Đề tài Một số kiến nghị giải quyết tình trạng bán phá giá ở Việt Nam

Sự đình trệ sản xuất của hàng loạt các xí nghiệp cùng với sự giải thể, bên bờ vực phá sản của một số xí nghiệp đã gây ra tình trạng thất nghiệp gia tăng dẫn đến thu nhập giảm, cùng với nó là các tệ nạn xã hội cũng gia tăng.

Người tiêu dùng phải sử dụng những loại hàng hoá kém phẩm chất, quá hạn, hàng giả, thậm chí hàng độc hại từ nước ngoài nhập vào gây nguy hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng.

Bán phá giá, thu được lợi nhuận lớn, do đó mà tình trạng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại ngày càng gia tăng. Một số cán bộ có chức có quyền do hám lơị đã tiếp tay cho bọn tội phạm làm tha hoá đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp, gây ra những thiệt hại lớn đối với xã hội. Tiêu biểu là vụ Tân Trường Sanh ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1997 đã tiếp tay cho bọn buôn lậu, với trị giá hàng lên tới 25 tỷ đồng, bọn tội phạm đã sử dụng kho hàng của quân đội để cất giữ hàng hoá.

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kiến nghị giải quyết tình trạng bán phá giá ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đác vài cửa hàng Quốc doanh bày bán xe đạp nội địa nhãn hiệu VIFIA, LIXEHA, Xuân Hoà hay Thống Nhất nhưng rất ít người mua. Trong khi nhu cầu xe đạp trong cả nước rất lớn khoảng 500.000- 600.000 xe/năm, khả năng sản xuất trong nước có thể đáp ứng được, nhưng chúng ta đã nhường 3/4thị phần cho xe đạp nhập từ các nước Nhật, Pháp, Singapor và chủ yếu nhất là hàng của Trung Quốc. Hàng Trung Quốc đa phần là nhập lậu, trốn thuế, mẫu mã đẹp và thay đổi liên tục, giá bán rẻ: xe đạp mini TQ giá từ 400-600.000 đ/chiếc, xe đạp địa hình TQ năm 1996: 1,3 triệu đồng/chiếc, sang năm 1997 chỉ có 800.000d/chiếc, chất lượng vẫn thế mà kiểu dáng đẹp hơn, các đại lý bán xe đạp TQ có thể chịu vốn, do đó bỏ xa hàng Việt Nam. 2.1.2.2. Xe máy Việt Nam là một nước đang phát triển với thu nhập bình quân đầu người khoảng 400.000đ(năm 2001). Các thành phố lớn của Việt Nam đang trong quá trình phát triển trong đó các khu vực chính của các thành phố đều đang được xây dựng, hầu hết các đường phố ở các thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh đều rất hẹp. Đó là lý do tại sao xe máy, xe đạp là những phương tiện phổ biến nhất ở Việt Nam kể từ những năm 70. Năm 1999 lượng xe máy tiêu thụ trên thị trường Việt Nam khoảng nửa triệu chiếc, người ta cho rằng còn lâu nữa mới có thể đạt được một triệu chiếc/năm. Bất ngờ cuộc “đổ bộ” ào ạt của xe Trung quốc, đến năm 2000 con số này đã lên đến 1,8 chiếc. Năm 2001 lượng linh kiện xe máy nhập khẩu lên đến hơn hai triệu bộ. Cuộc “đổ bộ” của xe Trung quốc giá rẻ từ năm 1999 đã buộc các hãng xe gắn máy lớn hạ giá- 51 doanh nghiệp lắp ráp xe Trung quốc dạng IKD đã tạo nên sức ép kinh tế đáng kể buộc các hãng xe máy liên doanh và 100% vốn nước ngoài phải hạ giá. Super Dream từ 26 triệu đồng hạ xuống dưới 20 triệu đồng (thời điểm 2001). Sirius từ trên dưới 24 triệu đồng xuống còn dưới 20 triệu đồng với phanh chống, 21 triệu với phanh đĩa. Viva 110 cũng tương tự. VMEP là hãng có giá bán thấp nhất trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, giá Angel năm 1998 là 1.300 USD, đến năm 2002 chỉ còn dưới 1.000 USD, mặc dù xe đã cải tiến nhiều. Các thương