Hiện nay trong trường THCS Ea Yông, tình hình đội ngũ vừa thừa, vừa thiếu, trình độ chuyên môn không đồng bộ, nên sử dụng - bố trí - phân công chuyên môn cho giáo viên rất khó khăn. Trước khi phân công công tác cho đội ngũ, chúng tôi tiến hành họp Hội đồng giáo viên lại để lấy ý kiến tham khảo và đề bạt nguyện vọng của họ về lớp dạy, buổi dạy, sau đó lấy ý kiến tham khảo của tổ Bộ môn, của các đoàn thể. Làm sao để khi phân xong vừa đạt được mục đích, yêu cầu của Nhà trường, đảm bảo sự công bằng trong công tác – giảng dạy, vưa đảm bảo với sự thống nhất lãnh đạo của Chi bộ Đảng, đội ngũ giáo viên được thấu tình đạt lý, họ phấn khởi vui vẻ bước vào công tác suốt cả năm học.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3634 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng tập thể sư phạm ở trường THCS Ea Yông – Krông Pắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM
Người thực hiện : Nguyễn Thành Nhâm
Hiệu trưởng
Trường THCS Ea Yông.
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG
TẬP THỂ SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG THCS EA YÔNG – KRÔNG PẮC
A – XUẤT PHÁT VẤN ĐỀ:
1. Việc xây dựng đội ngũ giáo viên, có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ ở trường phổ thông – vì tập thể đó đóng vai trò trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong việc xây dựng nhà trường. Đội ngũ giáo viên có vững mạnh về mọi mặt thì nhà trường mới đảm bảo trong việc phấn đấu, xây dựng Nhà trường trở thành trường “ Tiên tiến” một cách vững chắc lâu dài.
2. Thực tế tại trường THCS EaYông, muốn nâng cao chất lượng dạy và học thì điều đầu tiên là phải xây dựng đội ngũ. Việc xây dựng đội ngũ là yeu cầu khẩn trương và cấp thiết đối với bản thân tôi khi về làm hiệu trưởng trường này, một trường được coi là “điểm nóng” nhiều năm của ngành Giáo dục huyện Krông Pắc – một trường nhiều năm không đạt “Trường Tiên tiến” do nội bộ lũng cũng, nền nếp dạy và học không được chú trọng.
B – CÔNG TÁC XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM TRƯỜNG THCS EAYƠNG (QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP):
1. Điều kiện trước tiên để xây dựng tập thể sư phạm là phải nắm chắc tình hình đội ngũ của trường về các mặt:
- Quá trình đào tạo (trình độ chuyên môn)
- Quá trình công tác.
- Hoàn cảnh gia đình.
- Sở trường – nguyện vọng.
Cụ thể: Trường THCS EaYông, có tổng số giáo viên là 74 trực tiếp giảng dạy, được phân loại ở năm học 2008 – 2009 như sau :
* Số giáo viên trình độ đạt chuẩn
+ Hệ Đại học: 14
+ Hệ Cao đẳng chuẩn: 60
Một số giáo viên đã nhiều năm công tác, đạo đức phẩm chất tốt, nhưng tính bảo thủ “sức ì” cũng khá nặng, còn lại phần lớn là giáo viên đã có 5 -7 năm công tác và một số giáo viên trẻ mới ra trường, xốc nổi trong công việc song kinh nghiện công tác còn non.
Cuộc sống của cán bộ giáo viên phần lớn có hoàn cảnh khó khăn, một số giáo viên từ nơi ở đến nơi công tác quá xa (Tp. Buôn Ma Thuột: 4 người).
Nền nếp chuyên môn của giáo viên còn lỏng lẻo, chất lượng dạy học đạt hiệu quả chưa cao, còn tuỳ tiện, có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ.
Khi về làm công tác quản lý trường THCS Ea Yông, việc sắp xếp lại đội ngũ đối với bản thân là rất khó, nên việc nắm tình hình đội ngũ là trở nên cấp thiết và phai sử dụng nhiều biện pháp:
* Nghiên cứu hồ sơ lý lịch (để nắm trình độ, quá trình đào tạo)
* Xem xét nhận xét hằng năm của BGH cũ để lại (tìm hiểu quá khứ)
* Nắm tình hình qua sinh hoạt tổ chuyên môn. Để đánh giá
* Lắng nghe ý kiến và phân tích dư luận qua tập thể. quá trình công
* Quan sát tác hiện tại
* Ngoài các biện pháp trên, biện pháp sử dụng thường xuyên nhất trong nhiều lĩnh vực gắn với chức năng: là sự kiểm tra của Hiệu trưởng (giúp đánh giá con người trong hành động, vì thế, kết quả đánh giá có độ chính xác cao).
