MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1
II. NỘI DUNG 3
1. Nguồn gốc tết Nguyên Đán của người Trung Quốc 3
1.1. “Tết” là gì? 3
1.2. Nguyên Đán là gì? 3
1.3. Tết Nguyên Đán là gì? 3
1.4. Nguồn gốc ngày tết Nguyên Đán 3
2. Những phong tục trong tết Nguyên Đán của người Trung Quốc 4
2.1. Phong tục là gì? 4
2.2. Người Trung Quốc đón tết Nguyên Đán có những phong tục gì? 4
2.1.1. Phong tục cúng táo vương thần 4
2.2.2.Phong tục quét rác đón tết – nguồn gốc 5
2.2.3.Phong tục dán giấy hoa lên cửa sổ. 6
2.2.4.Dán câu đối Tết 7
2.2.4.1.Nguồn gốc của câu đối tết 7
2.2.4.2. Câu đối – nội hàm văn hóa. 8
2.2.5.Dán tranh tết 9
2.2.6. Phong tục trong đêm giao thừa (hay còn gọi là đêm trừ tịch) 10
2.2.6.1.Nguồn gốc 10
2.2.6.2.Các phong tục trong đêm giao thừa 10
2.2.7. Phong tục đốt pháo ngày tết 14
2.2.8.Phong tục chúc tết 15
III. SO SÁNH VỚI VIỆT NAM. 15
1. Nguồn gốc tết Nguyên Đán. 16
2. Một số nét khác biệt trong phong tục đón tết Nguyên Đán giữa Việt Nam và Trung Quốc . 16
IV. Ý NGHĨA 18
V. KẾT LUẬN 18
Tài liệu tham khảo 19
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7278 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số phong tục ngày tết Nguyên Đán của người Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm lụng vất vả; vì vậy mà người ta gọi là “ăn Tết”.
1.2. Nguyên Đán là gì?
Theo cách giải thích bằng tiếng Hán Việt thì “nguyên” là bắt đầu, “đán” là “buổi sáng sớm”.
1.3. Tết Nguyên Đán là gì?
Tết Nguyên Đán là hết một vòng bốn mùa, là ngày đầu tiên của một năm. Ngày tết Nguyên Đán còn được gọi là “Tam Nguyên” ( 3 mở đầu) vì đó là ngày đầu năm, đầu mùa (mùa xuân), đầu tháng (tháng giêng).
1.4. Nguồn gốc ngày tết Nguyên Đán
Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Nhất Thanh viết theo từ điển “Thượng Hải mục trung ngoại lịch đại niên sự biểu thị” thì khởi đầu lịch Tàu 3000 năm trước lịch Tây kỉ nguyên”. Thời nhà Hạ (2205 – 1818 trước Tây Lịch) lịch Tàu chọn tháng 1 là tháng Giêng nhưng đến thời Hán Vũ Đế lại chọn tháng Dần là tháng giêng và lưu truyền cho đến ngày nay.
đối với những người Trung Quốc mà nói, những ngày long trọng nhất, náo nhiệt nhất, vui vẻ nhất chính là ngày tết Nguyên Đán. Theo sách “phong tục – lễ nghi dân gian Trung Quốc” – nhà xuất bản Thanh Hóa thì nó bắt nguồn từ từ “lạp tế” (tế lễ tháng Chạp) của xã hội nguyên thủy. Mọi người trải qua một năm cần cù lao động, lúc giao thừa giữa cuối năm và đầu năm mới đem những thứ thu hoạch đựơc để thờ cúng thần linh và tổ tiên để cảm tạ sự ban ơn của tự nhiên, dần dần hình thành phong tục chúc mừng đầu năm.
Như vậy, tết Nguyên Đán hay còn gọi là tết âm lịch (ăn tết theo ngày âm chứ không phải ăn tết theo ngày dương như phương Tây) là một mĩ tục của người dân Trung Quốc. Cái tên “tết âm lịch” (xuân tiết tế) bắt đầu từ năm 1913. Lúc bấy giờ, ngài Chu Khải Khâm đưa tờ trình lên Viên Thế Khải là “định tứ thời tiết hạ trình” (tờ trình xin định ra ngày nghỉ của 4 mùa) và đã định ra ngày mùng 1 âm lịch của tháng đầu tiên trong năm là ngày tết.
2. Những phong tục trong tết Nguyên Đán của người Trung Quốc
2.1. Phong tục là gì?
Theo từ điển tiếng Việt (NXB Văn hóa – thông tin tái bản in năm2002) thì “phong tục” là những nếp cũ đã thành tục lệ được lưu truyền trong dân gian được mọi người hưởng ứng và làm theo.
