Đề tài Một số giải pháp và khuyến nghị hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian tới

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ ĐÔLA HÓA 1

PHẦN 1 : VẤN ĐỀ ĐÔ LA HÓA 1

1. Quan niệm về đôla hóa 1

2. Phân loại đô la hóa 1

2.1. Đô la hóa không chính thức 1

2.2. Đô la hóa bán chính thức 2

2.3. Đô la hóa chính thức 2

3. Nguồn gốc của đô la hóa 3

4. Lợi ích và hạn chế của hiện tượng đôla hóa đến nền kinh tế 4

4.1. Lợi ích của hiện tượng đôla hóa 4

4.2. Hạn chế của hiện tượng đôla hóa 5

PHẦN 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI 6

1. Mục đích của công tác quản lý ngoại hối 6

2. Cơ chế quản lý ngoại hối 7

3. Cơ quan thực hiện công tác quản lý ngoại hối 8

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔLA HÓA ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM 9

2.1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐÔLA HÓA Ở VIỆT NAM 9

2.2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA TẠI VIỆT NAM 18

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 19

2.3.1. Những mặt tích cực trong hoạt động quản lý ngoại hối 20

2.3.1.1. Về chính sách lãi suất ngoại tệ 20

2.3.1.2. Về chính sách tỷ giá 22

2.3.1.3. Về công cụ dự trữ bắt buộc 22

2.3.1.4. Về chính sách kết hối 23

2.3.1.5. Về chính sách kiều hối 23

2.3.2. Những yếu kém, bất cập trong hoạt động quản lý ngoại hối 24

2.4. TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔLA HÓA ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM 25

