LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1 3
I. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp xây dựng . 3
1. Khả năng tài chính. 3
2. Chất lượng và cơ cấu sản phẩm . 4
3. Giá cả 6
4. Kênh phân phối 7
5. Đổi mới công nghệ kỹ thuật 7
6. Chất lượng nguồn lực 9
7. Trình độ năng lực quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp 10
8. Uy tín của doanh nghiệp 11
II. Giới thiệu về Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 11
1. Lịch sử hình thành và phát triển 11
2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh . 14
2.1 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 14
2.2 Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 15
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh . 16
4. Tình hình sản xuất kinh doanh . 24
III. Thực trạng hoạt động đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư vày xây dựng HUD1 26
1. Đặc điểm đầu tư 26
2. Phân tích kết quả đầu tư và khả năng cạnh tranh 27
2.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe doạ . 27
2.2 Thị phần 28
2.3 Năng lực cạnh tranh về tài chính 32
2.4 Năng lực cạnh tranh về sản phẩm 33
2.5 Năng lực cạnh tranh về công nghệ kỹ thuật 37
2.6 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công ty HUD 40
3. Tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh tại 41
3.1 Nguồn vốn của doanh nghiệp 41
3.2 Tình hình đầu tư
4. Đánh giá về tình hình đầu tư . 47
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO CÔNG TY HUD1 TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 50
1. Định hướng phát triển của Công ty HUD1 trong giai đoạn tới 52
2. Về phía doanh nghiệp 51
1.1 Đổi mới cơ chế và quy trình quản lý chất lượng sản phẩm 51
1.2 Đẩy mạnh công tác thu hồi vốn và huy động vốn hợp lý 52
1.3 Đầu tư máy móc, trang thiết bị đồng bộ hiện đại . 53
1.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực . 55
2. Một số kiến nghị với Nhà Nước 55
2.1 Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh 56
2.2 ổn định cơ chế quản lý về xây dựng cơ bản 57
2.3 Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng trong nước 58
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
64 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số hoạt động đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty đã góp phần không nhỏ giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động hợp đồng mỗi năm. Thu nhập của người lao động năm 2003 trung bình là 1,62 triệu đồng, năm 2004 tăng lên là 1,65 triệu đồng và năm 2005 là 1,8 triệu đồng. Ngoài ra công ty còn có nhiều chính sách khuyến khích lao đôkng, tạo động lực cho người lao động làm tốt công việc của mình, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Qua tìm hiểu kết quả sản xuất kinh doanh gần đây của công ty đã chứng tỏ cho chúng ta thấy sự hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh của HUD1. Những tăng trưởng trên là dấu hiệu tốt mở ra thắng lợi trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước cũng như quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
III. Thực trạng hoạt động đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty HUD1
1. Đặc điểm đầu tư
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 trước đây là một doanh nghiệp Nhà nước được sự bao cấp của Tổng công ty nên hầu hết các hoạt động chủ yếu là xây lắp các công trình do Tổng công ty giao. Chính vì thế mà hoạt động đầu tư mang tính cạnh tranh với môi trường bên ngoài hầu như không được quan tâm nhiều. Tuy nhiên sau 2 năm cổ phần hoá, công ty HUD1 đã có những chuyển biến mạnh mẽ để tự hoà mình vào sự phát triển chung của ngành. Các hoạt động đầu tư chủ yếu có thể tóm lược như sau:
- Đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho công tác thi công của Công ty. Việc đầu tư này xuất phát từ nhu cầu thực tế của chính đơn vị, việc đầu tư máy móc này vừa giúp cho đơn vị không phải đi thuê ngoài đồng thời cũng nâng cao năng lực trong quá trình tham gia đấu thầu các công trình. Số vốn đầu tư cho loại hình này sẽ được thu hồi dần trên phương thức khấu hao tài sản cố định.
- Đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất: hình thức đầu tư này chủ yếu cũng dựa trên nhu cầu của đơn vị trong quá trình thi công. Trước nhu cầu rất lớn về một chủng loại vật tư nào đó trong quá trình thi công các công trình, để chủ động trong khâu vật tư của mình, đơn vị có thể đưa ra quyết định đầu tư của mình nhằm nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động xây lắp của mình, đồng thời cũng thu được lợi nhuận từ việc đầu tư dây chuyền sản xuất. Xuất phát từ nhu cầu của mình để đầu tư dây chuyển, nhưng đơn vi có thể sẽ phân phối rộng rãi sản phẩm của mình ra thị trường. Hiện tại, Công ty đang có những sản phẩm ống cống bê tông cốt thép cung cấp cho thị trường từ dự án: Đầu tư dây chuyền sản xuất ống cống bê tông cốt thép, tại thành phố Hải phòng, Đầu tư dây chuyền sản xuất cửa công nghiệp…
- Đầu tư dự án xây dựng các khu đô thị: Đây là dự án đầu tư đòi hỏi phải huy động một nguồn vốn lớn, với thời gian dài và một chính sách quản lý khoa học và hợp lý để giúp quyết định đầu tư cho dự án mang lại hiệu quả mong muốn. Đầu tư xây dựng các khu đô thị là một dự án có tính chất rất phức tạp, vì đây là một sản phẩm vừa mang tính xã hội lại vừa mang tính kinh tế cao cho cả một khu dân cư, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của những người dân sinh sống tại đây. Chính vì vậy, đầu tư dự án xây dựng các khu đô thi là mối quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp xây dựng và với Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng HUD1 cũng vậy, quyết định triển khai các dự án này cũng là một trong những chiến lược phát triển của Công ty. Thừa hưởng những kinh nghiệm của Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thì, Công ty đã tiếp cận và đang tiến hành thực hiện các dự án: Dự án khu đô thị mới Thanh Lâm Đại Thịnh – Vĩnh Phúc; Dự án khu dân cư số 1 Phường Ngọc Châu – Thành phố Hải Dương, Dự án khu nhà ở Hiệp Bình Phước – Thành Phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, công ty còn có 01 ban quản lý dự án trực tiếp quản lý quá trình thi công của dự án C1B – Dự án cải tạo hệ thống cấp thoát nước của Trung tâm thành phố Hải Phòng, đây là một dự án lớn mà công ty nhận được qua đấu thầu.
- Các hoạt động marketing tìm kiếm và phân tích thông tin thị trường cũng đã được triển khai rộng rãi nhằm tìm kiếm các công trình bên ngoài và nhu cầu khách hàng. Mặt khác, việc đầu tư cho cán bộ quản lý, kỹ thuật đi học nhằm tiếp thu kiến thức, công nghệ mới trong xây dựng cũng luôn được Ban lãnh đạo công ty quan tâm vào tạo điều kiện.
2. Phân tích khả năng cạnh tranh và kết quả đầu tư của Công ty CP Đầu tư và xây dựng HUD1 trên thị trường
2.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe doạ của Công ty CP Đầu tư và xây dựng HUD1 (Ma trận SWOT)
Cơ hội (O)
- Nhu cầu nhà ở của người dân tại các thành phố lớn ngày càng phát triển.
- Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng đầu tư phát triển khu đô thị mới
Đe doạ (T)
- Sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư mới tham gia vào lĩnh vực bất động sản.
- Yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm ngày càng cao.
Mặt mạnh (S)
- Có uy tín và kinh nghiệm xây dựng lâu năm.
- Năng lực sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu của khách hàng lớn.
- Sản phẩm đa dang về chủng loại, thiết kế nội thất hiện đại.
- Dự án đầu tư đồng bộ từ nhà ở, khu vui chơi giải trí, dịch vụ công cộng,...
- Đội ngũ quản lý, kỹ thuật có kinh nghiệm và năng lực kinh doanh tốt
Mặt yếu (W)
- Tổ chức hoạt động marketing còn yếu.
