Đề tài Một số hình thức xây dựng bố cục trong tranh của hội họa Việt Nam

- Tác phẩm: "Thuyền trên sông Hương" - tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân, ở bức tranh này tác giả đã diễn tả những con thuyền: Cái xa, cái gần tạo nên một phối cảnh làm cho không gian trên sông Hương xa tít tắp. Một con thuyền đơn lẻ giữa dòng sông đang bươn trải với cuộc sống sông nước, tưởng như một mảng phụ nhưng lại là nội dung chính của bức tranh.

- Tác phẩm: "Tát nước đồng chiêm"- tranh sơn dầu của Trần Văn Cẩn. Trong bức tranh này, các nhân vật được bố cục theo dạng hình tháp, nhưng cách diễn tả các dáng người tát nước theo phối cảnh không gian (bố cục phổ thông) xa gần, tạo thành một đường lượn mềm mại gây sự uyển chuyển trong bức tranh. Nhịp điệu và không gian trong tranh như điệu múa, như những bài hát dân ca quen thuộc gần gũi với cuộc sống đồng quê.

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10366 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số hình thức xây dựng bố cục trong tranh của hội họa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thuật không ngừng phát triển và không có đích để dừng, bởi vậy một bức tranh đẹp luôn được khai thác ở nhiều phong cách đa dạng với nhiều lối cảm thụ khác nhau. Vì vậy cái đẹp trong mỗi tác phẩm hội họa không chỉ được xây dựng bằng những đường nét hình thể mà còn phải được xây dựng bằng các hình thức bố cục hợp lí để gây hiệu quả thẩm mĩ. Mỗi họa sĩ có cách xây dựng bố cục theo lối riêng của mình thông qua ý niệm thẩm mĩ và năng lực sáng tạo nghệ thuật. Thông qua quá trình học tập, lao động liên quan đến bộ môn mĩ thuật, qua tìm hiểu các tác phẩm tranh của các họa sĩ Việt nam và thế giới chúng ta cũng đã phần nào hiểu được về ngôn ngữ của hội họa trong đó có bố cục. Nhưng những hiểu biết đó của chúng ta còn chưa sâu. Vì vậy để hiểu được rõ hơn giá trị nghệ thuật của các tác phẩm tranh và để có thể hiểu về các hình thức sắp xếp bố cục, tôi quyết định đi tìm hiểu “Một số hình thức xây dựng bố cục trong tranh của hội họa Việt Nam" tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp các thầy cô giáo để bài viết của tôi được hoàn chỉnh và đầy đủ hơn. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu các hình thức bố cục trong các tác phẩm tranh của các họa sĩ Việt Nam Rút ra phương pháp xây dựng bố cục chung nhất cho bản thân. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu: Bố cục trong tranh của các họa sĩ Việt Nam 2. Phạm vi nghiên cứu: Các tác phẩm mĩ thuật trong tranh của các họa sĩ Việt Nam SGK lớp 3,4,5 Tài liệu tham khảo: Giáo trình bố cục - nhà xuất bản đại học sư phạm IV. Phương pháp nghiên cứu Sau khi quyết định nghiên cứu đề tài, tôi lập kế hoạch chuẩn bị: - Đọc tài liệu - Sưu tầm tranh Sau khi đọc tài liệu nghiên cứu, tôi phân tích và tổng hợp lại những vấn đề có liên quan đến đề tài thành một hệ thống kiến thức để nắm bắt được nội dung cơ bản, hiểu sâu sắc về đề nội dung đề tài và tôi đã sử dụng lồng ghép các phương pháp sau đây: - Phương pháp quan sát - Phương pháp phân tích - phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp so sánh. V. Dự kiến những đóng góp của đề tài: Sau khi nghiên cứu đề tài này có thể giúp người đọc hiểu hơn về các hình thức bố cục và có thể vận dụng những kiến thức này vào việc vẽ tranh. VI. Bố cục của đề tài. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận của đề tài thì bài tiểu luận của tôi gồm những phần như sau: - Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đề tài + Khái niệm vế bố cục + Một số hình thức bố cục - Phương pháp xây dựng bố cục B. Phần nội dung I. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đề tài. 1. Khái niệm chung về bố cục trong hội họa Bố cục trong hội họa là sự tổng hòa các yếu tố tạo hình như: đường nét, hình khối đậm nhạt, màu sắc...sắp xếp chúng trong một khuôn khổ nhất định của một bức tranh thông qua cảm xúc của người họa sỹ để tạo ra một giải pháp hợp lí , nêu bật được nội dung chủ đề của một bức tranh. Nói một cách khác, bố cục là phương pháp tìm tòi, xác định cách biểu đạt thích hợp nhất cho một nội dung tranh có trong ý đồ của tác giả. Cách sắp xếp bố cục của mỗi tác giả có thể khác nhau tùy thuộc vàu chủ đề của tranh và sự cần thiết phải sắp xếp thế nào cho hợp lí, cân đối và đẹp mắt. Ví dụ: Cùng một chủ đề nông nghiệp nhưng mỗi họa sĩ lại có cách sắp xếp bố cục khác nhau nhưng suy tới cùng là hiệu quả thẩm mĩ . Điều này phụ thuộc vào tài năng và sức sáng tạo của mỗi người. Trong sáng tạo nghệ thuật, khâu sắp xếp bố cục chung quyết định đầu tiên và cơ bản sự thành công của tác phẩm nghệ thuật đó. Nói cách khác bố cục là sự tổng hòa các yếu tố tạo hình trên bề mặt khuôn khổ bức tranh thông qua sự diễn tả, phối hợp điều hòa của người nghệ sỹ tạo ra sự biểu cảm của tác phẩm hội họa và truyền đạt trực tiếp tới thị giác người xem. Bố cục tranh cần có yêu cầu gì? Sau đây là một số yêu cầu khi làm bố cục tranh: - Mảng chính, mảng phụ: + Mảng chính là mảng chủ đạo, là trọng tâm của bức tranh và được diễn tả một cách sâu sắc, rõ nét. + Mảng phụ là những mảng hình dạng khác nhau có tác dụng làm phụ trợ cân bằng cho mảng chính. Khi vẽ một bức tranh đông người hay ít người cần phải có sự sắp xếp mảng chính và mảng phụ, nhóm chính, nhóm phụ sao cho cân đối, hợp lí. 2. Một số hình thức bố cục a) Bố cục hình tròn: Bố cục hình tròn là dạng bố cục cơ bản, nói đến hình tròn chúng ta hiểu rằng nó là bố cục trọng tâm xoay tròn tạo cảm giác tập trung và hình tượng và nhân vật điển hình. Tất cả mọi chi tiết đều được tập trung, quy tụ tạo cho bố cục một dạng đồng nhất chặt chẽ và trọn vẹn. Mảng chính, mảng phụ phải đồng nhất nhằm nêu bật chủ đề chính. Loại bố cục dạng hình tròn tạo cảm giác mềm mại, nhịp nhàng, uyển chuyển giữa các mảng hình và toàn bộ bức tranh. Vì bản chất của hình tròn gợi lên sự vận động, tạo nên sự nhịp nhàng, nhịp điệu mang tính tuần hoàn, gắn bó do đường cong mềm mại tạo nên. - Một số hoạ sĩ Việt Nam đã rất thành công trong việc cải thiện tác phẩm của mình bằng hình thức bố cục này như bức tranh "Hoà bình" của hoạ sĩ Nguyễn Khang, họa sĩ Nguyễn Phan Chánh với bức "Bữa cơm ngày mùa" - chất liệu lụa. - Bức tranh "Hoà bình" của hoạ sĩ Nguyễn Khang diễn tả bốn cô gái đại diện cho các dân tộc, các màu da trên trái đất được bố cục uốn lượn chặt chẽ thành một hình tròn khăng khít với nhau trong một khuôn khổ hình vuông chắc chắn nhưng sinh động và mềm mại. Nhìn vào bức tranh ta thấy ngay sự nhịp nhàng, uyển chuyển bởi những đường nét mềm mại, uốn cong của các cô gái và hoạ tiết trong tranh. Những đường lượn nối tiếp nhau tạo thành một bố cục hình tròn