nhiều doanh nghiệp công nghệ còn lạc hậu, trình độ tổ chức, quản lý yếu kém. Mặt hàng xuất khẩu có tăng, nhưng mặt hàng chủ lực có khối lượng lớn không nhiều, tỷ lệ nông sản qua chế biến còn thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định, chịu sự cạnh tranh gay gắt. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, đặc biệt là cơ cấu kinh tế nông thôn, chưa khai thác được triệt để tiềm năng, thế mạnh vào phát triển kinh tế xã hội. Các lĩnh vực du lịch,vận tải hàng hóa, xuất nhập khẩu, dịch vụ tổng hợp… còn yếu. Tiềm năng nông, lâm, thuỷ sản chưa được khai thác triệt để, chăn nuôi chưa cân đối vói trồng trọt. II. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2001 – 2008 1. Thực trạng chuyển dịch theo ba nhóm ngành 1.1. Tỉ trong lao động của các ngành trong nền kinh tế Do tỷ lệ sinh cao trong những năm trước đây, nên nguồn lao động của tỉnh có quy mô lớn và tăng nhanh. Bảng 2.2 : Tình hình tăng trưởng nguồn lao động qua các năm Đơn vị: 1000 người chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn lao động 655,3 710,5 727,5 740,8 753,5 773,6 779 Lao động trong tuổi 623,6 680,6 695,5 714,8 730 750,6 757,2 Có khả năng lao động 614,0 667,5 680 691 699 735,6 741,7 Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến 2020 Như vậy bình quân mỗi năm từ 2001- 2007 lao động trên địa bàn tỉnh tăng thêm khoảng 12,58 nghìn lao động . Đây là một trong những lợi thế của tỉnh có nguồn lao động dồi dào. Nhưng bên cạnh đó sự gia tăng lao động cũng đặt ra rất nhiều khó khăn cho tỉnh, trong điều kiện thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất, hạ tầng yếu kém nên sức ép về việc làm ngày càng lớn. Tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế giai đoạn 2001- 2007 liên tục tăng. Nếu như năm 2001 lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 605.476 thì đến năm 2007 là 705.871 người. Mặc dù năm 2004, 2005 số lượng lao động có sụt giảm so năm 2003 nhưng đến năm 2006, 2007 quy mô lao động lại tiếp tục tăng. Số lượng lao động tăng lên từ năm 2001- 2007 là 100.395 người bình quân mỗi năm tăng 12.550 người. Bảng 2.3: Quy mô lao động hoạt động trong các ngành kinh tế Đơn vị: người 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng 605,476 639,227 669,236 642,714 662,066 678,095 705,871 NN 487,348 510,423 517,521 483,341 487,810 488,364 483,522 CN 65,997 68,525 80,910 80,793 92,225 96,289 115,057 Dịch vụ 52,131 60,279 70,805 78,607 82,029 93,442 107,292 Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 Tốc độ tăng quy mô lao động được minh hoạ bằng đồ thị sau: Hình 1: Biến động quy mô lao động tỉnh từ 2001- 2007 Giai đoạn 2001- 2007 số lượng lao động tham gia vào các ngành có sự thay đổi liên tục được thể hiện rất rõ thông qua biểu sau: Bảng 2.4: Cơ cấu lao động các ngành kinh tế của tỉnh từ 2001- 2007. Đơn vị tính:% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 NN 80.49 79.85 77.33 75.2 73.68 72.02 68.5 CN 10.9 10.72 12.09 12.57 13.93 14.2 16.3 DV 8.61 9.43 10.58 12.23 12.39 13.78 15.2 Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến 2020 Qua số liệu điều tra trên ta thấy phần lớn lao động Phú Thọ làm việc trong khu vực nông nghiệp. Tỷ lệ lao động trong khu vực này chiếm 80.49% năm 2001 nhưng đã có xu hướng giảm xuống, năm 2007 đã giảm xuống 68.5%. Số lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp còn rất cao năm 2007: 483,522 lao động. nguyên nhân do quy mô lao động trên địa bàn tỉnh ngày càng mở rộng. Nếu như lao động trong ngành nông nghiệp năm 2001 là 487,346 người thì năm 2007 số lao động này đã phần nào giảm xuống còn 483,522 người, so với năm 2007 lao động ngành nông nghiệp mặc dù đã giảm nhưng tốc độ giảm không đáng kể. Từ năm 2001 đến năm 2007 lao động trong ngành nông nghiệp chỉ giảm có 3,824 người. Nguyên nhân do năm 2005- 2006 tổng lao động tham gia vào sản xuất kinh tế sụt giảm đáng kể. Năm 2003 là năm mà lao động tham gia vào lĩnh vực nông, lâm thuỷ sản cao nhất: 517,521 người. Cùng với sự sụt giảm lao động ngành nông nghiệp là sự gia tăng lao động vào khu vực công nghiệp và dịch vụ: lao động ngành công nghiệp tăng 7.43%, lao động ngành dịch vụ tăng 10.58% . Kéo theo đó là sự thay đổi tỷ trọng lao động giữa các ngành trên địa bàn tỉnh . Năm 2001 tỷ trọng lao động của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ lần lượt