Đề tài Một số lý thuyết về lợi thế trong thương mại quốc tế các sản phẩm nông nghiệp

Chương I 1

Cơ Sở Lý Luận về xuất khẩu Nông Sản 2

I. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu nông sản 2

1. Khái niệm về xuất khẩu 2

2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu. 2

3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu. 4

+Đối với nền kinh tế quốc dân. 4

4. Vai trò của sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. 4

a. Vai trò của sản xuất lúa gạo. 4

b. Vai trò, ý nghĩa của xuất khẩu gạo. 4

III. Một số lý thuyết về lợi thế trong thương mại quốc tế các sản phẩm nông nghiệp . 4

1. Lợi thế so sánh. 4

2. Lợi thế cạnh tranh. 4

3. Điều kiện vận dụng thuyết lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh. 4

4. Đánh giá chung về lợi thế cạnh tranh và những hạn chế trong xuất khẩu gạo của nước ta. 4

IV. Đặc điểm của thị trường gạo. 4

1. Đặc điểm của thị trường gạo. 4

2. Xu hướng của thị trường gạo thế giới 4

V. Một số nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo. 4

1. Sự biến động của thị trường. 4

2. Thị hiếu người tiêu dùng. 4

3. Chất lượng gạo xuất khẩu. 4

4. Cơ chế chính sách đốivới xuất khẩu. 4

VI. Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Thái Lan - Bài học rút ra cho Việt Nam. 4

1. Kinh nghiệm của Thái Lan. 4

2. Bài học cho Việt Nam. 4

Chương II 4

Thực trạng lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam. 4

I. thị trường lúa gạo thế giới. 4

1. Đặc điểm tổng quát của thị trường lúa gạo thế giới. 4

2. Những khó khăn đặt ra cho thị trường lúa gạo thế giới 4

3. Những đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam hiện nay. 4

Hoa Kỳ: 4

II Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam. 4

1. Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam. 4

2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam. 4

3. Những vấn đề đặt ra cho xuất khẩu gạo Việt Nam. 4

 