thật sinh động. Tất cả như giao hoà với nhau, kết nối với nhau không hề đứt đoạn, những hoạ tiết hoa lá, chim muông làm nền cho bức tranh tạo nên bố cục chặt chẽ, sinh động. - Bức tranh "Bữa cơm ngày mùa thắng lợi" của Nguyễn Phan Chánh. Bức tranh miêu tả bữa cơm đầm ấm của một gia đình. Ta thấy đang vào ngày mùa nên bữa cơm có vẻ đông vui, tất cả các nhân vật quây quần bên mâm cơm tạo thành bố cục hình tròn. ở đây ta thấy tác giả sử dụng đường nét uốn lượn theo nhịp điệu nên có sự khép kín và cũng tạo cho hình tròn sự uyển chuyển, mềm mại. Các hình ảnh phụ tạo cho bức tranh thêm chặt chẽ và cũng làm nổi rõ ý đồ của tác giả: vui mừng trước sự thắng lợi của nhân dân ta. b) Bố cục hình tháp Bố cục hình tháp còn gọi là bố cục tam giác. Dạng bố cục này gây ý niệm về sự chắc chắn, vững chãi, tin tưởng, khoẻ khoắn. Đây là dạng bố cục được áp dụng từ thời cổ đến nay. Bố cục hình tháp không chỉ gây cảm giác chắc khoẻ mà còn có hiệu quả cao để tạo nên được một bố cục chặt chẽ, hài hoà. Trong tác phẩm của các hoạ sĩ Việt Nam, nhiều hoạ sĩ đã sử dụng có hiệu quả loại hình bố cục này như: - Tác phẩm "hai thiếu nữ và em bé" của Tô Ngọc Vân bằng chất liệu sơn dầu, sáng tác năm 1944 có bố cục hình tháp với sắc vàng úa, gương mặt cô chị phía trên là đỉnh tháp lộ vẻ man mác buồn nhìn xuống cô em và đứa bé, tay đang cầm đoá phù dung với triết lí "Sớm nở tối tàn". Cây hoa phù dung và chiếc mành che lửng cũng có tiếng nói riêng để phụ hoạ cho bố cục và nội dung tranh. - Bức tranh "Nghỉ chân bên đồi"- tranh sơn mài của Tô Ngọc Vân. Bức tranh vẽ cảnh các nhân vật là các chiến sĩ, người nông dân, cô gái Thái đang ngồi nghỉ chân bên đồi. Tác giả đặt ba dáng người ngồi thoải mái trong tư thế nghỉ ngơi. Phía xa một con ngựa đang gặm cỏ bên những cây cọ. Như vậy, mảng chính là hình tháp, mảng phụ là một hình chữ nhật tạo cảm giác bình yên. Ngoài ra với sự sắp xếp bố cục tài tình, một bên là anh chiến sĩ, một bên là cô gái Thái và người nông dân nhưng nhờ sự phối màu, mảng nét tác giả đã làm cân đối lại làm cho bức tranh không bị lệch, mặt khác màu sắc của hai nhân vật (cô gái và anh chiến sĩ) đậm hơn ở dưới góc của tam giác càng tạo nên cho bức tranh vẻ vững chắc, cân đối, hài hoà. c) Bố cục hình vuông, hình chữ nhật Hình vuông và hình chữ nhật có chứa đựng các yếu tố ngang bằng, xổ thẳng, bốn phương, tám hướng trong một phạm vi hữu hạn. Nó có ý nghĩa cân xứng, tĩnh, nghiêm chỉnh, là cơ sở cho tính cách đời người hữu hạn, có trên dưới, ngay ngắn, phải trái, vuông vức, đều đặn,... nhưng tĩnh. Nó trái ngược với hình tròn là tuần hoàn, không phân biệt rạch ròi trên dưới, trái phải, chỉ lấy tâm quay làm trọng cho cái động tuần hoàn. Tính chất của hình vuông chỉ ngầm chứa trong hình tròn qua tính chất thời điểm của thời gian. Bố cục theo hình vuông, hình chữ nhật được các nghệ sĩ sử dụng, sắp xếp hình thể đồng dạng vào tranh. Nó vừa có tính chất nhắc lại cái tính khái quát của khuôn hình tranh vừa mang ý nghĩa nhấn đậm cho tính chất tổ chức của con người. Nó có tôn ti trật tự, có trên dưới, trái phải, ngay thẳng, cân bằng. Nó phù hợp với các loại đề tài đề cao tính tổ chức xã hội con người, tính sáng tạo riêng biệt của người, tính nhân văn. - Các hoạ sĩ Việt Nam cũng có nhiều bức tranh đẹp và thành công với bố cục theo hình vuông và hình chữ nhật