Đề tài Một số phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học ở các lớp trung học cơ sở

Đồ dùng dạy học là một tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là những phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức cho học sinh, đối với học sinh đó là nguồn tri thức phong phú sinh động, là các phương tiện giúp cho các em lĩnh hội tri thức và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo. Vì vậy muốn đào tạo được một học sinh có đầy đủ kiến thức thì phải sử dụng đầy đủ, rõ ràng, chính xác các mẫu vật cũng như đồ dùng dạy học, ở đây việc săn, tìm những đồ dùng dạy học diễn ra bằng một quá trình liên tục và lâu dài, cho nên người giáo viên không đủ thời gian để có được đồ dùng đó, nên việc thực hiện đồ dùng dạy học ở giờ lên lớp còn nhiều hạn chế:

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8551 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học ở các lớp trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Ở CÁC LỚP TRUNG HỌC CƠ SỞ *********** I. Đặt vấn đề Trong lịch sử của loài người, vốn kiến thức là kho tàng quý báu, cho nên con người đã không ngừng tìm tòi học hỏi để tiếp cận nền văn minh hiện đại. Trên thế giới hiện nay, một trong những động cơ thúc đẩy sự phát triển của đất nước là vấn đề giáo dục. Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục theo xu thế phát triển chung của đất nước hiện đang là vấn đề được nhiều người quan tâm với những phương châm “Người giáo dục người”, “Kinh nghiệm truyền kinh nghiệm” qua những phương tiện tiếp xúc đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn sinh học ở trường trung học cơ sở, ngày nay được hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm trong đó có nước ta. Riêng về lĩnh vực sinh học có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề khảo sát tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu lai tạo giống mới, nghiên cứu về môi trường thiên nhiên, giáo dục về giới tính. Hơn nữa nước ta là một nước có nguồn tài nguyên phong phú được thiên nhiên ưu đãi “Rừng vàng- biển bạc” nên nước ta đang phát triển mạnh về lĩnh vực này. Do đó ngành sinh học của nước ta cũng phát triển theo. Qua quá trình công tác giảng dạy trong những năm qua tôi nhận thấy rằng việc trực tiếp truyền thụ kiến thức thực cho học sinh, nhưng truyền đạt như thế nào cho các em dễ hiểu, dễ nhớ và tiếp thu bài một cách nhanh chóng và tự giác. Nhất là bộ môn sinh học ở trường trung học cơ sở là môn khoa học thực nghiệm, cho nên trong việc giảng dạy bộ môn sinh học thì nhất thiết đòi hỏi giáo viên phải sử dụng đồ dùng dạy học để minh hoạ cho học sinh, từ đó học sinh chú ý làm việc một cách cao độ, mạnh dạng đưa ra nhiều vấn đề để tư duy, trao đổi, thảo luận về một khái niệm nào đó, làm cho học sinh linh hoạt hơn, khắc sâu kiến thức hơn và có thái độ tìm tòi sáng tạo. Đồng thời đồ dùng dạy học là một dụng cụ cực kỳ quan trọng, giúp cho học sinh hình dung được, nhìn thấy được các chi tiết nhỏ mà mắt thường không thể quan sát được như (Dùng tranh ảnh, kính hiểm vi, mô hình … để quan sát về tế bào thực vật, hạt phấn…). Do đó làm thế nào để cho các em yêu thích môn học này hơn, muốn vậy theo phương pháp mới, giảng dạy bộ môn sinh học, người giáo viên nên hạn chế giải thích bằng lời, giảng suông trong giảng dạy, người giáo viên phải tạo ra cơ hội cho học sinh tiếp cận, gần gũi với đồ dùng dạy học trong mỗi giờ học và sử dụng như thế nào, vào lúc nào là hợp lý. Đó là vấn đề tôi muốn trình bày Hiện nay các nước tiên tiến trên thế giới đặc biệt là ở Nhật Bản, chương trình giáo dục đào tạo của họ là sử dụng theo phương hướng đồ dùng dạy học trong phương pháp. Học sinh ở nước họ tự tìm tòi sáng tạo hay nói cách khác chủ yếu chú trọng vào thao tác thực hành, còn ở nước ta hiện nay phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học củng khá phổ biến nhưng trong quá trình sử dụng còn nhiều lúng túng, chưa thành thạo, người thầy giáo nếu sử dụng tốt đồ dùng để giảng dạy, một mặt giúp học sinh hiểu bài nhanh chóng, một mặt giúp cho học sinh thành thạo các thao tác thực hành đối với bộ môn sinh học. Người giáo viên sử dụng tốt đồ dùng dạy học thì sẽ có tác động rất lớn đối với các em trong quá trình học tập và tự tìm tòi học hỏi, khắc sâu kiến thức, mở rộng hiểu biết về khoa học, từ đó hình thành cho học sinh quan điểm duy vật biện chứng và để theo kịp sự phát triển giáo dục như hiện nay. II. Nội dung” Thực tế giảng dạy bộ môn sinh học trong nhiều năm, tôi nhận thấy các em học sinh ở các khối lớp trung học cơ sở học môn sinh chưa tốt là do những nguyên nhân cơ bản sau: Giáo viên chưa khai thát hết tác dụng của đồ dùng dạy học và học sinh chưa nắm vững các phương pháp quan sát, phân tích, so sánh từ các đồ dùng dạy học để rút ra kiến thức. Để dạy tốt môn sinh Tôi có vài ý kiến đóng góp sau về sử dụng đồ dùng dạy học. Sử dụng đồ dùng dạy học đạt được các giá trị giáo dục sau: + Thúc đẩy sự giao tiếp, trao đổi thông tin, do đó giúp học sinh học tập có hiệu quả + Giúp học sinh tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập lâu bền + Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đế thực tiễn xã hội và môi trường sống + Giúp khắc phục những hạn chế của lớp học bằng cách biến cái không thể tiếp cận được thành cái có thể tiếp cận được. Khi sử dụng phim ảnh mô phỏng và các phương tiện tương tự + Cung cấp kiến thức chung, qua đó học sinh có thể phát triển các hoạt động học tập khác + Giúp phát triển mối quan tâm về các lĩnh vực học tập khác và khuyến khích học sinh tham gia chủ động vào quá trình học tập - Thế nào là đồ dùng dạy học ? Đồ dùng dạy học là những hình ảnh, dụng cụ, đồ vật phục vụ cho việc dạy và học mà học sinh có thể nhìn thấy được đặc biệt là được sử dụng trong công tác giảng dạy. Đồ dùng dạy học đối với bộ môn sinh học ïở trường trung học cơ sở: Để phát huy tính năng động và hiếu kỳ của học sinh, người giáo viên đứng trên bục giảng phải thể hiện hết khả năng của mình về lối diễn đạt nội dung bài, có nghệ thuật thu hút học sinh đặc biệt là phải tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh bằng một phương pháp thủ thuật riêng của chuyên môn trong giảng dạy, chúng ta không thể giả thuyết ngay vào đầu học sinh mà phải đưa vấn đề vào tình huống, đi từ gần đến xa, từ dễ đến khó, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Đây chính là yếu tố quan trọng có liên quan đến việc giảng dạy bộ môn sinh học. Do đó đồ dùng dạy học không thể thiếu đối với người thầy khi lên lớp và đối với học sinh khi nghiên cứu vấn đề. Vì thế đồ dùng dạy học chính là điều kiện, phương tiện để dạy và học môn sinh học ở các lớp trung học cơ sở, theo thực tế đồ dùng dạy học có nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn như: Vật thể sống, loại hình tượng này luôn mang những đặc điểm thật sự, sống động về mọi hoạt động bình thường, màu sắc hình dáng, cách vận động riêng của nó, cho nên các hiện tượng và sự vật sống có giá trị rất lớn trong công tác giảng dạy, nói chung là rất sinh động làm hứng thú việc học tập của học sinh, vì ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở nhất là đối với các em đầu cấp rất thích thú tìm tòi học hỏi, khi cần nhận biết vấn đề gì đó lúc nào cũng muốn rằng chính tận mắt mình chứng kiến sự vật, hiện tượng xãy ra, hơn nữa đối với đối tượng của bộ môn sinh học thường là vật thể sống thể hiện rõ nét mọi hoạt động của chúng, nhất thiết trong giảng dạy bộ môn sinh học cần phải cho học sinh tiến hành quan sát thực hành nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh, ngược lại giáo viên chỉ mô tả bài giảng bằng lời để dạy môn sinh