Chương III 4

Những giải pháp chủ yếu cho xuất khẩu gạo Việt Nam. 4

I. Phương hướng và mục tiêu cho xuất khẩu gạo Việt Nam trong những năm tới. 4

1. Phương hướng. 4

2. Mục tiêu. 4

II. Những giải pháp chủ yếu cho xuất khẩu gạo của Việt Nam . 4

1. Giải pháp cho sản phẩm . 4

2. Giải pháp về thị trường . 4

3. Hoàn thiện hệ thống kinh doanh lúa gạo và cơ chế điều hành xuất khẩu. 4

4. Hoàn thiện các chính sách của Nhà nước. 4

* Kết luận và kiến nghị. 4

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số lý thuyết về lợi thế trong thương mại quốc tế các sản phẩm nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá rẻ, số lượng mua được nhiều. Đây cũng là thị trường có nhiều rủi ro vào bậc nhất trên thế giới. Châu á Đặc điểm nổi bật là đông dân, là thị trường lý tưởng cho gạo, vì gạo là loại thực phẩm chính của dân Châu á. Sự năng động của một số Quốc gia là nhân tố quan trọng cho tương lai của lục địa này, Sức mạnh công nghiệp tài chính của Nhật Bản, sự tăng trưởng kinh tế cao của Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore,... Châu á là khu vực sản xuất và tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, tập trung những nước xuất khẩu gạo lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Pakistan, ấn độ, Bangladesh. Mọi sự tăng hay giảm khối lượng xuất khẩu của các nước này đều có ảnh hưởng quyết định đến giá cả thế giới. Về thị trường có sức mua khác nhau: Phẩm chất cao 100% Grade B hoặc 5% tấn ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia, phẩm cấp thấp 25% - 35% tấn như Philippine và Inđônesia. Các nước Châu á rất coi trọng mặt hàng gạo vì mọi sự thâm hụt đều có thể gây ra đột biến cho Quốc gia gây bất ổn định về chính trị, xã hội nên việc mua bán, xuất nhập khẩu gạo thường được Chính phủ quản lý thông qua một công ty kinh doanh của nhà nước quản lý. Thị trường nhỏ điều tiết, dự đoán vì nó gần như không phải là thị trường tự do, Chính phủ can thiệp thường xuyên, đôi khi giá cả biến động mạnh như một quốc gia tiêu thụ bị mất mùa, tham gia vào thị trường thế giới với một nhu cầu quá lớn trong một thời gian ngắn, gây nên sự sáo trộn cung - cầu. Hàng năm toàn bộ Châu á (trừ Trung Đông) sản xuất được 336,4 - 350 triệu tấn gạo, xuất khẩu được trên 16 triệu tấn gạo, nhập khẩu từ 4,6 triệu tấn (1997) - 13,3 triệu tấn (1998). Chiếm 24 - 48,6% thị trường thế giới. Trung Đông Thế giới ả Rập là một trong những khu vực nhậy cảm của thế giới, tinh thần hồi giáo xuất hiện khắp nơi. Nguồn lợi chính từ vàng đen, nó thừa hưởng 2/3 trữ lượng vàng đen của thế giới nhưng đồng thời cũng là khu vực có nhiều xung đột thuộc loại bậc nhất, chi phí quân sự cao hơn thực phẩm; vì vậy, một số nước như Iran, Irắc vẫn gặp khó khăn về ngoại tệ, ví dụ như trong việc hoán đổi giữa đồng Riel (Iran) và USD. Vì vậy việc thanh toán tiền hàng rất khó khăn bị tù hoãn, đôi khi rắc rối. Gạo là một trong những thực phẩm chủ yếu hàng ngày. Chất lượng yêu cầu cao, thường là gạo 5% tấn. Hàng năm, khu vực này sản xuất được khoảng 2,9 - 3,2 triệu tấn gạo chủ yếu của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhập khoảng 2,8 - 3,6 triệu tấn gạo chiếm 10,3 - 19% thị trường thế giới. Bắc Phi Còn gọi là Bắc Phi Maghreb có nghĩa là “mặt trời lặng”. Những khó khăn nghiêm trọng ở đây chủ yếu xuất phát từ những dị biệt giữa những Quốc gia vùng này. Sự bất ổn định chính trị của Algerva và sự chống đối mạnh mẽ của người hồi giáo. Gạo được xem là một thức ăn thông dụng của dân chúng. Hàng năm, khu vực này sản xuất được 4,4 - 15,4 triệu tấn (chủ yếu là Ai cập và Marốc). Xuất khẩu được 0,2 triệu tấn gạo (Aicập) nhập khẩu khoảng 0,1 triệu tấn gạo chiếm 0,48% thị trường thế giới. Chất lượng trung bình khá (10 - 15% tấn) thị trường tiêu thụ nhỏ, buôn