1 Tác động tích cực
Đối với nước đầu tư
o Đa dạng hĩa cơ cấu đầu tư, cho phép các nhà đầu tư có thể chuyển vốn đến những thị trừơng mới nổi có mức lợi nhuận kinh doanh cao (kèm theo hệ số rủi ro lớn). Bằng cách đầu tư FPI, các nhà đầu tư có thể nhanh chóng khắc phục xu hướng lợi nhuận bình quân giảm dần, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
o San sẽ rủi ro kinh doanh sang các khu vực khác, đặc biệt là các khu vực thị trường mới nổi. So với đầu tư trực tiếp (FDI), khả năng san sẽ rủi ro qua đầu tư gián tiếp (FPI) nhạy bén hơn và đa dạng hơn.
o Thông qua đầu tư gián tiếp, nhà đầu tư có cơ hội tìm hiểu và thâm nhập thị trường mới, thích nghi từng bước với thị trường mới.
Đối với nước nhận đầu tư:
o Trước hết FPI là một kênh dẫn vốn có quy mơ lớn hơn nhiều so với đầu tư trực tiếp truyền thống, cho phép có thể thu hút lượng vốn lớn của nước ngoài đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và các mục tiêu tài chính. Hơn nữa, chính hình thức đầu tư FPI cịn giúp đẩy mạnh FDI (thông qua mua cổ phiếu, NĐTNN có thể dễ dàng sở hữu và trực tiếp quản lý doanh nghiệp trong nước). Ngoài ra FPI giúp các doanh nghiệp trong nước có thể hoạt động hiệu quả hơn, năng động hơn và nâng cao giá trị của mình (Ví dụ: Công Ty VINAMILK đã nâng cao giá trị của mình lên rất nhiều do có sự tham gia mua cổ phiếu của NĐTNN). Hơn nữa, đối với nền kinh tế, FPI là hình thức giúp các nước có nền kinh tế mới nổi và chuyển đổi như Việt Nam nhanh chóng hơn trong việc mở cửa, tham gia hội nhập vào thị trường vốn quốc tế, nâng cao sự tín nhiệm trong hoạt động kinh tế đối với nước ngoài.
14 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1984 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kiến nghị để thu hút, nâng cao vai trò và hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một chiến lược kinh tế trước mắt cũng như lâu dài.
Ø Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư:TTCK tạo ra cơ hội thuận tiện khuyến khích mọi người dân tiết kiệm và biết cách sử dụng tiền tiết kiệm một cách tích cực mang lại hiệu quả qua việc đầu tư vào các loại chứng khoán. Khả năng sinh lời của các loại CK gây ra ý muốn tiết kiệm để đưa tiền vào đầu tư. Mỗi người trong xã hội chỉ có một số tiền tiết kiệm bé nhỏ, nhưng tổng số tiền tiết kiệm của cả xã hội sẽ to lớn hơn bất cứ tài sản của cá nhân nào. Mặt khác, trong xã hội cũng tồn tại các quỹ tiền tệ tập trung: ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại, quỹ bảo hiểm…đều có mục đích khuyến khích tiết kiệm, nhưng các quỹ tiền tệ này cũng chỉ phát huy hết tác dụng của nó khi có một TTCk tồn tại song hành với nó.
1.1.4 Vai trị của TTCK
ª Công cụ đảm bảo thanh khỏan cho sổ tiết kiệm phục vụ đầu tư dài hạn: Vai trị của TTCK bảo đảm cho việc nhanh chóng chuyển tiền mặt của các chứng khoán có giá. Đây chính là yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư đến với TTCK, với một TTCK hoạt động càng hữu hiệu thì tính thanh khỏan càng cao.
