Đề tài Một số phương pháp dạy luyện từ và câu cho học sinh lớp 4

-Phải nói rằng việc nắm kiến thức từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt của học sinh lớp 4 mà tôi trực tiếp giảng dạy đầu năm học còn rất yếu. Các em chưa hiểu nghĩa của từ, cấu tạo từ, vốn từ của các em còn nghèo, không diễn đạt một cách trôi chảy những cảm nhận của mình. Nên các em dùng từ còn sai, khi nói, viết chưa trọn câu. Câu văn các em đặt chưa đạt yêu cầu. Song một điều kiện thuận lợi là các em được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, cùng với sự tận tình của giáo viên các em thích tìm hiểu, khám phá kiến thức về tiếng mẹ đẻ.

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 40191 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số phương pháp dạy luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn từ theo chủ điểm, những bài tập về từ, câu. 2. Yêu cầu cần đạt: -Nắm kiến thức về từ ngữ qua các chủ điểm. -Nắm kiến thức sơ giản về câu. -Rèn cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. -Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp. 3. Nội dung dạy học: Phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 được dạy trong 62 tiết : HKI : 32 tiết ; HKII 30 tiết. Bao gồm các nội dung sau: *Mở rộng hệ thống hoá vốn từ: (19 tiết) -Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá theo trường nghĩa tương đương các chủ điểm. + HK I: 9 tiết Nhân hậu – Đoàn kết( tuần 2,3) Trung thực – Tự trọng ( tuần 5,6) Ước mơ ( tuần 9) Ýchí – Nghị lực( tuần 12,13) Đồ chơi – Trò chơi ( tuần 15;16) + HK II: 10 tiết Tài năng ( tuần 19) Sức khoẻ ( tuần 20) Cái đẹp ( tuần22, 23) Dũng cảm ( tuần 25, 26) Du lịch – Thám hiểm ( tuần 29,30) Lạc quan – Yêu đời ( tuần 33,34) -Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống thông qua các bài tập. Tìm từ ngữ theo chủ điểm. Tìm hiểu nắm nghĩa của từ; Phân loại từ ngữ. Tìm hiểu nghĩa của thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm; luyện sử dụng từ ngữ. * Tiếng , cấu tạo từ:( 5 tiết) -Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo của tiếng, cấu tạo của từ + Cấu tạo của tiếng tuần 1: 2 tiết + Từ đơn và từ phức tuần 3: 1 tiết + Từ ghép và từ láy tuần 4: 2 tiết -Các dạng bài tập : Nhận diện và phân tích cấu tạo của tiếng , từ; Phân loại từ theo cấu tạo; Tìm từ theo kiểu cấu tạo; Luyện sử dụng từ. * Từ loại : (9 tiết) -Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo từ loại của tiếng Việt . + Danh từ ( tuần 5,6,7,8: 5 tiết gồm cả cách viết danh từ riêng) + Động từ( tuần 9 và 11: 2 tiết) + Tính từ ( tuần 11 và 12: 2 tiết) -Các dạng bài tập: Nhận diện từ theo loại; Luyện viết danh từ riêng; Tìm và phân loại từ theo từ loại; Luyện sử dụng từ. * Câu : 26 tiết -Cung cấp các kiến thức sơ giản về cấu tạo, công dụng, và cách sử dụng các kiểu câu: + Câu hỏi : tuần 13,14,15 – 4 tiết . + Câu kể : tuần 16,17,19,20,21,22,24,25,26 – 12 tiết bao gồm các kiểu câu: ai làm gì; ai thế nào; ai là gì? + Câu khiến : tuần 27,29- 3 tiết + Câu cảm : tuần 30 – 1 tiết + Thêm trạng ngữ cho câu: tuần 31,32,33,34 - 6 tiết -Các dạng bài tập: Nhận dạng các kiểu câu; Phân tích cấu tạo câu; Đặt câu theo mẫu nhằm thực hiện các mục đích cho trước; Lựa chọn kiểu câu để đảm bảo lịch sự trong giao tiếp; Luyện sử câu trong các tình huống khác nhau; Luyện mở rộng câu. * Dấu câu: 3 tiết -Cung cấp kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng các dấu câu : + Dấu hai chấm ( tuần 2: 1 tiết ) + Dấu ngoặc kép ( tuần 8: 1 tiết ) + Dấu chấm hỏi( tuần 13 học cùng câu hỏi) + Dấu gạch ngang ( tuần 13: 1 tiết ) -Các dạng bài tập: Tìm công cụ của dấu câu; Luyện sử dụng dấu câu ( đặt dấu câu vào chỗ thích hợp, tập viết câu , đoạn có sử dụng dấu câu). III/. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1). Cung cấp kiến thức mới: -Giáo viên tổ chức cho HS làm các bài tập ở phần nhận xét theo các hình thức: + Trao đổi chung cả lớp. + Trao đổi từng nhóm ( tổ; bàn; hoặc 2,3HS). + Tự làm cá nhân, qua đó HS rút ra kết luận theo các điểm cần ghi nhớ về kiến thức. 2). Luyện tập và mở rộng vốn từ: -Giáo viên cho học sinh nhắc lại một số kiến thức có liên quan, rồi tổ chức cho học sinh làm các bài tập theo các hình thức trao đổi nhóm, thi đua giữa các nhóm, cá nhân. Cần lưu ý các vấn đề sau: + Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ yêu cầu của bài tập. + Chữa mẫu cho học sinh một phần hoặc 1 bài để hướng dẫn cách làm. + Hướng dẫn học sinh làm vào vở ( bảng con, bảng phụ, bảng nháp…) + Hướng dẫn HS nêu kết quả, chữa bài tậpvà tự kiểm tra kết quả luyện tập. CHƯƠNG II CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4 I. THỰC TRẠNG DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4. 1. Đối với giáo viên: -Những năm gần đây, do ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã được phát động rộng rãi trong các trường Tiểu học. Vận dụng phương pháp theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học đã đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, việc dạy phân môn luyện từ và câu không ít giáo viên vẫn chưa thoát khỏi quỹ đạo của phương pháp dạy học truyền thống. Một số giáo viên vẫn coi học sinh tiểu học là đối tượng nói theo, làm theo khuôn mẫu. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 cũ tách từ ngữ, ngữ pháp thành hai phân môn riêng biệt. Sách giáo khoa Tiếng Việt mới tích hợp từ ngữ, ngữ pháp thành phân môn luyện từ và câu. Do đó việc tiếp cận phương pháp dạy học phù hợp với sách giáo khoa mới phần nào còn khó khăn. -Chính vì vậy cần cải tiến phương pháp dạy học "Luyện từ và câu" theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học để giờ học sinh động, hấp dẫn, hiệu quả. Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 4, khi nghiên cứu về phương pháp dạy học phân môn "Luyện từ và câu". Tôi đã thấy được mục đích, yêu cầu của một đơn vị kiến thức mà học sinh được chiếm lĩnh thuộc hệ thống vấn đề nào trong bài giảng. Mặt khác tôi biết cách phối hợp nhịp nhàng, khoa học và logic giữa kiến thức về từ và câu. -Với đặc thù của phân môn luyện từ và câu là trang bị những kiến thức cơ bản về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt để các em học tốt các môn học khác. Bởi vậy, việc bồi dưỡng và nâng cao hiểu biết về từ, câu, kĩ năng sử dụng tiếng Việt văn hoá góp phần kích thích sự phát triển tư duy, hoàn thiện nhân cách cho học sinh. 2. Đối với học sinh: -Phải nói rằng việc nắm kiến thức từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt của học sinh lớp 4 mà tôi trực tiếp giảng dạy đầu năm học còn rất yếu. Các em chưa hiểu nghĩa của từ, cấu tạo từ, vốn từ của các em còn nghèo, không diễn đạt một cách trôi chảy những cảm nhận của mình. Nên các em dùng từ còn sai, khi nói, viết chưa trọn câu. Câu văn