như tranh khắc gỗ "Bình dân học vụ" của Trần Văn Cẩn, "Đánh bi" của Nguyễn Phàm, "Điệu múa cổ" của Nguyễn Tư Nghiêm,... - Tác phẩm "Điệu múa cổ' - tranh sơn mài của Nguyễn Tư Nghiêm. Trong tranh tác giả dùng những đường thẳng, đường cong, các hình chữ nhật, hình vuông nhỏ, hoạ sĩ đã cho mảng khối đường nét ấy "múa" trong tranh. Những nét vẽ được ông sắp xếp một cách trật tự, duyên dáng, sống động. - Trong tranh dân gian Việt Nam, người nghệ sĩ đã khai thác triệt để việc pha trộn hài hoà giữa các hình thể trong bố cục hình vuông, hình chữ nhật. Những khuôn hình nhỏ được xếp đặt một cách hài hoà với những đường cong mang tính khái quát tạo nên những bố cục hình chữ nhật đầy biểu cảm. Ví dụ: tranh "Chọi trâu", "Đi săn", "Gà đàn", "Lợn đàn", ... d) Bố cục nhịp điệu Bố cục theo nhịp điệu là cách vẽ quen thuộc của người hoạ sĩ mẫn cảm với quy luật tự nhiên của cuộc sống. Sự tuần hoàn, quy luật của tự nhiên có trong sóng biển, tuần trăng, ngày đêm, cách đồng lúa rập rờn trước gió,...Những nhịp điệu phong phú của sự sống tự nhiên và con người ấy đã nằm sâu trong tiềm thức lẫn thói quen vận động tự nhiên của con người. Trong hội hoạ, kiến trúc và điêu khắc, nhịp điệu được cô đọng trong yên lặng nhưng nó vẫn nhịp nhàng trong tiềm thức, trong cái nhìn gắn chặt với tình cảm hồn nhiên của con người. - Bản thân nhịp điệu là nội dung của cuộc sống và nó đã được các nghệ sỹ đưa nó vào trong các tác phẩm hội hoạ của mình. Trong tranh khắc gỗ dân gian Việt nam, các bức tranh như Bà Triệu cưỡi voi, từ bố cục chung đến việc thể hiện các uốn lượn nhịp nhàng của dải lụa,của đôi tay và cả dáng điệu con voi cũng tạo nên sự uyển chuyển như một điệu múa rất sống động. - Trong bức tứ bình "Tố nữ" - tranh Hàng Trống, ở bức tranh này người nghệ sỹ đã thể hiện tranh với những nhịp điệu của hình thể, của thế tay, của sự chuyển nhịp với các nhạc cụ khác nhau. dù ở thế nào thì đều tạo được nhịp điệu duyên dáng, tao nhã bằng bố cục đường nét và màu sắc. - Trong tranh hiện đại, các hoạ sỹ cũng đã thể hiện tác phẩm của mình bằng những nhịp điệu uyển chuyển. Bức tranh sơn dầu "Thiếu nữ bên hoa huệ" của hoạ sỹ Tô Ngọc Vân, bức tranh "Hạnh phúc"- tác phẩm phù điêu của hoạ sỹ Phạm Gia Giang, tác phẩm "Gội đầu" của Trần Văn Cẩn và nhiều bức tranh của hoạ sỹ Việt Nam khác đã được tạo nhịp điệu sinh động bằng bố cục cho dáng thế động tác của các nhân vật trong tranh cùng đường nét màu sắc đậm nhạt tạo nên những đường lượn hết sức điêu luyện. - Trong tác phẩm "Thiếu nữ bên hoa huệ" của Tô Ngọc Vân, đưường lượn của hai cánh tay, một vén tóc, một nâng bông hoa huệ. Thiếu nữ nghiêng đầu nhìn ngắm trong tư thế chuyển động, thoảng qua. Với đướng nét, mảng khối, ánh sáng và màu sắc đem lại cho bức tranh một bố cục tuyệt vời. - Trong tác phẩm "Gội đầu", - tranh khắc gỗ của Trần Văn Cẩn, tác gỉa diễn tả thân hình mềm mại của cô gái với nhịp điệu đường nét của mái tóc, của nếp quần áo, của chiếc thắt lưng bao hài hoà với nhịp điệu của hai cánh tay trần tuyệt mĩ. đây là bức tranh có nhịp điệu của vẻ thuần thiết. e) Bố cục đối lập Theo như các nhà triết học của phương đông thì đối lập nó vừa là sự đối lập, vừa là là sự chuyển hoá sang nhau để rồi lại hoàn nguyên. Như vậy các cặp đối lập vốn là một mà thành hai, nhưng có lúc lại hài hoà, lúc lại chống phá nhau và có lúc