Đề tài Một số suy nghĩ về nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam

Jollibe, cơ sở kinh doanh thức ăn nhanh của Philippin do công ty Tân Việt Hương ở thành phố Hồ Chí Minh nhận quyền, khai trương cửa hiệu đầu tiên vào khoảng tháng 10/1996 tại Sài Gòn Supper Bowl, chủ cấp phép là từ phía Úc – Dount King. Jollibe hiện đã phát triển thêm nhiều chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác trong cả nước. Gà do CP Group của Thái Lan cung cấp, còn thịt bò do công ty Vissan cung cấp.

Như số liệu ở trên, các công ty Mỹ chiếm lĩnh thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, mặc dù vào giữa những năm 90 thì chỉ có các hãng như: Carvel Ice Cream, Baskin Robbin và Texas Chicken. Carvel tham gia thị trường vào giữa năm 1996 trên cơ sở hợp tác kinh doanh. Carvel nhập khẩu hầu hết các loại kem ở dạng đông lạnh trong các thùng lớn sau đó chế biến lại tại Việt Nam. Giá của kem Carvel tương đối cạnh tranh ở Việt Nam nhưng lại cao hơn so với ở Mỹ. Baskin Robbin xuất hiện tại thị trường Việt Nam cũng vào năm 1996 với sự khởi đầu là 5 cửa hiệu trong đó có 2 cửa hiệu tại Hà Nội và 3 cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Cả Carvel lẫn Baskin Robbin đều phải nhập khẩu hàng hoá, nguyên vật liệu từ nước ngoài để duy trì những tiêu chuẩn chất lượng cao và nắm giữ bí mật thông tin về công thức chế biến.

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2127 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số suy nghĩ về nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thương mại và Du lịch tiến hành đăng ký bình thường nhưng trong giấy biên nhận hồ sơ có thể ghi chưa nộp lệ phí để chờ hướng dẫn, sau khi có thông báo, các Sở sẽ mời doanh nghiệp đến nộp sau. Điều này thể hiện tính linh hoạt của cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động nhượng quyền thương mại ngay từ những ngày đầu mới được giao nhiệm vụ. Ngoài việc bước đầu xây dựng khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động như đã phân tích ở trên, cho đến nay Chính phủ chưa có các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ cho hoạt động nhượng quyền thương mại khiến hoạt động này phát triển chưa thật tương xứng với tiềm năng sẵn có. Tóm lại, trước khi có Luật Thương mại 2005, quản lý Nhà nước về hoạt động nhượng quyền thương mại còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa có khuôn khổ pháp lý cụ thể điều chỉnh hoạt động này khiến các doanh nghiệp nhượng quyền hoạt động trong tình trạng vừa làm vừa học hỏi và nảy sinh rất nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện. Thêm vào đó, việc không có các cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với hoạt động này khiến hoạt động này phát triển chưa thật mạnh mẽ và cũng chưa thật sự có hiệu quả. Khi Luật Thương mại 2005 ra đời, mặc dù tuy chưa đầy đủ, cụ thể và chi tiết được như quy định ở những nước phát triển khác, những quy định ban đầu về nhượng quyền thương mại cũng đã đặt nền tảng cho việc quản lý hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam từ nay về sau. 1.2. Thực trạng phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam Ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, nhượng quyền thương mại đã manh nha hình thành ở Việt Nam khi có một vài doanh nghiệp kinh doanh thiết bị lọc nước do Việt kiều về đầu tư đã đưa ra phương thức nhượng quyền thương mại, nhưng thị trường lúc bấy giờ chưa thực sự sôi động và bản thân thương hiệu của các doanh nghiệp đó cũng chưa mấy nổi tiếng nên đã không thành công. Đến giữa những năm 1990, tại Việt Nam chỉ có một số không nhiều người nhận quyền là các công ty có trụ sở tại nước ngoài. Lúc này hoạt động nhượng quyền cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi của lĩnh vực thức ăn nhanh (fast food), các lĩnh vực khác chưa hề được khai thác. Thêm vào đó, thời điểm này hoạt động nhượng quyền thương mại (vào Việt Nam trong vai trò