bán đổi hàng được coi là phương thức ưa chuộng. Châu Đại Dương Châu Đại Dương được hình thành bởi úc Châu và các quần đảo Melannesie, Menornese, Polynesie hầu hết thuộc Anh, Pháp và Hoa Kỳ. Các quần đảo Anh điều độc lập, đây là thị trường gạo nhỏ bé. Gạo không phải là thực phẩm chủ yếu nhưng lại là phần phụ gia đáng kể cho công nghiệp thức ăn. Hàng năm, khu vực này sản xuất được 1 - 1,38 triệu tấn ( chủ yếu là úc), xuất khẩu được 0,6 triệu tấn gạo, lượng nhập khẩu 0,19 - 0,2 triệu tấn gạo/năm. Mức tiêu thụ đầu người rất nhỏ. 2. Những khó khăn đặt ra cho thị trường lúa gạo thế giới Thị trường lúa gạo là một trong những thị trường ngũ cốc quan trọng của thế giới. Năm 1995 cả thế giới xuất khẩu 21 triệu tấn, năm 1998 cả thế giới xuất khẩu 27,42 triệu tấn, năm 2001 dự kiến cả thế giới sẽ xuất khẩu khoảng 23,3 - 23,4 triệu tấn. Thực tế thị trường lúa gạo thế giới hiện nay đang gặp phải hai vấn đề khó khăn. + Mức cung và mức cầu: Có khuynh hướng luôn biến động mạnh do sản xuất phải phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Biểu 1 : Diễn biến tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới chia theo vùng lãnh thổ ĐVT: 1000 tấn Niêm vụ Khu vực 1998/1999 1999/2000 Bắc Mỹ Mỹ la tinh EU Tây Âu Trung Đông Bắc Phi Nam á 8.941 21.720 2.607 60 3.282 4.166 169.377 10.034 20.392 2.722 62 2.965 4.769 171.372 Nguồn:Tạp chí thị trường giá cả. Biểu 2 : Tình hình tiêu thụ lúa gạo trên thế giới chia theo vùng lãnh thổ ĐVT: 1000 tấn Tiêu dùng 1999 2000 Bắc Mỹ Mỹ la tinh EU Tây Âu Trung Đông Bắc Phi Nam á 4.670 14.153 2.005 252 5.393 2.907 108.815 4.516 14.528 2.051 260 5.485 3.081 111.000 Nguồn: Tạp chí thị trường giá cả. Vấn đề tài chính: Trong những năm gần đây, ngoài các chủ thể xuất khẩu truyền thống và lớn như: Thái Lan, Việt Nam và Mỹ còn có các chủ thể xuất khẩu khác như: Pakistan, Mianma, ấn Độ và Trung Quốc. Hàng năm các nước này cung cấp ra thị trường thế giới khoảng 2 triệu tấn gạo. Nhìn chung, mục đích của tất cả các quốc gia tham gia xuất khẩu gạo hiện nay là tăng nguồn thu ngoại tệ. Chính vì vậy, càng có nhiều nước xuất khẩu gạo lại càng có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Các chủ thể xuất khẩu tìm mọi biện pháp, mọi khía cạnh để có thể xuất được lượng gạo của mình càng nhiều càng tốt. Để tăng mức độ cạnh tranh, các nước xuất khẩu truyền thống có nguồn tài chính dồi dào đã trợ giá cho nông dân và xuất khẩu dưới hình thức tín dụng thương mại có ưu thế hơn. Chẳng hạn, mùa thu năm 1990, Thái Lan đã bán gạo cho Liên xô cũ với giá 235 USD/tấn (giá FOP) nếu trả trong vòng 2 năm, giá 205 USD/tấn nếu trả ngay. Chính phủ Thái Lan cũng tổ chức nâng đỡ thị trường nội địa và cuối năm 1990 nhà nước đã mua được khoảng 200000 tấn lúa của nông dân với giá nâng đỡ. Đến năm 1999, Chính Phủ Thái Lan thực hiện bán gạo số lượng lớn cho Iran với hình thức tín dụng thương mại 2 năm. Trong khi đó, tình hình nhập khẩu của các nước trên thế giới biến động thất thường và dao động ở mức 20,4 - 23 triệu tấn/năm và một số nước có nhu cầu nhập khẩu gạo thì lại gặp khó khăn về mặt tài chính như Châu Phi và Irắc. Vài năm gần đây, để đẩy mạnh xuất khẩu Việt Nam cũng đã áp dụng phương thức bán hàng theo phương thức bán hàng theo kiểu tín dụng trả chậm nhưng do số tiền của 2 vạn tấn gạo bán trả chậm trước đây bạn chưa trả được (cả vốn lẫn lãi khoảng 9 triệu USD) nên việc có gạo xuất sang Bắc Triều Tiên hay không vẫn còn phải xem xét. Nhìn chung, vấn đề tài chính đang là một vấn đề bức xúc đối với các nước xuất khẩu cũng như các nước nhập khẩu. Biểu 3 : Tình hình xuất khẩu gạo ở một số nước trên thế giới qua các năm ĐVT: 1000 tấn Nước 1999 2000 Achentina 525 500 ểc 700 700 Burma 200 225 Trung Quốc 2000 2100 Guyana 300 310 ấn Độ 2750 2200 