học là rất khó, khó lĩnh hội kiến thức dù học sinh có hiểu bài nhưng cũng rất hạn chế. Do đó đồ dùng dạy học rất cần cho người giáo viên khi lên lớp và là một dụng cụ giảng dạy cực kì quan trọng, bởi vì đồ dùng dạy học là một người bạn hỗ trợ đắc lực giúp giáo viên hoàn thành bài giảng một cách khoa học, hợp logic. Bộ môn sinh sinh học là môn khoa học chưa tiến đến sự chính xác như: Toán học, Lý học mà thường là những kiến thức sinh học đã được các nhà sinh học trải qua thời gian dài để nghiên cứu và khảo sát, sau đó đưa ra thực nghiệm, chứng minh, để từ đó rút ra được một vấn đề chung nhất. Do đó khi giảng dạy môn sinh học ở các lớp trung học cơ sở phải tiến hành thực nghiệm mới có khả năng thuyết phục được tính tưởng tượng của học sinh về vấn đề đó, đồng thời còn rèn luyện cho học sinh có thái độ đúng đắn về thao tác thực hành, chính vì vậy đối với học sinh đồ dùng dạy học là một hình tượng sóng động giúp các em có tinh thần thoải mái để tiếp thu tri thức, ngoài ra đồ dùng dạy học là đối tượng tri giác thật hấp dẫn buộc các em phải động não, suy nghĩ để giải đáp thắc mắt mà bản thân các em đặt ra, đồ dùng dạy học đã dẫn các em vào hoạt động học tập với sự tập chung cao độ, thậm chí đầu óc các em làm việc liên tục, căn thẳng mà các em không hề hay biết. Như vậy các em đã đáp ứng được nhu cầu của giáo viên đối với việc tiếp thu bài của các em. Rõ ràng qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi đã thấy được tầm quan trọng của đồ dùng dạy, nhất là trong việc hình thành cho các em thao tác thực hành, đem hình ảnh sóng động vào thực tế và có thể nói đồ dùng dạy học là nhịp cầu bắt qua ngôn ngữ, giúp học sinh các lớp trung học cơ sở cảm thấy gần gũi và yêu thích bộ môn hơn. Tóm lại: Nội dung kiến thức của bộ môn sinh học bao giờ cũng đặt quan sát, phân tích và tiến hành thí nghiệm lên hàng đầu, do đó đồ dùng dạy học là một dụng cụ không thể thiếu đối với hoạt động dạy và học môn sinh học. - Những khó khăn trong việc tìm đồ dùng dạy học: Đồ dùng dạy học là một tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là những phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức cho học sinh, đối với học sinh đó là nguồn tri thức phong phú sinh động, là các phương tiện giúp cho các em lĩnh hội tri thức và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo. Vì vậy muốn đào tạo được một học sinh có đầy đủ kiến thức thì phải sử dụng đầy đủ, rõ ràng, chính xác các mẫu vật cũng như đồ dùng dạy học, ở đây việc săn, tìm những đồ dùng dạy học diễn ra bằng một quá trình liên tục và lâu dài, cho nên người giáo viên không đủ thời gian để có được đồ dùng đó, nên việc thực hiện đồ dùng dạy học ở giờ lên lớp còn nhiều hạn chế: + Một số đồ dùng dạy học không có ở địa phương để giảng dạy, đây là nỗi boăn khoăn của rất nhiều giáo viên vì việc tìm kiếm rất khó khăn, phải mất một thời gian dài, cho nên không phải nhà giáo nào củng thực hiện được, để có đồ dùng thực hiện trên lớp. Nếu không có tiết dạy sẽ diễn ra như thế nào? + Cơ sở vật chất ở trường còn hạn hẹp nên việc bảo quản đồ dùng dạy học còn khó khăn, có thể nói đây là nổi chăn trở mà rất khó khắc phục được, vì đất nước ta còn nghèo nên thiết bị bảo quản lỗi thời, chưa đủ tiêu chuẩn, dẫn đến dụng cụ, đồ dùng chóng hư, vì vậy khi giáo viên lên lớp chưa làm phát huy được hết tính tích cực về nhận thức cho học sinh + Nguồn kinh tế-Tài chánh ở các trường cơ sở còn thiếu thốn, nên việc mua sắm đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập hầu như rất ít. Từ những vấn đề khó khăn nêu trên, tôi cùng quý đồng nghiệp đi vào tìm hiểu một số đồ dùng dạy học có thể khắc phục được một số bấc cập mà chúng ta còn vướn phải trong một số thời gian qua. - Các loại đồ dùng dạy học và tác dụng của nó: Môn sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, nên