Đề tài Một số nhận xét, đánh giá về công tác kế toán tại công ty cổ phần thương mại Hoàng Yến

Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức kết toán là hình thức Chứng từ ghi sổ và loại hình thức công tác kế toán theo phương pháp hạch toán kế toán kê khai thường xuyên.

Hằng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến các loại tiền mặt, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc viết phiếu thu, phiếu chi và định khoản ngay trên phiếu đó đồng thời phản ánh vào các sổ chi tiết có liên quan. Đối với các nghiệp vụ khác, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để định khoản và phản ánh vào các sổ chi tiết có liên quan. Các nghiệp vụ thu, chi bằng tiền mặt được Thủ quỹ ghi ngay vào sổ quỹ và thường xuyên đối chiếu với kế toán. Các nghiệp vụ liên quan đến nhập xuất vật tư, thành phẩm, hàng hoá được thủ kho ghi vào thẻ kho và định kỳ 3 đến 5 ngày đem đối chiếu với kế toán.

Bảng kê chứng từ được lập ra để căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra, phân loại, định khoản chính xác có xác minh trách nhiệm của kế toán trưởng và của người lập chứng từ. Bảng kê chứng từ gồm nhiều tờ, mỗi tờ được thiết kế theo kiểu ghi Nợ một tài khoản, ghi Có một tài khoản và ngược lại. Mỗi nghiệp vụ được ghi vào một dòng theo thứ tự thời gian.

Bảng tổng hợp kiêm chứng từ ghi sổ được lập ra căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng kê chứng từ. Hình thức của bảng tổng hợp và bảng kiểm kê chứng từ ghi sổ hoàn toàn giống bảng kê chứng từ sổ tổng hợp mỗi tờ trên bảng kê chứng từ được ghi trên một dòng trên bảng tổng hợp. Các bảng tổng hợp, bảng kiểm kê chứng từ được lập từ chứng từ ghi sổ và chứng từ gốc, thường được lập cho nhiều nghiệp vụ liên quan đến quá trình hạch toán nào đó.

Cuối tháng kế toán tổng cộng số phát sinh trên từng tài khoản, trên bảng tổng hợp, bảng kê kiêm chứng từ ghi sổ và cũng là căn cứ ghi vào sổ cái.

Sổ cái bao gồm tất cả các tài khoản sử dụng trong công ty, số trang dành cho tài khoản nhiều hay ít phụ thuộc vào số tài khoản phát sinh cho từng tài khoản.

Hàng quý kế toán lập Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản, từ đó lên bảng Cân đối kế toán và báo cáo kế toán.

Hệ thống sổ sách kế toán đang được áp dụng ở Công ty gồm:

Sổ kế toán tổng hợp:

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: dùng để ghi số liệu tổng hợp từ các chứng từ ghi sổ.

- Sổ sái tài khoản: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo từng tài khoản tổng hợp.

 

