MỤC LỤC
PHẦN I: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH MARKETING
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA CHIẾN LƯỢC MARKETING
1.1. Khái niệm
1.2. Vai trò và vị trí của chiến lược Marketing trong công ty
II. NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG TRONG MARKETING
2.1. Nghiên cứu thị trường chung
2.1.1. Thị trường và vai trò của thị trường
2.1.2. Nghiên cứu thị trường hàng tư liệu sản xuất
2.2. Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu đối với hàng tư liệu sản xuất
2.2.1. Phân đoạn thị trường đối với hàng tư liệu sản xuất
III. NỘI DUNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING
3.1. Vị trí của hoạch định chiến lược trong quá trình quản lý chiến lược
3.2. Hoạch định chiến lược Marketing
3.2.1. Công tác kế hoạch hoá chiến lược tại công ty
3.2.2. Cơ sở xây dựng kế hoạch hoá
3.2.3. Lựa chọn chiến lược Marketing
3.2.4. Quản trị chiến lược Marketing
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY HẢI ÂU
I. KHÁI QUÁT CHUNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY HẢI ÂU
1.1. Giới thiệu chung
1.2. Phạm vi kinh doanh của công ty
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của công ty Hải Âu
2.1.1. Hoạt động xuất khẩu.
2.1.2. Hoạt động nhập khẩu
2.2. Đặc điểm về thị trường, tài chính và nguồn nhân lực
2.2.1 Thị trường bán sản phẩm nhập khẩu
2.2.2. Thị trường nhập khẩu
2.2.3. Tài chính
2.2.4. Nguồn nhân lực
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và đặc điểm
2.3. Một số kết quả kinh doanh đạt được trong vài năm gần đây
PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH
CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH HẢI ÂU
I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HẢI ÂU TRONG NHỮNG NĂM TỚI
1.1. Định hướng xuất nhập khẩu
1.2. Định hướng về thị trường
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH
2.1. Thành lập nhóm chuyên viên Marketing.
2.2. Tăng cường nghiên cứu và dự báo về thị trường.
2.3. Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu:
2.4. Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược Marketing - Mix.
2.4.1. Công ty cần có chính sách sản phẩm phù hợp với thị trường
2.4.2. Xây dựng chính sách giá hợp lý
2.4.3. Hoàn thiện chính sách phân phối
2.4.4. Tăng cường quảng cáo - hỗ trợ và xúc tiến bán hàng
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược marketing của công ty TNHH Hải Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c của bản thân doanh nghiệp như: nhân sự, tài chính, công nghệ, văn hoá.
- Khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước biến động môi trường và thị trường như: khả năng điều hành quản lý, khả năng thích ứng với công nghệ mới, khả năng thích ứng về “4P” trong Marketing-mix.
3.2.3 Lựa chọn chiến lược Marketing
- Có thể nói kế hoạch Marketing là hiện thân của chiến lược. Do vậy chọn chiến luợc là nội dung cốt lõi của kế hoạch hoá.
Phân tích và lựa chọn chiến lược là việc ra quyết định chủ quan dựa trên phân tích khách quan các thông tin về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là công việc rất quan trọng trong giai đoạn hình thành chiến lược của doanh nghiệp để đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra.
Căn cứ vào việc phát triển môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, mà thiết lập các ma trận các yếu tố bên trong, ma trận hình ảnh cạnh tranh và các ma trận khác nhau như ma trận cơ hội và nguy cơ, ma trận chiến lược chính...
Có rất nhiều kỹ thuật để phân tích và lựa chọn chiến lược. Nhưng trong phạm vi nghiên cứu chuyên đề thực tập này, tôi xin được đề cập đến ba loại chiến lược cơ bản mà nhiều công ty trên thế giới sử dụng là: ma trận “tăng trưởng - thị phần” của nhóm tư vấn Boston Consulting Group (BCG), ma trận “giai đoạn hoạt động - vị trí cạnh tranh” của Arthur D. Little (ADL) và ma trận “vị trí cạnh tranh-giá trị các lĩnh vực” của Mckinsey.
