LỜI NÓI ĐẦU 1
Phần thứ nhất : Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất 3
I. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất 3
1. Ý nghĩa của việc tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính
giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất 3
2. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 4
3. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm 7
4. Yêu cần quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 9
5. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm 10
II. Nội dung phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 11
1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất 11
2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất 12
III. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong các doanh
nghiệp sản xuất 22
1. Sự cần thiết phải đánh giá sản phẩm dở dang 22
2. Phương pháp đánh giá 22
2. Hệ thống sổ sách kế toán phản ánh kế toán tập hợp chi phí
sản xuất 23
IV. Kế toán tính giá thành sản phẩm 24
1. Đối tượng tính gía thành 24
2. Ký tính giá thành 24
3. Các phương pháp tính giá thành 25
Phần thứ hai : Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí ôtô 3-2 32
A-/ Khái quát chung về Công ty cơ khí ôtô 3-2 32
I. Quá trình hình thành và phát triển 32
II. Nhiệm vụ hiện nay của Công ty 33
III. Bộ máy quản lý sản xuất ở Công ty 36
IV. Cơ cấu sản xuất sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp 38
V. Cơ cấu tổ chức phòng kế toán 39
B-/ Kế toán tính gía thành tại Công ty cơ khí ôtô 3-2 42
I. Kế toán tập hợp chi phí 42
II. Các loại chi phí tại doanh nghiệp 42
1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp 42
2. Kế toán tập hợp chi phí NCTT 48
3. Kế toán tập hợp chi phí SXC 53
4. Kế toán kết chuuyển chi phí 58
5. Phương pháp tính giá thành 61
Phần thứ ba : Một số nhận xét và ý kiến về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty cơ khí ôtô 3-2 69
I. Nhận xét 69
II. Ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại
Công ty 70
KẾT LUẬN 72
77 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số nhận xét và ý kiến về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty cơ khí ôtô 3-2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TK 631
Có TK 622
+Kết chuyển chi phí sản xuất chung :
Nợ TK 631
Có TK 627
-Trường hợp có phát sinh sản phẩm hỏng không sửa chữa được, tuỳ theo kết quả xử lý của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi :
Nợ TK 611(giá trị phế liệu thu hồi)
Nợ TK 138 (1388)
Nợ TK 811
Có TK 631 (chi tiết từng đối tượng)
-Cuối kỳ kiểm kê, đánh giá giá trị sản phâm dở dang:
Nợ TK 154
CóTK 631(chi tiết theo từng đối tượng)
-Giá thành sản xuất của số sản phẩm, công việc đã hoàn thành trong kỳ :
Nợ TK 632
Có TK 631(chi tiết theo từng đối tượng)
Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê dịnh kỳ:
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
TK 154
TK 631
TK 621
Giá trị sản phẩm
Trực tiếp
Chi phí NVL
dở dang cuối kỳ
TK 632
Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ
TK 627
Chi phí NCTT
TK 622
hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
kết chuyển hoặc phân bổ cho các đối tượng tính giá
III.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong các doanh nghiệp sản xuất:
1.Sự cần thiết phải đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm, công việc đã hoàn thành trong kỳ mà còn liên quan đến cả những sản phẩm, công việc còn đang sản xuất lở dang.
Sản phẩm dở dang là khối lường sản phẩm, công việc còn dở dang trong quá trình sản xuất, chế biến đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một cvài quy trình chế bién nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành sản phẩm.
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những nhân tố quyết định ddến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản xuất của snr phẩm hoàn thành trong kỳ.
2.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ :
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đangnằm trong quá trình sẩn xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, dianh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà daonh nghiệp có thể ápdụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:
-Xác định gía trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương : Dựa theo mức độ hành thành và số lượng ssản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dởdang thành sản phảam hoàn thành. Tiêu chuẩn qui đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Đểbảo đảm tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên, vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng.
-Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến: Để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí ché iến chiếm tỷ trong thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là mộtdạngcủa phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.
Giá trị sản phẩm
dở dang
=
Giá trị NVL chính nằm
trong sản phẩm dở dang
+
50% chi phí
chế biến
-Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí vật liệu chính : Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật lieu trực tiếp hoặc chi phí vật liẹu chính mà không tính đến các chi phí khác.
-Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch : Căn cứ vào định mức tiêu hao ( hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xá định giá trị dản phẩm dở dang.
Ngoài ra, trên thực tế, người ta còn áp dụng các phương pháp khác ddeer xác đình giá trị sản phẩm dở dang như phương phaps thống kê kinh nghiện, phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở dang v.v...
3.Hệ thống sổ sách kế toán phản ánh kế toán tập hợp chi phí sản xuất :
Theo mỗi hình thức kế toán sẽ cómột hệ thống sổ kế toán thích hợp để phản ánh quá trình tập hợp chi phí sản xuâs. Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số lkiệu từ chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định.
Thực chất của hình thức kế toán là hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm số lượng các loại sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, kết cấu sổ, mối qan hệ kiểm tra, đối chiếu giữa các sổ kế toán, trình tự và phương pháp ghi chépcũng như việc tổng hợp số liệu để lập báo cáo kế toán. Doanh nghiệp phải căn cứ vàohệ thống tài khoản kế toán, chế độ, thể lệ kế toán của Nhà nước, căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt đông sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toáncũng như điều kiện trang bị phương tiện, kỹ thuật tính toán, xử lý thông tin mà lựa chọn vận dụng hình thức kế toán và tổ chức hệ thống sổ kế toán nhằm cung cấp thông tin kế toán kịp thời, đầy đủ, chính xác và nâng cao hiệu quả công tác kế toán.
IV.Kế toán tính giá thành sản phẩm :
1.Đối tượng tính giá thành :
Trong toàn bộ quá trình tính giá thành sản phẩm,việc xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Việc xác định đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất và cung cấp ssửdụng của chúng để xác định đối tượng tính gá thành cho thích hợp.
-Về mặt tổ chức sản xuất :
+ Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc sản xuất là một đối tượng tính giá thanhf.
+ Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm sản xuất là một đối tượng tính giá thành.
+ Nếu tổ chức sản xuất nhiều (khối lượng lớn) thì mỗi loại sản phẩm sản xuất là một đối tượng tính giá thành.
-Về qui trình công nghệ sản xuất :
+ Nếu qui trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành chie có thể là sản phẩm đã hoàn thành ở cuối qui trình sản xuất.
+ Nếu qui trình công nghệ sản xuất phức tạp kiẻu liên tục thì đối tượng tính giá có thể là thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng, cũng có thể là loại bán thành phẩm hoàn thanh ở từng giai đoạn sản xuất.
+ Nếu qui trinh công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song(lắp ráp) thì đối tường tính giá thành có thể là sản phẩm được lắp ráp hoàn thành, cũng có thể là tựng bộ phận, tựng chi tiết sản phẩm.
2.Kỳ tính gía thành :
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.
Xác định kỳ tính giá thanh thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức tính giá thành sản phẩm được khoa học, hợp lý, đảm bảo cuang cấp số liệu thông tin về giá thành thưch tế của sản phẩm, lao vụ kịp thời, trung thực, phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm kế toán.
Mỗi đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất để xác định cho thích hợp.
Trường hợp tổ chức sản xuất nhiều (khối lượng lớn) chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ liên tục thì tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời điểm cuối mỗi tháng.
Trường hợp tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuấ dài, sản phẩm hoặc loài sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất của sản phẩm hoặc lại sản phẩm đó, thì chu kỳ tính gía thành thích hợp là thời điểm kết thúc chu ký sản xuất, sản phẩm hoặc loại sản phẩm đã hoàn thành.
3.Các phương pháp tính giá thành :
Phương pháp tínhg giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu đã tập hợp trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí qui định cho các đối tượng tính gía thành.
Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và gía thành, mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất với đối tượng tính giá thành mà lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp đối với từng đối tượng tính giá thành.
Hiện nay, để tính được giá thành các doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
a. Phương pháp tính giá thành giản đơn.
b. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
c. Phương pháp tính gía thành theo định mức
d. Phương pháp tính gía thành phân bước
e. Phương pháp tính giá thành có loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ.
f. Phương pháp tính giá thành theo hệ số.
g. Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ.
