Đề tài Một số ứng dụng hiệu ứng điện từ trong công nghệ hiện đại

Mục lục

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 5

A- ỨNG DỤNG ĐIỆN TỪ TRONG THÔNG TIN LIÊN LẠC: 5

I/ TÍN HIỆU MORSE: 5

II/ ĐIỆN THOẠI: 6

III/ WIFI: 8

1) Wifi là gì? 8

2) Nguyên tắc hoạt động: 9

3) Sóng WiFi: 9

IV/ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG: 12

1) Tiện ích của điện thoại di động: 12

2) Nguyên tắc hoạt động: 12

3) Các Tần Số: 13

4) Sự chuyển giao (transmission): 13

5) Các Code của ĐTDĐ (Cell Phone Codes): 14

6) AMPS 17

7) Along Comes Digital 18

8) Cellular Access Technologies 19

9) Cellular Access Technologies: FDMA 19

10) Cellular Access Technologies: TDMA 20

V/ THÔNG TIN VŨ TRỤ - VỆ TINH TRUYỀN THÔNG: 20

1) Giới thiệu: 20

2) Nguyên lý hoạt động: 21

3) Lịch sử phát triển: 22

B- ỨNG DỤNG CỦA ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TRONG ĐIỀU TRỊ Y HỌC: 30

I/ Từ trường trị liệu: 31

1) Định nghĩa: 31

2) Tác động của từ trường lên cơ thể sống: 31

3) Tác dụng điều trị của từ trường: 31

4) Phát hiện mầm bệnh bằng từ trường quay: 32

II/ Điện di thuốc trị liệu: 34

1) Định nghĩa: 34

2) Tác dụng của điện di thuốc: 34

III/ Điện xung trị liệu: 35

1) Định nghĩa: 35

2) Tác dụng của dòng điện xung: 35

C- ỨNG DỤNG CỦA ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TRONG GIAO THÔNG VẬN TẢI – TÀU ĐỆM TỪ 36

I/ Khái niệm: 36

II/ Cơ chế vận hành: 36

III/ Tiện ích: 37

IV/ Tình hình sử dụng tàu đệm từ ở các nước phát triển: 37

1) Tàu tốc hành ở Đài Loan 38

2) Eurostar ở Anh-Pháp: 38

3) AVE ở Tây Ban Nha: 39

4) ICE ở Đức: 40

5) TAV ở Ý: 41

6) Shinkansen ở Nhật: 41

7) Tàu KTX ở Hàn Quốc: 41

V/ Khuyết điểm của tàu siêu tốc:[8] 42

VI/ Hướng phát triển của tương lai:[9] 42

D- Ô NHIỄM ĐIỆN TỪ: 43

1) Định nghĩa: 43

2) Tác hại của ô nhiễm điện từ: 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 50

 

 

