Nếu xảy ra tranh chấp hai bên tự thương lượng trên tinh thần hợp tác cùng có lợi, nếu không giải quyết được sẽ cùng nhau đưa ra Toà án trọng tài kinh tế - Nơi mà hai bên đã đề cập trong hợp đồng, phán xét của trọng tài là bắt buộc đối với các bên, bên nào thua kiện sẽ phải chịu bồi thường theo luật định.
Đối với Prosimex chưa xảy ra tranh chấp nào, vì Công ty chúng tôi luôn lấy chữ ”tín” đặt lên hàng đầu, nếu xẩy ra tranh chấp: Với con người và trình độ chuyên môn giám nghĩ, giám làm nên cũng có đủ khả năng giải quyết được khúc mắc này. Trên thực tế điều này ở công ty PROSIMEX đều có đề cập trong hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu xong chưa có tranh chấp lớn xảy ra. Những tranh chấp xảy ra thường nhỏ và công ty đã tự thương lượng giải quyết với phía đối tác. (VD: Khách hàng giao nguyên phụ liệu bị lỗi và dẫn đến thời gian giao thành phẩm chậm so với quy định, hoặc công ty PROSIMEX trong sản xuất có một số sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng khách hàng yêu cầu tái chế lại và xuất sau bằng đường hàng không).
44 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh kim ngạch hàng may mặc xuất khẩu tại công ty Prosimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng có rất nhiều đơn hàng( Mã hàng). Thời hạn giao sản phẩm đã được cố định trong hợp đồng.
- Hợp đồng ký tháng 12/2001 hoặc đầu năm 2002.
- Bên đặt gia công sẽ tiến hành gửi nguyên phụ liệu, mẫu, tác nghiệp ,..cho bên nhận gia công. Bên nhận gia công chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành gia công sản phẩm.
- Thời gian giao nguyên phụ liệu bắt đầu từ tháng 2, giao sản phẩm vào tháng 4 hoặc tháng 5( tuỳ vào từng đơn hàng ít hay nhiều).
Sau khi hợp đồng khung được ký kết, quá trình thực hiện có bổ sung thêm phụ lục có bản định mức nguyên phụ liệu với đầy đủ chi tiết cần thiết. Nếu cần thiết các bên liên quan ký bản bổ sung cho hợp đồng.
Khi kết thúc hợp đồng các bên cam kết sẽ giải quyết số nguyên phụ liệu nhập khẩu thừa (Thiếu), nhằm tìm ra hướng giải quyết tiến đến thanh lý hợp đồng giữa các bên.
Hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu gồm những điều khoản chính như sau: Tên hàng, điều kiện và địa điểm giao hàng, số lượng quy cách chất lượng, giá gia công(CMP) hoặc giá(CMPQ), trị giá, cách thức sản xuất mẫu hoặc giao nhận mẫu, giao nhận nguyên phụ liệu, giao nhận thành phẩm, kiểm tra nguyên phụ liệu NK/ Sản phẩm XK, bao bì đóng gói, thanh toán, khiếu nại và các quy định khác.
Phụ lục kèm định mức tiêu hao nguyên phụ liệu được chi tiết hoá cụ thể cho từng chủng loại kiểu dáng kích cỡ, điều kiện và địa điểm giao hàng, đơn hàng, thời gian giao nguyên phụ liệu, thời gian giao nhận sản phẩm .,.
Để bổ sung thêm cho hợp đồng nếu cần thiết ký các bản bổ sung theo thoả thuận giữa các bên có liên quan.
Đối với hợp đồng mua bán hàng may mặc thì cũng giống như các hợp đồng mua bán thông thường khác gồm các điều khoản như : Tên hàng, điều kiện & địa điểm giao hàng, số lượng, giá cả, qui cách phẩm chất, thời hạn giao hàng, phương thức thanh toán, tài phán và các điều kiện khác.
1/. Hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu.
Đối với 1 hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu nó cũng bao gồm tất cả các điều kiện, điều khoản cần thiết để hình thành một hợp đồng hoàn chỉnh.
Dưới đây xin nêu một số điều khoản chủ yếu của hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu mà ta cần chú ý khi ký kết và thực hiện hợp đồng.
Điều 1: Tên hàng, số lượng, giá cả.
Tên hàng: Cần ghi rõ cụ thể đó là loại quần (áo) gì, mấy lớp, chất liệu vải thuộc loại gì, điều kiện giao hàng, xuất vào thị trường nào có cần sử dụng hạn ngạch hay không.
Số lượng: Nếu hàng sử dụng hạn ngạch, thì khi ký hợp đồng không được vượt quá số lượng hạn ngạch cho phép; Nếu hàng không sử dụng hạn ngạch thì phải xem xét nhà máy có đủ khả năng sản xuất hay không hoặc chuyển giao sang nhà máy thuộc đơn vị khác để sản xuất. Điều này nhằm đảm bảo thời hạn giao hàng đúng theo hợp đồng ký kết.
Giá cả: Luôn là yếu tố cần quan tâm trong tất cả các hợp đồng . Riêng đối với Hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu thì cần phải ghi cụ thể đó là giá gia công bao gồm những gì (Ví dụ: Giá gia công bao gồm cả chỉ may và bao bì và đóng gói sản phẩm).
Điều 2: Giao nhận nguyên phụ liệu và thành phẩm
Nhận nguyên phụ liệu
Nguyên phụ liệu nhận về để sản xuất bao giờ cũng căn cứ theo mẫu thành phẩm được khách hàng gửi. Từ đó tính được lượng nguyên phụ liệu cần thiết phải nhập và có % hao hụt được tính toán hợp lý để khi nhận nguyên phụ liệu về tránh tình trạng thiếu thì sẽ không sản xuất được liên tục (Thường phần trăm hao hụt là 3 %).
Đối với nguyên phụ liệu bị lỗi cần phải thông báo kịp thời cho khách hàng biết và lập biên bản giữa các bên có liên quan để làm cơ sở giải quyết sau này. Có thể nhập bổ sung phần nguyên phụ liệu bị lỗi hoặc giảm bớt lượng thành phẩm với sự đồng ý của các bên liên quan.
Giao thành phẩm: Thường từ khi nhận nguyên phụ liệu đến khi giao thành phẩm được gói gọn trong vòng 1 năm đối với hàng gia công may mặc.
Điều 3: Kiểm tra chất lượng thành phẩm.
Đây là yếu tố quan trọng, thường thành phẩm từ khi sản xuất cho đến khi hoàn thành đều được đại diện của khách ngoại xem xét kiểm tra lại. Nếu không đạt tiêu chuẩn đơn vị nhận gia công sẽ phải tái chế lại hoặc bị trừ tiền gia công. Điều khoản này cần được nêu ra một cách cụ thể và rõ ràng. (VD: Trước khi xuất hàng phải có xác nhận về chất lượng của đại diện khách hàng bằng văn bản)
Điều 4: Thời gian và địa điểm giao hàng
Thông thường hợp đồng hàng gia công may mặc xuất khẩu kéo dài trong năm, là hàng có tính chất thời vụ nên phải tổ chức sản xuất kịp thời hạn giao hàng tránh giao hàng chậm sẽ gây mất uy tín với khách hàng. Đối với HĐ gia công hàng may mặc XK khách ngoại thường chỉ định thời gian xuất hàng và Tàu vận chuyển (Cước vận chuyển khách ngoại chi trả cho hãng vận chuyển).
Điều 5: Thanh toán
Đối với hàng gia công may mặc khách hàng thường là truyền thống có mối quan hệ tốt. Thanh toán theo từng đợt giao hàng.
Trong thanh toán thường sử dụng phương thức T.T.R (Điện chuyển tiền). Đây là phương thức được áp dụng hầu hết cho các hợp đồng gia công may mặc vì hợp đồng gia công nó có tính đặc thù riêng thời hạn kéo dài, nguyên phụ liệu gửi liên tục dưới dạng hàng lẻ. Thành phẩm giao theo thời hạn ấn định nếu có thay đổi về thời hạn thì đàm phán bằng văn bản nhanh và tiện lợi hơn so với phương thức thanh toán bằng L/C. Sau từng đợt giao hàng bên nhận gia công chỉ cần gửi Invoice cho bên đặt gia công và yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản của mình.
(Ví dụ: Một mã hàng sản xuất 5.000 sản phẩm, trong đó có một số bị lỗi về kỹ thuật bên đặt gia công yêu cầu để lại toàn bộ số sản phẩm bị lỗi đó tái chế lại và sẽ xuất cùng với mã hàng sau).
Điều 6: Kháng nghị (Giống như các hợp đồng mua bán thông thường khác)
Điều 7: Điều khoản chung
Các bên thường thoả thuận thêm một số điểm quan trọng khác cho hợp đồng.