2.2. Người Trung Quốc đón tết Nguyên Đán có những phong tục gì?
2.1.1. Phong tục cúng táo vương thần
Truyền thuyết dân gian nói Táo vương gia là thần được Ngọc Hoàng đại đế sai xuống trần gian xem xét thiện ác, hàng năm phải bay về trời và 23 tháng Chạp để báo cáo tình hình cho nên nhà nhà đều cúng ông Táo.
Tế Táo (cúng ông Táo) được tiến hành đêm 23 tháng Chạp. Tranh hình ông Táo được dán lên tường bếp ở phía đông hoặc phía tây của nhà chính, hai bên là câu đối “Lên trời nói việc tốt, trở về mang theo điều may mắn”. Lúc cúng tế, người ta thường phải đặt một mâm hoa quả và một bát canh mì sau đó đốt hương khấn vái. Trong tiếng pháo người ta làm lễ tiễn Táo vương gia lên trời, sau đó đốt bỏ thần bếp cũ, và đốt kèm theo một số ngũ cốc, lương thực, cỏ cây để nuôi ngựa của Táo vương gia. Sau khi đốt thần bếp cũ để đưa Táo vương gia cũ lên trời có người dán thần bếp mới ngay, có người để đến đêm 30 mới dán. Cúng ông Táo phần nhiều dùng thực phẩm ngọt, dính với ý nghĩa là để miệng Táo vương gia ngọt ngào nói toàn điều hay. đương nhiên, ý nghĩa chân chính của lễ cúng ông Táo không phải là để Táo vương gia nói toàn lời hay lời tốt, mà để lúc Táo vương gia trở về hạ giới “mang hết ngũ cốc lương thực trở về”, có thể nói là trở về với mọi điều tốt lành. Trong lúc cầu xin và cúng ông Táo còn có niềm mong mỏi một ngày mai tốt đẹp, ngũ cốc được mùa, một năm mới may mắn và hạnh phúc.
Như vậy, với tục tế Táo đã mở ra khúc dạo đầu cho sự phấn khởi đón năm mới.
2.2.2.Phong tục quét rác đón tết – nguồn gốc
Mỗi khi tết đến xuân về, nhà nhà đều muốn làm cuộc tổng vệ sinh quét dọn. Mọi người quét dọn nhà cửa, rửa sạch đồ dùng gia đình, giặt toàn bộ chăn màn ngày xuân gọi là “tảo niên”.
Quét rác đón Tết không chỉ vì sạch sẽ để đón năm mới mà nó còn có lịch sử cần chú ý.
Tập tục “tảo niên” bắt đầu từ thời vua Nghiêu, vua Thuấn. Do một loại nghi thức tôn giáo trừ dịch bệnh thời cổ đại diễn biến mà thành. Đến thời Đường, Tống, phong tục “tảo niên” thịnh hành, theo “Mộng lương lục” của Ngô Bạch Mục ghi lại: “Cuối tháng 12, binh sĩ thứ dân bất kể to hay nhỏ đều quét dọn nhà cửa, trừ khử ô uế, sạch nhà, sân… để chúc sự bình an của năm mới”. Đến nay dân gian còn lưu hành câu “ngày 24 tháng Chạp phải quét đất quét nhà cửa”.
Trong dân gian còn lưu truyền một truyền thuyết. Tập tục quét rác là do tá điền ở Thông Châu đón lương thực hàng năm của Ngọc Hoàng mà ra. Trước đây, những người tá điền cả năm đầu tắt mặt tối, ngoài lương thực nộp thuế ra, số còn lại không đáng là bao. Họ cầu khấn Táo vương khi lên thiên đình nói những lời hay lời đẹp để Ngọc Hoàng khai ân, từ kho trời ban xuống chút ân huệ, trước đêm 30 trút gạo trắng như tuyết xuống để họ ăn bữa cơm đoàn tụ no nê. Để nghênh đón ân huệ của Ngọc Hoàng, mỗi năm vào ngày 24 tháng Chạp những người tá điền đều quét dọn trong nhà ngoài sân sạch sẽ để đón chờ lương thực trời ban cho. Cứ như vậy từ năm này qua năm khác, quét rác đã trở thành một phong tục trong dân gian
2.2.3.Phong tục dán giấy hoa lên cửa sổ.
Để đón tết, người Trung Quốc không chỉ quét dọn nhà cửa cho sạch sẽ mà còn trang hoàng ngôi nhà của mình đẹp đẽ hơn, khang trang hơn để đón tết.
