Đề tài Một số suy nghĩ nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cao su Đà Nẵng

Với loại hình sản xuất hành loạt, khối lượng lớn, quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, có sản xuất bán thành phẩm (BTP), và tiếp tục chuyển sang giai đoạn sản xuất tiếp theo. Nên đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn công nghệ sản xuất ra bán thành phẩm và sản phẩm. Đối tượng tính giá thành chủ yếu là sản phẩm hoàn thành, còn bán thành phẩm kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành chỉ tính phần chi phí NVL để sản xuất ra bán thành phẩm; còn các chi phí khác lại phân bổ ở giai đoạn sản xuất ra sản phẩm.

Phương pháp tính giá thành là phương pháp phân bước.

Kỳ tính giá thành được tính theo từng tháng.

• Các loại NVL mà công ty hiện đang sử dụng: có 5 loại NVL sau :

- Cao su các loại bao gồm: cốm 1, cốm 2, cốm 3, tờ1, CKC, CKH, mu .

- Chất độn cao su như: can xi, cao lanh.

- Hóa chất xúc tác gồm 20 loại như: Xúc tiến D, xúc tiến TMTD, xúc tiến M, phòng lão, lưu huỳnh, dầu thông, nhựa thông, than đen . . .

- Vật liệu dệt: Bạt 3x4, Mành Poliamid các loại, vải ôtô, PA xe đạp, PA Honđa. . . .

- Vật liệu kim loại và vật liệu khác gồm: thép 1,83, thép 1, thép 5, bao PE, thùng cartton.

Các loại vật liệu trên đều góp phần tạo nên thực thể của sản phẩm nhưng không phải đều đưa vào từ giai đoạn công nghệ đầu tiên để chế tạo nên bán thành phẩm, mà để tạo nên bán thành phẩm chỉ bao gồm các loại nguyên vật liệu như: Cao su các loại, chất độn cao su, hóa chất xúc tác. Còn các loại vật liệu khác thì được đưa vào gia công chế biến ở giai đoạn tiếp theo sản xuất ra sản phẩm. Từ đặc điểm trên nên bán thành phẩm sản xuất ra tuy không bán ra ngoài nhưng để thuận tiện cho việc tính toán, kế toán tiến hành tính giá thành của bán thành phẩm trước.

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số suy nghĩ nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cao su Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thống kê có nhiệm vụ thống kê số lượng dầu tiêu thụ thực tế trong tháng - Bộ phận sửa chữa: Bộ phận này được hạch toán riêng, khoán công việc, mỗi một phần việc đều có hợp đồng do Phòng kỹ thuật, Phòng tổ chức lao động tiền lương theo dõi. - Bộ phận chế tạo mới: Cũng như bộ phận sữa chữa được phép hạch toán riêng. Nhiệm vụ chủ yếu là chế tạo khuôn mẫu các phụ tùng thay thế. Thống kê có nhiệm vụ theo dõi số lượng vật tư, nguyên vật liệu nhận từ kho Công ty về và sử dụng trong tháng, theo dõi công lao động cho công nhân Xí nghiệp. * Tóm lại: Tổ chức sản xuất của Công ty gồm có sáu Xí nghiệp sản xuất, mục đích là từng bước giao quyền tự chủ cho từng Xí nghiệp, nhưng hiện nay mới chỉ giao tiền lương cho từng Xí Nghiệp, còn các nhiệm vụ khác thì chưa giao. Do vậy chưa phát huy được hiệu quả và tính chủ động, tình trạng lãng phí vật tư còn phổ biến.