Đề tài Một số vấn đề cần chú ý khám xét chỗ ở

MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 3

1. Nhận thức chung 3

2. Chiến thuật khám chỗ ở 6

2.1. Chuẩn bị khám xét chỗ ở 6

2.2. Tiến hành khám xét chỗ ở 9

2.3. Kết thúc khám xét chỗ ở 12

3. Thực trạng công tác khám xét chỗ ở hiện nay 12

3.1. Ưu điểm 13

3.2. Nhược điểm 13

4. Một số vấn đề cần chú ý khi khám xét chỗ ở 16

4.1. Chú ý trong giai đoạn chuẩn bị khám xét 17

4.2. Chú ý đến giai đoạn tiến hành khám xét 17

4.3. Kết thúc khám xét chỗ ở cần chú ý 18

PHẦN KẾT LUẬN 19

 

doc20 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số vấn đề cần chú ý khám xét chỗ ở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ám xét ngay thì công cụ phương tiện, đồ vật, tài sản, tài liệu….có thể bị tẩu tán tiêu hủy. - Những đồ vật công cụ, phương tiện đang ở trong người nào đó, ở chỗ ở, địa điểm của người nào đó có thể gây nên nguy hại cho những người xung quanh hoặc bọn tội phạm có thể sử dụng để gây án tiếp tục. * Về căn cứ khám xét Căn cứ khám xét được quy trong Bộ luật Tố tụng hình sự là cơ sở pháp lý để các lực lượng tiến hành khám xét vận dụng trong thực tiễn hoạt động điều tra. Căn cứ khám xét có thể hiểu là: Những tài liệu chứng cứ thu thập được từ những biện pháp điều tra để nhận định trong người, chỗ ở, địa điểm của mỗi người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Tuy vậy cũng kh ông được coi nhẹ những nguồn tài liệu như tin báo của công dân, của đại diện các cơ quan tổ chức xã hội; kết quả tiến hành những biện pháp trinh sát. Những tài liệu này được đối chiếu so sánh với những tài liệu chứng cứ khác của vụ án và sau khi được kiểm tra thận trọng chính xác có thể sử dụng làm căn cứ khám xét. Việc quy định căn cứ khám xét trong Bộ luật Tố tụng hình sự có ý nghĩa rất quan trọng một mặt pháp luật yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng phải thẩn trọng ra lệnh khám xét, phải xác định được những đồ vật, tài liệu…..có liên quan đến vụ án cần tìm và nơi cất giấu để tiến hành khám xét có mục đích và hiệu quả. Mặt khác, chấp hành những yêu cầu của pháp luật về căn cứ khám xét để tránh được những cuộc khám xét không cần thiết vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện tín của công dân. Xác định căn cứ khám xét là một công việc không đơn giản bởi vì những tài liệu về đối tượng cần khám xét là những đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án cần tìm thường ít ỏi trong khi đó yêu cầu của hoạt động điều tra đòi hỏi phải tiến hành khi khám xét thật khẩn trương, đề phòng bọn tội phạm tẩu tán, tiêu hủy những tài liệu, chứng cứ của vụ án, cho nên trước khi ra lệnh khám xét chúng ta phải thận trọng xem xét căn cứ, nếu chưa đủ căn cứ ra lệnh khám xét thì cần phải thu thập những tài liệu bổ sung những đồ vật tài liệu có liên quan đến vụ án cần tìm khi thấy đã đủ cơ sở để khám xét thì ra lệnh và tiến hành khám xét ngay để phát hiện thu thập những tài liệu chứng cứ có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra. Chống tư tưởng thái độ hữu khuynh do dự không tiến hành khám xét kịp thời để cho bọn tội phạm có cơ hội tẩu tán tiêu hủy những tài liệu chứng cứ có liên quan đến vụ án, gây khó khăn cho hoạt động điều tra. * Về thẩm quyền khám xét: Để