là một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài) đã bị hạn chế bởi cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở khu vực. Đánh giá về thị trường nhượng quyền thương mại lúc này là rất nhỏ bé. Năm 1996, tổng doanh số khoảng 1,5 triệu USD, năm 1998 khoảng hơn 4 triệu USD do hoạt động kinh doanh tăng lên. Hầu hết các nhà nhận quyền không có lợi nhuận trong kinh doanh. Doanh số bán hàng hàng năm của các cửa hàng trung bình đạt 300.000 USD, trong đó lượng hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho người Việt chiếm khoảng 70% và 30% cho người nước ngoài. Từ đó cho tới nay hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam phát triển tương đối nhanh, với tốc độ mà theo các chuyên gia ước tính là 15 - 20%/năm. Theo điều tra của Hội đồng Nhượng quyền thương mại thế giới (WFC) năm 2004, Việt Nam có khoảng 70 hệ thống nhượng quyền thương mại, trong số đó đa số là các thương hiệu nước ngoài như Dilmah, Swatch, Qualitea, KFC, Lotteria,… Số doanh nghiệp mang thương hiệu Việt Nam chỉ chiếm số ít như Trung Nguyên, Phở 24, bánh ngọt Kinh Đô,… Thị phần nhượng quyền thương mại đối với các cơ sở nước ngoài trong năm 1997 như sau: Mỹ 69%; Thái Lan 15%; Phillipines 9%; Hàn Quốc 7%. Mặc dù các cơ sở áp dụng nhượng quyền thương mại của Việt Nam còn rất nhỏ bé và chưa có doanh nghiệp nào áp dụng phương thức này để phát triển kinh doanh sản phẩm của mình, tuy nhiên khi các đại lý bán kem, bán thức ăn nhanh đặc quyền của các công ty nước ngoài ra đời thì các công ty Việt Nam cũng xuất hiện trong vai trò là một mắt xích của hệ thống nhượng quyền đó. Nhà hàng thức ăn nhanh Manhattan là một ví dụ điển hình. Hầu hết các hệ thống bán thức ăn nhanh trước khi vào Việt Nam đều là những nhà kinh doanh đã thành công ở một số nước châu Á như Nhật, Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Phillipines, Thái Lan. Sau đây ta sẽ xem xét một số hệ thống nhượng quyền thương mại điển hình ở Việt Nam. 1.2.1. Các hệ thống nhượng quyền mang thương hiệu của Việt Nam Mặc dù hiện nay có ít thương hiệu Việt áp dụng phương thức nhượng quyền thương mại nhưng nếu nhìn vào sự phát triển của các thương hiệu như Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô Bakery,… thì ta có thấy được tiềm năng to lớn về nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ củ thể về hệ thống nhượng quyền Phở 24 Tháng 6/2003, Phở 24 được thành lập và mở cửa hàng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng phải hơn 1 năm sau, vào tháng 1/2005 Phở 24 mới tiến hành nhượng quyền thương mại và mở cửa hàng nhượng quyền đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh, tiếp theo đó là hàng loạt các cửa hàng nhượng quyền tại các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương,… Tháng 7/2005, Phở 24 lần đầu tiên tiến hành nhượng quyền ra nước ngoài, và mở cửa hàng nhượng quyền tại thủ đô Jakarta của Inđônêxia, tháng 7/2006, Phở 24 lại mở một cửa hàng nhượng quyền nữa ở thủ đô Manila của Philippin, và một số cửa hàng tại Mỹ, Inđônêxia, Hàn Quốc, Úc đang được chuẩn bị để sắp tới đưa vào hoạt động. Tính đến tháng 12/2006, chuỗi nhà hàng Phở 24 đã có 44 cửa hàng cả trong và ngoài nước. Đây là chuỗi quán phở cao cấp và đang trên đà phát triển của Việt Nam nhờ chất lượng sản phẩm và mô hình kinh doanh đặc thù, dễ nhân rộng. Chiến lược lâu dài của công ty là sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình quán phở tại Việt Nam và nước ngoài thông qua hình thức nhượng quyền thương mại và hợp tác liên doanh. Mới đây, Vinacapital đã mua 30% cổ phần của Phở 24 để nhân rộng mô hình kinh doanh này trong 2 năm tới bao gồm thiết lập hệ thống bếp trung tâm, nhà máy sản xuất bánh phở, gia vị phở và mở thêm các nhà hàng tại Việt Nam và nước ngoài đã phần nào chứng minh khả năng phát triển của mô hình kinh doanh của Phở 24. Trong hai năm đầu, thông qua các quán phở đầu tiên, Phở 24 tập trung mạnh vào xây dựng tính