là: 80.49%, 10.9%, 8.61% thì đến năm 2007 tỷ trọng lao động của các ngành này là: 68.5%, 16.3%, 15.2%. Như vậy giai đoạn 2001- 2007 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 80.49% xuống 68.5%(giảm 11.9%), ngành công nghiệp tăng từ 10.9% lên 16.3%( tăng 5.4%), ngành dịch vụ tăng từ 8.61% lên 15.2%( tăng 6.59%). Bình quân mỗi năm tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm 1.7%, ngành công nghiệp tăng 0.77%, ngành dịch vụ tăng 0.94%. Sự thay đổi tỷ trọng lao động của các ngành được minh hoạ bằng đồ thị sau: Hình 2: Sự thay đổi tỷ trọng các ngành giai đoạn 2001- 2007 Nhìn vào đồ thị ta thấy từ 2001- 2007 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Tốc độ giảm của ngành nông nghiệp nhanh hơn tốc độ tăng của công nghiệp và dịch vụ. Năm 2007 là năm có sự biến động mạnh nhất về tỷ trọng lao động giữa các ngành: Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp đã giảm từ 72,02% xuống 65.8%( giảm 3.52%) lao động trong ngành nông nghiệp tăng từ 14.2 lên 16.3%( tăng 2.1%), còn ngành dịch vụ tăng từ 13.78% lên 15.2% so năm 2006. Sở dĩ đạt được những kết quả đáng mừng đó là do: Năm 2007 là năm nước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại WTO, xu hướng hội nhập tạo điều kiện cho Phú Thọ thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn từ trong và ngoài nước. Lượng vốn được huy động nhằm xây dựng khu cụm công nghiệp,công trình xây dựng thu hút nhiều lao động. Đồng thời cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, công nghệ kỹ thuật mới đang dần được ứng dụng vào khu vực nông nghiệp như: giống lúa mới, chè, ngô, hoa màu, có năng suất cao nhưng vẫn đạt chất lượng theo yêu cầu.., góp phần nâng cao năng suất lao động của khu vực này. Vì vậy một phần lao động đã rút ra khỏi lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp sang hoạt động trong ngành công nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt là ngành công nghiệp nhẹ, chế biến sản phẩm của nông nghiệp và dịch vụ du lịch nhằm khai thác triệt để tài nguyên mà thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh. So với cả nước quá trình dịch chuyển lao động của Phú Thọ chậm nếu như tính trung bình từ năm 2000- 2007 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm 2.38%, tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng từ 1.2- 1.5% thì cũng trong giai đoạn đó tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp của tỉnh cũng chỉ giảm 1.49% và tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp dịch vụ cũng chỉ tăng từ 0.675% - 0.8%. 1.2. Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế Chúng ta dùng chỉ tiêu này nhằm đánh giá một cách cụ thể hơn về quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Sử dụng phương pháp Véctor ta lượng hóa được mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động qua các năm như sau: Lấy năm 2001 và 2002 làm ví dụ, ta có: Cơ cấu lao động năm 2001 là: S1(0.8049; 0.109; 0.0861) Cơ cấu lao động năm 2002 là: S2(0.7985; 0.1072; 0.0943) å Si ( t0) Si (t1) Cos f = Ö å S2i ( t0) å S2i ( t1) → Cos f = 0.999939845 f =0.62840 Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động năm 2001- 2002 là: n = 0.6284/90×100 = 0.698 Tương tự ta có kết quả sau: Bảng 2.5 : Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 2001- 2007 Đơn vị: % 01- 02 02- 03 03- 04 04- 05 05- 06 06- 07 n 0.698 1.77 1.706 1.367 1.47 2.987 Sự biến động tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành được minh họa theo đồ thị sau: Hình 3: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành Nhìn vào đồ thị trên ta thấy từ năm 2006- 2007 tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành ở mức cao nhất trong tất cả các năm( 2.987%). Tỷ lệ chuyển dịch thấp nhất là năm 2001- 2002. Từ năm 2001- 2002 và năm 2003- 2004 lao động giữa các ngành bắt đầu có sự chuyển dịch đáng kể( năm 2001 tỷ trọng lao động làm việc trong ngàng nông nghiệp là 80.49% thì năm 2004 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 75.2%. tính trung bình trong giai đoạn này tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm 1.32% tương ứng với nó là sự gia tăng lao động vào các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ). Tỷ lệ chuyển dịch lao động theo ngành bắt đầu suy giảm vào các năm 2004- 2005 và 2005- 2006 điều này cho thấy từ năm 2004- 