Đề tài Một số vấn đề kế toán cho vay ngoài quốc doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình

Lời mở đầu 2

Kết cấu đề tài 4

Chương I: Cơ sở lý luậnTDNH và kế toán cho vay trong hệ thống ngân hàng 5

1.1. TDNH và vai trò của TDNH trong nền kinh tế quốc dân 5

1.2. Sự cần thiết của TDNH đối với sự phát triển của KT ngoài QD 8

1.3. Vai trò nhiệm vụ của kế toán ngân hàng 12

1.4. Các phương thức cho vay chứng từ tài khoản kế toán nghiệp vụ cho vay ngoài quốc doanh 15

1.5. Quy trình kế toán cho vay ngoài quốc doanh 24

Chương II: Thực trạng công tác kế toán cho vay ngoài quốc doanh tại NHNo & PTNT Quảng Bình 30

2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Quảng Bình 30

2.2. Tình hình thực hiện kế toán cho vay ngoài quốc doanh tại NHNo & PTNT Quảng Bình 41

Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác kế toán cho vay ngoài quốc doanh tại NHNo & PTNT Quảng Bình 56

3.1. Thực hiệ đôn đốc thu hồi nợ và lãi phù hợp với thực trạng từng khoản vay 56

3.2. Phương pháp cho vay 57

3.3. Khuyến khích khách hàng vay chuyển khoản qua ngân hàng 57

3.4. Phương pháp xử lý nợ, nợ quá hạn 58

3.5. Phạt chậm trả đối với khoản "Lãi chưa thu" 58

3.6. áp dụng tin học trong kế toán cho vay 60

3.7. Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên ngân hàng để đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong cơ chế thị trường 61