Pakistan 2000 2000 Thái Lan 5700 5700 Uruguay 725 700 Việt Nam 4500 3470 EU 350 350 Mỹ 2750 3000 Nguồn: Tạp chí thị trường giá cả. Biều 4: Tình hình nhập khẩu gạo ở một số nơi trên thế giới qua các năm ĐVT: 1000 tấn Khu vực 1998 1999 2000 Malaysia Mêxicô Nigeria Peru Philippin Nga Saudi arabia Senegal Singapore South africa Đông Âu Mỹ Các quốc gia khác 593 295 800 320 2187 200 775 600 267 525 250 294 2799 650 325 800 200 1200 300 750 600 350 550 215 300 2877 675 365 800 200 900 300 800 600 350 575 222 310 2766 Nguồn: Tạp chí thị trường giá cả. Như vậy, đối với các nước xuất khẩu, tuỳ thuộc vào tình hình tài chính, Chính phủ mỗi nước có những tác động trực tiếp hay gián tiếp nhằm giảm bớt phần nào khó khăn của thị trường gạo hiện nay. 3. Những đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam hiện nay. Hoa Kỳ: Lượng gạo xuất khẩu chiếm khoảng 11,5% - 13,3% tổng lượng mua - bán quốc tế, đứng hàng thứ 3 trên thế giới cho đến năm 1995 trở lại đây. Hoa Kỳ trồng lúa không phải để ăn mà để bán nên sản lượng tăng, giảm thất thường do chi phí sản xuất biên tăng cao nếu giá cả thế giới không bù đắp nổi chi phí, nông dân sẽ chuyển sang trồng các loại hoa màu khác có giá trị kinh tế cao hơn. Thị trường truyền thống là EU, Nam Mỹ, Caribe, ARập, Trung Đông,...Các loại gạo cao và thấp của Hoa Kỳ luôn gặp các đối thủ cạnh tranh mạnh từ Châu á do giá thành của Hoà Kỳ luôn luôn cao. Thông thường mức giá chênh lệch giữa gạo Mỹ và Thái Lan khoảng 92 USD/tấn và giữa gạo Mỹ và Việt Nam khoảng 112 - 122USD/tấn sở dĩ chúng ta đặt Mỹ là một đối thủ cạnh tranh lớn bởi sự đầu tư, bảo hộ cho nông nghiệp của Chính phủ Mỹ là rất lớn chẳng hạn để tăng cường tính cạnh tranh cho các loại gạo phẩm cấp thấp, Chính phủ Mỹ đã dùng nhiều chương trình như: Chương trình hỗ trợ xuất khẩu qua việc cung cấp tín dụng, chương trình bán nhượng,...chính những chương trình này đã tạo cho gạo của Mỹ có một sức cạnh tranh rất lớn. Thái Lan: Tổng lượng xuất khẩu của Thái Lan chiếm khoảng 24,4 - 28% tổng lượng mua bán của thế giới, dẫn đầu các nước xuất khẩu gạo. Thị trường gạo của Thái Lan ở khắp thế giới mạnh nhất là á Châu, Trung Đông, EU và Nam Mỹ. Loại gạo chủ lực là: 100 Grade B. Ngoài ra còn có các giống gạo đặc sản như: Jasmine, Khao-Dakmali,...Gạo Thái Lan có nhiều lợi thế cạnh tranh do có mặt khá lâu trên thị trường thế giới, chất lượng đã được thử thách và được tin cậy bởi người tiêu dùng khắp nơi, có thị trường ổn định, Thái Lan cạnh tranh hữu hiệu với Hoa Kỳ ở thị trường phẩm chất cao và với ấn Độ, Pakistan, Việt Nam,...Với các loại gạo phẩm chất trung bình và thấp. Thái Lan chịu sức ép cạnh tranh này làm cho cơ cấu giá của Thái Lan không tăng vọt, điều này góp phần quay trở lại, ảnh hưởng đến giá gạo của Thái Lan duy trì tính cạnh tranh của nó đối với giá gạo của Hoa Kỳ ở thị trường phẩm chất cao. Mức độ chênh lệch thông thường 25 - 30USD/tấn so với gạo Việt Nam do giá thành sản xuất trong nước cao hơn. Pakistan, ấn Độ: Vị trí xuất khẩu hạng tư, thường xuyên bị Trung Quốc đe doạ nhưng Pakistan cũng xuất hơn 1,67 - 2 triệu tấn/năm chiếm 8,5% tổng lượng mua bán của thế giới. Năm 1995, ấn Độ bất ngờ tham gia vào thị trường với số lượng lớn khoảng 3,55 triệu tấn và năm 1998 ấn Độ đưa lượng xuất khẩu lên gần 4,49 triệu tấn, nhanh chóng chiếm vị trí thứ 2 sau Thái Lan, chất lượng gạo chủ yếu là phẩm chất thấp loại 25% tấn. Sự xuất khẩu gạo của ấn Độ bất ngờ giống như thời tiết. Pakistan: có loại gạo Patima không có đối thủ cạnh tranh vì tính đặc thù của nó. Tuy vậy, gạo chủ lực của Pakistan là 15% tấn, thị trường chủ yếu là Bắc Mỹ và Trung Đông, á Châu. II Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam. 1. Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam. Sản xuất lương thực là ngành chính của nước ta. Từ sau Đại Hội Đảng toàn Quốc lần thứ VI năm 1986 nhất là sau khi có nghị quyết 10 của Bộ chính trị tháng tư năm 1988 nền nông nghiệp nước ta nói chung và sản xuất lương thực đã được những thành tựu đáng kể. Từ chỗ thiếu lương thực triền miên mỗi năm phải nhập khẩu trung bình 0,5 triệu tấn gạo. Nhưng từ 1989 đến nay nước ta đẫ sản xuất đủ lương thực để tiêu dùng trong nước và còn có một khối lượng lớn dư thừa để xuất khẩu, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày một tăng về lượng và chất. Những số liệu thống kê dưới đây sẽ khắc hoạ một cách tổng thể những thành quả của ngành sản xuất lúa gạo từ năm 1989 đến nay. Biểu 5:Tổng quan về tình hình sản xuất lúa gạo giai đoạn từ 1989 đến 2000 Năm Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng (1000 tấn) % thay đổi so với năm trước Diện tích (1000 ha) % thay đổi so với năm trước Năng xuất tạ/ha % thay đổi so với năm trước 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tốc độ bình quân năm 18.996.3 19.225,2 19.621,9 21.590,3 22.836,6 23.528,3 24.963,7 26.369,7 27.523,9 29.145,5 31.393,8 32.000,7 24.766,325 1,2 2,06 10,03 5,77 3,03 6,1 5,63 4,38 5,89 7,71 4,16 5,087 5.895,8 6.027,7 6.303,7 6.475,4 6.559,4 6.598,5 6.765,6 7.003,8 7.099,7 7.362,7 7.648,1 7.530 6.772,45 22,4 4,56 2,74 1,3 0,6 2,53 3,52 1,37 3,7 3,88 1,54 4,37 32,3 31,9 31,1 33,3 34,8 35,6 36,9 37,7 38,8 39,6 41 42,62 36,26 -1,24 -2,5 7 4,5 2,3 3,65 2,17 2,92 2,06 3,53 3,95 2,57 Nguồn: Vụ NN và PTNT. Về diện tích: Xu hướng tăng của diện tích diễn ra đều đặn và liên tục trong suốt thời kỳ tư 1989-1999 .Diện tích trồng lúa đã phát triêrn từ 5,9 triệu ha lên 7,6 triệu ha tăng 28,8 %. Đến năm 2000 diện tích trồng lúa giảm xuống còn 7,53 triệu ha. Nguyên nhân chính của việc giảm diện tích trồng lúa là do lượng gạo tồn trữ trên thị trường thế giới cũng như thị trường nội địa còn rất lớn, lúa gạo sản xuất ra không được tiêu thụ hoặc nếu được tiêu thụ thì cũng với giá rất thấp, việc sản xuất lúa gạo của bà con không có lãi và đây chính là nguyên nhân chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu, giảm dần diện tích trồng lúa của nước ta hiện nay . Đồ thị xu hướng biến động về diện tích (đơn vị : 100ha) Về sản lượng: Như ở trên, trong những năm qua sản lượng lúa gạo đã dành được những thắng lợi liên tục với sản lượng năm sau tăng hơn năm trước bình quân mỗi năm tăng hơn 1,1 triệu tấn. Ngay cả những năm mất mùa nặng ở miền Bắc, miền Trung, thì sản lượng lúa gạo của cả nước vẫn đáp ứng được nhu cầu do được mùa ở các vùng khác nhất là vùng ĐBSCL. Hiệu lực của cơ chế mới và tính đa dạng của mùa vụ đã tạo điều kiện cho nông nghiệp nước ta vượt qua được những trở ngại về thời tiết, điều kiện tự nhiên không mấy ổn định để phát triển ổn định. Đây là hiện tượng ít thấy trên thế giới Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao với các nước sản xuất lúa gạo khác trên thế giới.Trong suốt thời kỳ năm1989 đến năm 2000 tốc độ tăng bình quân hàng năm về sản lượng lúa gạo đạt mức 5,087 % trong khi đó bình quân toàn thế giới chỉ đạt 1,4%. Mức tăng trưởng này cũng đã vượt xa tất cả các thời kỳ trước của lịch sử trồng lúa Việt Nam, chưa bao giờ sản lượng lúa lại tăng mạnh liên tục và kéo dài nhiều năm như thời gian qua. Về năng suất: Trong hai năm 90,91 năng suất lúa của nước ta giảm 3,7 %. Sự sụt giảm về năng suất luá so với năm 89 không phải là do chúng ta không có giống lúa có năng suất cao hoặc trình độ thâm canh thấp kém mà là do ảnh hưởng của thiên tai. Từ năm1992 đến nay, năng suất lúa của nước ta liên tục tăng từ 311,1 tạ /ha năm 1990 lên 42,62 tạ /ha năm 2000 có thể nói đây là kết quả chưa từng có ở nước ta . Đồ thị xu hướng biến động về năng suất Sở dĩ đạt được