Đề tài Một số kiến nghị để khai thác quan hệ kinh tế Việt Nam apec có hiệu quả

 Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA APEC 2

I-/ SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA APEC. 2

1-/ Sự ra đời và phát triển của APEC. 2

2-/ Cơ cấu tổ chức của APEC 7

3-/ Quy chế thành viên và quan sát viên 10

4-/ Các đòi hỏi thực tiễn làm xuất hiện APEC 11

II-/ MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA APEC. 12

1-/ Mục tiêu hành động của APEC 12

2-/ Nguyên tắc hoạt động của APEC 14

III-/ VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA APEC TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ 19

1-/ Trong lĩnh vực chính trị 19

2-/ Trong lĩnh vực kinh tế 20

3-/ Ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu APEC 20

CHƯƠNG II - HỢP TÁC KINH TẾ APEC 21

I-/ KẾ HOẠCH HỢP TÁC KINH TẾ CỦA APEC (CƠ CHẾ THỰC HIỆN TỰ DO

 HOÁ, THUẬN LỢI HOÁ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ). 21

1-/ Kế hoạch hành động tập thể. 21

2-/ Kế hoạch hành động của từng thành viên 27

II-/ HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - APEC 31

1-/ Việt Nam ra nhập APEC và ý nghĩa của sự việc này 31

2-/ APEC - Đối tác kinh tế lớn của Việt Nam. 33

3-/ Quan hệ kinh tế song phương Việt Nam - các thành viên APEC. 39

4-/ Việt Nam tham gia APEC 50

III-/ HỢP TÁC KINH TẾ APEC - EU. 56

1-/ Thực trạng hợp tác giữa EU và APEC. 56

2-/ Những chính sách và giải pháp để thúc đẩy tiến trình hợp tác. 58

CHƯƠNG III - CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG CHIỀU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

 TRONG TƯƠNG LAI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG NHẰM

 THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM APEC 60

I-/ CHIỀU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐÔNG Á THỜI GIAN TỚI 60

1-/ Sự tăng trưởng của nền kinh tế Đông á 60

2-/ Tăng nhanh tính tự chủ trong phát triển kinh tế khu vực Đông á. 61

3-/ Đặc điểm tận dụng lợi thế đi sau trong phát triển kinh tế. 62

4-/ Triển vọng nhất thể hoá kinh tế Đông á 63

5-/ Từ động lực APEC tới tương lai hợp tác kinh tế APEC 64

II-/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ KHAI THÁC QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM

 APEC CÓ HIỆU QUẢ. 64

1-/ Về xây dựng pháp luật 64

2-/ Về thi hành và tuân thủ pháp luật 64

3/ Thực hiện các cải cách về thuế hải quan và các thủ tục hành chính khác

 cho phù hợp với tiến trình hội nhập. 64

4-/ Các kiến nghị về các cải cách kinh tế 64

5-/ Yếu tố con người 64

6-/ Một số biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp. 64

 Kết luận

doc72 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kiến nghị để khai thác quan hệ kinh tế Việt Nam apec có hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0% - 10%, miễn thuế đối với một số mặt hàng thực hiện chế độ ưu đãi, đơn phương giảm thuế. Tất cả các chương trình kế hoạch cụ thể này được thực hiện đối với hạn cao nhất là 2020. Nước ta tuy mới ra nhập APEC cũng đã xây dựng và chương trình hành động quốc gia (IAP) lên diễn đàn. Trong đó, nêu rõ tình hình kinh tế cũng như chính sách mở cửa của Việt Nam, nêu rõ các cam kết và biện pháp nhằm tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư. Về thuế quan Việt Nam đang tiến hành các bước để cải thiện chế độ và chính sách thuế theo hướng chuyển sang chế độ thuế suất trung bình được áp dụng là 11,9% trong đó 26% miễn thuế, 29% áp dụng thuế suất từ 0 - 5%, có 25 biểu thuế có thuế suất từ 0 - 60% và Việt Nam cũng cam kết sẽ giảm thuế suất nhằm đạt được mục tiêu tự do hoá, thương mại hoá vào năm 2020. Ngoài ra Việt Nam còn đưa ra các cam kết cải cách và những hành động nhằm tự do hoá, thuận lợi hoá trong các ngành dịch vụ và đầu tư. Trong các cam kết của một số thành viên mang tính đại thể nhưng so với năm 1995, nhiều thành viên đã tự nguyện cắt giảm thuế quan cụ thể hơn và ở mức lớn hơn (nhờ Trung quốc, Malaixia, Papuanighinê). Tuy là những cam kết có tính tự nguyện nhưng qua qúa trình thực hiện cho thấy nó không chỉ là cam kết có tính hình thức và giấy tờ mà nó đã trở thành hành động cụ thể, được thực hiện tự giác và nghiêm túc ở phần lớn các thành viên. Điều đó chứng tỏ rằng hợp tác trong APEC thực sự có ý nghĩa thiết thực đối với các kinh tế thành viên. Các thành viên đều hiểu rằng tính tự nguyện trong APEC ảnh hưởng đến lợi ích của họ theo tỷ lệ thuận, vì vậy họ ghép mình vào các hoạt động của APEC trên cơ sở hoạt động chung và của riêng từng nền kinh tế. Cho dù là kế hoạch chung hay riêng đều nhằm mục đích thực hiện thành công mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư vào năm 2010 và 2020. II-/ Hợp tác kinh tế Việt Nam - APEC 1-/ Việt Nam ra nhập APEC và ý nghĩa của sự việc này a-/ Việt Nam trở thành thành viên của APEC . Trên cơ sở đường lối chủ trương mở rộng hợp tác quốc tế để tăng cường sức mạnh kinh tế của đất nước thời gian qua Việt Nam đã tích cực mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế với nhiều quốc gia và một trong số các hoạt động trọng tâm quá trình hợp tác quốc tế này là tham gia vận động trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế và đã đạt được một số kết quả đáng kể. Sau khi trở thành thành viên thứ bẩy của Asian (7/1995) chính phủ Việt Nam đã đề cập đến khả năng tham gia của APEC của Việt Nam nhằm thêm một bước đưa nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới và thúc đẩy hơn nữa chính sách "mở cửa" đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển theo xu hướng kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước phù hợp với xu hướng phát triển chung của khu vực và thế giới. Để có thể có được cái nhìn toàn diện có hiệu quả về diễn đàn này, chính phủ đã giao cho Bộ trưởng thương mại phối hợp với Bộ trưởng ngoại giao tiến hành nghiên cứu khả năng gia nhập của Việt Nam vào APEC để trình chính phủ xem xét. Tháng 6/1996, Bộ chính trị đã quyết định gửi đơn xin ra nhập APEC và Bộ trưởng ngoại giao được giao tiến hành các thủ tục liên quan cần thiết và triển khai hoạt động tranh thủ của các nước thành viện APEC. Ngày 15/6/1996, Bộ trưởng bộ ngoại giao