Đề tài Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trường Đại học Vinh trong giai đoạn mới

MỤC LỤC

 

 

Trang

 

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài: 4

2. Mục đích nghiên cứu: 6

3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 6

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 7

5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: 7

6. Phương pháp nghiên cứu: 7

7. Cấu trúc của luận văn: 7

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9

1.1. Một số khái niệm cơ bản: 9

1.2. Vị trí, nhiệm vụ và vai trò của trường đại học trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội: 17

1.3. Chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn chung của ngạch cán bộ, công chức hành chính Nhà nước: 20

1.4. Tính tất yếu và yêu cầu của việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trường đại học Vinh nói riêng: 29

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨCHÀNH CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. 31

2.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển Trường Đại học Vinh: 31

2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính Trường Đại học Vinh: 34

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRONG GIAI ĐOẠN MỚI 50

3.1. Những định hướng của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục đào tạo về phát triển giáo dục đại học: 50

3.2. Định hướng của Đảng và Chính phủ về việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức hành chính: 54

3.3. Những định hướng phát triển của trường Đại học Vinh: 56

3.4. Môt số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trường đại học Vinh trong giai đoạn mới: 58

3.4.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng: 58

3.4.2. Nhóm giải pháp cơ chế quản lý, điều hành: 65

3.4.3. Nhóm giải pháp cơ cấu, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức 67

3.4.4. Nhóm giải pháp theo dõi, kiểm tra, đánh giá cán bộ, công chức: 71

3.4.5. Nhóm giải pháp quan tâm về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức: 75

3.5. Mối liên hệ giữa các giải pháp: 77

3.6. Khảo sát tính khả thi của 5 giải pháp: 77

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 79

1. Kết luận: 79

2. Khuyến nghị: 80

 

 