Để khắc phục tình trạng này lãnh đạo Công ty đề ra việc hạch toán nội bộ cho các Xí nghiệp, trong đó hạch toán chi phí nguyên vật liệu, bán thành phẩm là chủ yếu, có chế độ thưởng phạt rõ ràng cho từng Xí nghiệp. Một số quy trình công nghệ chính ở Công ty cao su Đà Nẵng: Mỗi loại sản phẩm của Công ty có một quy trình công nghệ sản xuất riêng. Mỗi sản phẩm lại sử dụng một số bán thành phẩm do Xí nghiệp cán luyện sản xuất ra và coi bán thành phẩm như một số nguyên vật liệu chính khác đưa vào sản xuất sản phẩm. Để sản xuất ra bán thành phẩm Xí nghiệp cán luyện phải theo đúng quy trình công nghệ sản xuất bán thành phẩm. (xem phụ lục) SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY Công ty Xí nghiệp cán luyện XN săm lốp xe đạp Xí nghiệp săm lốp ôtô Các xí nghiệp khác Bộ phận sản xuất lốp xe đạp Bộ phận sản xuất săm xe đạp Bộ phận sản xuất săm lốp xe máy Bộ phận sản xuất lốp ôtô Bộ phận sản xuất săm yếm ôtô Các tổ sản xuất Cân đong Sàng sấy Hóa chất Bán thành phẩm Hỗn luyện Cao su Sơ luyện QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BÁN THÀNH PHẨM SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH KẾ TOÁN TRƯỞNG KIÊM TRƯỞONG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN A BBBB I 2 4 5 3 1 D 8 7 6 C K G H E Ghi chú: A: Phòng kỹ thuật cơ năng B: Phòng kỹ thuật công nghệ C: Phòng kế hoạch kinh doanh D: Phòng cung cấp xuất nhập khẩu E: Phòng tài chính kế toán G: Phòng tổ chức lao động H: Phòng KCS I : Ban an toàn K: Đội bảo vệ công ty 1 : Xí nghiệp cán luyện 2 : Xí nghiệp cơ điện năng lượng 3 : Xí nghiệp săm lốp xe đạp xe máy 4 : Xí nghiệp săm lốp ôtô mới 5 : Các xí nghiệp khác 6 : Cửa hàng trung tâm 7 : Chi nhánh DRC miền Bắc 8 : Chi nhánh DRC miền Nam e Các nét liền nối biểu hiện phân công, phân nhiệm trực tiếp Ngoài ra có mối liên hệ qua lại cùng cấp và dưới sự lãnh đạo của cấp trên . 1. Đặc điểm tổ chức quản lý . a . Đặc điểm : Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mà công ty hình thành cơ cấu tổ chức quản lý gồm các bộ phận, phòng ban có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau theo kiểu chuyên môn hóa và được phân cấp một số trách nhiệm và quyền hạn nhất định nhằm bảo đảm thực hiện chuéc năng quản lý sản xuất một cách trọn vẹn . b.Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý : Như đã trình bày ở trên, Công ty Cao Su Đà Nẵng tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất kinh doanh theo mô hình công ty. Trực thuộc công ty là các xí nghiệp sản xuất không có tư cách pháp nhân, không quan hệ trực tiếp với ngân sách, chịu sự quản lý mọi mặt của công ty . Phù hợp với mô hình này tại công ty bộ máy quản lý bao ngồm : - Giám đốc : Là người điều hành cao nhất, toàn quyền quyết định mọi vấn đề trong công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi mặt hoạt động của công ty. Để làm tốt phần việc của mình, Giám đốc ủy quyền cho các Phó Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, xí nghiệp có liên quan và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những nhiệm vụ được phân công. - Các Phó Giám đốc : Là người giúp việc cho Gíam đốc theo từng lĩnh vưc chuyên môn, được Giám đốc ủy quyền chỉ đạo trực tiếp các phòng ban, các xí nghiệp sản xuất theo từng lĩnh vực được phân công. Hàng tuần có trách nhiệm báo cáo trước Giám đốc tình hình sản xuất, tình hình quản lý và kinh doanh tại các bộ phận mà các Phó Giám đốc chịu trách nhiệm chính. - Các phòng ban, các Xí nghiệp, chi nhánh: Có trách nhiệm tổ chức bộ máy của mình về quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật chuyên môn, để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty thuộc mình đảm nhiệm. Về tổ chức các phòng ban, xí nghiệp, chi nhánh tương đương nhau, xong nếu thuộc lĩnh vực được công ty phân công, được ủy quyền và xác định nghĩa vụ thì đơn vị