Đề tài Một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ nay đến năm 2010

Tìm kiếm để xâm nhập vào thị trường, mở rộng thị trường là điều kiện hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Kạn. Tỉnh đã có quan hệ hàng hoá với các tỉnh trong vùng, với thủ đô Hà Nội, với Cảng Hải Phòng và một số mặt hàng có thị trường trong nước. Chính sách thị trường hướng vào việc thúc đẩy sự gắn kết giữa thị trường trong tỉnh với thị trường ngoài tỉnh. Phát triển thị trường trên cơ sở phát triển kinh tế hàng hoá, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đối với các tầng lớp dân cư, các đơn vị kinh tế trên địa bàn tỉnh. Cần tiếp tục ổn định và mở rộng quan hệ thông qua các hợp đồng liên kết sản xuất và mua bán hàng hoá.

Phát huy lợi thế của tỉnh để tăng khối lượng và nâng cao chất lượng các mặt hàng truyền thống như: Chè, sản phẩm chế biến từ gỗ và lâm sản. Có chính sách khen thưởng cụ thể cho việc tìm kiếm, tạo lập và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đặc biệt quan tâm đến thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng cao. Xúc tiến việc hợp tác trong XD cơ sở phát triển ngành du lịch với các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Phòng.

Cụ thể hơn là việc phát triển giao thông vận tải và mạng lưới các HTX mua bán, đặc biệt chú trọng các vùng giao lưu còn khó khăn như các xã vùng cao, đồng bào dân tộc thiểu số. Kèm theo đó là việc phát triển các dịch vụ thông tin kinh tế nhằm nắm bắt và dự báo tình hình thị trường trong nước, trong vùng và trong khu vực có liên quan đến khả năng sản xuất và cung cấp các mặt hàng chủ lực của tỉnh như: các sản phẩm chế biến và khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mặt hàng gỗ và mặt hàng lâm sản

doc81 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ nay đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trên cơ sở tách ra từ hai tỉnh: Bắc Thái và Cao Bằng. Bắc Kạn bao gồm 6 huyện và 1 thị xã, đó là các huyện: Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rỳ, Ngân Sơn và thị xã Bắc Kạn. Phía Bắc giáp với Cao Bằng, phía Nam giáp với Thái Nguyên, phía Tây giáp với Tuyên Quang và phía Đông giáp với Lạng Sơn. Bắc Kạn có diện tích đất tự nhiên là 479.554 Ha, tổng dân số năm 1996 là 259.612 người, mật độ dân số là 54,14 người/Km2. Là một tỉnh miền núi mới được tái lập, Bắc Kạn xuất phát từ một điểm rất thấp về kinh tế - xã hội: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 1996 mới chỉ đạt 309.286 triệu đồng (tính theo giá thực tế năm 1994), như vậy GDP bình quân đầu người còn rất thấp; năm 1996 đạt 1.191.000 đồng/người. Mặc dù có sự thay đổi về địa giới hành chính nhưng từ khi tái lập đến nay tình hình kinh tế - xã hội Bắc Kạn dần dần được ổn định và có nhiều chuyển biến tích cực tạo đà cho những bước phát triển tiếp theo. Chúng ta hãy xem xét qua tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn sau đây: I. Tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ năm 1997 đến 2000. 