Đề tài Một số quy định bảo vệ và bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em - Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Đak Lak

Với nhận thức trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, Việt Nam coi việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của Nhà nước, của toàn xã hội và của mỗi gia đình, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam có nhiều điều khoản quy định riêng về bảo vệ quyền của trẻ em như: Hiến pháp năm 1992; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (12/8/91); Luật Phổ cập giáo dục tiểu học (12/8/91); Luật Giáo dục (2/12/98); Bộ luật Hình sự (21/12/99); Luật Hôn nhân và gia đình (9/6/2000); Bộ luật Dân sự 2005 v.v. Uỷ ban thiếu niên nhi đồng của Quốc hội đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng bảo đảm thực hiện tốt nhất những chủ trương, chính sách nói trên. Để thực hiện việc bảo đảm quyền của trẻ em, trong Chính phủ có một cơ quan cấp Bộ là Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, dinh dưỡng, chính sách giáo dục, phổ cập tiểu học, phúc lợi xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và chính sách chăm lo phát triển văn hoá tinh thần cho trẻ em.

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2427 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số quy định bảo vệ và bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em - Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Đak Lak, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồng thời, Bộ luật còn quy định năng lực, hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo quy định của pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Như vậy, thuật ngữ người chưa thành niên và thuật ngữ trẻ em có điều chỉnh những người chưa đầy đủ năng lực hành vi dân sự không? Điều 6, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính gồm: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra… Trong khi đó, Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính lại đề ra việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính: “1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này. 2. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 23, khoản 2 Điều 24, điểm b khoản 2 Điều 26 của Pháp lệnh này thì bị xử lý theo quy định tại các điều khoản đó. 3. Người chưa thành niên vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Ngay trong cùng một văn bản pháp luật cũng dùng tới 4 thuật ngữ: người chưa thành niên, người thành niên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16, và người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Theo những quy định trên thì trẻ em là người dưới 14 tuổi, như vậy có mâu thuẫn với luật chuyên ngành là Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em không? Điều 12, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.” Bộ luật Hình sự cũng sử dụng thuật ngữ người thành niên, (được hiểu trên 18 tuổi), người chưa thành niên ( được hiểu dưới 18 tuổi), người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16;Người từ đủ 16 tuổi trở lên. Vậy, dưới 14 tuổi gọi là trẻ em cũng không thống nhất với Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Điều 30 Luật Giao thông đường bộ quy định, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: “… c) Trẻ em dưới 14 tuổi…” Quy định như vậy có thể hiểu trẻ em là người dưới 14 tuổi. Điều 32 Luật Giao thông đường bộ cũng quy định, người đi bộ là trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường. Hoặc điều Điều 60 quy định: a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3… Như vậy, từ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy, còn dưới tuổi này không được lái xe máy. Vậy, những