các em đặt chưa đạt yêu cầu. Song một điều kiện thuận lợi là các em được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, cùng với sự tận tình của giáo viên các em thích tìm hiểu, khám phá kiến thức về tiếng mẹ đẻ. II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Trước khi lên lớp: -Đầu năm họp cha mẹ học sinh, tôi đã báo cáo tình hình học tập của từng em. Cho cha mẹ học sinh hiểu tầm quan trọng của vốn từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt, bàn bạc cách giúp các em học tập ở nhà. Đặc biệt là ôn các kiến thức đã học ở lớp 2-3, các bài đã học, định hướng những việc cần làm cho bài mới. Vì vậy, khi lên lớp các em không bỡ ngỡ trước câu hỏi của giáo viên. Khi lập kế hoạc bài dạy, tôi luôn chú trọng đến đối tượng học sinh để lựa chọn nội dung, hình thức dạy - học hiệu quả nhất. -Trong quá trình lên lớp tôi luôn tìm câu hỏi gợi mở giúp học sinh giải nghĩa từ hoặc phát hiện ra lỗi đặt câu...thông qua các chủ điểm của môn tiếng Việt và chủ điểm từng đơn vị học của phân môn Luyện từ và câu, tạo cho các em nguồn cảm hứng, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, con người. Tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu kiến thức tiếng Việt để bản thân có vốn hiểu biết nhằm phân tích mở rộng cho các em. 2. Các biện pháp thực hiện trên lớp: 2.1. Tạo sự gần gũi hứng thú ban đầu cho các em: -Kiểm tra bài cũ để giáo viên nắm bắt việc học ở nhà của học sinh, nhưng nếu chỉ đơn thuần là kiểm tra kiến thức của bài học trước sẽ gây cho học sinh cảm giác nhàm chán hoặc "sợ". Vì vậy, hình thức kiểm tra là rất quan trọng để gây hứng thú học tập cho học sinh. Có thể kiểm tra bằng nhiều hình thức như: hỏi - đáp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh, trò chơi ... *. Ví dụ: Bài mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết ( tuần 3) khi kiểm tra bài cũ tôi đã thực hiện bằng cách cho học sinh chơi trò chơi: Xếp các từ ghép có tiếng "nhân" vào hai cột. " Nhân" có nghĩa là người "Nhân" có nghĩa là lòng thương người Nhân dân Nhân hậu Công nhân Nhân đức Nhân tài Nhân từ ... ... Thi đua giữa hai đội, đội nào xếp nhanh và đúng thì sẽ thắng. -Phần giới thiệu bài, dẫn dắt vào bài học cũng là một nghệ thuật . Lời vào bài chỉ cần ngắn gọn, vừa đủ, không xa xôi dài dòng để học sinh cảm thấy hấp dẫn, muốn tìm hiểu, muốn nghe cô giảng. 2.2. Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu: -Việc phân tích ngữ liệu giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập và thực hành tốt nhằm rút ra kiến thức. Giáo viên cần cho học sinh đọc thầm, trình bày yêu cầu của bài tập, giải thích thêm cho học sinh nắm rõ yêu cầu bài tập. Tổ chức cho học sinh làm bài tập bằng nhiều hình thức như: cá nhân, nhóm. Sau đó báo cáo kết quả, cả lớp cùng tham gia trao đổi, nhận xét, học sinh tự rút ra kết luận. Giáo viên chỉ khẳng định kết luận đúng hoặc bổ sung. Trao đổi với học sinh, sửa lỗi cho học sinh hoặc tổ chức cho học sinh góp ý và đánh giá cho nhau trong quá trình làm bài. Giáo viên không nhất thiết phải giải nghĩa từ mà gợi ý cho học sinh liên tưởng, so sánh để tìm nghĩa của từ. Với những từ ngữ trừu tượng, ít gần gũi học sinh, giáo viên cần đưa vào hoàn cảnh cụ thể để học sinh hiểu nghĩa. Cuối cùng giáo viên sơ kết, tổng kết ý kiến của học sinh. * Ví dụ : Khi dạy bài "Động từ" ( tuần 9), ở phần nhận xét sau khi cho học sinh: đọc kĩ, thảo luận theo cặp tìm các từ chỉ hoạt động của người, các từ chỉ trạng thái của vật, rồi trình bày kết quả trước lớp. Giáo viên sẽ chốt lại: Các từ nêu trên là động từ. Vậy động từ là gì? Học sinh trả lời – giáo viên khẳng định và ghi bảng. (Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật ) 2.3. Dạy nội dung mở rộng và hệ thống hoá vốn từ: -Từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 bao gồm các từ thuần Việt, Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ phù hợp với chủ điểm của từng đơn vị học. Để học sinh hiểu nghĩa và biết dùng từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ... thuộc các chủ điểm. Giáo viên cần gợi ý cho học sinh liên tưởng, so sánh hoặc tra từ điển để tìm hiểu nghĩa. Với những từ ngữ trừu tượng, ít gần gũi với học sinh, cần đưa chúng vào văn cảnh cụ thể để làm rõ nghĩa. -Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ tên chủ điểm. Từ đó, học sinh có cơ sở tìm thêm các từ khác theo chủ điểm đã cho. Căn cứ vào từng đối tượng học sinh, giáo viên cần lựa chọn biện pháp dạy học cho phù hợp. Tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được tham gia thực hành theo năng lực của mình từng bước vươn lên đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng . * Ví dụ: Khi dạy bài - Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng. Bài tập 4: Có thể dùng thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính trung thực hoặc lòng tự trọng: - Thẳng như ruột ngựa. - Giấy rách phải giữ lấy lề. - Thuốc đắng giã tật. - Cây ngay không sợ chết đứng. - Đói cho sạch rách cho thơm. -Cho học sinh thảo luận nhóm 4, đọc kĩ nội dung bài tập, xác định yêu cầu, trao đổi tìm hiểu nghĩa của từng thành ngữ, tục ngữ ( cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Rồi học sinh tiến hành phân loại, sau đó báo cáo kết quả trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung, thống nhất kết quả. Nếu câu nào các em chưa hiểu nghĩa giáo viên phải giải thích cho các em rõ. Ngoài ra, cho các em tìm thêm một số câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung theo chủ điểm và yêu cầu học thuộc để vận dụng. *Ví dụ: Khi dạy bài - Mở rộng vốn từ: Ước mơ. -Học sinh bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ, ghép được từ ngữ, hiểu ý nghĩa và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó. -Bài tập 2: Tìm thêm những từ cùng nghĩa với “ ước mơ”. -Bắt đầu bằng tiếng “ước”: ước ao, ước muốn, ước vọng, ước mong… -Bắt đầu bằng tiếng “mơ”: mơ tưởng, mơ ước, mơ mộng… -Đối với bài tập này các em chỉ cần tìm thêm một thành tố thứ hai đứng sau thành tố đã cho để tạo nên một từ cùng nghĩa với “ ước mơ”. -Nêu một ví dụ minh họa về một loại ước mơ. Như chúng ta biết trong cuộc sống ai cũng có những ước mơ của mình. Có những ước mơ chính đáng và không chính đáng. Từ đó, học sinh có thể lấy bất kỳ một ví dụ cho mỗi loại ước mơ sao cho thích hợp. Như “ Ước mơ sau này sẽ làm thầy(cô) giáo, làm kĩ sư, làm bác sĩ…tài giỏi”. 