Đề tài Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty Xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn

Lời nói đầu

Phần I. Những lý luận cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương

I. Khái niệm, bản chất và chức năng của tiền lương

1. Khái niệm tiền lương

2. Bản chất của tiền lương

3. Chức năng của tiền lương

1.1. Chức năng thước đo giá trị

1.2. Chức năng tái sản xuất sức lao động

1.3. Chức năng kích thích sức lao động

1.4. Chức năng giám sát sức lao động

1.5. Chức năng điều hòa lao động

II. Các phương pháp xác định quỹ tiền lương của doanh nghiệp

1. Phương pháp xác định đơn giá tiền lương

1.1. Đơn giá tiền lương tính trên một đơn vị sản phẩm(sản phẩm quy đổi)

1.2. Đơn giá tiền lương được tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí

1.3. Đơn giá tiền lương tính lợi nhuận

1.4. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu

2. Xác định quỹ tiền lương thực hiện

3. Quỹ tiền lương

4. Cách xác định đơn giá lương

III. Các hình thức và chế độ tiền lương

1. Nguyên tắc trả lương

1.1. Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau

1.2. Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng của tiền lương bình quân

1.3. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các ngành

2. Các hình thức trả lương

2.1. Hình thức trả lương theo thời gian

2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm

IV. Nguồn hình thành, mục đích sử dụng các khoản trích theo lương

1. Quỹ bảo hiểm xã hội

2. Quỹ bảo hiểm y tế

3. Kinh phí công đoàn

Phần II. Thực trạng công tác quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn

I. Tổng quan về công ty

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

2. Chức năng nhiệm vụ của công ty

3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

4. Cơ cấu sản xuất

II. Thực trạng công tác quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn

1. Công tác tiền lương

1.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm

1.2. Hình thức trả lương theo thời gian

2. Các khoản trích theo lương

3. Tình hình sử dụng quỹ lương trong công ty

Phần III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn

I. Cơ sở khoa học của kiến nghị

1. Những kết quả đạt được

2. Những hạn chế, khó khăn

1.1. Đối với cách xác định quỹ lương

1.2. Đối với việc trả lương

1.3. Đối với khoản trích theo lương

2. Mục tiêu của việc hoàn thiện công tác quản lý tiền lương

II. Một số kiến nghị

1. Đối với nhà nước

1.1. Trước mắt

1.2. Lâu dài

2. Đối với công ty

2.1. Trước mắt

2.2. Lâu dài

III. Điều kiện để thực hiện kiến nghị

Kết luận

 

 