người dưới 16 tuổi này có được gọi là trẻ em không, hay dưới 14 tuổi mới gọi là trẻ em? Hiện nay, công ước quốc tế liên quan việc bảo vệ quyền con người, quyền của phụ nữ và trẻ em mà Việt Nam đã tham gia ký kết và là thành viên đều quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Để thống nhất độ tuổi gọi là trẻ em trong các văn bản pháp luật ở nước ta, các cơ quan chức năng cần rà soát, hệ thống hóa các văn bản luật, đề xuất một độ tuổi thống nhất để sử dụng các thuật ngữ pháp lý cho phù hợp. Có thể theo phương án, một luật sửa nhiều luật, cụ thể là Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của các luật liên quan đến độ tuổi của trẻ em. 1.2 Đặc điểm và ý nghĩa về việc bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em Phụ nữ và trẻ em là những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất trong cuộc sống. Các quyền cơ bản nhất của phụ nữ và trẻ em không được đảm bảo, nạn bạo lực gia đình, sự phân biệt đối xử, sự kỳ thị đối với các đối tượng là nữ diễn ra hằng ngày nhưng họ không tự biết cách để bảo vệ mình. Vì vậy việc đấu tranh giải phóng họ là điều hết sức cần thiết. Trong cuộc đấu tranh để giải phóng thật sự phụ nữ cần chú ý đến một công cụ đặc biệt là giáo dục. Họ không chỉ cần được đến trường. Họ cần thực hiện quyền tới trường của mình và ở trường đủ thời gian cần thiết để phát triển tri thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để sinh tồn; quyền được có những điều kiện học tập tối thiểu cần thiết để có thể tận dụng được nhà trường và các cơ hội giáo dục khác, phát triển trọn vẹn khả năng…Đây là bước đầu để nâng cao sự hiểu biết pháp luật của họ, giáo dục và tìm hiểu về pháp luật để phụ nữ  có ý thức về quyền thực sự của mình và những điều luật bảo vệ họ. Phụ nữ  cũng cần được tham gia trực tiếp vào mọi sự cải tổ của hệ thống giáo dục cũng như chương trình và nội dung giáo dục… Tuy nhiên việc làm như thế nào để nâng cao trình độ giáo dục dành cho phụ nữ và trẻ em gái ở một tỉnh miền núi có nhiều bà con người dân tộc thiểu số, có địa hình khó khăn, có điều kiện kinh tế kém phát triển là một điều rất khó khăn. Ngoài ra liên quan giữa giáo dục phụ nữ và trẻ em gái với chính sách chăm sóc sức khoẻ sinh sản; phòng, chống buôn bán phụ nữ; phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em; sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị... 1.3 Pháp luật hiện hành về bảo đảm quyền phụ nữ và trẻ em Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; Bộ luật Dân Sự (BLDS) 2005; Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2004; Bộ luật Hình Sự (BLHS) năm 1999 (có sửa đổi bổ sung năm 2009); Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2003; Luật Phòng, chống HIV/AIDS; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007; Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000; Luật Lao động (có sửa đổi bổ sung các năm 2002, 2006, 2007); Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em năm 2004… Những văn bản pháp luật trên có nhưng văn bản luật đã được đưa vào áp dụng nhưng vẫn còn những văn bản pháp luật đang là những dự thảo. Việc bảo vệ và bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em luôn được pháp luật Việt Nam quy định chặt chẽ và rõ ràng để bảo đảm các quyền đó không bị xâm phạm hay hạn chế. Ví dụ: - Trong BLHS năm 1999 có sửa đổi bổ sung năm 2009, có rất nhiều điều luật miễn hoặc giảm các mức án cho những người phạm tội là nữ, trong một số tội đặc biệt nghiêm trọng người nữ lẽ ra phải chịu mức hình phạt cao nhất là tử hình nhưng được giảm xuống cho hưởng án chung thân khi người nữ đó đang trong thời gian mang thai hoặc trong một số vụ án đối tượng phạm tội là trẻ em thì vẫn có những mức xử lý thích hợp như: Điều 34 (BLHS 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009): Không áp dụng tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội; Điều 35 (BLHS 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009): “… Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân…”; Điều 46 (BLHS 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009): về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với phụ nữ đang mang thai tại điểm l khoản 1; Điều 61 (BLHS 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009): Tại điểm b khoản 1, hoãn chấp hành hình phạt tù đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi; Ngoài ra còn rất nhiều điều luật khác quy định về các hình phạt đối với các hành vi xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ như tội buôn bán người; tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em tại điều 120 BLHS; các tội xâm phạm tới thân thể, nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em trong đó đặc biệt là trẻ em gái như các tội được quy định tại các điều 112, 114, 115, 116 BLHS. - Trong luật Hôn nhân và Gia Đình năm 2000, việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ khi ly hôn cũng được thể hiện rõ ràng. Người phụ nữ luôn được pháp luật bảo vệ quyền lợi trong các trường hợp ly hôn; việc quyền lợi của con khi cha, mẹ ly hôn luôn được bảo đảm dù là con đã thành niên hay con chưa thành niên như tại điều 90, điều 92, điều 93, điều 95, điều 105 khoản 1 v.v.. Trong luật Lao động quyền, lợi ích của phụ nữ cũng luôn được dặt lên hàng đầu song song với những quyền lợi khác như các điều từ 109 đến 118 về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp đối với lao động là phụ nữ; các điều từ 119 đến 122 bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp đối với các lao động chưa thành niên. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, điều 2: Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc của người nuôi dưỡng, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật. Đây không chỉ thể hiện một điều rằng pháp luật Việt Nam bảo vệ và bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em mà còn thể hiện pháp luật Việt Nam có tính nhân đạo rất cao. Thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em 1.4.1 Bảo đảm quyền phụ nữ, xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ Nhà nước Việt Nam thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ thông qua các quy định cụ thể trong Hiến pháp và pháp luật, đặc biệt là Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) năm 2000. Ngày 21/1/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam đến 2010. Các văn bản pháp lý đã cụ thể hoá quyền bình đẳng của phụ nữ với nhiều cơ hội tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội. Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm 50,8% tổng dân số của cả nước với tuổi thọ bình quân là 74 năm, cao hơn tuổi thọ 67,4 năm của nam. Phụ nữ được bảo đảm quyền làm việc và bình đẳng trong cơ hội việc làm với nam giới. Chính sách đổi mới của Việt Nam đã tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Nữ giới chiếm 50% tổng số lao động của cả nước, trong một số ngành còn chiếm tỷ lệ cao hơn như nông-lâm nghiệp-thuỷ sản chiếm 53%, công nghiệp nhẹ chiếm 65%, thương mại-dịch vụ chiếm 68,6%, công chức Nhà nước chiếm 65%. Trong lĩnh vực tài chính, tín dụng nữ chiếm 30% và trong lĩnh vực ngoại giao chiếm 30%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ thấp hơn so với nam giới, bình quân 6 năm qua, tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ là 6,29% (tỷ lệ thất nghiệp chung là 7,51%) Lao động nữ được quan tâm nhiều hơn trong thời kỳ thai sản và tuổi nghỉ hưu. Việt Nam là một trong những nước dành nhiều ưu tiên cho phụ nữ trong lĩnh vực nghỉ thai sản với thời gian nghỉ sinh con tương đối cao, vượt mức thời gian qui định tối thiểu 12 tuần trong Công ước bảo vệ thai sản của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và hơn hẳn 2 tháng so với thời kỳ bao cấp trước đây, thể hiện sự quan tâm to lớn của Nhà nước Việt Nam đối với sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em. Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các cơ quan công quyền cũng ngày cang đông đảo thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 1 - Tỷ lệ phụ nữ trong các cơ quan công quyền Biểu đồ 1 - Tỷ lệ phụ nữ qua hai khoá bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp Cơ quan công quyền Tỷ lệ Quốc hội 2002-2007 27,3% Các cơ quan Đảng 2001-2006 Trung ương 8,6% Tỉnh 11,3% Huyện 12,9% Xã 11,9% Hội đồng nhân dân 2004-2009 Tỉnh 23,8% Huyện 23,2% Xã 20,1% Bình đẳng về giáo dục giữa nam giới và nữ giới ngày càng được bảo đảm và tỷ lệ nữ giới được giáo dục ở mọi cấp tăng cao. Tỷ lệ nữ giới tại các cấp học đạt khá, mẫu giáo 48,2%, tiểu học 47,9%, trung học cơ sở 46,9%, phổ thông trung học 46,8%, cao đẳng 51,9%, đại học 39,1%. Đã hình thành một đội ngũ cán bộ nữ có trình độ học vấn cao như Giáo sư chiếm 3,5%, Phó giáo sư chiếm 5,9%, Tiến sỹ khoa học chiếm 5,1%, Tiến sỹ chiếm 12,6%. Tỷ lệ xã, phường có y sỹ sản nhi hoặc nữ hộ sinh đã tăng từ 74,5% năm 1997 lên 88,1% năm 2001. Tương ứng số lần khám thai trung bình của 1 phụ nữ có thai đã tăng từ 1,6 lần lên 2,1 lần; tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván lớn hơn 2 lần tăng từ 83,5% lên 88,6%. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế chăm sóc hiện đã đạt khá cao, lên đến 95,2%. 1.4.2 Bảo đảm quyền trẻ em. Với nhận thức trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, Việt Nam coi việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của Nhà nước, của toàn xã hội và của mỗi gia đình, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam có nhiều điều khoản quy định riêng về bảo vệ quyền của trẻ em như: Hiến pháp năm 1992; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (12/8/91); Luật Phổ cập giáo dục tiểu học (12/8/91); Luật Giáo dục (2/12/98); Bộ luật Hình sự (21/12/99); Luật Hôn nhân và gia đình (9/6/2000); Bộ luật Dân sự 2005 v.v... Uỷ ban thiếu niên nhi đồng của Quốc hội đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng bảo đảm thực hiện tốt nhất những chủ trương, chính sách nói trên. Để thực hiện việc bảo đảm quyền của trẻ em, trong Chính phủ có một cơ quan cấp Bộ là Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, dinh dưỡng, chính sách giáo dục, phổ cập tiểu học, phúc lợi xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và chính sách chăm lo phát triển văn hoá tinh thần cho trẻ em. Ngày 31/5/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt Chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn giai đoạn 1999-2002 với 5 đề án: ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống và bị lạm dụng sức lao động; phòng ngừa trẻ em bị xâm hại nhân phẩm, danh dự, trẻ em bị xâm hại tình dục; phòng chống tệ nạn sử dụng ma túy trong trẻ em... Việt Nam đã trở thành một trong những nước Châu Á đầu tiên và nước thứ 2 trên thế giới ký và phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, là nước tích cực thực hiện cam kết, hợp tác với quốc tế nhằm cải thiện phúc lợi trẻ em trong điều kiện thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Ngày 28/11/2001, Việt Nam đã phê chuẩn hai Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho Công ước Quốc tế Quyền Trẻ em (1-Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; 2-Nghị định thư không bắt buộc về việc sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang). Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực kiên trì, cùng với những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội, trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ em và trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Hầu hết các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe trẻ em đã được nâng cao trong thời kỳ 1997-2001. Việt Nam đã đạt được một số mục tiêu và tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2000 Việt Nam đã được quốc tế công nhận là thanh toán bệnh bại liệt. Tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi đã giảm từ 5,8% (năm 1990) xuống còn 3,28% (năm 2003) (mục tiêu đến 2000 là 5,5%); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được uống dung dịch bù nước khi bị tiêu chảy đạt 97% (mục tiêu 80%), tỷ lệ không thiếu vitamin A đạt 100%; tỷ lệ mắc sởi giảm 82,1% so với năm 1986; tỷ lệ chết sởi giảm 97,3% so 1986; tỷ lệ sơ sinh có cân nặng thấp dưới 2500 gram đã giảm từ 14% xuống còn 7,1% (mục tiêu 9%); tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai chỉ còn 30%. Đã có 70% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc, giúp đỡ tại cộng đồng; 100% trẻ em hồi hương hợp pháp được chăm sóc, tái hoà nhập; trên 80% trẻ em sứt môi, hở hàm ếch được phẫu thuật nụ cười (năm 1997 là 871 em, năm 1998 là 2055 em, năm 1999 là 2275 em, năm 2000 là 926 em, năm 2001 là 1.101 em; tổng cộng 5 năm (1977-2001) là 7.228 em). Một số mục tiêu tuy chưa đạt, nhưng đã giảm một cách rõ rệt, như: tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 42% (năm 1993) xuống còn 28,4% (năm 2003); tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 43,3% (năm 1995) xuống còn 21% (năm 2003); tỷ lệ chết mẹ liên quan đến thai sản giảm từ 110/100. 000 ca đẻ (năm 1995) xuống còn 85/100.000 ca đẻ (năm 2004). Trong lĩnh vực giáo dục, nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt mục tiêu đề ra của chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 1991-2000, như tỷ lệ trẻ em đi học mẫu giáo 3-5 tuổi đạt 37% so với mục tiêu 35-40%; tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 78% so với mục tiêu 70-80%; tỷ lệ trẻ em 14 tuổi học hết tiểu học đạt 90% so với mục tiêu 90%; tỷ lệ trẻ em 14 tuổi học hết lớp 3 đạt 94% so với mục tiêu 90%; tỷ lệ lưu ban tiểu học còn 3% so với mục tiêu dưới 5%; tỷ lệ bỏ học tiểu học còn 4% so với mục tiêu dưới 6%; tỷ lệ trẻ 6 tuổi đi học tiểu học đạt 93% so với mục tiêu 90%; tỷ lệ lưu ban trung học cơ sở còn 2% so với mục tiêu 5%; tỷ lệ từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt 94% so với mục tiêu 90%; tỷ lệ số trường học thực hiện giáo dục thể chất đạt 60% so với mục tiêu 50%. Nhà nước có nhiều chính sách nâng cao đời sống văn hoá cho trẻ em. Đến năm 2000 đã có 50,8% tổng số huyện, quận có cơ sở văn hoá vui chơi cho trẻ em, vượt mục tiêu đề ra là 50%. Một số chỉ tiêu cơ bản về văn hoá vui chơi cho trẻ em đã tăng qua các năm: Nhà văn hoá thiếu nhi từ chỗ chỉ có 226 năm 1997 đã tăng lên 261 năm 2001; Số lượng chương trình phát thanh cho trẻ em tăng từ 365 chương trình năm 1997 lên 708 năm 2001; thời lượng phát sóng chương trình truyền hình cho trẻ em từ 4.875 phút năm 1997 lên 7300 phút năm 2001. Và cho tới hiện nay thì các số liệu trên đã tăng lên rất nhiều lần. Trên đây là một số tổng hợp về việc pháp luật Việt Nam đã thực hiện tốt chính sách bảo đảm và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em. Các chính sách tuy vẫn còn nhiều điểm hạn chế nhưng đã bước đầu đem lại rất nhiều lợi ích cho các đối tượng được hưởng những chính sách trên. Chương 2 THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH DAK LAK TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 2.1 Nạn bạo lực gia đình ở Đak Lak và tình hình áp dụng pháp luật về bảo vệ và bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em 2.1.1 Nạn bạo lực gia đình ở Đak Lak Nạn bạo lực gia đình là biểu hiện rõ nhất cho thấy các quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em bị xâm phạm một cách nghiêm trọng. Nhiều phụ nữ ở Đắk Lắk hiện vẫn đang phải chịu cảnh bạo hành gia đình mà chẳng biết kêu ai, bởi chính người thân là chồng, là cha họ không thay đổi được hành vi của mình, hoặc sự chia sẻ, can thiệp của cộng đồng xã hội chưa kịp thời và không đến nơi, đến chốn… Trường hợp của chị P.M.T (26 tuổi ở phường Tự An-TP Buôn Ma Thuột) là một điển hình. Theo lời kể, chồng chị là anh V. D. C ( 34 tuổi), anh chị lấy nhau được 5 năm, có một con gái. Do cuộc sống gia đình phát sinh nhiều mâu thuẫn, anh ta đã đánh chị liên tục và gần đây - vào cuối tháng 11/2009 là lần nặng nhất, khiến chị phải vào Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk điều trị với đa chấn thương, khắp người bầm tím. Chị T cho biết: đau đớn, tủi nhục nhưng người chồng vẫn không buông tha. Lúc người nhà đưa chị đến bệnh viện, anh chồng còn mang theo hung khí là đoạn xích sắt dài 1,5m để tiếp tục rượt đuổi đánh vợ. Trước hành vi hung hãn của người chồng, bảo vệ Bệnh viện phải nhờ Cảnh sát 113 can thiệp. Chị P.T.T.L (sinh 1975 ở xã Durk Man – huyện Krông Ana – Đắk Lắk) cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Lập gia đình cách đây 15 năm và cũng ngần ấy thời gian chị L phải sống trong cảnh “địa ngục”, không lối thoát. Chị L kể trong nước mắt: Hàng ngày phải chịu đựng những lời chửi bới tục tĩu và những trận đòn chết đi sống lại từ ông chồng vũ phu của mình. Cứ sau mỗi lần “chén anh chén tôi” bên hàng xóm, hay những lần tức giận vô cớ là anh chồng trút tất cả bạo lực lên đầu vợ... Có lần anh ta lấy ống điếu thuốc lào đang hút dở phang ngay vào đầu vợ, khiến chị phải vào bệnh viện với 4 mũi khâu đau đớn. Sau nhiều lần bị bạo hành như thế, chị P.T.T.L cảm thấy sợ chồng, sợ tổ ấm gia đình của chính mình. Trong sâu thẳm lòng chị, người chồng đã không còn là người chị tin yêu để có thể chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống nữa. Chị T.T.V (ở thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, Đắk Lắk) còn bất hạnh và đáng thương hơn. 20 năm chung sống với nhau là chuỗi dài cơ cực và cay đắng đối với người phụ nữ này. Chị kể: lấy chồng ngần ấy năm nhưng tất cả mọi công việc trong gia đình từ lớn tới nhỏ đều một tay chị bươn chải, gánh vác, còn chồng chị, ngoài việc uống rượu say khướt rồi trở về đập phá, chửi bới vợ con thậm tệ, anh không giúp được gì cho gia đình. Những trận đòn roi mà chị phải nhận từ chồng từ lâu đã trở nên quen thuộc như “cơm bữa” vậy (!).Hành vi vũ phu của chồng chị đã nhiều lần khiến họ hàng, bà con chòm xóm bất bình và lên án nhưng anh ta chưa một lần tỏ ra hối cải mà vẫn “ngựa quen đường cũ”. Nói trong nước mắt, chị V cho biết: Cuối năm 2009, do không chịu đựng nổi bản tính hung ác của chồng khi anh đánh đập đứa con chưa đầy hai tuổi phải nhập viện, chị đã làm đơn ly hôn để mẹ con thoát cảnh roi đòn; và quan trọng hơn là để con cái lớn lên không phải chịu cảnh bạo hành ngang ngược thường xảy ra trong gia đình. Sau khi ly hôn, những tưởng cuộc sống mấy mẹ con êm ấm hơn nào ngờ anh chồng vẫn bất chấp tất cả, luôn tìm cớ về nhà đe dọa, hành hung vợ con, làm tinh thần chị càng trở nên bấn loạn. Bà Nguyễn Thị Thanh Hường - Trưởng Ban Tuyên giáo Hội liên hiệp Phụ nữ Đắk Lắk cho biết: Đa phần các vụ bạo lực gia đình xảy ra ở các đối tượng, các