I- LỜI MỞ ĐẦU: 1
II- NỘI DUNG 2
1- Những quy định chung về TSCĐ vô hình: 2
1.1- Khái niệm và những tiêu chuẩn để xác định TSCĐ vô hình: 2
1.1.1- Khái niệm: 2
1.1.2- Tiêu chuẩn để xác định TSCĐ vô hình: 2
1.2- Phân loại: 4
1.3- Nguyên tắc quản lý TSCĐ vô hình: 4
1.4- Nhiệm vụ hạch toán TSCĐ vô hình 5
1.5- Đánh giá TSCĐ vô hình: 6
1.5.1- Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình: 6
1.5.2- Khấu hao TSCĐ vô hình: 9
1.5.3. Giá trị còn lại của TSCĐ. 13
2- Phương pháp kế toán theo chế độ hiện hành: 14
2.1- Tài khoản sử dụng: 14
2.2 - Hach toán tình hình tăng TSCĐ vô hình 15
2.3- Hạch toán tình hình giảm TSCĐ vô hình 18
2.4 Kế toán khấu hao TSCĐ vô hình 19
3- Một số tồn tại, kiến nghị về chế độ hạch toán TSCĐ vô hình 19
3.1- Vấn đề về xác định TSCĐ vô hình theo tiêu chuẩn về TSCĐ vô hình 19
3.2- Vấn đề về phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình: 23
III- Kết luận: 27
I- Tài liệu tham khảo: 28
29 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề còn tồn tại và một số kiến nghị về chế độ hạch toán tài sản cố định vô hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á trị hợp lý ban đầu và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng theo dự tính
g. TSCĐ vô hình được hình thành từ nội bộ:
Để đánh giá một tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ DN được ghi nhận vào ngày phát sinh nghiệp vụ đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình, DN phải phân chia quá trình hình thành tài sản theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn nghiên cứu: Toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn này không được ghi nhận là TSCĐ vô hình mà được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Giai đoạn triển khai: Tài sản vô hình được tạo ra trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu thoả mãn được 7 điều kiện sau:
+ Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán.
+ DN có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó.
+ Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai.
+ Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó.
+ Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó.
+ Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình.
Nếu DN không thể phân biệt giai đoạn nghiên cứu với giai đoạn triển khai của một dự án nội bộ để tạo ra TSCĐ vô hình, DN phải hạch toán vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến dự án.
TSCĐ được hình thành từ nội bộ DN được đánh giá theo nguyên giá là toàn bộ chi phí phát sinh từ thời điểm mà tài sản vô hình đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình đến khi TSCĐ vô hình được đưTSCĐ vào sử dụng. Các chi phí phát sinh trước thời điểm này phải tính vào chi phí SXKD trong kỳ.
Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ DN bao gồm tất cả các chi phí liên quan trực tiếp hoặc được phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán từ khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm đến chuẩn bị đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ DN bao gồm:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu hoặc dịch vụ đã sử dụng trong việc tạo ra TSCĐ vô hình;
Tiền lương, tiền công và các chi phí khác liên quan đến việc thuê nhân viên trực tiếp tham gia vào việc tạo ra tài sản đó;
Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc tạo ra tài sản, như chi phí đăng ký quyền pháp lý, khấu hao bằng sáng chế phát minh và giấy phép được sử dụng để tạo ra tài sản đó;
Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán vào tài sản (Ví dụ: phân bổ khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị, phí bảo hiểm, tiền thuê nhà xưởng, thiết bị);
Các chi phí sau không được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ DN:
- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN và chi phí sản xuất chung không liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng;
- Các chi phí không hợp lý như: nguyên liệu, vật liệu lãng phí, chi phí lao động, các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường;
- Chi phí đào tạo nhân viên để vận hành tài sản.
h. TSCĐ hình thành trong quá trình sáp nhập DN:
Nguyên giá TSCĐ vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập DN có tính chất mua lại là giá trị hợp lý của tài sản đó vào ngày mua (ngày sáp nhập DN).