đồng bộ xuyên suốt tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh Phở với mục đích tạo nền tảng vững mạnh cho chiến lược nhượng quyền thương mại dài hạn sau này. Nói khác đi, Phở 24 chọn hướng đi tập trung vào chất lượng và chiều sâu của mô hình kinh doanh nói chung và mô hình nhượng quyền thương mại nói riêng trước khi mở rộng ra theo chiều rộng, Để đảm bảo các thủ tục pháp lý được chặt chẽ ngay từ đầu, Phở 24 đã đầu tư đáng kể vào các khâu đăng ký nhãn hiệu trong và ngoài nước, nhờ luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền mẫu. Các khâu về tổ chức, đào tạo, huấn luyện cũng được chuẩn bị từng bước để có thể chuyển giao và hỗ trợ đắc lực cho đối tác nhận quyền. Phở 24 quyết định áp dụng hình thức nhượng quyền phương thức kinh doanh, trong đó phía đối tác nhận quyền được nhượng quyền sử dụng thương hiệu và được hướng dẫn và đào tạo chi tiết cách thức tổ chức, điều hành và quản lý mô hình quán Phở 24. Các chương trình hỗ trợ trước khi khai trương quán nhượng quyền mà Phở 24 dành cho đối tác nhượng quyền bao gồm: tư vấn lựa chọn địa điểm mở quán; giúp đỡ đối tác thiết kế, bài trí cửa hàng nhượng quyền; huấn luyện đào tạo nhân viên; cung cấp danh sách các thiết bị, nguồn cung cấp cần thiết cho việc kinh doanh; giúp đỡ đối tác xây dựng các hoạt động marketing, xúc tiến hỗn hợp liên quan đến lễ khai trương. Chương trình đào tạo cho đối tác nhận quyền Phở 24 bao gồm thời gian 2 -3 tuần huấn luyện tại trung tâm đào tạo của tập đoàn dưới hình thức lớp học lý thuyết và thực hành ngay tại các cửa hàng phở đang hoạt động. Phía đối tác nhận quyền được yêu cầu gửi ít nhất một nhân viên quản lý, một nhân viên bếp và một đại diện chủ đến trung tâm để được huấn luyện miễn phí. Các nhân viên này sau đó sẽ cùng đội chuyên gia của tập đoàn huấn luyện toàn thể nhân viên còn lại của cửa hàng nhượng quyền. Đội ngũ chuyên gia của tập đoàn này sẽ có mặt tại cửa hàng nhượng quyền trước và sau ngày khai trương ít nhất 3 ngày. Để được cấp quyền sử dụng thương hiệu và phương thức vận hành một quán Phở 24 với những tiêu chuẩn đồng bộ, đối tác nhận quyền phải trả cho chủ thương hiệu Phở 24 một khoản phí ban đầu (trả một lần duy nhất khi ký kết hợp đồng) cộng thêm một khoản phí hàng tháng. Phí này là chi phí sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu và những dịch vụ hỗ trợ khác như khuyến mãi, quảng bá, tiếp thị, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới,… từ phía chủ thương hiệu Phở 24 trong suốt quá trình 5 năm của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Do đặt trọng tâm phát triển chiều sâu trước nên Phở 24 phải chấp nhận tốc độ nhân rộng mô hình kinh doanh chậm hơn nhiều so với nhu cầu thị trường, và điều này cũng tạo ra một rủi ro cho chủ thương hiệu: đó là rủi ro bị các đối thủ cạnh tranh sao chép mô hình kinh doanh. Đối phó với rủi ro này, chủ thương hiệu Phở 24 chỉ còn cách đánh bóng và xây dựng thương hiệu mình thật vững mạnh vì chỉ có thương hiệu là không thể sao chép được. Mạng lưới tiếp thị và quảng cáo phủ sóng cả nước cũng là một thế mạnh mà các đối thủ cạnh tranh mới không thể có được. Một trong những chiến thuật quan trọng của việc xây dựng thương hiệu Phở 24 là củng cố liên tục tính ổn định và đồng bộ của chuỗi quán phở, đặc biệt đối với chất lượng các món ăn, chất lượng dịch vụ, trang trí nội thất, đồng phục nhân viên, bảng hiệu và hầu như tất cả các dụng cụ và trang thiết bị dù thật nho trong quán. Xây dựng một văn hoá chung xuyên suốt các tầng lớp của công ty (văn phòng trung tâm, cửa hàng của công ty, cửa hàng nhượng quyền,… ) cũng được đặt lên hàng đầu. Lực lượng quản lý nòng cốt được xây dựng dựa trên tính toán tầm vóc công ty muốn phấn đấu ít nhất từ 2 -3 năm sau. Nói khác đi, chủ trương công ty phải luôn chuẩn bị đào tạo và tuyển dụng đủ nhân sự giỏi và có kinh nghiệm phù hợp để sãn sàng điều hành công ty thời điểm 2-3 năm sau, chứ không phải khi cần mới