lại trở về cội nguồn là một gốc. Đây là bố cục mà các hoạ sỹ, nhà điêu khắc...hay sử dụng. Đó là các cặp đối lập như ngang - dọc, cao - thấp, to - nhỏ, dài - ngắn, đen - trắng, xanh - đỏ, thô - mịn, cong lên - úp xuống, mạnh - yếu, trong - đục...làm mặt trội cho bố cục. - Trên thế giới đã có nhiều hoạ sỹ sử dụng hình thức bố cục này như PiCat Xô, Xêdan..Trong hội hoạ, điêu khắc ở Việt Nam, các hoạ sỹ cũng đã sử dụng hình thức bố cục này rất thành công như Lê Tiến, Vũ Ngọc Thành, Tô Liên... - Bức tranh lụa "Thiếu nữ" của Tô Liên đã sử dụng đối lập bề nghiêng của đầu và chân, tóc và quần làm khuynh hướng cho bố cục tranh. ở đây yếu tố đối lập được được tạo trong nhịp điệu tuần hoàn, nhịp điệu chu kỳ. Nó vừa là đối lập, vừa là nhịp điệu nên người ta cảm nhận thấy cái quy luật của sự sống vừa được tái hiện ở hình thể con người vừa được thể hiện bằng tính khái quát. - Khuynh hướng đối lập được các nghệ sỹ sử dụng phong phú và đa dạng cả ở sắc màu, độ trong đục, cái vươn lên, cái suy tàn. Trong tác phẩm điêu khắc "Xiếc "của Lê Tiến , hình tượng hai em bé là một bố cục có khả năng biểu tả và chọn hình thể là cái cụ thể và cả cái khái quát. ý nghĩa của nó là sự nâng đỡ, niềm vui. g) Bố cục theo phối cảnh Bố cục theo phối cảnh là dạng bố cục phổ thông nhất mà mọi người thường quen sử dụng từ trước đến nay. Bố cục được áp dụng theo luật xa gần, tức là những nhân vật phía trước thể hiện to và rõ cả về hình khối và màu sắc. càng ở xa càng nhỏ dần và mờ hơn. đây cũng là cách thể hiện tranh của trường phái cổ điển và hiện thực. Tranh bố cục theo phối cảnh, mọi nhân vật, hình thể đều chịu sự chi phối của đường tầm mắt, luật xa gần và tác động của một chiều ánh sáng. Trong khi sử dụng hình thức bố cục này ta có thể kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt nhiều loại hình bố cục khác như hình tròn, hình vuông...trong một bức tranh. Nhưng dù vẽ theo hình thức nào thì mục đích cuối cùng là đạt được hiệu quả thẩm mĩ về nội dung và hình thức. Bố cục theo phối cảnh thường được dàn dựng và sắp xếp trên khung cảnh nhất định. Có thể người là chính, cảnh là phụ nhưng người và cảnh đều phải hài hoà trong không gian. Nói một cách đơn giản, nghệ thuật phối cảnh là thể hiện hình khối của mọi vật và không gian ba chiều theo sự nhìn thấy của chúng ta. Chúng ta nhìn thấy thế giới theo luật phối cảnh các vật thể có vẻ nhỏ hơn khi chúng ta đứng lùi ra xa. - Ví dụ: Một hàng cột điện, một con đường, một đường ray xe lửa...khi ở vị trí chân ta thì rộng và cao, to. Càng xa dần ta thấy nó mờ, nhỏ hơn và như hội tụ thành một điểm ở phía xa. Tất nhiên ta chỉ thấy thế khi nhìn theo phối cảnh không gian. - Tranh của các hoạ sỹ Việt Nam qua nhiều thế hệ vẫn thể hiện theo hình thức bố cục phối cảnh và có thể kết hợp với những hình thức bố cục khác như: "Thuyền trên sông Hương" của Tô Ngọc Vân, "Tát nước đồng chiêm" của Trần Văn Cẩn, "Du kích tập bắn" của Nguyễn Đỗ Cung, "Cảnh nông thôn" của Nguyễn Tiến Chung, "Phố Cổ" của Bùi Xuân Phái... - Tác phẩm: "Thuyền trên sông Hương" - tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân, ở bức tranh này tác giả đã diễn tả những con thuyền: Cái xa, cái gần tạo nên một phối cảnh làm cho không gian trên sông Hương xa tít tắp. Một con thuyền đơn lẻ giữa dòng sông đang bươn trải với cuộc sống sông nước, tưởng