DN phải xác định nguyên giá TSCĐ vô hình một cách đáng tin cậy để ghi nhận tài sản đó một cách riêng biệt. Giá trị hợp lý có thể là:
Giá trị niêm yết tại thị trường hoạt động;
Giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ vô hình tương tự.
1.5.2- Khấu hao TSCĐ vô hình:
a. Giá trị hao mòn:
Hao mòn của TSCĐ là sự giảm dần giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng do tham gia vào quá trình kinh doanh bị cọ xát, bị ăn mòn hoặc do tiến bộ kỹ thuật …
Hao mòn TSCĐ là một phạm trù mang tính khách quan, muốn xác định giá trị hao mòn của một TSCĐ nào đó thì cơ sở có tính khách quan nhất là thông qua giá cả thị trường, tức là phải so sánh giá cả của TSCĐ cũ với TSCĐ mới cung loại. Tuy nhiên, TSCĐ được đầu tư mua sắm là để sử dụng lâu dài cho quá trình kinh doanh, do vậy, các DN không thể xác định giá trị hao mòn TSCĐ theo phương pháp nói trên.
Nhận thức được sự hao mòn TSCĐ có tính khách quan, cho nên khi sử dụng TSCĐ, các DN phảI tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán và gọi là khấu hao TSCĐ. Mục đích của việc trích khấu hao TSCĐ là giúp cho các DN tính đúng, tính đủ chi phí sử dụng TSCĐ và thu hồi vốn đầu tư để tái tạo TSCĐ khi chúng bị hư hỏng hoặc thời gian kiểm soát hết hiệu lực. Như vậy, khấu hao TSCĐ là một hoạt động có tính chủ quan là một con số giả định về sự hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy, về phương diện kế toán, giá trị hao mòn của TSCĐ được tính bằng số khấu hao luỹ kế đến thời điểm xác định. Khi TSCĐ bắt đầu đưa vào sử dụng tại DN thì giá trị hao mòn coi như bằng không (trừ trường hợp TSCĐ chuyển giao giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong DN, giá trị hao mòn TSCĐ bên nhận được tính bằng giá trị hao mòn ghi trên sổ của đơn vị giao.
b. Các phương pháp khấu hao và cách tính khấu hao:
TSCĐ của DN có nhiều thứ, nhiều loại với đặc tính khác nhau, cho nên, các DN phảI xác định phương pháp tính khấu hao phù hợp với từng TSCĐ. Tuy nhiên, các phương pháp khấu hao khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau về chi phí khấu hao TSCĐ và qua đó ảnh hưởng đến thu nhập chịu thuế của DN, do vậy, việc vận dụng phương pháp khấu hao TSCĐ phải nằm trong khuôn khổ quy định của Nhà nước.
Theo chế độ tài chính hiện hành, các DN có thể tính khấu hao theo 3 phương pháp là: phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.
* Phương pháp khấu hao theo đường thẳng:
Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm của một TSCĐ (Mkhn) được tính theo công thức sau:
Mkhn = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm.
Trong đó:1
Số năm sử dụng dự kiến
Tỷ lệ khấu hao năm = x 100
Đối với những TSCĐ được mua sắm hoặc đầu tư mới thì số năm sử dụng dự kiến phải nằm trong khoảng thời gian sử dụng tối đa và tối thiểu do Nhà nước quy định. Tuy nhiên, để xác định số năm sử dụng dự kiến cho từng TSCĐ cụ thể, DN phải dựa vào những căn cứ chủ yếu sau:
+ Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế;
+ Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ TSCĐ, tình trạng thực tế của tài sản … );
+ Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ: được quyết định bởi thời gian kiểm soát TSCĐ hoặc yếu tố hao mòn vô hình do sự tiến bộ kỹ thuật.
* Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
Phương pháp này được áp dụng đối với DN thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phảI thay đổi, phát triển nhanh và TSCĐ phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
+ Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
Theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh thì mức khấu hao hàng năm của TSCĐ được xác định theo công thức sau:
Mkhn = Giá trị còn lại của TSC x Tỷ lệ khấu hao nhanh.
Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ Tỷ lệ khấu hao hệ số
khấu hao = theo phương pháp x điều
nhanh đường thẳng chỉnh
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây:
Thời gian sử dụng của TSCĐ
Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm ( t ≤ 4 năm)
1,5
Trên 4 năm đến 6 năm ( 4 năm ≤ t ≤ 6 năm)
2,0
Trên 6 năm ( t > 6 năm)
2,5
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia (:) cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
* Phương pháp khấu hao theo sản lượng:
- Phương pháp này được áp dụng để tính khấu hao các loại máy móc, thiết bị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.
+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ.
+ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.
- Trình tự thực hiện phương pháp khấu hao TSCĐ theo sản lượng như sau:
+ Căn cứ vào hồ sơ kinh tế – kỹ thuật của TSCĐ, DN xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.
+ Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, DN xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.
+ Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức sau đây:
Mức trích khấu hao Số lượng Mức trích khấu hao
trong tháng của = sản phẩm sản xuất x bình quân tính cho
TSCĐ trong tháng một đơn vị sản phẩm
+ Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm. Trường hợp công suất thiết hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, DN phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ.
Chú ý:
Khi tính khấu hao và sử dụng nguồn vốn khấu hao TSCĐ của một DN, cần phải chú ý một số quy định sau:
Mọi TSCĐ có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao, mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ kể cả TSCĐ đang thế chấp, cầm cố cho thuê.
Phương pháp khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà DN đã lựa chọn và đăng ký phải thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ đó.
Việc xác định thời gian khấu hao của một TSCĐ phảI dựa vào khung thời gian sử dụng theo quy định thống nhất trong chế độ tài chính. Trường hợp DN muốn xác định thời gian khấu hao khác với những quy định đó thì phải được sự đồng ý của Bộ Tài Chính. Trường hợp đặc biệt (như nâng cấp hay tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ) thì DN phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng và đăng ký lại thời gian sử dụng mới của TSCĐ với cơ quan tài chính trực tiếp quản lý.
Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng của TSCĐ vô hình trong khoảng thời gian không quá 20 năm. Riêng thời gian của quyền sử dụng đất có thời hạn là thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định.
Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh.
TSCĐ đã khấu hao hết mà vẫn được sử dụng cho hoạt động kinh doanh của DN thì cũng không được trích khấu hao nữa.
TSCĐ chưa khấu hao hết đã bị hỏng phải thanh lý thì phần giá trị còn lại được xử lý thu hồi một lần (coi như một nghiệp vụ bất thường).
Đối với TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh như: TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép DN được đưa vào cất trữ, bảo quản, điều động cho DN khác, TSCĐ phục vụ cho hoạt động phúc lợi… thì không phải trích khấu hao.
Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, DN ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao.
Các DN được sử dụng toàn bộ số khấu hao luỹ kế của TSCĐ để táI đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ; khi chưa có nhu cầu đầu tư táI tạo lại TSCĐ, DN có quyền sử dụng linh hoạt số khấu hao luỹ kế phục vụ yêu cầu kinh doanh của mình.
1.5.3. Giá trị còn lại của TSCĐ.
Giá trị còn lại của TSCĐ là giá trị thực tế của TSCĐ tại một thời điểm nhất định. Người ta chỉ xác định được chính xác giá trị còn lại của TSCĐ khi bán chúng trên thị trường. Về phương diện kế toán, giá trị còn lại của TSCĐ được xác định bằng hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế tính đến thời điểm xác định. Chính vì vậy, giá trị còn lại trên sổ kế toán mang dấu ấn chủ quan của các DN, cùng 1 TSCĐ nhưng nếu DN giảm thời gian khấu hao thì tốc độ giảm của giá trị còn lại sẽ nhanh hơn. Do đó trong các trường hợp góp vốn liên doanh bằng TSCĐ, giải thể hoặc sát nhập DN, đa dạng hoá hình thức sở hữu DN thì đòi hỏi phải đánh giá lại giá trị hiện còn của TSCĐ, thực chất của việc làm này là xác định giá trị còn lại của TSCĐ theo mặt bằng giá cả hiện tại.