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 28

3.1. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 28

3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 30

KẾT LUẬN 33

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp và khuyến nghị hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồ 2.1 có thể thấy là trái với giai đoạn 1998 – 2001 tỷ lệ FCD/M2 có xu hướng tăng qua các năm, giai đoạn từ 2001 đến 2006 FCD/M2 lại có xu hướng giảm. Theo số liệu thống kê của IMF, tỷ lệ FCD/M2 của Việt Nam năm 2006 là 21,6% và tính đến tháng 6 năm 2007 là 20,2%. Trong vài năm trở lại đây, tỷ lệ FCD/M2 dao động quanh mức 25%, đây là mức độ có thể chấp nhận được theo quan điểm của IMF. Tuy nhiên chỉ tiêu này mới chỉ phản ánh được lượng ngoại tệ được gửi tại các NHTM mà chưa phản ánh được lượng ngoại tệ trôi nổi trên thị trường và lượng ngoại tệ được cất trữ tại các hộ gia đình. Vì vậy có thể nói những con số này mới mang tính tương đối và nó chưa phản ánh chính xác tình trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay. Những năm qua, lượng tiền gửi tuyệt đối bằng USD tại các NHTM ở nước ta đã không ngừng tăng lên. Trong đó có thể nói đến đó là ở hệ thống ngân hàng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Với nguồn vốn ngoại tệ rất lớn, các ngân hàng thường có 2 cách lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất là đem gửi ở ngân hàng nước ngoài để kiếm lời bằng chênh lệch lãi suất do các nước đó có lãi suất gửi USD cao hơn trong nước hoặc thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ quốc tế. Cách thứ hai là đầu tư và cho các doanh nghiệp trong nước vay. Cách thứ nhất buộc các ngân hàng phải có một lượng USD tương đối lớn, tuy nhiên nó đem lại hiệu quả kinh tế không cao không những thế lại luôn tiềm ẩn những rủi ro do giá USD trên thị trường thế giới luôn biến động khó lường. Điển hình là việc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã từng có giai đoạn bị thua lỗ hàng chục triệu USD do kinh doanh ngoại tệ. Chính vì vậy mà các ngân hàng thường thực hiện theo cách thứ 2: đầu tư cho vay trong nước, và chính điều này đã làm gia tăng các giao dịch, thanh toán bằng USD trên nhiều loại thị trường. Điều này không những đẩy nhanh quá trình đô la hóa mà còn mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp vay vốn bằng USD vì họ kinh doanh bằng VND nhưng phải trả nợ ngân hàng bằng USD và tất nhiên nhiên sẽ phải gánh chịu rủi ro về tỷ giá. Biểu đồ 2.2 : Khối lượng tiền gửi bằng đồng USD giai đoạn 2003 - 2007 (Nguồn : IMF - Vietnam Statistical Appendix 2007) Qua biểu đồ 2.2 ta thấy khối lượng tiền gửi USD tăng qua các năm, tăng từ 6220 triệu USD năm 2003 lên 13992 triệu USD vào tháng 6/2007. Trái với xu hướng biến đổi của cơ cấu tiền gửi, tỷ trọng dư nợ cho vay bằng USD so với tổng dư nợ và đầu tư của hệ thống ngân hàng thương mại lại có xu hướng tăng lên, cao hơn cả tiền gửi USD. Biểu đồ 2.3 : Tỷ lệ dư nợ cho vay bằng ngoại tệ trên tổng dư nợ cho vay (Nguồn: IMF – Vietnam Statistical Appendix 2007) Như vậy tỷ lệ dư nợ cho vay bằng ngoại tệ trên tổng dư nợ cho vay của các NHTM trong các năm vừa qua đều dao động ở mức trên 20%. Có thể nói Việt Nam là một nền kinh tế bị đôla hóa một phần, tuy nhiên mức độ chính xác của đôla hóa là số liệu rất khó xác định do việc giao dịch bằng USD trên thị trường phi chính thức là việc mà Nhà nước không hoàn toàn kiểm soát được. Một lĩnh vực đôla hóa tương đối mạnh đó là kinh doanh qua mạng, buôn bán các sản phẩm nhập khẩu đặc biệt là đồ điện tử. Ta có thể thấy việc niêm yết bằng cả VND lẫn USD ở hầu như 100% các trang web bán đồ điện tử như: máy vi tính, các thiết bị gia dụng nhập ngoại…Mặc dù hai loại giá được