Sau đây là nội dung các phương pháp tính giá thành :
3.1.Phương pháp tính giá thành giản đơn :
Doanh nghiệp sản xuất giản đơn thường là doanh nghiệp chỉ sản xuất một số ít mặt hang với khối lượng lớn, chu ký ssản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể.Do số lượng mặt hàng ít nên vệc hạch toán chi phí sản xuất được mở ở một sổ (hoặc thẻ) hạch toán chi phí sản xuất. Công việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp( giản đơn ) hoặc phương pháp liên hợp.
Nội dung :
+Tổng giá thành:
SZ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh trong kỳ - Số dư cuối kỳ.
+Giá thành đơn vị :
Giá thành đơn vị
=
Tổng giá thành
Sản phẩm hoàn thành
Số lượng sản phẩm hoần thành
3.2.Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng :
Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, kế toán tiến hành tập hợp chi phisanr xuất theo từng đơn. Đối tượng tính gía thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn sẽ áp dung phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp liên hợp...
Việc tính giá thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiếnhành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính gía thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn đó chính là toỏng gía thành sản phẩm của đơn vị và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giá thàh sản phẩm của đơn chia cho số lượng sản phẩm trong đơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của công tác quan lý, cần xác định khối lượng công việc hoàn thành trong lỳ thì đối với những đơn đặt hàng chỉ mới hoàn thành một phần, việc xác định sản phẩm dở dang của đơn đócó thể dựa vào giá thành kế hoạch ( hay định mức) doặc theo mức độ hoàn thành của đơn.
Tổng giá thành
đơn đặt hàng hoàn thành
=
Số dư
đầu kỳ
+
Phát sinh tăng
trong kỳ
3.3.Phương pháp tính giá thành áp dụng hệ thống hạch toán định mức :
Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, ké toán sẽ xác định giá thành định mức của tựng loại sản phẩm. Đồng thới hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lécho vớidịnh mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành ba loại : Theô định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức. Từ đó, tiến hành xác định gía thành thực tế của sản phẩm bằng cách :
Giá thành thực
tế sản phẩm
=
Giá thành định
mức sản phẩm
6
Chênh lệch do
thay đổi định mức
6
Chênh lệch so với
định mức đã điều chỉnh
Tuỳ theo tính chất qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm mà áp dụng các phương pháp tính giá thành đình mức khác nhau ( theo sản phẩm hoàn thành, theo chi tiết, bộ phận sản phẩm rồi tổng hợp lại).
3.4.Phương pháp tính gía thành phân bước:
Trong các doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu ché biến liên tục qui trình công nghệ gồm nhiều bước( giai đoạn) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất địn, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng ( hay nguyên liệu) chế biến của bước sau.Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng với chi phí sản xuất chung được tập hợ theo phân xưởng sẽ được phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp.
Tuỳ theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể được tập hợp theo phương án có bán thành phẩm và phương án không có bán thành phẩm.
3.4.1.Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm.
Phương án hạch toán này thường được áp dụng lở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nôị bộ vao hoặc bán thanh phẩm sản xuất ở các bước có thể dùng làn thành phẩm bán ra ngoài. Đặc điểm của phương án này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, gí trị bán thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau dược tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí và gọi là kết chuyển tuần tự. Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương pháp này có thể phản ánh qua sơ đồ sau :
Chi phí nguyên
vật liệu chính
+
Chi phí chế biến
bước 1
-
Giá trị sản phẩm
dở dang bước 1
=
Giá thành bán
thành phẩm
bước1
+
Chi phí chế biến
bước 2
-
Giá trị sản phẩm
dở dang bước 2
=
Giá thành bán
thành phẩm
bước 2
+
Chi phí chế biến
bước 3
-
Giá trị sản
phẩm dở dang
bước 3
...