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty Xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm là hình thức tiền lương cơ bản và chủ yếu được áp dụng rộng rãi trong các xí nghiệp công nghiệp. Theo hình thức này việc trả lương được tiến hành căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm công việc đó: Tiền lương sản phẩm phải trả = Khối lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành * Đơn giá tiền lương Ưu điểm của hình thức trả lương theo sản phẩm: đây là phương pháp trả lương khoa học, quán triệt được phương pháp phân phối theo lao động có tác dụng kích thích người lao động trong lao động sản xuất. Tiền lương ( thu nhập về tiền lương) của người lao động nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc voà kết quả lao động của họ, đồng thời cách trả lương này cũng gắn trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp, gắn trách nhiệm của người quản lý sao cho cùng với chi phí tiền lương ấy doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa. Nhược điểm lớn nhất của hình thức trả lương theo sản phẩm là việc xây dựng cho được một mức lao động cho nhiều loại hình công việc trên thực tế là rất khó, hơn nữa việc xây dựng được một định mức lao động tiên tiến có tính đến tiến bộ khoa học kỹ thuật là tương đối khó khăn. Trong cách trả lương này việc xác định một cách chính xác khối lượng thực hiện đòi hỏi doanh nghiệp phải có một bộ phận theo dõi đủ tin cậy và có hiệu quả, đảm bảo theo dõi một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời tất cả các công việc đã hoàn thành của doanh nghiệp. Tiền lương trả theo sản phẩm bao gồm các hình thức tiền lương trả theo sản phẩm cá nhân trực tiếp, tiền lương trả theo sản phẩm cá nhân gián tiếp, tiền lương theo sản phẩm tập thể, tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến, tiền lương khoán. Tiền lương theo sản phẩm cá nhân trực tiếp Theo hình thức này, tiền lương của công nhân được xác định theo sản lượng sản phẩm sản xuất ra và đơn giá lương sản phẩm: Lt= Q * Đg Trong đó: Lt : tiền lương theo sản phẩm cá nhân trực tiếp Q : số lượng sản phẩm hợp quy cách tính theo đơn vị hiện vật Đg : đơn giá lương sản phẩm Đơn giá lương sản phẩm là tiền lương trả cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành và được xác định căn cứ vào mức lương cấp bậc công việc và định mức thời gian hoặc định mức sản lượng cho công việc đó. Hình thức tiền lương này đơn giản, dễ hiểu đối với người công nhân. Nó áp dụng rộng rãi trong các xí nghiệp công nghiệp đối với những công nhân trực tiếp sản xuất mà công việc có thể định mức và hạch toán kết quả riêng cho từng ngành. Tuy nhiên hình thức tiền lương này cũng có nhược điểm là không khuyến khích người công nhân quan tâm đến thành tích chung của tập thể. Tiền lương sản phẩm cá nhân gián tiếp Lương sản phẩm cá nhân gián tiếp được áp dụng đối với những công nhân phụ, phục vụ sản xuất như công nhân điều chỉnh máy, sửa chữa thiết bị… mà kết quả công tác của họ có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả công tác của những công nhân đứng máy nhằm khuyến khích họ nâng cao chất lượng phục vụ. Tiền lương của công nhân phụ được xác định bằng cách nhân số lượng sản phẩm thực tế của công nhân chính được người đó phục vụ với đơn giá lương cấp bậc của họ với tỷ lệ % hoàn thành định mức sản lượng bình quân của những công nhân chính. Có thể biểu diễn bằng công thức: Lp = Sc * Đsg Hoặc: Lp = Mp * Tc Trong đó: Lp : tiền lương công nhân phụ Sc : số lượng sản phẩm của công nhân chính Đsg : đơn giá sản phẩm gián tiếp Mp : mức lương cấp bậc của công nhân phụ Tc : tỷ lệ hoàn thành định mức sản lượng bình quân của công nhân chính % Đơn giá lương sản phẩm gián tiếp được tính bằng cách: Đsg = Mp Đmc Trong đó: Đmc : định mức sản lượng của công nhân chính Hình thức tiền lương này không phản ánh chính xác kết quả lao động của công nhân phụ nhưng nó lại làm cho mọi người trong cùng một bộ phận công tác quan tâm đến kết quả chung. Việc khuyến khích vật chất đối với công nhân phụ sẽ có tác dụng nâng cao năng suất lao động của công nhân chính. Trả lương theo sản phẩm tập thể Trong trường hợp này thì tiền lương sản phẩm trước hết được tính chung cho cả tập thể, sau đó tính và chia cho từng người trong tập thể, cụ thể như sau: Nếu xác định đơn giá cho một sản phẩm thì: Đơn giá = Lcbcnv + phụ cấp Mức sản lượng từng cá nhân Xác định tiền lương cho cá nhân tập thể: Tiền lương = Đơn giá * Số lượng thực tế của cả tập thể Chia tiền lương cho từng người lao động: Cách 1. Chia theo thời gian làm việc thực tế và hệ số lương theo cách chia này gồm 3 bước: Bước 1. Ta tính đổi thời gian làm việc thực tế của người lao động ở những cấp bậc khác nhau về thời gian làm việc thực tế của người lao động bậc 1 để so sánh: Thời gian làm việc quy đổi từng người lao động( Tqđ) = Thời gian làm việc thực tế của người lao động( Ttt) * Hệ số lương cấp bậc của từng người Bước 2. Tính tiền lương của một đơn vị thời gian làm việc quy đổi: Tiền lương của một đơn vị thời gian làm việc quy đổi = Tiền lương cả tập thể Thời gian làm việc quy đổi Bước 3. Tính tiền lương của từng người lao động: LNLA = Tqđ * Lqđ Trong đó: LNLA : lương người lao động Tqđ : thời gian làm việc quy đổi Lqđ : lương quy đổi Cách 2: Chia theo hệ số chênh lệch giữa tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm gồm 3 bước: Bước 1. Tính tiền lương theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc của từng người lao động: TLNLA = LCBCNV( của một đơn vị thời gian) * Ttt Trong đó: TLNLA : thời gian làm việc của người lao động LCBCNV : lương cấp bậc Ttt : thời gian làm việc thực tế Bước 2. Tính hệ số chênh lệch giữa tiền lương sản phẩm và tiền lương thời gian: Hs = Lsp TLNLĐ Trong đó: Lsp : lương sản phẩm TLNLĐ : thời gian làm việc của người lao động Bước 3. Tính tiền lương của người lao động LNLĐ = Ttt * Hs Trả lương theo sản phẩm tập thể có tác dụng khuyến khích người công nhân quan tâm đến kết quả sản xuất chung của cả tổ, phát triển việc kiểm nghiệm nghề nghiệp và nâng cao trình độ của công nhân. Tuy nhiên do nhược điểm của việc chia lương chưa tính đến thái độ lao động, đặc đỉêm sức khoẻ, sự nhanh nhẹn tháo vát hoặc kết quả của từng công nhân nên trong chừng mực nhất định tiền lương của mỗi người chưa thật gắn với sự đóng góp của họ vào thành tích chung của tổ. Hình thức tiền lương sản phẩm luỹ tiến Tiền lương trả theo hình thức này gồm hai phần: Phần thứ nhất: căn cứ vào mức độ hình thành định mức lao động tính ra tiền lương trả theo sản phẩm trong định mức. Phần thứ hai: căn cứ vào mức độ vượt định tính ra tiền lương phải trả cho người lao động theo tỷ lệ luỹ tiến, tỷ lệ hoàn thành vượt định mức nâng cao thì suất luỹ tiến càng nhiều. Ưu điểm của hình thức này: kích thích mạnh mẽ việc tăng năng suất lao động, nên được áp dụng trong nhiều khâu quan trọng để đẩy nhanh tốc độ sản xuất, đảm bảo cho việc sản xuất cân đối, đồng bộ, áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp phải hoàn thành gấp một đơn đặt hàng nào đó. áp dụng hình thức này đòi hỏi phương pháp tổ chức quản lý tốt định mức lao động kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ số lượng và chất lượng sản phẩm, tránh làm tăng khoản chi phí trong