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2028 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trường Đại học Vinh trong giai đoạn mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biểu hiện tệ quan liêu và gây nên sự trì trệ, trở ngại lớn cho công cuộc cải cách, làm giảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước. Số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài; tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ cán bộ, công chức trong mỗi cơ quan đơn vị còn phổ biến; thiếu đội ngũ cán bộ, công chức nòng cốt, kế cận có trình độ chuyên môn cao và các chuyên gia hoạch định chính sách ở các cấp. Đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa và miền núi, hải đảo, đại bộ phận cán bộ, công chức yếu về năng lực chuyên môn, thiếu nguồn nhân lực bổ sung vào bộ máy hành chính Nhà nước. Số lượng cán bộ, chuyên trách ở cấp cơ sở đông nhưng chất lượng thấp. Về công tác quản lý cán bộ, công chức: Việc bố trí cán bộ, công chức ở nhiều cơ quan, đơn vị chưa có tỷ lệ phù hợp với đặc điểm, tính chất và yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi loại cơ quan, tổ chức Nhà nước. Tiêu chuẩn chức danh chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức chưa được bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng loại công chức. Cơ chế quản lí, sử dụng và chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức còn nhiều bất cập, chưa tạo được động lực khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chậm được đổi mới, cải tiến, chưa gắn với yêu cầu xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ nhu cầu của sự nghiệp đổi mới. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng vẫn nặng về hình thức tiêu chuẩn cấp bằng, chưa chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hành và không gắn với chức trách, nhiệm vụ của từng loại công chức. Phương thức đào tạo chưa khuyến khích tính tích cực của người học. Năng lực, trình độ đội ngũ giảng viên không đồng đều, còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, kỉ năng sư phạm còn hạn chế. Hệ thống các cơ sở đào tạo chưa được tổ chức phân cấp hợp lí, chồng chèo về nội dung chương trình, cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu giảng dạy. Thực trạng đội ngũ cán bô, công chức trường Đại học vinh: Từ nhận xét đánh giá thực trạng chung về đội ngũ cán bộ, công chức hành chính Nhà nước ở trên, để đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trường đại học Vinh ta đánh giá mấy nội dung cơ bản sau: - Về mặt số lượng: Qua khảo sát, điều tra, chúng tôi có bảng so sánh số lượng cán bộ, công chức hành chính của các năm: 1993, 1995, 1997, 1999, 2001, 2003, 2004 và ta có tỷ lệ số lượng học sinh - sinh viên/cán bộ, công chức hành chính như sau: Bảng 1: Số lượng sinh viên và số lượng cán bộ, công chức hành chính các năm 1993, 1995, 1997, 1999, 2001, 2003, 2004. Năm Số học sinh - sinh viên Số cán bộ, công chức Hành chính Tỷ lệ (CBCCHC/SV) 1993 1.746 119 1/15 1995 3.551 156 1/23 1997 6.376 203 1/32 1999 8.162 218 1/38 2001 8.948 225 1/40 2003 10.319 234 1/44 2004 12.142 262 1/46 Như vậy, hiện nay ở Trường Đại học Vinh tỷ lệ trung bình khoảng 46 học sinh - sinh viên/1 cán bộ hành chính. Về mặt định biên cho đội ngũ cán bộ hành chính ở các trường đại học chưa được xây dựng trên cơ sở pháp lý cụ thể, song đối với đội ngũ cán bộ giảng dạy thì theo Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ là phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo chỉ tiêu là: Từ 5 đến 10 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo năng khiếu; Từ 10 đến 15 sinh viên /1 giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học, kỷ thuật và công nghệ; Từ 20 đến 25 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học xã hội, nhân văn và kinh tế - quản trị kinh doanh. Cho đến nay đối với đội ngũ cán bộ, công chức hành chính ngoài Quyết định số: 07-UB/LĐTL ngày 23 tháng 01 năm 1975 của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về tiêu chuẩn tính toán kế hoạch lao động tiền lương để