đó chịu trách nhiệm chính quyết định về lĩnh vực chuyên môn (nhất là chuyên môn kỹ thuật, chuyên môn kinh tế) thuộc phạm vi được phân công, ủy quyền đơn vị phụ trách thì đơn vị đó có quan hệ cấp trên về chuyên môn hay lĩnh vực đó. Việc thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty bảo đảm tính chặt chẽ có hệ thống, các cấp điều hành hiểu rõ trách nhiệm quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của mình, tạo mọi điều kiện chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Kết hợp công tác tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý, trong những năm qua công ty đã ngày càng cũng cố và nâng cao chất lượng sản xuất và chất lượng công tác quản lý. 2. Tổ chức công tác kế toán: Hình thức tổ chức công tác kế toán: Căn cứ vào quy mô đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của đơn vị, căn cứ vào khối lượng công việc kế toán, địa bàn hoạt động, công ty tổ chức bộ máy kế toántheo hình thức tập trung. Tất cả các công việc như kiểm tra phân loại chứng từ gốc, định khoản kế toán, ghi sổ chi tiết và tổng hợp, hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất , lập báo cáo kế toán đều tập trung ở phòng kế toán tài chính. Tại các xí nghiệp sản xuất trực thuộc công ty không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ biên chế nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ thống kê, thu thập chứng từ sau đó gởi về phòng kế toán Công ty xử lý và ghi sổ. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Phó phòng kế toán kiêm kế toán gía thành, kế toán XDCB Thủ qũy Kế toán thanh toán kiêm kế toán tài sản cố định Kế toán tiêu thụ kiêm kế toán tiền lương và BHXH Kế toán vật liệu kiêm thống kê tổng hợp Các thống kê xí nghiệp Các kế tóan chi nhánh * Chức năng nhiệm vụ của từng kế toán . Phòng kế toán tài vụ có trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức các thông tin kinh tế hạch toán kinh tế nội bộ, quyết toán việc thực hiện các kế hoạch sản xuất, phân tích hoạt động kinh tê, thực hiện đúng chế độ kế toán của Nhà nước. Định kỳ lập báo cáo kế toán kiểm tra chế độ hạch toán, chế đọ quản lý tài chính, đề xuất tham mưu cho Giám đốc các phương án sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả - Kế toán trưởng : Là người chịu trách nhiệm phụ trách phòng kế toán tài vu. Kế toán trưởng kiêm phần kế toán tổng hợp . - Phó phòng kế toán: Là người giúp việc cho kế toán trưởng, phụ trách công tác tài chính và kiêm kế toán giá thành. - Nhân viên của phòng kế toán : được chia phụ trách từng phần hành công việc theo hướng chuyên môn hóa gồm các khâu : + Kế toán tiêu thụ kiêm tiền lương và BHXH: Với nhiệm vụ thu nhập, phân loại chứng từ, hạch toán tổng hợp và chi tiết về các nghiệp vụ bán hàng, lập bảng tính kết quả tiêu thụ từng tháng, qúy, năm, lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh, lập bảng kê nộp thuế, theo dõi và thanh toán công nợ với người mua. Ngoài ra kế toán tiêu thụ phải kiên thêm nhiệm vụ của kế toán tiền lương, tính lương của bộ phận gián tiếp (các xí nghiệp đã có thống kê tính lương), tổng hợp tiền lươnmg phải trả toàn công ty, tính trích BHXH, BHYT và KPCĐ, phân bổ lương vào chi phí sản xuất trong từng tháng . + Kế toán thanh toán kiêm kế toán TSCĐ: Với nhệm vụ quản lý việc sử dụng tiền gởi, tiền vay ngân hàng và quỹ tiần mặt, thanh toán trong nội bộ công ty và với bên ngoài theo yêu cầu mua bán vật tư sản xuất, theo dõi thanh toán tạm ứng, các khoản công việc phải thu, phải trả, hạch toán tổng hợp các chi tiết tài khoản 111, 112, 141, 311, lên nhật ký chứng từ và bảng kê có liên quan. Ngoài ra kế toán còn kiêm thêm kế toán TSCĐ, phải tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số tiền về tăng giẳm TSCĐ, tính trích và phân bổ khấu hao và chi phí sản xuất . + Kế toán nguyên vật liệu kiêm thống kê tổng hợp : Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu là thu nhập chứng tư, phân loại chứng từ, tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp và chi tiết tình hình thu mua nguyên vật liệu, vận chuyển, tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ, tính giá vật liệu nhập xuất, phân bổ vào chi phí sản xuất, theo dõi công nợ và thanh toán công nợ với người bán. Ngoài ra kế toán còn kiêm thêm nhiệm vụ của thống kê tổng hợp, theo dõi sản lượng sản phẩm nhập kho hàng tháng, tính giá trị tổng sản lượng, tình hình biến động hay ổn định về sản xuất tiêu thụ để Gián đốc điều hành sản xuất kịp thời, lập báo cáo sản lượng hàng tháng, quý, năm, thông tin kịp thời cho đơn vị chủ quản . Các nhân viên thống kê được bố trí ở các xí nghiệp, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Gián đốc xí nghiệp, theo dõi quản lý vật tư, lao động, sản lượng sản xuất làm cơ sở cho việc tập hợp phân bổ chi phí sản xuất cho từng đối tượng, làn cơ sở cho việc hạch toán nội bộ xí nghiệp . Các chi nhánh kế toán có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu mua vật tư và tiêu thụ sản phẩm , thu tiền bán hàng định kỳ hàng tháng về đối chiếu số liệu với phòng kế toán công ty, thanh toán công nợ . Hình thức sổ kế toán : Công ty Cao Su áp dụng hình thức nhật ký chứng từ cho công tác kế toán vì hình thức này phù hợp với loại hình sản xuất của công ty, khối lưọng công việc ở phòng kế toán khá lớn, trình độ cán bộ đồng đều .Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày đưọc phản ánh trên chứng từ gốc, từ chứng từ gốc đưọc ghi thẳng vào nhật ký hoặc chứng từ gốc ghi vào bảng kê, từ bảng kê ghi vào nhật ký chứng từ. Mỗi nhật ký chứng từ dùng cho một tài khoản hoặc nhiều tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau hoặc có mối quan hệ đối ứng mật thiết với nhau. Từ nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái, sổ cái làm căn cứ để lập báo cáo kế toán. Ngoài việc sử dụng bảng kê nhật ký chứng từ, sổ cái kế toán còn sử dụng một số sổ chi tiết, sổ tổng hợp chi tiết để phục vụ cho công tác quản lý chung, tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm. Với loại sổ nạy các chi phí phát sinh trên chứng từ gốc được ghi vào sổ chi tiết . Cuối tháng ghi vào sổ tổng hợp, sổ tổng hợp chi tiết làm căn cứ báo cáo định kỳ. SƠ ĐỒ HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GỐC KÊ BẢNG, BẢNG PHÂN BỔ NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỔ CHI TIẾT SỔ CÁI SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT BÁO CÁO KẾ TOÁN Ghi chú: :Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng B. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là nhiệm vụ trọng tâm của phòng kế toán. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY SAO SU ĐÀ NẴNG. Với loại hình sản xuất hành loạt, khối lượng lớn, quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, có sản xuất bán thành phẩm (BTP), và tiếp tục chuyển sang giai đoạn sản xuất tiếp theo. Nên đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn công nghệ sản xuất ra bán thành phẩm và sản phẩm. Đối tượng tính giá thành chủ yếu là sản phẩm hoàn thành, còn bán thành phẩm kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành chỉ tính phần chi phí NVL để sản xuất ra bán thành phẩm; còn các chi phí khác lại phân bổ ở giai đoạn sản xuất ra sản phẩm. Phương pháp tính giá thành là phương pháp phân bước. Kỳ tính giá thành được tính theo từng tháng. Các loại NVL mà công ty hiện đang sử dụng: có 5 loại NVL sau : - Cao su các loại bao gồm: cốm 1, cốm 2, cốm 3, tờ1, CKC, CKH, mu ... - Chất độn cao su như: can xi, cao lanh... - Hóa chất xúc tác gồm 20 loại như: Xúc tiến D, xúc tiến TMTD, xúc tiến M, phòng lão, lưu huỳnh, dầu thông, nhựa thông, than đen . . . - Vật liệu dệt: Bạt 3x4, Mành Poliamid các loại, vải ôtô, PA xe đạp, PA Honđa. . . . - Vật liệu kim loại và vật liệu khác gồm: thép ô1,83, thép ô1, thép ô5, bao PE, thùng cartton.... Các loại vật liệu trên đều góp phần tạo nên thực thể của sản phẩm nhưng không phải đều đưa vào từ giai đoạn công nghệ đầu tiên để chế tạo nên bán thành phẩm, mà để tạo nên bán thành phẩm chỉ bao gồm các loại nguyên vật liệu như: Cao su các loại, chất độn cao su, hóa chất xúc tác. Còn các loại vật liệu khác thì được đưa vào gia công chế biến ở giai đoạn tiếp theo sản xuất ra sản phẩm. Từ đặc điểm trên nên bán thành phẩm sản xuất ra tuy không bán ra ngoài nhưng để thuận tiện cho việc tính toán, kế toán tiến hành tính giá thành của bán thành phẩm trước. II.TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH BÁN THÀNH PHẨM 1. TÂP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT. Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng xí nghiệp cán luyện tiến hành sản xuất bán thành phẩm thích hợp và cân đối về mặt số lượng sản xuất để phục vụ đủ cho việc sản xuất sản phẩm. Ví dụ: Sản xuất lốp xe đạp thì cần các loại bán thành phẩm như mặt lốp xe đạp (MLXĐ) Cao su, vải mành xe đạp (VMXĐ). Để sản xuất ra lốp ôtô thì cần các lọai bán thành phẩm như mặt lốp ôtô (MLm), các loại bán thành phẩm để tráng lên vải Poliamid như cao su tầng trong (TT), cao su tầng ngoài (TN), da dầu (DD).. .. Để sản xuất ra săm các loại thì cần các bán thành phẩm săm như: Săm xe đạp đỏ, săm xe đạp đen, săm ôtô.. .. Ứng với mỗi loại bán thành phẩm có một đơn pha chế riêng biệt do Phòng Kỹ Thuật công nghệ cung cấp, chi phí nguyên vật liệu sản xuất ra bán thành phẩm được tính như sau: Chi phí NVL sản xuất BTPhẩm = Số lượng NVL xuất dùng X Đơn giá bình quân thực tế nguyên vật liệu 1.1.Số lượng nguyên vật liệu xuất dùng: Số lượng nguyên vật liệu thực tế sủa dụng do thống kê Xí nghiệp Cán luyện tổng hợp đưa lên hàng tháng, so sánh với số lượng nguyên vật liệu theo đơn pha chế ( số lượng này do Phòng Kỹ thuật công nghệ tính toán tổng hợp lại từ đơn pha chế ). Kế toán thực hiện việc phân bổ nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho các bán thành phẩm bằng tiêu thức tỷ lệ với đơn pha chế bán thành phẩm thông qua bảng “ Phân bổ nguyên vật liệu sử dụng theo đơn pha chế cho từng loại bán thành phẩm” ( Biểu số 01). 1.2.