Mối quan hệ giữa ba chỉ tiêu giá của TSCĐ được thể hiện của công thức sau:
NG TSCĐ = GTCL TSCĐ + GTHM TSCĐ
2- Phương pháp kế toán theo chế độ hiện hành:
2.1- Tài khoản sử dụng:
a. TK 213 – “TSCĐ vô hình”.
TK này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm của TSCĐ vô hình.
Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng trong kỳ.
Bên có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm trong kỳ.
Số dư bên nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có của DN.
TK này được chi tiết thành các TK cấp 2 để theo dõi tình hình biến động của từng loại TSCĐ:
TK 2131 “Quyền sử dụng đất”
TK 2132 “Quyền phát hành”
TK 2133 “Bản quyền, bằng sáng chế”
TK 2134 “Nhãn hiệu hàng hoá”
TK 2135 “Phần mềm máy vi tính”
Tk 2136 “giấy phép và giấy phép nhượng quyền”
TK 2138 “TSCĐ vô hình khác”
b. TK 2143 – “Hao mòn TSCĐ vô hình”
TK này phản ánh tình hình biến động của TSCĐ vô hình theo giá trị hao mòn.
Kết cấu:
Bên nợ: Giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình giảm trong kỳ.
Bên có: Giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình tăng trong kỳ.
Số dư bên có: Giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình hiện có.
- Hach toán tình hình tăng TSCĐ vô hình
* TSCĐ vô hình được mua sắm:
Trường hợp TSCĐ mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT , dùng sản xuât hàng hoá dịch vụ chịu thuế theo phương pháp khấu trừ thì tài sản đươc ghi nhận theo giá trị chưa có thuế GTGT:
Nợ TK 213: Nguyên giá TSCĐ vô hình mua về.
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331: Giá thanh toán cho người bán.
Trường hợp TSCĐ mua thuộc đối tượng chịu thuế, dùng sản xuất hàng hoá dịch vụ không thuộc diện chịu thuế hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì tài sản đươc ghi nhận theo giá trị gồm cả thuế GTGT
Nợ TK 213: Nguyên giá TSCĐ vô hình (gồm cả thuế GTGT).
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán cho người bán.
* TSCĐ vô hình mua theo phương thức trả chậm.
Trường hơp TSCĐ mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, dùng sản xuât hàng hoá dịch vụ chịu thuế theo phương pháp khấu trừ thì tài sản đươc ghi nhận theo giá trả ngay chưa có thuế GTGT, lãi trả chậm, trả góp được ghi nhận là chi phí trả trước.
Nợ TK 213: Nguyên giá TSCĐ vô hình (giá trả ngay, không gồm thuế GTGT).
Nợ TK 242: Lãi trả chậm, trả góp.
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 331: Tổng giá thanh toán cho người bán.
Trường hợp TSCĐ mua thuộc đối tượng chịu thuế, dùng sản xuât hàng hoá dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì tài sản đươc ghi nhận theo giá trị gồm cả thuế GTGT, lãi trả chậm,trả góp được ghi nhận là 1 khoản chi phí trả trước.
Nợ TK 213: Nguyên giá TSCĐ vô hình (giá trả ngay, gồm thuế GTGT).
Nợ TK 242: Lãi trả chậm, trả góp.
Có TK 331: Tổng giá thanh toán cho người bán.
- Định kỳ phân bổ vào chi phí tài chính của kỳ đó:
Nợ TK 635: Phần phân bổ vào chi phí.
Có TK 242:
- Khi thanh toán cho người bán:
Nợ TK 331: Tổng số tiền phải thanh toán.