tính biên chế cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của một trường đại học chưa có văn bản hướng dẫn mới nào, nhưng qua số liệu thống kế của một số trường đại học trọng điểm trong nước ta có bảng số liệu sau: Bảng 2: Tỷ lệ % cán bộ, công chức hành chính/ tổng số cán bộ, công chức của một số trường Đại học trong nước: Thứ tự Tên trường Số cán bộ, công chức Tỷ lệ % Ghi chú Tổng số CB, CC HC 1 Đại học Thái Nguyên 1547 541 34,97 2 Đại học Huế 1564 500 31,97 3 Đại học Đà Nẵng 1154 334 28,94 4 Đại học Bách khoa Hà Nội 1494 418 27,98 5 Đại học Kinh tế Quốc dân 697 280 40,17 6 Đại học Ngoại Thương 175 41 23,43 7 Đại học Thương Mại 428 127 29,67 8 Đại học Giao thông Vận tải 598 221 36,96 9 Đại học Mỏ Địa chất 583 244 41,85 10 Đại học Nông nghiệp I 831 264 31,77 11 Đại học Sư phạm Hà Nội 780 304 38,97 12 Đại học Vinh 746 262 35,12 13 Đại học Sư phạm Quy Nhơn 284 73 25,70 14 Đại học Tây Nguyên 300 105 35,00 15 Đại học Sư phạm TPHCM 639 261 40,85 16 Đại học Cần Thơ 930 261 28,06 17 Đại học Xây dựng 700 259 37,00 18 Đại học Thuỷ Sản 320 20 6.25 19 Đại học Kinh tế TPHCM 650 292 44,92 Qua bảng 2 chúng ta thấy rằng trong một trường đại học thì số lượng cán bộ cán bộ, công chức hành chính chiếm gần 35% trong tổng số cán bộ, công chức toàn trường, do đó trên cơ sở này chúng ta tính được số lượng cán bộ hành chính cần thiết cho năm 2004 của Trường là: Theo bảng 1 ta thấy số lượng sinh viên và học viên cao học của trường năm 2004 là 12.272. Nếu chia tỷ lệ 20 sinh viên/1 giảng viên thì năm 2004 Trường Đại học Vinh cần 614 giảng viên và 330 cán bộ, công chức hành chính, đã có 262, còn thiếu 68 người, nếu chia tỷ lệ 25 sinh viên/1 giảng viên thì hiện nay Trường Đại học Vinh cần có 491 ngũ giảng viên và cần 265 cán bộ, công chức hành chính, đã có 262 người, như vậy có thể nói về số lượng thì cho đến nay đội ngũ hành chính trường đại học Vinh cơ bản là đủ. - Về chất lượng: +) Phẩm chất chính trị, đạo đứe cá nhân: Trường Đại học Vinh được thành lập từ năm 1959, do đó hầu hết đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của Trường đã sống và làm việc trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức hành chính về trường trước năm 1990 đã từng tham gia thanh niên xung phong hoặc tham gia quân ngũ và đã trực tiếp chiến đấu ở các chiến trường. Đối với số cán bộ trẻ thì chủ yếu là những sinh viên tốt nghiệp của Trường được giữ lại. Họ là những người có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phẩm chất chính trị vững vàng, trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Hiện nay toàn trường Đại học Vinh có 403 đảng viên/746 cán bộ, công chức, chiếm tỷ lệ 54,02%, trong đó số cán bộ, công chức hành chính là đảng viên 102/262, chiếm tỷ lệ 38,93 %/ tổng số đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của Trường, đây là một tỷ lệ tương đối cao. Số cán bộ, công chức hành chính được kết nạp từ năm 1995 đến nay là 33 người, tỷ lệ đảng viên được kết nạp từ năm 1995 đến nay bình quân hàng năm là 4 người. Tuy nhiên tỷ lệ cán bộ, công chức hành chính là đảng viên ở từng đơn vị cũng không đồng đều, đơn vị có tỷ lệ đảng viên cao nhất hiện nay là phòng Tổ chức Cán bộ, chiếm 100%, đơn vị thấp nhất là Trung tâm Thông tin Tư liệu và Thư viện 10 đảng viên/ 33 cán bộ, công chức, chiến tỷ lệ 31,25%. +) Trình độ học vấn: Theo số liệu thống kê của phòng Tổ chức Cán bộ, có bảng sau: Bảng 3a: Số cán bộ, công chức hành chính trường đại học Vinh phân theo trình độ đào tạo chuyên môn và độ tuổi. Trình độ đào tạo chuyên môn Tổng số Phân theo độ tuổi Ghi chú Dưới 30 Từ 31-40 Từ 41-45 Từ 46-50 Từ 51-55 Từ 55-60 Trên 60 Đào tạo chuyên môn giáo dục đại học và sau đại học 157 60 34 18 21 20 4 Đào tạo chuyên môn giáo dục nghề 76 8 11 10 14 31 1 Đào tạo chuyên môn dưới giáo dục nghề 29 2 3 3 8 12 1 Tổng cộng: 262 70 48 31 42 63 8 Do trước những năm 1990 đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của trường đại học Vinh được tuyển dụng chủ yếu là từ các đơn vị thanh niên xung phong hoặc bộ đội chuyển ngành, cho nên trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức này phần nào còn hạn chế. Nhìn vào bảng 3a ta thấy nếu phân loại theo trình độ đào tạo thì công chức loại A chiếm 59,94%, công chức loại B chiếm 29%, công chức loại C chiếm 11,06%. Từ đây ta có nhận xét rằng đối với một trường đại học thì tỷ lệ cán bộ, công chức loại B và loại C chiếm tỷ lệ 40,06% là quá lớn. Song cũng từ bảng này ta có nhận xét rằng trình độ càng lên cao thì số lượng đội ngũ cán bộ trẻ càng tăng lên, còn trình độ thấp thì đội ngũ cán bộ già đông hơn, điều này chứng tỏ rằng chúng ta đã dần nâng cao được trình độ và trẻ hoá được đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của Trường. Nhưng khi phân tích kĩ hơn nữa đội ngũ cán bộ, công chức hành chính này như ở bảng 3b và nhìn vào đồ thị 1 chúng ta thấy cơ cấu trình độ đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trường đại học Vinh tập trung lớn ở trình độ đại học. Như vậy về trình độ thì đội ngũ này có thể đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp Nhà trường quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các quyết định của Hiệu trưởng, đồng thời tham mưu cho Hiệu trưởng thể chế các văn bản của cấp trên trong mọi lĩnh vực công việc được giao. Song có một điều chúng ta nhận thấy ở đồ thị 1 đó là tỷ lệ công chức chưa qua đào tạo chiếm 8,77% trong tổng số cán bộ, công chức hành chính toàn trường, đây là một tỷ lệ lớn. Vậy một bài toán đặt ra cho Nhà trường là làm thế nào để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức này nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới của đất nước, của ngành giáo dục nói chung và của trường Đại học Vinh nói riêng. Bảng 3b: Số cán bộ, công chức hành chính trường đại học Vinh phân theo trình độ học vấn và độ tuổi. Trình độ học vấn Tổng số Phân theo độ tuổi Ghi chú Dưới 30 Từ 31-40 Từ 41-45 Từ 46-50 Từ 51-55 Từ 55-60 Trên 60 Thạc sĩ 18 4 7 3 4 0 0 Đại học 139 56 27 15 17 20 4 Cao đẳng 15 2 3 3 3 3 1 Trung cấp 61 6 8 7 11 28 Sơ cấp 6 1 1 4 0 Chưa qua đào tạo 23 1 3 3 7 8 1 Tổng cộng: 262 70 48 31 42 63 8 Thạc sĩ: 6,87% Đại học: 53,07% Cao đẳng: 5,72% Trung cấp: 23,28% Sơ cấp: 2,29% Chưa qua đào tạo: 8,77 % Đồ thị biểu diễn sự phân bố trình độ đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trường đại học Vinh hiện nay: Đồ thị 1 +) Năng lực nghề nghiệp: Năng lực nghề nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả công tác của từng cán bộ, công chức và của cả tập thể Nhà trường. Năng lực bao gồm cả tri thức và kỹ năng, năng lực của người cán bộ, công chức thể hiện qua công việc thực tế hàng ngày, tức là cán bộ, công chức đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bản thân được giao như thế nào ?. Năng lực có thể tách ra thành hai: năng lực tái tạo và năng lực sáng tạo, nếu xét về mặt tái tạo thì cán bộ, công chức chỉ làm việc một cách máy móc theo những tuần tự đã định sẵn, nhưng với năng lực sáng tạo thì mỗi cán bộ, công chức có thể làm việc theo những sáng kiến của mình, trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước nói chung và của trường Đại học Vinh nói riêng, tức là trong quá trình làm việc biết cải tiến và phát huy những mặt mạnh của công nghệ áp dụng vào công việc của bản thân. Ngày nay với sự phát triển như vũ bão về công nghệ, do đó để áp dụng công nghệ vào công việc hàng ngày đòi hỏi mỗi chúng ta phải học tập không ngừng nhằm nâng cao trình độ tiếp cận với khoa học mới. Điều này đối với đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trường đại học Vinh chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện nay nhà trường đã có một số trang thiết bị hiện đại, song một số cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ chưa thể vận hành, sử dụng nó một cách có hiệu quả, đó là bộ phận kỉ thuật viên các phòng thí nghiệm. Một số chuyên viên phòng ban và văn phòng khoa hiện nay sử dụng máy vi tính như là một máy đánh chữ, chưa biết sử dụng nó để khai thác các thông tin cần thiết cho công việc của mình, hiện nay mạng LAN và thư viện điện tử của Trường đã được đưa vào khai thác sử dụng, nhưng phần đông đại đa số đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của trường chưa biết khai thác sử dụng. Điều này đặt ra cho Nhà trường là phải có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển công nghệ. +) Hiệu quả công tác: Khi xét hiệu quả công tác ta xét mối tương quan giữa kết quả thu được tối đa so với chi phí thực hiện kết quả đó ở mức độ tối thiểu. Để biết hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trường đại học Vinh như thế nào chúng ta có thể dựa vào kết quả của việc bình xét hàng năm. Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức hành chính đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, năm học 2003 – 2004 có 100% cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ, 26 cán bộ, công chức đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, 146 cán bộ, công chức hành chính đạt danh hiệu lao động giỏi. Bộ máy hành chính của trường vận hành một cách tương đối khoa học, không bị chồng chéo, mọi công việc đều giải quyết một cách chính xác, kịp thời, có hiệu quả cao. - Cơ cấu đội ngũ: Theo số liệu thống kê của phòng Tổ chức Cán bộ, trường đại học Vinh hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của trường được cơ cấu như sau: 14 chuyên viên chính và thư viện viên chính, chiếm tỷ lệ 5,34% tổng số cán bộ, công chức hành chính trong toàn trường, 111 chuyên viên và tương đương, chiếm tỷ lệ 42,37%, 9 cán sự, chiếm tỷ lệ 3,43%, 31 kỹ thuật viên, chiếm tỷ lệ 11,83%, 54 nhân viên kỹ thuật, chiếm tỷ lệ 20,61%, 8 nhân viên phục vụ, chiếm tỷ lệ 3,05%, 5 lái xe cơ quan, chiếm tỷ lệ 1,91%, 13 nhân viên bảo vệ, chiếm tỷ lệ 4,96%, số còn lại gồm: 1 lưu trử viên trung cấp, 3 kế toán viên trung cấp, 3 y sỹ, 2 y tá, 2 dược sỹ trung cấp, 3 thư viện viên trung cấp. Như vậy cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trường đại học Vinh tập trung lớn nhất là chuyên viên và tương đương, đây là đội ngũ nòng cốt trong mọi công việc và mọi hoạt động hành chính của Nhà trường. Từ số liệu trên ta có bảng cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của trường phân theo ngạch như sau: Bảng 4: Thứ tự Ngạch công chức Số CBCCHC Phân theo độ tuổi Ghi chú Tổng số Nữ Dưới 30 Từ 31-40 Từ 41-45 Từ 46-50 Từ 51-55 Từ 56-60 Chuyên viên chính 10 2 1 3 1 4 1 Chuyên viên 87 39 34 17 7 13 13 3 Cán sự 9 3 3 3 2 1 Kỹ thuật viên đánh máy 2 2 2 Nhân viên kỹ thuật 54 41 1 9 10 14 18 2 Nhân viên phục vụ 8 8 2 2 2 2 Lái xe cơ quan 5 1 1 3 Nhân viên bảo vệ 13 3 6 3 1 Lưu trử viên trung cấp 1 1 1 Kế toán viên 4 2 2 1 1 Kế toán viên trung cấp 3 3 3 Kỹ sư 11 1 4 3 1 1 2 Kỹ thuật viên 29 16 17 2 9 1 Bác sĩ 3 2 2 1 Y sỹ 3 2 3 Y tá chính 3 3 1 1 1 Y tá 2 3 1 1 Dược sĩ trung cấp 2 2 1 1 Thư viên viên chính 4 3 1 1 2 Thư viện viên 6 5 2 1 2 1 Thư viện viên trung cấp 3 2 1 1 1 Tổng cộng: 262 140 70 48 31 42 63 8 Từ bảng 4 ta thấy cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức hành chính giữa nam và nữ như hiện nay là hợp lý. Song từ bảng 3a ta có nhận xét rằng tổng số cán bộ, công chức hành chính có trình độ đại học và trên đại học là 157, trong lúc đó cơ cấu ngạch công chức ở bảng 4 số cán bộ, công chức thuộc ngạch tương đương với trình độ đại học và trên đại học (chuyên viên chính, chuyên viên, kỹ sư, kế toán viên, bác sỹ, thư viện viên, thư viện viên chính) chỉ có 125, như vậy hiện đang có 32 cán bộ, công chức hành chính có trình độ đại học chưa xếp đúng ngạch. Nhưng nếu xét về trình độ dưới sơ cấp thì hiện nay trường đang có 23 người chưa qua đào tạo, song xét về ngạch thì chỉ có 8 người là nhân viên phục vụ, vậy số này còn có 15 người cũng chưa xếp trúng ngạch. Do đó một bài toán đặt ra cho Nhà trường là làm thế nào để có cơ cấu đội ngũ phân theo trình độ tương xứng với ngạch bậc công chức. - Cơ cấu về lứa tuổi: Nhìn vào bảng 3b và bảng 4 ta có nhận xét rằng hiện nay cơ cấu độ tuổi của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trường đại học Vinh là: dưới 30 tuổi có 70 người, chiếm tỷ lệ 26,72%, từ 31 tuổi đến 40 tuổi có 48 người, chiếm tỷ lệ 18,32%, từ 41 tuổi đến 45 tuổi