Lời mở đầu 2
Chương 1: Lý luận chung về thu NSNN và vai trò của KBNN trong việc quản lý thu NSNN. 5
1.1. Lý luận chung về thu NSNN 5
1.2. Vai trò của KBNN trong công tác thu NSNN 11
Chương 2 : Thực trạng công tác quản lý thu NSNN ở KBNN Phong Thổ 24
2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Phong Thổ và các nhân tố ảnh hưởng tới thu NSNN qua KBNN Phong thổ. 24
2.2. Cơ cấu tổ chức của KBNN Phong thổ và các nhân tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến thu NSNN. 31
2.3. Thực trạng công tác quản lý thu qua KBNN huyện. 34
Chương 3: Biện pháp đề xuất và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý thu NSNN ở KBNN huyện Phong thổ. 51
3.1 Định hướng của ngành KBNN. 51
3.2. Một số ý kiến đề xuất 54
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp 55
Kết luận 57
Tài liệu tham khảo 58
59 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải phỏp nhằm hoàn thiện cụng tỏc tập trung quản lý thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện Phong thổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 82.229,67 ha, dân số 55.779 người (số liệu điều tra 01/01/2006) huyện có 16 xã, 01 thị trấn, trên địa bàn có 10 dân tộc sinh sống , trong đó dân tộc Dao chiếm đa số là 37,59%, dân tộc Kinh 3,75%, dân tộc H’Mông 25,23%, dân tộc Nô nô 3,72%, dân tộc Hà nhì 11% còn lại là các dân tộc khác như Lào, Dáy, Tầy, Cao Lan, hoa. Dân cư phân bố không đều ở tập trung dọc hai tuyến quốc lộ 4D chạy dài 67 Km, quốc lộ 100 dài 46 Km.
Mặc dù Huyện Phong thổ có rất nhiều tiềm năng về, nông, lâm nghiệp, dịch vụ thương mại, song kinh tế - xã hội huyện hiện đang ở mức xuất phát rất thấp, kinh tế hộ gia đình thuần nông, đời sống nhân dân khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế... Thu ngân sách huyện trong 3 năm tính gần đây đạt bình quân 7 tỷ đồng/ 1 năm, thu ngân sách chủ yếu trông chờ vào nguồn kinh phí phân bổ từ ngân sách cấp trên. Trong thời gian tới huyện Phong thổ tranh thủ những ảnh hưởng, lợi ích từ việc xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng làm ăn buôn bán với phía bạn với mục đích tôn trọng chủ quyền đôi bên cùng có lợi, bên cạnh đó với chủ trương của Đảng và nhà nước phủ xanh đất chống đồi núi trọc đến nay Phong thổ đang có 320 ha rừng cây cao su hứa hẹn trở thành địa bàn phát triển nông - lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp khai khoáng và phát triển dịch vụ. Để Phong thổ thực sự là huyện phát triển kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lai Châu và rút ngắn trình độ phát triển chung của khu vực về các mặt kinh tế, thu nhập đời sống vật chất và tinh thần trong nhân dân, từ đó tăng nhanh nguồn thu ngân sách cho địa phương.
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu NSNN ở huyện Phong thổ:
Phong thổ là một tỉnh miền núi nghèo số thu NSNN, hàng năm chỉ đạt 7 tỷ đồng /năm. Thu NSNN trên địa bàn huyện không đủ trang trải cho các nhu cầu chi thường xuyên và chi xây dựng cơ bản. Cho nên luôn phải chờ vào nguồn trợ cấp cân đối của ngân sách cấp tỉnh tới 89%. Mặt khác trong cơ chế thị trường sản xuất nông, lâm nghiệp tuy đã có những bước phát triển nhưng vẫn còn ở dạng nhỏ lẻ và còn gặp nhiều khó khăn nhất là vấn đề công nghệ chế biến và thị trường tiêu thụ. Về quan hệ giao dịch KBNN Phong thổ quan hệ giao dịch với (Năm 2004 có 56 đơn vị và quản lý 141 tài khoản) (Năm 2005 có 59 đơn vị và quản lý 160 tài khoản) Nhìn về bảng tổng hợp số liệu sau có thể phần nào nói lên kết quả thu NSNN của KBNN Phong thổ.