Về tập tục dân gian đón tết dán giấy hoa lên cửa sổ, có câu “trên song thiếp hồng chỉ hồ lô, phùng tiết quá tuế thu ôn dịch” ( Nghĩa là: cửa dán giấy đỏ hồ lô (bầu nậm), vào dịp tết thu lây bệnh dịch) (Theo sách “phong tục”- lễ nghi dân gian Trung Quốc – NXB Thanh Hóa – trang 20). Dán giấy hoa trong dân gian là một loại trang trí trên cửa của dân cư, trong tập tục hàng năm tiễn cũ đón mới ứng dụng phổ biến đặc biệt, mục đích chủ yếu là trừ bỏ cái cũ, đón cái mới, tìm điều tốt lành.
Đề tài nghệ thuật “song hoa” (cắt giấy) rất rộng. Có nhân vật, hoa cỏ, loài thú, lời chúc cát tường, mẫu hoa văn, nhưng hình thức trên bức họa tổng hợp người, chim, hoa, côn trùng, văn tự thì gặp nhiều nhất. Trong đó hình thức mang tính chất đại diện nhất là “song hoa” chữ “hỉ”. Cắt chữ “hỉ” nói chung là dùng cho phong tân hôn nhưng năm mới là thời gian tốt nhất, rất nhiều người kết hôn, cho nên chữ “hỉ” cũng chính là vật trang sức đón năm mới. Hình tròn của chữ “hỉ” trong dân gian giải thích là “hồ lô”. “Hồ lô” nhiều hạt, nhiều phúc, từ xưa đến nay là tượng trưng của sinh mệnh và sinh sản. Cho nên chữ “hỉ” vừa có dáng hình “hồ lô” lại vừa hàm ý mang ý chúc mừng, vì vậy trở thành đề tài nghệ thuật cắt giấy dán cửa sổ.
Vì sao lại cắt chữ “hỉ”? “Hỉ” có nghĩa là: mừng, vui, việc mừng, thích, ưa, thích hợp. Cắt giấy chữ “hỉ” nói chung đều cắt thành chữ “song hỉ”. “Song hỉ” nói chung đều là sự tổng hợp của văn tự và văn hoa. Xử lý trên mẫu hoa văn chữ “hỉ” có nghệ nhân thể hiện sức tưởng tượng của họ: đầu hổ, ngựa vằn, hoa đào hoa lựu, song ngữ liên hoa, hồ điệp qua đằng, vạn niên thanh, long phượng… Các loại hình tượng đều được dùng trong hoa văn chữ “hỉ”. Những hình tượng này nói chung đều ngụ ý tốt lành cho tình yêu, cho hôn nhân, sinh con trai đầu lòng trong sinh hoạt thường ngày của nhân dân. Trong dân gian, những bức họa đó tinh xảo, khéo léo, chặt chẽ, cát tường như ý, tràn đầy không khí bình yên.
Dán giấy là một hình thức trang trí trong nhà rất phù hợp với phương Bắc. Phương Bắc khô ráo tương đối nhiều bụi, kiến trúc của dân cư phần nhiều là dùng gỗ làm ô cửa sổ, để phòng bụi, mọi người dán giấy đỏ vừa đẹp lại vừa mang không khí vui tươi. Hàng năm, mỗi khi quét dọn đón tết, người ta thay luôn giấy dán cũ và dán vào đó giấy mới.
Như vậy, nghệ thuật cắt giấy dán giấy có cơ sở quần chúng vững chắc, cũng được sinh mệnh nghệ thuật, tràn đầy sức sống. Trong dân gian, các địa phương Trung Quốc hầu như đều có thưởng thức, cách điệu, dạng thức màu khác nhau. Đây cũng là một trong những mĩ tục của Trung Quốc.
2.2.4.Dán câu đối Tết
2.2.4.1.Nguồn gốc của câu đối tết
Câu đối tết hình thành từ sách “xuân thư” đời Đường. “Xuân thư” lạ được gọi là “thiếp nghi xuân” (thiếp hợp với tết). Trong ngày lập xuân, viết hai chữ “nghi xuân” dán lên mé cửa. Hình thức đó dần dần phát triển thành câu đối, mang tính văn hóa rõ nét, nó luôn dùng từ, câu đối nhau, âm vần hài hòa. Câu đối xuân sớm nhất ghi chép trong sử sách là câu đối “Năm mới đón nhận ta chúc mừng: Ngày tết tốt lành hiệu trường xuân” của Hậu Thục Chủng Mạnh Sường, mà tên gọi chính thức của câu đối tết đại khái bắt đầu có ở thời Minh Thái Tổ – Chu Nguyên Chương. Xin trích nguyên câu đối do Hậu Thục Chủng Mạnh Sưởng viết:
“Tân niên nạp dư khánh
Giai tiết hiệu trường xuân”
Xin tạm dịch:
“Năm mới lại thêm vui
Tiết đẹp gọi trường xuân”
Ngày tết câu đối thường dùng giấy đỏ để viết. Chữ viết có thể màu vàng hoặc đen. Có một số địa phương viết câu đối trên gỗ.