hiệu xe khác của hãng như Magic, Magic star cũng phải giảm khoảng 1 triệu đồng/xe. Để cạnh tranh với những hãng xe Trung quốc đang bán phá giá trên thị trường Việt Nam, hãng Honda Việt Nam- một thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam đã tung ra thị trường xe Honda Wave Alpha vào 19/01/2002. Xe Wave Alpha được thiết kế để đáp ứng nhu cầu xe của thị trường Việt Nam: phù hợp với địa hình Việt Nam, giá rẻ ( hơn 10 triệu đ) trong khi vẫn đảm bảo chất lượng và độ tin cậy cao thông qua việc sử dụng các cấu kiện sản xuất trong nước với giá thành thấp hơn cũng như những cấu kiện được mua qua hệ thống mua sắm toàn cầu của Honda. So với các loại xe máy Trung quốc đang hiện hành thì Wave Alpha có nhiều tính năng hơn hẳn. Sau sự xuất hiện của Wave Alpha, người tiêu dùng đồng loạt mua loại xe mới này, thị trường loại xe đó trở nên sôi động, nhiều người đã phải đặt cọc tiền mua trước và sau một thời gian mới lấy được xe. Trong khi đó, nhiều cửa hàng bán xe Trung quốc ở thành phố Hồ Chí Minh đồng loạt giảm giá bán các loại xe động cơ Longcin và Lifan với mức 400- 600.000đ/xe. Giá xe Trung quốc loại Dream cao còn 5,8- 6,5 triệuđồng/xe, Wave còn 6,2- 6,8triệu đồng/xe, . Nhưng dường như vẫn không cạnh tranh được với Wave Alpha của Honda. Đến tháng 04/2002 đã xuất hiện loại xe Wave Alpha TQ với mẫu mã, màu sắc giống hệt của hãng Honda Việt Nam nhưng có giá bán rẻ hơn nhiều. Tại cửa hàng xe máy của công ty Đức Phương trên đường Lê Văn Việt (quận 9- TP Hồ Chí Minh), xe Wave Alpha Trung Quốc được bán với giá 7,5 triệu đồng/xe, chủ bán xe bao giấy tờ và có giấy hải quan chỉ sau 1 ngày. Như vậy với việc bán phá giá xe máy của hãng xe nhập từ Trung quốc đã ảnh hưởng ít nhiều tới thị trường xe máy nội địa. Cuộc đổ bộ của xe Trung quốc với giá rẻ đã làm cho nhiều hãng xe của Việt Nam phải điêu đứng một thời gian để tìm cách trụ vững. 2.1.3. Hàng phân bón Một tình trạng rất mới trong 5 tháng của năm 2002 trên thị trường Việt Nam là các doanh nghiệp sản xuất phân NPK , nhất là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang đứng trước nguy cơ thua lỗ mà nguyên nhân chủ yếu là do phân NPK chủng loại 16:16:8(NPK16:16:8), nhập khẩu từ Hàn Quốc đang được bán với gía rất thấp trên thị trường Việt Nam. Trong nước hiện nay có hai “đại gia” về sản xuất phân NPK 16:16:8 là Công ty liên doanh phân bón Việt- Nhật (JVF) , công suất thiết kế 350.000 tấn phân NPK trong một năm và công ty kiên doanh phân bón Baconco, cũng có công suất tương tự. Nhu cầu phân NPK trong nước hiện nay khoảng 1.5 triệu tấn/năm, trong đó có khoảng 300000- 400000 tấn là phân NPK 16:16:8. Hơn ba năm trước, khi JVF và Baconco chưa thành lậ,phân NPK 16:16:8 chủ yếu nhập từ Philippin, khoảng 300000- 350000 tấn/năm. Gần đây do trong nước đã sản xuất được loại phân này nên lượng nhập khẩu giảm mạnh, chỉ còn 50000- 100000 tấn/năm. Sau khi phân NPK 16:16:8 Philippine không còn nhập vào Việt Nam thì phân NPK của Hàn Quốc nhảy vào thế chỗ với lượng nhập khẩu vào năm 2001 là 20000 tấn. Đến năm 2002,lượng nhập này tăng đột biến và nhà nhập khẩu bán cho đại lý rẻ hơn phân cùng loại được sản xuất trong nước đến 500000 đồng/tấn. Hiện nay giá chào bán phân NPK 16:16:8 là 1700- 1800 đồng /kg.Nhà nhập khẩu Việt Nam bán cho đại lý là 2100- 2250đồng/kg, trong khi giá bán tại nhà máy trong