đồ dùng dạy học là những hình tượng, dụng cụ mà học sinh có thể nhìn thấy được, vì vậy nó rất đa dạng với nghiều hình thức khác nhau, đồ dùng dạy học có thể được dùng ở nhiều giai đoạn khác nhau trong tiết học, chủ yếu phải trình bày hợp lí nội dung muốn truyền đạt cho học sinh và đòi hỏi sự thu hút được đối tượng cần truyền đạt. Vì vậy đồ dùng dạy học có rất nhiều loại được thể hiện qua từng loại đồ dùng dạy học như sau: + MẪU VẬT TƯƠI SỐNG Loại đồ dùng dạy học này có giá trị sư phạm cao nhất, nó đảm bảo hình dạng, kích thước, màu sắc tự nhiên. Trong thực tế không phải bao giờ củng có sẵn các mẫu vật sống, mẫu vật tươi mà trong trường hợp này ta phải thay thế mẫu vật thật sống, tươi bằng các mẫu vật ngâm, ép…Tuy các mẫu vật này không có giá trị bằng các mẫu vật tươi sống, không giữ được các màu sắc tự nhiên, song đây vẫn là mẫu vật thật. Thí dụ: Khi dạy về cấu tạo của một bông hoa , nếu có bông hoa thật thì chúng ta thấy rõ sự ảnh hưởng rất lớn về đồ dùng đối với việc tiếp thu bài của học sinh như: Các em biết được các bộ phận của bông hoa( Đài, tràng, nhị và nhuỵ. Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhuỵ. Tràng gồm nhiều cánh hoa, màu sắc của cánh hoa khác nhau tuỳ loại. Nhị có nhiều hạt phấn. Nhuỵ có bầu chứa noãn…). Khi dạy về lá đơn, lá kép giáo viên cho học sinh tìm hiểu trên vật thật các em hiểu và phân biệt ngay từ đó giúp học sinh tinh tưởng vào kiến thức đã nghiên cứu… Khi dạy về cấu tạo của tim người giáo viên dùng quả tim lợn để gới thiệu các em sẻ nhận ra ngay về hình dáng, các ngăn tim, thấy được thành của tâm nào dày, tâm nào mỏng, van tim ở đâu, các ngăn tim thông với từng loại mạch nào?... + MẪU VẬT TỰ NHIÊN Đối với mẫu vật quá nhỏ có kích thước hiển vi, ngoài việc tổ chức cho học sinh xem kính ta phải dùng máy chiếu kính hiển vi để tăng độ phóng đại, tạo điều kiện cho cả lớp có thể quan sát cùng một lúc. Thí dụ: Quan sát cấu tạo của tế bào thực vật, quan sát lát cắt hay quan sát các nguyên sinh vật hoặc các bộ phận của côn trùng, quan sát tế bào, các loại mô của động vật … + MÔ HÌNH Dùng để thay thế hay bổ sung các mẫu vật tự nhiên đôi khi không có sẵn, hoặc lớn quá, nhỏ quá khó quan sát, mô hình có tác dụng phản ánh được cấu tạo, khái quát và hình dung được rõ ràng các cấu trúc không gian, so với kích thước của mẫu vật thật, sẽ khắc sâu được kiến thức cho các em. Thí dụ: Mô hình cấu trúc của “nhà máy” lá cây, các bộ phận của hoa. Mô hình các loài động vật có xương sống như: cá chép, tôm, ếch nhái, gà, thỏ,… Mô hình, cơ thể người, các giác quan,… Khi dạy về cấu tạo cơ thể người ta dùng mô hình nữa cơ thể người để hướng dẫn các em nghiên cứu các hệ cơ quan và vị trí của chúng trong cơ thể, giáo viên trình bày đến hệ cơ quan nào thì yêu cầu học sinh chỉ đến hệ cơ quan đó và vị trí của nó lúc đó học sinh củng nắm sơ lược về hình dáng, cấu tạo của từng cơ quan như: phổi, tim, dạ dày, thận,… + TRANH VẼ - HÌNH ẢNH - PHIM CHIẾU Ở đây mô hình không cho phép đi sâu vào cấu tạo chi tiết, trong trường hợp này tranh vẽ, hình vẽ, phim chiếu tạo ra ưu thế hơn, mà lại có tranh phân tích cho phép đi sâu vào các chi tiết cần thiết, giúp cho học sinh có thể hiểu sâu sắc hơn về cấu tạo bên trong của đối tượng đang nghiên cứu, ngoài ra nó còn thay thế mẫu vật thật mà không tìm kiếm được. Thí dụ: Đối với cấu tạo và kích thước của tế bào, sự lớn lên và phân chia của tế bào, cấu tạo miền hút của rễ, các dạng của rễ, các dạng thân. Đối với các loại mô của động vật, các cơ quan, các hệ cơ quan… Muốn học sinh hiểu bài được tốt thì giáo viên phải sử dụng hình ảnh, tranh vẽ hoặc phim chiếu cho học sinh quan sát, đồng thời rèn luyện cho học sinh kĩ năng vẽ mẫu vật thật hoặc tranh vẽ giống thật thì rất tốt, đôi khi cũng có nhiều phức tạp, có những chi tiết không cần thiết