1/ Tổng quan về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. a/ Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu. Qua bảng số liệu 2.1, cho ta thấy mức độ phát triển chung của toàn tỉnh thông qua một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu. Dân số trung bình của tỉnh Bắc Kạn được xếp vào loại ít nhất trong các tỉnh thành của cả nước, dân số trung bình của tỉnh năm 1997 mới chỉ đạt 265.193 người. Tuy nhiên tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn ở mức độ cao so với cả nước, qua các năm 97 - 98, 98 - 99, 99 - 2000, tỷ lệ gia tăng dân số bình quân là 2,15% một năm, trong khi đó cả nước đã giảm xuống 1,7% một năm và thế giới chỉ còn 1,4% một năm. Do đó, dân số Bắc Kạn bình quân năm 2000 là 282.667 người. Xét về một số chỉ tiêu xã hội như tổng số y, bác sỹ; số giường bệnh... thì Bắc Kạn đã đạt trên mức trung bình của cả nước. Vào thời điểm 30/9/1999, tổng số y, bác sỹ là 546 người; tổng số giường bệnh là 879 giường. Chỉ số y, bác sỹ trên một vạn dân của tỉnh đạt 19,73 người, trong đó bình quân của nớc chỉ số này đạt 11,57 người; số giường bệnh trên một vạn dân đạt 31,80 giường, trong khi đó cả nước mới chỉ đạt 25,67 giường trên một vạn dân. Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu. STT Các chỉ tiêu Đvị tính 1997 1998 1999 1 Dân số trung bình Người 265.193 270.894 276.7182 - Mật độ dân số Người/Km 255,29 56,49 57,703 2 Sản lượng qui thóc Tấn 81.939 84.946 89.001 3 Lương thực qui thóc bình quân đầu người Kg/người 308,9 313,6 321,65 4 Diện tích rừng trồng tập trung Ha 2.754 4.806 4.8746 5 GDP tính giá thực tế Triệu đồng 358.187 409.693 447.2257 6 GDP/người Ngàn đồng 1.351 1.512 1.6168 7 Tổng thu NSNN Triệu đồng 16.671 22.545 29.3529 8 Tỷ lệ huy động NS % 4,71 5,54 6,6710 9 Tổng chi NSNN Triệu đồng 183.294 211.201 306.322 10 Giá trị SX công nghiệp(giá 1994) Triệu đồng 20.823 26.648 36.860 11 Số học sinh PT Học sinh 69.462 71.686 73.683 12 Số học sinh/vạn dân Học sinh 2.619 2.646 2.66214 13 Tổng số y, bác sỹ Người 445 515 546 14 Số y, bác sỹ/vạn dân Người 16,79 19,02 19,73 15 Tổng số giường bệnh Giường 834 869 879 16 Số giường bệnh /vạn dân Giường 31,45 32,08 31,80 Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 1999 Nếu như dân số của Bắc Kạn được xếp vào loại ít nhất của cả nước thì tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) cũng được liệt kê vào hàng ngũ cuối cùng của các tỉnh thành trong cả nước. Năm 1997, khi tỉnh mới được thành lập GDP theo giá hiện hành mới chỉ đạt 358.187 triệu đồng, qua các năm tiếp theo Bắc Kạn đã cố gắng vươn lên và đạt được tốc độ tăng trưởng GDP khá khả quan, trong khi đó tốc độ tăng GDP của cả nước chững lại ở mức thấp. Năm 1997 tốc độ tăng GDP của Bắc Kạn đạt 16,87%; năm 1998: 6,7%; năm 1999: 7,2%; năm 2000: 8,2%. Trong khi đó tốc tăng GDP của cả nước năm 1997 là 8,2%; năm 1998: 5,8%; 1999: 4,8%; năm 2000: 6,7%. Tuy nhiên, nếu xét theo chỉ số GDP bình quân đầu người là một chỉ số quan trọng đánh giá sự tăng trưởng và phát triển thì Bắc Kạn là một tỉnh còn quá nghèo so với cả nước. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 1997 là 1.351 ngàn đồng và năm 1999 mới chỉ tăng lên ở mức khiêm tốn là 1.616 ngàn đồng; trong khi GDP bình quân đầu người của cả nước theo giá hiện hành năm 1999 đã đạt tới 5.239.788 đồng. Về thu chi ngân sách địa phương, hầu hết các năm qua thu ngân sách không đủ chi, một mặt là một tỉnh mới thành lập cần nhiều khoản chi, mặt khác các nguồn thu còn rất hạn chế do mức độ phát triển kinh tế còn yếu kém. Vì vậy hơn 90% chi ngân sách địa phương là do Trung ương hỗ trợ. Như vậy, từ khi thành lập tình hình kinh tế tỉnh Bắc Kạn là rất khó khăn, đời sống nhân dân thông qua mức thu nhập ở mức thấp kém nhất trong cả nước. b/ Tổng giá trị sản xuất. Để xem xét tình hình phát triển ở những góc độ khác nhau, ta hãy xem xét tổng giá sản xuất của tỉnh thông qua các thành phần kinh tế và các ngành kinh tế. Tổng giá trị sản xuất năm 1999 theo giá thực tế đạt 719.472 triệu đồng, theo giá cố định năm 1994 đạt 606.553 triệu đồng. Trong đó đóng góp chủ yếu là hai thành phần kinh tế: kinh tế cá thể và kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân đóng góp không đáng kể; còn hai thành phần kinh tế hỗn hợp và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa có sự đóng góp vào tổng giá trị sản xuất của tỉnh. Điều này chứng tỏ các thành phần kinh tế của tỉnh phát triển chưa đồng bộ; nền kinh tế chưa phát huy được sức mạnh tổng thể của thành phần khác nhau. Cho nên qui xét về tổng giá trị sản xuất của tỉnh còn nhỏ bé mặc dù có sự tăng khá nhanh qua các năm, năm 1998 đạt là 558.368 triệu đồng thì năm 1999 mới tăng lên 606.553 triệu đồng. Nếu xét theo ngành kinh tế thì ngành nông lâm nghiệp - thuỷ sản đóng góp vào tổng giá trị sản xuất là chủ yếu, năm 1999 là 356.296 triệu đồng, trong đó riêng nông nghiệp là 267.197 triệu đồng. Bảng 2.2: Tổng giá trị sản xuất tỉnh Bắc Kạn. Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Theo giá thực tế Theo giá cố định 1994 1997 1998 1999 1997 1998 1999 Tổng 562.322 651.552 719.427 509.793 558.368 606.553 I. Phân thành pần kinh tế 562.322 651.552 719.427 509.793 558.368 606.553 1. Kinh tế Nhà nước --- --- 203.566 --- --- 176.570 2. Kinh tế tập thể --- --- 1.738 --- --- 1.432 3. Kinh tế tư nhân --- --- 14.615 --- --- 11.690 4. Kinh tế cá thể --- --- 499.552 --- --- 416.861 5.Kinh tế hỗn hợp ... ... ... .... ... ... 6.Kinh tế có VĐT nước ngoài ... ... ... ... ... ... II. Phân theo ngành kinh tế 562.322 651.552 719.427 509.793 558.368 606.553 1. Nônglâm nghiệp-thuỷ sản 322.640 373.059 390.046 321.372 340.949 356.269 2. Công nghiệp-XDCB 79.259 94.237 119.665 62.770 74.383 91.382 3. Dịch vụ 160.423 184.256 209.764 125.651 143.036 158.902 Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 1999 c/ Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP). Tổng sản phẩm trong trong (GDP của tỉnh) đạt được còn ở mức thấp, các ngành kinh tế đóng góp vào GDP của tỉnh với qui mô nhỏ. Năm 1999 GDP của tỉnh mới đạt 382. 092 triệu đồng, tăng 7,2% so với năm 1998, đóng góp vào GDP của cả nước là 0,15%. Cũng như tổng giá trị sản xuất, GDP của tỉnh chủ yếu dựa vào kinh tế cá thể (năm 1999 chiếm tới 73, 08% GDP của tỉnh) và kinh tế Nhà nước (năm 1999 chiếm 24,73% GDP của tỉnh), các thành phần kinh tế khác chưa phát triển nên đóng không đáng kể vào GDP của tỉnh (cả bốn thành phần kinh tế còn lại là kinh tế tập thể, tư nhân, hỗn hợp và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ đóng góp 1,21% vào GDP của tỉnh). Đây là sự phát triển không đồng đều giữa các thành phần kinh tế, nếu so với cả nước thì các thành phần kinh tế đều có sự đóng góp đáng kể vào GDP, đặc biệt kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - năm 1999 đóng góp 11,75% vào GDP của nước. Bảng 2.3: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP). Đơn vị tính: triệu đồng Năm Theo giá thực tế Theo giá cố định 1994 1997 1998 1999 1997 1998 1999 Tổng 358.187 409.693 447.225 333.899 356.387 382.092 I. Phân thành phần kinh tế 358.187 409.693 447.225 333.899 356.387 382.092 1. Kinh tế NN --- --- 110.597 --- --- 98.205 2. Kinh tế tập thể --- --- 915 --- 754 3. Kinh tế tư nhân --- --- 4.928 --- 3.928 4. Kinh tế cá thể --- --- 330.785 --- 279.205 5.Kinh tế hỗn hợp ... ... ... ... ... ... 