ª Công cụ đo lường giá trị các tích sản của doanh nghiệp: Những thông tin doanh nghiệp cung cấp cho các nhà đầu tư trên TTCK qua các bảng phân tích đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp, triển vọng của doanh nghiệp trên thị trường, khả năng sinh lợi của hoạt động sản xuất kinh doanh, xu thế phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ tương lai từ 3 đến 5 năm đã phần nào lượng giá được tích sản của doanh nghiệp khách quan và khoa học. Mặt khác, với tính chất đặc biệt nhạy bén của TTCK, sự lên xuống gía cả chứng kháon trên thị trường cũng nói lên sự biến động của giá trị doanh nghiệp tại bất kỳ thời điểm nào
ª Thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả: với nguyên tắc hoạt động chủ đạo trên TTCK là công khai, công bằng và trung thực, mọi thông tin về doanh nghiệp đều được công chứng kiểm tra đánh giá. TTCK vừa tạo điều kiện vừa bắt buộc các doanh nghiệp không những phải hoạt động sản xuất kinh doanh đúng pháp luật mà cịn phải hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả
ª Vai trị chống lạm phát của TTCK: TTCK cịn làm giảm áp lực lạm phát, Ngân hàng TW với vai trị điều hịa hệ thống tiền tệ sẽ tung ra nhiều trái phiếu kho bạc bán trên TTCK với lãi suất cao để thu hút bớt số tiền lưu hành, nhờ đó số tiền sẽ giảm bớt và áp lực lạm phát cũng giảm đi.
ª Hỗ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển: có thể nói, hai loại định chế tài chính này đi đơi với nhau như hình với bĩng. Thật vậy, TTCK là điều kiện không thể thiếu trong việc đưa cổ phiếu ra công chứng giúp cho quá trình phát hành và lưu hành cổ phiếu đạt hiệu quả.
Những đóng góp của TTCK đối với nền kinh tế hiển nhiên là rất to lớn. Hiện nay, hầu hết các quốc gia theo cơ chế thị trường đều có tổ chức TTCK, ngay cả các quốc gia đang phát triển cũng hình thành và phát triển TTCK của họ làm công cụ đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư và tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, TTCK được coi là một công cụ cực kỳ nhạy bén và tinh xảo cũng có những mặt trái của nó, những tác động tiêu cực vơ cùng nguy hiểm đối với nền tài chính của một quốc gia nếu nó không được điều hành một cách lành mạnh, hợp pháp và đúng quy luật.
1.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGỒI
1.2.1 Khái niệm “ Đầu tư gián tiếp nước ngoài”
Lý thuyết và thực tiễn hoạt động đầu tư đã phân biệt hai hình thức đầu tư chủ yếu: trực tiếp và gián tiếp.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài dùng chỉ các hoạt động đầu tư vật chất của nhà đầu tư của một nền kinh tế vào việc hình thành nên một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác nhằm mục đích kinh doanh lâu dài.
Khái niệm đầu tư gián tiếp xuất hiện khi TTCK phát triển, việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu trở nên phổ biến, nhiều nhà đầu tư thay vì phương thức đầu tư trực tiếp truyền thống đã lựa chọn phương thức đầu tư thông qua một công ty khác (thường là các tổ chức tài chính) hoặc mua cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp, các tổ chức tự trị có hạch tốn hoặc của Chính phủ.
Để phản ánh các hoạt động đầu tư nêu trên, thuật ngữ “Portfolio investment” được đưa ra.
Như vậy, Portfolio Investment là thuật ngữ phản ánh các hoạt động đầu tư không phải là đầu tư trực tiếp truyền thống.
Khi TTCK phát triển ở quy mơ quốc tế, hoạt động mua bán chứng khoán được mở rộng cho các nhà đầu tư quốc tế và được tổ chức liên thông ở nhiều TTCK khác nhau, ranh giới giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) trở nên khĩ phân định, từ đó cách hiểu về FDI và FPI có sự thay đổi đáng kể.
Vì vậy, đầu tư gián tiếp nước ngoài có thể tạm hiểu theo nghĩa khá rộng thông qua 3 hình thức:
- “Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác” (kể cả của doanh nghiệp, các tổ chức tự trị được phép phát hành và của chính phủ)
- Đầu tư “thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán”
- “Thông qua các định chế tài chính trung gian khác”.
Với nghĩa rộng như vậy, đầu tư gián tiếp nước ngoài được hiểu tương đương với thuật ngữ Foreign Portfolio Investment (FPI)
1.2.2 Các kênh, hình thức FPI:
Xét trên bình diện quốc tế, FPI có 2 kênh chính: FPI trực tiếp và FPI gián tiếp. Mỗi kênh này lại có một số hình thức đầu tư cụ thể..
1.2.2.1 FPI theo phương thức trực tiếp: kênh FPI này có hai hình thức:
- Mua các chứng chỉ đầu tư nước ngoài tại thị trường nước ngoài.
