Đề tài Một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình tại công ty Tây hồ

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH. 3

1.1. CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. 3

1.1.1. Chất lượng sản phẩm. 3

1.1.1.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm. 3

1.1.1.2. Phân loại chất lượng sản phẩm. 5

1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 6

1.1.2. Quản lý chất lượng. 9

1.1.2.1. Khái niệm về quản lý chất lượng. 9

1.1.2.2. Sự ra đời của quản lý chất lượng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 10

1.1.2.3. Các nguyên tắc quản lý chất lượng 12

1.2. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH. 14

1.2.1. Khái niệm quản lý chất lượng công trình. 14

1.2.2. Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý chất lượng công trình. 15

1.2.2.1. Về con người. 15

1.2.2.2. Về phương pháp. 17

1.2.2.3. Về thiết bị 29

1.2.2.4. Về vật tư. 31

1.2.3. Một số chỉ tiêu đánh hiệu quả quản lý theo từng nội dung của các yếu tố tác động đến chất lượng công trình. 32

1.3. SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRONG VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 34

1.3.1. Vai trò của ngành xây dựng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 34

1.3.2. Tình hình chất lượng công trình xây dựng nói chung hiện nay ở nước ta. 35

1.3.2.1. Những mặt đã đạt được trong công tác nâng cao chất lượng công trình xây dựng ở nước ta. 35

1.3.2.2. Những bất cập về vấn đề chất lượng công trình xây dựng hiện nay. 36

1.3.3. Ý nghĩa của việc nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. 38

1.3.4. Mục tiêu và phương hướng phát triển chung của ngành xây dựng trong những năm tới. 39

1.3.4.1. Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của ngành xây dựng trong giai đoạn tới. 39

1.3.4.2. Mục tiêu cụ thể cho vấn đề chất lượng công trình xây dựng. 41

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TÂY HỒ. 42

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TÂY HỒ VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY. 42

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Tây Hồ. 42

2.1.2. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới công tác quản lý chất lượng công trình của Công ty Tây Hồ. 45

2.1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm. 45

2.1.2.2. Đặc điểm về quy trình thực hiện công trình. 46

2.1.2.3. Đặc điểm về nguyên nhiên vật liệu sử dụng. 47

2.1.2.4. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ của Công ty. 47

2.1.2.5. Đặc điểm về khả năng tài chính. 48

2.1.2.6. Đặc điểm về nhân tố lao động. 50

2.1.2.7. Đặc điểm về cơ cấu hoạt động. 51

2.1.2.8. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 54

2.1.2.9. Những thành tựu chủ yếu mà Công ty Tây Hồ đạt được trong năm qua. 58

2.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TÂY HỒ. 61

2.2.1. Công tác quản lý cán bộ kỹ thuật và công nhân. 61

2.2.1.1. Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý cán bộ kỹ thuật và công nhân. 61

2.2.1.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. 64

2.2.1.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế đó. 66

2.2.2. Công tác quản lý vật liệu xây dựng. 67

2.2.2.1. Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý vật liệu xây dựng. 67

2.2.2.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý vật liệu xây dựng. 68

2.2.2.3. Nguyên nhân của của những mặt hạn chế đó. 71

2.2.3. Công tác quản lý chất lượng máy thi công. 71

2.2.3.1. Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý chất lượng máy thi công. 71

2.2.3.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý chất lượng máy thi công. 73