- Nguồn vốn kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn
2.2 Thị phần
Qua thực tế hoạt động cho thấy địa bàn chủ yếu của Công ty là Thành phố Hà nội (chiếm khoảng 85- 90% các công trình và dự án của Công ty). Do đặc điểm của thị trường xây dựng Việt nam và của công ty trước đây các công trình xây dựng đều được Tổng công ty giao xuông để đơn vị thực hiện xây lắp. Có thể nói có một thời gian dài Công ty HUD1 nhận được sự ưu ái của Tổng công ty. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường cùng với sự bùng nổ của các doanh nghiệp xây dựng trong và ngoài nước Công ty phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh tương đối khốc liệt với hàng loạt các công ty xây dựng trong nước và đặc biệt là các Công ty xây dựng nước ngoài có tiềm lực to lớn về tài chính, con người, trình độ kinh doanh. Chính vì thế mà trong 2 năm hoạt động dưới hình thức là công ty cổ phần, thị phần xây dựng nhà mà công ty đang nắm giữ trên thị trường là chưa cao.
Qua số liệu bảng 2.1 có thể thấy rằng mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng công ty đã có một chỗ đứng trong thị trường bất động sản của thành phố, đã góp phần tạo ra nhiều công trình xây dựng cho Thủ đô Hà nội nói riêng và cho đất nước nói chung.
Bảng 2.1: So sánh thị phần của Công ty CP Đầu tư và xây dựng HUD1
với một số Công ty xây dựng Việt Nam trên thị trường Hà nội
Đơn vị tính: %
TT
Tên doanh nghiệp
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Công ty CP Đâu tư và xây dựng HUD1
(TCT Đầu tư phát triển nhà và đô thị)
-
1,5
4,02
2
Công ty xây dựng số 4
(TCT Xây dựng Hà Nội)
9,35
9,07
13,2
3
Công ty CP xây dựng và phát triển số 1
(Tổng công ty VINACONEX)
7,02
7,63
9,00
Nguồn: Phòng Kinh tế kế hoạch
Mặc dù mới hoạt động theo hình thức cổ phần không lâu nhưng HUD1 đã và đang dần chiếm được thị phần về xây dựng các khu đô thị trên thị trường nhà Hà Nội và các tỉnh lân cận. Vì vậy, để có thể đánh giá sâu hơn về thị phần của Công ty trong khuôn khổ phần này tôi xin phân tích thị phần 2 hoạt động chủ yếu sau của Công ty: Hoạt động kinh doanh mang tính chất đầu tư và hoạt động kinh doanh mang tính chất công nghệ xây lắp.
- Hoạt động kinh doanh mang tính chất đầu tư: Với nhu cầu phát triển đô thị hoá ngày càng cao đồng nghĩa với nhu cầu cải thiện nhà ở của người dân đô thị ngày càng tăng. Do vậy, thị trường bất động sản vẫn đang có sức hấp dẫn đáng kể, thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp, tổ chức tham gia kinh doanh, tạo nên môi trường kinh doanh ngày càng gay gắt. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải cung cấp những sản phẩm nhà ở vừa hợp thị hiếu khách hàng vừa hợp với khả năng thanh toán của họ. Đây là một bài toán nan giải mà nhiều doanh nghiệp kinh doanh đều gặp phải. Xuất phát từ thực tế trên Công ty CP Đầu tư và xây dựng HUD1 lựa chọn thị truờng mục tiêu là thị trường kinh doanh nhà ở biệt thự, nhà liền kề, nhà chung cư cao tầng theo các dự án khu đô thị mới có quy hoạch tổng thể, kèm theo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ do Công ty làm chủ đầu tư. Các dự án tiêu biểu do Công ty làm chủ đầu tư như: một phần dự án khu đô thị mới Việt Hưng, Nhà chung cư cao tầng đường Láng Hạ kéo dài, Dự án khu đô thị mới Mê Linh – Vĩnh Phúc,…đã tạo nên những khu đô thị kiểu mẫu cho thủ đô. Do luôn có những biện pháp cải tiến trong khâu thiết kế, nâng cao