- Mua các chứng chỉ đầu tư nước ngoài tại thị trường tài chính trong nước.
1.2.2.2 FPI theo phương thức gián tiếp: kênh này có 3 hình thức:
- Mua các trái phiếu Châu Âu có quyền mua cổ phiếu (Equity- linked Eurobonds). Trên thị trường tài chính có lưu hành 2 loại trái phiếu Châu Âu: trái phiếu gắn với quyền mua cổ phiếu (Eurobonds with warrante) và trái phiếu chuyển đổi (transation eurobond).
- Mua cổ phiếu của các công ty liên quốc gia ( MNC), các MNC luơn có đầu tư (trực tiếp và gián tiếp) vào các quốc gia khác.
- Đầu tư thông qua các quỹ tương hỗ quốc tế (International Mutul funds)
Mỗi một kênh, hình thức đầu tư nêu trên có đặc điểm nhất định.
Xét về hình thức chứng từ có giá trong đầu tư gián tiếp, ta có các hình thức FPI sau:
- Mua cổ phiếu công ty và các tổ chức được phép phát hành.
- Mua trái phiếu công ty.
- Mua trái phiếu Chính phủ.
1.2.3.2 Tác động của FPI:
FPI có vai trị lớn trong nển kinh tế tịan cầu nói chung và đối với từng nước nói riêng. FPI có tác động nhiều mặt, cả tích cực và tiêu cực đối với nước đầu tư và nước nhận vốn đầu tư.
1.2.3.2.1 Tác động tích cực
Đối với nước đầu tư
o Đa dạng hĩa cơ cấu đầu tư, cho phép các nhà đầu tư có thể chuyển vốn đến những thị trừơng mới nổi có mức lợi nhuận kinh doanh cao (kèm theo hệ số rủi ro lớn). Bằng cách đầu tư FPI, các nhà đầu tư có thể nhanh chóng khắc phục xu hướng lợi nhuận bình quân giảm dần, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
o San sẽ rủi ro kinh doanh sang các khu vực khác, đặc biệt là các khu vực thị trường mới nổi. So với đầu tư trực tiếp (FDI), khả năng san sẽ rủi ro qua đầu tư gián tiếp (FPI) nhạy bén hơn và đa dạng hơn.
o Thông qua đầu tư gián tiếp, nhà đầu tư có cơ hội tìm hiểu và thâm nhập thị trường mới, thích nghi từng bước với thị trường mới.
Đối với nước nhận đầu tư:
o Trước hết FPI là một kênh dẫn vốn có quy mơ lớn hơn nhiều so với đầu tư trực tiếp truyền thống, cho phép có thể thu hút lượng vốn lớn của nước ngoài đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và các mục tiêu tài chính. Hơn nữa, chính hình thức đầu tư FPI cịn giúp đẩy mạnh FDI (thông qua mua cổ phiếu, NĐTNN có thể dễ dàng sở hữu và trực tiếp quản lý doanh nghiệp trong nước). Ngoài ra FPI giúp các doanh nghiệp trong nước có thể hoạt động hiệu quả hơn, năng động hơn và nâng cao giá trị của mình (Ví dụ: Công Ty VINAMILK đã nâng cao giá trị của mình lên rất nhiều do có sự tham gia mua cổ phiếu của NĐTNN). Hơn nữa, đối với nền kinh tế, FPI là hình thức giúp các nước có nền kinh tế mới nổi và chuyển đổi như Việt Nam nhanh chóng hơn trong việc mở cửa, tham gia hội nhập vào thị trường vốn quốc tế, nâng cao sự tín nhiệm trong hoạt động kinh tế đối với nước ngoài.
o Bên cạnh đó, vốn FPI chảy vào có thể đầy nhanh tốc độ tăng trưởng của một nước bằng cách làm tăng khả năng thanh tốn và hiệu suất của thị trường vốn nội địa. Thị trừơng vốn với khả năng thanh khỏan và hiệu suất cao cho phép nguồn lực được sử dụng một cách có hiệu quả nhất dẫn đến đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.