* Hiệu trưởng còn có thể gặp gỡ từng giáo viên trao đổi, tâm tư, trò chuyện (có tác dụng làm rõ vấn đề quá khứ, hiên tại, tương lai, sở trường, nguyện vọng). Biện pháp này tuy chúng tôi tiến hành không thường xuyên nhưng có tác dụng quyết định trong việc sử dụng một số tình huống cụ thể trong quá trình công tác. Một điểm cần chú ý là làm sao để cuộc gặp gỡ diễn ra trong không khí cởi mở, tế nhị, thông cảm, diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đạt hiệu quả cao.
Việc nắm tình hình đội ngũ chúng tôi tiến hành thường xuyên và có trọng tâm đối với cán bộ giáo viên với từng mặt (phẩm chất, năng lực…) trong những thời gian nhất định.
Sau 13 tháng của 2 năm học 2008 – 2009 và 2009 - 2010, chúng tôi tổng hợp, nhận xét, ghi vào phiếu của từng cán bộ giáo vien, Hiệu trưởng rút ra kết luận về hướng phát triển và hướng bồi dưỡng cho đội ngũ.
2. Muốn củng cố và bồi dưỡng đội ngũ tốt, chúng tôi đã tiến hành lập quy hoạch xây dựng đội ngũ và tiến hành bồi dưỡng đội ngũ.
Mục đích chúng tôi lập quy hoạch đội ngũ: là nhằm nâng cao dần đội ngũ để đáp ứng được yêu cầu công tác. Yêu cầu trước mắt chúng tôi tiến hành bồi dưỡng nâng cao về trình độ:
a. Về tư tưởng chính trị:
- Thông qua các cuộc họp Hội đồng Sư phạm hàng tháng.
- Qua quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của Ngành ở từng tháng, ở các kỳ họp trong năm.
- Qua xây dựng nề nếp dạy - học, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết tương trợ, tinh thần làm chủ, chống các biểu hiện tư tưởng bàng quan vô trách nhiệm.
- Giáo dục tư tưởng C.B.G.V thông qua các ngày lễ 20/11; 8/3; 26/3.
- Thông qua báo chí.
- Bồi dưỡng CBGV để họ phấn đấu vào Đảng CSVN.
b. Về chuyên môn nghiệp vụ:
Chúng tôi tiến hành bồi dưỡng theo hướng: Qua thực tế công tác của giáo viên để hoàn thiện kỹ năng giảng dạy giáo dục dưới các hoạt động:
- Tổ chức dự giờ, thao giảng, thăm lớp ở trong tổ, trong nhà trường.
- Tổ chức các buổi chuyên đề theo tổ Bộ môn.
- Tổ chức đúc rút kinh nghiệm và áp dụng sáng kiến.
- Khuyến khích, động viên có nhiều giáo viên tham gia các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
- Sắp xếp thời gian hợp lý trong hội họp, sinh hoạt để giáo viên có thời gian đi sâu vào chuyên môn, đi sâu vào công tác tự bồi dưỡng.
Lưu ý: Khi quy hoạch đội ngũ, cần chú ý bồi dưỡng đội ngũ kế cận, các tổ trưởng bộ môn, trưởng các bộ phận - tổ chức đoàn thể…
3. Trong công tác xây dựng đội ngũ, chúng tôi không quên việc sắp xếp, sử dụng giáo viên, cán bộ một cách hợp lý.
Lãnh đạo Trường THCS EaYông coi đây là khâu trung tâm trong công tác cán bộ, vì có sắp xếp, sử dụng hợp lý, mới giúp mọi người phát huy tài năng, nâng cao hiệu suất và chất lượng công tác.
Hiện nay trong trường THCS Ea Yông, tình hình đội ngũ vừa thừa, vừa thiếu, trình độ chuyên môn không đồng bộ, nên sử dụng - bố trí - phân công chuyên môn cho giáo viên rất khó khăn. Trước khi phân công công tác cho đội ngũ, chúng tôi tiến hành họp Hội đồng giáo viên lại để lấy ý kiến tham khảo và đề bạt nguyện vọng của họ về lớp dạy, buổi dạy, sau đó lấy ý kiến tham khảo của tổ Bộ môn, của các đoàn thể. Làm sao để khi phân xong vừa đạt được mục đích, yêu cầu của Nhà trường, đảm bảo sự công bằng trong công tác – giảng dạy, vưa đảm bảo với sự thống nhất lãnh đạo của Chi bộ Đảng, đội ngũ giáo viên được thấu tình đạt lý, họ phấn khởi vui vẻ bước vào công tác suốt cả năm học.