Đơn giá nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất được tính như sau: Trước hết tính nguyên vật liệu xí nghiệp nhận trong tháng, thông qua bảng tính giá thực tế nhập kho xí nghiệp, thực chất đây chính là bảng phân bổ nguyên vật liệu xuất dùng của kế toán vật liệu. Căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu kho công ty thực chất xuất cho Xí nghiệp (xuất theo đơn đã được đối chiếu) trong tháng, Kế toán vật liệu tính giá trị nguyên vật liệu xuất theo giá bình quân cột tổng cọng thông qua biểu (Biểu số 02). Số liệu ở biểu số 03 được kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành, kế toán tính tóan như sau: Đơn giá thực tế bình quân = Tri giá thực tế NL,VL tồn đầu kỳ + Tổng trị giá thực tế NL,VL nhập trong kỳ Số lượng NL,VL tồn đầu kỳ + Tổng số lượng NL,VL nhập trong kỳ Do đó: Giá thực tế của NL,VL xuất trong kỳ = Số lượng NL,VL xuất trong kỳ x Đơn giá thực tế bình quân Ví dụ: Tính đơn giá bình quân 1 kg than đen xuất dùng trong tháng và trị giá than đen xuất dùng trong tháng ở biểu số 03 như sau: Đơn giá bq 1kg than đen xuất dùng = 13.663.231 + 554.527.426 = 6.826,34 2.008 + 81.227 Giá trị than đen = 80.766 x 6.826,34 = 551.336.176 (xuất dùng trong tháng) Các loại vật liệu khác đều cũng được tính toán như vậy 2. TÍNH GIÁ THÀNH BÁN THÀNH PHẨM: Sau khi tính được giá trị mỗi loại vật liệu xuất dùng cho sản xuất bán thành phẩm thông qua “ Sổ theo dõi chi phí vật liệu của bán thành phẩm” (Biểu số 4); Số liệu ở biểu này được tính toán như sau: Căn cứ vào tổng số lượng và số tiền của vật liệu thực tế dùng để sản xuất bán thành phẩm trong tháng ( ở cột xuất của biểu 3). Kế toán tiến hành tính chi phí nguyên vật liệu của từng bán thành phẩm bằng cách: lấy giá bình quân của từng loại vật liệu nhân với số lượng từng loại vật liệu đã được phân bổ cho từng loại bán thành phẩm theo “ bảng phân bổ nguyên vật liệu sử dụng theo đơn pha chế” (ở biểu số 1) Ví dụ: Tính giá trị than đen dùng để sản xuất Mlm (mặt lốp mới) Giá trị than đen dùng để sản xuất Mlm (mặt lốp mới) 6.826,34 x 42.152kg = 287.743.881 đồng Như vậy, mỗi loại bán thành phẩm sử dụng bao nhiêu loại vật liệu ta tính giá trị cho bấy nhiêu loại vật liệu. Trong quá trình sản xuất ra bán thành phẩm , ngoài chi phí về nguyên vật liệu còn có các chi phí khác như tiền lương công nhân sản xuất,BHXH tính theo lương, chi phí quản lý phân xưởng như khấu hao máy móc thiết bị, tiền lương quản lý.. ., nhưng khi tính giá thành bán thành phẩm, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành của Công ty chỉ tính chi phí nguyên vật liệu. Bởi vì kế toán quan niệm rằng bán thành phẩm này không bán ra ngoài, chỉ xuất dùng cho giai đoạn sản xuất ra sản phẩm, còn các chi phí khác kế toán tập hợp nhưng không tính trực tiếp vào giá thành của bán thành phẩm mà để phân bổ các chi phí này cho từng sản phẩm gánh chịu (ở bước 2 tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.) (BIỂU SỐ:1) TRÍCH : BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU THEO ĐƠN PHA CHẾ THÁNG 5 NĂM 1999 ĐVT: kg TÊN NVL TÊN BÁN THÀNH PHẨM Tổng NVL sử dụng Mlm TT TN DD Săm ôtô MLXD đen MLXĐ đỏ .. .. ... Than đen 42.152 11.216 8.036 1.787 2.943 .. .. ... 80.766 Xúc tiên M 26,4 59,72 17,48 .. .. ... 220 Xúc tiến DM 144,6 69,7 6,84 13,04 .. .. ... 444 Phòng lão RD 935,4 359,2 215,8 97,2 35,4 115,24 25,16 .. .. ... 2.530 A. Stearic 2.322,2 708 431,06 115 70,8 233 49,6 .. .. ... 5.177 Kẽm nội 623,9 .. .. ... 