Ví dụ: sau đây là một hợp đồng gia công hàng may mặc XK :
Hợp đồng gia công may mặc giữa C.ty Prosimex với Hansa Trading. LTD
Hợp đồng gia công số: 01/PRO-HANSA/2001 Ngày 18/11/2001
Bên A: HANSA TRADING LTD.
Địa chỉ:
Bên B: Công ty sản xuất gia công hàng XK (PROSIMEX)
Địa chỉ:
Cam kết chung:
Điều 1 : Tên hàng, số lượng, đơn giá và trị giá.
Tên hàng: áo Jacket (Cat 21 ) theo hạn ngạch của Prosimex:
Số lượng: 50.000 chiếc
Ví dụ: Giá gia công: ( Theo phụ lục 01)
Đơn hàng S.lượng Đ.giá GC Trị giá
1. Mã YE 32021 3.600PCS 3,7USD/PC 13.320 USD
2. Mã YE 32022 1.200PCS 3,7USD/PC 4.440 USD
............. ............. ............. ....................
+ 3,40 USD/PC ( giá này bao gồm: Giá gia công, chi phí chỉ may, phí bao bì, đóng gói sản phẩm, giao thành phẩm).
+ 0,30 USD/PC là phí hạn ngạch cho một sản phẩm.
Trị giá:185.000 USD
Điều 2: Giao nhận nguyên phụ liệu.
Bên A cung cấp mẫu cho từng mã hàng, tác nghiệp., nguyên phụ liệu bao gồm +/-3% hao hụt theo định mức.., . từ ngày ... tháng ... đến ngày ...,. thông báo hàng đến bằng, Fax, DHL.,
Nguyên phụ liệu được nhập theo điều kiện CIF Haiphong,Incoterm 1993.
Bên B có trách nhiệm tổ chức nhận hàng, tiến hành sản xuất gia công sản phẩm,...
Điều 3: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Kiểm tra Thành phẩm.
- Số Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, số sản phẩm không đạt tiêu chuẩn nếu có (Tái chế, trừ tiền gia công,..).
- Kiểm tra quy cách phẩm chất, đóng gói bao bì..,.
Điều 4: Thời gian và địa điểm giao hàng(Phụ lục 01).
- Giao hàng theo điều kiện FOB HAI PHONG, Incoterm 1993.
- Thời gian giao nhận trước 15/05/2002 cảng đích ROTERDAM - Hà Lan.
* Bộ chứng từ gửi hàng: + B/L : 03 Original
+ Commercial Invoice: 3 Copies
+ Packing list: 03 Copies
+ Export licence: 01 Original
+ Certificate of Origin: 01 Original
Trong bộ chứng từ lưu ý đến: Vận đơn sạch gửi hàng đã xếp hàng lên tàu, cước phí trả tại cảng đích, bộ chứng từ gửi hàng càng sạch bao nhiêu càng thuận lợi cho các bên trong việc thanh toán cũng như khiếu nại.
Điều 5 Thanh toán
Thanh toán bằng điện chuyển tiền (T.T.R) vào tài khoản của Công ty Prosimex tại Ngân hàng Công thương Việt Nam số 10 Lê Lai, Hà Nôi.
Điều 6: Kháng nghị
-Thời gian kháng nghị trong vòng 40 ngày kể từ ngày nhận hàng.
- Nếu xảy ra tranh chấp hai bên sẽ cùng đàm phán thương lượng trên cơ sở hợp tác, hoặc đưa ra Toà án trọng tài kinh tế tại Việt Nam, phán quyết của trọng tài là bắt buộc, bên nào thua kiện sẽ chịu bồi thường theo pháp luật Việt Nam quy định.
Điều 7: Những điều kiện khác
Quy định rủi ro, bất khả kháng, chiến tranh, thiên tai,.,.
Bất kỳ sửa đổi, bổ sung, phụ lục chỉ có gía trị pháp lý nếu dưới dạng văn bản được cả hai bên ký.
2/.Phụ lục của hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu.
Như đã đề cập ở trên, phụ lục thường có những điều khoản chủ yếu như sau: Tên hàng, số lượng của vải và phụ liệu, ngày giao vải và phụ liệu, phí vận chuyển vải và phụ liệu đến cảng tới do người nhận gia công chịu( Các chi phí này được tính vào đơn giá gia công).
Sau khi hợp đồng gia công được ký kết một thời gian nhất định các bên tiến hành ký phụ lục cho hợp đồng, quy định các điều kiện cụ thể để thực hiện cho từng mã hàng.