2.4. Dạy kiến thức về từ, câu, kĩ năng dùng từ, đặt câu và sử dụng dấu câu: -Kiến thức tiếng Việt là cả một kho tàng phong phú. Ngay từ khi mới bập bẹ biết nói, các em đã biết dùng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. Thế nhưng đến lớp 4 các em mới bước đầu phân tích cấu tạo của từ, câu, từ loại, cách sử dụng dấu câu. -Trong mỗi bài học gồm 3 phần: Nhận xét, ghi nhớ, luyện tập. Theo quan điểm tích hợp phần nhận xét ( cung cấp ngữ liệu ) thường rút ra từ những bài tập đọc mà học sinh đã học, các ngữ liệu đều mang tính điển hình cao. Giáo viên cần giúp học sinh khai thác tối đa ngữ liệu được cung cấp. Khi dạy các kiến thức về từ, học sinh thường gặp khó khăn trong việc nhận diện, phân biệt từ phức, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ láy. Theo chương trình từ ngữ, ngữ pháp lớp 4 cũ, học sinh chỉ biết đơn giản về cấu tạo của ba từ loại: từ đơn, từ ghép, từ láy. Việc phân tích từ ghép có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại, từ ghép và từ láy, học sinh phải căn cứ trên nghĩa của từ. Vì vậy, để giúp học sinh nhận ra hệ thống từ, nhận xét về mặt cấu tạo giáo viên cần: -Giáo viên giúp học sinh thao tác ghép các từ với từng phần trong sơ đồ lần lượt theo thứ tự tầng bậc. * Ví dụ: Khi dạy bài " Luyện tập về từ ghép, từ láy " ( tuần 4) -Giáo viên hướng dẫn học sinh phân loại từ " bánh trái" ( chỉ chung cho các loại bánh ) nên là từ ghép có nghĩa tổng hợp. -Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy kể tên một số loại bánh mà em biết ? (bánh rán, bánh cuốn, bánh mì…) -Bánh rán, bánh cuốn, bánh mì...là chỉ riêng cho một loại bánh nên là từ ghép có nghĩa phân loại. -Khi học sinh không phân biệt được từ ghép và từ láy, giáo viên cần giải nghĩa cho học sinh về từ ghép là từ gồm có hai tiếng có nghĩa trở lên tạo thành, các tiếng đó bổ sung nghĩa cho nhau tạo nên nghĩa mới. (Ví dụ : Từ "bờ bãi" cả hai tiếng đều có nghĩa). Còn từ láy là từ gồm hai tiếng trở lên phối hợp theo cách lặp âm hay vần hoặc lặp hoàn toàn cả âm lẫn vần. ( Ví dụ: Từ "luôn luôn", "rì rào"). Vì vậy "bờ bãi " là từ ghép không phải từ láy mặc dù phần âm đầu giống nhau. -Trong kiến thức về từ loại, phần danh từ học sinh rất khó khăn trong việc nhận diện danh từ chỉ khái niệm, danh từ chỉ đơn vị. Vì vậy, khi dạy phần này giáo viên cần đưa ba dấu hiệu để giúp học sinh nhận diện danh từ chỉ khái niệm là : -Những từ chỉ sự vật có thể cảm nhận bằng trí óc như: đạo đức, kinh nghiệm,... Những từ được chuyển hoá từ động từ hoặc tính từ khi ghép với các từ " sự ", " cuộc", " lòng ", ... như: lòng kiên nhẫn, sự hi sinh, ... -Thường là từ gốc Hán như : Truyền thống, Tổ quốc, ... -Đối với việc giúp học sinh phân tích và nhận diện danh từ chỉ đơn vị với các tiểu loại danh từ khác, cần chỉ cho học sinh thấy rằng các từ chỉ đơn vị như: cái, con, tấm, dãy, cơn, ... có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng là: một, hai, các, vài, lũy, ... trong khi đó không phải từ chỉ sự vật nào cũng có thể kết hợp được với từ chỉ số lượng. -Các danh từ chỉ sự vật nếu không thể biểu thị một sự vật đơn thể như: bàn, ghế, áo, người, ... mà biểu thị các sự vật tồn tại thành tổng thể như: nước, mưa, quần áo, ... thì không thể kết hợp với từ chỉ số lượng. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số danh từ chỉ loại thường gặp như: Danh từ chỉ loại đi với vật thể: cái, con, cây, quả, người, ... ( người thợ, cây bàng, con khỉ, ...) ông, bà, ... ( ông bác sĩ, bà kĩ sư, ...) Danh từ chỉ loại đi với danh từ chất thể ( vải, nước, nhôm, đồng ) : cục, thanh, tấm, giọt, hạt, ... ( Ví dụ như: tấm vải, giọt nước, ...) Danh từ chỉ loại đi với danh từ chỉ hiện tượng: cơn, làn, trận, ... (cơn mưa, trận bão, ...) -Khi dạy kiến thức sơ giản về câu, học sinh dễ nhầm lẫn vị ngữ trong câu kể ai thế nào ? là động từ chứ không phải là tính từ. Các em thường có xu hướng xác định mọi câu kể có động từ thuộc câu kể Ai làm gì? Các em quen với động từ là từ chỉ hành động bởi khái niệm " trạng thái", " tình thái" chưa được hình thành hoặc hình thành chưa rõ ràng. Vì vậy, khi dạy học, giáo viên kết hợp miêu tả bằng động tác hoặc hình vẽ với những ví dụ để học sinh hình dung sự khác nhau giữa hành động và trạng thái. -Hành động thể hiện trực tiếp những đặc điểm vận động của chủ thể (Ví dụ : chạy, nhảy, viết, đi, ...) Trạng thái thể hiện mối liên hệ giữa vận động của thực thể trong một hoàn cảnh hoặc không gian, thời gian. ( Ví dụ: Mặt trời toả nắng. Bé Hoa ngủ. Hoa nở rộ trong vườn. ...) -Giáo viên nên giới thiệu thêm một số động từ chỉ trạng thái thường dùng thể hiện ý nghĩa về sự cần thiết như: cần, nên, phải, ... Từ chỉ khả năng như: có thể, không thể, ... Từ thể hiện ý chí, ý định: toan, định, dám, ... Từ thể hiện sự mong muốn: mong ước, ước mơ, ... Từ thể hiện ý nghĩ hay nhận xét: nghĩ, tưởng, xem, cho, ... ( Ví dụ: Tôi cho rằng hoa hồng đẹp nhất). -Việc nhận diện trạng ngữ cũng là một vấn đề khó đối với các em. Về vai trò ngữ pháp, trạng ngữ là thành phần phụ không bắt buộc phải có mặt trong câu, nhưng thêm phần trạng ngữ cho câu là để phản ánh đầy đủ tình cảm, nhận thức chủ quan của người nói. Về cấu tạo trạng ngữ là một cụm từ có hoặc không có quan hệ từ đúng trước. Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Trạng ngữ ở đầu câu dễ gặp nhất, học sinh dễ nhận thấy còn trạng ngữ ở giữa câu và cuối câu học sinh khó nhận diện. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 chỉ nêu trường hợp trạng ngữ đứng ở đầu câu nhưng nếu học sinh đặt những câu có trạng ngữ ở vị trí khác, giáo viên vẫn chấp nhận và chỉ cho học sinh thấy vị trí linh hoạt của trạng ngữ. -Khi dạy bài “ Luyện tập về câu hỏi” tuần 14. Ở bài này học sinh phải đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu; nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn; bước đầu biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi. -Ví dụ: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được gạch dưới sau đây: a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục. b) Trước giờ học chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ. c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui. -Để đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu được gạch dưới, học sinh phải hiểu bộ phận gạch dưới biểu đạt nội dung gì? Từ dùng để hỏi bộ phận đó là những từ nghi vấn nào.Tìm được các từ đó và đặt thêm dấu chấm hỏi cuối câu là chúng ta giải quyết được vấn đề. a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai? b) Trước giờ học chúng em thường làm gì? c) Bến cảng như thế nào? 2.5. Dạy học sinh tích luỹ kiến thức: -Học tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt cũng như con người bước vào cuộc đời đều phải mang theo mình những hành trang cần thiết, đó là những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống, những hiểu biết về thế giới xung quanh. -Muốn học tốt môn Tiếng Việt, giáo viên cần cho học sinh hiểu tầm quan trọng của việc tích luỹ kiến thức. Nguồn kiến thức về cuộc sống xung quanh, tình cảm gia đình, cộng đồng và những cảnh vật trong cuộc sống đó là: bờ tre, giếng nước, đường làng, ... Nguồn