6.Kinh tế có VĐTNN ... ... ... ... ... ... II. Phân theo ngành kinh tế 358.187 409.693 447.225 333.899 356.387 382.092 1. Nông lâm nghiệp-thuỷ sản 220.651 256.646 296.049 226.191 236.586 264.488 2. Công nghiệp - XDCB 34.386 36.019 44.299 26.994 29.138 33.602 3. Dịch vụ 103.150 117.028 133.877 80.714 90.663 102.002 Nguồn Niên giám thống kê Bắc Kạn 1999 d/ Cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh Bắc Kạn. Cơ cấu GDP của Bắc Kạn trong những năm qua có xu hướng chuyển đổi theo hướng tích cực nhưng diễn ra chậm cho nên chưa phát huy được hiệu quả sản xuất của các ngành đóng góp vào GDP của tỉnh. Năm 1999, GDP ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao tới 60,16%, trong khi đó GDP của ngành công nghiệp mới chiếm tới 9,91% và GDP ngành dịch vụ là 29,93%. Đây là một cơ cấu kinh tế còn rất bất hợp lý, phản ánh mức độ phát triển đang còn ở mức rất thấp và chủ yếu là dựa vào ngành nông nghiệp lạc hậu. Điều này càng thể hiện rõ khi so sánh với cơ cấu GDP của cả nước cũng vào thời kỳ năm 1999 là: Nông nghiệp chiếm 25,34%, công nghiệp chiếm 34,49%, dịch vụ chiếm 40,08%. Bảng 2.4: So sánh cơ cấu GDP của tỉnh BK với cả nước (theo giá hiện hành). Đơn vị tính: % Năm Cơ cấu GDP tỉnh Bắc Kạn Cơ cấu GDP của cả nước 1997 1998 1999 1997 1998 1999 I. Phân thành phần kinh tế 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Kinh tế NN --- -- 24,73 40,48 40,00 39,48 2. Kinh tế tập thể --- --- 0,21 8,91 8,90 8,60 3. Kinh tế tư nhân --- --- 1,10 3,38 3,41 3,39 4. Kinh tế cá thể --- --- 73,08 34,32 33,83 33,14 5.Kinh tế hỗn hợp ... ... ... 3,84 3,83 3,64 6.Kinh tế có VĐTNN ... ... ... 9,07 10,03 11,75 II. Phân theo ngành kinh tế 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Nông lâm nghiệp-thuỷ sản 61,60 62,64 60,16 25,77 25,78 25,43 2. Công nghiệp-XDCB 9,60 8,79 9,91 32,07 32,49 34,49 3. Dịch vụ 28,80 28,57 29,93 42,16 41,73 40,08 Nguồn Niên giám thống kê Việt Nam e/ Tốc độ tăng trưởng GDP. Bảng 2.5: So sánh tốc độ tăng trưởng của tỉnh Bắc Kạn với cả nước. Đơn vị tính: % Năm 1997 1998 1999 2000 I. Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh BK 16,67 6,7 7,2 8,12 + Nông lâm nghiệp - thuỷ sản 7,01 4,59 4,19 + Công nghiệp - XDVB 57,44 7,94 15,32 + Dịch vụ 39,91 12,33 12,51 II. Tốc độ tăng trưởng GDP cả nước 8,15 5,76 4,77 6,7 + Nông lâm nghiệp - thuỷ sản 4,33 3,53 5,23 + Công nghiệp - XDVB 16,62 8,33 7,68 + Dịch vụ 7,14 5,08 2,25 Trong những năm qua, cả nước do ảnh hưởng chung của khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á, nên tốc độ tăng trưởng GDP đã giảm từ 8,15% năm 1997 xuống còn 5,76% năm 1998; 4,77% năm 1999 và năm 2000 là6,7%. Trong tình hình đó, tốc độ tăng trưởng của Bắc Kạn cũng đã giảm xuống từ 16,67% năm 1997 còn 6,7% năm 1998; 7,2% năm 1999 và năm 2000 là 8,12%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng GDP Bắc Kạn vẫn đạt trên mức trung bình của cả nước và có xu hướng tăng lên, trong đó hầu hết các ngành, các lĩnh vực đều tăng trên mức trung bình của cả nước, đặc biệt công nghiệp và dịch vụ đều tăng trên 10% qua hầu hết các năm. Điều này có thể lý giải rằng do qui mô GDP của tỉnh còn nhỏ, sự nỗ lực để tăng thêm giá trị gia tăng một mức đáng kể sẽ làm cho tốc độ tăng GDP lớn lên. f/ Thu - chi ngân sách địa phương. * Thu ngân sách Nhà nước: Do qui mô tổng giá trị sản