2.2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế đó. 74

2.2.4. Công tác quản lý kỹ thuật thi công. 74

2.2.5. Hệ thống tổ chức quản lý giám sát chất lượng công trình của công ty. 77

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TÂY HỒ. 81

3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2008 VÀ NHỮNG NĂM TỚI. 81

3.1.1. Mục tiêu của Công ty trong giai đoạn 2008-2013. 81

3.1.2. Phương hướng phát triển cơ bản của công ty trong giai đoạn 2008 – 2013. 83

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TÂY HỒ. 84

3.2.1. Một số kiến nghị đối với Công ty. 84

3.2.1.1. Nâng cao nhận thức, trình độ và phẩm chất của các cán bộ công nhân viên trong Công ty. 84

3.2.1.2. Xiết chặt công tác quản lý vật liêu xây dựng. 86

3.2.1.3. Đầu tư có chiều sâu cho máy móc thiết bị phục vụ cho công trình. 90

3.2.1.4. Nâng cao, bồi dưỡng trình độ cho đội ngũ cán bộ làm kế hoạch. 91

3.2.1.5. Xây dựng thống quản lý chất lượng của Công ty theo tiêu chuẩn ISO 9000. 92

3.2.2. Một số kiến nghị với nhà nước. 96

KẾT LUẬN. 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 8341 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình tại công ty Tây hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng đồng hết sức quan tâm. Nếu ta quản lý CLCTXD tốt thì sẽ không có chuyện công trình chưa xây xong đã đổ do các bên đã tham ô rút ruột nguyên vật liệu hoặc nếu không đổ ngay thì tuổi thọ công trình cũng không được đảm bảo như yêu cầu. Vì vậy việc nâng cao công tác quản lý CLCTXD không chỉ là nâng cao chất lượng công trình mà còn góp phần chủ động chống tham nhũng chủ động ngăn ngừa tham nhũng, ngăn ngừa thất thoát trong xây dựng. Theo kết quả thực tế cho thấy, ở đâu tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của nhà nước về quản lý chất lượng công trình thì ở đó chất lượng công trình tốt. Công trình xây dựng khác với sản phẩm hàng hoá thông thường khác vì công trình xây dựng được thực hiện trong một thời gian dài do nhiều người làm, do nhiều vật liệu tạo nên chịu tác động của tự nhiên rất phức tạp. Vì vậy, việc nâng cao công tác quản lý CLCTXD là rất cần thiết, bởi nếu xảy ra sự cố thì sẽ gây ra tổn thất rất lớn về người và của, đồng thời cũng rất khó khắc phục hậu quả. Nâng cao công tác quản lý CLCTXD là góp phần nâng cao chất lượng sống cho con người. Vì một khi CLCTXD được đảm bảo, không xảy ra những sự cố đáng tiếc thì sẽ tích kiệm được rất nhiều cho ngân sách quốc gia. Số tiền đó sẽ được dùng vào công tác đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân, hoặc dùng cho công tác xóa đói giảm nghèo. 1.3.4. Mục tiêu và phương hướng phát triển chung của ngành xây dựng trong những năm tới. 1.3.4.1. Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của ngành xây dựng trong giai đoạn tới. Năm 2008 là năm bản lề của Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, với chỉ tiêu tăng trưởng được Quốc hội thông qua là 9%, với quyết tâm của Chính phủ là phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản của Kế hoạch 5 năm ngay trong năm 2008. Năm 2008 còn là năm Kỷ niệm 50 năm thành lập Ngành Xây dựng Việt Nam, phát huy những thành tựu đã đạt được, toàn ngành đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2008. Phát huy những thành tựu đã đạt được, mục tiêu đề ra cho năm 2008  và những năm tiếp theo là: "Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, cả trong lĩnh vực xây dựng công trình, vật liệu xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở; đầu tư trang thiết bị tiên tiến, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ các công nghệ xây dựng hiện đại trong thi công xây lắp các công trình lớn và phức tạp như: công trình thủy điện, nhiệt điện, nhà cao tầng, công trình có khẩu độ hoặc chiều cao lớn, cầu, hầm, công trình ngầm, công trình dầu khí, v.v..; phấn đấu đạt giá trị tăng thêm từ 10 đến 