Giá thành bán
thành phẩm
bước(n-1)
+
Chi phí
chế biến
bước n
-
Giá trị sản
phẩm dở dang
bước n
=
Tổng giá
thành thành
phẩm
3.4.2.Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm:
Trong những doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc bán thành phẩm chế bén ở từng bước không bảna ngoài thì chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành thành phẩm một cách đồng thời, song song nên còn gọi là kết chuyển song song. Theo phương án này,kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thanhf bằng các tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ. Có thể phản ánh phương án này qua sơ đồ sau :
Chi phí vật liệu chính tính cho thành phẩm
Tổng
giá
thành
sản
phẩm
hoàn
thành
Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm
Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm
Chi phí bước n tính cho thành phẩm
3.5.Phương pháp tính giá thành cóloại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ:
áp dụng trong những Doanh nghiệp trong cùng một qui trình sản xuất vừa sản xuất ra sản phẩm chính, vừa sản xuất ra sản phẩm phụ. Sản phẩm phụ không phải là mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.Đối tượng hạch toán chi phí là chi phí được tập hợp theo từng phân xưởng hoặc địa điểm phát sinh chi phí. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính.Do đó, để tính đúng giá thành sản phẩm chính thì phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
Tổng giá thành
sản phẩm chính
=
Số dư
đầu kỳ
+
Phát sinh
tăng
-
Dư
cuối kỳ
-
Giá trị
sản phẩm phụ
3.5.1.Trường hợp không có sự phục vụ lẩn nhau giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ hoặc giá trị và khối lượng phục vụ không đáng kể :
Chi phí sản xuất sẽ được tập hợp ruêng theo từng bộ phận, từng hoạt động. Giá thành sản phẩm, lao vụ của từng bộ phân sản xuất sẽ được tính theo phương pháp trực tiếp.
3.5.2.Trường hợp có sự phục vụ lẩn nhau đáng kể giữa các bộ pohận sản xuất, kinh doanh phụ :
Theo phương pháp này có cách tính phân bổ lẫn nhau :
-Phương pháp đại số.
-Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu
-Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành kế hoạch
3.6.Phương pháp tính giá thành theo hệ số:
áp dụng trong những doanh nghiệp trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng những yếu tố sản xuất đầu vào (NVL, CCDC, máy móc thiết bị ), nhưng lại sản xuất ra các sản phẩm khác nhau về chất lượng, cỡ số, qui cách...mà ngay từ đầu không thể hạch toán chi tiết cho từng sản phẩm được.
Trong những doanh nghiệp này, đối tượng hạch toán chi phí là từng phân xưởng hoặc từng địa điểm phát sinh chi phí. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm từng loại theo qui cách phẩm chất khác nhau.
Nội dung:
Bước 1:
Qui đổi các sản phẩm khác nhau về sản phẩm tiêu chuẩn :
Số lượng
sản phẩm
từng loại
x
Hệ số
qui đổi
từng loại
Tổng số
Sản phẩm
tiêu chuẩn
=
S
Bước 2:
Tính tổng giá thành thực tế của các sản phẩm hoàn thành :
S Giá thành
=
Dư đầu kỳ
+
Phát sinh tăng
-
Dư cuối kỳ
Bước 3:
Tính giá thành đơn vị tiêu chuẩn
Giá thành đơn vị
Tiêu chuẩn
=
S Giá thành
S Số sản phẩm gốc
Từ đó xác định giá thành đơn vị từng loại
Giá thành đơn vị
từng loại
=
Giá thành sản phẩm
qui đổi
x
Hệ số qui đổi
từng loại
3.7.Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ :
Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp trong cùng quá trình sản xuất cùng sử dụng yếu tố đầu vào nhưng sản xuất ra các sản phẩm khác nhau mà không thể qui ddooir về sản phẩm tiêu chuẩn được, đồng thời ngay từ đầu không thể hạch toán chi tiết cho từng sản phẩm.
Trong những doanh nghiệp này đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được tập hợp theo phân xưởng hoặc địa điểm phát sinh chi phí. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành.
Phần thứ hai :
Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí ô tô 3-2
A.Khái quát chung về Công ty cơ khí ô tô 3-2
Địa chỉ: Số 18 đường Giải Phóng - Phường Phương Mai - Quận Đống Đa - Hà Nội
Nhà máy ôtô 3 - 2 là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng là thành viên của liên hiệp xí nghiệp cơ khí giao thông vận tải thuộc Bộ Giao thông vận tải.