bắt đầu tuyển dụng. Do đó chi phí cho bộ phận hành chính, điều hành trước mắt lúc nào cũng có vẻ khá cồng kềnh so với nghề kinh doanh quán phở. Một trong những thách thức lớn nhất mà Phở 24 gặp phải trong quá trình nhượng quyền không năm ở chỗ đội ngũ nhân viên hay trang thiết bị đồng bộ mà ở chỗ chính đối tác nhận quyền – người chủ điều hành quán phở nhượng quyền. Thật vậy, cho dù mọi thứ trong quán phở nhượng quyền đều tuân thủ các tiêu chuẩn của Phở 24 nhưng nếu chủ quán không quan tâm hay thiếu kinh nghiệm vì chỉ là một nhà đầu tư đơn thuần thì khó có thể cho ra những quyết định đúng đắn và như thế mô hình kinh doanh nhượng quyền sẽ không đạt hiệu quả tối ưu, ảnh hưởng không ít đến hình ảnh chung của thương hiệu. Ngược lại, nếu có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà hàng thì lại dễ có xu hướng tự làm theo cách của mình dẫn đến ảnh hưởng tới tính đồng bộ của cả hệ thống. Đào tạo nhân viên hay cán bộ quản lý không khó nhưng đào tạo và hướng dẫn chủ quán phở nhượng quyền mới thật sự là một khó khăn lớn vì họ vừa là chủ đầu tư vừa là đối tác và thường là không có nhiều thời gian như nhân viên. Và đối với ngành kinh doanh ẩm thực, chủ quán đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, việc nghiên cứ hồ sơ, phỏng vấn để chọn đối tác nhận quyền được chủ thương hiệu Phở 24 đặt lên hàng đầu. 1.2.2.. Hệ thống nhượng quyền của các doanh nghiệp nước ngoài Từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX, các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài đã có mặt tại thị trường Việt Nam thông qua phương thức nhượng quyền thương mại, trong đó chủ yếu là các thương hiệu trong lĩnh vực nhà hàng, thức ăn nhanh. Five Star Chicken là một liên doanh với Advance Pharma Company Limited trong hệ thống tập đoàn CP Group của Thái Lan, ngay từ năm 1996 đã có hai nhà hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Để phục vụ kinh doanh, nhà hàng phải nhập khẩu khoai tây từ nước ngoài, tuy nhiên các vật liệu khác thì có thể được cung cấp từ trong nước. Khẩu vị ở đây gần gũi hơn với người Việt Nam. Jollibe, cơ sở kinh doanh thức ăn nhanh của Philippin do công ty Tân Việt Hương ở thành phố Hồ Chí Minh nhận quyền, khai trương cửa hiệu đầu tiên vào khoảng tháng 10/1996 tại Sài Gòn Supper Bowl, chủ cấp phép là từ phía Úc – Dount King. Jollibe hiện đã phát triển thêm nhiều chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác trong cả nước. Gà do CP Group của Thái Lan cung cấp, còn thịt bò do công ty Vissan cung cấp. Như số liệu ở trên, các công ty Mỹ chiếm lĩnh thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, mặc dù vào giữa những năm 90 thì chỉ có các hãng như: Carvel Ice Cream, Baskin Robbin và Texas Chicken. Carvel tham gia thị trường vào giữa năm 1996 trên cơ sở hợp tác kinh doanh. Carvel nhập khẩu hầu hết các loại kem ở dạng đông lạnh trong các thùng lớn sau đó chế biến lại tại Việt Nam. Giá của kem Carvel tương đối cạnh tranh ở Việt Nam nhưng lại cao hơn so với ở Mỹ. Baskin Robbin xuất hiện tại thị trường Việt Nam cũng vào năm 1996 với sự khởi đầu là 5 cửa hiệu trong đó có 2 cửa hiệu tại Hà Nội và 3 cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Cả Carvel lẫn Baskin Robbin đều phải nhập khẩu hàng hoá, nguyên vật liệu từ nước ngoài để duy trì những tiêu chuẩn chất lượng cao và nắm giữ bí mật thông tin về công thức chế biến. Texas Chicken là một nhãn hiệu thuê của công ty Mỹ – American Favorite Chicken với sản phẩm là gà rán. Cửa hiệu đầu tiên hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1996 và đến nay đã phát triển thêm 10 cửa hiệu nữa trên khắp cả nước. Mặc dù tình hình kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam vào những năm cuối thập niên 90 đang trong giai đoạn trì trệ kéo dài, tuy vậy một số công ty lớn hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại cũng đang tìm cách thâm nhập thị trường. KFC (Kentucky Fried Chicken) là một trong