Sau đây là các điều khoản chủ yếu của phụ lục của hợp đồng giữa Prosimex và Công ty Hansa của HongKong.
Phụ lục 01 ngày 06/01/2001
(Theo hợp đồng gia công số: 01/Hansa-Prosimex/2001 ngày 18/11/2001)
Là bộ phận không thể tách rời của HĐ 01/Hansa-Prosimex/2001.
I/. Tên hàng: áo Jacket (cat 21)
II/.Số lượng: 20.000 chiếc
Đơn hàng S.lượng Đ.giá GC Trị giá
1. Mã YE 32021 3.600PCS 3,7USD/PC 13.320 USD
2. Mã YE 32022 1.200PCS 3,7USD/PC 4.440 USD
............. ............ ........... ...........
Trị giá: 74.000 USD
III/.Giao hàng: Trước: 15/05/2002.
- Giao hàng theo điều kiện FOB HAI PHONG
- Cảng xếp hàng: Hải phòng
- Cảng dỡ hàng: Roterdam - Hà Lan
IV/.Thanh toán:
Bằng điện chuyển tiền T.T.R vào TK của Prosimex số 10 Lê Lai - Hà Nội.
Chứng từ gửi hàng:
(Vận đơn gốc: 03bản gốc; bảng kê chi tiết đóng gói: 03 bản gốc; hoá đơn thương mại: 03 bản gốc; giấy phép XK: 01 bản gốc; Chứng nhận xuất xứ: 01 bản gốc.)
Bản phụ lục này ký ngày 06/01/2001 tại Hà Nội, thành 4 bản mỗi bên giữ 2 bản có giá trị pháp lý như nhau.
Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu
STT
Tên nguyên phụ liệu
Đ.mức tiêu hao/Đv SF
Đ.mức hao hụt có +/-3%
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Vải chính
Vải lót
Dựng xốp
Khoá các loại
Nút chặn
Dây luồn
Ô zê
Nhãn các loại
Chuông nhựa
......................
1,875 Yds
1,217 Yds
0,217 Yds
5 Pcs
2 Pcs
3,2 Yds
0,56 Yds
7 Pcs
6 Pcs
.................
1,931Yds
1.254 Yds
0,224 Yds
5,15 Pcs
2,06 Pcs
3,3 Yds
0,58 Yds
7,21 Pcs
6,18 Pcs
.................
( Mầu và kích cỡ theo hợp đồng và phụ lục)
Phụ lục trong hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu nó là bộ phận rất quan trọng không thể tách rời hợp đồng. Mỗi một phụ lục đều được chi tiết hoá ghi các mã hàng cần sản xuất, số lượng giá cả, thời gian giao hàng có kèm theo bản định mức tiêu hao nguyên phụ liệu ký giữa các bên (Có tỷ lệ % hao hụt thường là từ 3-5%), bản định mức này nhằm định ra một sản phẩm sản xuất ra cần bao nhiêu mét vải chính , vải lót, vải Mex, bao nhiêu cái khoá, bao nhiêu nhãn mác, ... để bên đặt gia công căn cứ vào đó gửi nguyên phụ liệu cho việc sản xuất gia công và bên nhận gia công căn cứ vào đó cùng với các tài liệu kỹ thuật mẫu mã để tiến hành việc gia công sản xuất theo hợp đồng đã ký kết.
III/ quá trình Thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu.
1/ Đấu thầu hạn ngạch.
Hạn ngạch là một trong những biện pháp quản lý xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia. Hạn ngạch chỉ ra số lượng hàng hoá được xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào một nước.
Hiện nay, hàng may mặc của ta khi vào các thị trường EU, Canađa, Na-Uy cần hạn ngạch. Bộ Thương mại sẽ thay mặt chính phủ ký các hiệp định may mặc nhằm phân định chỉ tiêu giao quyền sử dụng hạn ngạch cũng như hạn ngạch được trúng thầu của các đơn vị làm hàng may mặc trong nước.
Trước đây, Bộ Thương mại thường căn cứ vào khả năng sản xuất của từng Doanh nghiệp, để tiến hành cung cấp trực tiếp hạn ngạch nhưng hiện nay Bộ Thương mại chọn ra 20% để đấu thầu trên tổng số hạn ngạch dự định cấp trong năm.