những thành tựu trên, trước tiên phải kể đến những chính sách ở tầm vĩ mô của Đảng và Nhà nước, đã khẳng định vai trò và quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp và nông thôn, giao ruộng đất sử dụng lâu dài cho hộ, thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần thực hiện giao đất giao rừng, phát triển kinh tế trang trại... Ngoài ra, sự đầu tư có hiệu quả và ngày càng tăng dành cho nông nghiệp và nông thôn từ ngân sách Nhà Nước, từ nguồn vốn tín dụng, từ nguồn vốn FDI, vốn vay của WB, ADB, nguồn vốn huy động trong dân... vào xây dựng các công trình thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai hoang phục lúatạo những tiền đề vật chất góp phần phát triển mạnh mẽ sản xuất tăng nhanh sản lượng lúa. Điển hình cho công cuộc đầu tư khai thác có hiệu quả về sản xuất lúa, là công cuộc chinh phục vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, khai thác Tây Sông Hậu, ngọt hoá bán đảo Cà Mau... đã đưa hàng triệu ha hoang háo vào sản xuất chuyển chế độ canh tác ở nhiều tỉnh trong vùng từ chỗ chỉ làm một vụ lúa năng suất thấp sang làm hai vụ lúa có năng suất cao (đông xuân và hè thu). Đồng thời tăng vụ lúa xuân hè và thu đông cải tạo vùng đất phèn, chua, mặn, ngập úng... thành vựa lúa lớn nhất của cả nước. Góp phần vào tăng nhanh sản lượng lúa còn phải kể đến sự đóng góp của kết quả nghiên cứu và áp dụng thành công của hơn 60 loại giống lúa ngắn ngày cao sản, chống chịu hạn tốt chua, mặn, phèn, kháng rầy, sâu bệnh với 90% diện tích đã được trồng giống mới áp dụng công nghệ sinh học, sạ lúa thẳng hàng, bón phân vi sinh. Bón cân đối các loại phân, tưới tiêu khoa học, áp dụng công nghệ bảo vệ thực vật phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, áp dụng và đưa cơ khí hoá vào các khâu canh tác đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất đặc biệt là các vùng sản xuất lúa gạo hàng hoá và xuất khẩu. Cụ thể là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long với sản lượng lúa hàng hoá hàng năm từ 5,5 đến 6,2 triệu tấn thóc. Tốc độ tăng sản lượng bình quân là 6,18 %. Vùng Đồng Bằng sông Hồng có khối lượng lúa hàng hoá khoảng 1 triệu tấn thóc, sản lượng lúa tăng bình quân là 5% /năm. Những thành quả mà ngành lúa gạo đạt được góp phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống của người dân nông thôn. Về công nghệ thu hoạch, chế biến, bảo quản. Các công đoạn sâu thu hoạch có vai trò hết sức quan trọng đối với nền nông nghiệp nước ta nhất là đối với người sản xuất và kinh doanh lúa gạo. Hạt lúa sau khi thu hoạch phải trải qua một loạt các công đoạn thì mới tiêu dùng được. Các công đoạn sau thu hoạch lúa gồm nhiều khâu nhưng chủ yếu tập trung vào: Phơi sấy, bảo quản và xay xát. Sau mỗi công đoạn sẽ làm thay đổi lượng và chất của hạt gạo. + Khâu thu hoạch Từ lâu nghề trồng lúa đã trở thành nghề trồng lúa truyền thống ở nước ta thês những cho đến nay khâu thu hoạch vẫn còn rất thủ công cái liềm vẫn là công cụ chủ yếu bà con sử dụng lúc thu hoạch máy gặt lúa đã xuất hiện nhưng chưa phổ biến hơn nữa những hạn chế hiểu biết về quy trình kỹ thuật của khâu thu hoạch cũng làm giảm đáng kể sản lượng lúa trồng ra. Theo số liệu điều tra năm 2000 số lượng lúa thất thoát trong khâu gặt vào khoảng 1,344 triệu tấn tương đương 1747,24 tỷ đồng. + Khâu phơi sấy. Quá trình phơi sấy của Việt Nam còn rất thủ công dựa vào tự nhiên là chủ yếu tức là phới sấy của bà con chủ yếu ở sân hoặc ven đường những chín điều này đã làm cho lúa khô không đều và độ ẩm không đạt tiêu chuẩn. Qua thực tế điều tra cho thấy độ ẩm thóc của cả hai vùng ĐBSH và ĐBSCL chỉ vào khoảng 17 -18 % trong khi đó độ ẩm tiêu chuẩn chỉ khoảng 13-14% hơn nữa do phơi sấy thủ công như vậy nên rất dễ rơi vãi và lẫn tạp. Chính điều