647 Kẽm xạ hiếm 4.676,7 2.863,8 1.084 366 175,5 176,8 .. .. ... 12.270 Lưu huỳnh 1.767,69 752,1 453,1 96,9 322 64,4 .. .. ... 4.872 Phòng lão 4010 1.872,4 359,2 215,8 35,46 .. .. ... 2.578 Dầu F.112 3.688 1.334 829 397 653 50 10.200 ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. Cao su cốm 1 70.814,3 26.832 17.254 2.288 2.503 142.750,3 Cao su cốm 3 4.509 8.425 25.897 Cao su CKC 8.738 3.578 14.619 Cao su BR 40 22.700 4.260 32.144 .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. (BIỂU SỐ: 2) TRÍCH : NGUYÊN VẬT LIỆU XUẤT VÀO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THÁNG 05 NĂM 1999 Tên vật tư Tiền theo hóa đơn Vận chuyển Tổng số tiền Lượng Tiền 1. Cao su các loại 2.810.468.231 7.962.978 2.818.431.209 - Cốm 1 138.533,33 1.766.294.448 5.004.489 1.771.298.937 - Tờ 1 10.800 125.050.012 354.307 125.404.319 - Cốm 3 25.500 278.883.909 790.169 279.674.078 - CKC 14.000 144.692.436 409.961 145.102.397 - BR 40 33.388 458.338.168 1.298.621 459.636.789 .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. 2. Hóa chất các loại 1.228.141.128 3.479.724 1.231.620.852 - Xúc tiến M 220 6.603.396 18.709 6.622.105 - Xúc tiến DM 400 13.213.514 37.438 13.250.952 - Lưu huỳnh 4.750 16.673.471 47.241 16.720.712 - Phòng lão RM 2.490 64.784.329 183.555 64.967.884 - Phòng lão 4010 2.642 146.394.762 414.784 146.809.546 A stearic 5.150 44.418.712 125.852 44.544.564 .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. 3. Chất độn 33.840.692 95.881. 33.936.573 - Cao lanh 31.035 12.966.926 36.739 13.003.665 .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. 4. Vật liệu dệt 2.029.401.105 5.749.956 2.035.151.061 -Vải PA xe đạp 4.568,9 256.699.362 727.313 257.426.675 -Vải ôtô 30.957,6 1.739.154.774 4.927.593 1.744.082.367 -Vải phin 11.407,5 33.012.656 93.535 33.106.191 .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. 5. Vật liệu kim loại 483.321.125 1.369.406 484.690.531 - Thép ô1 19.586 220.061.001 623.054 220.681.505 - Lưới INOX 30,5 4.496.855 12.741. 4.509.596 - Van ôtô 1.000 18.500.148 52.416. 18.552.564 .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. 6. Vật liệu khác 77.049.629 218.306 77.267.935 - Bao PE bọc lốp 1.845,3 32.835.036 93.032. 32.928.068 - Thùng các tông 1.297 7.139.137 20.277 7.159.414 .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. 7. Nhiên liệu 396.818.519 1.123.749 397.942.268 - Dầu đen 201.413 393.633.891 1.123.749 394.757.640 .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. Tổng cộng NVL 7.058.840.429 20.00.000 7.078.840.429 TRÍCH: SỔ THEO DÕI NHẬP- XUẤT- TỒN CAO SU HÓA CHẤT THÁNG 05 NĂM 1999 (BIỂU SỐ:3) Tên vật liệu TỒN ĐẦU KỲ NHẬP TRONG KỲ XUẤT TRONG KỲ TỒN CUỐI KỲ Lượng (kg) Tiền (đồng) Lượng (kg) Tiền (đồng) Lượng (kg) Đơn giá Tiền (đồng) Lượng (kg) Tiền (đồng) Than đen 2.008 13.663.231 81.227 554.527.426 80.766 6.826,34 551.336.176 2.469 16.854.481 Xúc tiên M 220 6.622.105 220 30.100,48 6.622.105 Xúc tiến DM 109 3.611.657 400 13.250.952 444 33.128,9 14.709.323 65 2.153.377 Ph.lão RD 86 2.376.978 2.490 64.967.884 2.530 26.143,19 66.142.271 46 1.202.591 A. Stearic 110 948.645 5.150 44.544.564 5.177 8.648,90 44.775.355 83 717.854 Kẽm nội 97 699.447 600 4.320.024 647 7.201,54 4.659.396 50 360.075 Kẽm xạ hiếm 36 443.011 12.250 152.629.120 12.270 12.459,07 152.872.789 16 199.342 Lưu huỳnh 275 953.052 