Bảng số 2.1:
SỐ LIỆU THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2004 - 2005
Đơn vị tính : Triệu đồng
TT
Tổng thu NSNN
theo mục lục NS
Mục
TH Năm 2003
TH Năm 2004
KH Năm 2005
TH Năm 2005
Tỷ lệ (%) 2005/2004
1
2
3
4
5
6
7
8
01
Thuế thu nhập DN
002
297
570
612
521
91,4
02
Thuế CQ SD đất
008
26,7
33,1
41
36,4
110
03
Thuế tiền SD đất
009
1.793
2.397
2.500
2.612
109
04
Thuế nhà đất
011
37,1
45,3
70
73
161,1
05
Thuế tài nguyên
012
29,6
51,6
60
61,6
119,3
06
Thuế GTGT
014
870,6
1.345
1.400
1.845,6
137,2
07
Thuế môn bài
016
210,3
226
240
277,5
122,7
08
Thu sự nghiệp
021
512
792
800
816,3
103
09
Thu cho thuê đất
023
126
130
150
162,6
125
10
Thu đất công ích
029
17,3
12,7
20
13,2
104
11
Phí quản lý
450
- Thu lệ phí NLN
033
23,7
30,1
33,6
111,6
- Phí chợ
035
40,5
41,3
46,2
111,8
- Phí an ninh
038
12,3
14
11
78,5
- Học phí
040
230
317
262
82,6
- Phí y tế
041
130,6
184
178
96,7
- Phí môi trường
042
63,4
78,2
90,6
115,8
- Phí tư pháp
044
21,3
63,1
58,7
93,0
- Lệ phí QLNN L/vực #
049
69,1
52,3
43,2
82,6
12
Lệ phí quản lý NN
046
43,2
217
120
198
91,2
13
Thu tiền phạt
051
146,1
130
131
100,7
14
Thu tịch thu
052
7,3
6,1
5,7
93,4
15
Khoản huy động
053
769
937
1.300
1.130
120,5
16
Thu đóng góp
054
27,3
35,7
170
61,4
172
17
Thu BSNS cấp trên
055
48.197,6
52.167
48.610
60.769
116,4
18
Thu kết dư NS
057
31,3
48
39
81,2
19
Thu khác
062
18,7
72
20
51
70,8
20
Thu thanh lý TS
068
4,7
3,1
3,6
116
21
Vay để ĐTPT
086
3.276
4.318
4.360
110
Tổng cộng
57.013,7
64.316,9
56.563
73.891,2
( Nguồn trích số liệu từ báo cáo thu NSNN qua KBNN năm 2004 - 2005 )
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng thu NSNN năm 2005 trên địa bàn là 73.891,2 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 9.574 triệu đồng tương ứng 114,8%.
- Thu ngân sách Trung Ương: 2.317 triệu đồng.
- Thu ngân sách tỉnh: 242,7 triệu đồng.
- Thu ngân sách huyện: 59.912 triệu đồng.
- Thu ngân sách xã: 11.419,5 triệu đồng.
Trong đó: Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: 60.769 triệu đồng.
Những số liệu trên đây không chỉ phản ánh số thu NSNN ở KBNN Phong thổ trong từng thời kỳ mà nó chứa đựng và thể hiện những quan hệ về phát triển kinh tế - xã hội điều đó chứng tỏ cho thấy những bước chuyển biến tích cực. Doanh thu từ thuế phí và lệ phí, nhìn chung cao nhất là thuế sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế môn bài, các khoản đống góp, thuế GTGT, và một số khoản thu khác. Mục đích của hoạt động thu ngân sách Nhà nước không chỉ đảm bảo tạo lập nguồn tài chính, mà nó còn có mục đích quan trọng đó là kích thích sản xuất phát triển, điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân đảm bảo bình đẳng và công bằng xã hội.