Nguyễn Thạch Cầm đã gửi Bộ trưởng ngoại giao Cộng hoà Philippin nước đang cai hội nghị cấp cao APEC năm 1996, đơn xin gia nhập APEC của Việt Nam và sau đó Bộ ngoại giao đã tổ chức vận động rầm rộ đối với các thành viên APEC để tìm sự ủng hộ theo yêu cầu của Việt Nam. Theo yêu cầu của APEC, tháng 8/1996 Việt Nam đã gửi cho APEC "Bản ghi nhớ về hệ thống chính sách ktk thương mại của Việt Nam". Trong hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại Manila tháng 11/1996 đã đưa ra xem xét việc kết nạp thành viên mới và đồng ývới ý kiến đề nghị kết nạp Việt Nam vào Peru tại hội nghị Kuulalămpơ vào tháng 11/1998 của thủ tướng Malaixia. Tháng 11/1997, hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại Vanconvơ đã quyết định 3 nước vào tháng 11/1998 là Việt Nam, Peru, Nga đồng thời ngừng kết nạp thành viên mới trong 10 năm. Ngay khi có kết nạp thành viên mới của hội nghị Vanconvơ chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành hữu quan tiến hành công việc chuẩn bị trong nước và kêu gói sự hỗ trợ quốc tế. Công việc chỉ đạo công tác hội nhập APEC của Việt Nam ngày 12/2/1998, uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế được thủ tướng Phan Văn Khải thành lập và do phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm làm chủ tịch. Các bộ ngành hữu quan trong thời gian này xúc tiến phối hợp chương trình hoàn tất vào tháng 3/1996 trình chính phủ phê duyệt. uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế của Việt Nam trong hội nghị lần thứ hai 18/4/1998) đã thông qua kế hoạch tham gia các cuộc họp chuẩn bị của APEC với tư cách là quan sát viên của Việt Nam, giao cho Bộ ngoại giao làm đầu mối chung của mọi công tác và Bọ thương mại làm cơ quan chủ đạo, đầu mối soạn thảo kế hoạch hành động riêng của Việt Nam (IAP). Đồng thời thông qua danh sách các cơ quan lãnh đạo thực hiện các lĩnh vực đối với từng diễn đàn cụ thể của APEC và các Bộ ngành hữu quan cảu Việt Nam đan tích cực triển khai công việc theo hướng chủ đạo này. Ngày 17-18/11/1998 Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 6 được tổ chức tại Kwalalumpur đã quyết định kết nạp Việt Nam thành thành viên chính thức của tổ chức này. b-/ ý nghĩa thực tiễn của việc gia nhập APEC. Diễn đàn kinh tế châu á thái bình dương (APEC) là một tổ chức lớn có vai trò quan trọng trên thị trường quốc tế. Nó là diễn đàn tập hợp nhiều thành viên với cơ chế đối thoại, thảo luận để giải quyết và đề đạt những vấn đề kinh tế chung. Việt Nam gia nhập APEC sẽ có điều kiện nâng cao vị thế của mình trên diễn đàn kinh tế Thế giới, tăng thêm một bước tiến trình hội nhập và mở cửa. Quá trình hợp tác kinh tế trong APEC giúp Việt Nam tranh thủ thêm nhiều cơ hội kinh tế, phát triển trao đổi khoa học và công nghệ, tiếp cận với các thành tựu khoa và kỹ thuật mới, góp phần tích cực thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hóa, trao đổi quan điểm với các thành viên khác, chúng ta sẽ đúc rút ra được những kinh nghiệm quý báu về quản lý và xây dựng kinh tế, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý và xây dựng kinh tế, tạo sức cạnh tranh ngày càng cao cho nền kinh tế quốc nội. Tham gia APEC, chúng ta có cơ hội cùng xây dựng chiến lược phát triển kinh tế khu vực và toàn cầu cùng với các thành viên khác tìm ra phương pháp để khắc phục các mặt tồn tại của hệ thống kinh tế Thế giới, hạn chế các hậu quả xấu có thể tới Trong quá trình hợp tác quốc tế, thông quá diễn đàn nỳ Việt Nam có cơ hội giới thiệu lợi thế hợp tác của mình với các đối tác quốc tế. 2-/ APEC - Đối tác kinh tế lớn của Việt Nam. a-/ Thương mại Việt Nam - APEC Sau thời ký khủng hoảng thị trường truyền thống (Đông Âu và Liên Xô) Việt Nam bước vào tìm kiếm các đối tác mới cho hợp tác kinh tế quốc tế. Trong đó cùng với EU - APEC đóng vai trò là bạn hàng lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. APEC không chỉ đơn giản đóng vai trò lấp chỗ trống trong nền kinh tế thương mại của Việt Nam sau sự sụp đổ của các bạn hàng truyền thống. Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại trong khu vực diễn ra theo chiều hướng bổ xung và liên kết cơ cầu kinh tế khu vực với tư cách là sự bắt đầu cho hoạt động hoà nhập vào dòng chảy biến đổi kinh tế trong khu vực. Cần nghiên cứu theo góc độ này mới thấy được tầm quan trọng và vị trí của APEC trong nền kinh tế Việt Nam. Từ năm 1989 trở lại đây xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng, bình quân từ 1991 - 1995 là 23% cao gần gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong đó dầu thô và gạo là 2 mặt hàng chiếm tới 70% kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam (các mặt hàng chủ lực của giai đoạn này là dầu thô, gạo, cà fê, nông- thuỷ sản, dệt may) Nhưng ở những năm tiếp theo tỷ trọng xuất khẩu của 2 mặt hàng dầu thô và gạo giảm xuống còn 30%. Năm mặt hàng công nghiệp (dầu thô, dệt may, thuỷ sản, giày dép, than đá), chiếm 50% tỷ trọng xuất khẩu, mà trong đó hàng dệt may và thuỷ sản chiếm trên 30%. Cơ cấu xuất khẩu này cho thấy Việt Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá dựa trên lợi thế vốn có của ta về tài nguyên và lao động. Nghiên cứu về xuẩu khẩu theo chiến lược xuất khẩu của Việt Nam sang APEC cho thấy đây là một thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn nhất của Việt Nam. Trên tổng số tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam đã nêu ở trên, APEC đóng vai trò lớn nhất và là động lực thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất đối với Việt Nam. Năm 1990 APéC chỉ chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì tới năm 1994 dã là 79%. APEC là thị trường nhập khẩu các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Toàn bộ lượng dầu thô khai thác được của ta được xuất sang APEC (chủ yếu là Nhật, Xingapor và Trung Quốc) các nước APEC chiếm 98% kim ngạch xuất khẩu thiếc, 90% cao su, 51,3% than, 52% gạo, 61% cà fê, 70,4% tiêu và 72,5% tôm đông lạnh. Về nhập khẩu do yêu cầu về đổi mới kinh tế, thay đổi cơ cầu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá. Hiện nay Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghiệp, nguyên liệu và APEC cũng đóng vai trò là nhà cung ứng chủ yếu trong lĩnh vực này. Trong số 9 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam APEC chiếm tới 95,8% về xăng dầu, 80% thép, 70% phân hoá học, 58% bông, 84,5% xe gắn máy, 65% săm lốp; chiếm một thị phần không nhỏ tại Việt Nam về máy công nghiệp xây dựng và công cụ là thuộc về các nhà sản xuất của APEC. Điều này cho thấy ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào khu vực APEC và điều đó chính là sự bổ sung cơ cấu một cách hợp lý cho nền kinh tế Việt Nam. Khi quan hệ Thương mại với APEC, Việt Nam đã xuất được 80% lượng hàng xuất khẩu và đóng góp 3/4 trong số 8% của tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Điều này cho thấy chiến lược xuất khẩu sang APEC đã đem lại hiệu quả. Với lợi thế so sánh của mình về tài nguyên, nhân công và thị trường dần dần Việt Nam đã phát triển được ngành công nghiệp chế biến - ngành công nghiệp chủ yếu dựa vào nội lực bên trong và công nghệ nước ngoài, chúng ta đã dần thay đổi cơ cấu xuất khẩu sang APEC với mô hình giảm dần hàng nguyên liệu, xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến, chế tạo (các sản phẩm này đang được sử dụng nguyên liệu trong nước theo hướng tăng dần tỷ lệ giảm sản phẩm xuất khẩu). Tuy nhiên sự thay đổi theo chiều hướng này sẽ làm phức tạp vấn đề bổ sung cơ cấu kinh tế APEC - Việt Nam từ mô hình xuất khẩu nguyên liệu Việt Nam, nhập khẩu thiết bị và sản phẩm APEC sang xuất khẩu sản phẩm và thiết bị Việt Nam. Để làm rõ hơn vị trí và tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang APEC ta có thể so sánh với các thị trường