tránh việc khám xét tràn lan, xâm phạm đến quyền dân chủ của công dân, nhưng đồng thời cũng để đảm bảo phát hiện kịp thời mọi tội phạm cho nên khi có căn cứ khám xét thì cần thiết phải tiến hành khám xét ngay. Luật quy định về thẩm quyền ra lệnh khám xét cũng rất chặt chẽ, cụ thể, ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau. Điều 141 - Bộ luật Tố tụng hình sự quy định rõ ràng: Những người có thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam có quyền ra lệnh khám xét, trong trường hợp ra lệnh khám xét của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp phải có sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát trước khi thi hành. Riêng trường hợp không thể trì hoãn thì những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp cũng có quyền ra lệnh khám xét khẩn cấp. Sau khi khám xong trong vòng 24h người ra lệnh khám xét phải báo cáo bằng văn bản cho Viện Kiểm sát cùng cấp. Thủ tục: Khi bắt đầu khám, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó, giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Khi khám chỗ ở, địa điểm có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường hoặc thị trấn và người láng giềng chứng kiến, trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và 2 người láng giềng chứng kiến. Không đượckhám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Khi tiến hành khám chỗ ở, địa điểm, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong. 2. Chiến thuật khám chỗ ở. Chỗ ở có thể hiểu là nơi một gia đình hay một người đang dùng để cư trú như nhà riêng, một căn hộ của Nhà nước, tập thể cho thuê để ở, buồng trọ, phòng khách của khách sạn đã được tư nhân để ở riêng, kể cả những phương tiện giao thông như tàu, thuyền… của cá nhân hoặc do cá nhân thuê để ở trọ. Chỗ ở gồm khu chính, khu phụ và cả những vùng phụ cận như vườn, đất đai, các công trình vệ sinh… Khám xét chỗ ở là biện pháp điều tra, do những người theo luật định tiến hành bằng cách lục soát, tìm kiếm chỗ ở của người có hành vi phạm tội và những người khác có liên quan đến vụ án nhằm phát hiện, thu thập…những vũ khí, phương tiện, đồ vật, tài sản, tài liệu có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra, đồng thời còn phát hiện bọn tội phạm đang có lệnh truy nã, trẻ em bị bắt cóc. 2.1. Chuẩn bị khám xét chỗ ở. * Nghiên cứu hồ sơ vụ án thu thập phân tích và đánh giá những tài liệu có liên quan đến cuộc khám xét. Chỗ ở của người phạm tội là một địa chỉ chính xác ngôi nhà, căn phòng hay địa điểm khám xét bao gồm tất cả đồ đạc tài sản, các công trình và người phạm tội. Như đã nêu trên về tính phức tạp, đa dạng của chỗ ở của người phạm tội nên khi nghiên cứu hồ sơ, ta cần phải làm rõ mục đích xây dựng, cấu trúc ngôi nhà, các cửa ra vào, những người sống trong ngôi nhà đó và mối quan hệ của họ đối với người phạm tội…Những vấn đề này buộc ta phải nghiên cứu thật kỹ trước khi tiến hành khám xét. Trong thực tế việc khám xét chỗ ở của những đối tượng phạm tội, nhất là đối tượng buôn bán lẻ trái phép chất ma túy thường ít thu được kết quả. Bên cạnh nguyên nhân khách quan là sự tinh vi xảo quyệt của loại tội phạm này, chúng ta cũng phải thấy là khâu chuẩn bị của ta còn nhiều thiếu sót nên khi tiến hành khám xét nơi ở của người phạm tội ở một địa điểm rộng như các vùng miền núi biên giới việc lục soát tìm ra tang vật là rất khó khăn. Ngoài ra, do không nghiên cứu kỹ về phong tục tập quán việc khám xét chỗ ở của người phạm tội không những gặp phải sự chống đối của gia đình người phạm tội mà còn gặp phải sự phản đối không đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân ở địa phương. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế kết quả hoạt động khám xét mà chúng ta cần phải khắc phục. Trước khi khám xét cần phải thu thập và nghiên cứu những đồ vật tài liệu có liên quan đến vụ án cần phát hiện thu giữ trong quá trình khám xét. Những tài liệu này có thể được thu thập ở nhiều nguồn khác nhau nhưng khi nghiên cứu hồ sơ đòi hỏi phải có sự nghiên cứu tỷ mỷ thận trọng và phải được phổ biến kỹ cho lực llượng khám xét trước khi đến địa điểm cần khám xét. Đây là việc phải làm trong khi chuẩn bị tiến hành khám xét một địa điểm nào đó, vì nếu không xác định được đối tượng cần thu giữ khi tiến hành khám xét thì việc khám xét của chúng ta trở nên vô ích không đạt được kết quả như tác dụng vốn có của biện pháp này. * Lập kế hoạch khám xét: - Xác định đối tượng của cuộc khám xét, mục đích và yêu cầu của cuộc khám xét, trong bản kế hoạch phải chỉ ra cấu trúc, địa điểm, vị trí tiến hành, họ tên, ngày/tháng/năm sinh, chỗ ở của người bị khám xét, những đồ vật, tài liệu….cần phải phát hiện, thu thập trong quá trình khám xét, những yêu cầu cụ thể của cuộc khám xét. - Lựa chọn thời gian tiến hành khám xét cơ bản phụ thuộc vào những tài liệu và đối tượng của cuộc khám xét, đặc biệt là quy luật sinh hoạt của những người trong ngôi nhà, căn phòng bị khám xét. - Lựa chọn thành phần cho từng thành viên và tham gia vào cuộc khám xét, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong đội khám xét. - Dự kiến những phương tiện kỹ thuật, phương tiện giao thông và những vật liệu cần thiết để bảo quản những đồ vật tài liệu thu giữ được trong quá trình khám xét. - Dự kiến hình thức đột nhập vào chỗ ở của người phạm tội: Khi đột nhập vào chỗ ở của người phạm tội cần phải đảm bảo các yếu tố bất ngờ nhanh chóng và áp đảo đối tượng ngay từ đầu loại trừ mọi hành vi chống đối, cản trở cuộc khám xét của đối tượng, đồng thời dự kiến những tình huống đột xuất có thể xảy ra. - Xác định trình tự cuộc khám xét và những biện pháp khám xét hỗ trợ, xác định những biện pháp lục soát tìm kiếm nghiên cứu cụ thể và những tình huống đột xuất như có khách đến nhà, người khác gọi điện thoại đến, đương sự tự giác đưa vật chứng ra…. Dự kiến những biện pháp bảo vệ cuộc khám xét và những biện pháp đề phòng đối tượng bị khám xét thông tin cho đối tượng khác có liên quan đến vụ án cất giấu, tiêu hủy tài liệu vật chứng của vụ án. Những biện pháp bảo vệ bao gồm: Lập hàng rào bảo vệ khu vực khám xét, không cho mọi người tự do ra vào, đưa những người có hành vi chống đối ra khỏi nhà. * Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vũ khí và những nhu cầu tài chính cần thiết cho cuộc khám xét. Trên cơ sở nội dung của bản kế hoạch, lực lượng tiến hành khám xét cần chuẩn bị ngay lựclượng, phương tiện vũ khí, tài chính cần thiết cho cuộc khám xét. Chuẩn bị hậu cần ăn uống nghỉ ngơi cho các thành viên trong đội và đội trưởng khám xét phải