đặt song song nhưng việc thanh toán thực tế thì luôn được thực hiện bằng USD, nếu khách hàng thanh toán bằng VND thì giá của hàng hóa sẽ dựa trên tỷ giá hối đoái giữa VND và USD ngày hôm thực hiện giao dịch. Những hàng hóa này thường là những hàng hóa mà doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu toàn bộ hoặc nhập khẩu từng linh kiện, nên giá của chúng phụ thuộc hoàn toàn vào USD. Vì vậy để tránh rủi ro tỷ giá cho mình, các công ty buộc phải niêm yết giá bằng USD. Ngoài ra, doanh nghiệp niêm yết giá bằng USD còn để tăng tính “hiện đại”, “thương mại điện tử”. Điều này rất đáng lo ngại vì kinh doanh qua mạng đang là xu hướng kinh doanh chủ yếu trong tương lai. Để đánh giá đầy đủ về thực trạng 'đô la hóa' trong các giao dịch và tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam, tháng 1 năm 2001, NHNN Việt Nam đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hợp tác thực hiện một đề án về đề tài này. Qua điều tra 90 doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc và xe máy tại Hà Nội và Hải Dương cho thấy 92,2% số doanh nghiệp có giao dịch bằng đô la diễn ra hàng ngày; 58,3% có số lần mua đô la từ 10 lần trở lên mỗi ngày. Về doanh thu, 83/90 doanh nghiệp có tổng doanh số bán đô la mỗi ngày là 5,4 triệu đô la. Đặc biệt có những cửa hàng vàng bạc kiêm đại lý thu đổi ngoại tệ có thể bán ra 1 triệu USD mà "không cần báo trước". Ước tính với 200 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh vàng bạc ở Hà Nội, tổng doanh số bán đô la trong ngày có thể đạt trung bình 10 triệu đô la, tức là chiếm từ 1/3 đến một nửa doanh số giao dịch trên thị trường chính thức. Kết quả nghiên cứu trên cũng đã phản ánh một phần nào đó tình trạng "đôla hóa", nhưng nếu ta mở rộng đợt khảo sát trên phạm vi cả nước thì kết quả sẽ còn sát với thực tế đang diễn ra hơn. Ta cũng có thể thấy trong các hoạt động như mua nhà, đầu cơ bất động sản…người ta thường giao dịch bằng USD. Bên cạnh đó, các gia đình có thu nhập kha khá đều có thói quen tích trữ bằng USD để san sẻ rủi ro. Mặc dù luật pháp Việt Nam cấm nhưng tại các siêu thị, dịch vụ bưu điện, hàng không đều có hiện tượng giao dịch bằng ngoại tệ. Việc buôn bán tiểu ngạch, buôn lậu qua biên giới cũng đều dùng đồng đô la rất phổ biến.... Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tất yếu các quan hệ hợp tác làm ăn, buôn bán với nước ngoài ngày càng tăng lên, cũng theo đó lượng ngoại tệ chảy vào Việt Nam ngày càng nhiều về số lượng và theo nhiều kênh khác nhau. Thứ nhất là nguồn kiều hối (chưa kể kiều hối chuyển lậu, ngoại tệ người Việt Nam nhập cảnh không khai báo…) chuyển về Việt nam mỗi năm một tăng với mức tăng bình quân trên 10% mỗi năm. Biểu đồ 2.4 : Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2007 (Đơn vị: Triệu USD) (Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam) Từ biểu đồ 2.4 có thể thấy lượng kiều hối chuyển qua con đường chính thức vào Việt Nam có xu hướng năm sau liên tục tăng so với năm trước. Tuy nhiên bên cạnh luồng kiều hối vào Việt Nam theo con đường chính thức thì một bộ phận lớn kiều hối chảy vào Việt Nam theo con đường phi chính thức, gọi là “kiều hối lậu”. Kiều hối lậu chuyển vào Việt Nam chủ yếu là bằng tiền mặt USD do Việt kiều chuyển trực tiếp về nước mà không qua hệ thống ngân hàng. Trên thực tế người nhận kiều hối lậu rất ít khi gửi, bán ngoại tệ cho ngân hàng mà chủ yếu là nắm giữ ngoại tệ tiền mặt hoặc bán trên thị trường ngầm. Theo ước tính, nguồn kiều hối lậu hàng năm không dưới 1 tỷ USD tạo nên nguồn USD trôi nổi khá lớn trên thị trường ngầm nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước. Bên cạnh đó, đối với nguồn kiều hối chính thức, cơ chế quản lý ngoại hối cho phép việc