Kết quả đấu thầu phụ thuộc vào khả năng sản xuất, xuất khẩu của các đơn vị và phụ thuộc vào giá bỏ thầu hợp lý được chấp nhận theo quy định nhà thầu đối với từng hạn ngạch.Các đơn vị dự thầu vừa phải đưa ra được giá thuyết phục, có đầy đủ khả năng về năng lực sản xuất và lưu thông và nhiều yếu tố bổ trợ khác thì mới có khả năng trúng thầu.
Sau khi đấu thầu hạn ngạch thành công đơn vị phải chủ động tiến hành tìm kiếm, lựa chọn đối tác để ký kết hợp đồng gia công hàng may mặc.
2/ Đăng ký hợp đồng với Hải quan và xin cấp phiếu theo dõi hạn ngạch.
Sau khi hợp đồng gia công được ký kết bên nhận gia công phải tiến hành đăng ký hợp đồng tại Bộ Thương mại (Theo quy định của nghị định trước ngày 01/09/2001) và phải được Bộ cho phép thì hợp đồng mới đầy đủ các điều kiện cho một hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu.
Nay, với cơ chế đổi mới của Chính phủ đã tạo nhiều thuận lợi cho các đơn vị sản xuất, gia công hàng may mặc xuất khẩu. Sau khi hợp đồng được ký kết, doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng tại Hải quan nơi đơn vị cư trú.
Hồ sơ để đăng ký hợp đồng gia công gồm:
Hợp đồng ngoại : 02 bản gốc (Kèm theo bản dịch).
Phụ lục hợp đồng kèm bản dịch: 02 bản gốc
Bản định mức tiêu hao nguyên phụ liệu kèm bản dịch: 02 bản gốc
Bản thống kê tờ khai XNK: 04 bản( Theo mẫu quy định có dấu Hải quan).
Giấy phép kinh doanh của Doanh nghiệp.
Mã đăng ký thuế.
Hải quan sau khi xem xét hồ sơ sẽ xác nhận và cho phép thực hiện hợp đồng.
Xin cấp phiếu theo dõi hạn ngạch.
Bộ Thương mại giao quyền sử dụng hạn ngạch cho Doanh nghiệp gồm: 01 bản giao cho Doanh nghiệp; 01 bản gửi Hải quan.
Để xin cấp phiếu theo dõi hạn ngạch các đơn vị sẽ nộp 2 bản hạn ngạch (01 cho Doanh nghiệp và 1 gửi Hải quan). Phiếu theo dõi hạn ngạch phải ghi đầy đủ chi tiết theo quy định.
3/ Làm thủ tục Hải quan nhận nguyên phụ liệu ( áp dụng đối với hàng gia công may mặc xuất khẩu).
Bộ hồ sơ nhận hàng gồm:
Tờ khai Hải quan (Ghi đầy đủ chi tiết): 03 bản chính
Vận đơn: 01bản sao.
Bản kê chi tiết: 01 bản chính và 02 bản sao.
Hợp đồng đã đăng ký với Hải quan.
Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.
Đăng ký thuế của doanh nghiệp.
Giấy giới thiệu.
Sau khi hoàn thành thủ tục tiếp nhận tờ khai, hồ sơ được chuyển sang bộ phận kiểm hoá, cán bộ Hải quan kiểm hoá xác nhận và cho phép Doanh nghiệp nhận hàng.
4/ Gia công hàng may mặc xuất khẩu.
Khi tiến hành sản xuất ta phải căn cứ vào tác nghiệp mà khách hàng gửi kèm mẫu sản phẩm . Tác nghiệp là yếu tố quan trọng để từ đó ta tiến hành . Tác nghiệp ví như bản vẽ thiết kế cho một ngôi nhà mà ta sắp phải xây dựng (Gồm cách sử dụng vải để may, mầu pha vải...chỗ nào cần chú ý cẩn thận ).Phần này cán bộ phụ trách kỹ thuật phải có trách nhiệm theo dõi sát sao .Từ đó báo cáo cho bộ phận kế hoạch lên kế hoạch cho từng công đoạn sản xuất .Sau khi đã lên kế hoạch sản xuất cán bộ kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo từng khâu.
a/. Giáp mẫu:
Cán bộ kỹ thuật trực tiếp tính toán và căn chỉnh sao cho khi cắt vải phải theo đúng chiều vải và tận dụng vải (tránh để phí vải và ngược chiều vải ). Khâu giáp mẫu rất quan trọng nếu sai sẽ kéo theo các khâu sau bị hỏng. Ví dụ: Giáp mẫu mà không tính khi cắt ngược chiều vải dẫn đến hai nửa thân trước của áo có hai mầu khác nhau. Sau khi giáp mẫu xong ta bắt đầu cắt công nghiệp.