xuất và tổng sản phẩm trong tỉnh còn nhỏ bé, hơn nữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế phất triển chưa đồng bộ và còn nhiều hạn chế, cho nên qui mô thu ngân sách vẫn ở mức rất thấp. Nếu xét đây là chỉ tiêu quan trọng để tích luỹ cho đầu tư phát triển thì Bắc Kạn sẽ có mức tích luỹ rất thấp. Tổng thu ngân sách có tăng qua các năm nhưng ổ mức thấp: Năm 1997 mới thu được 16.671 triệu đồng, năm 1998: 22.545 triệu đồng, năm 1999: 29.352 triệu đồng và năm 2000 thu được trên 30.000 triệu đồng. Trong đó các nguồn thu từ: Xí nghiệp quốc doanh (Trung ương và địa phương), phí trước bạ, phí sử dụng đất nông nghiệp thuế nhà đất, chuển quyền sử dụng đất... là các thu không tăng hoặc tăng không đáng kể; có những khoản còn giảm đi như thu lệ phí giao thông, sổ số kiến thiết. * Chi ngân sách: Do mới thành lập tỉnh, nhiều đơn vị hành chính được hình thành và nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng nên chi ngân sách địa phương tăng khá nhanh qua năm: Tổng chi năm 1997 là 183.294 triệu đồng, năm 1998 là 211.201 triệu đồng, năm 1999 là 306.322 triệu đồng. Trong đó chi cho xây dựng cơ bản tập trung là nhiều nhất, tiếp đó là chi sự nghiệp kinh tế, sự giáo dục và đào tạo, chi quản lý hành chính. Năm 1999 chi cho xây dựng cơ bản tập trung là 119.839 triệu đồng tăng gấp 2,3 lần so với năm 1998 là 51.811 triệu đồng. Như vậy qua các năm, Bắc Kạn đều bội chi ngân sách rất lớn, tỷ lệ huy động ngân sách lại thấp: Năm 1997 đạt 4,71%, năm 1998 đạt 5,54%, năm 1999 đạt 6,67%. 2/ Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp - thuỷ sản Bắc Kạn là một tỉnh thuần nông, vì vậy nông lâm nghiệp chiếm vị trí rất quan trọng trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế. Vào thời điểm 1-7-1999, tổng số hộ tham gia nông lâm nghiệp - thuỷ sản là 47.660 hộ, với tổng số nhân khẩu là 238.262 người chiếm 86,1% tổng số nhân khẩu toàn tỉnh, số lao động trong ngành nay lên tới 121.990 người. a/ Giá trị sản xuất nông nghiệp Bảng 2.6a: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế. Đơn vị tính: Giá trị (triệu đồng), cơ cấu (%). Năm 1997 1998 1999 Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Tổng 258.222 100,00 259.342 100,00 305.367 100,00 I. Trồng trọt 167.225 64,76 199.039 67,39 208.789 68,37 II. Chăn nuôi 89.077 34,50 94.287 31,92 95.648 31,32 III. Dịch vụ nông nghiêp. 1.920 0,74 2.016 0,69 930 0,31 Bảng 2.6b: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá cố định 1994. Đơn vị tính: Giá trị (triệu đồng), tốc độ tăng (%). Năm 1997 1998 1999 Giá trị Tốc độư Giá trị Tốc độư Giá trị Tốc độư Tổng 245.036 4,28 256.585 4,71 267.179 4,13 I. Trồng trọt 170.997 8,06 180.867 5,77 190.739 5,46 II Chăn nuôi 72.158 - 4,30 73.759 2,22 75.252 2,02 III. Dịch vụ nông nghiêp. 1.881 42,5 1.959 4,15 1.188 - 39,36 Qua bảng số liệu 2.6a ta thấy, giá trị sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt chiếm hơn 60% tỷ trọng tổng giá trị, còn chăn nuôi chiếm trên 30% và giá trị dịch vụ nông nghiệp chỉ chiếm dưới 1% trong tổng giá trị. Giá trị nông nghiệp tăng tuy không cao nhưng tăng đều qua các năm, tốc đọ tăng trên 4% một năm; trong đó chủ yếu là do giá trị trồng trọt tăng hơn 5% một năm, còn giá trị sản xuất chăn nuôi và dịch vụ tăng không không đáng kể. * Trong ngành trồng trọt tập trung chủ yếu là cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm: - Cây trồng hàng năm bao gồm: + Cây lương