o Khi nguồn vốn FPI chảy vào sẽ có tác động làm tăng tính thanh khỏan của thị trường, bởi các giao dịch vốn trên thị trường trở nên sơi động hơn khi có sự tham gia của các NĐTNN, qua đó sẽ tạo điều kiện phát triển phân phối nguồn lực và từ đó có tác động tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
o Thị trường vốn phát triển có tác động làm giảm rủi ro thanh khoản. Thị trường vốn với khả năng thanh khỏan cao làm cho đầu tư dài hạn hấp dẫn hơn, bởi vì nó cho phép người gửi tiết kiệm có thể nhanh chóng bán chứng khĩan với chi phí giao dịch thấp khi họ cần sử dụng khỏan tiền tiết kiệm của mình. Khi đầu tư dài hạn trở nên hấp dẫn hơn sẽ tạo điều kiện cải thiện tình hình phân phối vốn và tăng năng lực sản xuất.
o Thị trường phát triển đồng thời làm tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp. TTCK phát triển tạo điều kiện quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn vì tính công khai, minh bạch thông tin của thị trường, buộc các nhà quản lý doanh nghiệp phải thực hiện vai trị quản lý tốt hơn. Mặt khác, nếu TTCK phát triển tạo điều kiện cho các nhà đầu tư bên ngoài có thể mua lại các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thay đổi bộ máy quản lý và khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển.
1.2.3.2.2 Tác động tiêu cực
Đối với nước đầu tư
Cùng với lợi ích cơ bản, các nhà đầu tư FPI phải chịu những rủi ro nhất định.
§ Thứ nhất, những rủi ro đặc biệt của thị trừơng tài chính nước ngoài, đáng chú ý là rủi ro chính trị, rủi ro đạo đức và rủi ro kinh tế của thị trường mới nổi.
§ Thứ hai, các rào cản về thủ tục hành chính và nhất là về thuế có thể làm triệt tiêu lợi ích thu được.
§ Thứ ba, những chính sách điều tiết thị trường vốn của các nước nhận vốn FPI.
§ Thứ tư, chi phí giao dịch trong đầu tư FPI có thể cao hơn so với dự kiến.
Đối với nước nhận đầu tư:
§ So với các hình thức đầu tư nước ngoài, đầu tư gián tiếp có xu hướng không ổn định hơn so với các hình thức đầu tư khác do đặc tính thị trường và khả năng thanh khỏan cao. Sự không ổn định của nguồn vốn FPI ở một mức độ nhất định là có giá trị, bởi vì nó tạo cơ hội tiềm năng thu hút các nhà đầu tư và kích thích thị trừơng hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tính không ổn định cũng sẽ gây ra rủi ro, những rủi ro này nếu không được quản lý hiệu quả có thể gây ra tình trạng mất ổn định của hệ thống tài chính và các khĩ khăn kinh tế khác.
§ Những rủi ro có thể xảy ra khi đầu tư nước ngoài chảy vào nhiều, nhất là đầu tư gián tiếp đó là những rủi ro vĩ mơ: Dịng vốn lớn chảy vào cũng có thể làm mất cân bằng vĩ mơ, đặc biệt là khi chính sách vĩ mơ không nhất quán và hướng tới những mục tiêu mâu thuẫn. Nguy cơ phổ biến nhất là tỷ giá tăng lên quá mức (đồng bản tệ lên giá), chính điều đó phá vỡ cân bằng tài khỏan vốn và làm tích tự nợ nước ngoài (tỷ gía hối đối thực tăng sẽ thúc đầy khả năng vay ngoại tệ không có bảo đảm và gieo mầm cho tình trạng mất vốn khi tỷ giá giảm xuống mức thấp hơn mức có thể kiểm sốt được).
Tuy nhiên những rủi ro này sẽ được hạn chế trong bối cảnh các yếu rố kinh tế cơ bản được cải thiện, đó là: cán cân thanh tốn có vị thế, lạm phát thấp so với thế giới hoặc tăng năng suất lao động cao hơn so với các nước khác. Và chính những yếu tố cơ bản này sẽ giàm sức ép tăng tỷ giá hối đối thực.
§ Bên cạnh đó, vốn đổ vào có thể gây ra áp lực lạm phát trong một số trường hợp như: khi tỷ giá cố định đươc duy trì, dịng vốn đổ vào dẫn đến tình trạng mở rộng điều kiện tiền tệ trong nền kinh tế, qua đó sẽ tác động đến mức giá, tỷ lệ lạm phát có thể gia tăng. Điều đó sẽ gây bất lợi cho hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động của hệ thống trung gian tài chính nói riêng.