chất lượng sản phẩm, kèm theo các dịch vụ khép kín sau bán hàng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng nên Công ty đã tạo được uy tín trên thị trường đầu tư kinh doanh nhà ở và khu đô thị ngày càng chiếm được niềm tin của khách hàng là người dân có nhu cầu về nhà ở. Điều đó đã góp phần quảng bá thương hiệu cho Công ty, thu hút khách hàng mua nhà đất trong các dự án do Công ty kinh doanh. Trong năm 2004 hoạt động kinh doanh mang tính chất đầu tư đã mang lại doanh thu cho Công ty là 49.880 triệu đồng và 80.800 triệu đồng năm 2005. Chính vì vậy, thị phần của hoạt động đầu tư các dự án của Công ty trên thị trường Hà Nội được dự báo sẽ có xu hướng gia tăng trong những năm tới đây
Biểu đồ 2.3 Thị phần đầu tư các dự án của Công ty CP Đầu tư và xây dựng HUD1
trên địa bàn Hà nội giai đoạn 2001-2005
Nguồn: Phòng Kế hoạch- Kinh doanh
Tuy nhiên, hiện tại trên thị trường Hà nội, ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong ngành xây dựng tham gia đầu tư phát triển các khu đô thị mới và nhà ở điển hình như: Tổng công ty VINACONEX với Khu đô thị mới Trung hoà- Nhân chính, Tổng Công ty xây dựng Hà nội với Làng quốc tế Thăng Long, Tổng Công ty Sông Đà với Khu đô thị Mỹ Đình I,… Các khu đô thị này bao gồm nhà ở và các căn hộ để bán cho khách hàng là những người có thu nhập trung bình và khá. Đây chính là những đối tượng khách hàng chiếm số lượng lớn trong thị trường kinh doanh bất động sản tại các đô thị. Và Công ty CP Đầu tư và xây dựng HUD1 cũng đang tập trung khai thác kinh doanh đối với nhóm khách hàng này. Do có nhiều doanh nghiệp tham gia nên số lượng sản phẩm cung cấp trên thị trường ngày càng lớn. Đồng thời mỗi doanh nghiệp đều tìm biện pháp hạ thấp chi phí để hạ giá bán sản phẩm và không ngừng cải tiến chất lượng mẫu mã để phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Như vậy, số lượng các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều sẽ ảnh hưởng thị phần của Công ty trên thị trường bất động sản. Đây là một thực tế đáng ngại đòi hỏi Công ty phải có các biện pháp phù hợp để đạt được thị phần mong muốn.
Hoạt động kinh doanh mang tính chất công nghệ xây lắp
Hoạt động kinh doanh mang tính chất công nghệ xây lắp của Công ty CP Đầu tư và xây dựng HUD1 bao gồm các phần việc chính: Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, giao thông và các công trình hạ tầng kĩ thuật đô thị, hạ tầng xã hội; Thi công xây lắp đường dây và trạm biến áp, điện dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, sản xuất vật liệu; Thi công xây lắp trang trí nội ngoại thất các công trình xây dựng. Đây là hoạt động thường mang lại doanh thu cao cho các doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiên trong những năm gần đây thị phần hoạt động kinh doanh mang tính chất công nghệ xây lắp của Công ty có xu hướng giảm sút. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Có thể nói sau một thời gian mang quân đi đánh thuê nhận thầu các công trình xây lắp Công ty đã có đủ tiềm lực chuyển hướng sang làm chủ đầu tư. Với việc lựa chọn thị trường mục tiêu của Công ty là hoạt động kinh doanh mang tính chất đầu tư ở các khu đô thị mới nên Công ty có xu hướng đầu tư nhiều hơn cho hoạt động này. Chính vì vậy, việc đầu tư cho hoạt động kinh doanh mang tính chất công nghệ xây lắp của Công ty bị giảm sút đã tác động tới thị phần của Công ty trên lĩnh vực này.