b/. Cắt vải :
+Phải xếp các lớp vải phẳng sao cho không bị nếp gấp vải ở giữa dẫn đến phần bị gấp sẽ bị hỏng
+Đặt mẫu giáp cố định tiến hành cắt vải.
c/. Rải truyền :
Phân công may từng phần (tức là một số người may một công đoạn) .Ví dụ: Một số người chỉ may túi và một số người chỉ may cổ,...Mỗi công đoạn khi may phải mang một mẫu đầu tiên để kiểm tra. Sau khi cán bộ kỹ thuật kiểm tra cho phép mới tiếp tục may.
d/. Hoàn thành sản phẩm:
Sản phẩm sau khi đã qua các công đoạn được hoàn thành đều được chuyển sang bộ phận kiểm tra thành phẩm. Bộ phận kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm. Sản phẩm bị may lỗi sẽ được tái chế lại (trong trường hợp có thể được ).
e/. Đóng gói sản phẩm :
Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được đóng gói theo yêu cầu của khách đã được ghi trong tác nghiệp . Khi đóng gói phải lập bảng kê chi tiết (P/L) để làm thủ tục xuất hàng sau này và để tiện theo dõi .
Tất cả các khâu trên phải được phối hợp nhịp nhàng thì năng suất lao động sẽ cao và mang lại lợi ích cho người lao động (Thường lương trả theo năng suất và hiệu quả lao động ).
Chú ý : Trong tất cả các khâu từ khi nhận nguyên phụ liệu cho đến khi hoàn thành đều có đại diện của khách hàng phối hợp và có xác nhận của người đại diện khách hàng làm cơ sở cho các tranh chấp phát sinh sau này có thể xảy ra.
5/ Làm thủ tục Hải quan xuất hàng.
Lập tờ khai hải quan ghi đầy đủ chi tiết trên các mục bắt buộc, hồ sơ gồm :
Hợp đồng đã đăng ký tại Hải quan
Hạn ngạch ( với hàng xuất vào thị trường cần hạn ngạch)
Phụ lục tờ khai Hải quan
Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu
Bản kê khai chi tiết
Hoá đơn thương mại
Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
Mã thuế của doanh nghiệp
Giấy giới thiệu .
Hải quan sẽ tiến hành kiểm hoá và cho phép xuất hàng nếu hàng hợp lệ
Đối với hợp đồng gia công may mặc xuất khẩu, khi hết hiệu lực hợp đồng, Doanh nghiệp phải tiến hành thanh khoản hợp đồng với Hải quan. Việc thanh khoản này nhằm xác định số nguyên phụ liệu thiếu hoặc thừa.
Nếu thừa:
Doanh nghiệp phải nộp thuế cho số nguyên phụ liệu thừa.
Chuyển toàn bộ số nguyên phụ liệu thừa sang hợp đồng sau.
Xuất trả cho đối tác nước ngoài.
Chuyển số nguyên phụ liệu thừa cho các tổ chức từ thiện trong nước được sự đồng ý của các cơ quan hữu quan.
Nếu thiếu:
Doanh nghiệp phải chứng minh được toàn bộ số nguyên phụ liệu thiếu mua tại thị trường trong nước.
6/ Chứng từ thanh toán.
Sau khi đã hoàn tất việc xuất hàng ta phải lập bộ chứng từ để thanh toán . Tuỳ theo hợp đồng ký sử dụng phương thức thanh toán nào thì lập bộ chứng từ phù hợp với phương thức thanh toán đó.
Đây là một trong những điều khoản then chốt của một hợp đồng, nó là cả một quá trình lao động đối vối người công nhân và là kết quả đối với nhà kinh doanh.
Một hợp đồng gia công may mặc thường được thanh toán theo phương thức Điện chuyển tiền(T.T.R), vì khách hàng đã quá hiểu về nhau trong lĩnh vực may mặc. Đây là cách tiện lợi và nhanh không mất nhiều thời gian cho các bên dựa trên cơ sở hợp đồng đã ký kết số lượng thực xuất so với hợp đồng, bên nhận gia công làm các thủ tục cho lô hàng và gửi Hoá đơn đòi tiền bên đặt gia công. Bên đặt gia công căn cứ số hàng đã nhận và hồ sơ chứng từ tiến hành thanh toán và chuyển tiền vào Tài khoản của bên nhận gia công.
a/. Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C):
Trong phương thức này đối với hàng gia công may mặc ít sử dụng, tuy nhiên có một số đơn hàng vẫn dùng phương thức thanh toán này. Đối với phương thức tín dụng chứng từ, bộ chứng từ thanh toán là một nội dung duy nhất.
Bộ chứng từ thanh toán gồm:
- Hợp đồng
- Vận đơn
- Hoá đơn thương mại
- Giấy phép xuất khẩu
- Giấy chứng nhận xuất xứ
b/. Phương thức điện chuyển tiền(T.T.R).
Phương thức thanh toán này phổ biến ở hợp đồng gia công may mặc hàng xuất khẩu, bởi đã được nói ở phần thanh toán trong hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu. Phương thức thanh toán này chiếm hầu như toàn bộ các hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu ở công ty PROSIMEX, vì khách hàng thuê gia công là khách hàng truyền thống và có lượng hàng ổn định (Thường ký hợp đồng vào đầu năm ) tiện lợi cho cả hai bên. Nếu như có vấn đề gì phát sinh thì chỉ cần căn cứ vào việc thực xuất, khách hàng chuyển tiền vào tài khoản của PROSIMEX thông qua hệ thống ngân hàng .
Bộ chứng từ thanh toán bao gồm :
- Vận đơn : (Thường là vận đơn đường biển và hàng không ) .3/3 bản gốc.
Kiểm tra đối chiếu chính xác (tên người gửi, tên người nhận ,số tàu ,số ký mã hiệu hàng hoá,...)
- Hoá đơn thương mại:03 bản gốc. Hoá đơn phải chính xác đầy đủ
- Bảng kê chi tiết :03 bản gốc. Hàng đóng được kê khai chi tiết, cụ thể.
- Giấy phép xuất khẩu: 01 bản gốc.
- Giấy chứng nhận xuất xứ: 01 bản gốc.
Như đã dẫn giải ở trên, thanh toán bằng phương thức này nó rất tiện lợi cho đôi bên. Vì đây là hợp đồng mang tính chất thời vụ đơn giá gia công so với trị giá lô hàng mà đối tác nước ngoài tính toán để kinh doanh bao giờ họ cũng thu lợi nhận tối đa nên họ sẵn sàng thanh toán theo thoả thuận hợp đồng, mặt khác đây là phương thức đỡ tiêu tốn thời gian của các bên. Việc thanh toán được tiến hành thông qua hệ thống Ngân hàng.
Thấy rõ được ưu điểm này, nên Công ty Prosimex đã và đang chọn hình thức thanh toán này trong thanh toán hiện nay đối với hàng gia công may mặc xuất khẩu.
7/ Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Nếu xảy ra tranh chấp hai bên tự thương lượng trên tinh thần hợp tác cùng có lợi, nếu không giải quyết được sẽ cùng nhau đưa ra Toà án trọng tài kinh tế - Nơi mà hai bên đã đề cập trong hợp đồng, phán xét của trọng tài là bắt buộc đối với các bên, bên nào thua kiện sẽ phải chịu bồi thường theo luật định.
Đối với Prosimex chưa xảy ra tranh chấp nào, vì Công ty chúng tôi luôn lấy chữ ”tín” đặt lên hàng đầu, nếu xẩy ra tranh chấp: Với con người và trình độ chuyên môn giám nghĩ, giám làm nên cũng có đủ khả năng giải quyết được khúc mắc này. Trên thực tế điều này ở công ty PROSIMEX đều có đề cập trong hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu xong chưa có tranh chấp lớn xảy ra. Những tranh chấp xảy ra thường nhỏ và công ty đã tự thương lượng giải quyết với phía đối tác. (VD: Khách hàng giao nguyên phụ liệu bị lỗi và dẫn đến thời gian giao thành phẩm chậm so với quy định, hoặc công ty PROSIMEX trong sản xuất có một số sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng khách hàng yêu cầu tái chế lại và xuất sau bằng đường hàng không).
IV.Đánh giá thực trạng gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty PROSIMEX.
1.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây.
Bảng số phân tích kết quả kinh doanh trong 3 năm 1999-2000-2001.