hay bài giảng không đề cặp đến, cần được lướt bỏ, mà chỉ tập trung vào cấu trúc và dấu hiệu cơ bản thì lúc này ta có thể sử dụng các dụng cụ khác để kết hợp, đó là sơ đố. + SƠ ĐỒ Sơ đồ được sử dụng khi trình bày các mối quan hệ giữa các hình tượng trong quá trình sinh học. Ngoài ra sơ đồ còn giúp cho học sinh có cái nhìn khái quát, tư duy trừu tượng của học sinh phát triển hơn. Thi1 dụ: Sơ đồ mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan trong cơ thể Học sinh chỉ cần nhìn vào sơ đồ do giáo viên bố trí đúng lúc, lúc đó học sinh sẽ hình dung được ngay mối quan hệ giữa các hệ cơ quan với nhau, như các hệ cơ quan muốn hoạt động được thì phải thông qua sự điều khiển hệ thần kinh và thể dịch. Ngược lại để hệ thần kinh và thể dịch hoạt động thì phải nhờ các các hệ cơ quan phối hợp cung cấp các chất Hệ thần kinh và kệ nội tiết Hệ bài tiết Hệ tiêu hoá Hệ tuần hoàn Hệ hô hấp Hệ vận động Thí dụ: Sơ đồ phát triển của giới thực vật Khi nhìn vào sơ đồ học sinh thấy ngay hướng tiến hoá của các loài thực vật do hoàn cảnh tự nhiên và sự phân loại thực vật. Từ đây học sinh củng biết được nguồn gốc của các loài thực vật Các cơ thể sống đầu tiên Tảo nguyên thuỷ Các thực vật ở cạn đầu tiên (Quyết trần) Dương xỉ cổ Hạt trần Hạt kín Dương xỉ x Rêu Tảo Các đại dương chiếm phần lớn diện tích Trái Đất Các lục địa xuất hiện diện tích đất liền mở rộng Khí hậu nóng và rất ẩm Khí hậu trở nên khô và lạnh hơn Tiếp tục khô hơn do Măt Trời chiếu sáng liên tục III II I +HÌNH VẼ CỦA GIÁO VIÊN TRÊN BẢNG Hình vẽ của giáo viên trên bảng có giá trị rất lớn, nhất là hình ảnh vẽ đẹp và nhanh, nó giúp cho học sinh theo dõi một cách dễ dàng nội dung của bài giảng, khi mà giáo viên vừa nói vừa vẽ dần một cấu trúc, một sơ đồ nào đó. * Ngoài những loại đồ dùng dạy học nói trên còn rất nhiều loại mà chúng ta có thể chưa tìm ra hết, hy vọng rằng với chương trình học ngày càng cải tiến, các giáo sư và giáo viên sẽ nghiên cứu để đưa vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đặc biệt là đối với bộ môn sinh học. Tuy nhiên các loại đồ dùng dạy học kể trên có tác dụng khác nhau, mong rằng giáo viên bố trí thời gian và lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung của bài để bài giảng hợp logic và khoa học hơn. III. Kêt thúc vấn đề Qua thực tế tôi nhận thấy các loại đồ dùng dạy học có ý nghĩa to lớn trong quá trình dạy học, giúp cho học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn, đồ dùng dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu hình dạng bên ngoài, cấu tạo bên trong của đối tượng và các tính chất, chức năng của chúng. Chúng có thể tri giác trực tiếp bằng các giác quan. Đồ dùng dạy học giúp cụ thể hoá những cái quá trừu tượng, giúp trừu tượng hóa và đơn giản hóa những vấn đề cần nghiên cứu, từ đó giúp học sinh thu nhận thông tin về các sự vật, hiện tượng một cách sinh động, đầy đủ, chính xác. Trong một tiết học có sử dụng đầy đủ đồ dùng dạy học thì tiết học đó rất sinh động nhất là các hoạt động của học sinh dẫn đến nội dung học tập phong phú, nâng cao hứng thú học tập môn học, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học, giúp học sinh yêu quý thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên, nhất là đối với giới thực vật. Đồ dùng dạy học còn giúp phát triển năng lực nhận thức của học sinh, đặc biệt là năng lực quan sát, năng lực tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cậy…), giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học, giúp giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của các em, được thuận lợi và có hiệu quả cao hơn. Do đó đồ dùng dạy học góp phần nâng cao hiệu suất lao động của thầy và trò trong sự phát triển giáo dục như hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học ở các lớp trung học cơ sở.doc
Tài liệu liên quan