số các thương hiệu nước ngoài được nhượng quyền thương mại vào Việt Nam từ năm 1998, hoạt động trong lĩnh vực thức ăn nhanh tương đối thành công. Đây là thương hiệu của công ty Yurns Brands đến từ Mỹ, với sản phẩm là gà rán. Năm 2005, thương hiệu này mới chỉ có 12 cửa hàng thì cuối năm 2006 đã tăng lên hơn 20 cửa hàng trong đó 19 cửa hàng ở thành phố Hồ Chí Minh và 2 cửa hàng ở Hà Nội, dự định mở thêm một số cửa hàng khác ở các tỉnh phía Bắc và còn đặt mục tiêu lên tới 100 cửa hàng trong cả nước vào năm 2010. TGIF và Hard Rock Café cũng đã có mặt ở Việt Nam vào năm 1998. Lotteria là thương hiệu thức ăn nhanh của Hàn Quốc mà chủ thương hiệu là một công ty của Nhật. Công ty này thực hiện việc nhượng quyền sang Việt Nam thông qua một công ty nhượng quyền thứ cấp – là công ty ở Hàn Quốc và đến tháng 12 năm 2005 đã mở được 9 cửa hàng tại Việt Nam. Tính đến thời điểm này công ty chưa thu phí chuyển nhượng nhằm thực hiện mục đích quảng bá thương hiệu trước khi chính thức chuyển nhượng. Theo dự kiến thì khi hệ thống phát triển lên tới 20 cửa hàng thì công ty sẽ bắt đầu thu phí theo đúng hình thức nhượng quyền thương mại. Schu là một thương hiệu giày do một công ty ở Singapo thực hiện theo phương thức nhượng quyền thương mại với một doanh nhân trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12/2004,… Tháng 5/2006, Subway – tập đoàn thức ăn nhanh dẫn đầu danh sách 500 thương hiệu nhượng quyền thế giới năm 2006 do tạp chí Entrepreneur bình chọn - đã xuất hiện lần đầu ở thành phố Hồ Chí Minh với một cửa hàng ở trung tâm thành phố. Thời điểm đó, Seven – Eleven cũng đang chuẩn bị mặt bằng để khai trương cửa hàng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Mới đây, Công ty cổ phần Phong cách sống Việt đã khai trương 2 cửa hàng nhượng quyền thương mại đầu tiên của thương hiệu Gloria Jean’s Coffees ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đưa Việt Nam trở thành mắt xích thứ 25 trong chuỗi phát triển thương mại nhãn hiệu này. Nhà đại diện tại Việt Nam của thương hiệu này sẽ mở rộng hoạt động bằng mô hình nhượng quyền thương mại, dự kiến đạt đến 20 cửa hàng trong vòng 2 năm tới. Ngoài lĩnh vực nhà hàng, hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam xuất hiện cả ở các lĩnh vực giáo dục và đào tạo như tập đoàn APTECH và Thames Business School. Là tập đoàn đào tạo công nghệ thông tin của ấn Độ, APTECH hiện đang hoạt động tại hơn 50 quốc gia với 2.550 trung tâm đào tào dưới hình thức nhượng quyền thương mại. APTECH thực hiện việc nhượng quyền thương mại cho công ty FPT của Việt Nam vào năm 1999 với phí chuyển nhượng vào khoảng 10.000 USD để thành lập Trung tâm Đào tạo lập trình viên quốc tế FPT – APTECH. Công ty FPT đóng vai trò là đại lý nhượng quyền độc quyền (master franchisee) tại Việt Nam. Cũng trong lĩnh vực này, Thames Business School là trung tâm đào tạo quản trị viên kinh doanh quốc tế được thành lập từ năm 2001, với một cơ sở nhượng quyền thương mại của công ty Thames Business School Singapore thuộc tập đoàn giáo dục Informatics. Ngoài cơ sở nhượng quyền này, Thames còn liên kết với nhiều trường đại học và các trung tâm đào tạo quốc tế trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Đặc điểm chung của phương thức nhượng quyền trong lĩnh vực giáo dục này là thông qua hình thức này, các học viên tham gia chương trình đào tạo của FPT – APTECH cũng như Thames Việt Nam đều nhận được những chứng chỉ có giá trị quốc tế mà còn tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Một điều dễ nhận thấy là từ trước tới nay, hầu hết các thương hiệu nhượng quyền thương mại của thế giới vào Việt Nam như KFC, Loterria,… đều thực hiện qua phương hình thức nhượng quyền thương mại độc quyền khu vực hoặc nhượng quyền thương mại phát triển vùng. Bên nhượng quyền của các thương hiệu này thường là các công ty lớn có tiềm lực tài chính vững mạnh, đủ để mở hàng loạt cửa hàng trong vài năm. Đây cũng là điều kiện bắt buộc đặt ra bởi chủ thương hiệu đối với bên nhận quyền mà các doanh nghiệp nhỏ không thể đáp ứng được. Trên thực tế, bên nhận quyền theo phương thức độc quyền khu vực của các thương hiệu nhượng quyền lớn đều phải chịu lỗ ít nhất trong vài năm đầu để xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Qua những phân tích về thực trạng phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam như trên, có thể thấy rằng “thị trường Việt Nam đã bắt đầu chín muồi để các thương hiệu trong và ngoài nước áp dụng nhượng quyền thương mại”. 2. Đánh giá về thực trạng phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 2.1. Những kết quả đạt được Nhìn chung, trong thời gian qua, hoạt động nhượng quyền thương mại cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. - Nhà nước cũng đã có những khung pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động này (Luật Thương mại 2005, Nghị định 35/2006/NĐ-CP và Thông tư 09/2006/TT-BTM). Tuy chưa thật đầy đủ và hoàn thiện nhưng khung pháp lý này là rất cần thiết, đặt nền tảng cho việc quản lý hoạt động này. - Hoạt động nhượng quyền thương mại ngày càng phát triển, thể hiện ở chỗ số doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này liên tục tăng, các chủ thể tham gia nhượng quyền thương mại cũng đa dạng hơn, không chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động này. - Hệ thống nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam cũng tận dụng được những lợi thế riêng về bản sắc dân tộc và đạt được những thành công nhất định, tạo dựng được hình ảnh tốt trong tâm trí khách hàng cũng như có được những vị thế nhất định trên thị trường như Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô Bakery,... - Hoạt động nhượng quyền thương mại đã góp phần phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam, - Người tiêu dùng Việt Nam có cơ hội được tiếp cận với các thương hiệu nổi tiếng thế giới như KFC, Jollibee, Carvel, ... 2.2. Những tồn tại và nguyên nhân 2.2.1. Những tồn tại Bên cạnh những mặt được, hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam còn có nhiều hạn chế cần khắc phục, thể hiện: - Việc quản lý Nhà nước về hoạt động nhượng quyền thương mại còn nhiều yếu kém bất cập khiến cho hoạt động nhượng quyền thương mại dù có xu hướng phát triển nhưng trong thời gian qua vẫn chưa thực sự hiệu quả như tiềm năng vốn có, nhiều nhà nhận quyền và nhượng quyền dè dặt trong việc đầu tư kinh doanh và phát triển hệ thống nhượng quyền Việt Nam. - Thương hiệu của Việt Nam được nhượng quyền thương mại còn ít. Trong số khoảng 70 hệ thống nhượng quyền tại Việt Nam mà WEF thống kê được vào năm 2004 thì chủ yếu là các thương hiệu nước ngoài, các thương hiệu của Việt Nam có thể nói là “đếm được trên đầu ngón tay”. Hiện nay, số thương hiệu Việt được nhượng quyền đã tăng lên nhưng vẫn chỉ là con số rất nhỏ so với rất nhiều các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài đang nhượng quyền Việt Nam. - Các sản phẩm truyền thống của Việt Nam có tiềm năng đầu tư ra nước ngoài như hàng nông sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ chưa được các doanh nghiệp đầu tư đúng mức. - Dù là hoạt động nhượng quyền thương mại nhưng vẫn có nhiều hệ thống chưa thu phí nhượng quyền, chưa kiểm tra, giám sát chặt chẽ và hỗ trợ đáng kể cho các cơ sở kinh doanh nhượng quyền, chưa xây dựng được cẩm nang hoạt động cụ thể, chi tiết. - Chất lượng ở các cơ sở kinh doanh nhượng quyền chưa đồng đều, các nhà nhượng quyền Việt Nam chưa có chiến lược dài hạn để phát triển toàn hệ thống. 2.