Đơn vị : Triệu đồng.
chỉ tiêu
năm
so sánh 2000/1999
so sánh 1998/2000
1999
2000
2001
s.tiền
tt
s.tiền
tt
1.Tổng d. thu
102.015
120.186
131.533
18.177
17,8
11.347
9,44
- Từ gia công XK
6.155
18.160
20.834
12.005
195
2.674
14,7
- Từ XK T.tiếp
75.720
78.818
87.614
3.098
4,1
8.796
11,2
- D.thu khác
20.140
23.208
23.085
3.068
15,2
-123
-0,5
2. Chi phí
12.500
14.628
15.546
2.128
17
918
6,3
- Do gia công
1.110
2.650
3.010
1.540
139
360
13,6
- XNK T.tiếp
10.450
11.360
11.860
910
8,7
500
4,4
- Chi phí khác
940
618
676
-322
-34
58
1
3. Lợi nhuận
2.400
2.923
3.344
523
21,8
421
14,4
-Từ gia công
290
715
834
425
146
119
16,6
- Kinh doanh #
2.110
2.208
2.510
98
4,6
302
13,7
4.Thu nhập BQ
0,525
0,675
0,725
0,15
28,6
0,05
7,4
5.Thuế, lệ phí nộp NSNN
1.725
1.917
2.160
192
11,1
243
12,7
-Thuế d.thu
205
240
263
35
17,1
23
9,6
-Thuế lợi tức
897
974
1.115
77
8,6
141
14,5
-Thuế XNK
320
360
405
40
12,5
45
12,5
-Thuế TTĐB
115
117
146
2
1,7
29
24,8
-Thuế, lệ phí #
188
226
231
38
20,2
5
2,2
Nhận xét:
* Về tổng doanh thu:
Tổng doanh thu năm 2000 tăng 18.171 triệu so với năm 1999 (hay là tăng 17,8%) trong đó doanh thu từ hoạt động gia công tăng đáng kể là 12.005 triệu đồng ( hay là tăng 195%). Đây là nguồn thu chủ yếu trong năm của công ty. Có được kết quả khả quan này là do trong năm 2000 công ty đã mở rộng được thị trường ra nước ngoài và ký được nhiều đơn hàng có giá trị cao.
Đóng góp chung vào kết quả này còn có doanh thu của hoạt động xuất khẩu trực tiếp với doanh thu là 3.096 triệu đồng(tăng 4,1%) và doanh thu của các hoạt động khác với số tiền là 3.068 triệu đồng(tăng 15,2%).
Tổng doanh thu năm 2001 tăng 11.347 triệu đồng so với năm 2000 (hay là tăng 9,44%). Trong đó từ gia công là 2.674 triệu đồng ( tăng 14,7%), từ XK trực tiếp là 8.796 triệu đồng(tăng 11,2%)và doanh thu khác giảm 123 triệu đồng(giảm 0,5%)
Như vậy doanh thu từ hoạt động gia công chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu(15%) và 30% trong XK của PROSIMEX. Thể hiện hướng đi đúng của công ty trong nền kinh tế thị trường.
* Chi phí :
Năm 2000 chi phí tăng 2.128 triệu đồng so với năm 1999 (tăng 17%). Trong đó từ gia công là 1.540 triệu đồng (tăng 139%) và từ XNK T.tiếp là 910 triệu(tăng 8,7%), trong khi các chi phí của các hoạt động khác giảm 322 triệu đồng(Giảm 34%).
Như vậy tỷ lệ tăng của chi phí năm 2000/1999 nhỏ hơn tỷ lệ tăng của tổng doanh thu, cho thấy đó là một hướng đi phù hợp trong nền kinh tế hiện nay, mà gia công hàng xuất khẩu là một ví dụ điển hình.
Năm 2001 tăng 918 triệu đồng so với năm 2000 (tăng 6,3%) trong đó từ gia công là 360 triệu, từ XNK t.tiếp là 500 triệu và từ các chi phí khác là 58 triệu đồng (tăng1%). Như vậy tỷ lệ tăng chi phí năm 2001 (6,3%) giảm so với năm 2000 (17%) và nhỏ hơn tỷlệ tăng của tổng doanh thu. Đây là dấu hiệu tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Công ty và hoạt động gia công hàng xuất khẩu nói riêng.
*Lợi nhuận:
Năm 2000 tăng 523 triệu đồng so với năm 1999 (tăng 21,8%) trong đó từ gia công là 425 triệu (tăng 146%) và từ hoạt động kinh doanh khác là 98 triệu(tăng 4,6%).
Năm 2001 tăng 421 triệu so với nă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0487.doc