khác của Việt Nam theo bảng sau (thời gian từ 1990 - 1994) 1990 1991 1992 1993 1994 APEC 44% 77,6% 76,0% 76,4% 79,6% trong đó: ASEAN* 13% 24,6% 21,5% 13% 21,7% Nics** 21% 36% 30% 26% 26% Nhật 14% 34% 32% 32% 30% Trung Quốc 0,3% 0,1% 4,4% 5% 7,6% Châu Âu 51% 17% 15% 14,0% 14,5% Đông Âu 45% 11% 5% 6% 3% Tây Âu 6% 6% 10% 8% 10,9% Khu vực khác 4,9% 5,3% 9% 9,6% 5,9% Ghi chú * và ** đều có Singapore b-/ Quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam - APEC Nhằm xây dựng nền kinh tế hướng vào xuất khẩu nhất thiết cần thiết cần thu hút vốn đầu tư của nước ngoài để khai thác và sử dụng các tiềm năng trong nước. Mặt khác do nguồn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em đã hầu như bị xoá bỏ và mong muốn tạo lập không gian cho các quan hệ kinh tế và xuất khẩu, Việt Nam tích cực hướng việc thu hút đầu tư quốc tế vào APEC. Việc ban hành luật đầu tư nước ngoài với nhiều ưu đãi đã làm tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung và từ APEC nói riêng đổ vào Việt Nam. Với hoạt động chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì cùng với nó cơ cấu đầu tư cùng ngày một hợp lý hơn, tập trung vào các ngành trong điểm như dầu khí, công nghiệp. Việc quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam APEC ngày một phát triển là do định hướng của Việt Nam vào khu vực này là đúng đắn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thời đại, đó là: - Định hướng thu hút đầu tư từ APEC vào Việt Nam phù hợp với xu hướng chung của thế giới là kể từ cuối những năm 90, đầu tư nước ngoài trực tiếp vào khu vực Châu á - tăng lên rõ rệt và hơn nữa đầu tư vào Châu á - Thái Bình Dương của Nhật Bản tăng từ 11% năm 1995 lên 32% năm 1996 và của Nics Châu á từ 3% lên 7% thời kỳ 1985 - 1990. Bên cạnh đó Mỹ chỉ chú ý đầu tư chủ yếu vào Mỹ La tinh, Đông Âu, Châu Phi. - ở Việt Nam giống như các nước Châu á khác là có quy mô thị trường lớn, các yếu tố đầu vào rẻ, lao động và nguyên liệu thô rẻ. - Các nước Nics, ở Châu á - Thái Bình Dương cần thị trường Việt Nam ở giai đoạn đầu của công nghiệp hoá để chuyển giao công nghệ và cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp hoá dựa vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều Tư Bản thay vì sử dụng nhiều lao động. - Vị trí địa lý - kinh tế - chính trị Việt Nam ở vùng có nhiều lợi thế, được các nước Châu á - Thái Bình Dương đánh giá rất cao. Với các nhân tố chủ quan và khách quan đó không thể không nhắc việc Mỹ bãi bỏ cấm vận Việt Nam năm 1994 đã thúc đẩy các nước quan hệ này buộc với Mỹ ở Châu á - Thái Bình Dương đang mong muốn đầu tư vào Việt Nam thoát khỏi sự kiềm toả để tham gia quan hệ đầu tư với Việt Nam. Trên cơ sở hoàn cảnh quốc tế và Việt Nam các nước APEC đã đầu tư vào Việt Nam theo hướng ngày 1 gia tăng trong số 10 nước và lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam thì có 9 nước là thành viên APEC chiếm 60% tổng số dự án được cấp phép và 80% vốn đăng ký. Đặc điểm chủ thể APEC đầu tư vào Việt Nam là các nước khu vực và nền công nghiệp hoá mới là những nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam. Các nền kinh tế này chiếm phần lớn số đầu tư của APEC vào nước ta, điều đó cho thấy chính vì các nước và lãnh thổ này mới ở giai đoạn đầu tiên của quá trình mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Với làn sóng biến đổi cơ cấu này thì Việt Nam là nấc thang và mắt xích không thể thiếu được tiếp sau các nền kinh tế này. Khi đầu tư vào nước ta phạm vi địa lý và lĩnh vực đầu tư của các nước này khá rộng và tương đồng nhau. Các nhà đầu tư Singapore đầu tư tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bà Rịa, Sông Bé (chiếm 40% vốn đầu tư) và chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp (25%) và xây dựng đô thị (45%) Đài Loan đầu tư chủ yếu vào đóng tầu; chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác dầu khí và