có 31 người, chiếm tỷ lệ 11,83%, từ 45 tuổi đến 50 tuổi, có 42 người, chiếm tỷ lệ 16,03%, từ 51 tuổi đến 55 tuổi có 63 người, chiếm tỷ lệ 24,05%, từ 56 tuổi đến 60 tuổi có 8 người, chiếm tỷ lệ 3,05%, trên 60 tuổi không có người nào. Như vậy, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trường đại học Vinh, tập trung lớn nhất là ở đội ngũ cán bộ trẻ, sau đó là khoảng độ tuổi từ 51 đến 55, như vậy cơ cấu lứa tuổi của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trường đại học Vinh phân bố chưa đồng đều. Song nhìn vào bảng 3b ta có nhận xét rằng ở trình độ càng thấp thì số người cao tuổi chiếm tỷ lệ càng nhiều và ngược lại ở trình độ cao thì số người trẻ tuổi càng đông, điều đó chứng tỏ rằng chúng ta đã trẻ hoá được đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của trường. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân: +) Những mặt tích cực: - Đại đa số đội ngũ cán bộ, công chức của trường Đại học Vinh đã qua rèn luyện thử thách trong quá trình đấu tranh gian khổ và là những người có tâm huyết gắn bó với nghề nghiệp, thuỷ chung với Trường, đại bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của trường đều có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng luôn an tâm với công việc và quyết tâm, đồng lòng thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới xây dựng Trường. - Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của trường số đông có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, luôn ý thức giữ gìn sự đoàn kết nội bộ, phấn đấu hoàn thành tốt nhiện vụ được giao, luôn trau dồi phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực nghề nghiệp ngày càng được nâng lên rõ rệt, công tác đào tạo, bồi dưỡng ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Đại bộ phận luôn có tinh thần học tập, bồi dưỡng cầu mong tiến bộ, phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệu vụ được giao. - Phần đông đại đa số đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của Trường đều đảm bảo tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch mình đang đảm nhiệm. +) Những mặt tồn tại: - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã được Nhà trường quan tâm, nhưng chưa có quy hoạch cụ thể mà chỉ mới làm công tác đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức đại trà hoặc do theo nhu cầu hiện tại mang tính tự thân nhiều hơn là các giải pháp đồng bộ. Việc đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, sử dụng công nghệ mới và ngoại ngữ đã có nhiều tiến bộ nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Chưa có chiến lược lâu dài cho công tác đào tạo, bồi dưỡng các đội ngũ cán bộ thay thế. - Cơ cấu, sắp xếp đội ngũ chưa hợp lý. - Cơ chế quản lý điều hành có lúc còn buông lỏng. - Việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá cán bộ, công chức hàng năm vẫn tiến hành thường xuyên, song chưa thực sự phát huy được tác dụng và đáp ứng được yêu cầu của vấn đề đặt ra. +) Nguyên nhân: - Phần lớn số cán bộ, công chức hành chính của Trường tuyển dụng trước năm 1990 đại đa số là bộ đội chuyển ngành hoặc thanh niên xung phong đã từng trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, họ là những người có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phẩm chất chính trị vững vàng, trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa. Song một thực tế đó là họ chưa được học tập qua một trường lớp chính quy nên phần nào về mặt năng lực công tác còn hạn chế, hơn nữa đội ngũ này đã nhiều tuổi cho nên tư duy đầu óc sáng tạo phát triển chậm, do đó khó có thể đáp ứng được đòi hỏi yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thời kì mà mọi công việc luôn phải dùng đến công nghệ thông tin, trong lúc đó đối với cán bộ trẻ đều có trình độ nhưng kinh nghiệm trong công tác còn có phần hạn chế. - Là trường đại học ở xa Trung ương nên việc cập nhật, tiếp cận với thông tin khoa học mới còn có nhiều khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý. - Vai trò của cấp uỷ Đảng trong nhà trường về công tác tổ chức cán bộ có