Rủi ro khủng hoảng tài chính tiền tệ có thể xảy ra khi các NĐTNN rút vốn ào ạt, nhất là đối với các nguồn đầu tư gián tiếp. Các cuộc khủng hỏang tài chính tiền tệ ở Mêxicơ (1994), Thái Lan (1997) là một minh chứng rất rõ nét về rút vốn ồn ạt của các nhà đầu tư gián tiếp. Mặc dù các cuộc khủng hỏang tài chính tiền tệ, có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau (khủng hỏang lịng tin, khủng hỏang các chỉ số kinh tế cơ bản…), nhưng bối cảnh đó, nguồn vốn đầu tư gián tiếp chiếm tỷ trọng cao trong các khỏan vay nợ nước ngoài sẽ càng làm trầm trọng thêm mức độ khủng hoảng. Chính vì vậy, để tránh những tác động xấu của nhà đầu tư gián tiếp, việc kiểm sốt chặt chẽ luồng vốn này là rất cần thiết.
PHẦN II
KHÁI QUÁT VỀ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Trong những năm qua, tuy Việt Nam đã khá thành công trong việc thu hút dịng vốn đầu tư gián tiếp, nhưng dịng vốn này chảy vào nước ta cịn khá khiêm tốn.
Từ năm 2005 trở về trước, nguồn vốn FII này có tăng nhưng quy mơ cịn nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp so với vốn FDI. Cụ thể là, năm 2001 tỷ trọng vốn FII/FDI chỉ 1.2%, năm 2003 là 2.3% và tăng lên 3.7% năm 2004. Tình hình này được thể hiện qua hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán cịn yếu và vai trị của họ không được nổi bật. Điều này có thể giải thích là do hoạt động chưa đạt mức độ tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán, cũng như giai đoạn nằm ngang kéo dài quá lâu của chỉ số chứng khoán đã khiến cho không chỉ rất nhiều nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng không đánh giá cao về tiềm năng hồi phục và phát triển của giá cả cổ phiếu
Năm 2006 thực sự là một năm “bản lề” đối với dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, với việc xuất hiện thêm nhiều quỹ đầu tư mới với quy mơ lớn hơn, cũng như việc cam kết tăng vốn của các quỹ hiện hữu. Đến cuối năm 2006, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng vọt gấp gần ba lần, từ 6% lên 17% với hơn khoảng 2 tỷ USD FII được công bố thông qua các quỹ đầu tư chính thức.
Và tính đến tháng 4/2007, nhà đầu tư nước ngoài vẫn mạnh nhất trên thị trường niêm yết, trong đó giá trị đầu tư vào cổ phiếu của các công ty niêm yết chiếm đến 68% trong tổng giá trị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư vào trái phiếu niêm yết chiếm 25%; đầu tư vào trái phiếu không niêm yết chỉ chiếm 6% và đầu tư vào cổ phiếu không niêm yết chỉ vỏn vẹn có 1%.
Như vậy, so sánh hai mốc thời điểm đầu năm 2006 với những tháng đầu năm 2007, tỷ lệ sở hữu giá trị cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng gấp gần 4 lần. Tình hình đó cũng có tính tương ứng với thông tin của Ngân hàng thế giới ước tính các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tại thị trường niêm yết, nhà đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng sở hữu đến 49% hoặc đang có xu hướng đạt đến 49% (tỷ lệ cao nhất cho phép đối với nhà đầu tư nước ngoài) đối với một số mã cổ phiếu như AGF, CII, BT6, GIL, GMD, IFS, SAM, TDH, TMS, TYA, VNM, chứng chỉ quỹ VFMVF1.
Hiện nay, có những quỹ đầu tư nước ngoài được đánh giá là hoạt động thành công trên thị trường Việt Nam là Vina Capital, Indochina Capital, Dragon Capital, IDG Vietnam, PXP Vietnam, City Group, HSBC, JP Morgan, Deutsch AG...
Trong số các nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư có người quản lý quỹ tại Việt Nam chiếm tỷ trọng 70% trên tổng quy mơ vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong số các quỹ đầu tư nước ngoài chưa có mặt các quỹ Mutual Fund và Pension Fund - là các quỹ có mục tiêu đầu tư rất dài hạn.
Trong cuộc chơi chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài có một động thái rất đặc biệt: trong đa số trường hợp biến động về giá cổ phiếu, dường như nhà đầu tư nước ngoài luơn giữ một tư thế độc lập và tách rời hẳn tâm lý đám đơng của các nhà đầu tư Việt Nam. Trong đợt điều chỉnh đầu tiên của VN-Index xuống dưới ngưỡng 1.000 điểm, việc mua vào của nhà đầu tư nước ngoài khi thị trường đảo chiều vẫn hầu như không có gì đột biến. Vào những thời điểm thị trường sụt giảm mạnh, khi không khí ảm đạm lộ rõ ở các nhà đầu tư trong nước, thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn chiếm khoảng 20% giá trị giao dịch tồn thị trường. Vì vậy, với một khối lượng lớn cổ phiếu với nhiều mức giá khác nhau. Trong đó có những mức giá cực rẻ từ năm 2006. Với phương thức mua vào, bán ra theo kiểu “cuốn chiếu” ở từng mức giá, nhà đầu tư nước ngoài có thể dẫn dắt thị trường trong những giai đoạn nhất định, nếu họ muốn như thế.
Nhà đầu tư nước ngoài đang chia thành hai nhĩm. Một nhĩm có chiến lược đầu tư trung và dài hạn dựa trên danh mục đầu tư rõ ràng, nhĩm khác chỉ tập trung đầu tư ngắn hạn. Nhĩm thứ hai chỉ đầu cơ mua bán liên tục và đáng lo ngại là số lượng nhà đầu tư nước ngoài thuộc nhĩm này đang có xu hướng tăng và đang có vai trị nhất định trong định hướng thị trường. Nhĩm này cũng tham gia lũng đoạn về tin đồn và những thủ thuật làm giá. Hiện chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm sốt hoạt động đầu cơ này. Với tỷ trọng nắm giữ từ 20-25% số cổ phiếu niêm yết, nếu trong trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra, số vốn bị rút sẽ lên đến 3,5-4,2 tỷ USD. Con số này tuy chưa làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối của Nhà nước nhưng gây rủi ro nhất định cho nhu cầu nhập khẩu và trả nợ nước ngoài của Việt Nam hiện cịn khá lớn.
Trong thời gian qua, đặc biệt từ đầu năm 2007, đã xuất hiện ngày càng nhiều đánh giá mang tính nhận định, phân tích về vai trị và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đáng chú ý là diễn biến hoạt động của họ vẫn cịn là một ẩn số lớn. Những bài phân tích tuy có đề cập đến xu hướng vận động chung của nhà đầu tư nước ngoài nhưng rất ít thông tin cụ thể về hoạt động của một nhà đầu tư nước ngoài cụ thể nào.
Nói tĩm lại, tồn bộ các hoạt động mua bán của nhà đầu tư nước ngoài, mối quan hệ giữa khối lượng mua và khối lượng bán, thời điểm mua vào và thời điểm bán ra, và tất nhiên phải kể đến những tính tốn phương án chiến thuật “lướt sĩng” của nhà đầu tư nước ngoài, đã hầu như chưa được nghiên cứu và phân tích, dù chỉ mang tính tổng lược.
Cũng bởi thế, trong nhiều trường hợp, từ hoạt động đấu giá cổ phần cho đến những tác động vào sự lên hoặc xuống của thị trường chứng khoán, mặc dù nhiều người đốn chắc là có bàn tay của nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí tác động rất sâu, nhưng cũng không có một minh chứng nào được dẫn ra.
Vậy thì những câu hỏi cần được đặt ra là trong tương lai không quá xa (vào cuối năm 2007 và trong năm 2008) là vai trị của nhà đầu tư nước ngoài sẽ ra sao tại thị trường chứng khoán Việt Nam? Và cùng với vai trị có thể mang tính thượng phong ấy, nhà đầu tư nước ngoài sẽ “nắm giữ” thị trường thông qua những động thái nào? Và đương nhiên, yếu tố đầu cơ của nhà đầu tư nước ngoài sẽ lộ diện đến mức nào và tạo được ảnh hưởng ra sao đối với sự lên xuống của thị trường chứng khoán? Hoặc một khía cạnh tiêu cực khác không thể không dự liệu: trong những trường hợp nào và kèm theo những điều kiện gì, nhà đầu tư nước ngoài có thể rút một phần vốn hoặc tồn bộ vốn ra khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam, dẫn đến nguy cơ đổ vỡ của thị trường này
Cho dù không được thừa nhận chính thức, nhưng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đơi lúc được xem là “hàn thử biểu” của thị trường chứng khoán. Vậy họ đã mua bán ra sao?