Do vậy vấn đề đặt ra là phải tìm hiểu những nguyên nhân, động lực nào thúc đẩy nền kinh tế, từ đó có những biện pháp hữu hiệu nhằm chủ động có kế hoạch quản lý NSNN đạt được hiệu quả cao hơn, có nhiều nhân tố làm cho doanh số thu của NSNN trên địa bàn huyện Phong thổ tăng lên, tựu trung lại bao gồm 2 nhân tố chính đó là những nhân tố mang tính khách quan và những nhân tố mang tính chủ quan:
+ Nhân tố đầu tiên làm ảnh hưởng đến tổng thể nền kinh tế nói chung và ảnh hưởng khá sâu sắc đến hoạt động thu NSNN nói riêng là chính sách định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Sau những năm đổi mới kinh tế đất nước. Kinh tế nước ta đã có những chuyển biến rất rõ nét trên tất cả các mặt hoạt động của đời sống kinh tế - kinh tế phát triển sẽ làm tăng thu nhập quốc dân đó là cơ sở đảm bảo có nguồn thu tăng cho NSNN. Ngoài sự phát triển của kinh tế còn phải kể đến những chính sách thay đổi của ngành Thuế trong công tác huy động các nguồn thu, các khoản thu nộp vào NSNN trên hai giác độ cơ bản đó là hệ thống thuế ngày càng được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế và các biện pháp thu của ngành Thuế trước tình hình hiện nay.
Thuế là nguồn thu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn, là nguồn thu chính của ngân sách quốc gia. Hệ thống thuế được chia làm nhiều sắc thuế như thuế sử dụng đất, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế XNK, thuế tài nguyên thuế môn bài . . .
+ Đối tượng nộp thuế được coi là những cá nhân hoặc các tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, nhất là các hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ có đăng ký được pháp luật thừa nhận. Xác định đối tượng nộp thuế chính xác hay không là điều rất cần thiết ảnh hưởng không nhỏ tới thuế nộp vào ngân sách Nhà nước.
+ Đối tượng tính thuế trong luật thuế được cụ thể và ngày càng rõ ràng hơn đầy đủ hơn.
Thuế suất có vị trí rất quan trọng đặc biệt thể hiện chủ trương của Nhà nước chứa đựng nhiều chính sách của Nhà nước, thể hiện khuyến khích hay hạn chế sản xuất kinh doanh dịch vụ. Vì vậy người ta coi thuế xuất là linh hồn của sắc thuế. Thông thường để xác định sắc thuế biểu thuế của một đối tượng tính thuế người ta dựa vào tính chất phạm vi mức độ hình thành đối tượng nộp thuế.
* Ví dụ: Để xác định thuế suất thu nhập, phải xác định thu nhập từ nguồn nào, mức độ hình thành thu nhập. So với giá cả hiện nay thì thu nhập đó thể hiện như thế nào, cao hay thấp. Mức độ hình thành thu nhập có phù hợp hay không, căn cứ vào mục đích công bằng xã hội Đảng và Nhà nước sử dụng công cụ thu hay nói cách khác là hệ thống thuế mà công cụ quan trọng là thuế suất trong các sắc thuế để điều tiết quản lý vĩ mô hướng dẫn nền kinh tế phát triển.
Trong các tổ chức kinh tế, các ngành nghề căn cứ vào bảng kê khai của từng cơ sở, kết hợp điều tra sơ bộ, để từ đó cân đối điều chỉnh mức thuế cho phù hợp với thực trạng.
Như vậy: Thông qua sửa đổi bổ sung Luật thuế, các sắc thuế trong hệ thống thuế ngày càng được hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn đa dạng và phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển tăng nguồn thu cho NSNN.
2.1.3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan.
Cơ quan Thu (bao gồm cơ quan Thuế, và các cơ quan khác):
- Kiểm tra xem xét và đề nghị cơ quan Tài Chính ra lệnh thoái thu hoàn trả đối với các khoản thu sai chế độ hoặc được hoàn trả theo chế độ qui định.
- Kiểm tra và giải quyết các khiếu nại về thu nộp NSNN theo qui định của pháp luật.
- Cán bộ thu phải tăng cường công tác kiểm tra, xác định chính số thuế phải nộp, phát hiện các trường hợp vi phạm, gian lận thuế để kịp thời ngăn chặn, xử lý, nâng cao tính kỷ luật nộp thuế và quản lý thuế.
- Tổ chức kế toán thu NSNN theo chế độ kế toán thống kê do bộ Tài Chính qui định.