- Khi phân công giáo viên cần chú ý:
* Tạo mũi nhọn, nâng cao chất lượng - chú ý phân công giáo viên dạy các lớp đầu cấp (lớp 6), lớp cuối cấp (lớp 9) và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm các lớp.
* Xây dựng đội ngũ cốt cán, chọn giáo viên “đầu đàn” để làm các tổ trưởng Bộ môn. Tạo cho các tổ chuyên môn (6 tổ chuyên môn) là những tổ hoạt động độc lập trong công tác: giảng dạy, thay kê, sinh hoạt chuyên môn, đánh giá xếp loại giáo viên, học sinh, thi đua khen thưởng dưới sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của BGH.
* Giao khối lượng vừa sức cho giáo viên để giáo viên có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
* Khi phân công, công việc cho giáo viên cần chú tới hoàn cảnh, nguyện vọng của giáo viên, nhất là giáo viên có con nhỏ, sức khoẻ yếu, hoàn cảnh gia đình khó khăn…
Trong quá trình sử dụng đội ngũ, chúng tôi hết sức coi trọng quản lý lao động, chủ yếu là quản lý giờ lên lớp, tiến độ chương trình, các quy chế chuyên môn, kết quả từng giờ dạy của giáo viên, kết quả học tập rèn luyện của học sinh. Chỉ đạo Hiệu phó, tổ trưởng Bộ môn quản lý chặt chẽ các mặt này! Nếu phát hiện sai sót cần uốn nắn, điều chỉnh, sửa chửa ngay, không để cán bộ giáo viên tái phạm.
4. Xây dựng tập thể sư phạm bản thân tôi luôn luôn tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng và sự hỗ trợ đắc lực của hội Phụ huynh học sinh cũng như các tổ chức đoàn thể khác.
Thông qua Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Hội phụ huynh học sinh, tuyên truyền các hoạt động giảng dạy, giáo dục của Nhà trường, làm sao cho xã hội thấy được vị trí của Giáo dục, nâng cao uy tín của người Giáo viên, phát huy truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” trong học sinh, trong nhân dân để họ tận tình, tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho đội ngũ hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
5. Trong công tác xây dựng đội ngũ chúng tôi đã chú ý chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên phấn đấu hoàn thành công tác.
Tình hình đời sống của cán bo giáo viên trong đơn vị có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động, công tác thực hiện nhiệm vụ của Nhà trường. Nhận thấy được điều đó, chúng tôi đã thưc hiện một số việc như sau:
- Làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ ở nơi cư trú.
- Cùng với Hội phụ huynh học sinh, Công đoàn, có biện pháp hữu hiệu để chăm lo đời sống cán bộ giáo viên. Mỗi lần, cán bộ giáo viên ốm đau, ma chay, cưới hỏi, gặp hoạn nạn rủi ro, Nhà trường cùng với Công đoàn và hội Phụ huynh đến gia đình động viên thăn hỏi kịp thời.
- Phát huy tác dụng các đoàn thể trong nhà trường: Tổ chức thăm hỏi động viên trong các ngày lễ tết.
- Hỗ trợ giúp đỡ các đoàn thể hoạt động mạnh.
- Hỗ trợ giúp nhau làm kinh tế.
6. Để có một tập thể sư phạm vững mạnh trong nhà trường, chúng ta cần xây dựng khối đoàn kết nhất trí, xây dựng mối quan hệ tình đồng chí, tình bạn chân thành trong sáng, xây dựng tư tưởng tôn trọng đồng nghiệp, thương yêu học sinh, lo lắng đến việc chung.
Trong công tác xây dựng đội ngu, có rất nhiều cách thức, rất nhiều biện pháp, trên đây là một số biện pháp cơ bản mà bản thân tôi thực nghiệm có hiệu quả. Nhưng điều cuối cùng cần đề cập là: Bản thân và sự lãnh đạo của người Hiệu trưởng.
7. Bản thân người Hiệu trưởng:
Là người trực tiếp quản lý đội ngũ, là người “cầm cân nẩy mực”, là chỗ dựa vững chắc cho đồng nghiệp về tư tưởng đạo đức, về lập trường quan điểm, về chuyên môn nghiệp vụ, về các vấn đề nảy sinh trong quá trình công tác.
Bản thân phải tự học, tự rèn luyện phấn đấu để trở thành “người có uy tín” trong tập thể Sư phạm.
Tích cực phát huy uy tín bản thân và vai trò của người lãnh đạo trong quan hệ công tác, trong sinh hoạt tập the, cũng như trong các mối quan hệ cá nhân khác.