như một mảng phụ nhưng lại là nội dung chính của bức tranh. - Tác phẩm: "Tát nước đồng chiêm"- tranh sơn dầu của Trần Văn Cẩn. Trong bức tranh này, các nhân vật được bố cục theo dạng hình tháp, nhưng cách diễn tả các dáng người tát nước theo phối cảnh không gian (bố cục phổ thông) xa gần, tạo thành một đường lượn mềm mại gây sự uyển chuyển trong bức tranh. Nhịp điệu và không gian trong tranh như điệu múa, như những bài hát dân ca quen thuộc gần gũi với cuộc sống đồng quê. - Ngoài các hình thức bố cục chính trên ta còn gặp các hình thức bố cục của tranh dân gian Việt Nam. các nghệ nhân khi làm tranh với các bản khắc họ đã chú ý rất nhiều đến cách sắp xếp bố cục. Nhưng cách bố cục trong tranh dân gian có khác với cách bố cục nêu trên không? Trên thực tế, trong trang dân gian có nhiều cách bố cục khác nhau. Có những bức tranh áp dụng bố cục như : Bố cục tam giác như "Bà Triệu"- tranh Đông Hồ; bố cục hình tròn như: "Hứng dừa" , "Đánh Ghen"- tranh Đông Hồ; bố cục hình vuông, hình chữ nhật như : "Gà đàn", "Lơn đàn"- tranh Đông Hồ; bố cục nhịp điệu như: "Cá chép trông trăng" - tranh Hàng Trống...ngoài ra tranh dân gian còn có hình thức bố cục khác như trong bức tranh: "Đám cưới chuột". Trong bức tranh này tác giả bố cục tranh theo lối ước lệ đồng hiện. Bức tranh được tác giả chia ra làm hai phần diễn tả hai hoạt động khác nhau nhưng có liên quan đến nhau. Phần trên diễn tả họ nhà chuột mang lễ vật cống cho Mèo, phần dưới diễn tả đám rước linh đình, vui vẻ. Tác giả bố cục theo lối dàn đều trên mặt tranh nhưng với việc sử dụng những đường lượn linh hoạt tạo nhịp điệu nên bức tranh không nhàm chán mà sinh động, vui nhộn. Sự bài trí bố cục tài tình hơn nữa ở chỗ tác giả diễn tả bố cục chật. Con chuột cuối cùng bị cắt một phần ý nói đằng sau nó vần còn tiếp tục nữa. * Dưới đây là một số tác phẩm tranh, điêu khắc của các họa sỹ Việt Nam và tranh dân gian Việt Nam minh họa cho các hình thức bố cục nêu trên. Tranh "Hòa bình" - chất liệu Sơn dầu của họa sỹ Nguyễn Khang Tranh "Bữa cơm mùa thắng lợi" - chất liệu Lụa của họa sỹ nguyễn Phan Chánh Tranh "Hai thiếu nữ và em bé" - chất liệu sơn dầu của họa sỹ Tô Ngọc Vân. Tranh "Nghỉ chân bên đồi" - chất liệu sơn dầu của họa sỹ Tô Ngọc Vân Tranh "Điệu múa cổ" - sơn mài của họa sỹ Nguyễn Tư Nghiêm. Tranh "Tố nữ" - tranh dân gian Hàng Trống Tranh "Gội đầu " - tranh khắc gỗ của họa sỹ Trần Văn Cẩn Tranh "Thuyền trên sông Hương"- chất liệu sơn dầu của họa sỹ Tô Ngọc Vân II. Phương pháp xây dựng bố cục Hiểu được các hình thức xây dựng bố cục trên, ta thấy các hoạ sỹ Việt Nam rất tài tình trong việc xây dựng cho tác phẩm của mình một hình thức bố cục riêng, Trong đó có sự kết hợp của các hình thức bố cục cơ bản cộng với sự sáng tạo của mình, họ đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Để xây dựng được một bố cục, chúng ta không chỉ hiểu về các hình thức đó mà chúng ta cần kết hợp linh hoạt các hình thức bố cục khác nhau cộng với tài năng sáng tạo của chính bản thân mình để có được một bức tranh đẹp. Để tổng hợp các vấn đề đặt ra cho việc nghiên cứu xây dựng bố cục tranh chúng ta cần có những yêu cầu sau: - Không vi phạm (trừ trường hợp cố tình) những lỗi về hài hoà tỷ lệ với khung tranh. Mọi hình thể đưa vào trong tranh phải được cân nhắc về số lượng, tỉ lệ theo nội dung cần