- Tính toán, xác định mức thu và ra thông báo; chị trách nhiệm về tính chính xác về chương, loại, khoản mục, tiểu mục theo mục lục NSNN đối với từng khoản thu ghi trong thông báo thu,
- Theo dõi quản lý đôn đốc các đối tượng nộp tiền vào NSNN. Hướng dẫn việc lập giấy nộp tiền vào NSNN của đối tượng nộp.
- Trực tiếp thu các khoản thu theo nhiệm vụ được giao và nộp vào KBNN đầy đủ, kịp thời theo qui định.
- Quyết định các trường hợp tạm thu để KBNN làm căn cứ hạch toán kế toán, quyết định xử lý các khoản tạm thu theo chế độ qui định.
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu, lập và gửi báo cáo thu NSNN, báo cáo quyết toán thu NSNN thuộc phạm vi quản lý theo qui định của bộ Tài Chính.
- Phối hợp với KBNN xác định đối tượng thu trực tiếp qua KBNN và qua cơ quan thu để tổ chức thu NSNN có hiệu quả.
Kho bạc Nhà nước:
- Tiếp tục cải tiến, hoàn thiện tủ tục và quy trình thu NSNN qua Kho bạc Nhà nước.
- Phối hợp kiểm tra đối chiếu số liệu thu NSNN với các cơ quan bảo đảm chính xác, đầy đủ kịp thời, xác nhận số liệu thu NSNN theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện hoàn trả các khoản thu NSNN theo lệnh của cơ quan Tài Chính.
- Tập trung các khoản thu NSNN và chia các khoản thu cho NS các cấp theo đúng tỷ lệ (%) phân chia được cấp có thẩm quyền quyết định đối với từng khoản thu.
- Tổng hợp, lập báo cáo thu NSNN gửi cơ quan Tài Chính và các cơ quan hữu quan theo chế độ qui định.
- Thực hiện hoàn trả các khoản thu NSNN theo lệnh của cơ quan Tài Chính.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thu NSNN, tiến tới thực hiện việc lập giấy nộp tiền và xử lý chứng từ thu ngân sách bằng máy tính, đồng thời từng bước nối mạng trong ngành giữa 4 cơ quan (Tài chính, Thuế, hải quan, Kho bạc) từ tỉnh đến huyện, nhằm tạo điều kiện nhanh, chính xác việc cung cấp số liệu, kiểm tra đối chiếu số thu nộp ngân sách trên địa bàn.
- KBNN nơi đối tượng nộp mở tài khoản có trách nhiệm trích tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp theo yêu cầu (Bằng văn bản) của cơ quan thu nộp NSNN theo qui định tại điều 46 Nghị định số 60/2003/NĐ/CP ngày 06/6/2003 của chính phủ.
* Cơ quan Tài Chính.
- Phối hợp với cơ quan thu, KBNN trong việc tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước; đôn đốc các đối tượng thuộc phạm vi quản lý nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN vào KBNN.
- Kiểm tra, đối chiếu và ra lệnh hoàn trả hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền hoàn trả các khoản thu NSNN theo chế độ qui định.
- Phối hợp với KBNN rà soát, đối chiếu các khoản thu ngân sách, đảm bảo hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng mục lục NSNN và tỷ lệ phân chia cho các cấp ngân sách.
- Thẩm định báo cáo quyết toán thu NSNN của ngân sách cấp dưới; tổng hợp và lập báo cáo quyết toán thu NSNN thuộc phạm vi quản lý theo chế độ qui định.
* Tổ chức cá nhân có nghĩa vụ nộp NSNN. Kê khai và nộp đầy đủ các khoản phải nộp NSNN theo đúng chế độ; chấp hành nghiêm thông báo nhà nước của cơ quan thu; thực hiện đúng qui trình, thủ tục nộp NSNN.
- Có quyền khiếu nại các vấn đề vi phạm chế độ thu nộp NSNN của các cơ quan chức năng.
* Ngân Hàng nơi đối tượng nộp mở tài khoản.
- Có trách nhiệm chuyển tiền theo yêu cầu của đối tượng nộp vào KBNN để nộp KBNN; lập và gửi các chứng từ đầy đủ, kịp thời, đúng biểu mẫu do bộ Tài Chính qui định để KBNN làm căn cứ hạch toán thu NSNN.