doc50 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 10683 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số nhận xét, đánh giá về công tác kế toán tại công ty cổ phần thương mại Hoàng Yến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n viên đang làm việc trong Công ty. Xây dựng lề lối làm việc, tổ chưc công tác hành chính, giao tế, tổ chức đời sống, sinh hoạt theo nếp sống văn hóa lành mạnh lịch sự, tạo ấn tượng tốt trong nội bộ và bên ngoài. Quản lý hồ sơ nhân sự, theo dõi, phát hiện kịp thời những điều không bình thường trong quan hệ của các thành viên trong tổ chức để có biện pháp ngăn ngừa. Phòng Thương mại: Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường; tham mưu cho lãnh đạo Công ty điều hành hoạt động thương mại – marketing. Xây dựng các kế hoạch thương mai, thị trường… của Công ty hàng năm, từng quý, từng tháng. Thu thập thông tin từ khách hàng để ghi nhận và xử lý phản hồi của khách hàng về các sản phẩm của Công ty. Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về thương mại, giao dịch, hợp đồng mua bán. Thu thập thông tin các báo cáo về thị trường, về khách hàng, các báo cáo thống kê theo quy đinh của Công ty. Phòng Quản lý chất lượng: Phân tích, kiếm tra nguyên vật liệu đầu vào và thành phẩm để đảm bảo quy định chung về quản lý chất lượng. Kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, dây chuyền sản xuất vận hành theo đúng quy trình. Thực hiện kế hoạch kiểm định hiệu chuẩn thiết bị và dụng cụ đo theo các chuẩn mức quy định. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường. Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi. 1.4. Tình hình tài chính của công ty CPTM Hoàng Yến Bảng 1.1: Bảng cân đối kế toán của công ty 3 năm gần nhất (năm 2008 đến năm 2010) Đơn vị: VND TÀI SẢN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 A. Tài sản ngắn hạn 226.792.454.979 493.605.104.917 711.585.229.677 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 23.287.587.846 48.234.894.031 186.441.619.295 2. Các khoản phải thu 48.945.956.247 192.513.689.667 264.864.617.369 3. Hàng tồn kho 149.539.786.528 240.563.352.885 254.835.087.702 4. Tài sản ngắn hạn khác 5.019.124.358 12.293.198.334 5.443.905.311 B. Tài sản dài hạn 143.514.062.932 147.650.726.139 169.163.206.265 1. Nguyên giá TSCĐ 166.574.852.759 184.929.695.225 221.429.348.924 2. Hao mòn TSCĐ (24.986.392.152) (39.878.587.264) (55.659.314.186) 3.Tài sản dài hạn khác 1.925.602.325 2.599.618.178 2.635.394.980 TỔNG CỘNG 370.306.517.911 641.255.831.056 880.748.435.942 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 270.432.177.059 344.261.173.398 549.987.696.738 1. Vay và nợ ngắn hạn 208.381.281.644 102.874.609.220 325.726.038.707 2. Phải trả người bán 13.259.814.670 163.077.100.472 133.340.012.884 3. Người mua trả tiền trước 207.861.324 16.238.543.732 54.497.391.012 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 657.208.260 1.699.714.672 6.384.195.058 5. Chi phí phải trả 16.136.318.616 26.186.964.987 27.623.938.144 6. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 4.812.186.871 15.878.859.831 203.300.814 7. Vay và nợ dài hạn 26.675.383.474 17.795.383.474 1.307.174.796 8. Dự phòng trợ cấp mất việc 302.050.200 509.997.100 905.645.320 B. Vốn chủ sở hữu 99.874.340.852 269.994.657.658 269.994.657.658 1. Vốn đầu tư chủ sở hữu 94.255.090.000 250.717.310.888 251.255.090.000 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1.041.669.288 41.699.765.206 70.862.258.048 3. Quỹ dự phòng tài chính 4.577.581.564 4.577.581.564 6.610.496.360 4. Quỹ đầu tư phát triển 0 0 2.032.904.796 TỔNG CỘNG 370.306.517.911 641.255.831.056 880.748.435.942 1.4.1. Đánh giá khả năng huy động nguồn vốn Bảng 1.2:Bảng đánh giá khái quát tình hình huy động nguồn vốn Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Tỷ trọng đầu năm Tỷ trọng cuối năm Năm 2008 1, Tổng nguồn vốn 317,799,742,062 370,306,517,911 052,506,775,849 2, Vốn chủ sở hữu 123,277,761,564 099,874,340,852 -023,403,420,712 0.39 0.27 3, Nợ phải trả 194,521,980,498 270,432,177,059 075,910,196,561 0.61 0.73 Năm 2009 1, Tổng nguồn vốn 370,306,517,911 641,255,831,056 270,949,313,145 2, Vốn chủ sở hữu 99,874,340,852 296,994,657,658 197,120,316,806 0.27 0.46 3, Nợ phải trả 270,432,177,059 