khâu tính giá thành sản phẩm làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Để đảm bảo hình thức trả lương theo sản phẩm lũy tiến có hiệu quả, cần chú ý điều kiện cơ bản: Mức tăng của đơn giá tiền lương phải nhỏ hơn hoặc bằng mức tiết kiệm chi phí cố định, mức tăng đơn giá được khống chế theo công thức sau: Kđ = C(H- 1) L * H Trong đó: Kđ : là hệ số tăng của đơn giá sản phẩm lũy tiến. L : là hệ số tiền lương trong giá thành đơn vị sản phẩm. H : hệ số sản lượng đạt. C : hệ số chi phí cố định trong giá thành đơn vị sản phẩm. Hình thức trả lương khoán sản phẩm Tiền lương khoán là một hình thức đặc biệt của tiền lương trả theo sản phẩm, trong đó tổng số tiền lương trả cho công nhân hoặc một nhóm công nhân được quy định trước cho một khối lượng công việc hoặc khối lượng sản phẩm nhất định phải được hoàn thành trong một thời gian quy định. Hình thức tiền lương này được áp dụng cho những công việc không thể định mức cho từng bộ phận công việc hoặc những công việc mà xét ra giao từng việc chi tiết không có lợi về mặt kinh tế, thông thường là những công việc khẩn cấp phải hoàn thành sớm. Dựa vào tính chất khẩn trương của công việc có thể quy định khoản tiền thưởng cho việc hoàn thành trước thời hạn quy định. Khi áp dụng hình thức lương khoán cần chú trọng chế độ kiểm tra chất lượng theo đúng hợp đồng quy định. Hình thức tiền lương sản phẩm có thưởng Thực chất của hình thức tiền lương này là sự kết hợp chế độ tiền lương theo sản phẩm với chế độ tiền thưởng. ở các xí nghiệp công nghiệp việc áp dụng hình thức tiền lương này nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ mức phế phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu… Nguồn hình thành, mục đích sử dụng các khoản trích theo lương Quỹ bảo hiểm xã hội( BHXH) Trong các doanh nghiệp ngoài số tiền lương được lĩnh theo số lượng và chất lượng lao động đã hao phí, người lao động còn được quỹ BHXH trợ cấp trong những trường hợp người lao động bị ốm, đau, thai sản, tai nạn lao động… Quỹ BHXH của doanh nghiệp là một bộ phận quỹ BHXH chung theo chế độ nhà nước quy định. Quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích hàng tháng theo tỷ lệ quy định trên tổng số tìên lương định mức phải trả công nhân viên trong tháng và được tính vào giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp. Như vậy quỹ BHXH có mối quan hệ mật thiết với quỹ tiền lương. Quỹ BHXH được sử dụng để chi trợ cấp bảo hiểm xã hội được nhà nước giao quyền quản lý, cấp phát một bộ phận quỹ bảo hiểm xã hội để chi trợ cấp cho công nhân viên nghỉ hưu, mất sức, tử tuất… Trong các doanh nghiệp với sự tham gia quản lý của tổ chức công đoàn, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi các khoản trợ cấp BHXH cho công nhân viên trong xí nghiệp trên cơ sở các chứng từ chi BHXH đã được kiểm tra bảo đảm tính đúng đắn, đồng thời làm đúng thủ tục chuyển tiền kịp thời cho cơ quan BHXH, cơ quan tài chính, phần quỹ BHXH mà nhà nước giao cho cơ quan BHXH quản lý. Sự hình thành quỹ BHXH: Cũng như tiền lương chế độ chính sách về BHXH có sự biến đổi thích ứng với từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội. Quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một số tiền theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương thực tế phát sinh trong tháng để chi trả trợ cấp cho cán bộ công nhân viên trong những trường hợp ốm đau, mất sức lao động, tai nạn lao động... Cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đổi mới chính sách kinh tế xã hội, chế độ BHXH cũng được nghiên cứu đổi mới để thực sự có tác động kích thích động viên người lao