Mặt khác, do số lượng các doanh nghiệp xây dựng trong và ngoài nước tăng nhanh quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Bên cạnh các doanh nghiệp xây dựng trong nước còn có nhiều doanh nghiệp xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài và nhiều công ty nước ngoài cũng tham vào lĩnh vực này. Vì vậy, quá trình cạnh tranh trong đấu thầu giữa các doanh nghiệp để nhận thi công công trình ngày càng khốc liệt. Đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài có trình độ quản lý cao, trang thiết bị hiện đại, tiềm lực tài chính vững mạnh và kỹ năng xây dựng hồ sơ thầu cao. Chính vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thắng thầu của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng và làm giảm thị phần của Công ty trên lĩnh vực này.
Đứng trước những thách thức này, Công ty cần phải phát huy các tiềm lực của mình để giữ vững thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong quá trình cạnh tranh trên thị trường xây dựng.
Có thể thấy rằng việc nỗ lực hoạt động và chiếm được 4% thị phần so với các đàn anh đi trước trong hoạt động xây lắp nhà ở là một sự nỗ lực rất lớn của toàn thể Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của công ty. Hy vọng trong những năm tiếp theo, sự phát triển của công ty HUD1 sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn trên thị trường.
2.3 Năng lực cạnh tranh về tài chính
Khả năng tài chính có tầm quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đấu thầu, năng lực tài chính là cơ sở để xây dựng biện pháp tổ chức thi công, đầu tư kỹ thuật, công nghệ, tiến độ và đặc biệt là sự ảnh hưởng trực tiếp tới phương án lựa chọn giá vào thầu. Để đánh giá năng lực tài chính của Công ty HUD1, có thể so sánh thực trạng tình hình tài chính của Công ty với các công ty khác trong lĩnh vực xây dựng.
Bảng 2.2: So sánh năng lực tài chính của năm 2005
TT
Tên doanh nghiệp
Tổng tài sản(T)
(Tr. đồng)
Vốn chủ Sở hữu(V)
(Tr. đồng)
Tổng
nợ (N)
(Tr. đồng)
Tỷ trọng
V/T(%)
Tỷ trọng
N/T(%)
1
Công ty CP Đầu tư và xây dựng HUD1
195.239
22.354
172.885
11,44
88,55
2
Công ty Đầu tư - XD Hà nội
252.542
33.686
198.856
13,34
78,74
3
Công ty xây dựng số 4
206.365
37.129
179.236
17,99
86,85
4
Công ty CP xây dựng và phát triển số 1
141.587
25.933
115.654
18,32
81,68
Nguồn: Báo cáo tài chính của các Công ty năm 2005
Qua bảng trên cho Công ty CP Đầu tư và xây dựng HUD1 là Doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản khá lớn so với một số đối thủ cạnh tranh khác. Đây là một trong những lợi thế và là sức mạnh của đơn vị, nó thể hiện về mặt tiềm lực, khả năng đáp ứng trang thiết bị, kỹ thuật thi công. Tuy nhiên, ở đây điều đáng phải quan tâm là nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty lại thấp nhất, tỷ trọng tổng giá trị nợ so với tống giá trị tài sản là cao nhất, điều này chứng tỏ hệ số vay nợ của Công ty là cao nhất. Đây là một trong những điểm làm hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Doanh nghiệp, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của Doanh nghiệp còn thấp. Nhược điểm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là đơn vị đã chưa có đủ sự tích luỹ cần thiết hàng năm về vốn chủ sở hữu dẫn đến việc vốn đầu tư phát triển, tăng năng lực sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay.