Chẳng hạn:
* Trong việc kiểm tra, đánh giá đội ngũ vào cuối kỳ, cuối năm phải đánh giá nhận xét góp ý cụ thể rừng cá nhân, từng tập thể để giáo viên đó để họ rút kinh nghiệm, phát huy phấn đấu.
* Trong công việc: Nhiệt tình, kiên quyết, nghiêm khắc nhưng phải độ lượng, nhân ái, có đức hy sinh, gần gũi với đồng chí đồng nghiệp, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
* Trong chuyên môn cố gắng học hỏi, rèn luyện để nâng cao uy tín:
- Giải quyết tốt mâu thuẫn trong nội bộ, công bằng trong phân công công tác, công bằng trong đánh giá xếp loại, công bằng trong thi đua khen thưởng kỷ luật, công bằng trong quyền lợi và nghĩa vụ. Trong chỉ đạo người Hiệu trưởng cần tránh định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử, nhỏ nhen ích kỷ, hẹp hòi, trù dập…
Khen chê phải kịp thời, có tác dụng giáo dục tốt, giúp đội ngu giáo viên phấn đấu vươn lên.
- Thẳng thắn đấu tranh phê và tự phê tốt. Ngoài ra cần có những đức tính: Vui vẻ, cởi mở, nhã nhặn, tế nhị, chính chắn, bĩnh tĩnh, sáng suốt, thận trọng khi giải quyết công việc.
- Xây dựng được đội ngũ có năng lực giúp việc cho hiệu trưởng.
C. KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Những kết quả đạt được:
(Năm học 2008-2009)
Chiến si thi đua
C.bộ quản lý
Giáo viên
CSTĐ - Giáo viên dạy giỏi
03
03 (giỏi tĩnh)
13 (giỏi huyện)
Trường không có giáo viên trung bình và yếu kém về mọi mặt.
+ Học sinh lên lớp – tốt nghiệp đạt tỷ lệ: 95% - 97%.
+ Học sinh Giỏi Huyện: 23
+ Học sinh giỏi Tỉnh: 08
+ Tổ Lao động giỏi: 6
+ Đơn vị: Trường “Tiên tiến”.
* Các đoàn thể: Công đoàn - Đoàn - Đội: đạt “Vững mạnh”.
* Chi bộ Nhà trường 2 năm qua đạt: Chi bộ trong sạch vững mạnh.
2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ những thành quả đã đạt được và kết quả công tác xây dựng đội ngũ vững mạnh.
2.1/ Trong quá trình xây dựng đội ngũ, người Hiệu trưởng phải tuân thủ nghiêm ngặt các văn bản chỉ đạo, các chế độ chính sách của ngành Giáo dục - Đào tạo, của Đảng và Nhà nước.
2.2/ Bản thân Hiệu trưởng phải tự mà rèn luyện phấn đấu để có trình độ, có năng lực lãnh đạo, lời nói đi đôi với việc làm, đầu tàu gương mẫu trước tập thể sư phạm, làm việc phải có kế hoạch, tạo uy tín và sự quý trọng của đồng nghiệp.
2.3/ Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ quan, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên bàn bạc về các chủ trương, công tác của Nhà trường, cũng như Ngân sách phân bổ hàng năm, làm cho mỗi thành viên thấy được vị trí và công lao đóng góp của họ trong tập thể.
2.4/ Người Hiệu trưởng khi ra “Quyết định” phải có căn cứ, tính khoa học, bảo đảm tính khả thi khi thực hiện công việc, tránh tuỳ tiện, áp đặt.
2.5/ Cần lắng nghe ý kiến và dư luận để giải quyết kịp thời những thắc mắc, mâu thuẫn, tạo nên sự hoà hợp thống nhất trong đội ngũ, người Hiệu trưởng phải cương trực, liêm chính, công bằng, đồng thời phải thực sự đoàn kết, thương yêu tôn trọng, tin tưởng nhau, đấu tranh phê và tự phê tốt, để đội ngũ tin yêu, xứng đáng với trọng trách Đảng, Nhà nước giao phó.
Trên đây là những biện pháp cụ thể, những việc làm cụ thể của bản thân trong quá trình lãnh đạo, công tác tại trường THCS EaYông - Krông Păc, đồng thời đó là những kinh nghiệm của bản thân trong công tác xây dựng tập thể sư phạm Nhà trường, để trở thành một đội ngũ của đơn vị vững mạnh về mọi mặt.
Cảm ơn các bạn trao đổi, góp ý!
Krông Pắc, ngày 07 tháng 03 năm 2010.
Người viết
Nguyễn Thành Nhâm
HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT
Xếp loại:
Krông Păc, ngày……tháng……năm 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nguyen Thanh Nham THCS Ea Yongkrongpak.doc