10,2%/năm". Nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của ngành xây dựng trong giai đoạn mới là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước,  nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó tập trung vào các nhóm nhiệm vụ chủ yếu là: Tiếp tục tổ chức thực hiện các Định hướng phát triển đô thị đến năm 2020 nhằm thực hiện sắp xếp lại hệ thống đô thị trên địa bàn cả nước. Tập trung thực hiện Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020, phấn đấu năm 2008 đạt từ 30 đến 32 triệu m2 sàn nhà ở, nâng diện tích bình quân lên trên 12 m2 sàn/người theo nghị quyết của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XI. Hoàn thành việc Ðiều chỉnh Quy hoạch tổng thể ngành vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD đến năm 2010, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1-2007. Tiếp tục thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp xi-măng đến năm 2020, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy xi-măng; năm 2008 sản lượng xi-măng dự kiến 40 triệu tấn, tăng 10,4% so với năm 2007. Tập trung chỉ đạo chương trình cơ khí, lựa chọn và đầu tư  vào các thiết bị công nghệ hiện đại với mức độ tự động hóa cao, nhằm chế tạo một số các thiết bị, sản phẩm cơ khí và phụ tùng thiết bị xây dựng quan trọng, thay thế các sản phẩm nhập ngoại như: các thiết bị nhiệt điện, thủy điện có công suất trung bình đến 50MW, dây chuyền xi-măng 2.500 tấn/ngày, dây chuyền VLXD, thang máy, thang cuốn, cần cẩu, máy xúc, máy ủi... Quan tâm đầu tư vào trang thiết bị tiên tiến, nhanh chóng tiếp cận, đổi mới và làm chủ các công nghệ xây dựng hiện đại trong thi công xây lắp, nâng cao năng lực tham gia thực hiện các dự án, công trình xây dựng có quy mô lớn, phức tạp ở trong nước và ngoài nước. Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, công tác an toàn trong xây dựng. 1.3.4.2. Mục tiêu cụ thể cho vấn đề chất lượng công trình xây dựng. Điều này được thể hiện rất rõ trong Chỉ thị số 06/CT-BXD ban hành ngày 27 tháng 4 năm 2006 về tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng” trong kế hoạch 5 năm (2006 – 2010) Phấn đấu đến năm 2010, 100% các DN đều có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO – 9000. Không ngừng đổi mới nâng cao công tác tổ chức, điều hành quản lý doanh nghiệp áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, đầu tư thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất kinh doanh, thực hiện nghiêm túc các quy trình công nghệ sản xuất, đảm bảo an toàn, tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Phấn đấu tất cả các công trình xây dựng, sản phẩm vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng, sản phẩm thiết kế, tư vấn của các DN đều được đăng ký, thực hiện đạt yêu cầu chất lượng và chất lượng cao theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TÂY HỒ. 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TÂY HỒ VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Tây Hồ. Trong tiến trình hội nhập và phát triển của cả nước nói chung và của ngành xây dựng nói riêng, nhiều công ty xây dựng được thành lập và mở rộng để phục vụ cho công cuộc đô thị hóa đất nước. Tuy nhiên đối với những công trình dự án lớn tầm quốc gia thì các doanh nghiệp tư nhân chưa đủ sức để đảm nhận. Trước nhu cầu cấp thiết đó, ngày 18 tháng 4 năm 1996 Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ra quyết định 505/QĐ_QP sát nhập doanh nghiệp Công ty Tây Hồ và Công ty xây dựng 232, thành lập Công ty Tây Hồ thuộc Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng với số vốn ban đầu là 3.790 triệu đồng. Công ty có số đăng ký kinh doanh 010600102 do sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 30/12/2003. Quyết định thành lập Công ty Tây Hồ do Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ban hành dựa trên những văn bản chủ yếu sau: - Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 