2.4. Năng lực cạnh tranh về sản phẩm
Chất lượng sản phẩm
Trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm Công ty đã tiến hành đổi mới thường xuyên, áp dụng và duy trì có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Bằng cách thiết lập hệ thống quản lý chất lượng từ Công ty đến các Đội xây dựng, các công trình, tổ đội sản xuất Công ty đã thực sự kiểm soát đầy đủ quy trình thực hiện dự án từ các khâu khảo sát thiết kế, thi công đến các khâu giám sát, nghiệm thu bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định quản lý chất lượng hiện hành:
Trong quá trình khảo sát xây dựng do xác định đây là hoạt động có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, độ an toàn và bền vững của công trình do vậy việc giám sát công tác khảo sát xây dựng phải được tiến hành thường xuyên, có hệ thống từ khi bắt đầu khảo sát cho đến khi hoàn thành công việc. Nội dung giám sát công tác khảo sát bao gồm: Kiểm tra điều kiện, năng lực hoạt động xây dựng của đơn vị khảo sát về nhân lực, MMTB phục vụ khảo sát, phòng thí nghiệm phân tích số liệu. Sau khi khảo sát kết quả được lập Báo cáo. Báo cáo kết quả khảo sát phải có các nội dung chủ yếu là: Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát, tiêu chuẩn khảo sát được sử dụng, phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát; kết luận về kết quả khảo sát và kiến nghị. Trên cơ sở Báo cáo kết quả khảo sát Công ty tiến hành thẩm định kết quả khảo sát và năng lực hành nghề của tổ chức khảo sát trước khi tổ chức nghiệm thu kết quả khảo sát.
- Trong khâu thiết kế công trình đều được thực hiện theo đúng bước: Thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Sản phẩm thiết kế trước khi đưa vào sử dụng phục vụ cho hoạt động thi công đều được thẩm định chất lượng bởi đơn vị có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế công trình. Nội dung thẩm định bao gồm các yêu cầu về phương án công nghệ, công năng sử dụng, phương án kiến trúc, tuổi thọ công trình, phương án kết cấu, kỹ thuật của công trình, phương án phòng chống cháy nổ, phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao, các giải pháp bảo vệ môi trường, tổng dự toán và dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế. Sau khi các hồ sơ thiết kế được thẩm định đảm bảo chất lượng Công ty mới tiến hành tổ chức nghiệm thu sử dụng phục vụ công tác thi công.
Trong quá trình thi công: là quá trình trực tiếp tạo ra sản phẩm vì vậy chất lượng thi công sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, do đó công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn này cần chú trọng việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, quy trình tổ chức của từng khâu trong quá trình thi công ngay từ công tác đào đất, ép cọc, ván khuôn, cốt théo, bê tông, cốp pha, cốt thép, xây tường, hoàn thiện cho đến công tác sơn tường theo đúng quy định của tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam khi thấy đạt yêu cầu mới cho phép làm tiếp bước sau.
Trước khi tiến hành mỗi công việc đều được kiểm tra sự chuẩn bị cho công tác thi công với các yêu cầu về: sức khoẻ, trình độ, kinh nghiệm của cán bộ, công nhân thi công; thiết bị thị công phải phù hợp với điều kiện và công việc thi công, có giấy kiểm định của cơ quan có thẩm quyền; Các biện pháp, hướng, tiến độ thi công và các giải pháp kỹ thuật của từng phần việc; Kế hoạch chuẩn bị vật tư đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công của từng công việc; Những phần việc phải được hoàn thành trước khi tiến hành công việc và công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công tiếp theo.
Trong khi tiến hành mỗi công việc các cán bộ quản lý kỹ thuật và chất lượng viên kiểm tra một cách thường xuyên và có hệ thống quá trình triển khai các công việc tại hiện trường, việc chấp hành quy trình kỹ thuật, phương pháp thao tác, cách pha trộn, định lượng nguyên vật liệu để xem có đúng với yêu cầu của bản thiết kế kỹ thuật hay không. Từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời với những vi phạm về chất lượng. Tất cả công việc kiểm tra cần phải ghi vào sổ nhật ký công trình làm tài liệu theo dõi thường xuyên và để làm căn cứ xác nhận trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.
Sau khi tiến hành mỗi công việc đều được nghiệm thu về chất lượng của từng giai đoạn. Mỗi công việc sau khi hoàn thành đều được sự kiểm định chất lượng của cả giám sát kỹ thuật của nhà thầu, Chủ đầu tư và đơn vị thiết kế. Trong hồ sơ nghiệm thu phải có đầy đủ các kết qủa kiểm định chất lượng vật tư, MMTB sử dụng trong quá trình thi công, các biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình thi công và nhật ký thi công.
Trong quá trình nghiệm thu bàn giao: Để đảm bảo và khẳng định chắc chắn về chất lượng của công trình trước khi nghiệm thu bàn giao Công ty tổ chức kiểm tra một lần cuối cùng. Cán bộ quản lý kỹ thuật và cán bộ quản lý chất lượng phải chịu trách nhiệm trước chủ nhiệm công trình về chất lượng công trình mà mình nghiệm thu. Công việc nghiệm thu chỉ được tiến hành khi đối tượng nghiệm thu đã hoàn thành và có đủ hồ sơ theo quy định.
Trong công tác bảo hành công trình
Trong công tác bảo hành công trình Công ty có quy định rõ ràng về nội dung bảo hành bao gồm khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành, sử dụng không bình thường do lỗi của nhà thầu xây dựng và thời gian bảo hành đối với từng loại công trình. Các căn hộ chung cư cao tầng được Công ty bảo hành 12 tháng kể từ ngày bàn giao cho khách hàng (đối với những thiết bị như hệ thống đường điện, đường nước, thiết bị vệ sinh, cánh cửa…). Còn toàn bộ công trình sẽ đựơc bảo trì định kỳ trong suốt quá trình sử dụng như: bảo dưỡng và sửa chữa thang máy, máy bơm, duy tu sử chữa các hư hỏng trong khu nhà, sơn sửa mặt ngoài công trình.
Với việc quản lý chất lượng chặt chẽ theo từng khâu Công ty đã thực sự kiểm soát được chất lượng các công trình qua từng giai đoạn. Chính vì thế trong những năm qua các công trình đều được đáp ứng tốt về mặt kỹ thuật và chất lượng. Không có các sai phạm lớn phải phá đi làm lại gây lãng phí và được thị trường chấp nhận, nhiều công trình của Công ty đã được nhận được huy chương vàng chất lượng cao công trình, sản phẩm xây dựng Việt Nam. Các sản phẩm xây dựng của Công ty được đánh giá là có sức cạnh tranh về chất lượng đối với các đối thủ trên thị trường xây dựng.
Cơ cấu sản phẩm
Công ty HUD1 kinh doanh trên một số lĩnh vực như đã trình bày trong phần ngành nghề kinh doanh của Công ty. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là các công trình xây là loại sản phẩm khi sản xuất phụ thuộc vào nhiều điều kiện tự nhiên môi trường và tình hình kinh tế- chính trị – xã hội của địa phương.