- Thực hiện trích tài khoản tiền gửi cả đối tượng nộp theo yêu cầu (Bằng văn bản) của cơ quan để thu nộp NSNN theo qui định tại Điều 46 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của chính phủ.
2.2. Cơ cấu tổ chức của KBNN Phong thổ và các nhân tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến thu NSNN:
2.2.1. Cơ cấu tổ chức KBNN Phong thổ.
KBNN Phong thổ là một trong 680 KBNN trong cả nước, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của KBNN tỉnh Lai Châu và huyện ủy, HĐND và UBND huyện Phong thổ với chức năng cơ bản là quản lý quỹ NSNN trên địa bàn, huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, cơ cấu tổ chức KBNN Phong thổ theo mô hình sau:
Sơ đồ 2.1: Tổ chức Kho bạc Nhà nước huyện Phong thổ
KBNN tỉnh
KBNN huyện Phong thổ
Bộ phận
Kho quỹ
Bộ phận
Kế toán
Bộ phận KH
TVĐTĐ
Về tổ chức bộ máy sắp xếp cán bộ KBNN huyện đã bố trí hợp lý đúng người, đúng việc đáp ứng yêu cầu và sự phát triển của ngành. Kho bạc Nhà nước huyện đã có sự sắp xếp điều chỉnh cán bộ của đơn vị, từng bộ phận chức năng theo khả năng và phần hành nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước.
Trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ KBNN Phong thổ luôn quan tâm tăng cường bố trí sắp xếp cho cán bộ theo học các lớp đào tạo của KBNN Trung ương và địa phương mở tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ do Kho bạc Nhà nước và bộ tài chính tổ chức, chú trọng đào tạo toàn diện cán bộ về các mặt chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tin học... Để nâng cao năng lực quản lý điều hành, thực hiện tốt nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn. Cán bộ lãnh đạo KBNN Phong thổ rất quan tâm công tác này, nhiệm vụ nào cũng đạt hiệu quả cao, cần tổ chức khoa học linh hoạt và sắp xếp bố trí cán bộ, công việc để không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn.
2.2.2. Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới công tác thu NSNN ở KBNN huyện Phong thổ
KBNN Phong thổ là cơ quan tổ chức quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện. Qua kết quả thu NSNN ở các năm đã đánh giá cao khả năng lãnh đạo, sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo KBNN huyện cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong KBNN Phong thổ trong nhiệm vụ thu NSNN. Thông qua việc tổ chức tuyên truyền, đôn đốc thu nộp bằng tiền mặt, chuyển khoản, KBNN quản lý các nguồn thu, điều tiết cho NSNN các cấp không để hiện tượng để lại số thu, chậm nộp, dây dưa tiền thuế, tình trạng NSNN cấp dưới chiếm dụng vốn của NSNN cấp trên... Là một huyện tuy còn gặp nhiều khó khăn song KBNN Phong thổ vẫn cố gắng khắc phục vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bảng số 2.2
BÁO CÁO THU NSNN NĂM 2004 - 2005
Đơn vị tính: Triệu đồng
Diễn giải
Kế hoạch năm 2005
Thực hiện năm 2005
Thực hiện năm 2004
So sánh 05/04
Số tuyệt đối
Số tương đối
Số tuyệt đối
Số tương đối
Số tuyệt đối
Số tương đối
Tổng thu NSNN
56.563
73.891,2
100
64.316,9
100
9.574,3
114,9
1- Thu tại ĐP
7.953
13.122,2
14
12.149,9
15
972,3
115,7
+ Thu NSNN=TM
12.186,2
11.337,9
848,3
107,4
+ Thu NSNN=CK
936
812
124
115,2
2- Thu bổ sung
48.610
60.769
86
52.167
85
8.602
116,4
(Trích số liệu từ báo cáo thu NSNN năm 2004 - 2005 )