2.2.4.2. Câu đối – nội hàm văn hóa.
Tết về, nhà nhà đều dán câu đối. Câu đối tết là một hình thức mà mọi người thích nghe, ham đọc và dần cũng được áp dụng rộng rãi không chỉ trong ngày tết mà còn có cả trong ma chay, cưới xin, mừng tân gia…
Câu đối có nhiều loại như: thọ liễn (câu đối mừng thọ), vẫn liễn (câu đối viếng), hạ liễn (câu đối chúc mừng), danh thắng liễn (câu đối cảnh đẹp), trạch đệ liễn (câu đối mừng nhà), đáp tặng liễn (câu đối tặng nhau), trung đường liễn (câu đối tặng đại học sĩ)…
Câu đối biểu hiện tư tưởng của trí tuệ con người. Sự ngắn gọn súc tích của câu đối có thể sử dụng những đặc sắc trong sáng tác của người khác, đáp ứng yêu cầu hàm súc, khéo léo trong cách biểu đạt. Dán câu đối, viết câu đối ngày tết là một mĩ tục, một vẻ đẹp vừa nho nhã vừa trí tuệ trong dân gian Trung Quốc. Xin trích dẫn ra đây một vài câu đối hay mà người dân Trung Quốc dán để tống cựu nghênh tân (tạm biệt năm cũ, đón năm mới):
“Nhất nguyên phục thủy
Vạn tượng canh tân”
Tạm dịch:
“Năm mới bắt đầu
Đổi mới muôn vẻ”
Hay câu:
“Đông phong từ từ nghênh cựu tuế
Mai hoa điểm điểm báo tân xuân”
Nghĩa là:
“Gió đông nhẹ thổi chào năm mới
Hoa mai tô điểm báo xuân về”.
Như vậy nói chung viết câu đối và dán câu đối vừa là một hình thức trang trí ngày tết đã trở thành phong tục, đồng thời nó cũng mang nội hàm tư tưởng cầu sự bình an, hạnh phúc và là tiếng lòng chung của người dân Trung Quốc bao đời nay.
2.2.5.Dán tranh tết
Dán tranh tết cũng là nghệ thuật truyền thống của dân gian Trung Quốc.
Tranh tết có nguồn gốc từ tranh thần giữ của thời Lưỡng Hán lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Dán tranh thần giữ của chủ yếu là để trừ tà. Sách “kinh sở tuế thời kí” của Tôn Lẫm triều Lương thời Nam triều viết rằng: “Ngày mồng một tháng giêng vẽ hai thần giữ của dán ở bên trái và bên phải nhà, bên trái là thần trà, bên phải là thần trừ tà, tục gọi là thần giữ của” (Trích sách “Cội nguôn văn hóa Trung Hoa – NXB Hội Nhà văn, trang 1213). Đến thời Đường tượng tranh vẽ thần giữ của là Tần Thúc Bảo, úy Tri Kính Đức người nhà Đường. Tục truyền là do Đường Thái Tông cho người họa sĩ đến vẽ hình tượng oai phong của hai vị tướng đó ở ngoài cửa cung, sau này kế thừa mà thành phong tục.
Tranh thần giữ của phần nhiều là hình chữ nhật. Bên phải và bên trái của phía trong nhà đều phải treo một bức tranh. Nhà ở hiện đại phần nhiều là cửa đơn cho nên người ta thường dán hai bức tranh vào một cánh cửa. Có người còn dán bên cánh cửa bức tranh tết ông Táo hay ông Thọ thay thần giữ của.
Như thế, dán giấy hoa, dán câu đối và dán tranh tết là những hình thức trang trí ngôi nhà không thể thiếu trong ngày tết trong dân gian Trung Quốc.
2.2.6. Phong tục trong đêm giao thừa (hay còn gọi là đêm trừ tịch)
2.2.6.1.Nguồn gốc
Tập tục đón giao thừa sớm nhất vào thời Nam Bắc triều. Canh Kiên Ngô, Từ Quân Thiến triều Lương đều có thơ văn đón giao thừa: “Nhất dạ liên song tuế, ngũ canh phân nhi niên”. Nghĩa là: một đêm liền hai tuổi, năm canh chia hai năm.
Như vậy giao thừa chính là sự tiếp giao giữa đêm cuối cùng của năm cũ và ngày đầu tiên của năm mới.
Thời xưa đón giao thừa còn gọi “chiếu hổ hao” (chiếu sáng) mọi người thắp nến hoặc đèn dầu thâu đêm đón giao thừa tượng trưng cho việc xua đuổi đốt cháy hết tà ôn bệnh tật chờ đón một năm mới may mắn, tốt đẹp như ý.