kiểm tra lần cuối cùng toàn bộ lực lượng phương tiện vũ khí và tài chính theo dự kiến vào thời điểm trước khi đội khám xét xuất phát. 2.2 Tiến hành khám xét chỗ ở. Đây là giai đoạn quyết định kết quả cuối cùng của cuộc khám xét, căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết từng bước của cuộc khám xét, có thể chia ra thành 4 bước kế tiếp nhau như sau: * Đến khu vực khám xét: Lực lượng khám xét cần tạo ra yếu tố bất ngờ đối với đối tượng cần khám xét, trong những trường hợp cần thiết có thể bố trí lực lượng trinh sát giám sát nơi ở của đối tượng bị khám xét trước khi đội khám xét đến để đề phòng những trường hợp người phạm tội hoặc người nhà phát hiện ra bị khám xét đã cất giấu hay vứt những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án ra khỏi chỗ ở của họ. Đây là vấn đề cần phải hết sức chú ý bởi trên thực tế cho thấy các loại tội phạm nói chung và tội phạm về mua bán trái phép chất ma túy nói riêng khi phát hiện bị lộ chúng thường có thủ đoạn ném vật chứng ra khỏi người và nơi ở của chúng nhằm trốn tránh trách nhiệm hình sự. Đặc biệt chú ý những địa điểm phức tạp như: sông hồ, rừng núi trước khi lực lượng khám xét đến nơi ở của người phạm tội thì phải có lực lượng trinh sát vào trước giám sát chặt chẽ người phạm tội cũng như người trong gia đình họ và có phương án ngăn chặn khi đối tượng ném vật chứng ra khỏi nhà. Chú ý để đảm bảo yếu tố bất ngờ để giữ bí mật tuyệt đối cuộc khám xét chỉ nên mời người chứng kiến, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn, đại diện của cơ qua Nhà nước, tổ chức xã hội tham gia vào cuộc khám xét sau khi đội khám xét đã đột nhập vào ngôi nhà, căn phòng hay địa điểm cụ thể cần khám xét và triển khai những biện pháp bảo vệ an toàn cho cuộc khám xét. * Đột nhập vào chỗ ở của người phạm tội, triển khai những biện pháp bảo vệ an toàn cho cuộc khám xét và những biện pháp cần thiết khác: Lực lượng tiến hành khám xét phải có thái độ hành động thật kiên quyết, nếu vào nhà mà cửa mở thì bước vào ngay, còn nếu không mở và để đề phòng những tình huống bất lợi này thì lực lượng khám xét có thể nhờ những người quen với chủ ngôi nhà, căn phòng đã có lệnh khám xét hay người hàng xóm gọi chủ nhà mở cửa. Khi bước vào nhà của đối tượng bị khám xét, đội trưởng khám xét giới thiệu mình, giơ thẻ điều tra viên và tuyên bố đội khám xét đến thi hành khám xét đồng thời triển khai lựclượng ngăn chặn các cửa ra vào, tập trung những người có trong ngôi nhà lại một nơi nhất định không cho họ đi lại trao đổi với nhau, gọi điện thoại thông báo cho đồng bọn để tiêu hủy, cất giấu tẩu tán đồ vật tài liệu có liên quan đến vụ án như vũ khí đồ vật, tài sản do phạm tội mà có và những đồ vật tài liệu khác có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra. Trong trường hợp người phạm tội tự nguyện đưa ra những đồ vật tài liệu có liên quan đến vụ án thì tùy theo tính chất mức độ của vụ án, nhân thân lai lịch của người phạm tội mà quyết định có khám xét nữa hay không. * Giai đoạn quan sát sơ bộ. Phải nắm được sự sắp xếp bố cục của ngôi nhà, căn phòng và những vùng phụ cận khác, những đồ vật cây cối, công trình xây dựng trên địa điểm khám xét nhằm để đối chiếu với tài liệu đã thu được xem có gì khác thường không và để nhận định những