này không những làm hao hụt lượng thóc sản xuất ra mà còn làm giảm chất lượng gạo sau này. + Khâu bảo quản Do lúa gạo là sản phẩm của ngành nông nghiệp nên có đặc điểm là rất chóng hỏng, bất cứ đối tượng nào lưu trữ luá gạo đều phải bảo quản. ở nước ta, đối tượng có lúa gạo dự trữ là người nông dân và các tổ chức kinh doanh luá gạo với người nông dân khâu bảo quản của họ rất đơn giản, họ có thể bảo quản lúa gạo ở hòm, cót, bồ... Với các tổ chức kinh doanh lúa gạo thì hiện đại hơn, họ có thể bảo quản lúa gạo ở các kho rất kiên cố: kho cuốn hoặc kho khung thép... Tuy nhiên, do các kho trên được xây dựng từ lâu nên cho đến nay còn rất ít kho giữ được chất lượng tốt cho xuất khẩu và không đủ điều kiện để áp dụng các cộng nghệ tiến tiến chính điều này đã khiến cho nông dân phải bán ngay sau khi thu hoạch mặc dù bị ép giá, doanh nghiệp phải xuất khẩu ngay sau khi thu mua ngay cả khi giá xuất khẩu đang ở mức thấp. + Xay xát chế biến. Công nghệ xay xát lúa gạo ở nước ta nằm trong tình trạng chung của ngành công nghiệp chế biến là quá nhỏ bé, công nghệ lạc hậu. Trong những năm qua, nhờ đường lối kinh tế nhiều thành phần, các cơ sở xay xát tư nhân phát triển cùng với phát triển sản xuất lúa gạo và tăng xuất khẩu lúa gạo. Do đòi hỏi của thị trường, công nghệ xay xát lúa gạo từng bước được hiện đại hoá. Hiện nay, công nghệ xay xát của ta phân ra làm các loại sau: Loại công nghệ hiện đại được xây dựng và lắp đặt trong vài năm gần đây, loại công nghệ trung bình thì dựa trên nền của nhà máy cũ thay đổi thiết bị máy móc, lắp đặt thêm phần cuối từ đánh bóng ẩm, phân loại gạo và cân đong; Loại công nghệ thấp gồm các loại máy xay xát nhỏ, nhà máy xay xây dựng từ hàng chục năm nay. Theo số liệu điều tra gần đây nhất thì miền Bắc có khoảng 278 cơ sở xay xát quốc doanh trong đó có 4 nhà máy xay công suất 60 tấn/ca ; 46 nhà máy công suất từ 15-30 tấn/ca, 22 máy xay xát nhỏ công suất từ 3-5 tấn /ca. Năng lực xay xất khoảng trên 10 triệu tấn thóc/năm. ở ĐBSCL và TP HCM có 4939 cơ sở xay xát, tổng công suất hoạt động 6386 tấn thóc/ca, tư nhân có 4591 cơ sở công suất 15975 tấn/ca. Từ năm 1989 trở lại đây, mối quan hệ khăng khít giữa phẩm cấp gạo và giá cả xuất khẩu gạo đã khuyến khích các nhà xay xát quan tân cải tiến kỹ thuật, tăng cường tiếp cận với công nghệ xay xát hiện đại ở nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh năng lực hiện có phần lớn hệ thống xay xát của ta còn rất lạc hậu, thiếu các thiết bị tái chế, sàng chọn, đánh bóng... Để phục vụ xuất khẩu như các nước xuất khẩu khác. Như vậy, công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch giữ một vị trí quan trọng trong việc nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, tránh hư hao và tạo điều kiện thuận lợi lớn cho gạo của Việt Nam trên thị trường quốc tế, nó là một nhân tố quan trọng trong quá trình đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta. 2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu gạo trở lại từ 1989 đến nay, lượng gạo xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng liên tục, năm 1989 xuất khẩu đạt 1420 ngàn tấn, năm 1996 xuất khẩu đạt 3020 ngàn tấn từ năm 1989-1994 xuất khẩu gạo của Việt Nam luôn đứng vào hàng thứ ba của các nước xuất khẩu gạo sau Thái Lan và Mỹ. Năm 1995 xuất khẩu gạo của Việt Nam đứng vào hàng thứ tư sau Thái Lan, ấn Độ và Mỹ năm 1996 xuất khẩu gạo của Việt Nam vượt Mỹ đứng vào hàng thứ ba sau Thái Lan và ấn Độ. Từ năm 1997 trở lại đây, xuất khẩu gạo của nước ta đã vươn lên và đứng vào hàng thứ hai sau Thái Lan. Tỷ trọng gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm 20-22% lượng gạo xuất khẩu của toàn thế giới. Xem xét kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 1989 - 2000 qua biểu số liệu