Phong tục này được mọi người lưu truyền đến ngày nay.
2.2.6.2.Các phong tục trong đêm giao thừa
Có lẽ đêm giao thừa, giây phút thiêng liêng nhất là “tống cựu nghênh tân” (tạm biệt năm cũ đón năm mới). Mấy ai có thể không xốn xang khi tận hưởng thời khắc đó. Có lẽ vì vậy mà con người ta thức thâu đêm để tận hưởng những phút giây thiêng liêng này.
1. Tế tổ
Tế tổ là một nội dung quan trọng của trừ tịch. Chiều 30 tết người ta đã chuẩn bị hương, nến, đèn lồng, pháo… đến lúc hoàng hôn bắt đầu cúng tổ tiên. Đó là phong tục cũ lưu truyền từ thời thượng cổ. Ngoài việc cầu xin tổ tiên phù hộ ban phước giao thừa còn mang ý nghĩa đoàn tụ gia đình.
2. Thủ tuế với những bữa cơm giao thừa – bữa cỗ tất niên
Thủ tuế tức đêm trừ tịch người ta thức thâu đêm, ôn chuyện năm cũ, nói chuyện năm mới để chờ trời sáng. Thời Tấn, thời Tống đều có thư tịch ghi chép lại tập tục thủ tuế. Thủ tuế có hai hàm nghĩa: một là từ biệt năm cũ, hai là đón ngày đầu tiên của năm mới.
Đêm cuối cùng của tháng 12 âm lịch gọi là đêm “trừ tịch”. “Trừ” có nghĩa là bỏ đi, “tịch” có nghĩa là đêm. “Trừ tịch” vốn có nghĩa là trừ bỏ đêm cuối cùng của năm, bỏ cũ đón mới (tống cựu nghênh tân).
Thông thường vào đêm giao thừa, mọi người trong nhà tụ tập quây quần bên nhau ăn bữa cơm cuối năm, gọi là “bữa cơm tất niên”. Trong sách “Thanh gia lục” của Cố Thiết Khanh người đời Thanh viết: “Đêm giao thừa già trẻ tụ tập dọn tiệc gia đình, nói nhiều lời tốt đẹp gọi là bữa cơm tết tục gọi là hợp gia hoan”. Bữa cơm đó cả già trẻ trai gái cùng ăn, vừa ăn vừa trò chuyện.
ở miền Bắc bữa cơm này nhất định phải ăn bánh “chẻo”. ở miền Nam bữa cơm này nhất định phải có rất nhiều món ăn, ngưòi ta còn gọi bữa cơm này là “phân tuế”, phải có 10 bát món ăn, trong đó có mấy món đặc biệt như món “lục tuân”. Bữa cơm tất niên ở Hàng Châu, Tô Châu, Thượng Hải không thể thiếu món bánh chẻo, tượng trưng cho “Nguyên Bảo” (nghĩa là đỉnh vàng). Món này có trứng gà làm vỏ, bên trong có nhân thịt. Vỏ màu sáp vàng, nhân phớt hồng, có ít rau chân vịt và miến không những đẹp mắt mà tăng thêm bầu không khí ấm cúng, thơm nức cho ngày tết. Lại thêm một bát thịt viên có ý nghĩa đoàn viên đoàn tụ, đĩa thịt thủ lợn (gọi là “Nguyên báo nhục”), với một đĩa thịt kho trứng gà nhất định phải đủ, với ý nghĩa không thể thiếu, con cháu đầy nhà, một đĩa cá, sau khi đặt lên không thể ăn đầu cá, đuôi cá với ý nghĩa “có đầu có đuôi”. “Rượu đồ tô” bất kể già trẻ, bất kể biết uống hay không biết uống đều phải uống một chút, cơm bày cùng rượu đồ tô ăn uống mặt đỏ hồng hào, dạt dào ý xuân.
Cư dân Đài Loan gọi bữa cơm tất niên là “vi lư”. Người ta quây quần bên bàn tròn có đặt nồi lửa. Mỗi món ăn đều mang ý nghĩa: cá viên – tượng trưng cho sự đoàn viên, gà trong “gà vàng” (kê trong “kim kê”) tiếng Đài Loan hợp với âm “gia” tức “thực kê khởi gia” nghĩa là ăn thịt gà gia đình sung túc. Một số món ăn rán qua mỡ biểu thị “giờ vận hưng vượng” (gia đình làm ăn thịnh vượng).