Qua bảng báo cáo thu NSNN trên ta thấy tổng thu NSNN năm 2005 tăng 114,9% so với năm 2004. Thu NSNN bằng tiền mặt năm 2005 so với năm 2004 tăng 107,4%. Tổng thu NSNN trên địa bàn huyện Phong thổ năm 2005 (trừ thu bổ sung của ngân sách cấp trên) 13.122,2. triệu đồng. Trong đó thu NSNN bằng tiền mặt là 12.186,2 triệu đồng chiếm 92,8% trong tổng số thu tại địa phương. Số tiền mặt thu được mới chỉ đảm bảo đến 16,4% cho nhu cầu chi trên địa bàn (vì nhu cầu chi phải trông chờ vào trợ cấp của NS cấp trên) để có đủ tiền mặt chi trên địa bàn phải có biện pháp khơi tăng nguồn thu, KBNN Phong thổ đã phối hợp với ngành Thuế bố trí các điểm thu lưu động và cố định để tập trung nhanh các nguồn thu đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu trên địa bàn huyện. Tổng thu NSNN bằng chuyển khoản năm 2005 tăng 115,2 % so với năm 2004. Tuy tỷ lệ tăng năm 2005 so với năm 2004 vẫn còn thấp trong tình trạng nền kinh tế của huyện còn gặp nhiều khó khăn thì con số tăng đó cũng là một sự cố gắng lớn - cơ quan KBNN trực tiếp tiếp nhận các khoản thu nộp NSNN, thực hiện hạch toán thu và phân định số thu cho từng cấp ngân sách theo quy định của pháp luật. KBNN là một chủ thể quản lý, xuất hiện với tư cách độc lập từ ngày 01/04/1990 đã nhanh chóng tham gia vào quản lý vận hành NSNN trong sự phân công của ngành tài chính, cần phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan như cơ quan kế hoạch NSNN (Sở tài chính với cơ quan Thuế , Hải quan và các ban ngành). Để giúp cho việc vận hành NSNN được thuận lợi phải làm sao cho mọi khoản thu (kể cả thu trong nước, thu từ bên ngoài, thu bằng đồng Việt Nam hay bằng ngoại tệ) đều được tập trung nhanh chóng, kịp thời đầy đủ vào KBNN, làm sao để mọi người có nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí đều tự giác tìm đến KBNN để nộp thuế theo thông báo của cơ quan Thu (cơ quan Thuế) tức là người dân các thành phần kinh tế xã hội đều phải đi nộp thuế chứ không phải Nhà nước đi thu thuế như thời gian trước đây mà cơ quan thu vẫn làm, do đó đây cung là hình thức để đổi mới căn bản phương thức thu nộp NSNN qua Kho bạc Nhà nước.
Qua phân tích ở trên ngoài các nhân tố khách quan thì nhân tố chủ quan đó là KBNN Phong thổ là cơ quan trực tiếp tổ chức thu NSNN trên địa bàn huyện Phong thổ ảnh hưởng trực tiếp doanh số thu trong tổng số thu của NSNN.
2.3. Thực trạng công tác quản lý thu NSNN ở KBNN Phong thổ:
Mục đích của việc quản lý thu NSNN là việc tổ chức, đôn đốc thu nhanh, thu đủ thu kịp thời mọi nguồn thu vào NSNN, thực hiện hạch toán kế toán thu và phân định số thu cho từng cấp ngân sách theo quy định của pháp luật để đảm bảo chi tiêu NSNN. Trước đây khi hệ thống KBNN chưa được hình thành thì việc tổ chức công tác thu NSNN do ngành Thuế và Ngân hàng đảm nhận. (ngành Thuế thu trực tiếp, Ngân hàng thu chuyển khoản). Trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, các khoản thu không được tập trung nhanh, đủ, kịp thời vào NSNN, công tác thu trực tiếp do ngành Thuế đảm nhận, hình thức tổ chức được tổ chức theo quy trình khép kín, cơ quan Thuế xác định mức thu, thuế suất rồi tự đôn đốc thu thuế dẫn đến tình trạng xâm chiếm lạm dụng tiền thuế diễn ra phổ biến, làm cho nguồn thu vào NSNN bị chậm trễ, gây thất thoát lớn. Cán bộ thuế còn mất nhiều thời gian đi thu thuế, công việc đôn đốc, kiểm tra thu, tuyên truyền về nghĩa vụ thuế còn nhiều hạn chế. Tình trạng khan hiếm tiền mặt trong các công sở thuộc khối hành chính sự nghiệp luôn xảy ra. Vấn đề thu NSNN bằng tiền mặt càng bức xúc nhằm chi kịp thời cho xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cao một bước cho ngành giáo dục đào tạo, giao thông và y tế. Nhà nước giải quyết vấn đề tiền mặt và bội chi ngân sách trong điều kiện NSNN còn ít và chậm bằng cách vay nợ và phát hành giấy bạc. Tất cả những vấn đề trên đã được khắc phục dần từng bước và bước đầu đã có kết quả khả quan từ khi KBNN ra đời và tham gia vào quá trình thu NSNN.