344,261,173,398 073,828,996,339 0.73 0.54 Năm 2010 1, Tổng nguồn vốn 641,255,831,056 880,748,435,942 239,492,604,886 2, Vốn chủ sở hữu 296,994,657,658 330,760,739,204 033,766,081,546 0.46 0.38 3, Nợ phải trả 344,261,173,398 549,987,696,738 205,726,523,340 0.54 0.62 Qua số liệu trên ta thấy: Năm 2009, so với năm 2008 nguồn vốn tăng 270.949.313.145 đồng, tương ứng với 73 %. Năm 2010, so với năm 2009 nguồn vốn tăng 239.492.604.886 đồng tương ứng với 37%. Như vậy nguồn vốn qua các năm tăng dần. Sự tăng nguồn vốn chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Năm 2010, vốn chủ sở hữu tăng 33.766.081.546 đồng tương ứng với 11%, nợ phải trả tăng đồng tương ứng với 60%. Như vậy, tổng nguồn vốn tăng chủ yếu do nợ phải trả tăng, chứng tỏ khả năng đảm bảo về mặt tài chính của công ty là thấp, tổng số nợ phải trả quá cao. Qua bảng số liệu trên cũng cho thấy tỷ trọng nợ phải trả và tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu qua 3 kỳ kế toán là có sự thay đổi đáng kể. Năm 2008 nợ phải trả chiếm 73% và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 27 %. Năm 2009 nợ phải trả chiếm 54% và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 46 %. Năm 2010 số nợ của công ty là 62% và nguồn vốn chủ sở hữu là 38%. Mặc dù trong 3 năm gần đây thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng 33.766.081.546 đồng nhưng kéo theo đó là sự gia tăng của nợ phải trả là 205.726.523.340 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do: Trong năm 2010, với các điều kiện biến động chung của nền kinh tế, thị trường vĩ mô có nhiều biến động phức tạp, các công cụ tài chính của Nhà nước chưa đủ mạnh để vực dậy nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn. Đối với ngành nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi, chúng ta đã gặp không ít khó khăn khi đơn giá nhân công tăng cao và nguyên liệu khan hiếm, cộng thêm lãi suất ngân hàng cũng tăng đột biến khiến cho áp lực tài chính công càng đè nặng lên công ty. Bên cạnh đó là lạm phát và dịch bệnh ở gia súc, gia cầm cũng làm cho công ty gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, nhằm duy trì và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn khó khăn, công ty đã phải đưa ra biện pháp ứng phó với tình hình thực tế là vay ngân hàng đề mua nguyên vật liệu và trang trải các chi phí khác để đảm bảo cho tiến độ công trình được hoàn thành. Chính điều đó đã làm cho nợ phải trả của doanh nghiệp trong năm qua chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn ( chiếm 62%). Tuy nhiên, để đảm bảo tính cân đối giữa nợ và vốn chủ sở hữu công ty phải chú trọng tăng tốc độ nguồn vốn chủ sở hữu nhanh hơn để giải quyết gánh nặng về tài chính. 1.4.2 Đánh giá tính tự chủ trong hoạt động tài chính Bảng 1.3: Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp Chỉ tiêu Cuối năm 2008 Cuối năm 2009 Cuối năm 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 1. Hệ số tài trợ 0.27 0.46 0.38 0.19 -0.09 2. Hệ số tài trợ TSDH 0.70 2.01 1.96 1.32 -0.06 3. Hệ số tài trợ từ nguồn vốn ổn định 0.70 2.01 1.96 1.32 -0.06 Qua số liệu 3 năm qua ta thấy, vốn kinh doanh của công ty phụ thuộc nhiều vào các chủ nợ (chủ yếu là vay ngắn hạn ngân hàng). Năm 2008, hệ số tài trợ của công ty là 0.27, hệ số tài trợ TSDH là 0.7 tức là trong 1 đồng nguồn vốn chủ sở hữu thì có 0.7 đồng là đầu tư vào TSDH, hệ số tài trợ từ nguồn vốn ổn định là 0.7. Năm 2009, hệ số tài trợ của công ty giảm tăng mạnh là 0.46 (giảm 0.19lần), trong khi đó hệ số tài trợ TSDH là 2.01 tức là tăng lên 1.32lần so với năm 2008, hệ số tài trợ từ nguồn vốn ổn định là 2.01( tăng 1.32 lần so với năm 2008). Điều này chứng tỏ mức độ độc lập tự chủ trong hoạt động kinh doanh của công ty là rất thấp, công ty bị ràng buộc và bị sức ép nhiều từ các khoản nợ này. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2008, 2009 công ty chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nên doanh nghiệp phải vay nợ nhiều để bổ sung vốn sản xuất, đảm bảo cho tiến độ sản xuất được đúng kế hoạch, đảm bảo cho đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Nhưng đến năm 2010, hệ số tài trợ là 0.38( giảm 0.09 lần so với năm 2009), hệ số tài trợ TSDH là 1.96(giảm 0.06 lần so với năm 2009), hệ số tài trợ từ nguồn vốn ổn định là 1.96( giảm 0.06 lần so với năm 2009). Mức tăng, giảm này đã tích cực hơn rất nhiều so với năm 2008 chứng tỏ doanh nghiệp đang cố gắng tăng khả năng độc lập về mặt tài chính. Công ty không sử dụng các khoản vốn chiếm dụng đó để đầu tư vào tài sản dài hạn mà vẫn sử dụng vốn chủ sở hữu của mình để tăng mức độ đầu tư vào tài sản dài hạn. Đây là một yếu tố tích cực chứng tỏ công ty vẫn có khả năng độc lập về mặt tài chính. Nhưng nhìn chung ở cả 3 năm, hệ số tài trợ của công ty còn thấp, tức là khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty là chưa được đảm bảo. 1.4.3.Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp Bảng 1.4:Đánh giá khái quát khả năng thanh toán Chỉ tiêu Cuối năm 2008 Cuối năm 2009 Cuối năm 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 1. Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp 1.37 1.86 1.60 0.49 -0.26 2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.32 0.78 0.83 0.46 0.06 Về khả năng thanh toán tổng hợp: 3 năm qua hệ số khả năng thanh toán tổng quát đều lớn hơn 1 chứng tỏ tổng tài sản lớn hơn tổng nợ phải trả nên doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả từ tài sản hiện có. Đầu năm 2009, hệ số khả năng thanh toán tổng hợp là 1.37 tức là bình quân cứ 1 đồng nợ phải trả có 1.37 đồng tài sản đảm bảo, cuối năm 2009 tăng lên 1.86 đồng có nghĩa là tăng 0.49 lần. Cuối năm 2010, hệ số này là 1.60 tức là giảm 0.26 lần so với năm 2009. Như vậy, khả năng thanh toán tổng hợp của công ty trong 3 năm qua là rất thấp, trong những năm tới có xu hướng giảm. Nó thể hiện khả năng trả nợ của công ty ở mức độ tương đối thấp đây cũng là dấu hiệu báo trước khá khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong tương lai. Về khả năng thanh toán nhanh: hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn dựa vào khả năng chuyển đổi ngay thành tiền của các tài sản lưu động. Với kết quả đưa ra: năm 2008 là 0.32, năm 2009 là 0.78, năm 2010 là 0.83 thì công ty đang có xu hướng tăng khả năng thanh toán nhanh và sẽ dễ dàng trong việc thanh toán các khoản nợ cho bạn hàng.Năm 2009 đã tăng đột biến so với năm 2008 là 0.46, năm 2010 đã tăng so với năm 2009 là 0.06. Tuy mức tăng của năm 2010 so với năm 2009 rất nhỏ nhưng với hệ số khả năng thanh toán nhanh là 0.83 thì đây là con số khá cao. Công ty có thể chủ động thanh toán các khoản nợ cho bạn hàng. 1.4.4. Đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp Bảng 1.5: Bảng đánh giá khái quát tỷ suất sinh lời của công ty Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Cuối năm 2008 Cuối năm 2009 Cuối năm 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 0.98 1.01 1.25 0.03 0.24 2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 0.28 6.50 8.05 6.22 1.55 3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu 1.04 15.44 26.25 14.40 10.81 Năm 2008 với bình quân 1 đồng doanh thu tạo ra 0,0098 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2009 con số này đã tăng nhẹ, tức là bình quân 1 đồng doanh thu tạo ra 0,0101 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, doanh thu bán hàng của doanh nghiệp tăng lên đồng thời lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng nguyên nhân là năm 2009 do nhu cầu về thức ăn chăn nuôi tăng đột biến và công ty cũng áp dụng một số máy móc mới nên chi phí sản xuất giảm dẫn đến lợi nhuận tăng. Đến năm 2010, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu cũng tăng lên 0.24% so với năm 2009 và đương nhiên tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu cũng tăng từ 1.01% lên 1,25%. Nguyên nhân có thể là do công ty vẫn giữ vững được quan hệ với các bạn hàng và chi phí cho quảng cáo, bán hàng giảm. Doanh lợi tài sản ( Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản) của năm 2010 cao hơn năm 2008 và năm 2009. Năm 2008 cứ đưa bình quân một đồng giá trị tài sản vào sử dụng làm ra 0,0028 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2009 cứ đưa 1 đồng giá trị tài sản vào sử dụng làm ra 0,065 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2010 con số này vẫn tiếp tục tăng lên mức 8.05% tức là tăng 10.81% so với năm 2009. Điều này chứng tỏ việc sử dụng tài sản năm 2010 hiểu quả hơn rất nhiều so với năm 2009, 2008. Với chỉ tiêu lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu. Một