động tích cực đóng góp sức mình vào sự nghiệp đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích BHXH là 20%, trong đó 15% do đơn vị sử dụng lao động nộp( được tính vào chi phí kinh doanh), 5% còn lại do người lao động đóng góp ( được tính vào thu nhập hàng tháng). Quỹ BHXH được chi tiêu trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn giao thông…quỹ này do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý. Quỹ bảo hiểm y tế ( BHYT) Trong nhiều năm qua nhà nước ta đã thực hiện chính sách khám chữa bệnh không mất tiền. Nhưng năm gần đây nhà nước thực hiện thu một phần viện phí đối với cán bộ công nhân viên nhà nước bắt buộc phải mua BHYT. Bảo hiểm y tế là hình thức huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội nhằm hình thành quỹ BHYT để đảm bảo thanh toán chi phí cho người bệnh có đóng BHYT đến khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh theo hợp đồng giữa cơ quan BHYT và cơ sở khám chữa bệnh thuộc ngành y tế. Quỹ BHYT tế được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, viện phí, thuốc thang… cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Tỷ lệ trích BHYT hiện hành là 3% trong đó 2% do chủ sử dụng lao động đóng góp( được tính vào chi phí kinh doanh) và 1% do người lao động đóng góp( trừ vào thu nhập của người lao động). Kinh phí công đoàn( KPCĐ) Để có nguồn chi phí hoạt động công đoàn, hàng tháng doanh nghiệp còn phải trích theo một tỷ lệ quy định với tổng số tiền lương, tiền công và phụ cấp( phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên…) thực tế phải trả cho người lao động kể cả lao động hợp đồng tính vào chi phí kinh doanh để hình thành kinh phí công đoàn. Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2%. Phần II Thực trạng công tác quản lý tiền lương và Các khoản trích theo lương tại công ty Xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn Tổng quan về công ty. 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Trung ương Hội nông dân Việt Nam được thành lập theo quyết định số 390/QĐ - UB của UBND thành phố Hà Nội ngày 5/03/1994. Công ty Xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn ra đời là công ty kinh doanh có tư cách pháp nhân, có trụ sở chính tại 201 đường Cầu Giấy- Phường Quan Hoa - Quận Cầu Giấy- Hà Nội. Từ khi mới thành lập, quy mô hoạt động chủ yếu tập trung là xây lắp điện, tổng lao động là hơn 40 người, doanh số hàng năm chỉ hơn một tỷ đồng, đến nay công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất trên nhiều lĩnh vực: xây lắp, hoạt động đầu tư kinh doanh, quản lý điện, xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, đường giao thông nông thôn…. Hiện nay công ty có hơn 100 cán bộ công nhân viên, doanh số tháng năm gần 5 tỷ đồng. 2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, yêu cầu vốn đầu tư lớn, chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư xây dựng và xây lắp các công trình. Là ngành nghề sản xuất kinh doanh mang đặc thù kỹ thuật cao( công nghệ năng lượng) lao động kỹ thuật kết hợp với lao động thủ công, cơ giới, quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, chặt chẽ, yêu cầu công tác an toàn cao. Lĩnh vực kinh doanh của công ty: Chuyên xây lắp các công trình điện cao thế, các trạm biến áp dưới 35 KV, xây dựng và cải tạo các công trình điện hạ thế, điện nội thất. Kinh doanh lắp ráp loa đài và linh kiện điện tử. Dịch vụ điện phát triển nông thôn. Xây dựng và hoàn thiện các công trình thuộc nhóm C. Sản xuất kinh doanh thiết bị điện. Đầu tư xây dựng, khai thác và cung ứng điện. Làm đèn đường chiếu sáng công cộng. 3.Tổ chức bộ máy công ty Sơ đồ 01. Bộ máy tổ chức Giám đốc Đội xây lắp IV Đội xây lắp III Đội xây lắp II Xưởng cơ khí Đội xây lắp I Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng kế hoạch dự án, vật tư Phòng tài vụ kế toán Phòng tổ chức hành chính Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc tổ chức 3.1. Ban giám đốc Giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước Trung ương Hội nông dân Việt Nam, trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Giám đốc là người có quyền cao nhất ở công ty theo chế độ một thủ trưởng, chỉ đạo mọi hoạt động của các phòng ban trong công ty. Phó giám đốc tổ chức hành chính: là người tham mưu, hỗ trợ cho giám đốc và phụ trách toàn khâu tổ chức. Phó giám đốc kỹ thuật: là người tham mưu, hỗ trợ cho giám đốc và phụ trách toàn bộ kỹ thuật. 3.2. Các phòng ban chức năng Phòng kỹ thuật Là bộ phận chuyên môn trực tiếp của quá trình tổ chức sản xuất, có nhiệm vụ xây dựng các phương án biện pháp kỹ thuật thực hiện cho từng nhiệm vụ, từng công việc cụ thể, chịu trách nhiệm trước công ty về chất lượng sản phẩm, nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật. Phòng kế hoạch dự án, vật tư Có trách nhiệm xây dựng các dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sản xuất tiếp cận mở rộng thị trường. Có nhiệm vụ cung ứng kịp thời các thiết bị vật tư cho kế hoạch sản xuất, có trách nhiệm quản lý giao nhận đảm bảo về số lượng, chất lượng chủng loại thiết bị vật tư. Phòng tài vụ kế toán Là bộ phận chịu trách nhiệm về vốn sản xuất kinh doanh, giúp giám đốc quản lý vốn, tạo nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh đảm bảo đời sống cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, cấp trên. Phòng tổ chức hành chính Có nhiệm vụ xây dựng và giám sát thực hiện nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, thực hiện tốt quy chế dân chủ, công tác chính trị tư tưởng xây dựng và phát động phong trào thi đua toàn công ty. 3.3. Các bộ phận sản xuất Đội xây lắp I : có nhiệm vụ thi công xây lắp các công trình điện dân dụng, điện nội thất… Đội xây lắp II : có nhiệm vụ thi công xây lắp các công trình điện dân dụng, điện nội thất... Đội xây lắp III : có nhiệm vụ thi công xây lắp các công trình điện dân dụng, điện nội thất... Đội xây lắp IV: có nhiệm vụ thi công xây lắp các công trình điện dân dụng, điện nội thất... Xưởng cơ khí: có nhiệm vụ gia công, chế tạo những sản phẩm phục vụ cho thi công xây lắp. 4. Cơ cấu sản xuất Do đặc điểm của ngành xây lắp bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động trên phạm vi rộng rãi nên để đáp ứng yêu cầu quản lý, công ty thành lập bốn đội xây lắp và một xưởng cơ khí. Những đội sản xuất thường phối hợp với nhau để thi công một công trình hay hạng mục công trình nhưng cũng có thể do một đội sản xuất phụ trách thi công. Trong mỗi đội sản xuất lại chia thành những tổ sản xuất theo yêu cầu cụ thể của từng công trình, hạng mục công trình. Mỗi đội sản xuất bao gồm có đội trưởng, kế toán, cán bộ kỹ thuật. Giữa những đội và phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ trong việc tổ chức các nhiệm vụ giám đốc giao. Khác với những doanh nghiệp sản xuất khác, các doanh ghiệp xây lắp muốn có được công trình xây lắp phải trải qua những công việc sau: Trước hết, khi có công trình gọi đấu thầu, cán bộ phòng kế hoạch tính toán, xem thiết kế cũng như yêu cầu kỹ thuật để lập giá dự toán theo từng công trình, hạng mục công trình. Đây là một khau quan trọng để trúng thầu thi công một công trình thì công ty phải xác định được giá thành hợp lý cho công trình đó dựa trên những đơn giá, định mức xây dựng cơ bản do nhà