Không chọn cổ phiếu giá cao hoặc tăng nóng:
Trong số 109 loại cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đang niêm yết tại HoSTC hiện đã có 10 loại cổ phiếu (tính đến ngày 10/7/2007) là AGF, BT6, TYA, STB, CII, GLI, GMD, IFS, REE và SAM đã hết room ( tỷ lệ được phép sở hữu dành cho nhà ĐTNN- 30% đối với ngành ngân hàng và 49% cịn lại đối với các ngành khác).
Đáng chú ý là cả 10 loại cổ phiếu trên đều không có cổ phiếu nào nằm trong TOP 5 cổ phiếu có giá cao nhất sàn TP HCM hiện nay và REE, SAM là những cổ phiếu đầu tiên niêm yết trên TTCK Việt Nam. Năm cổ phiếu cao giá nhất gồm BMC, FPT, TCT, SJS, DHG lại không phải là những cổ phiếu được ưa chuộng nhất.
Cổ phiếu “đầu bảng” BMC chỉ được các nhà ĐTNN sở hữu hơn 346.000 cổ phiếu và chiếm tỷ lệ 8,81%, các cổ phiếu cịn lại cũng đang cịn khá nhiều room cho nhà ĐTNN như DHG cịn hơn 1,1 triệu cổ phiếu trong số 3,2 triệu cổ phiếu nhà ĐTNN được phép mua, FPT cịn đến trên 27,5 triệu/44,6 triệu, SJS cịn 6,3 triệu/9,8 triệu và TCT cịn hơn 746.000 cổ phiếu (nhà ĐTNN mới sở hữu 2,27% tương đương với 36.300 cổ phiếu TCT).
Không những vậy, với những cổ phiếu tăng nóng và phi mã trong thời gian qua thì nhà ĐTNN cũng khá thận trọng, ngoài BMC và TCT thì LBM mới bán được 22.590/803.188 cổ phiếu với tỷ lệ vỏn vẹn có 1,38%; SGH dù đồn đốn nhà ĐTNN thu gom nhưng room vẫn cịn khá nhiều (gần 281.000 cổ phiếu), riêng HAX cịn đến 548.000/796.000 cổ phiếu.
Hai loại chứng chỉ quỹ là BF1 và VF1 cũng sắp hết room dành cho nhà ĐTNN, chỉ cịn chưa đến 5% dù BF1 hiện là loại chứng khoán có giá thấp nhất sàn TPHCM và VF1 mang nhiều “tai tiếng” thời gian qua.
“Nhắm” cổ phiếu của doanh nghiệp có triển vọng:
Trong số 9 loại cổ phiếu đã hết room dành cho nhà ĐTNN, trừ TYA thì 8 loại cổ phiếu cịn lại đều mang tên các doanh nghiệp làm ăn khá hiệu quả trong nhiều năm qua và ngành nghề có triển vọng trong thời gian tới như AGF (thuỷ sản), BT6 (vật liệu xây dựng), GMD (vận tải biển và đang đa dạng hố ngành nghề), REE (cơ điện lạnh, địa ốc, tài chính...), SAM (vật liệu viễn thông), IFS (nhiên liệu), GLI (thương mại), STB (ngân hàng) và CII (cơ sở hạ tầng).
Những doanh nghiệp trên phần lớn thương hiệu đã được nhà ĐTNN biết đến trước khi đầu tư vào TTCK Việt Nam và thông tin, tình hình tài chính của họ khá minh bạch.
Riêng TYA (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên niêm yết) chưa phải là một “blue-chip” đúng nghĩa nhưng được ưa chuộng do cổ đơng nước ngoài muốn nắm quyền “kiểm sốt” nên tăng cường mua vào rất lớn trong thời gian qua.
Từ trước đến nay, các nhà ĐTNN chưa bao giờ đầu tư mạnh vào những cổ phiếu cao giá nhất nhì hay tăng quá nóng trên sàn TPHCM. Vì vậy, do đầu tư lâu dài và không chạy theo phong trào nên nhà ĐTNN luơn tránh những loại cổ phiếu có dấu hiệu bị đẩy giá hay tăng quá giá trị thực dù lợi nhuận trước mắt khá cao.