nơi cần lục soát. Đặc biệt người đội trưởng khám xét phải chú ý quan sát biểu hiện thái độ của người phạm tội cũng như người thân của họ trong suốt quá trình tiến hành khám xét nhằm phát hiện những biểu hiện khác thường của những người này từ đó có những tác động một cách phù hợp để phát hiện nơi cất giấu tài sản, đồ vật, vật chứng cần phải tìm. * Giai đoạn khám xét chi tiết. Đây là giai đoạn quan trọng phức tạp nhất của cuộc khám xét và như chúng ta đều biết khám xét là một biện pháp điều tra, khi tiến hành đòi hỏi phải có tính tổ chức cao, sự chú ý cao của lực lượng tiến hành khám xét. Hiệu quả của việc khám xét ngoài ra còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác đó là: - Tình trạng tâm lý tích cực của lực lượng tiến hành khám xét. - Bản kế hoạch khám xét được lập một cách cụ thể, có phân công trách nhiệm rõ ràng. - Lựa chọn con người và trang trí phương tiện kỹ thuật cho đội khám xét. - Tập trung chú ý và điều khiển sự chú ý một cách chính xác đầy đủ toàn diện trong quá trình khám xét. - Một điều cần chú ý rằng: Đối với đối tượng bị khám xét thì thường sử dụng 2 thủ đoạn chính là: * Tạo ra những yếu tố khách quan để cản trở tiếp xúc phát hiện những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án. + Áp dụng những thủ đoạn cất giấu tinh vi với sự ngụy trang khéo léo những đồ vật tài liệu có liên quan đến vụ án. Vì vậy, căn cứ vào đặc điểm vị trí ngôi nhà, căn phòng của người bị khám xét là những tình huống cụ thể mà chúng ta áp dụng những biện pháp thủ thuật khám xét cụ thể như: - Khám xét theo trình tự và khám xét theo lựa chọn. - Khám xét theo cá nhân. - Tiến hành khám xét đồng thời với nhau hay tiến hành khám xét riêng lẻ ở các khu vực khác nhau tại nơi ở của người phạm tội. - Khám xét song song hay ngược chiều. - Khám xét toàn bộ hay một phần ngôi nhà, căn phòng nơi ở của người phạm tội. - Khám xét kèm theo cạy phá. Nếu sử dụng thủ thuật này chú ý phát hiện hầm bí mật và để phát hiện được hầm bí mật thì cần áp dụng 6 biện pháp cơ bản sau đây: + Biện pháp quan sát bằng mắt thường với sự giúp đỡ của các phương tiện quang học. + Biện pháp dùng gậy thăm dò. + Biện pháp dùng gậy thăm dò tạo cạy phá. + Biện pháp so sánh. + Biện pháp dùng những công cụ thích hợp gõ vào bề mặt của những địa điểm , đồ vật để phát ra âm thanh. + Biện pháp dùng các phương tiện kỹ thuật như máy thăm dò kim loại, máy dò vàng, máy dò tử thi. - Xác định những đồ vật tài liệu cần thu giữ, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn khám xét chi tiết về mục đích của khám xét là để tìm kiếm phát hiện thu thập các đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án cho nên phải thận trọng tỷ mỷ thật chính xác. 2.3. Kết thúc khám xét chỗ ở * Lập biên bản khám xét. Biên bản khám xét là một văn bản tố tụng phản ánh toàn bộ diễn biến và kết quả của cuộc khám xét. Biên bản khám xét phải được lập theo đúng quy định của điều 95 và 125 - Bộ luật Tố tụng hình sự. Biên bản khám xét phải được lập tại nơi ở của người phạm tội bị khám xét và phải có chữ ký xác nhận của tất cả những người tiến hành khám xét cũng như những người tham gia khám xét. Trong biên bản những chỗ sửa chữa đều phải có chữ ký và có thể có bản ảnh kèm theo.Những đồ vật, tài liệu vật chứng cần niêm phong thì phải được tiến hành niêm phong theo đúng quy định của pháp luật là được bảo quản luân chuyển an toàn về cơ quan công an và bàn giao đầy đủ cho cán bộ có trách nhiệm quản lý. * Đánh giá kết quả thu thập được qua khám xét. Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc khám xét nhưng rất cần thiết nhằm kiểm tra, đánh giá những kết quả thu thập được và sử dụng những kết quả đó trong quá trình chứng minh đồng thời ở giai đoạn này cũng cần đánh giá toàn bộ quá trình tổ chức cuộc khám xét như: - Cuộc khám xét có được chuẩn bị chu đáo không. - Có giữ được bí mật cuộc khám xét đối với những người có liên quan đến vụ án không. - Có kiểm tra, xem xét nghiên cứu thận trọng hết diện tích cần khám xét không. - Có phát hiện thu giữ hết những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án không. - Tinh thần trách nhiệm và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của từng thành viên trong đội khám xét. - Những sai lầm thiếu sót đã mắc phải. - Có cần phải tiến hành khám xét lại không. 3. Thực trạng công tác khám xét chỗ ở hiện nay. Trong thực tế việc áp dụng lý luận vào thực tiễn công tác khám xét ở các đơn vị, địa phương có những hạn chế nhất định do vị trí địa lý của từng địa phương, phong tục tập quán ở từng địa phương nói chung và từng địa điểm khám xét trong từng vụ án cụ thể như: Nơi khám xét là chỗ ở của đối tượng thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng đồng bằng ven biển, ở một khu phố hay một căn hộ chung cư, gian nhà tập thể hay phòng trọ đã được thuê để ở riêng thậm chí đó là phương tiện giao thông như tàu, thuyền…Bên cạnh đó là sự vận dụng chưa linh hoạt áp dụng chiến thuật khám xét có những ưu điểm, nhược điểm mà ta cần khắc phục. 3.1 Ưu điểm Khi tiến hành khám xét nói chung và khám xét chỗ ở nói riêng thì bước chuẩn bị cho việc khám xét chỗ ở điều tra viên qua nghiên cứu hồ sơ có thể xác định được chính xác khuôn viên khám xét bao gồm cả những nơi khám xét chính và những vùng phụ cận, nơi khám xét thường ít bị di chuyển, từ đó điều tra viên có thể lựa chọn áp dụng các chiến thuật khám xét cho phù hợp, chuẩn bị lực lượng phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho cuộc khám xét, dự tính được những tình huống đột xuất xảy ra, kịp thời xử lý để cuộc khám xét đạt kết quả cao. Chỗ ở thường được các đối tượng làm nơi cất giấu đồ vật, tài liệu, công cụ, phương tiện phạm tội mà chỗ ở thường có tính ổn định cao, khi đối tượng muốn cất giấu tài liệu, công cụ, phương tiện đồ vật phạm tội thì chúng phải thay đổi kết cấu chỗ ở thì những nơi cất giấu đó thường để lại những dấu vết, hoặc những tài sản, công cụ, phương tiện phạm tội đã cất giấu thì khó di chuyển, tẩu tán. 3.2 Nhược điểm Trong thực tế công tác có những điều tra viên còn xem công tác khám là một biện pháp điều tra nhằm khép kín hồ sơ, điều tra viên không lập kế hoạch cụ thể tỉ mỉ cho cuộc khám xét dẫn đến công tác khám xét còn kém hiệu quả hoặc không có kết quả. * Công tác chuẩn bị: Điều tra viên trong khi nghiên cứu hồ sơ còn có những suy nghĩ mang tính chất “thủ tục” hoặc sau khi nghiên cứu thì điều tra viên không trực tiếp xuống địa bàn (nơi khám xét) trước khi để nghiên cứu và áp dụng chiến thuật khám xét cho phù hợp. * Lực lượng khám xét: - Do công tác nghiên cứu hồ sơ còn mang tính chất “thủ tục” nên việc chuẩn bị lực lượng của điều tra viên cho cuộc khám xét chưa đủ số đông để áp đảo các đối tượng và thân nhân đối tượng khám xét chỗ ở. - Thành phần khám xét: Trong thực tế còn xảy ra trường hợp biên bản khám xét không có giá trị pháp lý do một số điều tra viên còn chưa cứng về nghiệp vụ + Thành phần tham gia khám xét thiếu. + Điều tra viên còn đánh đồng giữa người chứng kiến với đại diện chính quyền địa phương như: Đại diện chính quyền địa phương vừa là người chứng kiến Lấy những người ở địa phương đang tham gia bảo vệ nơi khám xét…làm người chứng kiến. Có những đối tượng vắng nhà do chúng tạo những lý do để gây khó khăn cho lực lượng khám xét thì điều tra viên đã không mời đủ số lượng người chứng kiến. Trong khi mời người láng giềng chứng kiến điều tra việ không tìm hiểu kĩ người được mời, dẫn đến tình trạng mời người chưa thành niên. * Thực hiện khám xét : - Khi tiến hành khám xét điều tra viên không tạo được yếu tố bất ngờ. Để lộ bí mật, để đối tượng phát hiện lực lượng khám xét trước khi đột nhập, khống chế khu vực cần khám xét dẫn đến tình trạng đối tượng tiêu hủy, cất giấu những đồ vật tài liệu cần thu thập. - Trong quá trình khám xét điều tra viên thờ ơ với việc quan sát các thái độ tâm lý các hành động của những người có mặt tại địa điểm khám xét. - Việc khám xét điều tra viên không tuân thủ theo trình tự mà chỉ khám ở một số điểm nhất định dẫn đến dễ sót lọt tài liệu, vật chứng của vụ án. Việc phối hợp giữa điều tra viên (lực lượng khám xét) với lực lượng cơ sở (công an xã, phường, thị trấn) chưa đồng bộ. 3.3. Một số khó khăn khám xét chỗ ở. * Khám xét chỗ ở là người vùng sâu, vùng xa thuộc dân tộc ít người. - Chỗ ở thường có diện tích rộng, lực lượng ở mỗi địa phương còn mỏng dẫn đến có những lúc lực lượng tham gia khám xét chưa thật sự đáp ứng được cho yêu cầu của cuộc khám xét. Khi nơi khám xét xa đơn vị thì có sự hỗ trợ kịp thời của đồng đội khi có tình huống yêu cầu xảy ra. - Một số đối tượng dựa vào phong tục tập quán riêng của các dân tộc mà chúng dựa vào đó để che giấu cản trở gây khó khăn cho lực lượng khám xét. - Sự hiếu kỳ của người dân Việt Nam nhất là ở các vùng cao, vùng nông thôn khi tiến hành khám xét, đây là vấn đề được nhiều người dân tò mò, hiếu kỳ dẫn đến quanh khu vực khám xét sẽ tập trung đông người dẫn đến tình trạng thiếu tập trung của các điều tra viên. - Bên cạnh đó là công cụ phương tiện hỗ trợ cho các cuộc khám xét còn thô sơ kém hiệu quả. * Khám xét chỗ ở là căn hộ chung cư, gian nhà tập thể hay một phòng trọ cho thuê để ở riêng: - Tuy diện tích chỗ ở nhỏ hẹp thuận lợi cho quá trình bao vây khống chế khu vực khám xét nhưng những nơi giáp ranh giữa các căn hộ, phòng trọ lại là những điểm thuận lợi cho việc cất giấu đồ vật tài liệu, công cụ, phương tiện để tránh sự phát hiện của cơ quan điều tra hoặc khi cơ quan điều tra phát hiện thì chúng cũng tìm những lý do ngụy biện bác bỏ không nhận những đồ vật, công cụ, phương tiện đó thuộc chỗ ở của mình. - Khi căn hộ, gian nhà tập thể…giáp ranh thì chúng phát hiện có lực lượng khám xét, chúng dễ dàng tẩu tán đồ vật, phương tiện bằng cách ném sang các căn hộ, phòng trọ khác để rồi tìm cách gây khó khăn cho cơ quan điều