2006 hầu như không có sự dịch chuyển về cơ cấu lao động. Từ năm 2006 đến năm 2007 tỷ lệ chuyển dịch đã có sự thay đổi đạt mức 2.987%. Tính trung bình mỗi năm cơ cấu lao động của các ngành dịch chuyển khoảng 1.25% Vì vậy có thể kết luận rằng: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Phú Thọ còn chậm, tăng giảm thất thường nhưng không thể nói rằng quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của tính không sự tiến bộ, bởi Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, với nguồn tài nguyên được thiên nhiên ưu đãi, hàng năm tỷ lệ đóng góp của khu vực nông nghiệp vào GDP là rất lớn. Mặc dù, tốc độ chuyển dịch lao động giữa các ngành không lớn nhưng phần nào đã phản ánh đúng xu thế chuyển dịch lao động chung trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa hiện nay. 1.3. Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành Có mối quan hệ chặt chẽ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế còn được đánh giá thong qua chỉ tiêu rất quan trọng đó là cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế được phân bổ như thế nào vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành là tiêu chí quan trọng để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của ngành. Theo thống kê của tỉnh, tỷ trọng giá trị và tỷ trọng lao động của các ngành như sau: Bảng 2.6 : Cơ cấu ngành và cơ cấu lao động theo ngành. 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Cơ cấu ngành NN 33.1 31.6 30.7 29.7 29.3 28.5 28.2 CN 33.2 35.0. 35.8 36.6 37.4 38.7 38.1 DV 33.7 33.4 33.5 33.7 33.6 32.8 33.7 Cơ cấu lao động theo ngành NN 80.49 79.85 77.33 75.2 73.68 72.02 68.5 CN 10.9 10.72 12.09 12.57 13.93 14.2 16.3 DV 8.61 9.43 10.58 12.23 12.39 13.78 15.2 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ - Niên giám thống kê 2007 Trung bình các năm thì tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp giảm 0.7%, ngành công nghiệp tăng 0.7%, ngành dịch vụ tăng 0.15%. Vậy mà, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp hàng năm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm 1.7%, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp tăng 0.7%, ngành dịch vụ tăng 0.82%. Điều đó chứng tỏ rằng có sự bất hợp lý giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành. Cụ thể như cơ cấu kinh tế của Phú Thọ xét về mặt giá trị có dạng: công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Nhưng cơ cấu lao động lại có dạng: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Mặt khác, để đánh giá chất lượng chuyển dịch cơ cấu lao động trong quan hệ so sánh với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 2001- 2007 có thể dùng chỉ tiêu năng suất lao động của ba nhóm ngành: Bảng 2.7: Năng suất lao động của các ngành chủ yếu giai đoạn 2001- 2007 Đơn vị tính: 1000 đ( theo giá hiện hành) 2003 2004 2005 2006 2007 Chung toàn nền kinh tế 4,865.8 6,276.5 7,167.0 7,761.9 8,565.2 NSLĐ nông nghiệp 2,009.9 2,360.5 2,737.3 2,9860 3,150.4 NSLĐ công nghiệp 15,188.7 20,620.4 22,464.8 22,648.1 23,923 NSLĐ ngành dịch vụ 18,487.4 24,236.1 21,027.8 21,551.5 22,573.2 Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến 2020 Trong thời kỳ này năng suất lao động bình quân của tỉnh tăng từ: 4,865.8/ 1000đ/ người lên 8,565.2/ 1000đ/ người, tức gần 2 lần trong đó ngành công nghiệp và xây dựng là tăng nhanh nhất 1.58 lần, tiếp đến là ngành dịch vụ tăng 1.22 lần. Thực trạng này phản ánh đúng quy luật là các ngành sản xuất tư liệu sản xuất( công nghiệp, xây dựng phát triển nhanh nhất, kéo theo tỷ trọng lao động tăng nhanh tiếp đến là ngành dịch vụ để đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống người dân). Nhưng thực trạng này cũng phản ánh sự bất hợp lý trong cơ cấu lao động của tỉnh, mặc dù trong ngành công nghiệp năng suất lao động cao nhưng quy mô của nó không đủ lớn để tiếp nhận lao động từ ngành khác chuyển sang hoặc nếu có thì lao động chuyển sang cũng không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp do trình độ chuyên môn kỹ thuật kém…. Trong thời gian tới tỉnh nên thực hiện các chính sách nâng cao chất lượng đào tạo, cũng như kêu gọi thu hút đầu tư nhằm mở rộng quy mô của các khu công nghiệp, khu chế xuất tận dụng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010- 2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.DOC
Tài liệu liên quan