sau: Biểu 6: Giá và kim ngạch xuất khẩu qua các năm Năm Khối lượng Giá xuất khẩu trung bình Kim ngạch xuất khẩu Triệu T % Thay đổi USD/T % Thay đổi Triệu USD %Thay đổi 1989 1,372 226,10 310,2 1990 1,478 7,73 186,30 -17,60 275,4 -11,22 1991 1,016 -31,30 226,10 21,36 229,8 -16,56 1992 1,954 92,30 207,60 -8,18 405,2 76,33 1993 1,649 -15,60 203,10 -2,17 335,0 -13,30 1994 1,962 18,98 214,50 5,61 420,8 25,60 1995 2,,020 2,96 266,00 24,01 538,0 27,85 1996 3,050 51,00 285,00 7,14 868,1 51,36 1997 3,,680 20,70 244,50 -14,21 900,0 3,68 1998 3,790 3,00 265,00 8,38 1005,0 11,67 1999 4,,560 20,30 227,00 -14,34 1035,0 2,99 2000 3,470 -23 188 -17,18 667 -35,56 BQ 2,50 13,37 228,267 0,653 582,46 11,158 Nguồn : Vụ Nông Nghiệp –Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư * Về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu: Nhìn chung, khối lượng gạo xuất khẩu của ta hàng năm tăng hơn 1 triệu tấn với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 13,37%. Năm1999 lượng gạo xuất khẩu của ta chỉ là 1,372 triệu tấn, năm 1998 đã đạt đến mức 3,79 triệu tấn, đặc biệt ttrong năm 1999 Việt Nam đã đạt được một thành tựu đáng ngạc nhiên, một khối lượng gạo kỷ lục đã được xuất khẩu ra các nước trên thế giới là 4,56 triệu tấn. Bình quân khối lượng gạo xuất khẩu tăng 13,37% (năm1989-2000). Sở dĩ chúng ta đạt được những thành quả như vậy là do có sự đổi mới trong chính sách xuất khẩu gạo của Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế đều tham gia sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu này cũng đã được cải tiến để phù hợp với yêu cầu mới như cạnh tranh ngày một mạnh mẽ. Năm 1999 nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới tăng cao do hạn hán mất mùa, chiến tranh, khủng hoảng kinh tế và tăng dân số nên hoạt động xuất khẩu gạo đã đạt được thành công đáng kể. Song cũng chính từ nhu cầu cấp thiết về gạo của thế giới nên hầu hết các quốc gia đều quan tâm đến an ninh lương thực của quốc gia mình. Nếu như trước đây các quốc gia đó phải nhập khẩu gạo thì nay họ không những có thể đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn có gạo xuất khẩu. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu minh chứng cho việc giảm khối lượng gạo xuất khẩu năm 2000 của chúng ta . Tuy có một sự giảm sút mạnh mẽ về khối lượng gạo xuất khẩu trong năm qua nhưng nhìn chung khối lượng và vị thế của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn chiếm một vai trò quan trọng. Đồng nghĩa với việc tăng về khối lượng gạo xuất khẩu là việc tăng lên về kim ngạch xuất khẩu. Nói riêng giai đoạn 1989-1999, kim ngạch của ta tăng từ 310,2 triệu USD lên đến 900 triệu USD năm 1997 và đặc biệt là có một bước ngoặt lớn vào năm 1998, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,005 triệu USD, và năm 1999 kim ngạch xuất khẩu đạt 1035 triệu USD. Do có sự giảm sút về khối lượng xuất khẩu năm 2000 đã kéo theo một sự giảm sút lớn về kim ngạch và thực tế là năm này mức kim ngạch chỉ đạt có 667 triệu USD. Do gạo là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nên việc giảm sút trong kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2000 đã ảnh hưởng phần nào đến tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta * Chất lượng lúa gạo xuất khẩu: Chất lượng gạo xuất khẩu của chúng ta trong những năm qua lớn mạnh dần theo sự lớn mạnh của ngành lúa gạo. Điều này thể hiện qua bảng sau: Biểu 7: Chất lượng gạo xuất khẩu từ 1989 đến 1999. Năm Tổng(%) 5% !0% 15% 20% 25% > 25% 1989 100 0,35 2,22 5,02 92,41 1990 100 3,98 10,21 5,69 3,42 20,47 56,23 1991 100 7,51 27,58 4,98 5,58 25,85 28,5 `1992 100 18,96 21,48 11,03 4,25 13,32 30,96 1993 100 25,62

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6720.doc
Tài liệu liên quan