Có TK 111, 112:
* Trao đổi với TSCĐ vô hình tương tự: Nguyên giá TSCĐ vô hình được ghi nhận theo giá trị còn lại của TSCĐ mang đi trao đổi:
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình nhận về (giá trị còn lại của tài sản mang đi trao đổi).
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình mang đi trao đổi.
Có TK 213: Nguyên giá TSCĐ vô hình mang đi trao đổi.
* Trao đổi không tương tự:
Trường hợp DN sử dụng TSCĐ vô hình của mình để đổi lấy tài sản của đơn vị khác có mức giá không tương đương nhau hoặc có công dụng khác nhau thì kế toán căn cứ vào nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐ đem trao đổi để ghi :
Nợ TK 811: Giá trị còn lại.
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn.
Có TK 213: Nguyên giá TSCĐ vô hình đem đi trao đổi.
Căn cứ vào giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (do 2 bên trao đổi thoả thuận), kế toán ghi:
Nợ TK 131: Giá trị hợp lý TSCĐ đem trao đổi.
Có TK 711: Ghi tăng thu nhập khác.
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ.
Căn cứ vào giá tri hợp lý của TSCĐ nhận về, kế toán ghi:
Nợ TK 213: Nguyên giá.
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).
Có TK 131: Giá hợp lý của TSCĐ nhân về.
Nếu giá hợp lý của TSCĐ đem trao đổi lớn hơn giá hợp lý của TSCĐ nhận về thì DN được nhận lại bằng tiền, khi nhận được, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
Nếu giá trị hợp lý của TSCĐ nhân về lớn hơn giá hợp lý của TSCĐ đem trao đổi thì kế toán ghi:
Nợ TK 131
Có TK 111, 112
* TSCĐ vô hình được tài trợ, biếu tặng, nhận góp vốn liên doanh hoặc nhận lại vốn góp liên doanh:
Trong trường hợp Nhà nước cấp cho DN, các bên đối tác góp vốn, thu hồi vốn gop liên doanh, liên kết hoặc DN được biếu tặng, viện trợ bằng TSCĐ vô hình… khi xác định được nguyên giá TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 213: Nguyên giá TSCĐ vô hình.
Có TK 711: Giá trị TSCĐ vô hình được biếu tặng.
Có TK 411: Nhà nước cấp hoặc bên góp vốn.
Có TK 128, 221, 222, 223, 228: Giá thoả thuận TSCĐ khi thu hồi vốn góp.
* TSCĐ vô hình được hình thành từ nội bộ:
Đối với những TSCĐ vô hình hình thành từ nội bộ qua quá trình nghiên cứu, triển khai thì kế toán phải tập hợp các khoản chi tiêu phát sinh trong quá trình đó mà được phép ghi nhận vào nguyên giá của TSCĐ vô hình hình thành từ nội bộ DN vào TK 241 “chi phí xây dựng cơ bản dở dang”
Nợ TK 241: Chi phí phát sinh.
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).
Có TK 111, 112, 141, 152, 331, …
Khi TSCĐ vô hình hoàn thành được quyết toán và đưa vào sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 213: Nguyên giá TSCĐ vô hình hình thành đưa vào sử dụng.
Nợ TK 138: Khoản chi sai yêu cầu bồi thường hoặc chờ xử lý.
Có TK 241: Tổng chi phí mua sắm, nghiên cứu, triển khai.
2.3- Hạch toán tình hình giảm TSCĐ vô hình
* Thanh lý, nhượng bán TSCĐ vô hình
Kế toán ghi giảm các chỉ tiêu giá trị của TSCĐ vô hình và chuyển giá trị còn lại vào chi phí khác:
Nợ TK 811: Giá trị còn lại.
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình nhượng bán, thanh lý.
Có TK 213: Nguyên giá TSCĐ vô hình.
Chi phí liên quan đến hoạt động thanh lý, nhượng bán:
Nợ TK 811: Chi phí khác.
Nợ TK 133: Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (nếu có).