Trong số 10 loại cổ phiếu trên thì không có cổ phiếu nào vượt quá giá 160.000 đồng (SAM cao nhất hiện chỉ 156.000 đồng/cổ phiếu), thậm chí CII, IFS, TYA, GLI đang ở mức dưới 80.000 đồng/cổ phiếu.
“Gu” của nhà ĐTNN và NĐT trong nước đơi khi khác biệt và nhiều trường hợp cịn trái ngược. Trong danh sách 20 loại cổ phiếu mà SSI đưa ra với nhận định có tính thanh khoản tốt, đang “chiếm lĩnh” TTCK Việt Nam thì chỉ có 4 loại cổ phiếu có sức hút lớn đối với nhà ĐTNN (hết room) là SAM, GMD, REE và STB, cịn nhiều loại vẫn cịn room khá nhiều như FPT, PPC, VHS, ITA, PVD,VIP...
Hiện nay, không ít loại cổ phiếu đang được nhiều nhà ĐTNN “dịm ngĩ” và cũng sắp hết room như VNM (cịn 4,2%), TDH (chỉ cịn 0,64%), BMP (0,45%), TMS (cịn 1,32%).
Việc các loại cổ phiếu trên đang được các nhà ĐTNN ưa chuộng do kết quả kinh doanh, lợi nhuận khá khả quan từ năm 2006 đến nay, hơn nữa các loại cổ phiếu này đều có triển vọng khá tốt do ngành hàng (như VNM, BMP) hay đang có những dự án địa ốc nhiều tiềm năng (TDH, TMS).
Bên cạnh việc tăng mua cổ phiếu của các quỹ đầu tư ngoại, lượng tài khoản của nhà đầu tư cá nhân nước ngoài đến mở mới tại các công ty chứng khoán đang tăng mạnh.
NĐTNN cá nhân hiện nay rất đa dạng. Đó là những người đang làm việc tại Việt Nam, Việt kiều, những người vợ đi theo chồng và cả những người đến Việt Nam mở tài khoản, mua cổ phiếu rồi về.
NĐTNN cá nhân có nhiều chiến lược đầu tư khác nhau. Có người chuyên đầu tư các CP "blue-chips", CP ngành ngân hàng hoặc năng lượng, nhưng cũng có NĐTNN chỉ lựa tồn CP có thị giá thấp để mua vào... Người đầu tư dài hạn nhưng không ít người chọn cách "lướt sĩng".
Theo thống kê của công ty chứng khoán Sài Gịn (SSI) thì, hiện tổng số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài đến mở tại SSI tính đến nay đạt 2.000 tài khoản, nhưng trong đó nhà đầu tư Nhật Bản chiếm 70%. Với lượng nhà đầu tư cá nhân nước ngoài đến mở tài khoản tại công ty đang ngày một tăng lên, điều này sẽ góp phần rất lớn thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán. Tại sàn chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Đại Việt (DVSC), Rồng Việt, số tài khoản mở mới của nhà đầu tư cá nhân nước ngoài cũng tăng dần, chiếm hơn 30% trên tổng số tài khoản mở mới.
Một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm nhiều đến thị trường chứng khoán trong nước được các nhà phân tích thị trường đưa ra là: nền kinh tế VN đang trong quá trình phát triển bền vững và ổn định. Đặc biệt, thị trường chứng khoán vẫn cịn non trẻ và có rất nhiều cơ hội để đầu tư kiếm lời.
Trên thực tế, trong những năm gần đây nguồn lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài kiếm được từ việc đầu tư vào thị trường chứng khoán VN tăng đáng kể và đã gây sự quan tâm chú ý đặc biệt đối với các nhà đầu tư tài chính nước ngoài. Và nếu nhà đầu tư nước ngoài duy trì ở mức mua bán như hiện nay thì thị trường chứng khoán sẽ được cũng cố và tăng trưởng mạnh trở lại. Hiện các quỹ nước ngoài vốn lớn như VinaCapital, Dragon Capital... đang tăng sức cầu, nhất là trong các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) của nhiều đại gia sắp tới.
Nhìn chung, NĐTNN là n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam.doc