Trong ma trận của mình BCG sử dụng hai tiêu chí chiến lược: (1) tỷ lệ tăng trưởng; (2) thị phần tương đối trong mỗi lĩnh vực. BCG chỉ ra vị trí cạnh tranh của một doanh nghiệp trong một lĩnh vực thông qua tỷ số so sánh về khối lượng của nó với doanh nghiệp ở vị trí đứng đầu hoặc đứng thứ hai nếu như doanh nghiệp cần xem xét đứng thứ nhất. Hơn nữa BCG cong nghiên cứu mối quan hệ trong một ngành thông qua chi phí sản xuất và khối lượng sản xuất.
Khác với ma trận BCG, Arthur D. Little (ADL) đưa ra cách đánh giá cạnh tranh của của một doanh nghệp và lợi ích của các lĩnh vực hoạt động.
Cũng như hai ma trận trên, ma trận Mckinsey được xây dựng vào hai chỉ tiêu đó là: (1) vị trí cạnh tranh được đánh giá về mặt chất nhờ vào việc phân tích nhiều chỉ tiêu; (2) giá trị các lĩnh vực được đánh giá về mặt giá trị tương đối nhờ việc xác định giá trị của mỗi lĩnh vực hoạt động trong doanh nghiệp.
(các loại hình chiến lược này sẽ được đề cập cụ thể hơn trong phần phụ lục 5).
Quản trị chiến lược Marketing
a) Phân tích cơ hội
Công ty phải khởi sự từ môi trường Marketing để tìm kiếm các cơ may, mà tiên đoán những điều đe doạ. Môi trường Marketing bao gồm tất cả các tác tố và lực lượng ảnh hưởng đến khả năng giao dịch hiệu quả với thị trường trọng điểm của công ty. Môi trường này của công ty có thể phân thành môi trường vi mô và môi trường vĩ mô.
Môi trường vi mô:
Các nhà cung cấp
Khách hàng
Các trung gian tiếp thị
Công ty
Đối thủ cạnh tranh
Các giới quan hệ (công chúng)
Sơ đồ 6: Các tác nhân chính yếu thuộc môi trường vi mô của Công ty
Sơ đồ 6 cho chúng ta thấy: Các nhà quản trị Marketing không thể chỉ quan tâm đến những nhu cầu của thị trường trọng điểm; họ còn phải biết đến tất cả các tác nhân thuộc môi trường vi mô mà công ty đang hoạt động trong đó.
Môi trường vĩ mô của công ty:
Công ty cùng với các nhà cung cấp, các trung gian tiếp thị, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các giới có quan hệ với mình, tất cả đều hoạt động trong môi trường vĩ mô rộng lớn hơn, bao gồm các lực lượng sẽ tạo thành các cơ may và mối đe doạ đối với công ty. Những lực lượng này tiêu biểu cho “những cái không thể kiểm soát được” mà công ty phải tự thích nghi với môi trường đó.
b) Thiết kế chiến lược Marketing
Căn cứ vào những thông tin thu thập được từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Công ty cần phải lựa chọn cho mình một chiến lược thâm nhập phù hợp để chiếm được ưu thế thế cạnh trạnh trên thị trường.
c) Hoạch định chương trình Marketing
Chiến lược Marketing phải được thực hiện bằng những chương trình Marketing. Việc này được thực hiện bằng cách thông qua những quyết định cơ bản về chi phí Marketing, Marketing-mix và phân bổ kinh phí Marketing.
Marketing-mix
Chủng loại
Chất lượng
Mẫu mã
Tính năng
Tên nhãn
Bao bì
Kích cỡ
Dịch vụ
Bảo hành
Trả lại
Kênh
Phạm vi
Danh mục
Hàng hoá
Địa điểm
Dự trữ
Vận chuyển
Marketing trực tiếp
Kích thích tiêu thụ
Quảng cáo
Lực lượng bán hàng
Quan hệ với công chúng
Khuyến mại
Phân phối
Sản phẩm
Giá cả
Giá quy định
Chiết khấu
Bớt giá
Kỳ hạn thanh toán
Điều kiện trả chậm
Thị trường
Mục tiêu
Sơ đồ 7: 4 P của Marketing - mix
Marketing-mix là một trong những khái niệm chủ chốt của lý thuyết Marketing hiện đại. Marketing-mix là tập hợp những công cụ Marketing mà công ty sử dụng để theo đuổi những mục tiêu Marketing của mình trên thị trường. Trong Marketing - mix có rất nhiều công cụ khác nhau. Mc Carthy đã đưa ra một cách phân loại các công cụ này theo yếu tố gọi là “4 P”. Những biến Marketing cụ thể được mô tả trong sơ đồ 7:
d) Tổ chức, thực hiện, kiểm tra
Bước cuối cùng trong quá trình Marketing là tổ chức các nguồn lực Marketing, thực hiện và kiểm tra kế hoạch Marketing. Công ty phải xây dựng một tổ chức Marketing có đủ khả năng thực hiện kế họach Marketing đó. Trong quá trình thực hiện các kế hoạch Marketing chắc chắn có những thay đổi tất yếu. Vì vậy công ty cần có những thông tin phản hồi và những phương pháp kiểm tra như kiểm tra kế hoạch năm, kiểm tra khả năng sinh lời và kiểm tra chiến lược.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY HẢI ÂU
I. KHÁI QUÁT CHUNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY HẢI ÂU
1. Giới thiệu chung
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hải Âu - Tên giao dịch đối ngoại là HAI AU COMPANY (S.B. CO., LTD)
Công ty được thành lập theo quyết định số 00732/GP-UB do UBND thành phố Hà Nội ngày 3 tháng 2 năm 1994, đăng ký kinh doanh số: 046248 ngày 28 tháng 9 năm 1992.
Trụ sở chính: Số 2 ngõ 9 Vân Hồ 3- Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội, văn phòng giao dịch: 37A Lý Nam Đế - Hà Nội (Tel: 84-4-8452656, Fax:84-4-8234867)
Mã số thuế: 0100231297 - 1 đăng ký ngày: 02/01/1999
Vốn điều lệ: 4.051.020.000 đồng với thời gian hoạt động: 20 năm
Là đơn vị chuyên kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị, phương tiện vận tải, máy thi công, máy phát điện... những sản phẩm này được nhập khẩu từ Mỹ, Singapore, Hàn Quốc... ngoài ra còn một số sản phẩm được nhập khẩu từ các nước SNG như máy nén khí.
2. Phạm vi kinh doanh của công ty
Từ khi mới thành lập cho đến nay, phạm vi kinh doanh của công ty bao gồm: Xuất nhập khẩu và kinh doanh; Thi công xây dựng công trình giao thông; công nghiệp và xây dựng dân dụng, sửa chữa nhà ở và trang trí nội thất; Buôn bán hàng tư liệu tiêu dùng; Khách sạn; Sản xuất vật liệu xây dựng; Buôn bán tư liệu sản xuất, thiết bị và phương tiện vận tải đường bộ; Dịch vụ, môi giới về việc mua, bán, cho thuê bất động sản và các hàng hoá khác.
Với chức năng trên thì công ty có các quyền hạn như sau:
Công ty có quyền kinh doanh các ngành nghề phù hợp với ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, mở rộng quy mô kinh doanh đa dạng, theo khả năng công ty và nhu cầu thị trường, kinh doanh bổ xung các ngành nghề khác được cấp có thẩm quyền cho phép.
Công ty tự lựa chọn thị trường, tự quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ trừ những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá.
Công ty có quyền liên doanh, liên kết kinh tế đối với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Được quyền huy động vốn, các nguồn tín dụng khác theo pháp luật để thực hiện kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển.
Công ty được quyền mở văn phòng đại diện, chi nhánh ở các địa phương trong cả nước để hoạt động, giao dịch và giới thiệu sản phẩm.
Được quyền bán và cho thuê các tài sản của công ty.
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.1 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của công ty Hải Âu
2.1.1 Hoạt động xuất khẩu.
Sản phẩm: Công ty chủ yếu xuất khẩu hàng nông sản như: đậu, lạc, vừng... ngoài ra còn một số hàng xuất khẩu mây tre đan, gốm mỹ nghệ.
Thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Đài Loan, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Úc...
Nhận xét: nhìn chung công ty chưa coi xuất khẩu là lĩnh vực chính yếu trong công việc kinh doanh mặc dù hiện nay nhà nước đã khuyến khích xuất khẩu với mức thuế xuất thấp.
Doanh thu thu được từ xuất khẩu rất thấp. Mà doanh thu chủ yếu từ lĩnh vực khách sạn và buôn bán các mặt hàng máy móc thiết bị mà công ty nhập khẩu.
2.1.2 Hoạt động nhập khẩu
Những loại hàng nhập khẩu chính yếu của công ty bao gồm các mặt hàng chuyên dụng phục vụ cho xây dựng và thi công các công trình giao thông vận tải: xe lu; máy dải nhựa đường; máy xúc; máy ủi; các loại xe ôtô; xe vận tải; săm lốp các loại; xe nâng hàng hoá; cần cẩu... Nguyên nhân là Việt Nam là nước đang phát triển, trong những năm gần đây rất cần thu hút đầu tư nước ngoài và tiếp cận những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến. Từ khi Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, thì nước ta trở thành một môi trường đầu tư rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên thế giới. Do vậy việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt nam sẽ là một trong những điều kiện cơ bản để thu hút đầu tư nước ngoài. Vì vậy phải đẩy mạnh ngành giao thông vận tải đường bộ phát triển tiến tới hiện đại hoá cơ sở hạ tầng nhằm đẩy mạnh đầu tư nước ngoài thì đòi hỏi phải có sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu về máy móc thiết bị thi công làm đường.
Tuy nhiên một số sản phẩm mà doanh nghiệp nhập khẩu vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường. Nguyên nhân là do trong thời gian qua công ty chưa đầu tư cao cho công tác nghiên cứu thị trường, chủng loại sản phẩm nhập khẩu vẫn còn chưa đa dạng (đặc biệt là các sản phẩm về xây dựng như sắt thép, xe ôtô có trọng tải nhỏ; phụ tùng thay thế cho các loại máy móc khác…).
(Về chi tiết các loại sản phẩm xem phần phụ lục số 01).
2.2 Đặc điểm về thị trường, tài chính và nguồn nhân lực
2.2.1 Thị trường bán sản phẩm nhập khẩu
Nhu cầu tiêu thụ vật tư thiết bị giao thông vận tải ở Việt Nam là rất lớn nhất là đối với một quốc gia đang trên đà phát triển, đang tự hoàn thiện chính mình để thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn hàng của công ty nhập khẩu về được cung ứng cho các đơn vị trong ngành, đồng thời cũng cung ứng cho các đơn vị ngoài ngành.
Các đơn vị xây dựng cơ bản và khảo sát thiết kế trực thuộc Bộ GTVT.
Biểu 1: Số liệu thống kê sản lượng xây lắp của ngành từ năm 1996-KH 2000
Đơn vị: tỷ đồng
Tên đơn vị
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
1. Tổng Cty XDCTGT1
530.5
579
791.5
1.000
1.100
2. Tổng Cty XDCTGT4
280
380
494,5
550
600
3. Tổng Cty XDCTGT5
480
446
542,5
600
650
4. Tổng Cty XDCTGT6
710
730
785,3
850
900
5. Tổng Cty XDCTGT8
700
884
750
800
850
6. Tổng Cty XD cầu TL
801
830
926
1.000
1.100
7. Tổng Cty XD đường thuỷ
423,5
523
598
600
650
8. Tổng Cty đường sông Miền Nam
25
35
21
40
45
9. Giá trị KSTK
90
95
105
120
130
TỔNG SỐ
4039,5
4.502
5024,8
5.560
6.705
Nguồn trích: Viện chiến lược và phát triển GTVT-Bộ GTVT
Theo biểu 1 thì các Tổng công ty lớn trực thuộc Bộ giao thông vận tải là các đơn vị chủ chốt trong xây dựng các công trình lớn có tầm cỡ quốc gia. Các công ty này có các dàn thiết bị hiện đại và đồng bộ. Vì vậy các công ty này trúng thầu với các hợp đồng xây lắp lớn (kể cả trong nước và quốc tế). Sản lượng xây lắp bình quân của các tổng công ty nói trên chiếm tới 40% tổng sản lượng xây lắp của toàn ngành. Đây được coi là khu vực thị trường lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty về cung ứng vật tư thiết bị do công ty nhập khẩu.
Nhận xét:
+ Nhược điểm: Công ty khó có thể cạnh tranh được với các công ty lớn để phục vụ những thiết bị đồng bộ có giá trị lớn cho khu vực thị trường này như Tổng công ty thương mại và xây dựng công trình (Vietracimex) và Tracimexco.
+ Ưu điểm: Công ty có thể phục vụ cho thị trường này một phần nhỏ của công trình bằng cách đấu thầu lại một phần hoặc cung cấp một phần vật tư thiết bị.
Các công ty trực thuộc Cục đường bộ Việt Nam, các công ty trực thuộc các trường đào tạo công nhân của Bộ. Sản lượng của mỗi công ty hàng năm khoảng trên dưới 10 tỷ đồng song nhu cầu được cung ứng vật tư thiết bị để hoạt động cũng không nhỏ như:
Công ty vận tải và xây dựng công trình giao thông (ATC)
Công ty công trình giao thông 230
Công ty công trình giao thông 246
Công ty công trình giao thông 228
* Các Công ty xây dựng công trình giao thông các thành phố và các tỉnh.
Tổng giá trị xây lắp của các công ty này chiếm khoảng 30% vốn xây dựng các công trình giao thông Việt Nam. Sở giao thông Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có hàng chục chi nhánh là các công ty xây dựng công trình giao thông lớn và nhỏ ở khắp các tỉnh thành và doanh số thu được từ mỗi công ty cũng hàng chục tỷ đồng như công ty xây dựng Hà Nội đạt khoảng 40 tỷ đồng mỗi năm.
Nhận xét: Hàng năm lượng vật tư thiết bị cần thiết cho khu vực này cũng khá lớn. Công ty cần xác định khu vực này là thị trường mục tiêu cho công ty. Công ty có thể trực tiếp nhận thầu từ khu vực thị trường này để thực hiện bằng chức năng kinh doanh và uy tính của của công ty hoặc nhận cung cấp nguyên vật liệu, máy móc phục vụ thi công hoặc cho thuê thiết bị thi công.
* Các đơn vị xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ, ngành khác.
Các ngành khác như Bộ xây dựng, Bộ quốc phòng... cũng là thị trường có nhu cầu rất lớn về các loại hàng này. Các đơn vị của Bộ xây dựng như Vinacimex, Licodi, Lilana, tổng công ty xây dựng thuỷ điện Sông Đà... ngoài ra còn có các đơn vị thuộc Bộ xây dựng ở các địa phương.
Các đơn vị kinh doanh thuộc Bộ quốc phòng như: Tổng công ty xây dựng 12 (binh đoàn Trường Sơn); Tổng công ty xây dựng (Binh đoàn Tràng An); Công ty xây dựng Lũng Lô (Bộ tư lệnh công binh); Công ty Tây Bắc... Các đơn vị này đã trúng những gói thầu lớn tại các công trình giao thông trọng điểm như đường quốc lộ 1, đường 18, đường 5 đặc biệt là các tuyến đường giao thông phục vụ cho quốc phòng tại biên giới và hải đảo - hàng năm có trị giá sản lượng lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
+ Ưu điểm: Đây là khu vực thị trường rộng lớn, nhu cầu tiềm ẩn về loại máy móc thi công công trình và nguyên vật liệu cao.
+ Nhược điểm: các đơn vị kinh doanh thuộc Bộ quốc phòng có đầy đủ các chức năng kinh doanh nên máy móc thi công phục vụ công trình xây dựng thường do chính các công ty đó nhập về từ nước ngoài.
Góp phần vào thị trường người mua loại sản phẩm này còn phải kể đến các công ty TNHH - là một trong năm thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
Hàng năm, Bộ GTVT đầu tư một lượng vốn vào xây dựng. Ngoài ra còn đầu tư một lượng tiền lớn phục vụ cho việc duy tu, bảo dưỡng các công trình GTVT. Do vậy nhu cầu cung ứng vật tư thiết bị cũng tăng lên. Tham gia cung ứng cho thị trường này có các doanh nghiệp sau: các công ty XNK; Tổng công ty thương mại và xây dựng (Vietracimex); công ty XNK và hợp tác đầu tư (Tracimexco). Hai công ty Vietracimex và Tracimexco là hai đối thủ cạnh tranh lớn của công ty. Hai công ty này có số lượng chi nhánh và đại lý trên toàn quốc rất lớn. Họ có chi nhánh ở hầu hết các thành phố lớn. Số lượng hàng hoá và chủng loại cũng rất phong phú. Họ chào bán khoảng hơn 100 kiểu máy móc trang thiết bị các loại, với các loại giá khác nhau. Hai công ty này chủ yếu bán hàng qua các đại lý và họ là công ty đầu tư cho lĩnh vực Marketing khá lớn. Họ tính chiếm lĩnh thị trường bằng cách cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao và giảm giá.
Các công ty vật tư thiết bị thuộc các tổng công ty trực thuộc Bộ.
Các công ty XNK trực thuộc Bộ Thương mại, Bộ Xây dựng
Các công ty TNHH và các công ty tư nhân.
Thị trường nhập khẩu
Biểu 2: Tình hình nhập khẩu theo thị trường về mặt giá trị của công ty
Đơn vị: 1000 đồng
Số
TT
Thị trường
Thực hiện năm 1998
Thực hiện năm 1999
% so với
năm 1998
Giá trị
(1000 đ)
T.T
(%)
Giá trị
(1000 đ)
T.T
(%)
1
Nga
4.287.554
16,4
4.250.500
15,6
99,14
2
Nhật Bản
8.931.358
34,2
9.626.600
35,4
107,78
3
Đức
1.741.660
6,7
1.898.350
7,0
109
4
Trung Quốc
2.435.340
9,4
3.245.650
11,9
133,27
5
Đài Loan
2.502.311
9,6
2.768.250
10,2
110,63
6
Singapore
1.884.400
7.2
1.785.800
6,6
94,77
7
Hàn Quốc
2.711.741
10,4
2.475.100
9,1
91,27
8
Thái Lan
1.590.606
6,1
1.150.250
4,2
72,31
Tổng nhập
26.084.970
100
27.200.500
100
104,28
Nguồn trích: Phòng TCKT - S.B. Co
Qua biểu 2 có thể thấy rằng trong những năm gần đây công ty nhập hàng chủ yếu từ những thị trường truyền thống như: Nhật, Nga, Đức... Nhìn chung việc nhập khẩu hàng hoá tăng lên song giá trị hàng hoá nhập trên mỗi thị trường tăng giảm không đều nên có sự thay đổi về tỷ trọng ở mỗi thị trường trong tổng kim ngạch nhập. Nguyên nhân chính là do nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm ở mỗi thị trường khác nhau hơn thế nữa tỷ giá và mức độ lạm phát của đồng tiền ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia là khác nhau.
- Thị trường Nga: theo só liệu thống kê ở bảng 3 thì việc nhập khẩu hàng hoá từ thị trường này không tăng. Nguyên nhân chính là vì chủng loại hàng hoá hạn chế, ít cải tiến trong khi các hãng khác, các quốc gia khác không ngừng cải tiến về chất lượng và mẫu mã hàng hoá. Hàng nhập thường là một số máy móc, thiết bị vốn vẫn có uy tín đối với khách hàng và một số phụ tùng thay thế.
- Thị trường Nhật Bản: là thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Sản phẩm nhập về có chất lượng cao, được khách hàng trong nước yêu thích, điều này cũng giải thích được một phần rằng tại sao tỷ lệ tăng trưởng ở thị trường này lớn. Sản phẩm chủ yếu là thiết bị hiện đại, ôtô.
- Thị trường Đức (và một số nước châu Âu): là thị trường rộng lớn với nền công nghiệp phát triển và tiềm năng kinh tế mạnh. Tuy giá trị hàng hoá nhập từ thị trường này chỉ 6,7 - 7% tổng giá trị nhập khẩu nhưng đã có dấu hiệu cho thấy công ty đã bắt đầu chú ý đến khu vực thị trường này.
- Thị trường Trung Quốc: là khu vực thị trường có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong danh mục hàng nhập của công ty. Có thể giải thích cho hiện tượng này là Trung Quốc có nền kinh tế tương đối ổn định, thị trường rộng lớn, giá cả hàng hoá rẻ. Hơn nữa hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc có chi phí vận chuyển thấp nên khu vực thị trường này chiếm được nhiều ưu thế cạnh tranh trên thị trường Việt Nam.
- Thị trường một số nước châu Á như Singapore, Thai Lan, Đài Loan... là những thị trường ổn định đối với công ty, tuy giá trị hàng nhập về có thay đổi theo từng năm nhưng tuỳ vào mức cầu của thị trường tiêu thụ mà công ty có thể nhập hàng từ khu vực thị trường này.
2.2.3 Tài chính
* Khả năng tài chính:
Là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty Hải Âu được hình thành trên cơ sở nguồn tài chính là phần vốn góp của các thành viên trong công ty với số vốn điều lệ là: 4.051.020.000 đồng. Trong đó bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Hằng năm bằng hiệu quả kinh doanh đạt được công ty đã tự bổ sung nguồn vốn kinh doanh cho mình. Tuy nhiên, do hoạt động thương mại và sản xuất kinh doanh của công ty cần một nguồn vốn lớn, nên công ty thường xuyên phải vay vốn lưu động của các tổ chức, cá nhân khác. Cơ cấu vốn của công ty được thể hiện trong bảng sau:
Biểu 3: Tình hình tài chính của công ty từ năm 1997 - 1999
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Nội dung
1997
1998
1999
So sánh 98/97
So sánh 99/98
KH
2000
STĐ
STĐ%
STĐ
STĐ%
Tổng vốn
VCĐ
VLĐ
13.353
9.008
4.345
19.502
8.239
11.263
19.900
7.676
12.224
6.149
-769
6.918
146,05
91,46
259,22
398
-553
961
102,04
93,17
108,53
20.500
5.814
14.186
Nguồn trích: Báo cáo tài chính - S.B. Co
0
5000
10000
15000
20000
25000
1997
1998
1999
KH 2000
Triệu đồng
Năm
VLD
VCD
Tong DT
Đồ thị 1: đồ thị mô tả kết cấu vốn của công ty qua năm 1997 - KH 2000
Nhận xét: Thông qua sự mô tả ở bảng 2, chúng ta thấy được một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty. Tổng vốn đầu tư qua các năm của công ty tăng lên, vốn cố định giảm dần đồng thời vốn lưu động liên tục tăng lên. Từ năm 1997 đến 1998 tổng vốn đầu tư tăng lên nhanh nguyên nhân là nhà nước mới cho phép các công ty ngoài quốc doanh được phép nhập các loại sản phẩm này, nhu cầu về loại sản phẩm này của thị trường lớn, các nhà cung cấp còn chưa có nhiều nên công ty Hải Âu đã đầu tư nhanh cho loại sản phẩm này để cung cấp cho thị trường. Từ năm 1998 đến nay, nhiều nhà cung cấp mới đã xuất hiện và các công ty lớn đã bắt đầu nghiên cứu đến chiến lược cạnh tranh cho riêng mình nên tổng vốn đầu tư của công ty có tăng lên nhưng chậm hơn.
* Nguồn vốn huy động
Có 4 nguồn huy động chủ yếu: vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; nhập khẩu hàng hoá theo hình thức trả chậm; thế chấp lại hàng hoá đã nhập khẩu từ nước ngoài để có vốn kinh doanh; vòng quay vốn trung bình của công ty hiện nay ~ 2,2 vòng/năm).
* Tiền lương trong công ty:
Căn cứ nhiệm vụ, trình độ và mức độ khó khăn của công việc mà công ty quyết định mức lương cho từng người dựa trên mức lương cơ sở và những quy định của Nhà nước.
Thu nhập bình quân người/tháng là 784.000 đồng (đầu năm 2000).
2.2.4 Nguồn nhân lực
* Lao động và quan hệ của lao động đối với hoạt động kinh doanh.
Cán bộ công nhân viên của công ty có 68 người. Trong đó có 18 phục vụ trong lĩnh vực XNK và kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài; còn lại 50 người điều hành hoạt động trong lĩnh vực khách sạn của công ty. Chất lượng nguồn nhân lực của công ty tương đối tốt, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, được biểu hiện trong bảng sau:
Biểu 4: Tình hình nhân lực của công ty (phần phụ trách kinh doanh).
Đơn vị tính: 1000 đồng
Các chỉ tiêu
1997
1998
1999
KH 2000
Doanh thu
35.397.210
46.037.887
43.721.350
54.000.000
Lợi nhuận
(- 77.359)
57.153
148.356
356.400
Tổng số lao động
13
16
16
18
DTTB/1 người tạo ra
2.722.862
2.877.368
2.732.5843
3.000.000
LNTB/1 người tạo ra
0
4.396,4
9.272,3
19.800
Thu nhập TB của một người
540
600
748
784
Nguồn trích: S.B. Co
Nhận xét: Theo kết quả của bảng 4, chúng ta thấy số lượng lao động ngày càng tăng cho thấy quy mô của công ty ngày càng được mở rộng. Hơn nữa mức thu nhập trung bình của một người cũng tăng lên cùng với các chỉ số về lợi nhuận cũng tăng lên chứng tỏ công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Năm 1997, mặc dù doanh thu thu được là hơn 35 tỷ đồng nhưng công ty hoàn toàn không thu được lợi nhuận. Nguyên nhân do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, đồng tiền bị mất giá trong khi việc xuất khẩu hàng hoá của công ty còn hạn chế về thị trường cũng như về mặt hàng. Năm 1998, doanh thu thu được của công ty tăng hơn 30% so với năm 1997, quan trọng hơn công ty đã bắt đầu có lợi nhuận và thu nhập trung bình của nhân viên công ty cũng tăng lên. Năm 1999, doanh thu giảm đi 5% so với năm 1998 nhưng lợi nhuận trung bình của mỗi nhân viên công ty đã tăng hơn hai lần so với năm 1998, mức lương trung bình của mỗi nhân viên vẫn tiếp tục tăng lên.
Nguyên nhân khách quan: cuộc khủng hoảng tìa chính tiền tệ dần qua đi, thị trường đã ổn định trở lại; nhà nước ta đã có những chính sách hỗ trợ cho việc nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá ở các công ty.
Nguyên nhân chủ quan: công ty đã thấy được ra sự ảnh hưởng của thị trường tới công việc kinh doanh và vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh. Hơn nữa công ty đã đầu tư về chất lượng của nguồn lao động và hoàn thiện bộ máy quản lý chặt chẽ và kế hoạch thực hiện trong mỗi năm.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và đặc điểm
Sơ đồ 8: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Hải Âu
Giám đốc
Phó Giám đốc phụ trách KS
HĐQT
Văn phòng
Phòng kế toán tài chính
Phòng kinh doanh
Phòng kỹ thuật
(Về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty xem phần phụ lục 02)
2.3 Một số kết quả kinh doanh đạt được trong vài năm gần đây
Biểu 5: Tình hình tài chính của công ty qua các năm 1997 - KH 2000
Đơn vị tính: 1000 đồng
Nội dung
Năm
1997
1998
1999
KH 2000
Doanh thu
Nộp ngân sách
Lợi nhuận
35.397.210
528.580
- 77.359
46.037.887
664.788
57.153
43.721.351
6.452.839
148.356
54.000.000
356.000
Nguồn trích: Kết quả hoạt động kinh doanh - Công ty S.B. Co
Nhận xét:
Trong năm 1997, kết quả của hoạt động kinh doanh của công ty là không có lợi nhuận (LN = -77.358.683). Nguyên nhân được xem xét trên 2 phương diện:
- Chủ quan: Công ty không chọn được đoạn thị trường phù hợp để phục vụ vì hàng loạt các công ty ngoài quốc doanh vừa được phép nhập khẩu trực tiếp các loại mặt hàng để phục vụ cho thị trường trong nước.
- Khách quan: ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á đã lan ra toàn thế giới.
Trong năm 1998, do Công ty đã có thời gian để nghiên cứu thêm về thị trường bán sản phẩm và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cũng dần qua đi. Doanh thu của Công ty cũng tăng lên đáng kể. Nhưng quan trọng hơn, công ty đã bắt đầu thu được lợi nhuận.
Trong năm 1999, thị trường trong nước có phần ổn định hơn. Nhà nước đã chi nhiều tiền hơn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Cuộc khủng hoảng tài chính của khu vực Châu á đã lắng xuống. Mặc dù tổng doanh thu của công ty có giảm hơn so với năm 1998 nhưng lợi nhuận đã tăng lên một cách vượt bậc - đánh dấu một bước phát triển mới của công ty.
Năm
Năm
LN (triệu đồn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TMK00 (31).doc