Có TK 111, 112, 331, …Yếu tố chi phí.
Phản ánh khoản thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán:
Nợ TK 111, 112, 131: Theo giá thanh toán.
Nợ TK 152: phế liệu nhập kho.
Nợ TK 138: Tiền bồi thường phải thu.
Có TK 711: Ghi thu nhập khác.
Có TK 3331: Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (nếu có).
* Dùng TSCĐ vô hình góp vốn vào công ty con, công ty liên kết, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, đầu tư dài hạn khác:
Nợ TK 221, 222, 223, 228: Theo giá thoả thuận.
Nợ TK 214: Theo giá trị hao mòn.
Nợ TK 811: Chênh lệch giảm giá TSCĐ .
Có TK 213: Nguyên giá TSCĐ.
Có TK 711: ứng với phần lợi ích của bên khác trong liên doanh.
Có TK 3387: ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh.
* Trả lại vốn góp liên doanh
Nợ TK 411: Ghi theo giá thoả thuận.
Nợ TK 214: Ghi theo số khấu hao luỹ kế.
Có TK 213: Ghi theo nguyên giá.
Nợ (có) TK 412: Chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ.
2.4 Kế toán khấu hao TSCĐ vô hình
Giá trị phải khấu hao của TSCĐ vô hình được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính hợp lý của nó. Thời gian tính khấu hao của TSCĐ vô hình tối đa là 20 năm. Việc trích khấu hao được bắt đầu từ khi đưa TSCĐ vô hình vào sử dụng.
- Định kỳ trích khấu hao và ghi nhận vào chi phí SXKD:
Nợ TK 627: Khấu hao TSCĐ sử dụng ở các bộ phận sản xuất.
Nợ TK 641: khấu hao TSCĐ sử dụng ở các bộ phận bán hàng.
Nợ TK 642: Khấu hao TSCĐ sử dụng ở các bộ phận QLDN.
Có TK 214: Ghi tăng giá trị hao mòn của TSCĐ .
- Số chênh lệch khấu hao tăng do mức khấu hao TSCĐ vô hình tăng từ việc thay đổi thời gian và phương pháp khấu hao so với số đã trích trong năm được tính vào chi phí SXKD:
Nợ TK 623, 627, 641, 642, 241: Số chênh lệch tăng
Có TK 214
- Số chênh lệch khấu hao giảm do mức khấu hao TSCĐ vô hình giảm do việc thay đổi thời gian và phương pháp khấu hao so với số đã trích trong năm được ghi giảm chi phí SXKD:
Nợ tk
3- Một số tồn tại, kiến nghị về chế độ hạch toán TSCĐ vô hình
3.1- Vấn đề về xác định TSCĐ vô hình theo tiêu chuẩn về TSCĐ vô hình
Thực tế hiện nay còn rất nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề xác định những nguồn lực nào của DN được xếp vào TSCĐ vô hình.Có thể lấy vấn đề về “thương hiệu” để làm ví dụ.
Báo pháp luật ngày 04/10/2006 có đưa tin “Không công nhận giá trị thương hiệu là tài sản” và ngày 03/11/2006 lại đưa tin “tài sản vô hình: trôi sông, trôi biển” do tổng cục thuế đã có công văn số 3539/TCT-PCCS ngày 30/09/2006 không cho DN được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng thương hiệu. Nội dung công văn này dựa vào công văn 12424/BTC-CĐKT của Bộ Tài chính ngày 03/10/2005 đưa ra ý kiến,do:
Theo chuẩn mực kế toán và Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC thì nhãn hiệu hàng hoá được hình thành trong nội bộ DN không được ghi nhận là TSCĐ vô hình. Vì “thương hiệu” mặc dù là tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ DN nhưng DN không được ghi nhận là tài sản do:
Nó không phải là nguồn lực có thể xác định được
Không đánh giá được một cách đáng tin cậy
DN không kiểm soát được
- Hiện nay, cơ chế tài chính của Nhà nước chưa quy định về giá trị quyền sử dụng thương hiệu. Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ cũng chưa quy định thương hiệu là TSCĐ vô hình nên cũng chưa có cơ sở hướng dẫn hạch toán, do đó, không được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng thương hiệu.