tra. Những căn nhà tập thể hoặc căn hộ chung cư thường có bề ngoài giống nhau dẫn đến tình trạng khám nhầm lẫn giữa các căn nhà, căn hộ. Để khắc phục tình trạng coi khám xét nơi ở của người phạm tội chỉ là một biện pháp điều tra nhằm khép kín hồ sơ, trước hết lãnh đạo các đơn vị cần quan tâm hơn nữa đến biện pháp công tác này. Ngoài ra, các điều tra viên cũng cần phải trang bị cho mình kiến thức nghiệp vụ của mình. Chiến thuật khám xét nơi ở của người phạm tội như đã trình bày ở trên chủ yếu là những chỉ dẫn, thủ thuật, mang tính tính định hướng. Việc vận dụng và quá trình khám xét chỗ ở của người phạm tội một tội danh cụ thể đòi hỏi phải có sự tìm tòi nghiên cứu vận dụng sáng tạo linh hoạt của điều tra viên. Cần làm tốt công tác tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm của việc vận dụng chiến thuật khám xét trong điều tra vụ án hình sự, nhằm ngày càng hoàn thiện hơn về lý luận và thực tiễn của biện pháp nghiệp vụ này. Ngoài việc sử dụng tốt các lực lượng tham gia khám xét chỗ ở của người phạm tội, để phát huy được hiệu quả của biện pháp điều tra này cần có sự phối hợp sử dụng sức mạnh tổng hợp của các biện pháp điều tra khác nhau cũng như các biện pháp trinh sát hỗ trợ. Kết quả của khám xét chính là nguồn chứng cứ và cũng là chứng cứ tố tụng hình sự, do vậy việc tiến hành khám xét phải đảm bảo theo đúng căn cứ thẩm quyền ra lệnh cũng như đảm bảo về thủ tục và trình tự. Việc thu giữ dấu vết vật chứng, tang vật của vụ án phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Phát hiện thu thập bảo quản vật chứng phải được coi trọng đúng mức, nếu không những dấu vết vật chứng đó sẽ không còn tác dụng chứng minh tội phạm và như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động điều tra của vụ án hình sự. 4. Một số vấn đề cần chú ý khi khám xét chỗ ở. Khám xét nơi ở của người phạm tội là một biện pháp điều tra có hiệu quả chứng minh tội phạm thông qua việc thu thập các công cụ, phương tiện gây án, những đồ vật tài sản do phạm tội mà có. Việc thu hồi tài sản do phạm tội mà có không những có tác dụng khắc phục hậu quả tác hại do tội phạm gây ra. Nhưng thực tế, nhiều đơn vị địa phương đã không tuân thủ nghiêm túc chiến thuật khám xét chỗ ở của người phạm tội như không nghiên cứu kỹ hồ sơ trong giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch khám xét không cụ thể, tỉ mỉ, phân công lực lượng không rõ ràng…do đó sau khi tiến hành khám xét chỗ ở của người phạm tội đã không thu được công cụ phương tiện gây án, không thu hồi được tài sản do phạm tội mà có. Dẫn đến chất lượng đấu tranh phòng chống tội phạm không cao, việc điều tra xử lý kẻ phạm tội thường dẫn đến bế tắc. Đây là thiếu sót thuộc về chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng. Để khắc phục tình trạng coi khám xét nơi ở của người phạm tội chỉ là biện pháp điều tra nhằm khép kín hồ sơ, trước hết lãnh đạo các đơn vị cần quan tâm hơn nữa đến biện pháp công tác này. Ngoài ra, các điều tra viên cũng cần phải chú ý những vấn đề sau khi tiến hành khám xét. 4.1. Chú ý trong giai đoạn chuẩn bị khám xét. Thứ nhất: Phải làm tốt công tác chuẩn bị mới đảm bảo yếu tố bất ngờ, tính hợp lý và khoa học củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0067.doc
Tài liệu liên quan