chi trả bằng tiền mặt cho người thụ hưởng trong nước cũng là nguyên nhân tạo nên lượng ngoại tệ trôi nổi trên thị trường ngầm. Các khoản kiều hối sau khi đi qua hệ thống ngân hàng nếu không được khuyến khích chuyển thành nội tệ sẽ phát tán trong dân cư dưới hình thức ngoại tệ và làm tăng khả năng đôla hóa nền kinh tế. Thứ hai, lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng tăng nhanh, năm 1996 mới là 1,607 triệu lượt người; năm 1997 là 1,715 triệu;...; năm 2002 là 2,628 triệu;...; năm 2004 đạt hơn 2,9 triệu lượt người. Số lượng khách đó mang theo một số lượng lớn ngoại tệ, và chi tiêu bằng ngoại tệ tiền mặt tại các cửa hàng kinh doanh ngoại tệ. Thứ ba, thu nhập bằng đô la Mỹ trong các tầng lớp dân cư ngày càng được mở rộng và tăng lên. Đó là thu nhập của những người Việt Nam làm việc cho các công ty nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam; tiền cho người nước ngoài thuê nhà và kinh doanh du lịch; khách quốc tế đến và chi tiêu đô la bằng tiền mặt ở Việt Nam; người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam tiêu dùng; tiền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi về; tiền của những người đi xuất khẩu lao động, đi học tập, hội thảo, làm việc ngắn ngày mang về. Thứ tư, số lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, sinh sống, làm ăn, học tập…ngày càng tăng, chi tiêu ngoại tệ tiền mặt rất lớn, nhất là tiền thuê nhà của các hộ gia đình người Việt Nam và chi trả các dịch vụ khác. Thứ năm, tiền viện trợ không hoàn lại, tiền của các tổ chức tài chính, tổ chức từ thiện quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài Thứ sáu, ngoại tệ từ các hoạt động buôn lậu và một số nguồn ngoại tệ qua các hoạt động kinh tế ngầm khác. Đây là kênh ngoại tệ chuyển vào nước ta mà nhà nước không thể kiểm soát được, có thể gây lũng đoạn nền kinh tế, đó là chưa kể tới nền kinh tế nước ta là nền kinh tế tiền mặt, các tổ chức phi pháp nước ngoài có thể bơm USD vào nền kinh tế Việt Nam cho các hoạt động rửa tiền. Thứ bảy, hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khá, cũng thu hút một lượng lớn ngoại tệ vào nên kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trước tiên phải kể đến nguồn ngoại tệ thu được từ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam luôn coi việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO đã khiến cho dòng vốn FDI vào nước ta tăng lên mạnh mẽ. Năm 2006 cả nước có 833 dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký 7838 triệu USD và 486 dự án tăng vốn đầu tư 2362 triệu USD, tổng cộng là 10,2 tỷ USD, cao nhất so với 20 năm trước đó. Năm 2007, FDI vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng số vốn FDI mà Việt Nam tiếp nhận trong năm này đạt 20,3 tỷ USD, tăng 100% so với năm 2006. Và sự tăng trưởng FDI tiếp tục lập một kỷ lục mới trong năm 2008. Tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký tăng thêm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tại Việt Nam năm 2008 đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần 3 lần con số của năm 2007. Đầu tư gián tiếp nước ngoài: Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Làn sóng FII đầu tiên vào Việt Nam xuất hiện khi một số quỹ đầu tư từ nước ngoài như Vietnam Lazard Fund, Templeton Vietnam và Beta Fund được thành lập ở thị trường Việt Nam với số vốn huy động khoảng 700 triệu USD. Tuy nhiên sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á (1997), phần lớn các quỹ đầu tư đã rút khỏi thị trường Việt Nam, chỉ còn lại duy nhất quỹ Vietnam Enterprise Investment Fund do công ty Dragon Capital (Anh) quản lý. Làn sóng FII thứ hai được khởi động từ năm 2002 khi các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy cơ hội kinh doanh lớn từ quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam với sự xuất hiện của quỹ Mekong Enterprise Fund với số vốn 18,5 triệu USD. Từ đó đến nay Việt Nam đã tiếp nhận thêm hơn 10 quỹ với tổng số vốn đã vượt qua con số 1 tỷ USD. Vay nợ nước ngoài: vay nợ nước ngoài là khoản vay ngắn, trung hoặc dài hạn (có hoặc không phải trả lãi) do nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam hoặc doanh nghiệp là pháp nhân Việt Nam (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) vay của các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ, ngân hàng nước ngoài hoặc các tổ chức và cá nhân nước ngoài khác. Chiếm phần lớn trong nguồn vốn vay nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay là ODA – nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức với quy mô lớn, lãi suất thấp và thời hạn cho vay dài. Trong những năm qua nguồn vốn ODA mà các nước, các tổ chức tài chính quốc tế cam kết dành cho Việt Nam tăng khá đều. Biểu đồ 2.5: Số vốn ODA cam kết và giải ngân qua các năm Đơn vị (Tỷ USD) (Nguồn: Bộ Công Thương) Thứ tám, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng tăng nhanh, đánh dấu sự lớn mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng như việc hội nhập kinh tế quốc tế. Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2008 (Đơn vị: tỷ USD) (Nguồn: Bộ Công thương) Như trên đã phân tích, nếu tình hình không sớm được kiềm chế và đẩy lùi, có khả năng sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng tài chính vào một thời điểm nào đấy. Trong thời gian vừa qua, có thể thấy rõ tác động tiêu cực của tình trạng đô la hoá lên nền kinh tế Việt Nam. Hiện tượng đô la hoá trên thị trường tài chính đã tạo môi trường cho các hoạt động đầu cơ mỗi khi có biến động về ngoại tệ. Điều này đã thể hiện rõ qua việc trong năm 2009 này, có những lúc tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do tăng nóng tới hơn 19.000 VND/USD và tỷ giá này chỉ bị tác động khi NHNN có những động thái nhằm bình ổn. Có thể thấy cung cầu ngoại tệ đã bị bóp méo nghiêm trọng. Bên cạnh đó, hiện tượng đôla hóa đã khiến việc kiểm soát cung tiền của NHNN trở lên khó khăn, làm giảm hiệu quả của các chính sách kiềm chế lạm phát. 2.2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đôla hóa tại Việt Nam Bất cứ một nền kinh tế nào bị đôla hóa đều có căn nguyên từ người dân mất lòng tin vào chính sách tiền tệ do tỷ lệ lạm phát không ổn định trong một thời gian dài và đồng nội tệ bị mất giá, điều này làm cho gia tăng phí bảo hiểm rủi ro đối với tài sản danh nghĩa bằng nội tệ. Bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam còn có mốt số nguyên nhân sau: Nguyên nhân mang tính lịch sử, đó là sự mất lòng tin vào đồng nội tệ của người dân do những cuộc khủng hoảng kinh tế 1985 và những năm 1997-1998. Hơn nữa đó là hiện tượng lạm phát phi mã trong những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 càng làm cho đồng nội tệ mất giá nhanh chóng. Điều đó khiến cho người giữ tiền đồng thấy quá mạo hiểm khi giữ khối lượng đồng nội tệ lớn. Bên cạnh đó người dân thích dùng USD vì nó ổn định và nó còn tiện ích khi sử dụng với những mệnh giá lớn. Việt Nam là một nước có xuất phát điểm thấp, đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và từng bước hôi nhập nên khó tránh khỏi tình trạng đôla hóa. Nhưng hiện tượng này phải được duy trì ở một tỷ lệ phù hợp và ổn định. Nếu như chúng ta thành công trong việc khai thác tác động tích cực và hạn chế mặt tiêu cực thì nó sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Tình trạng buôn lậu, nhất là buôn bán qua biên giới và trên biển khá phát triển và sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền các cấp. Tình trạng các doanh nghiệp, các cửa hàng kinh doanh…bán hàng thu bằng ngoại tệ còn tùy tiện và diễn ra phổ biến. Thu nhập của các tầng lớp dân cư còn thấp, đa số dân cư có tâm lý tiết kiệm để dành, lo xa cho cuộc sống. Bên cạnh đó nhiều người có tâm lý do sợ sự mất giá của VND, nhất là trong thời kì lạm phát tăng cao nên họ lựa chọn USD để gửi ngân hàng. Thực trạng đó còn do nguyên nhân VND mệnh giá còn nhỏ, cao nhất là tờ 500.000 đồng được đưa ra lưu thông vào cuối năm 2003, song tờ 100 USD lại tương ứng với gần 1,9 triệu đồng. Bởi vậy việc sử dụng USD tiện lợi trong các giao dịch lớn như: mua bán đất đai, nhà cửa, oto…Các hoạt động kinh tế ngầm vẫn diễn biến phức tạp, việc sử dụng USD tiện lợi hơn nhiều đối với họ. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đô la hóa khá cao ở Việt Nam hiện nay là do hệ thống pháp luật về ngoại hối của chúng ta chưa đầy đủ và chặt ché, thêm vào đó là khâu thực thi pháp luật chưa nghiêm minh và đủ sức răn đe. Thực trạng công tác quản lý ngoại hối của Việt Nam trong thời gian qua Bước sang giai đoạn nửa sau của thập kỉ mới, quốc hội khóa XI đã ra nghị quyết số 56/2000/QH11 xác định các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2006-2010 bao gồm: Tổng đầu tư xã hội khoảng 2.200 nghìn tỷ đồng (khoảng 140 tỷ USD), chiếm 40% GDP, tốc độ tăng vốn đầu tư dự kiến tăng 17,2% Tốc độ tăng GDP 7,5 – 8%/năm và phấn đấu cao hơn 8% Quy mô nền kinh tế đến năm 2010 đạt khoảng 94 – 98 tỷ USD. Thu nhập/người đạt 1.050 – 1.100USD/người Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nông lâm, ngư nghiệp chiếm 15-16%; công nghiệp và xây dựng:43-44%; các ngành dịch vụ:40-41% GDP đến năm 2010. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, đạt 68 – 69 tỷ USD vào năm 2010 và 259 tỷ trong 5 năm 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm. Ngành ngân hàng, với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ, nhằm phục vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, kích thích đầu tư, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. NHNN đã xây dựng các chỉ tiêu tiền tệ - tín dụng trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 như sau: Thu hút nguồn tích lũy trong dân và các thành phần kinh tế để đảm bảo đủ nguồn vồn cho vay tín dụng. Kiềm chế lạm phát trong giới hạn cho phép, thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Giảm mạnh tỷ lệ nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng xuống mức ngang với trung bình của các nước trong khu vực vào năm 2010. Tổng phương tiện thanh toán tăng 18 – 20%/năm Tổng dư nợ tín dụng tăng 18 – 20%/năm Tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam được nâng cao. Hoạt động quản lý ngoại hối là một hoạt động rất quan trọng của ngành Ngân hàng. Nó góp phần đắc lực trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính sách tiền tệ, giữ ổn định giá trị đối nội, đối ngoại của đồng tiền Việt Nam. Thông qua công cụ lãi suất, công cụ tỉ giá…nó thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào nước ta, khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu, góp phần làm thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế. Những mặt tích cực trong hoạt động quản lý ngoại hối Trên lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách quản lý ngoại hối không ngừng được đổi mới để phù hợp với thông lệ quốc tế và thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, công tác quản lý ngoại hối đã thu được những kết quả đáng khích lệ: 2.3.1.1. Về chính sách lãi suất ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong cuộc họp tại Hà Nội mới đây đã có những biện pháp với chủ trương bình ổn thị trường ngoại tệ, hạn chế bớt dòng tiền gửi