kiến thức vô cùng quan trọng để các em tích lũy đó là kiến thức sách vở trong chương trình tiểu học, sách báo, tạp chí, ... Muốn có được kiến thức ấy, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát thực tế, ghi chép váo kí ức, lập cuốn sổ tay " Từ điển tiếng Việt" ghi thành từng mục từ ngữ hay theo chủ đề từ cùng nghĩa, trái nghĩa, tục ngữ, ca dao, châm ngôn, những gương người tốt, việc tốt. Sắp xếp thành chuyên mục như vậy sẽ dể tìm, dể lấy để vận dụng đặt câu, dùng từ ngữ khi giao tiếp ... * Ví dụ: Khi dạy bài " Mở rộng vốn từ: Dũng cảm" ( tuần 26 ) Bài tập 1: Tìm những từ ngữ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ " dũng cảm", các em có thể dùng "Từ điển tiếng Việt " của mình để thi đua tìm được nhiều từ cùng với các bạn hoặc các em sẽ ghi chép thêm những từ ngữ của các bạn tìm được mà trong sổ mình chưa có. - Từ cùng nghĩa : quả cảm, gan dạ, gan góc, anh dũng, ... - Từ trái nghĩa: nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, bạc nhược, ... 2.6. Thủ thuật lên lớp của giáo viên và công tác chủ nhiệm: -Một yếu tố quan trọng góp phần quyết định thành công hay không của một tiết dạy đó là thủ thuật lên lớp của giáo viên. Để tiến trình giờ dạy hợp lí, đảm bảo thời gian và sử dụng các phương pháp, hình thức dạy - học hài hoà giáo viên cần phải nghiên cứu phân bố thời gian từng phần cho hợp lí. Lúc nào giáo viên giảng giải, lúc nào học sinh làm việc, trò chơi như thế nào để gây hứng thú cho các em. Lời giảng, giọng nói của giáo viên ấm áp, nhẹ nhàng, truyền cảm sẽ làm cho tiết học hiệu quả hơn. Vì vậy lời nói của giáo viên cần tự nhiên, chuẩn và đủ, dẫn dắt, chuyển ý ngắn gọn có sự logic, hợp lí. Cần chấm chữa bài, sửa lỗi, đánh giá thường xuyên và cho học sinh tham gia vào quá trình đánh giá. -Giáo viên chủ nhiệm có một vai trò hết sức quan trọng, giáo viên chủ nhiệm thường là người dạy chủ yếu của lớp, đồng thời tổ chức lãnh đạo, điều hành, kiểm tra đánh giá mọi hoạt động và mối quan hệ ứng xử trong phạm vi lớp mình phụ trách, nhằm hình thành nhân cách của học sinh. Với vai trò, vị trí như vậy giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối liền giữa nhà trường và xã hội. Để trở thành người giáo viên chủ nhiệm giỏi thì ngoài những công việc trên, người giáo viên phải rèn cho mình những năng lực sau: -Phải quan tâm chăm sóc, gần gũi với học sinh. -Phải xây dựng nề nếp học tập tốt, có quy định về nội quy của lớp. -Phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các em thực hiện tốt nội quy, nề nếp của trường, lớp. 2.7 Tổ chức nhóm học tập và hướng dẫn học sinh được làm việc với sách giáo khoa đạt hiệu quả : -Để giúp các em khai thác có hiệu quả nội dung bài học, luyện tập cách giao tiếp, thảo luận cặp, nhóm là hình thức học tập rất có hiệu quả. Khi thảo luận các em được nói, nghe bạn nói, nhận xét vì thế tập cho các em tự tin, mạnh dạn trong học tập.Việc dạy học theo nhóm là đề cao vai trò tự hợp tác trách nhiệm cá nhân với tập thể. Đồng thời dạy học theo nhóm rèn luyện cho học sinh những kĩ năng: Biết lắng nghe lựa chọn, tiếp nhận ý kiến của người khác để bổ sung vào sự hiểu biết của mình và học sinh biết trình bày ý kiến của mình cho bạn nghe và biết được công tác tổ chức, điều khiển. -Tóm lại, hoạt động nhóm giúp cho học sinh có hứng thú học tập và giúp cho học sinh học sôi động hơn. Từ đó tăng hiệu quả giờ học, còn phương pháp thực hành thì giúp các em biết vận dụng kiến thức vào thực tế và củng cố kiến thức cho các em. Tạo hứng thú cho các em bằng phương pháp nêu gương, thi đua giữa các cá nhân, giữa các nhóm, tổ... qua các trò chơi học tập... -Sách giáo khoa là phương tiện học tập nên bất kì lúc nào học sinh cũng làm việc với sách giáo khoa. Đọc mục nhận xét, làm bài tập, dùng bút chì gạch chân những từ ngữ trọng tâm, quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa, đọc ghi nhớ, ... Ngoài ra, còn sử dụng tranh ảnh, vật thật và các phương tiện dạy học khác đúng lúc. 2.8. Dạy kiến thức về từ và câu theo hướng tích hợp các phân môn tiếng Việt và các môn học khác trong chương trình : -Kiến thức Tiếng Việt vốn bắt nguồn từ đời sống thực tế. Nó sẽ trở nên hữu ích nếu biết gắn vào cuộc sống của trẻ và lớp học sẽ trở nên sinh động hơn dẫn đến học sinh học tập hiệu quả hơn nếu giáo viên biết tích hợp nhiều hoạt động cho một đơn vị kiến thức. Hệ thống các chủ điểm là trục để phối hợp các môn, phân môn. Việc cung cấp kiến thức gắn bó hơn với việc rèn luyện kỹ năng thông qua các biện pháp dạy học. Học sinh làm việc nhiều trên lớp cũng như ngoài lớp. Từ đó, học sinh chủ động hơn trong hoạt động học, giờ học trở nên thiết thực, nhẹ nhàng hấp dẫn. -Ngoài việc cung cấp kiến thức tiếng Việt cho các em ở tiết Luyện từ và câu trong chương trình môn học, tôi còn sửa chữa và giảng thêm về kiến thức từ, câu trong các tiết học khác như: Chính tả, Tập làm văn, Kể chuyện,Toán ... * Ví dụ : Khi giải toán học sinh đặt lời giải sai nghĩa hoặc không chặt chẽ, tôi hướng dẫn các em cách chọn lời giải ngắn gọn, đủ ý. Trong các tiết Tập đọc, Kể chuyện vào những lúc thích hợp tôi thường khuyến khích học sinh nhận nghĩa của từ, cho học sinh vận dụng từ ngữ để đặt câu. 2.9. Tổ chức trò chơi học tập và tham quan: - Tham quan là một hình thức để học sinh được học ngoài hiện trường, thực tế như tham quan các khu du lịch, đồng ruộng, , nhà bảo tàng, khu di tích lịch sử, văn hoá, biển...Tham quan có tác dụng nhiều mặt đối với sự phát triển của học sinh. Học sinh có điều kiện tiếp cận trong thực tế với các nội dung đã được học trong lớp. Từ đó các em lĩnh hội kiến thức dễ hơn, chắc hơn, nhớ kĩ hơn. Liên hệ thực tế với bài học, học sinh phát triển kĩ năng quan sát, so sánh, óc tò mò, trí tưởng tượng, bồi dưỡng hứng thú học tập, tăng cường sự hiểu biết. -Ví dụ: Khi dạy bài “ Du lịch – Thám hiểm” tuần 29,30. Sau khi dạy bài này giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đi tham quan các điểm du lịch tại địa phương như: Lăng Hoàng Gia, Lăng Trương Định, biển Tân Thành…qua tham quan các em hiểu biết được lịch sử và những cảnh đẹp ở địa phương. Qua đó học sinh có thể viết một đoạn văn tả các di tích, cảnh đẹp mình đã tham quan. -Trò chơi học tập: Đây là một loại hoạt động không thể thiếu được trong mọi lứa tuổi. Trò chơi giúp các em phát triển trí tuệ và tiếp thu bài học một cách hiệu quả. Vì vậy tổ chức trò chơi chú ý những đặc tính: Vui- Khoẻ- An toàn- Có ích; trong đó bao gồm cả giải trí...được xem là một yếu tố cơ bản của trò chơi. -Trò chơi học tập là một hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn học sinh, có hai đặc điểm cơ bản sau: .Mục tiêu và n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số phương pháp dạy luyện từ và câu cho học sinh lớp 4.doc
Tài liệu liên quan