khi chưa được quan tâm đúng mức, do đó dẫn đến sự hững hụt cả về trình độ cũng như cơ cấu. Vì vậy các cấp uỷ Đảng trong Trường cần xây dựng một cơ chế giám sát trong việc tuyển dụng cán bộ, công chức để đảm bảo được sự hài hoà về cơ cấu giữa các loại hình công chức trong Nhà trường. - Công tác, quy hoạch cán bộ của Nhà trường chưa được thực hiện thường xuyên và đạt hiệu quả chưa cao, ngoài bản kế hoạch chiến lược trung hạn của Trường chúng tôi chưa thấy có một bản kế hoạch nào phân tích một cách chi tiết, tỷ mỷ, có cơ sở khoa học và đặc biệt là mang tính dự báo chiến lược về công tác tổ chức cán bộ, có chăng chỉ mới có các nghị quyết chung qua các kì đại hội hoặc trong các nghị quyết về công tác cán bộ hàng năm. Điều này dẫn đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của trường chưa được hài hoà, thiếu đồng bộ và chưa mang tính bền vững. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho đội ngũ cán bộ, công chức đã được tiến hành, song hiệu quả và chất lượng chưa đạt được như mong muốn. Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRONG GIAI ĐOẠN MỚI Những định hướng của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục đào tạo về phát triển giáo dục đại học: Tháng 12 năm 1998 Luật giáo dục của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành, tại điều 2 ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. “Mục tiêu của giáo dục đại học và sau đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”. “Mở rộng hợp lý quy mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả đào tạo”. “Từng bước xúc tiến việc nối mạng thông tin quốc tế (Internet) ở trường học, tạo điều kiện học tập nghiên cứu trên mạng”. “Số học sinh tuyển mới vào đại học và cao đẳng tăng 5%/ năm. Đặc biệt chú trọng đào tạo chất lượng cao một số ngành công nghệ, kinh tế và quản lý nhà nước để đáp ứng nhu cầu nhân lực và nhân tài của đất nước”. Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001 - 2010 đã ghi rõ: “Về nguyên tắc: Sự phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng phải: Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng và địa phương; đảm bảo cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ và cơ cấu vùng miền hợp lý; Phù hợp với năng lực đầu tư của Nhà nước và sự huy động nguồn lực của toàn xã hội; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất và dịch vụ; từng bước khắc phục tình trạng manh mún, phân tán của hệ thống hiện nay; Tập trung đầu tư cho các đại học quốc gia, các trường trọng điểm, các lĩnh vực then chốt, đồng thời bảo đảm khả năng liên thông giữa các loại hình, các trình độ đào tạo; Các bước triển khai phải phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo chất lượng đào tạo và ổn định để phát triển. Về quy mô: Căn cứ vào nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, khả năng đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, quy mô đào tạo trong giai đoạn đầu tăng bình quân hàng năm khoảng 5%. Phấn đấu đến năm 2010 tổng quy mô đào tạo đại học, cao đẳng đạt khoảng 200 sinh viên/1 vạn dân. Các ngành công nghệ thông tin và một số ngành kỹ thuật - công nghệ trọng điểm khác được ưu tiên tăng nhanh quy mô đào tạo để đáp ứng các yêu cầu định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước. Về cơ cấu ngành nghề: - Điều chỉnh các ngành nghề đào tạo theo hướng: tăng tỷ lệ đào tạo các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông lâm ngư nghiệp, y, dược, văn hoá - nghệ thuật, thể dục thể thao; bảo đảm tỷ lệ đào tạo hợp lý các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, pháp lý, các ngành kinh tế - tài chính - quản trị kinh doanh. Kịp thời điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. - Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực phù hợp về trình độ và đạt chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ: thông tin, sinh học, vật liệu mới, chế tạo máy, tự động hoá và một số ngành phục vụ công nghệp ho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdetai_thac_sy_havanba_dh_vinh_0168.doc
Tài liệu liên quan