Trong những năm gần đây với những chính sách đổi mới kinh tế và tăng cường hội nhập nền kinh tế nước ta luôn được đảm bảo ổn định và tăng trưởng, mức sống của người dân có xu hướng được nâng cao. Cùng với việc cải thiện thu nhập, người dân có điều kiện nâng cao trình độ văn hoá và thị hiếu tiêu dùng, vì vậy những yêu cầu về nhà ở của họ về kỹ mỹ thuật ngày càng cao và rất đa dạng phức tạp kéo theo nhu cầu về sản phẩm trên thị trường xây dựng ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Đáp ứng với xu hướng phát triển không ngừng của xã hội Công ty thực hiện phát triển SXKD theo hướng đa ngành nghề. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh mang tính chất công nghệ xây lắp trong những năm gần đây Công ty đã mở rộng hoạt động của mình sang các lĩnh vực
1- Xây dựng dân dụng và công nghiệp : 75,92%
2- Xây lắp điện dân dụng và công nghiệp : 13,31%
3 – Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư, KD nhà ở : 7,98%
4- Xây dựng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị : 2,79%
2.4. Năng lực cạnh tranh về công nghệ - kỹ thuật
Trình độ hoa học công nghệ tác động mạnh đến chi phí sản xuất, năng suất lao động từ đó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ khoa học ngày càng cao, hình thức công cụ được sử dụng trong cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường ngày càng hiện đại hơn. Năng lực kỹ thuật và công nghệ được đo bởi trình độ hiện đại của công nghệ: Thông số kỹ thuật, công suất động cơ, năm sản xuất, nước sản xuất, biết được thời gian lịch sử, xuất xứ của công nghệ đã được hoạt động bao lâu và khả năng tối đa của công nghệ đó. Để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp do kỹ thuật và công nghệ đem lại, vấn đề quan trọng hàng đầu là giải pháp kỹ thuật đưa ra liệu có sức hấp dẫn hay không.
Hiện nay, Công ty đã và đang thi công trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thầu và tính hoàn thiện cao trong xây dựng của các dự án đã buộc các nhà thầu phải thay đổi cách nhìn nhận trong quá trình thi công. Từ chỗ sử dụng các thiết bị đi thuê đến chỗ tính toán đầu tư các thiết bị thi công để đưa vào sử dụng tại các công trình nhằm đem lại lợi nhuận cao.
Với tốc độ phát triển của các dự án đầu tư xây dựng lớn như hiện nay thì việc yêu cầu về trang thiết bị máy móc của các nhà thầu để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như tiến độ thi công công trình là điều không thể tránh khỏi nếu như nhà thầu đó muốn tồn tại và phát triển. Nhất là trong xu thế hiện nay với sự phát triển quy hoạch trên cả nước thì xây dựng cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng đặc biệt, thu hút phần lớn vốn đầu tư.
Trước tình hình đó, Công ty đã có sự đổi mới về mọi mặt, trong đó cần có thiết bị thi công phù hợp. Đó chính là nhu cầu cấp bách tạo điều kiện cho sự lớn mạnh và phát triển của Công ty. Trong lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng Công ty đã tích cực hoàn thiện và cải tiến các công nghệ xây dựng truyền thống, phát triển và đón đầu một số công nghệ tiến tiến như: Công nghệ xây dựng nhà cao tầng, công nghệ xây dựng các công trình cơ sỏ hạ tầng hiện đại, công nghệ đổ bê tông, xây dựng trong mùa mưa bão và chống thấm dột... Bên cạnh đó, Công ty đã và đang đẩy mạnh tốc độ cơ giới hoá trong ngành xây dựng nhằm mục đích chuyển dần quá trình thi công xây dựng từ lao động thủ công sang lao động bằng máy để giảm nhẹ quá trình lao động, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bảng 2.6 : So sánh tổng giá trị MMTB của Công ty CP Đầu tư và xây dựng HUD1 với một số Công ty xây dựng -năm 2005
Đơn vị tính: 1.000.000đồng
TT
Tên doanh nghiệp
Tổng giá trị
MMTB
Tỷ trọng giá trị MMTB/ tổng giá trị TS(%)
1
Công ty CP Đâu tư và xây dựng HUD1
(TCT Đầu tư phát triển nhà và đô thị)
11.582
5.93%
2
Công ty Đầu tư xây dựng số 1
(TCT Đầu tư và phát triển nhà Hà nội)
27.987
8.59%
3
Công ty xây dựng số 4
(TCT Xây dựng Hà Nội)
15.698
6.12%
4
Công ty CP xâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- J0022.doc