nước là 2500-2600 đồng /kg. Để né tránh việc bị kiện bán phá gía, nhà nhập khẩu phân bón từ Hàn Quốc đã không nhập nguyên bao mà nhập hàng về Việt Nam rồi mới đóng bao. Trước tình trạng bán phá giá này,các doanh nghiệp sản xuất phân bón Việt Nam đang đứng trước những khó khăn. Các doanh nghiệp Việt Nam đang khiếu nại với Hội phân bón Việt Nam và Chính phủ về vấn đề nay nhưng trên thực tế Việt Nam chưa có “luật chống bán phá giá”nên rất khó cho việc giải quyết thực trạng này. 2.1.4. Nước giải khát Trong trận chiến giữa các hãng đồ uống có ga quốc tế như Coca- cola và Pepsi, các hãng sản xuất nước giải khát Việt Nam như Mekofood (sản xuất đồ uống có ga nhãn Festi). Công ty Tribeco đã nhìn thấy trước những khó khăn trong cuộc chiến này. Ngay khi vào cuộc, cảhai hãng tung ra những hình thức quảng cáo cùng với chiến thuật cạnh tranh quyết liệt và liên tục. Coca- cola hạ giá bằng cách nâng dung tích chai từ 207ml lên 300 ml nhưng vẫn giữ giá bán 1500đ. Còn Pepsi tung ra loại chai dung tích 500ml, bán giá 1600đ, như vậy giá thành hạ xuống còn 800đ/250ml. Trong khi đó sản phẩm của Tribeco là chai dung tích 207ml, giá bán 1100đ/chai, còn chai Festi 200ml giá bán là 2000đ/chai. Tháng 1 năm 1996 thị trường lại chứng kiến cuộc bán phá giá quy mô lớn của Coca-cola. Công ty liên doanh Coca-cola Ngọc Hồi áp dụng chế độ khuyến mại đến hết tháng 1/1996. Theo đó cứ mua 3 két coca hoặc 3 két sprite được tăng thêm một két hay mua 5 thùng coca hoặc 5 thùng sprite thì tặng thêm 1 thùng. Nếu tính ra thì Coca-cola đã hạ giá đến 25%, với mức giá này thì Coca-cola đã làm một cuộc phá giá.Vì thuế doanh thu nước ngọt lúc bấy giờ là 8%, thuế nhập khẩu hương liệu là 30%, khó có một giá thành sản xuất rẻ hơn mức giá khuyến mại này. Một hãng khổng lồ sản xuất ở vài chục nước khác nhau như Coca-cola và Pepsi chỉ cần mang ít hàng tồn kho tạm thời đưa vào Việt Nam cho không người tiêu dùng cũng không ảnh hưởng gì đến doanh thu của họ. Muốn đánh gục đối phương họ đã không làm như vậy vì của cho không sẽ mang tiếng là đồ bỏ đi. Họ đã bán dưới giá thành sản xuất của các công ty trong nước và mở rộng các đợt khuyến mại liên tục trị giá hàng tỷ đồng, họ không hề chịu lỗ bởi vì số hàng này chỉ là số hàng thừa theo kế hoạc sản xuất trên toàn thế giới mà họ đã thu đủ lợi nhuận. Đối với các hãng liên doanh việc giảm gía bán sản phẩm đến mức thấp hơn giá thành dẫn đến doanh nghiệp bị lỗ, liên doanh không được chia lời, thực chất chỉ phía Việt Nam chịu thiệt còn phía nước ngoài vẫn có lãi thông qua việc cung cấp nguyên liêụ, công nghệ thiết bị với giá cao. Không thể đứng vững nổi trong cuộc cạnh tranh khôngbình đẳng và không cân sức này, công ty Tribeco, “con chim đầu đàn” của ngành sản xuất nước ngọt Việt Nam đang lâm vào tình trạng “hấp hối’. Năng suất năm 1996 giảm 30% đến giữa năm 1997 thì sản lượng đã giảm đến 60% so với những năm trước. 