thực như là cây lúa cây màu lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn...), ở Bắc Kạn có thể sản xuất cây lương theo mùa vụ: vụ đông xuân và vụ hè thu. Tổng diện tích gieo trồng có tăng lên trong những năm qua, mỗi năm tăng trên 2.000 ha, trong đó tập trung vào gieo trồng cây có giá trị cao để đảm bảo lương thực chủ yếu cho nhân dân. Trong những năm tới, tổng diện tích gieo trồng của tỉnh có tăng lên thông qua tăng diện tích vụ lúa đông xuân và khai thác thêm quĩ đất chưa được sử dụng. Diện tích gieo trồng cây lương thực như sau: Bảng 2.7a: Diện tích gieo trồng chia theo cây lương thực. Đơn vị tính: Ha Năm 1997 1998 1999 Tổng diện tích 24.670 26.846 28.087 1. Cây lúa 16.092 16.648 17.388 - Lúa đông xuân 3.815 4.332 4.831 - Lúa mùa 12.277 12.316 12.557 2. Màu lương thực 8.578 10.198 10.699 - Ngô 6.440 7.152 7431 - Khoai lang 262 511 459 - Sắn 1.876 2.535 2.809 Với diện tích gieo trồng trên đây, sản lượng lương thực của tỉnh thu được là: Bảng 2.7b: Sản lượng lương thực. Đơn vị tính: Tấn Năm 1997 1998 1999 Tổng sản lượng lương thực 81.939 84.964 89.001 1. Cây lúa 60.111 59.506 64.110 - Lúa đông xuân 12.843 15.472 18.308 - Lúa mùa 47.268 44.034 45.810 2. Màu lương thực 21.828 25.440 24.891 - Ngô 14.947 16.178 15.412 - Khoai lang 922 2.190 1.746 - Sắn 18.715 24.895 26.695 Nhìn chung tổng sản lượng lương thực và lương thực qui thóc của tỉnh có xu hướng tăng trên 3.000 tấn một năm, trong đó sản lượng lúa chiếm trên 70%. Cụ thể là năm 1999 cây lúa chiếm 72,03%, cây màu lương thực chỉ chiếm 27,97 %. Tính theo đơn vị hành chính thì Ba Bể là huyện có diện tích gieo trồng cây lương lớn nhất (7.651 ha) và cũng là huyện có tổng sản lương thực qui thóc lớn nhất (22.892 tấn), tiếp đó là các huyện Chợ Đồn, Na Rỳ, Bạch Thông, Chợ Mới, Ngân Sơn. Năng suất cả năm: Tạ/ha. Năm 1997 1998 1999 Toàn tỉnh 35,77 34,61 36,05 Cả nước 38,80 39,06 41,00 Năng suất lúa cả năm đạt trên 34 tạ/ha, nhưng nhìn chung vẫn thấp hơn mức năng suất trung bình của cả nước, năm 1999 cả nước đạt 41 tạ/ha thì Bắc Kạn mới chỉ đạt 36,05 tạ/ha. + Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là đỗ tương, lạc, vừng, thuốc lá, bông. Diện tích gieo trồng toàn tỉnh năm 1999 là 2.549 ha, trong đỗ tương chiếm 1.236 (48,48%), đạt sản lượng 1.039 tấn. Tổng sản lượng cây công nghiệp hàng năm có triển vọng gia tăng, năm 1998 đạt 16.669 tấn, năm 1999 tăng lên 21.720 tấn. - Còn cây trồng lâu năm và các loại sản phẩm phụ trồng trọt khác đóng góp vào tổng giá trị trồng trọt không lớn, năm 1999 toàn tỉnh mới chỉ đạt 30.233 triệu đồng (chiếm 15,85% ). * Ngành chăn nuôi: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng không đáng kể, tổnggiá trị sản xuất chăn nuôi năm 1997 là 72.158 triệu đồng thì năm 1998 mới chỉ tăng lên: 73.759 triệu đồng và năm1999 là 75.252 triệu đồng. Trong đó giá trị sản xuất gia súc còn có xu hướng giảm, năm 1997 là 44.787 triệu đồng, năm 1998 giảm xuống còn 43.586 triệu đồng và năm 1999 là 43.095 triệu đồng. b/ Sản xuất lâm nghiệp. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi vùng cao, cho nên lâm nghiệp là một ngành chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên hiện nay ngành lâm nghiệp của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mình. Giá trị sản xuất lâm nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm, nhưng với qui mô còn nhỏ, năm 1997 đạt 74.258 triệu đồng, năm 1998 đạt 82.148 triệu đồng và năm 1999 đạt 86.776 triệu đồng. Trong đó chủ yếu là khai thác lâm sản như gỗ, củi và tre, nứa, luồng làm nguyên đan lát và làm giấy. Bảng 2.8: Giá trị sản xuất lâm nghiệp Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 1997 1998 1999 Tổng 74.258 82.148 86.776 1. Trồng và nuôi rừng 15.008 21.242 27.643 2. Khai thác lâm sản 54.659 56.276 52.363 3. Thu nhặt lâm sản từ rừng 3.435 3.510 4.356 4. Dịch vụ lâm nghiệp 1.076 1.120 2.414 c/ Sản xuất thuỷ sản. Giá trị sản xuất thuỷ sản còn rất nhỏ bé, chưa tương xứng với tiêm năng của một vùng hồ Ba Bể rộng lớn, năm 1997 mới chỉ đạt 2.079 triệu đồng, năm 1998: 2.215 triệu đồng, năm 1999: 2.314 triệu đồng. 3/ Tình hình sản xuất công nghiệp - XDCB. * Sản xuất công nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Bắc Kạn với thế mạnh về rừng và tài nguyên khoáng sản. Mặc dù vậy công nghiệp của tỉnh vẫn chưa phát triển tương xướng, giá trị tổng sản phẩm ngành công nghiệp đóng góp vào GDP của tỉnh mới chỉ chiếm dưới 10% một năm (năm 1997 chiếm 9,60 %, năm 1998 chiếm 8,79 %, năm 1999 chiếm 9,91 %); tốc độ tăng trưởng công nghiệp - XDCB đạt được qua các năm khá khả quan. Vào năm 1997 tăng 57,44%, năm 1998 tăng 7,94%, năm 1999 tăng 15,32%. Đây là thời kỳ đầu cho phát triển công nghiệp , đặc biệt là sự tăng lên trong xây dựng cơ bản. Về phương thức sản xuấtchủ yếu vẫn dựa vào phương thức thủ công, đặc biệt là trong các ngành khai thác, chế biến, dệt... Trình độcông nghệ vẫn còn hạn chế, qui mô sản xuất theo các cơ sở nhỏ, vốn đầu tư ít; cho nên các sản sản xuất ra chủ yếu là ở dạng sơ chế và chất lượng không cao. Vì vậy Bắc Kạn hầu như chưa có sản phẩm chính nào chiếm lĩnh thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. - Số cơ sở sản xuất công nghiệp do địa phương quản lý năm 1999 là 860 cơ sở, thu hút đến 2.879 lao động. Trong đó số cơ sở công nghiệp quốc doanh là 6, thu hút 657 lao động, số cơ sở ngoài quốc doanh là 854 cơ sở thu hút 2.222 lao động. - Các ngành công nghiệp chủ của tỉnh chủ yếu là: + công nghiệp khai thác: Năm 1999 có 56 cơ sở hkai thac với tổng giá trị sản xuất là 4.058 triệu đồng. Trong đó chủ yếu là khai thác kim loại màu và khai thác đá, cát, sỏi... + Công nghiệp chế biến: Năm 1999 có 804 cơ sở, thu hút 2.463 lao động, đạt 30.834 triệu đồng. Trong đó chủ yếu lảan xuất thực phẩm đồ uống, công nghệ dệt, sản xuất trang phục, thuộc da, giả da, chế biến gỗ, sản xuất giấy, sản xuất bản in, sản xuất sản phẩm từ kim loại,sản xuất phương tiện vận tải, giường tủ bàn ghế... + Công nghiệp phân phối điện: Đây là ngành công nghiệp quốc doanh do Tổng Công ty Điện lực I quản lý. Tổng giá trị sản xuất phân phối điện có tăng lên qua các năm: năm 1998 đạt 1.019 triệu đồng, năm 1999 đạt 1.968 triệu đồng. Bảng 2.9: Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh BK (Theo giá cố định 1994) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 1997 1998 1999 Ghi chú Tổng 20.823 26.648 36.860 I. Công nghiệp khai thác 5.357 3.915 4.057,19 1. Khai thác quặng kim loại màu 4.119 2.432 1.870 2. Khai thác đá cát sỏi 1.238 1.519 2.187,19 II. Công nghiệp chế biến 15.466 21.678 30.834,81 1. Sản xuất thực phẩm đồ uống 1.989 2.061 2.161,93 2. Công nghiệp dệt 48 32,67 39,52 3. Sản xuất trang phục 806 1.498 1.510,3 4.Thuộc da - giả da - 50 45,19 5. Sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa 214 5.201,45 11.365,14 6. Sản xuất giấy 4.781 4.169 