là nhà đầu tư lớn nhất trong nhiều năm tại Việt Nam ở các lĩnh vực trên. Các địa bàn và lĩnh vực đầu tư đó cũng được các nhà đầu tư đó cũng được các nhà đầu tư Hồng Kông, Hàn Quốc đầu tư rất mạnh (Hồng Kông đầu tư vào xây dựng đô thị, Hàn Quốc tập trung đầu tư vào công nghiệp nặng và công nghiệp điện tử). Nhật Bản triển khai đầu tư chủ yếu tại miền Bắc và thành phố Hồ Chí Minh ở nhiều lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế Việt Nam từ dầu khí chế tạo máy, điện tử, chế biến nông sản, hạ tầng, dịch vụ v.v... với tỷ lệ thành công cao, độ rủi ro thấp. Các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam có nhiều thuận lợi, tuy nhiên do mới bắt đầu quá trình đầu tư nước ngoài khả năng vốn và công nghệ còn hạn chế song trong quá trình cùng thực hiện AFTA với Việt Nam đầu tư của ASEAN vào Việt Nam sẽ gia tăng nhất là những lĩnh vực đòi hỏi vốn và công nghệ ở mức trung bình. Ngoài ra Mỹ và Canada cùng một số nước khác đóng vai trò là nguồn vốn tiềm năng nhất là Mỹ, trong tương lai các thành viên này sẽ đóng vai trò và vị trí lớn hơn trong tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam. (Bảng 10 nhà đầu tư lớn vào Việt Nam 1988 - 1996). Song song với nguồn đầu tư (FDI) vào Việt Nam từ APEC, chúng ta còn nhận được một số nguồn tài chính không nhỏ từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của các Chính phủ thành viên APEC. Nguồn vốn này tập trung phát triển các lĩnh vực hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục là những lĩnh vực mang lại hiệu quả lâu dài. Các nước viện trợ ODA cho Việt Nam trong thời kỳ 91 - 95, Nhật Bản đóng vai trò quan trọng nhất. Chính phủ Nhật Bản cam kết tài trợ cho Việt Nam 12 dự án với tổng vốn 2,6 tỷ USD chiếm 40% tổng nguồn vốn cam kết tài trợ cho Việt Nam của cộng đồng tài trợ - quốc tế thời kỳ này. Tháng 12/1996 tại hội nghị tài trợ quốc tế tài trợ cho Việt Nam Nhật Bản cam kết tiếp tục cho Việt Nam 850 triệu USD. Những dự án mà Nhật Bản dành cho Việt Nam đang được triển khai thuộc các lĩnh vực năng lượng, cầu, cảng v.v... Ngoài ra các thành viên khác của APEC như úc, Hàn Quốc, Singapore cũng cung cấp nguồn ODA cho Việt Nam để đào tạo cán bộ, xây dựng hạ tầng, y tế, môi trường v.v... Trên đây là, các lĩnh vực hợp tác chủ yếu của quan hệ kinh tế Việt Nam - APEC. Quan hệ kinh tế này đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng và thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam. Nó đóng vai trò quan trọng cho sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào diễn đàn kinh tế năng động này. Ngày nay với tư cách là thành viên đầu tư của APEC, chắc chắn hiệu quả hợp tác kinh tế Việt Nam - APEC sẽ còn gặt hái được nhiều thành công hơn nữa và đạt được hiệu quả kinh tế cho cả hai bên. 3-/ Quan hệ kinh tế song phương Việt Nam - các thành viên APEC. 3.1-/ Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Đài Loan. Đặc điểm của quan hệ kinh tế Việt Nam - Đài Loan là về Thương mại chỉ đóng vai rò rất nhỏ nhưng đầu tư từ Đài Loan vào Việt Nam lại rất lớn. Đài Loan thường giữ vị trí hàng đầu trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với gần 300 dự án tổng vốn gần 5 tỷ USD. Năm 1998, đầu tư trực tiếp từ Đài Loan sang Việt Nam tăng liên tục do họ đã đặt được nền móng đầu tiên và bắt đầu thấy được hiệu quả trong các chương trình đầu tư tại Việt Nam. Hiện nay, Đài Loan chiếm gần 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bằng gần tổng đầu tư của ASEAN vào nước ta (trừ Singapore) và chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp và hạ tầng với khoảng 100 dự án đầu tư và tổng vốn hơn 1 tỷ USD. Bên cạnh đó còn đầu tư vào các lĩnh vực khác như xi măng, sợi, giày v.v... như xi măng Chinfon - Hải Phòng 288. 