2.2. Thực trạng bán phá giá hàng xuất khẩu của Việt Nam Trong quan hệ thương mại Quốc tế, cho đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài đã bị các doanh nghiệp nước ngoài khởi kiện 8 vụ bởi họ cho là các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá hàng hoá trên thị trường. - Trường hợp đầu tiên bị kiện bán phá giá là mặt hàng gạo, năm 1994, nước đâm đơn kiện là Colombia. Kết luận cuối cùng là gạo Việt Nam nhập khẩu vào Colombia không bị đánh thuế chống bán phá giá mặc dù bán ở mức thấp 9.07% song không gây tổn hại cho các nhà sản xuất lúa gạo ở nước sở tại. Năm 1998 với mặt hàng mì chính xuất khẩu vào EU, Việt Nam đã bị EU quy vào nứơc có mặt hàng bị bán phá giá. Kết cục thì mì chính bị đánh thuế chống bán phá giá là 16.8%. Cũng cùng năm này hàng giầy dép của Việt nam xuất khẩu vào EU cũng bị kiện bán phá giá nhưng vì thị phần quá nhỏ nên không bị đánh thuế chống bán phá giá. Năm 2000: bật lửa ga của Việt Nam xuất khẩu sang Balan đã bị kiện bán phá gía và bị đánh thuế chống bán phá giá với mức 0.09euro/chiếc. Năm 2001: mặt hàng tỏi của Việt Nam xuất khẩu sang Canada bị đưa vào vòng kiện tụng bán phá giá và bị đánh thuế chống bán phá giá 1,48 CAD/kg. Năm 2002, từ tháng 6 đến nay, doanh nghiệp VN lại phải đối mặt với ba vụ kiện với các mặt hàng: đế giày, bật lửa ga vào Canada và cá da trơn vào Mỹ. Lý do mà Hiệp hội cá nheo Hoa kỳ (CFA) đưa ra là hàng thuỷ sản VN bán giá rẻ, phá giá thị trường. Nhưng trên thực tế, sau khi đi khảo sát vùng nuôi cá basa, cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long, tận mắt chứng kiến những bè cá lớn trên sông Tiền và sông Hậu thuộc vào loại lý tưởng nhất thế giới, gặp gỡ những nhà nuôi trồng thuỷ sản nơi đây cũng như khảo sát mặt bằng giá, phái đoàn của Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ, của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã thừa nhận giá nhân công lao động ở một số nước có thu nhập bình quân đầu người khoảng 300USD/năm phải khác với 23.000USD/năm. Như vậy sức tiêu thụ cá Việt Nam không giảm trên thị trường Hoa kỳ là từ cuộc chiến thương hiệu CAFISH đã làm cho cái tên cá tra, cá basa nổi tiếng ở thị trường Mỹ. Nếu vụ kiện được xem xét trên dữ kiện VN thì Mỹ sẽ đưa ra mức thuế chống phá giá là 191%. Trường hợp VN được xem là nền kinh tế thị trường thì mức để tính thuế là 144%. Một điều đáng lưu ý là: nếu coi VN là một nước có cơ chế thị trường, một nước nào đó có thể xem xét việc đánh thuế chống bán phá giá đối với hàng VN nếu xét thấy trị giá thông thường của hàng hoá cao hơn giá xuất khẩu bán cho người nhập khẩu hoặc hàng hoá được bán cho người nhập khẩu với giá thấp hơn tổng chi phí của hàng hoá. Riêng với trường hợp nhập khẩu từ nước không có nền kinh tế thị trường mở (kinh tế phi thị trường), nước xuất khẩu có thể lấy mức giá của nước thứ ba để so sánh khi xác định xem có đánh thuế chống bán phá giá hay không. Đáng tiếc là cho đến nay, các nước khi tiến hành điều tra nhằm áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng VN thường dùng biện pháp so sánh giá xuất khẩu của VN với giá xuất khẩu của nước thứ ba. Ví dụ như Colombia khi điều tra đã lấy giá gạo của Việt nam so sánh với giá gạo xuất khẩu của Thái Lan. Điều này là không công bằng với VN. Thực tế cho thấy, những mặt hàng xuất khẩu của VN bị kiện bán phá giá hầu như là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu không cao (trừ cá basa), hoặc không phải là mặt hàng xuất khẩu chiến lược nên các doanh nghiệp VN chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. 