nước ban hành trên cơ sở giá cả thị trường và của công ty để đảm bảo cho sản xuất của công ty có lãi. Quy trình sản xuất của công ty chỉ thực hiện khi công ty đã trúng thầu. Quy trình sản xuất thi công có thể khái quát như sau: Sơ đồ 03: Quy trình sản xuất Ký hợp đồng Xây dựng phương án kỹ thuật Nhận mặt bằng Tổ chức thi công Nghiệm thu đánh giá Bàn giao đưa vào sử dụng II. Thực trạng công tác quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Xât dựng điện và dịch vụ phát triển công ty. Công tác quản lý tiền lương Hiện nay số lao động tại công ty do phòng tổ chức hành chính quản lý. Phòng tổ chức hành chính dựa vào sổ sách, chứng từ về lao động được lập cho từng tổ đội, phòng ban và cho toàn công ty để nắm vững tình hình tăng, giảm số lượng lao động. Số lao động tại phòng hành chính phải trùng khớp với số lao động tại các bộ phận. Các bộ phận theo dõi thời gian lao động của mỗi người thông qua bảng chấm công, sau đó hàng tháng gửi cho kế toán tiền lương tập hợp ghi sổ để tính lương. Để tính lương cho cán bộ công nhân viên, hiện nay công ty áp dụng hai hình thức trả lương: Hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Hình thức trả lương theo thời gian đối với bộ phận quản lý công trình, bộ phận văn phòng. Hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất Công thức tính tiền lương theo sản phẩm: Lương cơ bản = Hệ số lương * Lương tối thiểu Hệ số lương sản phẩm (HSP) = Tổng mức lương sản phẩm trong kỳ Tổng mức lương cơ bản Tiền lương sản phẩm = Lương cơ bản * HSP * Số ngày làm việc thực tế 26 Tiền lương nghỉ lễ, phép = HSP * lương cơ bản * Số ngày nghỉ 26 Lương tối thiểu là mức lương do công ty quy định phù hợp với quy định của nhà nước. Mức lương tối thiểu tại công ty Xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn là 290.000 đồng. Ví dụ: Dựa vào bảng chấm công ta có thể tính lương cho công nhân Nguyễn Đình Thu trong tháng 9/2003. Hệ số lương: 1,6 Lương cơ bản = 1,6 * 290.000 = 464.000 Số ngày làm việc : 25 ngày Tổng mức lương sản phẩm trong tháng cả tổ được hưởng: 5.001.000 Mức lương cơ bản của cả tổ: 2.985.500 Hệ số lương sản phẩm = 5.001.000 = 1,7 2.985.500 Tiền lương sản phẩm = 464.000*1,7 * 25 = 747.400 26 Trong tháng 9 có một ngày lễ là ngày 2-9 Tiền lương nghỉ lễ = 1,7 * 464.000 = 29.900 26 Tiền lương trong tháng của công nhân Nguyễn Đình Thu được hưởng: Tiền lương được hưởng = 747.400 + 29.900 = 777.300 Công nhân của công ty chủ yếu là trong biên chế chỉ thuê công nhân ngoài theo hợp đồng ngắn hạn trong trường hợp công trình bước vào giai đoạn cuối. Trong quá trình sản xuất, công nhân thuộc biên chế của công ty trên mỗi công trình được chia thành nhiều tổ, mỗi tổ chuyên thực hiện một số bước công việc nhất định. Mỗi tổ đều có tổ trưởng, tổ trưởng chịu trách nhiệm trước đội trưởng về quản lý lao động trong tổ và công việc mà tổ mình thực hiện đồng thời tổ trưởng theo dõi tình hình lao động của từng công nhân để làm căn cứ cho việc thanh toán tiền lương sau này. Đối với những hợp đồng lao động ngắn hạn: khi công ty có nhu cầu về lao động, công ty sẽ tíên hành ký hợp đồng lao động trong thời gian nhất định, đồng thời khi giao công việc công ty ký hợp đồng giao khoán( mẫu 01). Khi công việc theo hợp đồng hoàn thành căn cứ vào chứng từ trên để chi trả lương. Ví dụ: trong tháng 3-2003, để đẩy nhanh tiến độ thi công, công ty đã ký hợp đồng với ông Mai Văn Vũ tổ trưởng tổ nề một số công việc: gia công, láp đặt cốt thép đổ bê tông mái, xây tường bao, theo hợp đồng giao khoán số 04. Kế toán tổng hợp số liệu các hợp đồng giao khoán, phiếu xác nhận công việc hoàn thành, bảng