03 năm 1993 của chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ. - Luật doanh nghiệp Nhà nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 4 năm 1995. - Thông cáo số 1119ĐMDN/TB ngày 13 tháng 3 năm 1996 của chính phủ . * Trụ sở của Công ty Tây Hồ: - Từ lúc thành lập đến năm 1998: Công ty ở số 34A – Đường Trần Phú – Ba Đình – Hà Nội. - Từ năm 1998 đến nay đặt tại số 2 – Đường Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội. - Điện thoại: 04.7540719 (04.7540718) - Fax: 04.7540977 Công ty Tây Hồ là doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán độc lập, được mở tài khoản ở ngân hàng (kể cả tài khoản ngoại tệ ) được dùng con dấu quân sự để giao dịch làm kinh tế. Công ty kinh doanh các ngành nghề chủ yếu sau: - Xây dựng các công trình Công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, trang trí nội ngoại thất. Xây dựng đường dây và trạm biến áp. - Đầu tư phát triển hạ tầng và kinh doanh nhà. - Lắp đặt thiết bị công trình, dây truyền sản xuất. - Khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng. - Khoan, khảo sát và khai thác giếng nước ngầm, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước. - Khai thác kinh doanh đất đá, cát, sỏi. - Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị xây dựng, vật tư thanh xử lý. - Chế biến gỗ, sản xuất đồ mộc các loại. - Sản xuất và kinh doanh xi măng. - Nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu, vật liệu xây dựng phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Triết lý kinh doanh của Công ty là: luôn lấy trách nhiệm và chất lượng là mục tiêu cao nhất trong quản lý và kinh doanh của mình. Từ khi ra đời đến nay, Công ty Tây Hồ có rất nhiều thay đổi, với những mốc lịch sử đáng nhớ : Năm 1996: - Ngày 27/1, chi bộ cơ sở Tây Hồ được tặng bằng khen vì đạt tiêu chuẩn chi bộ cơ sở trong sạch vững mạnh tiêu biểu 3 năm 1993-1995 - Ngày 18/4, Công ty Tây Hồ được thành lập thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng với số vốn ban đầu là 3.790 triệu đồng. - Ngày 3/10, Bộ quốc phòng quyết định thành lập Công ty Tây Hồ tại thành phố Hồ Chí Minh. - Ngày 30/4, nâng cấp đội xây dựng số 5 thành xí nghiệp xây dựng 497. - Ngày 22/7, thành lập xí nghiệp xây dựng giao thông 797. - Ngày 8/8, thành lập xí nghiệp xây dựng 897 trên cơ sở sát nhập các đội xây dựng số 1,2,3. - Ngày 26/10, thành lập xí nghiệp xây lắp điện nước. Năm 1999: - Ngày 10/9, chuyển trụ sở Công ty từ 34 A Trần Phú_Ba Đình_ Hà Nội về Đường Hoàng Quốc Việt_Cầu Giấy_Hà Nội. - Ngày 21/1, thành lập Đội xây dựng số 4 trực thuộc Công ty. - Ngày 25/9, thành lập Đội xây dựng số 2 trên cơ sở tách bộ phận xây lắp thuộc Đội thi công cơ giới. Năm 2002 : - Ngày 10/9, thành lập Đội xây dựng số 5. - Ngày 5/12, thành lập Đôi khai thác cát trực thuộc Công ty. Năm 2003 : - Ngày 29/9, sát nhập Công ty X18 và Công ty Tây Hồ. Năm 2005: Công ty nhận được hướng dẫn số 98/2005/QĐ-BQP về việc chuyển công ty Nhà nước trong quân đội thành công ty cổ phần. Năm 2008 - Ngày 30/3 đã chính thức cổ phần hóa xong công ty. Tuy nhiên, nhà nước vẫn nắm giữ 55% cổ phần. Hiện nay, Công ty Tây Hồ là một trong những Công ty xây lắp có tiềm năng phát triển khả quan nhất của Hà Nội với số vốn đã lên tới 33,2 tỷ đồng và lao động là 2317 người kể cả lao động ngắn hạn, vụ mùa. 2.1.2. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới công tác quản lý chất lượng công trình của Công ty Tây Hồ. 2.1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm. Giờ đây lĩnh vực tập trung của Công ty là xây lắp vì vậy một số đặc điểm chủ yếu về sản phẩm của công ty sẽ chỉ đề cập đến sản phẩm xây lắp dân dụng: - Sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, thường được sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư. - Sản phẩm xây lắp rất đa dạng, có kết cấu phức tạp, khó chế tạo, khó sửa chữa, yêu cầu có chất lượng cao, có kích thước, quy mô lớn, chi phí nhiều, thời gian tạo ra sản phẩm dài và thời gian khai thác cũng kéo dài. - Sản phẩm xây lắp là công trình được cố định tại nơi xây dựng, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiênm điểu kiện địa phương và thường đặt ngoài trời. - Sản phẩm xây lắp là sản phẩm liên ngành, mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng cao. 2.1.2.2. Đặc điểm về quy trình thực hiện công trình. Sơ đồ quy trình thực hiện công trình Tiếp thị công trình → Đấu thầu → Nhận thầu và ký hợp đồng → Thi công xây dựng → Bàn giao và thanh quyết toán công trình. Ở khâu tiếp thị Công ty phải giới thiệu về danh tiếng, thực lực, kinh nghiệm của Công ty cho chủ đầu tư xem xét. Đến giai đoạn đấu thầu thì doanh nghiệp phải thể hiện được tiềm lực tài chính, cũng như các điều kiện về máy móc, kỹ thuật đảm bảo công trình sẽ được hoàn thành với chất lượng cao.Tiếp đến thi công xây dựng là giai đoạn chứng tỏ thực lực của mình trong thực tế thi công. Nó thể hiện ở tiến độ thi công và chất lượng công trình thực hiện. Cuối cùng là giai đoạn bàn giao và thanh quyết toán công trình, Công ty và đối tác cùng kiểm tra công trình tiến hành bàn giao và thanh quyết toán những khoản còn nợ đọng giữa hai bên. Kết thúc giai đoạn này công trình đưa vào hoạt động. Ở những giai đoạn sau này thì việc bảo quản và sử dụng hợp lý máy móc, thiết bị là cơ sở đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình. Do đó cần phải có kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa máy móc hiệu quả. 2.1.2.3. Đặc điểm về nguyên nhiên vật liệu sử dụng. Vật liệu xây dựng của công ty bao gồm nhiều loại, chủng loại với những đặc trưng vật lý, hóa học khác nhau, có vai trò, công dụng khác nhau đối với từng loại sản phẩm xây dựng. Chi phí vật liệu xây dựng chiếm một tỷ lệ cao trong tổng chi phí cho công tác xây dựng, khối lượng vận chuyển vật tư xây dựng lớn hơn nhiều so với các ngành khác. Do các công trình luôn biến động theo địa điểm và chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện của từng địa phương nơi tiến hành thi công từ đó tùy thuộc vào từng điều kiện mà công ty tiến hành cung ứng vật liệu đúng và đảm bảo chất lượng, số lượng, thời gian. Do đó, Công ty thường đặt mua của các bạn hàng truyền thống. Việc cấp phát nguyên liệu được thực hiện căn cứ vào định mức và khối lượng công tác của công trình. Nguyên nhiên vật liệu của Công ty Tây Hồ có thể chia làm hai loại: - Nguyên vật liệu thông thường như: cát, sỏi, đá… - Nguyên vật liệu đặc chủng như: Thuốc nổ ADI, Kíp thường, Kíp vi sai, Kíp điện, Dây cháy chậm….Đối với những nguyên vật liệu này căn cứ vào bản thiết kế và tiến độ thi công Công ty tiến hành lập kế hoạch xin cấp phát trình lên Tổng cục, cơ quan cấp trên. 2.1.2.4. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ của Công ty. Công ty Tây Hồ là một doanh nghiệp xây dựng nên sản phẩm của nó là các công trình. Trên thị trường sản phẩm xây lắp, số người tham gia mua bán thường lớn. Cuộc mua bán diễn ra trực tiếp giữa các chủ đầu tư, các nhà tư vấn và các đơn vị tham gia tranh thầu. Do đó cạnh tranh trên thị trường này chỉ diễn ra mạnh trong giai đoạn tiếp thị công trình và đấu thầu. Khi hợp đồng đã được ký và thủ tục nhận thầu diễn ra thì cạnh tranh cũng kết thúc. Các nhà đầu tư đầu tư giữ vai trò quyết định giá. Bên cạnh đó thì công ty phải ứng trước tiền để tiến hành thi công. Như vậy thì sẽ rất bất lợi cho Công ty vì khi phải ứng tiền thì Công ty sẽ phải chấp nhận rủi ro, phải trả lãi ngân hàng và có thể gặp khó khăn trong việc quay vòng vốn. Sở dĩ như vậy là vì Công ty thường tham gia các công trình có quy mô vừa ( dưới 15 tỷ đồng ), mà ở khúc thì trường này có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, trong khi đó thị phần của Công ty nhỏ hơn nhiều so với các đối thủ cạnh chủ yếu như Công ty xây dựng số 3, Công ty xây dựng 655 – BQP, Công ty xây dựng số 