Kết luận 62

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề kế toán cho vay ngoài quốc doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o bảo quản. Bên xuất: Phản ánh giá trị tài sản hoặc giấy tờ tài sản xuất kho trả lại cho khách hàng khi thu hết nợ. Còn lại: Phản ánh giá trị tài sản hoặc giấy tờ tài sản ngân hàng còn đang giữ của khách hàng. Đối với các khoản lãi chưa thu phát sinh (lãi treo) kế toán không nhập lãi vào gốc mà hạch toán vào tài khoản ngoại bảng “lãi treo” để tiếp tục truy thu. Bên nhập: Phản ánh số lãi treo đến hạn truy thu. Bên xuất: Phản ánh số lãi treo đã truy thu. Còn lại: Phản ánh số lãi treo chưa thu được. Việc mở chi tiết của các tài khoản đều có thể được ký hiệu theo mã số thích hợp của các tài khoản cấp III, cấp IV và cấp V của các ngân hàng thương mại. 1.5 Quy trình kế toán cho vay, ngoài quốc doanh 1.5.1 Quy trình kế toán cho vay, thu nợ đối với cho vay từng lần. 1.5.1.1 Kế toán giai đoạn cho vay: Mỗi lần vay tiền, người vay làm đơn xin vay gửi tới ngân hàng để trình bày lý do xin vay. Đây là căn cứ để ngân hàng xem xét, tính toán, quyết định cho vay. Nếu khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay thì bộ phận tín dụng chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán. Bộ phận kế toán kiểm soát lại và hướng dẫn người vay lập các chứng từ kế toán nhận tiền vay. Trường hợp khách hàng dùng đơn xin vay kiêm giấy nhận nợ thì không phải lập khế ước vay tiền, khi lập khế ước vay tiền hay đơn xin vay kiểm giấy nhận nợ thì phải lập đủ số liên qui định và ghi đầy đủ các yếu tố trên mẫu in sẵn để đảm bảo tính pháp lý của chứng từ cho vay. Trường hợp khoản cho vay phát tiền vay làm nhiều lần thì không nhất thiết mỗi lần phát tiền vay phải lập khế ước vay tiền riêng, mà có thể lập một khế ước cho cả khoản vay đó, quá trình phát tiền vay sẽ được theo dõi ở mặt sau của khế ước. Sau khi hoàn thành các thủ tục giấy tờ cho vay theo đúng qui định, kế toán căn cứ vào các chứng từ để hạch toán: Bên nợ TK: cho vay của khách hàng( TK cho vay thông thường) Bên có TK: tiền mặt tại quỹ( TK: 1011) nếu cho vay bằng tiền mặt. hoặc TK: Tiền gửi của người thụ hưởng nếu cho vay bằng các khoản. Hoặc TK: Thanh toán qua lại giữa các ngân hàng( bù trừ) nếu người thụ hưởng có tài khoản ở các ngân hàng khác. Riêng với món vay có giá trị tài sản thế chấp cầm cố, kế toán sẽ ghi nhập vào tài khoản ngoại bảng “tài sản thế chấp cầm cố” 1.5.1.2 Kế toán giai đoạn thu nợ, thu lãi: Sổ chi tiết cho vay của từng đơn vị vay vốn do kế toán viên giữ và theo dõi. Khế ước vay tiền hay đơn xin vay tiền kiêm giấy nhận nợ sau khi hoàn thành phát tiền vay sẽ được lưu trong hồ sơ vay vốn của người vay để theo dõi thu tiền nợ. Khế ước trong hồ sơ vay vốn phải được sắp xếp một cách khoa học nhằm theo dõi chặt chẽ kỳ hạn nợ, nhằm thu nợ, thu lãi kịp thời khi đến hạn. Một trong những đặc điểm của phương thức cho vay từng lần là mỗi lần cho vay đều phải xác định thời hạn trả. Đến hạn người vay phải có trách nhiệm trả nợ ngân hàng, nếu đến kỳ hạn trả nợ người vay không trả đủ nợ cho ngân hàng thì kế toán chủ động trích tài khoản tiền gửi của người vay để thu hồi nợ. Nếu tài khoản tiền gửi của người vay đã hết số dư và khoản vay đó không được ngân hàng gia hạn nợ thì kế toán làm thủ tục chuyển nợ quá hạn. Các bút toán phản ánh khi thu nợ: * Thu cả gốc và lãi cùng một thời điểm thì kế toán ghi. Nợ TK: tiền mặt hoặc TKTG của người vay (phần gốc và lãi). Có TK: cho vay của người vay (phần gốc) Có TK: thu nhập của ngân hàng (tiểu khoản thu lãi cho vay) phần lãi. Thu gốc và lãi của món vay không cùng thời điểm. Trường hợp này kế toán cho vay sẽ thu lãi hàng tháng theo số dư nợ tài khoản cho vay (theo phương pháp tích số). Do vậy việc thu nợ và thu lãi sẽ được hạch toán ở các thời điểm khác nhau. Hạch toán giai đoạn thu lãi. Nợ TK: tiền mặt tại quỹ (nếu