2.3. Tác hại của việc bán phá giá hàng hoá đối với nền kinh tế nước ta 2.3.1. . Những thiệt hại về mặt kinh tế Từ thực trạng đã phân tích ở trên ta thấy bán phá gía hàng nhập khẩu nước ngoài đã gây ra những hậu quả lớn đối với ngành sản xuất nội địa. Hầu hết những ngành công nghiệp đã từng có thế mạnh như: xe đạp, quạt điện, cơ khí, điện tử dân dụng, vải, may mặc, rượu, bia,.. nay đều bị suy yếu nghiêm trọng do không cạnh tranh nổi với các hàng ngoại bán phá giá. Cụ thể những thiệt hại do bán phá giá gây ra đối với một số ngành công nghiệp nội địa như: Ngành dệt hiện nay phải nhường 80% thị phần cho hàng nước ngoài, chỉ còn giữ lại được 20%, các xí nghiệp sản xuất đang ở trong tình trạng rất khó khăn. Sản xuất xe đạp thị phần bị mất đi 75%, sản lượng chỉ đạt 25% so với năng lực sản xuất. Ngành cơ khí, sản xuất máy nông nghiệp và phụ tùng thị phần giảm từ 60% xuống còn 20%, sản xuất động cơ nổ thị phần giảm từ 50% xuống còn 10% Sản xuất quạt điện thị phần giảm từ 80xuống 20%. Sản lượng chỉ còn đạt 20% so với năng lực sản xuất. Giá bị giảm đi 150.000đ/chiếc. Ngành sản xuất rượu bị mất 90% thị phần cho hàng ngoại. Hai nhà máy sản xuất rượu bia lớn nhất là rượu Bình Tây phải đóng cửa, còn rượu Hà Nội chỉ còn đạt khoảng 10% công suất. Như vậy việc bán phá giá hàng nhập khẩu đã gây ra hiện tượng trì trệ, hạn chế tốc độ phát triển của nền kinh tế, cùng với nó là sự đình trệ, bên bờ vực phá sản hoặc giải thể của một số xí nghiệp không còn khả năng thanh toán. 2.3.2. Những thiệt hại về mặt xã hội Sự đình trệ sản xuất của hàng loạt các xí nghiệp cùng với sự giải thể, bên bờ vực phá sản của một số xí nghiệp đã gây ra tình trạng thất nghiệp gia tăng dẫn đến thu nhập giảm, cùng với nó là các tệ nạn xã hội cũng gia tăng. Người tiêu dùng phải sử dụng những loại hàng hoá kém phẩm chất, quá hạn, hàng giả, thậm chí hàng độc hại từ nước ngoài nhập vào gây nguy hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng. Bán phá giá, thu được lợi nhuận lớn, do đó mà tình trạng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại ngày càng gia tăng. Một số cán bộ có chức có quyền do hám lơị đã tiếp tay cho bọn tội phạm làm tha hoá đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp, gây ra những thiệt hại lớn đối với xã hội. Tiêu biểu là vụ Tân Trường Sanh ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1997 đã tiếp tay cho bọn buôn lậu, với trị giá hàng lên tới 25 tỷ đồng, bọn tội phạm đã sử dụng kho hàng của quân đội để cất giữ hàng hoá. Đứng trước những thiệt hại này, một số câu hỏi cần thiết phải đằt ra là chúng ta phải có phương án “chiến đấu” như thế nào với việc hàng ngoại bán phá giá hay chỉ có một điệp khúc “đề nghị Nhà nứơc cấm nhập hàng ngoại”?. Trong khi đó đến năm 2006, thời hạn thực hiện giảm thuế theo Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) có hiệu lực chẳng còn xa. Chương 3: Một số kiến nghị giải quyết tình trạng bán phá giá ở Việt Nam Đứng trước thực tế bán phá giá đã xảy ra và nguy cơ hàng thừa ế từ nước ngoài sẽ tràn vào ngày càng nhiều hơn sau khi ta thực hiện việc cắt giảm tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có các giải pháp và xây dựng các chính sách để bảo vệ nền công nghiệp sản xuất nội địa bảo vệ thị trường cho hàng hoá của nước ta, chống lại việc buôn bán không trung thực của các công ty nước ngoài. 