“Cam” tiếng Đài Loan giải thích là”phạn”, ăn cam lấy nghĩa là “phát tài sung túc”. Món rau khi ngồi quanh bếp lửa (vi lư) không được dùng dao để cắt, rửa sạch cả gốc đem nấu. Khi ăn cũng không được cắn đứt mà chậm chậm ăn từ đầu đến cuối để chúc phúc bố mẹ, ông bà, chúc bố mẹ, ông bà trường thọ. Như vậy, bữa cơm tất niên không chỉ đơn thuần là “tế tổ” mà nó còn thể hiện tình cảm trong gia đình, là bữa cơm đoàn viên mang nặng hơi ấm tình người, tình cha con, tình vợ chồng, anh em. Vì vậy người ta còn gọi bữa cơm tất niên là “bữa cơm đoàn viên”.
3. Gói bánh, ăn bánh vằn thắn là nội dung quan trọng của người phương Bắc.
Tập tục ăn bánh tết bắt đầu có từ thời Minh, thịnh hành ở thời Thanh. Bánh mì vằn thắn phải gói xong đêm giao thừa, ăn vào giờ Ngọ. Đó chính là lúc tiếng chuông năm mới vang lên, năm mới bắt đầu. ăn bánh mì vằn thắn có ý nghĩa “ranh giới giữa năm cũ và năm mới”, “giao” với “giảo” (bánh) gần âm (hài âm). Vì thế mà người ta gọi nó là “giảo tử”.
ở Sơn Đông đêm giao thừa phải gói 3 loại bánh: thứ nhất là bánh nhân thịt ăn tối giao thừa. Thứ hai là bánh chay dùng để cúng thần. Thứ ba là bánh ăn thử nghiệm (nghiệm thuế) gói kèm tiền xu táo đỏ ăn vào sáng mùng một tết. Ngày tết, cả nhà cùng gói bánh mang ý nghĩa đoàn viên. Nếu như sáng mồng một tết ăn được chiếc bánh có tiền xu hoặc táo đỏ thì coi như năm mới cực kì may mắn.
gói bánh và ăn bánh tuy không phổ biến nhưng nó cũng là một trong những phong tục đón tết của một số địa phương Trung Quốc. Điều này giữa Trung Quốc và Việt Nam có nét khác biệt. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong phần so sánh với phong tục Việt Nam.
4. Tiền mừng tuổi đêm giao thừa
Mỗi khi tết đến xuân về, trẻ con được người lớn cho tiền mừng tuổi. Vì sao khi tết đến xuân về phải cho trẻ tiền mừng tuổi?
ở đây có một câu chuyện được lưu truyền rất rộng. Truyền thuyết kể lại rằng, thời xưa có một loại tiểu yêu tên gọi là “sùng”. Hàng năm cứ đến 30 tết nó xuất hiện để hại trẻ con, nó dùng tay sờ 3 cái vào đầu trẻ con, đứa trẻ từ thông minh nhanh nhẹn trở thành đứa ngốc nghếch. Vì vậy người ta phải đốt đuốc trông trẻ, gọi là “thủ sùng”. Người ta dùng tờ giấy đỏ gói tiền, con sùng không dám lại để hại đứa trẻ nữa, người ta gọi tiền này là “áp sùng tiền” (tiền đuổi con sùng), hơn nữa “sùng” và “tuế” hài âm với nhau trôi theo năm tháng nên được gọi là “áp tuế tiền” (tiền mừng tuổi).
Tiền mừng tuổi sớm nhất gọi là “yếm thắng tiền”, hoặc “áp thắng tiền”. Loại tiền này không phải là loại tiền lưu thông trên thị trường, đó là loại tiền đồng đúc thành hình đồng tiền đeo vào người để chơi và tránh tà ma. Loại đồ đeo trang sức hình thức tiền tệ này xuất hiện sớm nhất vào thời Hán. Có loại trên mặt chính đúc chữ và các lời nói như “Thiên thu vạn tuế”, “Thiên hạ thái bình”, “Khử ương trừ hung”…
Thời Đường ngày xuân có lệ rải tiền cung đình thịnh hành. Lúc bấy giờ tết xuân là lập xuân, là ngày trong cung lễ bái nhau, trong dân gian không có tập tục này. Quyển 26 bộ “tư trị thông giam” đã ghi việc Dương Quý Phi sinh con trai, Huyền Tông đích thân đến thăm vui mừng ban cho việc tắm rửa đứa con vàng bạc. Tắm rửa cho đứa con ngoài việc chúc mừng ra còn có ý nghĩa quan trọng là bùa hộ mệnh trừ khử tà ma của người bề trên cho trẻ mới sinh.
Sau đến thời Tống Nguyên lấy ngày mồng 1 tháng giêng làm ngày lập xuân. Không ít phong tục vào ngày lập xuân cũng chuyển đến tết xuân. Phong tục rải tiền xuân đã thay đổi thành tập tục mừng tuổi cho trẻ con.