300 nghìn USD Công ty liên doanh xây dựng đường Phú Mỹ Hưng (17,8 km) và nhiều dự án khác. Các hình thức đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam cũng rất đa dạng với cả ba hình thức theo luật đầu tư nước ngoài quy định và đầu tư ở địa bàn rộng lớn khắc cả nước. Bên cạnh hiệu quả hợp tác song phương đem lại, cần phải quản lý chặt chẽ để đề phòng các hậu quả tiêu cực do không kiểm soát được hoạt động đầu tư của phía Đài Loan (VD: Dự án Panviet 33 triệu USD trồng chuối xuất khẩu trong 1 - 2 năm đầu hoạt động bị phía Đài Loan bỏ lửng gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế xã hội v.v...) và yêu cầu, hướng phía Đài Loan vào xây dựng cơ sở hạ tầng, tuân thủ pháp luật và tôn trọng đối tác Việt Nam. 3.2-/ Quan hệ kinh tế Hồng Kông - Việt Nam. Hồng Kông là vùng có nền kinh tế phát triển mạnh, là hải cảng tự do và không phân biệt đối xử trong quan hệ kinh tế các nước, Hồng Kông vừa mở rộng quan hệ Thương mại lại vừa là trung gian, đầu mối cho nhiều quan hệ buôn bán quốc tế, là trung tâm tài chính Đông á có điều kiện triển khai các dự án lớn, có kinh nghiệm kinh doanh và xâm nhập các thị trường mới. Do vậy, khi chúng ta mở cửa nền kinh tế Hồng Kông đã có quan hệ với Việt Nam về Thương mại và đầu tư. Từ 1988 - 1998 Hồng Kông đứng thứ 3 về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với hơn 253 dự án tổng vốn 3,637,26 triệu USD. Về Thương mại Hồng Kông đứng thứ ba trong số các bạn hàng buôn bán với Việt Nam bình quân hơn 400 triệu USD tổng kim ngạch buôn bán với ta hàng năm kể từ sau 1993 (thực ra từ những năm 1980 đã có một số Công ty của Hồng Kông thực hiện buôn bán với ta. Bất kể tình hình chính trị miễn là có thị trường ổn định thì đều có quan hệ buôn bán hai chiều). Tuy vậy, thực vốn đầu tư của Hồng Kông thực hiện chỉ có 15% tổng vốn đăng ký và tập trung vào bất động sản và dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, trung tâm Thương mại v.v...)Vì vậy chủ yếu quan hệ kinh tế với Hồng Kông không tạo ra tiềm lực cho kinh tế Việt Nam mà chỉ làm sôi động thị trường. Do tính chất đầu tư như vậy bình quân vốn trên dự án của Hồng Kông rất thấp chỉ bằng mức của Malaysia. Bình quân khoảng gần 9 triệu USD/dự án. Về thương mại nhịp độ buôn bán 2 chiều trực tiếp với tốc độ không đột phá 9từ 72,6 triệu USD/1985 tới hơn 500 triệu USD năm 1994 và vẫn giữ nhịp độ buôn bán như vậy với Việt Nam trong khi bạn hàng số 1 và 2 của ta là Nhật và Singapore tăng gấp đôi tổng kim ngạch Thương mại với Việt Nam trong vòng 5 năm (1985 - 1992), như vậy chứng tỏ nhịp độ buôn bán hai chiều của Việt Nam - Hồng Kông đã giảm tương đối so với hai nước Nhật Bản và Singapore. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hồng Kông là nông phẩm và nhận từ Hồng Kông dầu lửa, Thép, phân bón, thuốc tân dược (Hồng Kông là một trong ba bạn hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong APEC). 3.3-/ Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc Việt Nam là thị trường rộng lớn, diện tích gấp 1,5 lần hai miền Triều Tiên, sức mua dần nâng cao và là hành lang hàng hoá vào Đông Dương. Đây là những thuận lợi mà Hàn Quốc muốn có. Mặt khác sự hấp dẫn trong làm ăn với Việt Nam là sự giàu có về tài nguyên và nhân công rẻ mạt. Quan hệ buôn bản hai bên được đẩy nhanh vào cuối những năm 80 với các quan hệ Thương mại là chủ yếu (phía Hàn Quốc cho rằng thời cơ đầu tư vào Việt Nam chưa tới). Tới tháng 6/1993 đã có 18 văn phòng đại diện Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay hàng chục Công ty của Hàn Quốc đã có quan hệ buôn bán với Việt Nam nhiều hiệp định về kinh tế như: tránh đánh thuế hai lần, thúc đẩy và bảo hộ đầu tư v.v... đã được hai bên ký kết. Qua đó trong một thời gian ngắn nhịp độ buôn bán song phương đã tăng lên đáng kể. Cụ thể năm 1990 Thương mại hai nước đạt 140 triệu USD và đạt 304 triệu USD/ 1992 từ đó tới nay luôn đạt mức tăng trưởng bình quân trên 20% năm Hàn Quốc cung cấp thiết bị và vật tư chiến lược cho Việt Nam, ngược lại Việt Nam đáp ứng