chấm công, bảng lương cùng với lương của bộ phận quản lý công trình, bộ phận văn phòng để lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH,BHYT. Bảng phân bổ này dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trả, BHXH,BHYT, KPCĐ phải trích nộp cho các đối tượng sử dụng lao động. Bảng phân bổ này được lập căn cứ vào phiếu xác nhận công việc hoàn thành, bảng lương... Căn cứ vào tỷ lệ trích BHXH,BHYT và tổng số tiền lương phải trả theo từng công trình, tính ra số tiền phải trích BHXH,BHYT. Mẫu số: 01 Đơn vị: Đội IV Công trình: trạm điện thôn Trù Hợp đồng giao khoán Ngày 9 tháng 3 năm 2003 Số : 04 Họ tên: ông Lê Minh Thu. Chức vụ: đội trưởng. Đại diện cho bên giao khoán. Họ tên: ông Mai Văn Vũ. Chức vụ: tổ trưởng tổ nề. Đại diện cho bên nhận khoán. Cùng nhau ký hợp đồng giao khoán như sau: Phương thức giao khoán: khoán gọn Điều kiện thực hiện hợp đồng: bên nhận khoán chuẩn bị nhân lực để thi công. Thời gian thực hiện hợp đồng từ: 15 -3-2003 đến 3-4-2003. Nội dung các công việc giao khoán Tên công việc Đơn vị tính Số lượng Đơn giá(đồng) Trát trần M2 110 10.000 Xây tường bao m 320 6.000 Trách nhiệm, quyền lợi bên nhận khoán Hoàn thành đúng tiến độ thi công, thời gian hợp đồng, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế. Trích đóng BHXH,BHYT. Trách nhiệm, quyền lợi bên giao khoán Giám sát kỹ thuật. Thanh toán tiền lương tháng kịp thời. Đại diện bên nhận khoán Đại diện bên giao khoán Mẫu 02 Đội IV Công trình: trạm điện thôn Trù Phiếu xác nhận công việc hoặc sản phẩm hoàn thành Ngày 3 tháng 4 năm 2003 Tên đơn vị hoặc cá nhân: Mai Văn Vũ Theo hợp đồng : Số 04 ngày 9 tháng 3 năm 2003 STT Tên sản phẩm (công việc) Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền Ghi chú 1 Trát trần M2 110 10.000 1.100.000 2 Xây tường bao m 320 6.000 1.920.000 3 Cộng 3.020.000 Người giao việc người nhận việc người kiểm tra 1.2.Hình thức trả lương theo thời gian đối với bộ phận quản lý công trình, bộ phận văn phòng Theo hình thức này, hàng tháng công ty trả lương cho người công nhân viên theo mức lương cơ bản, hệ số lương và ngày công làm việc trong tháng. Căn cứ để tính lương của công nhân viên là các bảng chấm công của từng bộ phận gửi lên phòng kế toán vào cuối mỗi tháng. Công thức tính tiền lương thời gian tại công ty: Tiền lương phải trả trong tháng = Hệ số lương * lương tối thiểu * Số công làm trong tháng + Phụ cấp (nếu có) 26 Tiền lương nghỉ lễ, phép = Hệ số lương * Lương tối thiểu * Số công nghỉ lễ, phép 26 Ví dụ: dựa vào bảng chấm công ta có thể tính lương cho nhân viên Lê Văn Vui Hệ số lương: 2,5 Ngày làm việc thực tế: 25 ngày Ngày nghỉ lễ 2/9: 1 ngày Tiền ăn mỗi ngày: Tiền lương phải trả trong tháng = 2,5 * 290.000 * 25 + ( 25 * 5.000) = 822.000 26 Tiền lương nghỉ lễ = 2,5 * 290.000 * 1 = 27.900 26 Vậy phần thu nhập của nhân viên Lê Văn Vui: Phần thu nhập = tiền lương phải trả trong tháng + tiền lương nghỉ lễ = 822.000 + 27.900 = 849.900 đồng Phần lương của nhân viên Lê Văn Vui sẽ được thể hiện trong bảng thanh toán lương. Với cách tính tương tự ta có thể tính lương cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Kế toán lập bảng thanh toán lương để ghi nhận số tiền thực lĩnh của cán bộ công nhân viên. Nhược điểm chính của hình thức trả lương này là chưa gắn liền tiền lương với kết quả lao động của từng người. Do đó không kích thích người công nhân tận dụng thời gian lao động nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Bảng thanh toán lương tháng 9-2003 STT Họ và tên Hệ số lương Lương thời gian Lương sản phẩm Nghỉ vi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0398.doc