2. Ngoài ra, Công ty Tây Hồ còn yếu hơn các đối thủ cạnh tranh cả về tiềm lực tài chính. Điều này cũng dễ hiểu vì Công ty được thành lập chưa lâu và đang từng bước đi lên để khẳng định mình. Tuy nhiên, Công ty vẫn có những lợi thế vốn có, vì là doanh nghiệp quân đội nên Công ty Tây Hồ luôn có thị trường truyền thống là các công trình của quân đội. Nhưng Công ty lại hạn chế trong việc tiếp cận thị trường xây lắp dân dụng, có thể là do doanh nghiệp chưa tiếp cận ngay được với cơ chế thị trường. Thị trường xây dựng đang ngày càng cạnh trạnh khốc liệt vì thời mở cửa nên rất nhiều công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính lớn nhảy vào Việt Nam làm ăn, trong khi Công ty đang dần phải độc lập về tài chính, sẽ dần không còn sự bảo trợ của nhà nước. Trước tình hình này Công ty đang nỗ lực hơn nữa để tăng khả năng cạnh tranh cũng như tiềm lực kinh tế 2.1.2.5. Đặc điểm về khả năng tài chính. Các nguồn cung cấp vốn chủ yếu là ba nguồn : - Vốn ngân sách cấp : Công ty Tây Hồ là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động dựa trên nguồn vốn do Nhà nước cấp và hàng năm được Nhà nước và Bộ Quốc Phòng xét duyệt thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Vốn vay : Tây Hồ là một doanh nghiệp quân đội có cổ phần tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội nên Công ty có thể vay vốn tại Ngân hàng này với mức lãi suất ưu đãi. - Vốn tự bổ sung của Công ty : đó là nguồn vốn mà hàng năm Công ty tự bổ sung từ lợi nhuận để lại. Công ty luôn làm tốt công tác quản lý tài chính từ cơ quan đến các đơn vị cơ sở thành viên, thực hiện nghiêm các chế độ báo cáo tài chính, quyết toán tài chính. Chú trọng xử lý công nợ tồn đọng, tăng cường kiểm tra giám sát, hạn chế tới mức thấp nhất công nợ ở người mua và không để xảy ra hiện tượng rủi ro khó đòi. Thường xuyên rà soát các định mức chi phí phục vụ sản xuất xây lắp để có phương án điều chỉnh hợp lý, tiết kiệm. Chủ động tạo nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, kiên quyết bảo toàn vốn. Bảng 2.1 : Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính của Công ty. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 Vốn chủ sở hữu Trđ 29462.4 31945.7 39132.7 Tổng số nợ Trđ 212264.1 229531.6 250541.2 Tổng vốn Trđ 241726.5 262398.4 290137.8 Tỷ lệ nợ % 87.811 87.47 86,35 Nguồn: Phòng kế hoạch - Kỹ thuật Lượng vốn dùng để đầu tư mới máy móc, thiết bị và sửa chữa chúng phần lớn do Tổng cục công nghiệp Quốc phòng và Bộ quốc phòng trang bị. Theo bảng trên ta thấy vốn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu từ nguồn vay. Do đó Công ty phải đẩy mạnh tiến độ thi công, phát huy công suất của máy móc, thiết bị nâng caol chất lượng công trình, và sử dụng lực lượng lao động hợp lý, tránh thời gian lãng phí để giảm chi phí vốn vay cũng như tránh ứ đọng vốn. Công ty có một lợi thế là đã tích cực quan hệ với cơ quan tài chính cấp trên, các ngân hàng trong và ngoài quân đội. Nhờ vậy mà hoạt động vay vốn của Công ty đã diễn ra tương đối thuận lợi, vốn sản xuất kinh doanh của Công ty luôn được bảo toàn. 2.1.2.6. Đặc điểm về nhân tố lao động. Hàng năm Công ty có một lượng lớn lao động thường xuyên và mùa vụ, nhưng chủ yếu gồm hai loại: lao động trong lĩnh vực quản lý và lao động trực tiếp. Bảng 2.2: Lực lượng lao động trong công ty năm 2007. TT Chức danh Số lượng Số năm trong nghề < 10 > 10 Tổng số lao động trong công ty 1834 I Cao học 4 Ngành xây dựng 2 2 Ngành kinh tế 2 2 II Đại học 160 Cử nhân KT - TC 25 15 10 Kiến trúc sư 19 2 17 Kỹ sư các ngành 116 48 68 III Trung cấp 59 47 12 IV Công nhân kỹ thuật 835 496 339 V Lao động mùa vụ hiện nay 776 Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật 2007 - Lao động trong lĩnh vực quản lý : Vì là doanh nghiệp nhà nước nên lao động trong lĩnh vực quản lý là những sỹ quan quân đội được đào tạo qua các trường lớp và nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong Công ty. Mặt khác, Công ty luôn chú trọng đến việc hạn chế số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, cập nhập những kiến thức quản lý mới cho họ. Hiện nay, công ty có khoảng 5.57% cán bộ quản lý cấp trên và trên 70% trong số đó đã tốt nghiệp đại học và cao học. Đội ngũ lao động quản lý vừa có năng lực chuyên môn, lại có lập trường tư tưởng vững vàng nên điều hành sản xuất kinh doanh tương đối hiệu quả. - Lao động trực tiếp : Công ty theo xu hướng xây dựng một cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt với các đội khung, đội kỹ thuật và đội thi công cơ giới. Các đội này chỉ bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân bậc cao. Khi có công trình Công ty trực tiếp giao cho từng đội và các đội có nhiệm vụ thuê mướn sử dụng lao động tại địa phương theo hợp đồng hoặc theo công trình. Do vậy số lượng lao động trực tiếp của Công ty hiện nay là khoảng 1834 nhưng chủ yếu là lao động thuê theo hợp đồng ngắn hạn (mang tính mùa vụ). Số lượng lao động này thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng và tiếp cận với máy móc, thiết bị nên dễ xảy ra tai nạn. Việc lập kế hoạch phải cân bằng giữa việc người lao động có cơ hội đi học nâng cao kinh nghiệm với đảm bảo đủ thợ vận hành máy thi công đúng tiến độ đã định. 2.1.2.7. Đặc điểm về cơ cấu hoạt động. Bộ phận sản xuất chính gồm các xí nghiệp, đội thi công, xây lắp được biên chế như sau: - Xí nghiệp xây lắp 497 : hiện nay có 70 người, được chia thành 5 đội xây lắp có nhiệm vụ xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp trong cũng như ngoài quân đội. - Xí nghiệp xây lắp 897 : hiện nay có 60 người, được chia thành 5 đội xây lắp, có nhiệm vụ xây dựng các công trình công nghiệp trong cũng như ngoài quân đội. - Xí nghiệp xây dựng giao thông : hiện nay có 60 người, được chia thành 5 đội xây dựng, có nhiệm vụ thi công các công trình giao thông như đường xá, cầu cống. - Xí nghiệp xây dựng giao thông thủy lợi : hiện nay có 84 người, được chia thành 7 đội xây dựng, có nhiệm vụ chính là xây dựng các công trình giao thông thủy lợi nông thôn. - Các đội xây lắp : đây là các đội trực thuộc Công ty, mỗi đội trung bình có 25 đến 30 người được chia thành các tổ nhỏ. Các đội có nhiệm vụ thi công các công trình đặc biệt, độ phức tạp cao, quy mô không lớn và sẵn sàng cơ động, bổ sung cho các xí nghiệp khi cần thiết để hoàn thành tiến độ công trình. - Đội thi công cơ giới : hiện nay có 30 người, bao gồm các cán bộ quản lý, lái xe và các cán bộ kỹ thuật, được hạch toán riêng, có nhiệm vụ quản lý, sử dụng một lượng lớn máy móc, thiết bị của Công ty, sẵn sàng huy động cho các công trình khi có nhu cầu. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động Công ty Bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất phù trợ Xí nghiệp xây lắp 497 Xí nghiệp xây lắp 897 Xí nghiệp xây dựng giao thông thuỷ lợi Xí nghiệp xây dựng giao thông Xưởng cơ khí lắp máy Đội xe cơ giới Các đội xây lắp Đội thi công cơ giới Xí nghiệp xây lắp điện nước Xí nghiệp giao thông 797 - Xí nghiệp lắp điện nước : hiện nay có 36 người, được chia thành 3 đội, có nhiệm vụ sửa chữa máy móc, thiết bị cho các đội, các xí nghiệp. Ngoài ra xưởng có nhiệm vụ gia công chế tạo, cải tiến, lắp đặt hệ thống máy móc, thiết bị cho phù hợp với từng công trình và thực hiện các hợp đồng do bên ngoài thuê. - Bộ phận sản xuất phụ trợ với chức năng chính là đảm bảo cho bộ phận sản xuất chính hoạt động hiệu quả nhất. Các bộ phận sản xuất chính và phụ trợ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. - Công ty Tây Hồ thực hiện giao khoán sử dụng một số máy móc, thiết bị dùng thường xuyên và giá trị không lớn cho các đội xây lắp thi công còn các máy phục vụ xây lắp mà giá trị lớn, chuyên dụng được tập trung tại đội thi công cơ giới khi các đội khác có nhu cầu sẽ được phép huy động và phải trả chi phí cho đội thi công cơ giới. 2.1.2.8. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Lãnh đạo cao nhất của Công ty là Ban giám đốc gồm Giám đốc và các phó giám đốc. Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ tổ chức điều hành của Công ty Tây Hồ. GIÁM ĐỐC CÔNG TY BÍ THƯ ĐẢNG UỶ CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT PHÒNG THIẾT KẾ DỰ ÁN ĐẤU THẦU PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH HẬU CẦN PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG NHÀ MÁY XI MĂNG QUỐC PHÒNG 18 PHÒNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU PHÒNG KINH DOANH VẬT TƯ THANH XỬ LÝ CHI NHÁNH PHÍA NAM XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP DÂN DỤNG VÀ HẠ TẦNG 497 XÍ NGHIỆP LẮP MÁY VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 597 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG VÀ THUỶ LỢI 797 XÍ NGHIỆP XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG 897 XÍ NGHIỆP XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP DÂN DỤNG VÀ ĐIỆN 997 ĐỘI THI CÔNG CƠ GIỚI CÁC ĐỘI XÂY DỰNG SỐ 1,2,3,4,5,6 Giám đốc điều hành Các phòng chức năng chỉ đạo * Giám đốc: tham gia xây chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của doanh nghiệp, dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý của doanh nghiệp, quy hoạch tạo lao động, phương án phối hợp kinh doanh của các đơn vị thành viên trình Tổng cục. - Tham gia xây dựng để trình Tổng cục phê duyệt các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương phù hợp với quy định Nhà nước. - Đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó Giám Đốc, Kế toán trưởng và giám đốc các đơn vị thành viên. - Quyết định bổ nhiệm miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó Giám Đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng các đơn vị thành viên. - Phê duyệt các kế hoạch, phương án liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty thuộc thẩm quyền. - Báo cáo trước Tổng cục và cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chịu sự giám sát của các cơ quan này đối với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo luật định. * Giúp việc cho Giám Đốc là các phó giám đốc chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kỹ thuật, thiết kế thi công xây dựng và vận hành máy móc thiết bị. Điều động sản xuất toàn công ty nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Đồng thời phụ trách về khâu tiếp thị, đấu thầu, lập kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư kỹ thuật, thanh quyết toán công trình và quan hệ kinh doanh với các đối tác, phụ trách các bộ phận kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. * Phòng kế hoạch – kỹ thuật : hiện nay có 5 cán bộ, có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. Lập kế hoạch tiến độ trong từng giai đoạn, kiểm tra đôn đốc, nghiệm thu, bàn giao công trình. Lập báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm để báo cáo với Tổng cục. Nghiên cứu, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật chuẩn trong thi công xây dựng, xử lý các sai phạm kỹ thuật cho từng công trình và nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật xây dựng mới. * Phòng tổ chức cán bộ: hiện nay có 5 cán bộ, đảm bảo thực hiện mọi quyền lợi nghĩa vụ của nhà nước đối với người lao động, phụ trách nâng lương, nâng bậc, nâng quân hàm hàng năm cán bộ công nhân viên trong Công ty, làm thủ tục nhận và cho thôi việc cũng như các chế độ bảo hiểm xã hội. Tổ chức đảm bảo an toàn sản xuất và bảo hộ lao động. Ban hành các quy chế, quy định, trả lương, thưởng đúng chế độ Nhà nước. Bố trí lực lượng lao động phù hợp với tính chất của từng công trình. * Phòng hành chính hậu cần : hiện nay có 13 người, đảm bảo đời sống tinh thần cho anh em nhân viên, chịu trách nhiệm quản lý các trang thiết bị vật t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình tại Công ty Tây hồ.DOC