thiết nhất mình định nói, không nên thiếu và không thừa. - Hình tượng đưa vào trong tranh phải được cân nhắc tính toán để nó nói hết ý của tác giả. Điều này còn phụ thuộc vào cá nhân tác giả. Có người nói ít mà dễ hiểu, có người lại nói bằng thể châm biếng hoặc dí dỏm. Nhưng dù cách nào cũng phải ở dạng vừa đủ theo chủ đề của mình. Có người vẽ rất nhiều hình thể mà không phải là thừa, có người vẽ ít nhưng cũng không thiếu. Trong sắp xếp bố cục cần cân nhắc sao cho bố cục đó có sự vững chãi. Để có một bố cục đẹp ta cần thực hiện có hiệu quả các bước sau đây: 1. Chon nội dung chủ đề. Nội dung tức là vẽ cái gì? phản ánh vấn đề gì? Nghiên cứu lựa chọn nội dung chủ đề trứơc khi vẽ một đề tài nào đó, trước hết ta cần có cảm xúc, những rung động nhất định về đề tài đó, tìm được trong nội dung đó những cái đẹp bản chất. đề tài của tranh thường rất nhiều và rộng. Dù trong một lĩnh vực lớn hay nhỏ mọi khía cạnh của đề tài đều có thể khai thác được nhiều chi tiết để thể hiện. Chủ đề một bức tranh tức là diễn đạt một vấn đề cụ thể nào đó. Ví dụ: đề tài lao động thì lại có rất nhiều chủ đề nhỏ: Gặt lúa, cuốc đất, làm cầu, xây dựng...sau khi chọn được nội dung chủ đề cụ thể người hoạ sỹ bắt tay vào xây dựng bố cục. 2. Tìm tư liệu để xây dựng bố cục tranh Trên cơ sở đã xác định, ta đi tìm tư liệu để xây dựng bố cục, chủ yếu là hoạt động của con người, con vật và cảnh vật thiên nhiên. Vì vây khi khi đi tìm tư liệu ta đi thực tế để ký hoạ trực tiếp cảnh thực, người thực, có thể qua phim ảnh, sách báo..Khi ký hoạ ta chú ý tới từng hoạt động của con người với các tư thế, hành động, cử chỉ, thái độ của đối tượng và cũng cần chú ý tới các yếu tố phục vụ hoạt động đó như dụng cụ làm việc, cảnh vật xung quanh, thời gian, địa điểm...Trên cơ sở đó ta chọn lọc những hình ảnh đẹp sau đó xây dựng thành bố cục. Có thể ngoài thực tế các nhân vật đứng lộn xôn nhưng ta cũng có thể sắp xếp thành những nhóm người, tạo ra sự hài hoà cân đối, thuận mắt mà không lỏng lẻo, khô cứng... - Ví dụ: Trong tác phẩm "Tát nước đồng chiêm" Trần văn Cẩn đã xây dựng hoạt động con người rất sinh động, mỗi người một tư thế động tác, dáng vẻ khác nhau tạo nên sự đông vui nhộn nhịp, khí thế trong tác phẩm. Tất cả các dáng vẻ đó đều được tác giả ghi chép từ thực tế sau đó sắp xép thành bố cục tranh. 3. Xây dựng hình tượng nhân vật. Tuỳ vào đối tượng và nội dung đề tài định diễn tả để xây dựng hình tượng nhân vật trong bố cục tranh. Trong xây dựng hình tượng các nhân vật cần có đặc điểm, tính cách riêng như: thể hiện người nông dân phải chất phát, vạm vỡ, chắc khoẻ chứ không thể gầy gò ốm yếu. Ngược lại cũng không thể diễn tả người thiếu nữ với thân hình cục mịch, thô kệch. - Ví dụ: Trong bức tranh "Lớp học ban đêm" của hoạ sỹ Nguyễn Sáng, tác giả khắc hoạ những người công nhân cần cù chất phát đang cố gắng rất lớn trong việc học chữ vào ban đêm. Với cách diễn tả vững chắc biểu hiện những cơ thể khoẻ mạnh và những cánh tay gân guốc, những nét mặy căng thẳng đang chăm chú vào những trang sách của mình. 4. Lựa chọn hình thức bố cục. Có nhiều hình thức bố cục và mảng hình khác nhau. Sau khi đã có chủ đề cụ thể theo một đề tài nào đó, có đầy đủ tư liệu, có hình tượng nội dung để xây dựng bố cục tranh ta cần xác định hình thức bố cục. Cách sắp xếp nhân vật trọng tâm đặt ở vị