2.3.1. KBNN tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch NSNN, lập và cụ thể hóa thu NSNN các cấp trên địa bàn.
Là cơ quan trung ương ngành dọc đóng tại địa phương do đó KBNN phải có trách nhiệm tham gia với cơ quan tài chính, tổ chức đồng cấp thu NSNN hàng quý, năm. Căn cứ vào số liệu tổng hợp về thu NSNN quý của các kỳ trước tại KBNN đồng thời tập trung số liệu thống kê phân tích thu NSNN theo các chỉ tiêu chủ yếu, tình hình số liệu thu NSNN của các Bộ ngành chủ quản, các địa phương để phân tích khả năng tiến độ thu tìm ra nguyên nhân chủ quan và khách quan, hoàn thành hay chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch thu NSNN. Đồng thời căn cứ vào đặc điểm tình hình, nhiệm vụ giai đoạn tới để dự kiến khả năng tiến độ thu của kỳ kế hoạch. Từ đó kiến nghị với cơ quan Tài chính sắp xếp, bố trí kế hoạch thu NSNN trên địa bàn cho phù hợp. Xác định các biện pháp khai thác nguồn thu sử dụng nguồn vốn của KBNN để tạm ứng cho ngân sách địa phương.
Trên cơ sở kế hoạch ngân sách do cơ quan Tài chính xây dựng và thông báo KBNN lập và cụ thể hóa kế hoạch thu NSNN theo từng cấp trên địa bàn, mỗi một đơn vị KBNN phải xác định được số các khoản thu chủ yếu của NSNN trên mỗi địa bàn quản lý. Làm căn cứ để xây dựng kế hoạch thu ngân sách cho phù hợp. Kế hoạch thu ngân sách phải dựa trên của cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế, số liệu về thu qua KBNN của các kỳ trước để xác định số thu.
Nhưng thực tế hiện tại cơ quan Tài chính lập kế hoạch chi ngân sách Nhà nước, cơ quan Thuế xây dựng kế hoạch thu NSNN, KBNN chưa được tham gia trong lĩnh vực này vì chưa có đủ quyền hạn và trách nhiệm để quản lý từng khâu nghiệp vụ. Mỗi cơ quan có những sự độc lập tương đối về chức năng và nhất là về nhiệm vụ được chế định hóa theo quy chế của Nhà nước, xét thấy nếu có sự phối kết hợp giữa các cơ quan Kho bạc Nhà nước với cơ quan Thuế, cơ quan Tài chính đảm bảo điều kiện và khả năng của từng cơ cấu có sự chỉ đạo thống nhất của chính quyền địa phương thì sẽ phát huy tối đa được sức mạnh riêng có của từng ngành, mới đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Trong xây dựng kế hoạch thu NSNN, với tâm lý của người làm kế hoạch bao giờ cũng muốn xây dựng kế hoạch thấp để có cơ sở phấn đấu đạt được hoặc điều chỉnh vượt lên chút ít thì đó lại là một thành tích lớn. Hơn nữa nếu phấn đấu thu năm nay cao hơn thì năm sau sẽ ra chỉ tiêu cao hơn nữa, như vậy khó có thể thực hiện được. Vì vậy chính quyền các cấp phải coi ba bộ phận Tài chính, Thuế, KBNN là công cụ quản lý, tham mưu của mình có biện pháp sử dụng công cụ này một cách nhạy bén và thực hiện thống nhất để phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm khơi tăng nguồn thu trên địa bàn.