I.Quá trình phát triển của Công ty :
Công ty cơ khí ôtô 3 - 2 (nguyên trước đây là một nhà máy ôtô 3 - 2) được thành lập ngày 9/3/1964 theo quyết định số 185/CPTC ngày 9/3/1964 của Bộ Giao thông vận tải do đồng chí Phan Trọng Tuệ ký.
Trải qua 40 năm từ khi được thành lập đến nay, Công ty luôn lấy nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa xe và sản xuất phụ tùng làm trọng tâm.
Trưởng thành từ một xưởng sửa chữa nhỏ của Đoàn xe 12 - Cục chuyên gia, năm 1966 được trang bị một hệ thống thiết bị sửa chữa xe đồng bộ với công suất 350 xe/ năm, Công ty đã trở thành một đơn vị sửa chữa xe con, xe du lịch nổi tiếng ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Công ty sản xuất và sửa chữa ôtô 3 - 2 còn là đơn vị có thế mạnh về sản xuất phụ tùng ôtô, xe máy.
Từ năm 1990 đến nay, trong cơ chế thị trường, Công ty đã thực hiện phương châm đa dạng hoá sản phẩm, khai thác tiềm năng lao động, công nghệ, thiết bị, tìm kiếm công ăn việc làm cho người lao động, để từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Trong những năm đầu khi chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty đã thực hiện quá trình tập trung giải quyết đóng mới một số loại xe: YA7, 469, xe mini buýt từ 8 - 16 chỗ ngồi để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là sửa chữa các cấp, tân trang đóng mới các loại xe du lịch, xe công tác, xe ca và mua bán các loại xe, sản xuất kinh doanh mua bán phụ tùng ôtô, xe máy các loại
II. Nhiệm vụ hiện nay của Công ty cơ khí ôtô 3 - 2
Công ty cơ khí ôtô 3 -2 là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, cơ con dấu riêng, là thành viên của liên hiệp xí nghiệp cơ khí giao thông vận tải thuộc Bộ giao thông vận tải. Hoạt động của Công ty theo điều lệ xí nghiệp công nghiệp. Những năm đầu mới thành lập nhà máy có nhiệm vụ quyền hạn cụ thể:
* Nhiệm vụ cơ bản của công ty:
- Xây dựng thực hiện kế hoạch không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh, đáp ứng ngày càng nhiều hàng hoá và dịch vụ cho xã hội, tự bù đắp chi phí, tự trang trải vốn và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước trên cơ sở tận dụng năng lực, sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội, tổ chức đời sống và hoạt động xã hội, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá và nghề nghiệp công nhân viên chức.
- Mở rộng liên kết kinh tế với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, tăng cường hợp tác kinh tế nước ngoài. Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, góp phần tích cực vào việc tổ chức nền sản xuất xã hội và cải tạo XHCN.
- Bảo vệ nhà máy, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng, tuân thủ pháp luật, hạch toán và báo cáo trung thực theo chế độ Nhà nước qui định. Công ty cơ khí 3-2 đã ưa ra những nhiệm vụ cụ thể và kế hoạch sản xuất sau:
- Nhiệm vụ cụ thể:
+ Sửa chữa các cấp, tân trang đóng mới các loại xe du lịch, xe công tác, xe ca, xe buýt và mua bán các loại xe.
+ Sản xuất kinh doanh mua bán phụ tùng ôtô và xe máy các loại.
+ Sản xuất và phục hồi một số mặt hàng phục vụ ngành và các ngành kinh tế khác.
Với những nhiệm vụ cụ thể trên ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra một chương trình sản xuất kinh doanh đầy đủ:
- Chương trình cải tạo xe tải, xe ôtô thành các loại xe chuyên dùng.
+ Đóng thùng kín, thùng hở các loại.
+ Đóng thùng lắp cẩu các loại.
+ Lắp ráp xe tải chở người t rên cao.
- Chương trình củng cố bộ phận bảo dưỡng sửa chữa ôtô.
+ Đầu năm 2002 Công ty đã khánh thành nhà bảo dưỡng ôtô mới, có vị trí tiếp cận mặt tiền, rất thuận lợi cho việc giao tiếp và nhận xe phục vụ khách hàng. Ngoài ra công ty sẽ đầu tư thêm cho phân xưởng các trang thiết bị bảo dưỡng khác, tuyển chọn bổ sung một số công nhân có tay nghề giỏi, để đủ sức cạnh tranh với bên ngoài.