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại * Xuất phát từ phía Nhà nước: Thiếu khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại: - Chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động nhượng quyền thương mại - Việc cung cấp thông tin chưa được thể chế hoá - Chưa thành lập được các tổ chức hỗ trợ cho hoạt động nhượng quyền thương mại * Xuất phát từ phía các doanh nghiệp - Chưa nhận thức được đầy đủ về hoạt động nhượng quyền thương mại. - Chưa xây dựng được một quy trình chuyên nghiệp để có thể tiến hành nhượng quyền. - Chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu - Khả năng tiếp cận thông tin còn hạn chế Bên cạnh những nguyên nhân trên thì còn một nguyên nhân nữa khiến hoạt động nhượng quyền thương mại còn chưa phát triển thật mạnh mẽ. Đó là trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp của các bên tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại. Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Để phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau: 1. Về phía Nhà nước Trước hết Nhà nước cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động nhượng quyền thương mại nói riêng. Đồng thời, Nhà nước cần thiết phải nghiên cứu, thực hiện một số vấn đề sau: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại. Hệ thống chính sách, pháp luật được xây dựng cần phải đảm bảo yêu cầu đồng bộ, khả thi, đảm bảo sự phối hợp điều hoà, nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành, các doanh nghiệp trong quá trình phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại, đảm bảo tăng cường được vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong việc phát triển các loại hình nhượng quyền thương mại, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các hệ thống nhượng quyền thương mại, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động này đồng thời phải phù hợp với yêu cầu của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia, nhất là yêu cầu của Tổ chức Thương mại thế giới, phù hợp với tập quán quốc tế. Cải cách gọn nhẹ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nhượng quyền thương mại. Đồng thời cũng cần quy định rõ thẩm quyền trong việc quản lý, giám sát, kiểm tra hoạt động nhượng quyền thương mại của các cơ quan Nhà nước nhằm đảm bảo được sự quản lý của Nhà nước về hoạt động nhượng quyền thương mại và tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động cho các doanh nghiệp. Nguyên tắc chung là phải đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động quản lý về một đầu mối, mà cụ thể Chính phủ phải là cơ quan đứng ra quản lý hoạt động nhượng quyền thương mại. Đào tạo đội ngũ cán bộ về hoạt động nhượng quyền thương mại để nâng cao chất lượng hoạt động nhượng quyền thương mại. Nguồn lực con người luôn đóng vai trò quyết định trong mọi công việc. Để có thể tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh việc phát triển nhượng quyền thương mại rầt cần có một đội ngũ cán bộ có năng lực và trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ ở đây bao gồm cả cán bộ ở các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ tiếp nhận, thụ lý hồ sơ, cấp phép đăng ký kinh doanh nhượng quyền thương hiệu và cả những cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại. Đội ngũ cán bộ này cần phải được trang bị những kiến thức chuyên sâu về nhượng quyền thương mại, am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế, nắm rõ những thông lệ, tập quán thương mại quốc tế về nhượng quyền thương mại. Đồng thời họ cũng phải là những người có tư duy kinh tế, ngoại giao nhạy bén. Có như vậy họ mới có thể tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình lựa chọn mô hình nhượng quyền thương mại thích hợp, xây dựng và phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại, đặc biệt là khi phát triển nhượng quyền ra nước ngoài, mới giúp doanh nghiệp nhượng quyền bảo vệ được quyền lợi khi tham gia sân chơi “toàn cầu hoá”. Hiện nay ở nước ta chưa có trường lớp chính quy đào tạo, giảng dạy về nhượng quyền thương mại, hệ thống dữ liệu thông tin về nhượng quyền thương mại chưa có cũng như thực tiễn phát triển nhượng quyền thương mại còn mới mẻ nên ở giai đoạn này Nhà nước có thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21222.doc
Tài liệu liên quan