2.3.2. KBNN tổ chức quản lý tập trung các nguồn thu NSNN.
Với chức năng nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao. Do vậy Tất cả các khoản thu NSNN đều được nộp vào KBNN thông qua hệ thống KBNN. KBNN thực hiện tiếp nhận, tập trung các khoản thu vào KBNN theo lệnh của người chuẩn thu đó là cơ quan Thuế, cơ quan Tài chính. Nội dung của việc tổ chức thu trên địa bàn huyện Phong thổ, KBNN Phong thổ kết hợp với cơ quan Tài chính đồng cấp, cơ quan Thuế tổ chức tập trung nhanh các khoản thu cho NSNN bằng tiền mặt và bằng chuyển khoản. Kiểm tra đối chiếu với cơ quan Thuế về số tiền thực nộp. KBNN tổ chức các điểm thu cố định và thu lưu động trực tiếp thu tiền vào KBNN.
Bên cạnh việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao KBNN còn tham gia với cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế, các cấp xây dựng kế hoạch ngân sách hàng năm. Về việc tổ chức thực hiện thu ngân sách, KBNN Phong thổ đã phối kết hợp với chi Cục thuế, phân loại nguồn thu, đối tượng thu, địa bàn thu. Trên cơ sở đó tổ chức bố trí mạng lưới thu thuế phù hợp với các đối tượng nộp thuế, phù hợp với đối tượng, đặc điểm, tính chất của từng nguồn thu. Cải tiến từng bước quy trình thu nộp, tổ chức và triển khai các điểm thu lưu động ở các đầu mối giao lưu kinh tế. KBNN đã cùng cơ quan Thuế thông báo thời gian làm việc, bố trí cán bộ và phương tiện tổ chức thu ngoài giờ, ngày lễ, ngày chủ nhật đảm bảo thu nhanh kịp thời ngay trong ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế không phải chờ đợi, từng bước mở rộng phạm vi thu thuế trực tiếp qua KBNN để tập trung nhanh kịp thời nguồn thu vào NSNN.
Qua hơn 15 năm đi vào hoạt động KBNN Phong thổ với nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách của mình đã góp phần thực hiện tốt chủ trương đường lối phát triển kinh tế do Đại hội Tỉnh Đảng bộ, huyện Đảng bộ đề ra, đã từng bước góp phần đưa nền kinh tế của huyện có bước phát triển theo xu hướng phát triển chung của tỉnh. Công tác quản lý thu đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện, thực sự trở thành công cụ đắc lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, góp phần khẳng định vị trí, vai trò của hệ thống Kho bạc Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên cùng với các bước phát triển chung của toàn ngành bên cạnh những thuận lợi Kho bạc Nhà nước Phong thổ những năm qua còn gặp không ít những khó khăn .Song bằng sự cố gắng và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên đã đạt được một số thành tích nhất định do cải tiến quy trình thu trực tiếp qua KBNN, cải tiến chế độ kế toán thu (về thủ tục hạch toán) từng bước áp dụng tin học trong việc tổng hợp số thu triệt để khai thác thu bằng tiền mặt đồng thời kết hợp với ngành Ngân hàng cải tiến khâu điều hòa tiền mặt và thanh toán... nên việc thu NSNN các cấp đạt được kết quả đáng kể.
* Thu NSNN bằng tiền mặt:
Thu NSNN bằng tiền mặt thông qua việc thu tiền thuế từ cơ quan Thuế và thu tiền mặt do triển khai công tác thu trực tiếp đến các đối tượng nộp thuế của KBNN. Dựa trên kế hoạch chính thức thông báo thu NSNN có chia ra quý năm của cơ quan Tài chính và sổ bộ thuế, kế hoạch thu của cơ quan Thuế, KBNN phải nắm chắc các khoản thu trong kế hoạch, tính chất đặc điểm các khoản thu từ đó khai thác nguồn thu vào NSNN bằng tiền mặt. Xem xét đặc điểm các hoạt động của các chủ thể nộp thuế để tổ chức thành các địa điểm thu cố định hay lưu động tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế. Thu NSNN bằng tiền mặt ở KBNN Phong thổ chủ yếu thu từ k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1538.doc