hộ gia đình có đời sống kinh tế khó khăn, cuộc sống tình cảm gặp trắc trở, bế tắc. Cũng không loại trừ trường hợp bạo hành với vợ con là do không ít “đức ông chồng” còn mang tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” nên muốn “dạy dỗ” vợ theo kiểu nào cũng được, bất cần dư luận xã hội và pháp luật của Nhà nước! Nếu có ai đó can thiệp vào chuyện riêng tư của những cặp vợ chồng có hoàn cảnh trên, ít nhiều đều nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí thù hằn lẫn nhau rất phức tạp, nên khiến mọi người có tâm lý im lặng hoặc phó mặc. Điều này vô hình chung đã đẩy nạn bạo hành gia đình đến chỗ báo động hơn, trở thành nỗi nhức nhối cho nhiều gia đình và toàn xã hội. Con số mà Trung tâm trợ giúp, can thiệp và phòng chống bạo lực gia đình tỉnh Đắk Lắk đưa ra cho thấy mức độ đáng quan ngại của vấn đề này: Trong năm 2009 có trên 800 vụ việc được phát hiện có liên quan đến bạo lực gia đình, trong đó có 65 nạn nhân (chủ yếu là người vợ, hoặc con cái) bị hành hạ, ngược đãi được tiếp nhận, chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế. Ngoài ra, các trung tâm trợ giúp trên tại các địa phương đã tư vấn pháp lý cho hơn 300 trường hợp khác. Song, điều đáng quan tâm hiện nay là số vụ bạo lực gia đình có tính chất nguy hiểm, vi phạm pháp luật bị đưa ra răn đe, xét xử vẫn còn quá ít, chỉ có 71 trường hợp bị phạt hành chính trong gần hai năm 2008-2009. Theo Trung tâm Trợ giúp, can thiệp và phòng chống bạo lực gia đình tỉnh Đắk Lắk, ngoài công tác triển khai tập huấn nghiệp vụ phòng chống nạn bạo lực gia đình cho các cấp chính quyền, đoàn thể xã hội ở cơ sở, thì việc xây dựng các nhóm, câu lạc bộ phòng chống vấn nạn này cần phải được quan tâm đẩy mạnh hơn mới có thể phòng ngừa, hạn chế được các vụ việc xảy ra, góp phần ổn định trật tự trị an ở địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Qua thực tế cho thấy, nơi nào công tác tập huấn và xây dựng được các nhóm, câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình được triển khai tốt, thì nơi đó tình trạng đánh đập và ngược đãi (chủ yếu là vợ con) được kiểm soát và hạn chế. Chẳng hạn như ở Ea Súp, Krông Pak, Krông Năng… ngoài việc xây dựng được hàng chục mô hình điểm về phòng chống bạo lực gia đình, họ còn thành lập được 1.104 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng nhằm can thiệp và giúp đỡ kịp thời nạn nhận của bạo lực gia đình. Những địa chỉ này được đánh giá hoạt động rất hiệu quả. Và như bà Nguyễn Thị Thanh Hường nhận định: nạn nhân bạo hành gia đình rất cần sự lên tiếng, giúp đỡ, quyết tâm đấu tranh đến cùng từ mỗi cá nhân, cộng đồng xã hội để giảm thiểu dần những cảnh đời bất hạnh, cũng như hậu quả đáng tiếc do bạo lực gia đình gây ra. Trên đây là một số ít các vụ bạo lực gia đình được báo chí và truyền hình nhắc tới. Thật sự trong cuộc sống thường ngày có đến hàng trăm vụ bạo lực gia đình như vậy nhưng không được nhắc đến hoặc bị che dấu đi hoặc chính quyền địa phương không thể can thiệp… Những điều đó càng cho thấy nạn bạo lực gia đình tại tỉnh Đak Lak đang diễn ra với mức độ ngày cang gia tăng và nghiêm trọng. 2.1.2 Tình hình áp dụng pháp luật về bảo vệ và bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em Từ những đặc điểm chung của cả nước cho thấy phụ nữ và trẻ em ngày càng được bảo đảm hơn về các quyền công dân. Điều này cho thấy không chỉ ở những thành phố lớn nơi có nhiều điều kiện tiếp xúc với các chính sách ưu đãi của nhà nước mà ngay cả những vùng sâu vùng xa pháp luật cũng đã được tuyên truyền tới. Như chúng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số quy định bảo vệ và bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Đak Lak.doc
Tài liệu liên quan