đến thời Minh Thanh, tiền mừng tuổi đại đa số dùng dây đỏ xâu tiền thành chuỗi ban cho trẻ con. Sau thời dân quốc thì thay đổi, dùng giấy đỏ bọc 100 đồng, ngụ ý “Trường mệnh bách tuế” (thọ 100 tuổi). Mừng tuổi cho thế hệ sau đã trưởng thành thì trong giấy gói đỏ có một đồng tiền, tượng trưng cho “tài nguyên mậu thịnh” (tiền của phát đạt), “nhất bản vạn lợi” (một vốn vạn lời). Sau khi tiền xu trở thành tiền giấy, các bậc cha mẹ thích chọn tiền giấy mới mừng cho con cái, vì “tiền” và “liên” đồng âm, biểu thị đời sau liên tục phát tài, phát triển cao hơn đời trước.
Từ chuyện kể trên, không khó phát hiện ra rằng tục lệ tiền mừng tuổi như nguồn nước chảy dài, tiền mừng tuổi thay thế cho lời chúc tốt đẹp nhất của thế hệ trước dành cho thế hệ sau, là bùa hộ mệnh của bề trên cho trẻ con, bảo vệ trẻ con năm mới khỏe mạnh, mong muốn một năm mới may mắn.
2.2.7. Phong tục đốt pháo ngày tết
Trong ngày lễ tưng bừng của người Trung Quốc, người ta đều đốt pháo hoa, pháo tép. Pháo đốt trong ngày tết cũng có nguồn gốc sâu xa của nó.
Tập tục này ở Trung Quốc đã có hơn 2000 năm lịch sử. Trong “Kính Sở tuế thời ký” đã từng ghi chép: mồng một tháng giêng, khi gà gáy lần thứ nhất mọi người đều dậy nổ pháo trúc trong sân nhà mình để trừ tà ma và ác quỷ.
Trong bài thơ “Xuân sớm” của thi nhân Lai Hộc (thời nhà Hán) có câu:
“Tân lịch tài tương bán chỉ khai
Tiểu đình do tụ bộc can khôi”.
Nghĩa là : Năm mới mở nửa trang giấy ra, trang đã phủ đầy tro của pháo sào (pháo trúc) trong sân nhỏ.
Như vậy đốt pháo ngày tết vừa có ý nghĩa như để trừ tà ma ác quỷ, vừa có ý nghĩa là tiếng reo để chào đón một năm mới an lành. Người ta có thể đốt pháo ngay trong đêm giao thừa, cũng có thể đốt vào sáng mồng 1 tết.
2.2.8.Phong tục chúc tết
Mùng một tết, mọi người đều dậy sớm ăn mặc chỉnh tề đi thăm người thân và bạn bè, chúc tết lẫn nhau.
Về nguồn gốc của tập tục chúc tết : có một truyền thuyết như thế này: Thời đại cổ xưa có một loài quái vật, đỉnh đầu mọc một cái sừng, miệng đỏ như một chậu máu, mọi người gọi đó là “niên”. Mỗi khi đến đêm 30 tháng chạp, nó xuyên qua rừng núi để cướp đồ ăn, cắn người. Con “niên” sau khi ăn no nê, nghênh ngang ra đi (vì mọi người phải chuẩn bị một ít đồ ăn đặt ngoài sân hoặc cửa) mọi người mới mở cửa, gặp nhau, nói lời mừng vui, chúc mừng lẫn nhau chưa bị con “niên” ăn thịt. Phong tục chúc tết được lưu truyền cho đến nay.
Chúng ta đều biết mùa xuân mới là lúc thuận lợi để người ta thăn bạn bè cố hữu, chúc mừng lẫn nhau. Sách “Phạm thiên lô tùng lục” của Sài Ngạc viết rằng: “Nam nữ lần lượt chúc bề trên, chủ nhà dắt trẻ con đi thăm bè bạn thân hữu hoặc sai con em đi chúc mừng thay,gọi là chúc tết”. Hiện tại, ngoài bạn bè, hàng xóm chúc mừng lẫn nhau năm mới vạn sự như ý, còn các đơn vị cũng tổ chức thành đoàn đi chúc tết, bạn bè, đồng chí tụ tập nhau vào sáng mùng 1 tết chúc mừng lẫn nhau làm tăng thêm mối thân tình của gia đình đồng chí. Ngày tết người ta thường chúc nhau các câu như “An khang thịnh vượng”, “đại các đại lợi”… Ngày tết tránh nói những điều rủi ro, kém may mắn… Lễ “khai hạ” kết thúc tết nguyên đán.