trí nào? Gồm mấy nhân vật? Các nhân vật phải được sắp xếp theo mảng chính, mảng phụ làm sao để tạo nên một thể thống nhất hợp lí. Khi bố trí các hình mảng phải phối hợp sao cho tạo được bố cục độc đáo, không dễ dãi, nhàm chán mà phải có cái riêng của mình, cái riêng của chủ đề. Tuy nhiên việc chọn lựa theo hình thức nào là tuỳ thuộc vào hình tượng và chủ đề nội dung, tuỳ thuộc vào sự tìm tòi sáng tạo của người vẽ. Ta có thể chọn một hình thức nào đó hoặc phối hợp nhiều hình thức với nhau để tạo ra một bố cục tối ưu. - Ví dụ: Bức tranh "Tát nước đồng chiêm" của hoạ sỹ Trần Văn Cẩn, trên cơ sở tư liệu và cảm nhận trước vẻ đẹp thiên nhiên của cánh đồng quê hương, hoạ sỹ muốn diễn tả một không khí sôi động , rộn ràng, mênh mông, bát ngát nên đã chọn hình thức theo phối cảnh phổ thông có xa, có gần. Nhân vật chính là một nhóm người được tác giả sắp xếp bố cục theo dạng hình tháp không cứng nhắc mà uyển chuyển một cách tài tình đã tạo nên sự hài hoà giữa các mảng màu, giữa cảnh trí và con người trong tranh. 5. Tìm phác thảo bố cục. Khi đã có đầy đủ các yếu tố cần thiết để xây dựng, sáng tác một bố cục tranh theo chủ đề nội dung đã được xác định, ta cần dành nhiều thời gian, tình cảm và trí tuệ để suy nghĩ, sắp xếp bố cục hình mảng con người và cảnh vật sao cho đẹp, hợp lí và rõ ý. Nêu bật được nội dung chủ đề một cách sâu sắc nhất. Đó là tìm phác thảo bố cục. Trong quá trình tìm phác thảo bố cục (thường ở khổ giấy nhỏ) luôn phải tìm phác thảo theo nhiều dạng, nhiều góc độ khác nhau. Phải vẽ nhiều phác thảo bố cục với sự sắp xếp đơn giản trước. Tức là thử đặt hình mảng người, cảnh vật bằng các mảng đậm nhạt, to nhỏ, hình vẽ đơn giản chưa có chi tiết về hình dáng và đặc điểm của các nhân vật để tập trung cho việc suy nghĩ tìm ra nhiều phương án bố cục khác nhau. Qua đó chọn lọc những cái hay, cái đẹp ở các bố cục khác nhau để làm thành phác thảo hoàn chỉnh hơn từ đó phát triển thành tác phẩm tranh hoàn chỉnh. 6. Thể hiện tranh Sau khi đã tìm được phác thảo nhỏ ưng ý, bước tiếp theo quan trọng nhất là thể hiện bố cục hoàn chỉnh. a. Phóng hình Để vẽ được một tác phẩm lớn theo như phác thảo thì đầu tiên ta phải phóng hình. Phương pháp phóng hình có thể dùng phương pháp kẻ ô vuông hoặc kẻ theo đường chéo, có thể dùng phương pháp hỗ trợ của máy tính...Tuỳ theo mỗi hoạ sỹ có thể thực hiện theo phương pháp nào cũng được nhưng trong quá trình phóng tranh cũng có thể điều chỉnh làm đẹp hơn cho bố cục và tác phẩm. b. Thể hiện tranh. Khi vẽ màu, dù sao cũng phải trung thành với tinh thần của các mảng sáng tối, đậm nhạt, sắc màu của phác thảo song cũng không nhất thiết phải pha thật đúng và chính xác với màu của phác thảo. Vì khi pha màu để làm theo bài phác thảo sự chuẩn xác là rất khó, và khi đã vẽ lên những mảng màu lớn, màu cũng sẽ khác đi so với mảng màu nhỏ của phác thảo. Điều cần chú ý khi vẽ màu trong tranh là phải so sánh màu trong tối và ngoài sáng của nhân vật và bối cảnh diễn tả trong tranh, những màu sắc tách biệt đối chọi nhau nhằm để làm rõ, làm tôn hình tượng chủ đề định nhấn mạnh nhưng tất cả vẫn phải hài hoà trong không gian chung. Thông thường ta dùng màu nó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số hình thức xây dựng bố cục trong tranh của hội họa Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan