CHƯƠNG I: 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1
1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán NVL trong doanh nghiệp sản xuất. 1
1.1.1 Vị trí vai trò của NVL trong doanh nghiệp sản xuất: 1
1.1.2 Đặc điểm và yêu cầu quản lý: 1
1.1.3 Nhiệm vụ kế toán NVL. 3
1.2 Tổ chức phân loại và đành giá NVL 4
1.2.1 Phân loại NVL. 4
1.2.2 Đánh giá NVL. 6
Cách 1: 9
Cách 2: 10
Phương pháp này giả định rằng lô hàng nào nhập sau sẽ được xuất kho trước, lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên. 1.3 Tổ chức công tác kế toán NVL tại doanh nghiệp. 10
1.3.1 Tổ chức chứng từ và hạch toán ban đầu. 10
1.3.1.1 Tổ chức chừng từ kế toán NVL. 10
1.3.1.2 Tổ chức hạch toán ban đầu. 11
1.3.2 Tổ chức kế toán chi tiết NVL. 11
Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển. 15
1.3.2 Tổ chức kế toán tổng hợp NVL 17
1.3.2.1 Phương pháp kê khai thường xuyên. 17
TK627,641,642,241 19
Xuất NVL dùng cho QL, 19
SXC,BH,XDCB 19
TK 111,112,331 19
TK 331,141,112 19
TK515 19
TK133(1) 19
TK 3333 19
Thuế GTGT 19
Thuế NK tính vào giá trị 19
TK154 19
Xuất NVL thuê ngoài gia công 19
TK 632 19
Xuất NVL bán và biếu tặng 19
NVL xuất trả nợ 19
TK 411 19
NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê 19
TK412 19
TK 412 19
Ghi chú: (*): Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ 19
1.3.2.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ. 20
TK 111,112,331 22
TK 111,112,141,311,331 22
Giảm giá hàng mua trả lại 22
TK 3333 22
TK 632 22
Thuế NK phải nộp 22
Kiểm kê thiếu hụt, mất mát 22
TK 627,641,642 22
TK 632 22
Xuất NVL bán, biếu tặng 22
TK 412 22
Chênh lệch đánh giá giảm NVL 22
Ghi chú: (*): Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ 22
1.3.4 Tổ chức sổ kế toán và báo cáo kế toán. 23
1.3.4.1 Tổ chức sổ kế toán. 23
CHƯƠNG 2: 25
Tình hình thực về tổ chức kế toán NVL tại công ty cổ phần may Thăng Long. 25
2.1 Đặc điểm tình hình SXKD và quá trình quản lý SXKD tại Công ty. 25
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty. 25
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. 29
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý SXKD 30
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty. 32
2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 32
2.1.4.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty. 33
2.1.4.3.Hình thức tổ chức công tác kế toán tại công ty. 35
Sơ đồ trình tự hạch toán 36
2.2 Tình hình thực về tổ chức kế toán NVL ở công ty. 37
2.2.1 Đặc thù của doanh nghiệp chi phối đến công tác kế toán NVL 37
2.2.2.Phân loại và đánh giá NVL thực tế tại công ty. 39
2.2.2.1.Phân loại NVL 39
2.2.2.1. Đánh giá NVL. 40
a) Giá vốn thực tế của vật liệu nhâp kho. 40
b) Giá vốn thực tế vật liệu xuất kho. 42
Trị giá của số vải trên: 18.867.133 đ 42
Tổng giá trị thực tế của số vải này là: 54.753.058,61 đ 42
2.2.3 Tổ chức công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu. 43
2.2.3.1. Thủ tục nhập kho vật liệu. 43
2.2.3.2 Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu. 45
Bảng định mức tiêu hao NVL xem biểu số 4 45
2.2.3.3 Phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu. 46
Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu 48
2.2.4 Kế toán tổng hợp vật liệu. 48
2.2.4.1 Tài khoản kế toán sử dụng. 48
2.2.4.2 Kế toán tổng hợp nhập vật liệu. 49
Nợ TK 152 52
Có TK 152 52
2.2.4.3 Kế toán tổng hợp xuất vật liệu. 52
Nợ TK 621 53
Nợ TK 621: 1.148.730.097,83 55
Xem biểu số 16, 17 55
CHƯƠNG 3 56
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG 56
3.1 Nhận xét chung về công tác quản lý và hạch toán vật liệu ở công ty. 56
3.1.1 Ưu điểm của công tác kế toán vật liệu tại công ty. 56
1.3.2 Những hạn chế trong công tác kế toán vật liệu tại Công ty cổ phần may Thăng Long. 57
3.2 Một số đề xuất góp phần hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán vật liệu ở Công ty cổ phần may Thăng Long. 59
Khi đánh số danh điểm vật liệu cho từng loại, ta đánh 59
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT LIỆU 61
Căn cứ vào hoá đơn mua ngày 29/01/2005 61
PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ NHẬP 62
Từ số 01/1 đến số 10/1 62
PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ XUẤT 62
Biểu số19 67
Biểu số 20 68
68 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu ở công ty cổ phần may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất khẩu ở Việt Nam chưa có tiền lệ; tiêu chuẩn Quốc tế, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm thuộc lĩnh vực văn hoá và khoa học là những vấn đề mới mẻ của công ty. Tuy nhiên, với sự cố gắng và tận tâm của các cán bộ và đội ngũ công nhân, công ty đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng: Năm 1958 Công ty hoàn thành xuất sắc kế hoạch, đạt 112,8% chỉ tiêu đã đề ra; Năm 1959 công ty đạt được 102% so với kế hoạch sản xuất đã đề ra; Năm 1960 công ty đạt 116,16% kế hoạch sản xuất. Trong thời kỳ này,Công ty xuất khẩu các mặt hàng: Măng tô nam-nữ, áo mưa, Pizama... sang Liên Xô và các nước thuộc phe XHCN ở Đông Âu.
Thành công trong thời gian đầu là cơ sở cho một nền móng vững chắc và tạo đà cho sự phát triển cho những năm tiếp theo. Vì thế, trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ I ( 1961-1965 ) Công ty dã có một bước tiến rõ rệt. Công ty đã quy tụ được các tổ sản xuất phân tán về một mối, đầu tư thêm máy móc hiện đại: máy chạy điện, máy cắt vòng, máy tiện, máy mài...5 năm liên tiếp Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra, đã có khách hàng và hợp đồng xuất khẩu ổn định, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Đức, Mông cổ, Tiệp Khắc và đặc biệt là Pháp_trung tâm thời trang của Châu Âu. Ngày 31/8/1965 bộ phận gia công đã tách thành đơn vị sản xuất độc lập với tên gọi Công ty gia công may mặc xuất khẩu. Công ty may mặc xuất khẩu đổi thành Xí nghiệp may mặc xuất khẩu.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước ( 1965-1975 ) toàn Xí nghiệp đã có những nỗ lực rất lớn để đấu tranh bảo vệ tổ quốc, bảo vệ sản xuất, khẳng định sự tồn tại và phát triển của mình. Đây là thời gian đầy khó khăn và thử thách đối với toàn thể cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp vì đế quốc Mỹ bắn phá miền Bắc rất ác liệt. Các đơn vị Xí nghiệp phải đi sơ tán, nguồn nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất thiếu, nhiều giờ lao động bị mát do cắt điện, cán bộ và công nhân của Xí nghiệp vừa sản xuất, vừa đào hào và cầm súng chiến đấu. Tuy khó khăn như vậy nhưng Công ty vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Năm1966 kế hoạch sản xuất là 1.200.000 sản phẩm nhưng thực tế đạt được 1.262.000 sản phẩm với tỉ lệ 105,19% và hoàn thành xấp xỉ kế hoạch trong những năm đầu của cuộc kháng chiến.
Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất. Đây cũng là năm công ty được 17 tuổi đời. Trong giai đoạn 5 năm lần II ( 1975-1980 ) và những năm tiếp theo Xí nghiệp đã tập trung vào đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu cải tiến dây chuyền sản xuất, khuyến khích công nhân viên nghiên cứu khoa học và áp dụng vào thực tế. Cùng với việc đầu tư chiều sâu, Xí nghiệp cũng đẩy mạnh sản xuất gia công hàng xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm may mặc cao cấp xuất khẩu sang các nước: Thụy Điển, Pháp, CHDC Đức ( Liên bang Đức ngày nay ). Năm 1979, Xí nghiệp được Bộ Công nghiệp Quyết định đổi tên mới: Xí nghiệp may Thăng Long. Đến năm 1988, Xí nghiệp đã đi qua 30 năm, một chăng đường đầy khó khăn thử thách: qua hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quôc Mỹ, 4 lần thay đổi địa điểm, 5 lần thay đổi cơ quan chủ quản, 9 lần thay đổi lãnh đạo chủ chốt, nguyên vật liệu sản xuất luôn trong tình trạng thiếu thốn nhưng Xí nghiệp vẫn từng bước tiến lên, đạt mức độ tăng trưởng cao, xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt với các bạn hàng, nhiều lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động.
Năm 1990 là mốc lịch sử đáng ghi nhận khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tình hình trong nước và quốc tế rất khó khăn: khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta vẫn còn gay gắt, lạm phát cao, các nước XHCN ở Đông Âu và Liên bang Xô viết sụp đổ, Xí nghiệp may Thăng Long có thể nói đã bị mất trắng thị trường xuất khẩu của mình. Đứng trước khó khăn đó, Xí nghiệp đã mạnh dạn đầu tư thêm máy móc hiện đại, tổ chức lại sản xuất, quản lý,tìm kiếm thêm thị trường và đã tiếp cận được với thị trường các nước châu á. Với những nỗ lực không ngừng, năm 1991 Xí nghiệp may Thăng Long là đơn vị đầu tiên trong ngành may được nhà nước cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp, tạo thế chủ động, giảm nhiều thủ tục phiền hà, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tháng 6/1992, Xí nghiệp được Bộ Công nghiệp nhẹ cho phép được chuyển đổi tổ chức từ Xí nghiệp thành Công ty với tên gọi Công ty may Thăng Long. Năm 1993, Công ty đã đầu tư mở rộng, xây dựng một xưởng may trực thuộc chi nhánh Hải Phòng. Đồng thời thực hiện sự chỉ đạo của Tổng công ty dệt may Việt Nam giúp đỡ công ty dệt Nam Định thành lập một đơn vị thành viên của công ty tại thành phố Nam Định.
Năm 2004, Công ty may Thăng Long chuyển sang hình thức Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 51% vốn điều lệ với số vốn tại thời điểm cổ phần hoá là 123.568.183.000 VND.
Hiện nay,Công ty cổ phần may Thăng Long có 9 xí nghiệp thành viên nàm tại các khu vực Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hoà Lạc với 98 dây chuyền sản xuất, gần 4000 cán bộ công nhân viên, đội ngũ cán bộ có trình độ cao, đội ngũ công nhân có tay nghề giỏi. Trong những năm qua, công ty không ngừng đổi mới trong thiết bị, sáng tạo mâu mã mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng niềm tin với khách hàng trong nước, mở rộng thị trường và nâng cao uy tín với các bạn hàng quốc tế. Công ty đã nhiều lần được Đảng và Nhà nước khen tặng.
Nhiệm vụ của Công ty và những thuận lợi - khó khăn:
Nhiệm vụ của công ty.
Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty đã từng bước vươn lên và là một doanh nghiệp đứng đầu ngành dệt may Việt Nam. Công ty được quyền Xuất-Nhập khẩu trực tiếp và chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng trong và ngoài nước, Ngoài ra, Công ty còn sản xuất các sản phẩm nhựa và kinh doanh kho ngoại quan phục vụ nghành dệt may Việt Nam.
Hàng năm, Công ty sản xuất khoảng 6 triệu sản phẩm, trong đó xuất khẩu khoảng 80%. Sản phẩm của công ty có mặt trên 40 quốc gia trên thế giới, trong đó có cả những thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Hồng Kông, Hàn Quốc...Hiện nay Công ty đang sản xuất và kinh doanh những mặt hàng chủ yếu sau:
- Quần áo bò.
- Quần áo sơ mi nam, nữ, bộ comple.
- Bộ đồng phục người lớn, trẻ em.
- áo Jacket các loại.
- Quần áo thể thao và quần áo dệt kim.
Những thuận lợi
+ Do nằm trong thành phố nên công ty có khả năng tiếp cận thị trường nhanh, có nguồn lao động dồi dào.
+ Công ty là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chiến lược phát triển nên được chính phủ tạo điều kiện cho phép xuất nhập khẩu trực tiếp tại bất cứ cửa khẩu nào trên cả nước nên có tiếp xúc thuận lợi với khách hàng.
+ Công ty có đội ngũ lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm cùng với những cán bộ công nhân viên năng động sáng tạo, có tay nghề và trình độ cao, có khả năng nắm bắt nhanh nhạy nhu cầu thay đổi của khách hàng.
+ Là công ty đã xây dựng thương hiệu của mình trên thị trường từ rất lâu, sản phẩm luôn đạt chất lượng và luôn được theo dõi theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002, được người tiêu dùng đánh giá cao, từ lâu đã có uy tín và chiếm được cảm tình của khách hàng.
Những khó khăn.
+ Tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, thiếu thông tin về thị trường và đặc biệt hạn ngạch xuất khẩu được cấp phép ít làm cho việc triển khai và ký kết hợp đồng gặp nhiều hạn chế.
+ Thị trường trong nước cũng gặp nhiều khó khăn, công ty phải khẳng định mình trước những công ty có tên tuổi khác như May 10, May Đức Giang, May Chiến Thắng... và các loại hàng nhập lậu từ Trung Quốc đang tràn ngập thị trường.
+ Thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, từ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần, các nguồn vay ưu đãi từ phía công ty Tài chính thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam không còn nữa mà công ty phải tự huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.
* Đặc điểm sản xuất kinh doanh:
Hiện nay, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm: sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trên các lĩnh vực hàng may mặc, nhựa, kho ngoại quan. Trong đó hoạt động chính vẫn là ở lĩnh vực may mặc với các loại sản phẩm cơ bản: Quần áo sơmi, áo Jacket, áo khoác các loại, quần áo trẻ em...Việc sản xuất của công ty chủ yếu là hàng gia công may mặc theo các hợp đồng gia công. Việc sản xuất được tiến hành theo một quy trình công nghệ khép kín và trọn vẹn trong một đơn vị. Hiện nay, cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty được bố trí như sau:
+ Có 5 xí nghiệp may trong đó có 3 xí nghiệp: XN I, XN II, XN III đóng tại Hà Nội; một xí nghiệp may Nam Hải đóng tại Nam Định; xí nghiệp may Hà Nam đóng tại Hà Nam; một xí nghiệp phụ trợ bao gồm phân xưởng thêu và phân xưởng mài, đồng thời có nhiệm vụ cung cấp điện nước, sửa chữa máy móc thiết bị cho cả công ty.
+ Một cửa hàng thời trang chuyên nghiên cứu mẫu mốt và sản xuất những đơn đặt hàng nhỏ, số lượng khoảng 1000 sản phẩm.
Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua sơ đồ số 3.
*Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Các Xí nghiệp được tổ chức theo một dây chuyền khép kín gồm:1 tổ cắt, 4 dây chuyền may, 1 tổ là. Nguyên vật liệu là vải, sau khi đưa vào sản xuất sẽ được tổ cắt thực hiện cắt theo mẫu, sau đó chuyển cho tổ may thực hiện may. Nếu sản phẩm nào cần thêu thì trước khi chuyển cho tổ may phải trải qua giai đoạn thêu. Mỗi công nhân thực hiện một bộ phận nào đó cấu thành nên sản phẩm: may cổ,may thân, may tay...rồi sau đó mới ghép thành sản phẩm hoàn chỉnh để chuyển sang tổ là. Nếu sản phẩm cần tẩy mài thì trước khi giao cho tổ là, sản phẩm được chuyển qua phân xưởng tẩy mài.
Phòng kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra lại sản phẩm như chất lượng, quy cách, kích cỡ...trước khi đóng gói sản phẩm.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ số 4
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý SXKD
Từ tháng 1/2004, Công ty may Thăng Long đã chính thức được cổ phần hoá theo chủ trương của nhà nước.Bộ máy tổ chức quản lý bao gồm:
Cấp công ty:
+ Đại hội đồng cổ đông ( ĐHĐCĐ ): là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của công ty. Các vấn đề do ĐHĐCĐ quyết định thường được thực hiện thông qua biểu quyết. Nghị quyết được thông qua khi có trên 51% số phiếu tham gia cuộc họp ĐHĐCĐ đồng ý. Các vấn đề về ĐHĐCĐ được quy định tại Luật Doanh Nghiệp và chi tiết thao điều lệ của công ty. ĐHĐCĐ bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty.
+ Hội đồng quản trị ( HĐQT ): là cơ quan quản lý của công ty, đứng đầu là Chủ tịch HĐQT. Thay mặt HĐQT điều hành công ty là Tổng giám đốc. HĐQT hoạt động tuân thủ theo quy định của Luật Doanh Nghiệp và điều lệ của công ty.
+ Ban kiểm soát: là cơ quan giám sát hoạt động của ĐHĐCĐ, đứng đầu là trưởng ban kiểm soát.
+ Tổng giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty. Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm hay bãi nhiệm. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Giúp việc cho Tổng giám đốc có các Phó Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm hay miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc, gồm có các Phó Tổng giám đốc sau:
- Phó Tổng giám đốc điều hành kỹ thuật: có trách nhiệm giúp việc cho Tổng giám đốc về mặt kỹ thuật sản xuất và thiết kế của công ty.
-Phó Tổng giám đốc sản xuất: có trách nhiệm giúp Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh.
- Phó Tổng giám đốc điều hành nội chính: có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc về mặt đời sống nhân viên và điều hành các dịch vụ đời sống.
Các phòng ban chức năng:
- Văn phòng công ty: có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự, các mặt tổ chức của công ty: quan hệ đối ngoại, giải quyết các chế độ chính sách với người lao động.
- Phòng kỹ thuật chất lượng: quản lý, phác thảo tạo mẫu các mặt hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng và nhu cầu của công ty, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm.
- Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm; tổ chức và quản lý công tác xuất nhập khẩu hàng hoá, đàm phán soạn thảo hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước.
-Phòng kế toán tài vụ: tổ chức quản lý thực hiện công tác tài chính kế toán theo chính sách của Nhà nước, đảm bảo nguồn vốn có sản xuất kinh doanh và yêu cầu phát triển của công ty, phân tích và tổng hợp số liệu để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp đảm bảo hoạt động của công ty có hiệu quả.
-Xí nghiệp dịch vụ đời sống: làm công tác dịch vụ, phục vụ thêm cho đời sống của công nhân viên: quản lý lớp mẫu giáo, trông xe, nhà ăn...
- Cửa hàng thời trang: các sản phẩm được trưng bày mang tính chất giới thiệu là chính, ngoài ra còn có nhiệm vụ cung cấp các thông tin về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để xây dựng các chiến lược tìm kiếm thị trường.
- Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm: trưng bày, giới thiệu và bán các loại sản phẩm của công ty, đồng thời tiếp nhận các ý kiến đóng góp, phản hồi từ người tiêu dùng.
- Phòng chuẩn bị sản xuất: tổ chức tiếp nhận, bảo quản hàng hoá trong kho cũng như vận chuyển, cấp phát nguyên liệu đến từng đơn vị theo lệnh sản xuất. Ngoài ra còn thực hiện kiểm tra số lượng, chất lượng của nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
- Phòng kinh doanh nội địa: tổ chức tiêu thụ hàng hoá nội địa, quản lý hệ thống bán hàng, các đại lý bán hàng cho công ty và theo dõi tổng hợp, báo cáo tình hình kết quả kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của các đại lý.
Các cấp xí nghiệp:
- Trong các Xí nghiệp thành viên có ban giám đốc Xí nghiệp gồm Giám đỗc xí nghiệp. Giúp việc cho giám đốc xí nghiệp có các nhân viên thông kê xí nghiệp và nhân viên thống kê phân xưởng.
- Dưới các trung tâm và của hàng thời trang có của hàng trưởng và các nhân viên cửa hàng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua sơ đồ 5.
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty.
2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý cũng như trình độ của các cán bộ kế toán và chức năng, nhiệm vụ mà bộ máy kế toán được giao,công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Theo hình thức này, hầu hết các công việc kế toán từ khâu thu nhận, xử lý, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán đến việc lập báo cáo kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán của công ty. ở các xí nghiệp thành viên và các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán thống kê làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của từng phân xưởng đó. Ngoài ra, trong bộ máy kế toán, các nhân viên được bố trí đảm nhận các phần hành kế toán căn cứ vào khối lượng, tính chất phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính và phù hợp với năng lực của từng kế toán viên. Điều này đã tạo điều kiện cho mỗi cán bộ kế toán phát huy tốt khả năng và trình độ của mình, giúp cho công tác kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ thuận tiện, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng đối với công tác kế toán.
2.1.4.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
+ Tại phòng Kế toán - Tài vụ của công ty.
Nhiệm vụ kế toán: Tổ chức hướng dẫn, thực hiện và kiểm tra việc thu thập, xử lý các thông tin, số liệu kế toán theo đúng chuẩn mực và chế độ hiện hành; kiểm tra, giám sát các khoản thu chi, các nghiệp vụ thu nộp, thanh toán; kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; ngăn ngừa các hành vi gian lận, vi phạm pháp luật; phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và ra quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị.
Bộ máy kế toán: Phòng kế toán tài vụ trong biên chế có 10 nhân viên, được tổ chức theo các phần hành kế toán như sau:
- Đứng đầu là kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: là người tổ chức và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính ở doanh nghiệp. Đồng thời kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính ở doanh nghiệp. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổng hợp số liệu ghi vào sổ tổng hợp và lập báo cáo kế toán. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên về các vấn đề liên quan đến tài chính của công ty. Tiếp đó là 2 phó phòng kế toán, thủ quỹ và các nhân viên.
- Kế toán vốn bằng tiền: sau khi kiểm tra tính hơp pháp, hợp lệ của các chứng từ gốc, kế toán vốn bằng tiền lập các phiếu thu_chi ( với tiền mặt ) hay Séc, UNC...( với tiền gửi ngân hàng ). Hàng tháng, lập bảng kê tổng hợp Séc và sổ chi tiết, đối chiếu sổ sách thủ quỹ với sổ phụ ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng.
- Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ (NVL & CCDC): hạch toán chi tiết NVL & CDC theo phương pháp ghi thẻ song song, theo dõi sát sao tình hình biến động của từng loại vật tư, cuối tháng lập bảng kê Nhập-Xuất-Tồn chuyển cho bộ phận kế toán tính giá thành. Khi có yêu cầu, bộ phận kế toán NVL sẽ cùng các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại vật tư, tìm nguyên nhân và biện pháp giải quyết khi thiếu hụt.
- Kế toán tài sản cố định ( TSCĐ ) và nguồn vốn: Phân loại TSCĐ hiện có của công ty, theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính cố định, theo dõi các nguồn vốn và các quỹ của công ty.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: có nhiệm vụ hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, tính và lập các bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH theo từng bộ phận.
- Kế toán công nợ: theo dõi các khoản công nợ ( phải thu- phải trả ) trong công ty và giữa công ty với khách hàng, ngân hàng, Nhà nước...
- Kế toán tiêu thụ thành phẩm: theo dõi tình hình nhập-xuất kho thành phẩm, theo dõi và hạch toán tình hình tiêu thụ sản phẩm và các loại chi phí khác có liên quan đến việc tiêu thụ.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: hàng tháng nhận được báo cáo từ các xí nghiệp gửi lên, tổng hợp phần chế biến bán thành phẩm vào " Báo cáo tổng hợp chế biến ", nhận số liệu từ các bộ phận kế toán khác để tính gía thành, tính giá bán sản phẩm theo phương pháp hệ số.
- Thủ quỹ: chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty. Hàng ngày, căn cứ và các phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ phần thu chi, cuối tháng đối chiếu với sổ quỹ của kế toán tiền mặt.
+ Tại các xí nghiệp thành viên: chỉ có các nhân viên thống kê tại đó để thực hiện việc hạch toán ban đầu, có nhiệm vụ theo dõi NVL từ khi đưa vào sản xuất cho đến lúc giao thành phẩm. Nội dung theo dõi như sau:
- Từng chủng loại NVL đưa vào sản xuất theo từng mặt hàng của xí nghiệp.
- Số lượng bán thành phẩm cắt ra, tình hình nhập kho thành phẩm và các phần việc sản xuất đạt được để tính lương cho công nhân viên.
- Số lượng bán thành phẩm cấp cho từng tổ đầu ngày và số lượng bán thành phẩm nhập vào cuối ngày.
Căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành và định mức lương cho từng loại hàng, các nhân viên thống kê tính tiền lương cho công nhân viên trong tháng. Cuối quý , lập các báo cáo gửi lên phòng kế toán của công ty để đối chiếu số liệu. Khi hợp đồng sản xuất hoặc gia công kết thúc, các nhân viên hạch toán của xí nghiệp lập báo cáo quyết toán hợp đồng như báo cáo tiết kiệm nguyên vật liệu đồng thời xem xét việc thu hồi.
2.1.4.3.Hình thức tổ chức công tác kế toán tại công ty.
Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Nhật ký chứng từ được mở theo số phát sinh bên Có của tài khoản đối ứng với số phát sinh bên Nợ của các tài khoản liên quan. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra để lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ.
Cuối tháng khoá sổ , cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ Cái.
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ ( Như phiếu thu - chi, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ )
Bảng kê ( số 4,)
Nhật ký chứng từ ( số1,2,5,7)
Thẻ ( thẻ kho, thẻ TSCĐ) và sổ kế toán chi tiết ( TK 141,331...)
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Sơ đồ trình tự hạch toán
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra:
- Chế độ kế toán áp dụng: Theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính.
- Niên độ kế toán: Công ty áp dụng theo năm, năm kế toán trùng với năm dương lịch ( từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 ).
- Tổ chức lập báo cáo tài chính: Công ty lập báo cáo tài chính vào cuối mỗi quý kể từ ngày bắt đầu niên độ kế toán và gửi báo cáo lên Tổng công ty dệt may Việt Nam theo mẫu biểu quy định của Nhà nước. Báo cáo tài chính bao gồm:
Bảng cân đối kế toán ( Mẫu B01 - DN )
Báo cáo kết quả kinh doanh ( Mẫu B02 - DN )
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu B03 - DN )
Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu B09 - DN )
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Nhờ đó mà kế toán theo dõi phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập xuất tồn kho vật tư, thành phẩm trên sổ kế toán. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
Công ty áp dụng kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty may Thăng Long.
Kế toán trưởng
kế toán NVL
kế toán vốn bằng tiền
thủ quỹ
kế toán tiêu thụ
kế toán giá thành
kế toán công nợ
kế toán TS CĐ và NV
kế toán tiền lương
Nhân viên thống kê các xí nghiệp
2.2 Tình hình thực về tổ chức kế toán NVL ở công ty.
2.2.1 Đặc thù của doanh nghiệp chi phối đến công tác kế toán NVL
Công ty cổ phần may Thăng Long là công ty có quy mô sản xuất kinh doanh lớn với 5 xí nghiệp may và một phân xưởng sản xuất phụ trợ. Sản phẩm chủ yếu của công ty là sản phẩm may mặc với số lượng sản xuất hàng năm lên đến 6-7 triệu chiếc. Sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã và kích cỡ, điều này phụ thuộc vào từng đơn đặt hàng và từng thời điểm sản xuất. Do đó. NVL được sử dụng vào sản xuất cũng rất phong phú với khối lượng lớn. 80% số sản phẩm do công ty sản xuất là hàng nhận gia công từ các công ty nước ngoài, số còn lại công ty tự tìm mua NVL để sản xuất và tiêu thụ.
Với việc may gia công, công ty nhận NVL từ các công ty Nước ngoài chuyển sang theo từng hợp đồng gia công đã được ký kết. Công ty chỉ có nhiệm vụ gia công sản phẩm và nhận tiền công gia công. Đối với NVL do bên đặt hàng cung cấp, công ty không theo dõi về măt gía trị, và không hạch toán vào giá thành sản phẩm mà chỉ theo dõi về mặt số lượng phần NVL đó. Mặt khác, trong việc gia công hàng xuất khẩu, bên phía công ty Nước ngoài đặt hàng gia công chỉ cho phép một tỉ lệ sai hỏng nhất định trong sản xuất. Vì vậy, với khối lượng NVL nhận về, công ty phải tổ chức quản lý chặt chẽ và tổ chức sản xuất tốt để đảm bảo sản xuất đủ số lượng và đảm bảo chất lượng của sản phẩm giao cho khách hàng.
Bên cạnh việc sản xuất hàng gia công xuất khẩu, công ty cũng chủ động tim kiếm và khai thác thị trường hàng may mặc trong nước và nước ngoài. Công ty đã tự tổ chức thu mua NVL để sản xuất và tiêu thụ nội địa. Tuy số lượng sản phẩm tiêu thụ trong nước chiếm tỉ trọng không lớn ( khoảng 20% ) nhưng công ty vẫn tiến hành sản xuất để tập trung nguồn năng lực sản xuất sẵn có, tạo việc làm và tăng thu nhập cho công nhân của công ty. Trong quá trình sản xuất, công ty luôn khuyến khích việc sáng tạo trong lao động để tiết kiệm NVL, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động.Với số NVL này, kế toán phải theo dõi và hạch toán về cả mặt giá trị và số lượng của từng loại vật tư theo từng nguồn nhập.
Vật liệu của công ty được nhập theo các nguồn sau:
Vật liệu do bên thuê gia công chuyển sang
Vật liệu tự mua ngoài
Vật liệu nhập kho do tiết kiệm trong sản xuất
Phế liệu thu hồi
Từ những đặc điểm trên đã đặt ra nhiệm vụ năng nề cho việc tổ chức kế toán NVL tại công ty: phải quản lý và hạch toán NVL một cách chặt chẽ, có hiệu quả từng theo từng loại từ khâu thu mua, giao nhân, vận chuyển đến khâu bảo quản, dự trữ và sử dụng, phải theo dõi thường xuyên và đảm bảo đủ vật tư phục vụ cho việc sản xuất. Vì vậy, khối lượng công việc của kế toán NVL là rất nhiều và có ảnh hưởng lớn tới công tác sản xuất, góp phần quan trọng đối với cố gắng hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất.
ở công ty hiện đang thực hiện gia công cho các hãng như: WANSHIN, WILLBE, DK HONGKONG...NVL được bên nhận gia công chuyển toàn bộ sang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0399.doc