- Chương trình sản xuất kết cấu thép:
Năm 2001, Công ty cần mở rộng quan hệ với khách hàng để ký được các hợp đồng sản xuất kết cấu thép, bỏ qua khâu trung gian để giảm phiền hà và phát huy hiệu quả kinh tế.
- Chương trình sản xuất phụ tùng xe:
Năm 2000, Công ty đã đầu tư trang thiết bị mới, đầu tư lao động kỹ thuật để tạo dựng dây chuyền sản xuất khung xe Wave, chân chống và giàn để chân các loại, nhưng số lượng đạt còn thấp so với nhu cầu thị trường.
+ Năm 2001, Công ty cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống công nghệ, cải tiến kỹ thuật, để nâng cao năng suất và chất lượng, phấn đấu sản xuất và tiêu thụ 30.000 bộ phụ kiện và khung. Đi sâu vào chương trình nội địa hoá chúng ta cần nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới như: phanh, cần khởi động, cần sang số, giảm sóc để tăng thêm tỷ lệ nội địa hoá mặt hàng xe máy.
- Công ty cơ khí 3-2 có những quyền hạn sau:
+ Có quyền chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh doanh, liên kết liên doanh phát triển sản xuất trên cơ sở phương hướng mục tiêu kế hoạch nhà nước, nhu cầu thị trường và thông qua đại hội công nhân viên quyết định.
+ Có quyền thực hiện quyền tự chủ về tài chính của Nhà máy và sử dụng các loạivốn được nhà nước giao để kinh doanh có lãi, có quyền lập và sử dụng các quỹ theo đúng qui định của nhà nước.
+ Có quyền chủ động tổ chức giải thể các bộ phận sản xuất chính, phụ trợ, dịch vụ, các bộ phận quản lí để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất, có quyền tuyển dụng lao động và sử dụng lao động theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh, có quyền bổ nhiệm cán bộ từ cấp trưởng phòng ban trở xuống, có quyền nâng cấp bậc lương cho công nhân viên chức.
+ Có quyền chủ động xây dựng chương trình nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kh kỹ thuật vào sản xuất, mở rộng mọi hình thức liên kết với các cơ sở nghiên cứu các tập thể và cá nhân nhà khoa học trong và ngoài nước.
III. Bộ máy quản lí - sản xuất ở Công ty cơ khí 3-2
Đối với một doanh nghiệp sản xuất, việc sản xuất kinh doanh có đạt năng suất cao, chất lượng tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tổ chức sản xuất, tổ chức quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm khoa học và đặc biệt là yếu tố quản lí. Để thực hiện tốt việc này phải phụ thuộc vào từng điều kiện về cơ sở vật chất và trình độ quản lí của từng doanh nghiệp.
Công ty cơ khí ôtô 3-2 hiện có 380 cán bộ công nhân viên, trong đó bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 318 người, bộ phận quản lí chiếm 62 người. Việc tổ chức quản lí sản xuất của Công ty được thống nhất từ trên xuống dưới:
- Giám đốc Nhà máy ôtô 3 - 2 là người được Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải bổ nhiệm, có nhiệm vụ và quyền hạn được qui định trong điều lệ xí nghiệp quốc doanh. Giám đốc là người có quyền cao nhất, chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, từ việc huyd dộng vốn, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động đến việc phân phối thu nhập và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc và các phòng ban.
- Phó giám đốc: là người cộng sự đắc lực của giám đốc chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước giám đốc về những phần việc được phân công.
- Phòng nhân chính: nhiệm vụ của phòng là tổ chức lao động, bố trí sắp xếp lao động trong công ty về số lượng, trình độ, nghiệp vụ tay nghề phù hợp với từng phòng ban, từng phân xưởng. Xây dựng và ban hành mọi quy chế trên mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ và chế độ của nhà nước. Quản lí tiền lương, tiền thưởng, quản lí lao động kỹ thuật hàng ngày, hàng quý.
- Phòng kế toán: Có chức năng giúp giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế ở nhà máy theo cơ chế quản lí mới, đồng thời
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0174.doc