3.1. Tăng cường quản lý thị trường, đấu tranh ngăn chặn tệ nạn buôn lậu, chống gian lận thương mại Theo đánh giá của Bộ thương mại, Tổng cục Hải quan và các cơ quan chức năng khác, tình hình buôn lậu của nước ta trong những năm qua không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng. Hàng buôn lậu vào nước ta gồm hàng trăm chủng loại, nhưng thường tập trung nhiều nhất vào những mặt hàng có giá trị kinh tế cao như thuốc lá, hàng điện tử, điện lạnh, xe đạp Trung quốc (300.000chiếc/năm), vải các loại khoảng 20triệu mét- trị giá hơn 500 tỷ đồng. Gần đây gian lận thương mại trong xuất khẩu phát triển nhanh và nghiêm trọng nhằm mục đích trốn lậu thuế xuất nhập khẩu. Bằng các thủ đoạn như: khai báo không đúng số lượng chủng loại hàng hoá nhập khẩu, khai báo giá hàng nhập khẩu thấp hơn nhiều so với gía trị thực tế nhập khẩu để giảm mức thuế phải nộp, khai báo không đúng xuất xứ của hàng hoá... Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị cho các cấp chính quyền và các ngành trong các nước phải tập trung lực lượng để chống lại các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là các hoạt động buôn lậu có tổ chức, coi đó là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài. Tổng cục Hải quan, Bộ Nội vụ, bộ Thương mại và Bộ Tài chính đang phối hợp triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để cùng với các địa phương và các ngành hữu quan khác trong cả nước đồng thời cùng thực hiện các phương án đấu tranh chống buôn lậu có hiệu quả, xử lý nghiêm các vụ buôn lậu. gian lận thương mại để răn đe và giáo dục chung. Cụ thể các giải pháp chính là: Các cơ quan Nhà nước cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu, đặc biệt là đối với hàng nhập lậu. Những hàng tiêu dùng sản xuất trong nước có khả năng đáp ứng về chất lượng và số lượng thì kiên quyết không cho nhập hoặc hạn chế số lượng nhập để bảo hộ sản xuất trong nước. Ban hành quy chế buôn bán biên giới, xác định rõ đối tượng mặt hàng được phép buôn bán ở biên giới. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng ngoại nhập nếu không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp sẽ bị tịch thu. Việc thanh toán đối với hàng hoá buôn bán phải thông qua Ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước giao trách nhiệm phụ trách buôn bán qua biên giới. Ngành y tế và thương mại phối hợp chặt chẽ trong việc khảo sát, kiểm tra cấp giấy phép chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho các loại thực phẩm nhập khẩu. Củng cố lại các tổ chức chống buôn lậu trên từng địa ban, quyết định cơ chế phối hợp giữa các lực lượng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng này. 3.2. Bảo hộ hàng hoá sản xuất trong nước Việc bảo hộ hàng hoá sản xuất trong nước phải phù hợp với tiến trình tự do hoá thương mại và các Hiệp định Quốc tế mà Chính phủ đã ký kết. Cần quán triệt các nguyên tắc sau: Có sự thống nhất giữa tự do hoá thương mại với bảo hộ mậu dịch. Bảo hộ mậu dịch phải tiến hành trên nền tự do hoá thương mại, phù hợp với tiến trình tự do hoá thương mại của Việt Nam và xu hướng tự do hoá thương mại trên thế giới. Bảo hộ có chọn lọc, có thời điểm. Tức là không bảo hộ tràn lan, không bảo hộ vĩnh viễn. Nhà nước sẽ chỉ bảo hộ những hàng hoá mà sản xuất trong nước có lợi thế đem lại hiệu quả kinh tế cao, có tiềm năng phát triển về sau. Bình đẳng, không phân biệt thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khi cùng sản xuất kinh doanh một loại hàng thuộc diện bảo hộ của Nhà nước, thì đều được hưởng mức bảo hộ của