4.814 7. Xuất bản in 39 193,84 1.384,5 8. Sản xuất sản phẩm từ phi kim loại 3.178 4.130 4.795 9. Sản xuất sản phẩm từ kim loại 110 312,2 414,39 10. Sản xuất phương tiện vận tải 166 120 40,84 11. Sản xuất giường, tủ, bàn ghế 4.135 3.991 4.264 III. Sản xuất phân phối điện, nước. - 1.019 1.968 Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 1999 Qua bảng số liệu trên đây ta thấy giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến có tốc độ tăng khá nhanh, năm 1997 mới chỉ đạt 15.466 triệu đồng, đến năm 1999 đã tăng gấp đôi: 30.834 triệu đồng. Trong đó sản xuất chế biến các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng nhanh, năm 1999đạt 11.365 triệu đồng tăng gấp hơn hai lần so với năm 1998 * Xây dựng cơ bản (XDCB) Trong những năm qua Bắc Kạn tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, do đó nguồn vốn giành cho XDCB liên tục tăng qua các năm, năm 1997 là 122.217 triệu đồng, năm 1998 tăng lên 167.322 triệu đồng, năm 1999 là 223.960 triệu đồng. Trong đó được phân theo: vốn của Trung ương và vốn của địa phương như sau: (Đơn vị: Triệu đồng) Năm 1997 1998 1999 Tổng 122.217 167.322 223.960 Trung ương 19.670 19.355 36.444 Địa phương 102.547 147.967 184.896 ở địa phương, nguồn vốn huy động chủ yếu từ vốn ngân sách (do Trung ương là chính: 90.547 triệu đồng, chiếm 47,97% năm 1999), ngoài ra còn huy động từ các nguồn vốn tín dụng và các nguồn khác. Nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh và đặc biệt là từ nhân dân thì trong những năm qua Bắc Kạn chưa tận dụng khai thác và huy động được. Xây dựng cơ bản chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật như giao thông, thuỷ lợi, đường điện, xây dựng trường học, xây dựng các đơn vị hành chính từ tỉnh đến các xã và cơ quan, đoàn thể... 4/ Các ngành dịch vụ, thương mại, du lịch : Ngành dịch vụ đã có bước phát triển khá, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu trong tỉnh; năm 1999 giá trị ngành này đã đóng góp 29,93% vào GDP của tỉnh, thu hút được 2.365 hộ kinh doanh về thương nghiệp và dịch vụ. Số hộ có đăng ký kinh doanh về ngành dịch vụ tăng lên qua các năm : 1997 là 1198 hộ; 1998 là 1552 hộ; 1999 là 1655 hộ. Về thương mại hiện còn 1 đơn vị thương nghiệp quốc doanh, ngoài chức năng kinh doanh còn có nhiệm vụ cung ứng các mặt hàng chính sách cho đồng bào các dân tộc. Do mức sôngs thấp, thị trường lại chưa phát triển, đồng bào các dân tộc chủ yếu là tự túc, tự cấp cho nên sức mua của tỉnh còn nhiều hạn chế, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội năm 1999 mới chỉ đạt 272.983 triệu đồng, trong đó chủ yếu là do 2 thành phần kinh tế đóng góp là kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân Trong đó các ngành dịch vụ Bắc Kạn có điều kiện phát triển du lịch. Du lịch hồ Ba Bể, một hình thức du lịch sinh thái sẽ thu hút lượng khách đến Bắc Kạn nhiều hơn. Tổ chức hợp lý các tua du lịch nội tỉnh kết hợp với các tuyền du lịch của vùng sẽ tạo được nguồn thu đáng kể từ hoạt động này. Bảng 2.10: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội: Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 1997 1998 1999 Tổng số : 190.905 228.030 272.983 - Kinh tế quốc doanh 37.100 54.060 56.927 - Kinh tế tư nhân 153.805 173.970 213.056 5. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội như: Văn hoá, giáo dục,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6829.doc
Tài liệu liên quan