bằng USD chảy vào ngân hàng, đồng thời để giải quyết bài toán dư thừa vốn ngoại tệ, các ngân hàng quốc doanh đã thống nhất cùng NHNN chỉ áp dụng mức lãi suất cao nhất 1,5%/năm. Lãi suất cho vay bằng ngoại tệ cũng giảm xuống, mức cao nhất chỉ còn 3%/năm. Theo đó, từ ngày 1/6/2009, lãi suất tiền gửi USD tại một số ngân hàng thương mại (NHTM) mà cụ thể là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) kỳ hạn 1 tháng chỉ còn 0,7%/năm, 3 tháng 1,1%/năm, kỳ hạn 6 tháng là 1,3%/năm, 9 tháng là 1,4%/năm, 12 tháng trở lên lãi suất là 1,5%/năm. Tương tự, Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng áp dụng mức lãi suất tiền gửi USD mới, cao nhất chỉ còn 1,5%/năm đối với khách hàng cá nhân và 1,4% năm dành cho các doanh nghiệp (DN) và tổ chức kinh tế. Riêng đối với các NHTM cổ phần quy mô nhỏ, mức cao nhất được áp dụng trong ngày 1/6 vẫn giữ mức trên 2,5%/năm. Với việc giảm mạnh lãi suất tiền gửi bằng USD, các ngân hàng cũng dần điều chỉnh lãi suất cho vay vốn bằng đồng tiền này, với mức cao nhất của các ngân hàng lớn hiện chỉ còn 3%/năm. Như vậy so với lãi suất vay bằng VND (sau khi trừ mức hỗ trợ) được ngân hàng cho vay phổ biến ở mức trên dưới 5%/năm hiện nay, lãi suất vay vốn ngoại tệ đã trở nên hấp dẫn hơn. Doanh nghiệp nhập khẩu có thể quay trở lại vay USD để phục vụ cho việc thanh toán, mà không cần phải chật vật tìm kiếm nguồn ngoại tệ trên thị trường “chợ đen”, với giá cao hơn giá bán niêm yết trong ngân hàng như thời gian qua. Các ngân hàng có thể giải quyết được bài toán huy động bằng USD đang dư thừa. Qua đó, cung – cầu ngoại tệ trên thị trường sẽ bớt căng thẳng so với 4 tháng đầu năm 2009. Nhưng đến giữa tháng 9/2009, lãi suất huy động USD của nhiều ngân hàng đã tăng gấp đôi so với đầu tháng 6, nhưng lượng tăng tiền gửi ngoại tệ trong tháng 8/2009 chỉ bằng một nửa của các tháng đầu năm. Còn ở khối ngân hàng quốc doanh, như Vietcombank thì lãi suất huy động tăng từ 0.5% - 0,7%/năm. Việc tăng lãi suất huy động USD, đặc biệt ở các kỳ hạn gửi dài là nhằm mang đến lãi suất cạnh tranh cho các khách hàng gửi tiền, và đảm bảo nhu cầu vay ngoại tệ của doanh nghiệp. Lãi suất cho vay USD theo đó cũng đang được chiều chỉnh lên. NHNN cho biết, lãi suất cho vay USD vào tháng 7 nằm trong khoảng 3 – 5%, tháng 8 lãi suất cho vay phổ biến 3 – 6%/năm, thì hiện vào tháng 9 này lãi suất cho vay USD của khối ngân hàng quốc doanh phổ biến ở 3 – 5%/năm, của khối ngân hàng TMCP ở 4 – 5%/năm, cho vay trung và dài hạn là 6 – 8%/năm. Do những điều chỉnh về chính sách lãi suất trên đây mà theo báo cáo của NHNN, tổng phương tiện thanh toán tháng 10/2009 ước tính tăng 1,52% so với tháng trước và tăng 23,99% so với 31/12/2008, trong đó tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng ước giảm 0,34% so với tháng trước và tăng 14,88% so với 31/12/2008. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tháng 10/2009 ước tăng 1,85% so với tháng trước và tăng 25,72% so với 31/12/2008, trong đó số dư tiền gửi ngoại tệ ước tăng 1% so với cuối tháng trước. Tín dụng đối với nền kinh tế tháng 10/2009 ước tăng 2,04% so với cuối tháng trước và tăng 33,39% so với 31/12/2008, trong đó, tín dụng bằng ngoại tệ ước tăng 2,06% so với cuối tháng trước. Về chính sách tỷ giá Điều hành linh hoạt tỷ giá USD/VND, điều chỉnh tăng tỷ giá giao dịch USD/VND bình quân thị trường liên ngân hàng, tăng biên độ tỷ giá giữa VND với USD từ ± 3% lên ± 5% đối với giao dịch mua bán của các NHTM. Động thái này của NHNN đã tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho các tổ chức tín dụng kinh doanh mua bán ngoại tệ. Sự điều chỉnh tỉ giá theo quy luật cung cầu ngoại tệ có tính đến khả năng cạnh trang tỉ giá giữa các ngoại tệ mạnh (USD, Euro, Yên) đã phản ảnh ngày càng toàn diện hơn mối quan hệ giữa VND với các ngoại tệ các nước có quan hệ thương mại, vay nợ, đầu tư với Việt Nam. Qua đó, tỉ giá VND không đơn thuân gắn với USD như trước mà gắn với cả “một rổ tiền tệ” nên giữ được thế tương đối ổn định. Cụ thể là 7 tháng đầu năm 2009 tỷ giá VND so với USD tăng 2,12% hệ thống tổ chức tín dụng hoạt động an toàn. Trong tháng 10/2009, cung cầu ngoại tệ trên thị trường đã diễn biến theo chiều hướng tích cực. Ngày 31/10/2009 tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng ở mức 17.010,00VND/USD, tăng 0,01% so với tháng trước, tỷ giá giao dịch của các tổ chức tín dụng luôn kịch trần cho phép. Về công cụ dự trữ bắt buộc Do ảnh hưởng của lãi suất quốc tế, lãi suất ngoại tệ trong nước giảm, gây khó khăn cho tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng, NHNN đã điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ cuối năm 2008. Cụ thể là tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT), NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính giảm từ 11% xuống 9%, đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, giảm từ 5% xuống 3% đối với loại tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, NHTM cổ phần nông thôn và Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác giảm từ 10% xuống 8% đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, giảm từ 4% xuống 2% đối với loại tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Với động thái này NHNN tiếp tục điều chính tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ và có chiều hướng tiếp tục giảm để phù hợp với chính sách nới lỏng tín dụng Về chính sách kết hối Việc giảm tỉ lệ kết hối xuống 0% là bước đi quan trọng trong chủ chương tự do hóa giao dịch vãng lai, phù hợp với thông lệ quốc tế. Giảm tỉ lệ kết hối xuống 0% không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng ngoại tệ của ngân hàng cho các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu. Bởi vì những năm gần đây, lãi suất USD giảm xuống rất thấp, các doanh nghiệp giữ USD trên tài khoản chỉ được hưởng lãi suất 1%/năm. Trong khi đó tỉ giá USD/VND tương đối ổn định, lãi suất tiền gửi VND cao hơn USD. Điều này cũng khuyến khích các doanh nghiệp có thu ngoại tệ bán hết số ngoại tệ thu được cho ngân hàng để lấy VND. Làm như vậy, các doanh nghiệp vừa có tiền chủ động chi trả chi phí hoạt động kinh doanh, vừa được hưởng lãi suất tiền gửi VND cao. Từ thực tiễn này có thể rút ra kết luận: Nếu tỉ giá hợp lý thì không cần chính sách kết hối; việc mua bán ngoại tệ không còn bị ràng buộc mà được tự do hóa, sẽ thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển mạnh mẽ và sôi động. Về chính sách kiều hối Vài ba năm trở lại đây, Chính phủ và NHNN có những chính sách thông thoáng hơn nhằm khuyến khích kiều bào chuyển tiền về nước: Mức thu phí dịch vụ kiều hối ngày càng giảm. Nếu như trước đây, người nhận kiều hối bắt buộc phải bán toàn bộ ngoại tệ cho ngân hàng theo tỉ giá quy định, chỉ được nhận nội tệ, thì nay họ được nhận bằng ngoại tệ hoặc bán cho ngân hàng lấy tiền VN, hoặc gửi ngoại tệ theo thể thức tiết kiệm tại ngân hàng. NHNN đã mở rộng mạng lưới làm dịch vụ kiều hối tạo thuận lợi cho việc giao dịch của khách hàng. Bộ Tài chính đã xác nhận dự báo kiều hối năm 2009 sẽ đạt khoảng 6, tỷ USD. Và phần lớn trong số này sẽ được chuyển về nước trong những tháng cuối năm. Như vậy, với mức dự báo khoảng 6,8 tỷ USD thì kiều hối năm nay sẽ giảm so với mức 7,2 tỷ USD của năm 2008. Tuy nhiên, mức giảm này không lớn như dự báo. Lượng kiều hối gửi về dồi dào đã đem lại nhiều lợi ích: Các NHTM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110951.doc
Tài liệu liên quan