Trước hết, việc sử dụng thuật ngữ “thương hiệu” trong các văn bản pháp luật trên là không chuẩn xác, vì thuật ngữ này chỉ sử dụng trong quản trị DN còn thuật ngữ trong pháp lý là nhãn hiệu đã được Luật sở hữu trí tuệ quy định tại điều 4. Ngoài ra, đối chiếu lại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC thì “nhãn hiệu hàng hoá” được quy định là TSCĐ vô hình chứ không phải như công văn trên.
Theo Luật sở hữu trí tuệ tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ theo thủ tục đăng ký. Riêng đối với nhãn hiệu nổi tiếng (nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam) thì quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Như vậy, khi DN được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của mình thì trở thành chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu) nên có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu này hoặc có quyền chuyển giao (trong đó có phương thức góp vốn) quyền sử dụng nhãn hiệu đó vào DN khác. Hơn nữa, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu là một trong những tiêu trí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 của Luật sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, theo Nghị định 11/2005/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ đã quy định phương thức đưa giá trị công nghệ được chuyển giao (có thể gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp được phép chuyển giao) vào vốn góp trong dự án đầu tư. Bên cạnh đó, Luật DN cho phép nhà đầu tư được góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ vào DN.
Tuy nhiên, theo chuẩn mực kế toán và Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC thì nhãn hiệu hàng hoá được hình thành trong nội bộ DN không được ghi nhận là TSCĐ vô hình. Nghĩa là, DN này (bên chuyển quyền) không được ghi nhận giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu là TSCĐ vô hình. Nhưng khi góp vốn vào DN khác, căn cứ vào chuẩn mực và quy định tài chính thì bên được chuyển quyền được ghi nhận là TSCĐ vô hình do có nguồn lực vô hình, được xem xét bởi ba yếu tố sau:
(1) Tính có thể xác định được. Bởi vì, TSCĐ vô hình này có thể xác định được để phân biệt một cách rõ ràng so với lợi thế thương mại. Tài sản này được xác định thông qua việc góp vốn (không phải tự ghi nhận trong nội bộ DN) và được định giá do các thành viên, cổ đông sáng lập theo nguyên tắc nhất trí hoặc do tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá, nếu định giá cao hơn giá trị thực tế phải liên đới chịu trách nhiệm (theo điều 30 của Luật DN ). Tài sản được góp vốn trong DN khác có thể xác định được lợi ích kinh tế cụ thể từ tài sản đó trong tương lai thông qua thoả thuận trong Hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
(2) Có khả năng kiểm soát được. Bởi vì, DN đó có quyền thu lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản đó đem lại, có khả năng kiểm soát đối với lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng nhãn hiệu này được pháp luật thừa nhân hoặc xác lập (nếu đăng ký Hợp đồng License tại Cục Sở hữu trí tuệ)
(3) Có lợi ích kinh tế trong tương lai. Bởi vì, lợi ích kinh tế trong tương lai mà nhãn hiệu này đem lại cho DN đó có thể làm tăng doanh thu hoặc lợi ích khác xuất phát từ việc sử dụng nhãn hiệu này.
Ngày nay, việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành thông lệ rất phổ biến trên thế giới. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngay từ đầu đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp vốn bằng tài sản vô hình này, khi đó bên chuyển quyền được chia lợi nhuân theo tỷ lệ góp vốn mà không nhận giá chuyển giao còn bên được chuyển quyền được khấu hao tài sản vô hình này. Đối với giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu này khi đã được bên được chuyển quyền định giá hợp lý làm tài sản thì bên chuyển quyền được ghi nhận khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị tài sản do đánh giá lại khi góp vốn so với giá trị ghi sổ sách thì được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1238.doc