đồng vốn chủ sở hữu mà công ty bỏ vào kinh doanh đem lại 0,0104 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2008 và 0.1544 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2009 tương ứng tăng 0.1440 đồng so với năm 2008 và 0,2625 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2010 tương ứng tăng 0.1081 đồng so với năm 2009. Chứng tỏ vốn chủ sở hữu năm 2010 được sử dụng hiệu quả hơn các năm 2008 và năm 2009. PHẦN II: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CPTM HOÀNG YẾN 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CPTM Hoàng Yến Để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, Công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung để phù hợp với đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của mình. Hình thức này giúp cho việc chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo tính chặt chẽ. Sự chỉ đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác kế toán trong Công ty. Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN THANH TOÁN NHÂN VIÊN THỦ QUỸ NHÂN VIÊN Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, tất cả các công việc kế toán đều được tập trung thực hiện tại phòng Kế toán như: phân loại chứng từ, định khoản, hạch toán chi phí… 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng kế toán viên Bộ máy kế toán bao gồm: Kế toán trưởng: với chức năng chuyên môn có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra và chịu trách nhiệm toàn bộ công tác về kế toán, tài chính của công ty. Kế toán tổng hợp: theo dõi, tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh trong công ty, cuối kỳ đối chiếu số liệu cùng kế toán chi tiết, lên các báo cáo cho công ty. Kế toán tiền lương: thực hiện tính toán tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản trợ cấp, phụ cấp cho toàn thề công nhân viên của công ty, theo dõi bậc lương công nhân viên, đồng thời kiêm phụ trách việc lập bảng báo cáo thống kê theo quy định. Thủ quỹ: cùng với kế toán thanh toán theo dõi tình hình thu chi bằng tiền mặt, kiểm kê báo cáo quỹ hàng ngày. 2.2. Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty CPTM Hoàng Yến Tổ chức hạch toán kế toán nói chung Chế độ kế toán: Doanh nghiệp áp dụng theo chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12. - Đơn vị tiền tệ áp dụng trong ghi chép là Đồng Việt Nam (VNĐ). Hình thức sổ kế toán: Doanh nghiệp tổ chức hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Hình thức này phù hợp với mọi quy mô loại hình doanh nghiệp sản xuất, mẫu sổ đơn giản, dễ đối chiếu. Phần mềm kế toán: Doanh nghiệp sử dụng phần mềm Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + trị giá hàng nhập kho trong kỳ – trị giá hàng xuất kho trong kỳ + Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Giá hàng xuất kho và hàng tồn kho được tính theo giá bình quân gia quyền. Phương pháp hạch toán chi tiết ban đầu: Các chi tiết ban đầu theo đơn giá thực tế mua vào, hạch toán theo đơn hàng. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại công ty CPTM Hoàng Yến Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tại công ty CPTM Hoàng Yến Sơ đổ 2.2: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tại công ty CPTM Hoàng Yến Lập hoặc thu nhận chứng từ Kiểm tra chứng từ Ghi sổ kế toán Bảo quản, lưu trữ, hủy Chứng từ kế toán được lập hoặc thu nhận từ bên ngoài, sau đó được chuyển đến bộ phận kế toán của công ty, nó sẽ được kiểm tra và sử dụng làm căn cứ ghi sổ, cuối kỳ thì sẽ được lưu trữ, bảo quản và sau khi hết thời hạn lưu trữ theo qui định đối với từng loại chứng từ, nó sẽ được hủy. Danh mục chứng từ sử dụng: Tố chức chứng từ kế toán tiền mặt Phiếu thu (MS01- TT – BB) Phiếu chi (MS02- TT – BB) Giấy đề nghị tạm ứng (03 – TT). Giấy đề nghị thanh toán (05 – TT). Biên lai thu tiền ( 06 – TT). Biên lai chi tiền ( 09 – TT). Bảng kiểm kê quỹ (08a – TT). Tổ chức chứng từ hàng tồn kho Hóa đơn GTGT hàng mua vào. Phiếu nhập kho ( 01 – VT). Phiếu xuất kho (02 – VT). Tổ chức chứng từ bán hàng Hợp đồng mua bán sản phẩm. Hóa đơn GTGT. Hóa đơn bán hàng. Tổ chức chứng từ tài sản cố định Biên bản giao nhận TSCĐ (01 – TSCĐ). Biên bản thanh lý TSCĐ (02 – TSCĐ). Biên bản kiểm kê TSCĐ (05 – TSCĐ ). Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (06 – TSCĐ ). Thẻ TSCĐ Tổ chức chứng từ tiền lương Bảng chấm công ( 01a – LĐTL ). Bảng thanh toán tiền lương ( 02 – LĐTL). Bảng thanh toán tiền lương làm thêm giờ. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán tại công ty CPTM Hoàng Yến Hệ thống Tài khoản kế toán cấp 1 được áp dụng thống nhất theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC gồm 10 loại trong đó: TK loại 1, 2 là TK phản ánh Tài sản. TK loại 3, 4 là TK phản ánh Nguồn vốn. TK loại 5 và loại 7 mang kết cấu TK phản ánh Nguồn vốn TK loại 6 và loại 8 là TK mang kết cấu TK phản ánh Tài sản. TK loại 9 có duy nhất TK 911 là TK xác định kết quả kinh doanh. TK loại 0 là nhóm TK ngoài Bảng cân đối kế toán. Hệ thống TK cấp 2 được thiết kế phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở TK cấp 1 và các chỉ tiêu quản lý mục đích để quản lý và hạch toán cho thuận tiện. Vd: TK 1521: Nguyên vật liệu chính( bắp) TK 1522: Nguyên vật liệu phụ( ngô, khoai, sắn…) Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán tại công ty CPTM Hoàng Yến Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức kết toán là hình thức Chứng từ ghi sổ và loại hình thức công tác kế toán theo phương pháp hạch toán kế toán kê khai thường xuyên. Hằng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến các loại tiền mặt, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc viết phiếu thu, phiếu chi và định khoản ngay trên phiếu đó đồng thời phản ánh vào các sổ chi tiết có liên quan. Đối với các nghiệp vụ khác, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để định khoản và phản ánh vào các sổ chi tiết có liên quan. Các nghiệp vụ thu, chi bằng tiền mặt được Thủ quỹ ghi ngay vào sổ quỹ và thường xuyên đối chiếu với kế toán. Các nghiệp vụ liên quan đến nhập xuất vật tư, thành phẩm, hàng hoá được thủ kho ghi vào thẻ kho và định kỳ 3 đến 5 ngày đem đối chiếu với kế toán. Bảng kê chứng từ được lập ra để căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra, phân loại, định khoản chính xác có xác minh trách nhiệm của kế toán trưởng và của người lập chứng từ. Bảng kê chứng từ gồm nhiều tờ, mỗi tờ được thiết kế theo kiểu ghi Nợ một tài khoản, ghi Có một tài khoản và ngược lại. Mỗi nghiệp vụ được ghi vào một dòng theo thứ tự thời gian. Bảng tổng hợp kiêm chứng từ ghi sổ được lập ra căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng kê chứng từ. Hình thức của bảng tổng hợp và bảng kiểm kê chứng từ ghi sổ hoàn toàn giống bảng kê chứng từ sổ tổng hợp mỗi tờ trên bảng kê chứng từ được ghi trên một dòng trên bảng tổng hợp. Các bảng tổng hợp, bảng kiểm kê chứng từ được lập từ chứng từ ghi sổ và chứng từ gốc, thường được lập cho nhiều nghiệp vụ liên quan đến quá trình hạch toán nào đó. Cuối tháng kế toán tổng cộng số phát sinh trên từng tài khoản, trên bảng tổng hợp, bảng kê kiêm chứng từ ghi sổ và cũng là căn cứ ghi vào sổ cái. Sổ cái bao gồm tất cả các tài khoản sử dụng trong công ty, số trang dành cho tài khoản nhiều hay ít phụ thuộc vào số tài khoản phát sinh cho từng tài khoản. Hàng quý kế toán lập Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản, từ đó lên bảng Cân đối kế toán và báo cáo kế toán. Hệ thống sổ sách kế toán đang được áp dụng ở Công ty gồm: Sổ kế toán tổng hợp: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: dùng để ghi số liệu tổng hợp từ các chứng từ ghi sổ. - Sổ sái tài khoản: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo từng tài khoản tổng hợp. Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết Sổ tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp Bảng kiểm kê chứng từ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 2.2.5. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tại Công ty CPTM Hoàng Yến Báo cáo tài chính: được lập theo niên độ kế toán, được lập vào cuối mỗi năm. Các báo cáo tài chính lập theo mẫu ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, bổ sung theo Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN) Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN) 2.3. Tổ chức thực hiện các phần hành kế toán chủ yếu 2.3.1. Tổ chức hạch toán phần hành kế toán nguyên vật liệu 2.3.1.1. Chứng từ sử dụng Hóa đơn GTGT (Mẫu số 01-GTGT-3LL) Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT) Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT) Biên bản kiểm kê nguyên vật liệu (Mẫu số 03 VT) Bảng kê mua hàng (Mẫu số 06-VT) Bảng kê xuất kho Sơ đồ 2.4: Quy trình luân chuyển chứng từ nhập kho Kế toán vật tư Bảo quản và lưu Thủ kho Cán bộ vật tư Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng thông thường Căn cứ trên hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường do bên bán cung cấp cán bộ vật tư giao cho thủ kho kiểm nhận hàng, thủ kho nhận hàng thực hiện lập biên bản kiểm kê vật liệu, phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được viết thành 3 liên, liên 1 giữ tại cuống để lưu, liên 2 thủ kho ghi thẻ, sau đó chuyển cho kế toán vật tư để ghi sổ, người giao hàng giữ liên 3. Sơ đồ 2.5: Quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho Bảng kê xuất kho Phiếu xuất kho Phòng kỹ thuật Kế toán vật tư Thủ kho Đề nghị xuất vật tư Thủ kho lập phiếu xuất kho theo số lượng, chủng loại của phiếu đề nghị xuất vật tư. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên, liên 1 giữ lại cuốn để lưu, liên 2 giao cho thủ kho ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán vật tư để ghi sổ, và người nhận vật tư giữ liên 3. Cuối tháng, kế toán vật tư tập hợp số liệu trên các phiếu xuất kho rồi lập bảng kê xuất kho. 2.3.1.2. Tài khoản sử dụng và hạch toán TK 152 dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên vật liệu trong kho của công ty. TK 152 có 5 TK cấp 2 sau: + TK 1521: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng giảm của nguyên vật liệu chính:bắp. + TK1522: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng giảm của nguyên vật liệu phụ: ngô, khoai, sắn,máu, xương động vật... + TK1523: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng giảm của nhiên liệu: rỉ mật. + TK1524: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng giảm của phụ tùng thay thế ( cho sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải). 2.3.1.3. Sổ chi tiết Sơ đồ 2.6: Quy trình hạch toán chi tiết tại Công ty CPTM Hoàng Yến Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Thẻ kho Sổ chi tiết nguyên vật liệu Sổ tổng hợp N-X-T Sổ kế toán tổng hợp Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối quý Đối chiếu, kiểm tra Trong đó: Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ nguyên vật liệu ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng.Thẻ kho được thủ kho mở chi tiết cho đá vôi, đá sét, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản. Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu, thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi ghi sổ số thực nhập, thực xuất vào thẻ kho trên cơ sở các chứng từ đó. Cuối quý, thủ kho tính ra tổng số nhập, xuất và số tồn cuối kỳ của từng loại nguyên vật liệu trên thẻ kho và đối chiếu số liệu với kế toánchitiết. Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ chi tiết cho đá vôi, đá sét, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản để ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn của từng loại nguyên vật liệu cả về hiện vật và giá trị. Hàng ngày sau khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho nguyên vật liệu do thủ kho nộp, kế toán kiểm tra ghi đơn giá, tính thành tiền và phân loại chứng từ và vào sổ chi tiết . Cuối quý kế toán tiến hành cộng sổ và tính ra số tồn kho cho từng loại nguyên vật liệu, đồng thời tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết với thẻ kho tương ứng. Căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết kế toán lấy số liệu để ghi vào Bảng tổng hợp nhập xuất tồn . 2.3.1.4. Sổ sách tổng hợp Sơ đồ 2.7: Quy trình hạch toán tổng hợp tại Công ty CPTM Hoàng Yến Phiếu nhập Phiếu xuất NK mua hàng NK chi tiền Chứng từ ghi sổ Sổ kế toán chi tiết Sổ cái TK152 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối quý Đối chiếu, kiểm tra Trong đó: Tại phòng kế toán: hàng ngày kế toán nhận các phiếu nhập, phiếu xuất kho từ thủ kho, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ và nhập số liệu vào nhật ký chung , căn cứ trên nhật ký chung để ghi và sổ cái TK152. Đồng thời kế toán ghi các nghiệp vụ phát sinh hằng ngày vào nhật ký đặc biệt liên quan, định kỳ cuối tháng tổng hợp từng sổ nhật ký đặc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Yến.doc
Tài liệu liên quan