Nhà nước như nhau. Phải đạt đựơc hiệu quả kinh tế khi thực hiện chính sách bảo hộ. Việc bảo hộ không được dẫn đến tình trạng trì trệ sản xuất, đóng cửa nền kinh tế, phá vỡ tiến trình tự do hoá thương mại. Qua đó góp phần nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế. Có hai công cụ bảo hộ là: 3.2.1. Hạn ngạch Hạn ngạch là quy định của nhà nước về số lượng cao nhất của mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép. Hạn ngạch nhập khẩu dẫn tới sự hạn chế số lượng nhập khẩu, đồng thời gây ảnh hưởng tới giá nội địa của hàng hoá. Hạn ngạch nhập khẩu làm tăng giá hàng nội địa và nó cho phép các nhà sản xuất trong nước thực hiện một quy mô sản xuất với hiệu quả thấp hơn so với điều kiện thương mại tự do. Cho nên, hạn ngạch nhập khẩu là công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu, bảo hộ nền sản xuất nội địa. Tuy nhiên trong xu thế hiện nay, công cụ này càng bị hạn chế bởi sự tự do hoá thương mại. 3.2.2. Thuế nhập khẩu Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Đây là một công cụ hết sức quan trọng trong chính sách ngoại thương của các nước, đảm nhận hai chức năng: bảo hộ sản xuất trong nước và tăng thu cho ngân sách nhà nước. Thuế quan nhập khẩu tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Hiện nay thuế nhập khẩu của ta còn nặng về thu mà chưa chú ý đúng mức đến mục tiêu khuyến khích và quản lý xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp liên doanh thì được phép nhập khẩu máy móc thiết bị miễn thuế trong khi các doanh nghiệp trong nước thì không được miễn thuế. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước vốn đã yếu kém về kỹ thuật quản lý. Để hạn chế bán phá giá ta có thể tăng thuế nhập khẩu, khi đó tất cả các hàng hoá nhập khẩu sang Việt Nam đều phải chịu mức thuế này. Điều này không thể hiện chính sách của chúng ta với những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh. Do vậy có thể phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô trên nhằm ngăn chặn bán phá giá hàng hoá. Nhưng như vậy chưa đủ để ngăn chặn tình trạng bán phá giá một cách có hiệu quả. 3.3. Thực hiện tổ chức thi hành “pháp lệnh giá” Năm 2002 đánh dấu mốc quan trọng trong công tác quản lý giá cả của nước ta là Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành “pháp lệnh giá và Chủ tịch nước lệnh công bố có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2002: Đây là đạo luật cao nhất về công tác quản lý, điều hành giá cả từ trước đến nay. Sau khi pháp lệnh giá được thi hành, Ban vật giá Chính phủ, Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương đã tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ sau: Tổ chức hội nghị toàn ngành để quán triệt nội dung Pháp lệnh Giá và trao đổi kế hoạch tổ chức thực hiện Pháp lệnh Giá, góp ý vào dự thảo nghị định của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Giá. Ban Vật giá Chính phủ đã có công văn số 473BVG CP-TH ngày 19/06/2002 gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức thực hiện Pháp lệnh Giá. Hoàn chỉnh dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh giá gửi xin ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và một số Tổng công ty Nhà nước tổ chức chính trị xã hội có liên quan. Đến cuối tháng 07/2002 đã có 28 Bộ, 8 Tổng công ty Nhà nước và 10 Sở Tài