docx54 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5424 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ứng dụng hiệu ứng điện từ trong công nghệ hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về dây dẫn đã chuyển sang làm về kĩ thuật số- và do đó họ có thể tích hợp nhiều kênh hơn trong dải tần được cho trước. Những hiệu quả của hệ thống kĩ thật số thật đáng kinh ngạc. ĐTDĐ KTS (KTS) chuyển giọng nói thành thông tin nhị phân (1s và 0s) và sau đó nén chúng lại. Việc nén cho phép 3 đến 10 cuộc gọi KTS chỉ chiếm một không gian bằng một cuộc gọi analog. Rất nhiều hệ thống di động KTS dựa vào FSK(frequency-shift keying) để gửi dữ liệu về và tới qua AMPS. FSK sử dụng 2 tần số, một cho 1s và một nữa cho 0s, thay đổi một cách nhanh chóng giữa 2 thông tin KTS giữa cột di động và điện thoại. Module thông minh và các lược đồ mã được yêu cầu để chuyển đổi những thông tin analog thành digital, nén chúng và chuyển đổi ngược lại trong khi vẫn dữ được chất lượng của âm thanh. Tất cả điều đó có nghĩa là ĐTDĐ KTS phải có rất nhiều khả năng sử lý. Cellular Access Technologies Có 3 công nghệ chung được dùng trong mạng ĐTDĐ để truyền phát thông tin đó là: Frequency division multiple access (FDMA) Time division multiple access (TDMA) Code division multiple access (CDMA) Mặc dù những công nghệ này nghe có vẻ rất cao siêu, nhưng bản có thể dễ dàng hiểu được cách chúng hoạt động bằng một việc đơn giản là phân tích tên gọi của chúng. Phương pháp đầu tiên nói với bạn thế nào là phương thức access. Từ thứ 2, sự phân chia, cho bạn biết rằng nó chia cuộc gọi dựa trên phương thức access đó FDMA đặt mỗi cuộc gọi ở những tần số khác nhau TDMA xác nhận mỗi cuộc gọi là một phần xác định của thời gian trên một tần số định rõ CDMA đặt 1 code duy nhất cho mỗi cuộc gọi và trải dài nó trên những tần số có thể sử dụng. Phần cuối của mỗi tên là Multiple access. Nó đơn giản chỉ có nghĩa là hơn một người dùng có thể sử dụng trong mỗi ô. Carrier A và B mỗi cái đều ấn định là 832 tần số: 790 cho âm thanh và 42 cho dữ liệu. Một cặp tần số( một cho truyền và một cho nhận ) được sử dụng để tạo nên một kênh. Các tần số được sử dụng trong kênh âm thanh analog thường có độ rộng là 30kHz – 30kHz được chọn là size chuẩn vì so sánh với điện thoại có dây nó cho một âm thanh chất lượng hơn. Cellular Access Technologies: FDMA FDMA tách các hình ảnh/phổ(spectrum ) thành những kênh âm thanh riêng biệt bằng cách chia Nó thành các dải băng tần chuẩn(uniform chunks of bandwidth). Để hiểu rõ hơn về FDMA, hãy nghĩ đến trạm Radio: mỗi trạm gửi tín hiệu của nó ở những tần số khác nhau trong các band sử dụng. FDMA được sử dụng chủ yếu cho sự truyền tải tín hiệu analog. Mặc dù rõ ràng có khả năng mang tải các thông tin KTS, nhưng FDMA không được coi như là một phương pháp hiệu quả cho sự truyền tín hiệu KTS. Cellular Access Technologies: TDMA TDMA là phương pháp thâm nhập được sử dụng bởi Khối liên minh công nghiệp điện tử và Tổ chức công nghiệp viễn thông cho Interim Standard 54 (IS-54) và Interim Standard 136 (IS-136). Sử dụng TDMA, một băng tần hẹp 30 kHz bề rộng và 6.7milli giây bề dài được chia từ time-wise thành 3 time slots Băng tần hẹp nghĩa là “những kênh” ở trạng thái truyền thống. Mỗi đoạn hội thoại lấy của radio 1/3 thời gian. Điều đó là có thể bởi vì dữ liệu âm thanh đã được chuyển thành thông tin KTS thì được nén sao cho nó ngốn ít không gian truyền phát nhất, một điều rất quan trọng. Vì vậy TDMA có gấp 3 lần dung lượng của một hệ thống analog sử dụng cùng 1 số kênh. Các hệ thống TDMA điều hành trên giải tần số hoặc là 800-MHz (IS-54) hoặc là 1900-MHz (IS-136) THÔNG TIN VŨ TRỤ - VỆ TINH TRUYỀN THÔNG: Giới thiệu: Vệ tinh truyền thông là một vệ tinh nhân tạo đặt trên không gian với mục đích truyền thông. Vệ tinh truyền thông hiện đại dùng nhiều quỹ đạo khác nhau như quỹ đạo địa tĩnh, quỹ đạo Molniya, cùng các loại quỹ đạo elip. Sau khi Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất (Sputnik[1]), ý tưởng sử dụng vệ tinh bay quanh Trái Đất làm phương tiện thông tin liên lạc toàn cầu có khả năng trở thành hiện thực. Trên lý thuyết, chỉ cần có 3 hoặc 4 vệ tinh ở cùng độ cao lớn hơn bán kính Trái Đất đã có thể phủ sóng toàn cầu. Ngày 11 tháng 7 năm 1962, lúc 0h47’ (Giờ Paris) đã thực hiện cuộc lien lạc vô tuyến truyền hình giữa hai lục địa bằng vệ tinh trên Đại Tây Dương. Trạm Pleumeur – Bodou ở bờ biển Côtes d’armor của Pháp tiếp nhận hình ảnh đầu tiên gửi đi từ trạm Andover của Mỹ ở vùng Maine và được truyền trực tiếp thông qua vệ tinh Telstar 1 do NASA (Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ) đưa lên quỹ đạo ngày hôm trước đó. Ngày 23 tháng 7 tiếp theo, tiến hành thử nghiệm hệ truyền hình Thế Giới (mondovision) đầu tiên.[2] Nguyên lý hoạt động: Tiện ích: Các vệ tinh thướng xuyên đứng ở một vị trí cố định trên bầu trời, một vệ tinh như vậy gọi là vệ tinh địa tĩnh.Các vệ tinh địa tĩnh cho phép thực hiện việc thong tin liên lạc một cách lien tục tới mọi nơi trên Trái Đất. Hiện nay, nhiều nước có vệ tinh viễn thong trong vũ trụ, nhưng không thể nước nào muốn phóng bao nhiêu vệ tinh cũng được, mà bầu trời quanh Trái Đất dã được các ông ước quốc tế phân chia, mỗi nước chỉ được phóng vệ tinh viễn thong với tọa độ trong một giới hạn nhất định. Hệ thống vệ tinh trên toàn Thế Giới phục vụ thông tin liên lạc ngày cành hoàn chỉnh, cho nên mọi sự kiện trên Thế Giới được thong tin rất kịp thời, từ các tai nạn giao thong, động đất, song thần, bão lụt đến hoạt động vui chơi giả trí như bong đá, thể thao, hòa nhạc cùng các hoạt động chính trị, quân sự ở khắp mọi nơi trên Thế Giới đều được thong tin cập nhật. Nhờ hệ thống mạng điện thoại di động, dung 6 quỹ đạo theo 6 kinh tuyến cách đều nhau, mỗi quỹ đạo có 11 vệ tinh bay ở độ cao 780m, 66 vệ tinh này có thể nhìn được cả bề mặt Trái Đất. Sóng cực ngắn mang tín hiệu tiếng nói của một người phát đi từ một anten đĩa từ một trạm trên mặt đất sẽ được một vệ tinh thu và phát lại cho một trạm khác trên mặt đất ở khoảng cách hàng ngàn kilomet, rồi lại được phát lên một vệ tinh khác cho đến trạm gần người nghe nhất, trạm này truyền tín hiệu đến điện thoại bỏ túi. Nhờ vậy, với chiếc điện thoại di động, đang ở bất cứ nơi nào cũng có thể nói chuyện với một người ở bất cứ nước nào trên thế giới. Nhờ vệ tinh nhân tạo, con người đã làm một cuộc cách mạng về thông tin liên lạc trong phạm vi toàn cầu. Lịch sử phát triển: Vệ tinh nhân tạo đầu tiên Người đầu tiên đã nghĩ ra vệ tinh nhân tạo dùng cho truyền thông là nhà viết truyện khoa học giả tưởng Arthur C. Clarke vào năm 1945. Ông đã nghiên cứu về cách phóng các vệ tinh này, quỹ đạo của chúng và nhiều khía cạnh khác cho việc thành lập một hệ thống vệ tinh nhân tạo bao phủ thế giới. Ông cũng đề nghị 3 vệ tinh địa tĩnh (geostationary) sẽ đủ để bao phủ viễn thông cho toàn bộ Trái Đất. Tuy nhiên, vệ tinh nhân tạo đầu tiên là Sputnik 1 được Liên bang Xô viết phóng lên ngày 4 tháng 10 năm 1957. Lịch sử ban đầu của chương trình vệ tinh nhân tạo Hoa Kỳ Tháng 5 năm 1946, Dự án RAND đưa ra bước khởi đầu cho Thiết kế ban đầu về một Tàu vũ trụ Thực nghiệm bay quanh Trái Đất, "Một thiết bị vệ tinh với những công cụ được chờ đợi sẽ làm một trong những công cụ khoa học mạnh mẽ nhất của thế kỷ 20. Thành công của tàu vũ trụ vệ tinh có thể mang lại những tiếng vang có thể so sánh được với sự phát minh ra bom nguyên tử..." Thời đại vũ trụ bắt đầu năm 1946, khi các nhà khoa học bắt đầu sử dụng các tên lửa V-2 bắt được của Đức để đo lường tại tầng cao của khí quyển. Trước giai đoạn này, các nhà khoa học đã sử dụng các khinh khí cầu có thể lên cao 30 km và các sóng radio để nghiên cứu tầng điện ly. Từ 1946 đến 1952, nghiên cứu tầng cao của khí quyển Trái Đất được tiến hành và sử dụng các tên lửa V-2. Điều này cho phép đo đạc áp lực, tỷ trọng và nhiệt độ của khí quyển ở tầng cao 200 km. (Xem thêm: từ quyển, vành đai bức xạ Van Allen.) Hoa Kỳ đã cân nhắc việc phóng các vệ tinh lên quỹ đạo từ năm 1945 dưới sự chỉ huy của Văn phòng Hàng không thuộc Hải quân Hoa Kỳ. Các dự án RAND của Không quân Hoa Kỳ cuối cùng đã cho phép dự án trên hoạt động, nhưng không tin rằng vệ tinh là một loại vũ khí quân sự tiềm tàng; mà họ chỉ coi nó là một công cụ khoa học, chính trị và tuyên truyền. Năm 1954, Bộ trưởng bộ quốc phòng đã nói, "Tôi không biết đến một chương trình vệ tinh nào của Hoa Kỳ." Dưới áp lực của Hội Tên lửa Hoa Kỳ, Quỹ Khoa học Quốc gia và Năm Địa vật lý Thế giới, sự quan tâm của quân đội đã bắt đầu vào đầu năm 1955 khi Không quân và Hải quân Hoa Kỳ cùng làm việc về Dự án Tàu vũ trụ trong Quỹ đạo, liên quan tới việc sử dụng tên lửa Jupiter C để phóng một vệ tinh nhỏ gọi là Explorer 1 vào ngày 31 tháng 1 năm 1958. Ngày 29 tháng 7 năm 1955, Nhà trắng thông báo rằng Hoa Kỳ dự định phóng các vệ tinh vào mùa xuân năm 1958. Việc này sau này được gọi là Dự án Vanguard. Ngày 31 tháng 7, Xô Viết tuyên bố họ định phóng vệ tinh vào mùa hè năm 1957 và vào ngày 4 tháng 10 năm 1957 Sputnik I được phóng lên quỹ đạo, khởi đầu cuộc chạy đua vũ trụ giữa hai quốc gia này. Sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt, khả năng của các loại bom bay V- 1 và V- 2 khiến cho các nhà khoa học nghĩ đến việc áp dụng phương tiện này vào việc khảo cứu thượng tầng khí quyển. Tại Hoa Kỳ loại hỏa tiễn dùng cho khí tượng học có tên là Deacon, dài 4 mét, có thể lên cao hơn 20,000 mét, mang theo các dụng cụ đo áp suất, nhiệt độ và độ ẩm của không khí. Kế tiếp loại hỏa tiễn Deacon là loại Aerobee, dài 8 mét, dùng nhiên liệu lỏng và có thể lên cao tới 70 dậm. Tuy được phóng lên thượng tầng khí quyển, các hỏa tiễn chỉ gặt hái được những yếu tố trong một vài phút, thêm vào đó rất nhiều dụng cụ đo lường bị thất lạc vì rơi xuống biển hay xuống các rừng núi. Các khuyết điểm này khiến cho các nhà khoa học nghĩ đến việc dùng một vệ tinh luôn luôn bay chung quanh địa cầu và liên tục gửi về các đài nhận đặt tại dưới đất những tín hiệu ghi nhận về tỉ trọng không khí, tia vũ trụ, từ trường, các bức xạ của mặt trời và các yếu tố khác về khí tượng cũng như về các vẩn thạch. Vào năm 1954, Hội Nghị Quốc Tế Liên Hiệp Khoa Học quyết định rằng các chương trình hỏa tiễn và vệ tinh sẽ được sử dụng trong Năm Địa Cầu Vật Lý Học (The International Geophysical Year, 1957/58). Ngày 29 tháng 7 năm 1955, Hoa Kỳ tuyên bố một chương trình phóng vệ tinh nhân tạo gọi là Dự Án Vanguard và dự án này có mục đích phụng sự Khoa Học nói chung và cho Năm Địa Cầu Vật Lý Học nói riêng. Vào ngày 01 tháng 7 năm 1957, tức là ngày đầu Năm Địa Cầu Vật Lý, Liên Xô tuyên bố có thể phóng đi một vệ tinh nhân tạo trước Hoa Kỳ và lại có trọng lượng lớn hơn. Nhưng giới khoa học đã không quan tâm đến lời rêu rao đó và phe Tây Phương coi đây là một lời tuyên truyền. Đến ngày 4 tháng 10 năm 1957, một tháng trước khi vệ tinh Vanguard được sẵn sàng phóng đi, Liên Xô đã đặt vào quỹ đạo của trái đất vệ tinh Sputnik I và mở đầu một kỷ nguyên mới: “Kỷ Nguyên Liên Hành Tinh”. Việc thành công của Liên Xô trên lãnh vực hỏa tiễn là một trái bom lớn phát nổ, làm bàng hoàng Thế Giới Tự Do và cũng khiến người ta nghi ngờ đây là một sự gian trá. Nhưng vệ tinh “Sputnik” (Mặt Trăng nhỏ) nặng 145 kilô và có trọng lượng hữu ích 85.4 kilô vẫn bay đều chung quanh trái đất mãi tới ngày 4 tháng 1 năm 1958. Trong khi Thế Giới còn đang tranh luận về vệ tinh của Liên Xô thì Tiến Sĩ Anatol A. Blagonravov lại báo trước việc phóng hỏa tiễn có mang một vệ tinh thứ hai. Rồi vệ tinh Sputnik II được đặt vào quỹ đạo của trái đất vào ngày 3 tháng 11 năm 1957. Trong lần viếng thăm Hoa Kỳ, Tiến Sĩ Blagonravov còn trình bày sự quan trọng của chiếc vệ tinh mới này. Đối với Sputnik II, mọi người kinh ngạc về trong lượng hữu ích quá lớn: 508 kilô và sự có mặt của một phi hành gia đầu tiên: con chó cái Laika. Sau khi bay được 3,270 vòng chung quanh trái đất, vệ tinh Sputnik II rơi vào đêm hôm 13 rạng ngày 14/4/1958 trong vùng Đại Tây Dương, giữa Nam Mỹ và châu Phi. Sự thành công của Liên Xô trong lãnh vực hỏa tiễn làm tổn thương danh dự của Hoa Kỳ. Vì uy tín quốc gia, người Mỹ quyết định lấy lại danh dự đã mất, dù với giá nào. Ngày 6 tháng 12 năm 1957, sau 11 giờ kiểm soát tỉ mỉ, hỏa tiễn ba tầng mang vệ tinh Vanguard lên khỏi mặt đất được một thước thì phát nổ, làm tiêu tan tất cả hy vọng của Hoa Kỳ. Các kỹ thuật gia của Hải Quân phụ trách chương trình Vanguard lại bắt tay vào việc phóng hỏa tiễn lần thứ hai. Ngày 22 tháng 1 năm 1958 hồi 21 giờ, lệnh khai hỏa bắt đầu nhưng vì trở ngại kỹ thuật, công cuộc này phải hoãn tới ngày 24 rồi ngày 25 để rồi lại bắt đầu vào ngày 26 và một tai nạn đã xẩy ra khiến người ta phải thay thế tất cả tầng thứ hai của hỏa tiễn. Vào thời gian này, không phải là lúc chần chờ được nữa. Tại khắp nơi trên đất Hoa Kỳ, nhiều người chỉ trích sự làm chậm chễ việc phóng vệ tinh Explorer I của Lục Quân. Nguyên vào giai đoạn này, tại Hoa Kỳ với cùng chương trình hỏa tiễn, ba bộ Hải Quân, Không Quân và Lục Quân đều thi đua phụ trách một cách riêng rẽ. Trong khi chờ đợi nhóm chuyên viên Hải Quân của Tiến Sĩ Hagen sẵn sàng, các chuyên viên Bộ Lục Quân do Von Braun điều khiển cho biết có thể dùng hỏa tiễn 4 tầng Jupiter-C cho việc đặt một vệ tinh vào quỹ đạo của trái đất. Ngày 31/1/1958 tại Mũi Caneveral sau 8 giờ điều chỉnh, việc phóng vệ tinh Explorer I nặng tổng cộng 14 kilô đã thành công. Ngày 5/2/1958, lần phóng vệ tinh Vanguard lại gặp thất bại. Bộ Lục Quân được phép phóng đi một vệ tinh Explorer khác vào ngày 5/3/1958 nhưng lần này, vệ tinh chỉ đi được chừng 3,000 cây số rồi rơi xuống Đại Tây Dương Các nhà hữu trách trong chương trình Vanguard làm việc không ngừng để phục hận và ngày 17/2/1958, vệ tinh Vanguard I có đường kính 15 cm đã bay đều chung quanh trái đất. Mọi người Mỹ thở ra nhẹ nhàng và cảm thấy dễ chịu vì giữa Lục Quân và Hải Quân Hoa Kỳ, cả hai bên đều được một điểm và giữa Liên Xô và Mỹ, mỗi phe đều có 2 vệ tinh bay quanh trái đất. Ngày 5/3/1958, vệ tinh Explorer II được phóng đi nhưng không thành công. Bộ Lục Quân lại cho phép phóng tiếp vệ tinh Explorer III vào ngày 26/3, lần này kết quả mỹ mãn, vệ tinh sống được 93 ngày. Bên Hải Quân, một vệ tinh Vanguard nặng 9.75 kilô được phóng đi nhưng thất bại. Sự tranh đua giữa Hải Quân và Lục Quân đang kịch liệt thì vào ngày 15/5/1958, Liên Xô phóng đi vệ tinh Sputnik III nặng 1,326 kilô và có 968 kilô dụng cụ đo lường. Phía Hoa Kỳ phản ứng lại bằng 2 lần phóng vệ tinh Vanguard nữa vào các ngày 27/5 và 26/6 nhưng cả hai đều gặp thất bại. Đúng một tháng sau, Hoa Kỳ sửa chữa sự thua kém bằng vệ tinh Explore IV. Vào thời bấy giờ, một loạt vệ tinh khác được chế tạo có tên là Pioneer và sẽ được phóng đi do hỏa tiễn Thor-Able của Bộ Không Quân. Loại vệ tinh này có mục đích dùng để thám hiểm mặt trăng. Hỏa tiễn đầu tiên được phóng đi vào ngày 17 tháng 8 năm 1958 nhưng sau khi lên cao được 15,000 cây số, hỏa tiễn đã phát nổ. Chiếc hỏa tiễn thứ hai mang danh hiệu Pioneer I được khai hỏa vào ngày 11 tháng 10 năm 1958, đã lên cao được 71,000 dậm nhưng vì gia tốc còn kém nên hỏa tiễn đã rơi xuống Nam Thái Bình Dương sau 43 giờ 17 phút rưỡi. Hỏa tiễn Pioneer II lên cao được 1,000 dậm vào ngày 8/11/1958 nhưng vì tầng trên không khai hỏa được nên hỏa tiễn đã rơi xuống Đại Tây Dương 42.5 phút sau khi cất cánh. Ngày 6/12/1958, Lục Quân Hoa Kỳ lại phóng đi hỏa tiễn Pioneer III, chiếc này đã lên cao được 66,654 dậm nhưng rồi rơi bốc cháy trong lớp khí quyển trên Xích Đạo châu Phi. Vào cuối năm 1958, phía Hoa Kỳ thắng điểm sau khi phóng nốt vệ tinh Score vào ngày 18/12 do hỏa tiễn Atlas. Vệ tinh Score đã truyền đi lời chúc mừng Hòa Bình của Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower. Nhưng Thế Giới Tự Do không vui được lâu thì vào ngày 2/1/1959, Liên Xô phản ứng bằng vệ tinh Lunik I nặng 361 kilô. Vệ tinh này đi cách mặt trăng 4,600 dậm rồi bay quanh mặt trời nên trở thành hành tinh Mechta. Hoa Kỳ liền trả lời bằng một loạt phóng khác trong đó có thể kể đến sự thành công của các vệ tinh Vanguard II ngày 17/2/1959, Discoverer I ngày 28/2, Pioneer IV ngày 3/3, Discoverer II ngày 13/4, Explorer VI ngày 7/8, Discoverer V ngày 13/8 và Discoverer VI ngày 19/8/1959. Người ta không biết rõ các lần thất bại của Liên Xô nhưng các thành tích ghi được của Liên Xô cũng rất đáng kể chẳng hạn như vệ tinh Lunik II phóng đi vào ngày 12/9/1959 đã cho biết chung quanh mặt trăng không có từ trường, rồi vào ngày 4/10, vệ tinh Lunik III được phóng đi và đã gửi về trái đất hình ảnh mặt sau của mặt trăng mà con người chưa từng nhìn thấy. Về phía Hoa Kỳ, tính tới cuối năm 1959, thêm 4 vệ tinh đã được đặt vào quỹ đạo là Vanguard III, Explorer VII, Discoverer VII và Discoverer VIII. Ngày 11/3/1960, Hoa Kỳ thành công trong việc đặt vệ tinh Pioneer V vào quỹ đạo mặt trời, đây là một thành công đáng kể nhất về truyền tin vì các tín hiệu được truyền đi từ 20 triệu dậm. Sau đó Hoa Kỳ lại có chương trình Ranger. Vệ tinh Ranger I được phóng đi vào ngày 23/8/1961 và Ranger II khai hỏa vào ngày 18/11/1961 đã gặp thất bại. Ranger III được dự trù phóng lên mặt trăng và vào ngày 16/1/1962, hỏa tiễn được khai hỏa nhưng vì phần đẩy Atlas đã cho tốc độ quá cao nên vệ tinh bay cách mặt trăng 22,862 dậm để rồi đi vào quỹ đạo của mặt trời. Tới vệ tinh Ranger IV bắn đi vào ngày 23/4/1962, tuy trúng mặt trăng nhưng các bộ phận khác bị hư hỏng. Ngày 18/10/1962, vệ tinh Ranger V được phóng lên, đã đi cách mặt trăng 450 dậm rồi bay chung quanh mặt trời. Về phía Liên Xô trong năm 1963, họ thử phóng vệ tinh tới mặt trăng 3 lần vào các ngày 4/1, 5/2 và 2/4 nhưng cả ba lần này đều gặp thất bại trong khi đó Liên Xô và Hoa Kỳ đều tìm cách phóng người lên không gian. Vệ tinh nhân tạo lớn nhất hiện bay quanh Trái Đất là Trạm vũ trụ quốc tế. Các loại vệ tinh nhân tạo: Vệ tinh vũ trụ là các vệ tinh được dùng để quan sát các hành tinh xa xôi, các thiên hà và các vật thể ngoài vũ trụ khác. Vệ tinh truyền thông là các vệ tinh nhân tạo nằm trong không gian dùng cho các mục đích viễn thông (telecommunication) sử dụng sóng radio ở tần số vi ba. Đa số các vệ tinh truyền thông sử dụng các quỹ đạo đồng bộ hay các quỹ đạo địa tĩnh, mặc dù các hệ thống gần đây sử dụng các vệ tinh tại quỹ đạo Trái Đất tầm thấp. Vệ tinh quan sát Trái Đất là các vệ tinh được thiết kế đặc biệt để quan sát Trái Đất từ quỹ đạo, tương tự như các vệ tinh trinh sát nhưng được dùng cho các mục đích phi quân sự như kiểm tra môi trường, thời tiết, lập bản đồ, vân vân. Vệ tinh hoa tiêu (navigation satellite) là các vệ tinh sử dụng các tín hiệu radio được truyền đi theo đúng chu kỳ cho phép các bộ thu sóng di động trên mặt đất xác định chính xác được vị trí của chúng. Sự quang đãng (không có vật cản) của đường truyền và thu tín hiệu giữa vệ tinh (nguồn phát) và máy thu trên mặt đất tích hợp với những cải tiến mới về điện tử học cho phép hệ thống vệ tinh hoa tiêu đo đạc khoảng cách với độ chính xác khoảng một vài mét. Vệ tinh tiêu diệt / Vũ khí chống vệ tinh là các vệ tinh được thiết kế để tiêu diệt các vệ tinh "đối phương", các vũ khí và các mục tiêu bay trên quỹ đạo khác. Một số vệ tinh này được trang bị đạn động lực, một số khác sử dụng năng lượng và/hay các vũ khí hạt nhân để phá huỷ các vệ tinh, ICBMs, MIRVs. Cả Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết đều có các vệ tinh này. Các đường dẫn bàn luận về các "Vệ tinh tiêu diệt", ASATS (Vệ tinh chống vệ tinh) gồm USSR Tests ASAT weapon và ASAT Test. Vệ tinh trinh sát là những vệ tinh quan sát Trái Đất hay vệ tinh truyền thông được triển khai cho các ứng dụng quân sự hay tình báo. Chúng ta hiện không biết nhiều về năng lực thực sự của các vệ tinh này vì các chính phủ điều hành chúng thường giữ tuyệt đối bí mật về thông tin cho các vệ tinh loại này. Vệ tinh năng lượng Mặt trời là các vệ tinh được đề xuất là sẽ bay trên quỹ đạo Trái Đất tầm cao sử dụng cách truyền năng lượng viba để chiếu năng lượng mặt trời tới những antenna cực lớn trên mặt đất, nơi nó có thể được dùng để thay thế cho những nguồn năng lượng quy ước thông thường. Trạm vũ trụ là các cơ cấu do con người chế tạo, được thiết kế để con người sống được trong vũ trụ. Một trạm vũ trụ được phân biệt với những tàu vũ trụ ở điểm nó không có động cơ đầy chính hay các thiết bị hạ cánh — thay vào đó, người ta dùng các thiết bị khác để vận chuyển lên và xuống trạm. Các trạm vũ trụ được thiết kế để có thể duy trì sự sống trong một khoảng thời gian trung bình trên quỹ đạo, các khoảng thời gian có thể là tuần, tháng, hay thậm chí là năm. Vệ tinh thời tiết là các vệ tinh có mục đích chính là để quan sát thời tiết và/hay khí hậu của Trái Đất. Vệ tinh thu nhỏ là các vệ tinh có trọng lượng và kích thước nhỏ hơn thông thường. Những tiêu chí xếp hạng mới để đánh giá các vệ tinh đó: tiểu vệ tinh (500–200 kg), vệ tinh siêu nhỏ (dưới 200 kg), vệ tinh cỡ nano (dưới 10 kg). Vệ tinh sinh học là các vệ tinh có mang các tổ chức sinh vật sống, nói chung là cho mục đích thực nghiệm khoa học. Các nước có khả năng phóng vệ tinh nhân tạo: Danh sách này bao gồm những quốc gia có khả năng độc lập để tự phóng vệ tinh lên quỹ đạo, gồm cả việc sản xuất ra khí cụ cần thiết để phóng. Nhiều nước khác cũng có khả năng thiết kế hay chế tạo vệ tinh - việc này, nói chung, không tốn nhiều tiền và cũng không đòi hỏi khả năng khoa học và kỹ thuật lớn – nhưng không thể phóng chúng lên, thay vào đó họ dùng các dịch vụ phóng vệ tinh của nước ngoài. Danh sách này không nhắc tới các quốc gia đó mà chỉ liệt kê những nước có khả năng phóng vệ tinh và ngày khả năng này lần đầu tiên được thể hiện. Phóng lần đầu tiên theo quốc gia Quốc gia Năm phóng Vệ tinh đầu tiên Liên bang Xô viết 1957 Sputnik 1 Hoa Kỳ 1958 Explorer 1 Canada 1962 Alouette 1 Pháp 1965 Astérix Nhật 1970 Osumi Trung Quốc 1970 Đông Phương Hồng I Anh 1971 Prospero X-3 Liên minh Châu Âu 1979 Ariane 1 Ấn Độ 1980 Rohini Israel 1988 Ofeq 1 Cả Bắc Triều Tiên và Iraq đã tuyên bố những vụ phóng vệ tinh lên quỹ đạo nhưng điều này còn chưa được xác định. Na Uy đã phóng các vệ tinh trong nước và quốc tế từ trung tâm vũ trụ của họ ở Andoya. Tới năm 2006, chỉ có tám quốc gia đã phóng các vệ tinh lên quỹ đạo một cách độc lập với phương tiện phóng của chính họ chế tạo – theo thứ tự thời gian: Liên bang Xô viết, Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Ấn Độ và Israel. Khả năng phóng vệ tinh của Anh và Pháp hiện được quy cho Liên minh châu Âu, và khả năng của Liên bang Xô viết được chuyển cho Nga, làm giảm số lượng những thực thể chính trị với khả năng phóng vệ tinh thực tế xuống còn bảy cường quốc vũ trụ chính: Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản – và một cường quốc vũ trụ "nhỏ": Israel. Nhiều quốc gia khác như Nam Triều Tiên, Pakistan và Brasil đang ở giai đoạn đầu chương trình phát triển khả năng phóng vệ tinh ở mức độ nhỏ của họ, và đang tìm cách trở thành các tiểu cường quốc vũ trụ - các nước khác có thể có khả năng về khoa học và công nghệ, nhưng không có khả năng kinh tế hay không có tham vọng về chính trị.[3] ỨNG DỤNG CỦA ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TRONG ĐIỀU TRỊ Y HỌC: Sự phát triển của khoa học, đặc biệt là khoa học vật lý đã giúp nhân loại vén lên những bức màn bí ẩn của tự nhiên để khám phá nhiều điều mới lạ. Một trong những khám phá tuyệt vời nhất mà con người đã làm được chính là phát hiện ra các tính chất của Điện từ trường, một trường vật chất của tự nhiên, để rồi ứng dụng các tính chất đó để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người. Bên cạnh những ứng dụng trong các lĩnh vực giao thông, thông tin liên lạc, quốc phòng,… điện từ trường cũng được ứng dụng để điều trị và phát hiện các loại bệnh trong y học. Và sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu những tác dụng đặc biệt này của điện từ trường. Từ trường trị liệu: Định nghĩa: Từ trường trị liệu (magneto theraphy) là một phương pháp điều trị không cần dùng thuốc, thuộc ngành vật lý trị liệu. [4] Đây là một hệ thống điều trị bằng cách sử dụng các nam châm, sắt từ, thậm chí là các dung dịch từ tính, phương pháp trị liệu này rất hiệu quả trong nhiều trường hợp như trương lực cơ, đau cơ vì nó có khả năng loại thải đau nhức ra khỏi cơ thể. Ưu điểm của phương pháp từ trường trị liệu: Không gây đau đớn cho người bệnh, không gây nhiễm siêu vi gan và AIDS, không gây biến đổi cấu trúc tế bào và hiện tượng dị sản. Tác động của từ trường lên cơ thể sống: [5] Dưới tác động của từ trường thì lưu lượng máu tǎng lên sẽ làm tǎng khả nǎng chuyển tải oxy, cả hai việc này giúp cho khả nǎng chữa bệnh của cơ thể tǎng lên. Việc thay đổi sự di chuyển của ion calci: từ trường có thể đưa ion calci tới để điều trị chỗ xương bị gãy chỉ mất nửa thời gian so với bình thường hoặc có thể giúp cho việc lấy calci khỏi khớp xương bị viêm hoặc khớp xương bị đau. Sự cân bằng pH của những thể dịch khác nhau trong cơ thể (thông thường mất sự cân bằng pH xảy ra khi ốm) dường như có thể làm thay đổi nhờ từ trường. Sự sản xuất hormon từ các tuyến nội tiết có thể hoặc tǎng lên hoặc giảm xuống nhờ sự kích thích của từ trường. Sự thay đổi hoạt động của men và những quá trình sinh hóa khác. Tác dụng điều trị của từ trường: [6] Chống viêm (nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn). Giảm phù nề. Giảm đau. Tǎng tuần hoàn ngoại vi và điều chỉnh áp lực động mạch. Điều hòa hoạt động thần kinh thực vật. Giảm độ nhớt máu, hạn chế kết dính tiểu cầu. Kích thích miễn dịch không đặc hiệu. Hạn chế lắng đọng cholesterol, hạn chế hình thành sỏi. Kích thích tân tạo vi mạch, tái tạo tổ chức. Kích thích phát triển xương, hạn chế thưa xương. Phát hiện mầm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMột số ứng dụng hiệu ứng điện từ trong công nghệ hiện đại.docx