các nhu cầu về nguyên liệu và nông sản - thực phẩm cho Hàn Quốc. Về đầu tư Hàn Quốc đầu tư vào các ngành công nghiệp điện tử dân dụng, công nghiệp chế tạo ô tô, xi măng thép so với gần 200 dự án tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD (1998) đứng thứ 4 trong các nhà đầu tư lớn vào Việt Nam. Vùng đầu mà các nhà đầu tư Hàn Quốc chú ý là miền Bắc nhất là thủ đô Hà Nội với các dự án lớn đầy triển vọng. Qua đây cho thấy tiềm năng, và triển vọng phát triển hợp tác kinh tế Hàn Quốc - Việt Nam là rất lớn. 3.4-/ Quan hệ kinh tế Mỹ - Việt. Năm 1994 sau gần 20 năm thực hiện chính sách cấm vận bất hợp lý đối với nước ta, Mỹ đã phải quyết định rỡ bỏ cấm vận, bình thường hoá quan hệ với nước ta. Một chương mới đã mở ra cho quan hệ Mỹ - Việt không những vậy sự kiện này còn làm tan đi sợ dây làm chậm sự hưởng ứng đối với chính sách mở cửa của Việt Nam của một số thành viên APEC và các chủ thể khác trên thế giới. Hoạt động Thương mại đầu tư với nước ta là không thể không thực hiện, qua nhiều năm tự hạn chế chính mình Mỹ không muốn chậm trễ hơn nữa trong việc tham gia thị trường Việt Nam và thiết lập vai trò của mình trong thị trường này. Thị trường Mỹ có vai trò to lớn đối với nước ta trong quá trình mở cửa hội nhập hợp tác kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng: đó là việc cần phải tận dụng thị trường tài chính và Thương mại của Mỹ, Việt Nam muốn nhận được vốn công nghệ, kỹ năng quản lý kinh tế thị trường... từ phía Mỹ. Đồng thời, Việt Nam còn là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng ch các ngành kinh tế Mỹ. Để thực hiện mục tiêu của mình cả hai phía đã tích cực hợp tác, giải quyết bất động từng bước hoà nhập và mở cửa. Tuy năm 1994 mới xoá bỏ cấm vận nhưng sự chuẩn bị để tham gia hợp tác với Việt Nam đã được các doanh nghiệp Mỹ tích cực chuẩn bị (VD: Hãng Pepsi đã có mặt trên thị trường Việt Nam vài giờ sau khi có tuyên bố xoá bỏ cấm vận của Mỹ). Theo số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ buôn bán hai chiều Mỹ - Việt năm 1994 đã đạt 272 triệu USD, trong đó hàng xuất khẩu Việt Nam đạt 50 triệu USD (nhập siêu do Việt Nam nhập khẩu máy móc, thiết bị, phân bón của Mỹ là do hàng hoá Việt Nam chưa được Mỹ cho hưởng quy chế tối huệ quốc, hàng hoá kém sức cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Tuy chịu thuế cao nhưng do chi phí đầu vào rẻ nên hàng Việt Nam vẫn có thể thâm nhập thị trường Mỹ. VD năm 1994 ta vẫn suất được 2 triệu USD hàng may mặc v.v... Một số hàng nông sản không bị đánh thuế khi vào thị trường Mỹ đã được các nhà doanh nghiệp Việt Nam khai thác ngay năm 1994 như: cà phê: 30 triệu USD, gạo 4,5 triệu USD, hải sản 5,3 triệu USD. ở quan hệ Thương mại này Mỹ được hưởng chính sách cởi mở của Việt Nam ngay từ đầu vì thế nên xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam tăng lên rất nhanh. Nhờ những hoạt động tích cực của hai bên 3 tháng đầu năm 1995 tổng mức trao đổi Thương mại giữa hai bên đã đạt bằng cả năm 1994, 11/7/1995 quan hệ Việt Mỹ được bình thường hoá đầy đủ quy mô buôn bán hai nước được đẩy mạnh thêm một bước dài. Hiện có 120 Công ty Mỹ trong đó có 24 Công ty hàng đầu mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, tháng 12/1995 đã có 54 dự án đầu tư liên doanh của Mỹ được cấp phép tại Việt Nam với xấp xỉ tổng vốn là 1,15 tỷ USD, Mỹ đứng thứ 13 trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam và đứng thứ 6 vào năm 1996 sắp tới Mỹ sẽ đầu tư vào Việt Nam với mức có thể đạt bằng 50% tổng số đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1988 - 1994 với ưu thế Mỹ trong các ngành dầu khí, điện lực, máy tính v.v... và một số Công ty hàng đầu của Mỹ đã tham gia một số dự án có quy mô lớn và có tầm quan trọng đối với tương lai kinh tế nước ta. Ví dụ Công ty Mobill oil có d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0013.doc
Tài liệu liên quan