chính Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương góp ý kiến bằng văn bản gửi ban vật giá Chính phủ xem xét hoàn chỉnh trình Chính phủ. Nhiều ý kiến góp ý mong muốn rằng nghị định của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp lệnh giá phải quy định cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện, đặc biệt lưu ý là những vấn đề về thẩm định giá, kiểm soát giá độc quyền, chống bán phá giá là những hình thức quản lý giá mới được thể chế hoá bằng pháp luật ở nứơc ta. Ban vật giá chính phủ đã phối hợp với Bộ Tư pháp (CLB pháp chế) phối hợp với phòng công nghiệp thương mại Việt Nam tổ chức Hội nghị tại hai miền với các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp để giới thiệu quán triệt nội dung Pháp lệnh Giá và xin ý kiến về những nội dung cần quy định, hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Giá; phối hợp với đài truyền hình Việt Nam, đài tiếng nói Việt Nam và các cơ quan báo chí tuyên truyền, giải thích nội dung Pháp lệnh Giá. Nhìn chung ý kiến của các đại biểu dự Hội nghị nói trên mong muốn Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Giá phải quy định cụ thể, đặc biệt là những nội dung quy định trong Pháp lệnh Giá mà ý kiến hiểu khác nhau chưa thống nhất như vấn đề chống bán phá giá. Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính vật giá thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, các tỉnh Lai Châu, Hà Tây, Đồng Nai, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai, Tuyên Quang, Thái Bình, Bình Phước, Đồng Tháp, Cao Bằng, Hưng Yên, Quảng Trị, Phú Thọ …. đã ban hành văn bản chỉ đạo hoặc tổ chức hội nghị quán triệt nội dung Pháp lệnh Giá và thực hiện Pháp lệnh Giá . Sau khi có ý kiến của Ban Tổ chức cán bộ chính phủ và để phù hợp với Pháp lệnh Giá Ban Vật giá chính phủ đã ban hành quyết định đổi tên Trung tâm thông tin và kiểm định giá miền Nam thành trung tâm thông tin và thẩm định giá miền Nam; đổi tên trung tâm tư vấn, dịch vụ kiểm định giá thành trung tâm Thẩm định giá; thành lập ban vận động, thành lập Hiệp hội Thẩm định giá Việt Nam. Ban Vật giá Chính phủ và Sở Tài chính vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá đã ban hành để kiến nghị bổ xung, sửa đổi hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới cho phù hợp với nội dung Pháp lệnh Giá. Xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá ngắn hạn cho cán bộ làm công tác giá tại các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp để tạo điều kiện cho việc xem xét cấp thẻ thẩm định viên về giá theo điều 16 Pháp lệnh Giá. Trong thời gian tới, Ban Vật giá Chính phủ và sở tài chính vật giá Chính phủ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền quấn triệt nội dung Pháp lệnh Giá, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Giá . Ngoài Nghị đinh Chính phủ quy định chi tiết , hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Giá, Nghị định của Chính phủ bổ sung sửa đổi Nghị định số 44/2000/NĐCP, ngày 1/9/00 của CHính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả, dự kiến còn soạn thảo văn bản quy định và tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, quy chế tính giá và có thể còn Nghị định của Chính phủ về thẩm định giá, kiểm soat giá độc quyền, chống bán phá giá, nghị định của Chính phủ quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24214.doc