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu phong tục ngày lễ tết Nguyên đán của người Trung Quốc. Chúng ta cùng tin tưởng rằng: Cùng với tiến bộ của xã hội, nội dung ngày lễ truyền thống của Trung Quốc, ngày càng có sự thay đổi lớn.
III. so sánh với việt nam.
Việt Nam là nước láng giềng với Trung Quốc. Trung Quốc là nước có nền văn minh lâu đời, cùng so sánh với văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập, ấn Độ, ả Rập . Vì vậy mà văn hóa, văn minh Trung Quốc có sức lan tỏa, và có ảnh hưởng tới các nước xung quanh. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Nhưng chúng ta sẽ không đi sâu vào tìm hiểu văn hóa Trung Hoa đã ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào, mà chúng ta chỉ tìm sự khác nhau trong phong tục ngày tết Nguyên đán giữa Trung Quốc và Việt Nam.
1. Nguồn gốc tết Nguyên Đán.
Giáo sư – viện sĩ Trần Ngọc Thêm nói : “thời cổ, năm mới phương Nam bắt đầu từ tháng tý tức tháng Một, sau ảnh hưỏng của Trung Hoa lấy tháng Dần làm đầu năm, nhưng tết ta vẫn mang đặc trưng văn hóa dân tộc” (trích “Cơ sở văn hóa Việt Nam” – 1999 Trang 150 – 151)
Như vậy, nước ta có phong tục đón tết Nguyên Đán là có nguồn gốc từ Trung Hoa.
2. Một số nét khác biệt trong phong tục đón tết Nguyên Đán giữa Việt Nam và Trung Quốc .
Chúng ta đều biết ngày 23 tháng chạp cả Trung Quốc và Việt Nam đều có phong tục cúng ông Táo. nếu như ở Trung Quốc, mọi người làm lễ cúng, đốt tranh ông Táo cũ, dán tranh ông Táo mới, đồ cúng là một chút đồ ngọt thì ở Việt Nam đồ cúng lại là một ít đồ ăn, một con cá chép (là phương tiện để ông Táo bay về trời), 1 đĩa xôi gà, thay mới hương hoa, đôi hia, mũ áo. Người dân Việt Nam làm lễ cúng ông Táo mang những điều tốt lành trở về.
Lễ tục trong 3 ngày tết của Việt Nam (mùng 1, 2, 3) là: cúng ông bà tổ tiên, tục chúc tết mừng tuổi, và lễ hóa vàng kết thúc tết Nguyên Đán.
Điều khác biệt nữa giữa phong tục Việt Nam và Trung Quốc là Việt Nam có tục hái lộc xông nhà: Đêm giao thừa người dân Việt Nam đi hái lộc ở cây đa đầu làng hoặc ra chùa xin lộc, hoặc ở chốn tôn nghiêm.
Hái lộc có ý nghĩa : Hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khỏe tiến bộ, thành đạt hơn năm cũ. Nhiều nhà chủ động tự mình xông nhà hoặc dặn trước người “nhẹ vía” mà mình thích về xông nhà. ở thành thị thời trước sáng mùng 1 có một số người nghèo gánh 1 gánh nước đến một gia đình giàu có và chúc họ “Lộc phước dồi dào”. những người này được thưởng tiền rất hậu. nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng phải dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình “nặng vía”. chính vì vậy đáng lẽ sáng mùng một đông vui lại hóa ra ít khách, trừ những nhà tự xông nhà vì tục xông nhà chỉ tính người đầu tiên đến nhà.
điều khác biệt nổi trội và riêng biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc nữa là người Việt Nam có phong tục gói bánh chưng ngày tết. bánh được gói bằng lá dong ,nguyên liệu làm bánh là gạo nếp, đỗ hành và thịt lợn. Từ xa xưa nhân dân ta đã có câu : “Thịt mỡ, dưa hành ,câu đối đỏ. cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” là vì vậy.
Bánh chưng với nguyên liệu gạo nếp biểu tượng cho hương hồn dân tộc, gạo nếp là đặc trưng của văn minh nông nghiệp. Bánh chưng biểu tượng cho đất mẹ (có nơi còn có bánh giầy biểu tượng cho trời cao) (đất vuông ). Ngày tết gói bánh chưng làm tăng không khí thiêng liêng ngày tết, thắp hương và bày bánh chưng lên bàn thờ để nhớ công ơn tổ tiên và cũng làm tăng mối đoàn kết, thân tình giữa các thành viên và tình bà con xóm giềng .
Tóm lại, phong tục đón tết Nguyên Đán của Việt Nam cũng có nét tương tự như ở Trung Quốc vì Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc nên có ảnh hưởng của Trung Quốc là điều dễ hiểu.
Nhưng mỗi dân tộc ít nhiều đều có phong tục tập quán mang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DPhuong (26).doc