4.750 16.720.712 4.872 3.517,17 17.135.652 153 538.112 Ph.lão 4010 53 2.919.265 2.642 146.809.546 2.578 55.558,00 134.228.524 117 6.500.287 Dầu F.112 10.200 59.811.066 10.200 5.863,83 59.811.066 ... .. .. ... .. .. ... .. .. ... .. .. ... .. .. ... .. .. ... .. .. ... .. .. ... .. .. ... .. .. Cao su cốm 1 5.189,03 68.299.140 138.533,3 1.771.298.937 142.750,3 12.799,67 1.827.156.732 972,1 12.441.345 Cao su cốm 3 1.094 11.964.075 25.500 279.674.078 25.897 10.966,31 283.994.530 697 7.643.623 Cao su CKC 619 6.602.462 14.000 145.102.397 14.619 10.337,24 151.704.859 Cao su BR 40 5.590 79.507.922 33.388 459.636.789 32.144 13.832,03 444.616.772 6.834 94.527.939 .. .. .. .. Tổng Cộng 241.162.505 4.050.847.735 4.117.785.501 174.225.189 Các bán thành phẩm, sau khi được Xí nghiệp cán luyện sản xuất hòan thành được nhập vào kho công ty, từ kho công ty mới xuất cho các xí nghiệp khác để sản xuất sản phẩm. III.TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP: 1.1Xác định và đánh giá sản phẩm dở dang: Để xác định lượng bán thành phẩm, nguyên vật liệu dùng vào sản xuất sản phẩm hàng tháng; cuối mỗi tháng đại diện Phòng tài vụ Công ty và thống kê các xí nghiệp tiến hàng kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang của Công ty bao gồm: Bán thành phẩm đang làm dở trên các công đoạn sản xuất, bán thành phẩm tồn kho ở các xí nghiệp, các sản phẩm dở dang chưa đến công đoạn cuối . Ví dụ: Lốp ôtô chỉ mới thành hình nhưng chưa đắp mặt lốp, các ống vải vừa mới hoàn thành giai đoạn dán ống.. ..Nhưng đều đang ở các mức độ hoàn thành khác nhau. Bằng việc cân, đo, đếm ở từng xí nghiệp, trên từng dây chuyền và căn cứ vào định mức tiêu hao bán thành phẩm, nguyên vật liệu; nhóm kiểm kê tiến hành quy đổi sản phẩm dở dang về dưới dạng bán thành phẩm, nguyên vật liệu ban đầu như : kg bán thành phẩm, kg vải ôtô, hoặc mét vải phin.. .. Sau đó, lập biểu bản kiểm kê cuối tháng cho từng xí nghiệp. Biên bản kiểm kê hàng tháng được định mức kỹ thuật công nghệ Công ty tổng hợp lại từ các xí nghiệp để tính ra số lượng bán thành phẩm, nguyên vật liệu tồn của Công ty. Sau khi tính được số lượng bán thành phẩm, nguyên vật liệu dở dang cuối kỳ (Số lượng bán thành phẩm, nguyên vật liệu tồn cuối kỳ), ta tính được lượng bán thành phẩm, nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trong tháng. TRÍCH: BẢNG PHÂN BỔ BÁN THÀNH PHẨM - NGUYÊN VẬT LIỆU (BIỂU SỐ : 5) THÁNG 05 NĂM 1999 Tên BTPhẩm NVL ĐVT Lốp ôtô các loại Săn ôtô các loại Lốp xe đạp các loại Tổng BTP-NVL S.dụng 1200-20 900-20 .... 1200-20 1000-20 .... Lốp XĐ đen Lốp XĐ đỏ . .. Sản lượng SX Chiêc 1.064 2.948 504 110 52.894 13.682 Bán T.Phẩm “ Mlm Kg 36.946 64.143 142.512 TT “ 14.758 21.618 55.237 TN “ 8.352 14.914 33.416 DD “ 2.149 5.104 10.398 Săm ôtô “ 3.217 577 4.581 MLXĐ đen “ 21.797 6.618,4 28.914,6 MLXĐ đỏ “ 8.019 12.980 6.644,4 .. .. .. “ .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. . .. .. .. .. Vải ôtô “ 8.019 12.980 31.334 Vải PA – XĐ “ 1.911 494 3.360,60 Vải Phin “ 6.200 1.601 9.892,00 .. .. .. “ .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. . .. .. .. .. Thép ô 1 “ 2.396 4.775 10.614 Lưới Inox “ 1,1 0,2 28,95 Van ôtô Cái 64

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số suy nghĩ nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cao su đà nẵng.doc
Tài liệu liên quan