thu bằng tiền mặt). hoặc TKTG của người vay (nếu thu bằng các khoản). Có TK: thu nhập của ngân hàng (tiểu khoản thu lãi). Hạch toán giai đoạn thu gốc: Nợ TK: tiền mặt tại quỹ (nếu thu bằng tiền mặt) Hoặc TKTG của người vay ( nếu thu bằng các khoản) Có TK: cho vay của người vay. Kế toán chuyển nợ quá hạn: Có hai cách định kỳ hạn nợ dẫn đến có hai cách theo dõi tiền cho vay theo món. Nếu định kỳ hạn trả nợ vào ngày nhất định trong tháng thì đến ngày của kỳ hạn nợ kế toán sẽ làm thủ tục thu hồi nợ. Hết ngày đó người vay không có khả năng trả nợ thì sẽ chuyển sang tài khoản nợ quá hạn. Nếu định kỳ hạn nợ theo tháng thì số nợ phải thu được tiến hành trong cả tháng kỳ hạn nợ. Hết tháng nếu người vay không hoàn thành trả nợ ngân hàng mà không được gia hạn nợ thì kế toán làm thủ tục để chuyển số nợ đó sang tài khoản nợ quá hạn. Khi chuyển nợ quá hạn kế toán ghi: Nợ tài khoản nợ quá hạn (mở cho từng khách hàng vay). Có tài khoản cho vay của người vay. - Xử lý lãi khi chuyển nợ quá hạn: Trong trường hợp khi đến hạn mà khách hàng chưa trả hết lãi, thì ngân hàng sau khi tính lãi hạch toán ngoại bảng: ghi nhập tài khoản: “lãi chưa thu” và theo dõi khi nào tài khoản tiền gửi của khách hàng có tiền sẽ thu hồi. Khi thu hoạch toán ngoại bảng: xuất tài khoản “lãi chưa thu” đồng thời nội bảng ghi: Nợ tài khoảng tiền gửi của người vay (phần lãi). Có tài khoản thu nhập của ngân hàng (phần lãi) Khi thu hồi nợ kế toán cho vay phải xóa nợ trên khế ước vay tiền, những khế ước thu hết nợ khi xoá xong sẽ đóng thành tập riêng. Những khế được chỉ thu có một phần thì lúc trở lại hồ sơ vay vốn của người vay để tiếp tục theo dõi thu nợ. Khế ước chuyển nợ quá hạn lưu ở hồ sơ quá hạn. 1.5.2 Quy trình kế toán cho vay theo hạn mức tín dụng: 1.5.2.1 Kế toán giai đoạn cho vay: Căn cứ để kế toán phát tiền vay theo phương thức cho vay này là hạn mức tín dụng đã thỏa thuận giữa ngân hàng và đơn vị vay vốn ghi trên hợp đồng tín dụng trong kỳ. Trong phạm vi hạn mức tín dụng, thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng, mỗi lần rút tiền vay, khách hàng chỉ cần lập giấy nhận nợ tiền vay kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng. Như vậy, trách nhiệm của kế toán là phải theo dõi chặt chẽ dư nợ tài khoản cho vay để dư nợ của tài khoản cho vay không vượt quá HMTD đã ký kết trong kỳ. Kế toán ngân hàng sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và đối chiếu với HMTD, nếu đủ điều kiện thì căn cứ vào chứng từ để hạch toán: Nợ TK: cho vay theo HMTD hoặc tài khoản tín dụng vốn lưu động. Có TK: tiền mặt tại quỹ (nếu cho vay bằng tiền mặt) Tài khoản của người thụ hưởng (nếu thanh toán cùng ngân hàng) Tài khoản thanh toán qua lại giữa các ngân hàng (nếu thanh toán khác ngân hàng). 1.5.2.2 Kế toán giai đoạn thu nợ, thu lãi: Trong phương thức cho vay theo hạn mức, việc trả nợ của khách hàng dựa trên cơ sở vòng quay vốn tín dụng hoặc khách hàng trả nợ theo từng tháng được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đơn vị vay phải nộp tiền bán hàng cũng như các khoản thu nhập khác vào bên có của tài khoản cho vay để trả nợ ngân hàng. Nếu hết tháng đơn vị vay không hoàn thành kế hoạch trả nợ và cũng không được xem xét để chuyển sang thu tiếp ở tháng kế tiếp thì kế toán chuyển số tiền còn nợ đó sang tài khoản nợ quá hạn. Thu nợ gốc: Hạch toán thu nợ theo số tiền bán hàng của đơn vị nộp vào ngân hàng hàng ngày. - Nếu thu bằng tiền mặt hạch toán: Nợ TK: tiền mặt tại quỹ (TK1011) Có TK: cho vay theo HMTD (nếu vay theo một tài khoản) - Nếu nộp bằng chuyển khoản hạch toán: Nợ TK: tiền gửi của người chi trả (nếu thanh toán cùng ngân hàng) Tài khoản thanh toán qua lại giữa các ngân hàng (nếu thanh toán khác ngân hàng). Có TK: cho vay theo hạn mức tín dụng (nếu vay theo 2 tài khoản) Tài khoản tín dụng vốn lưu động (nếu vay theo một tài khoản). Về nguyên tắc ngân hàng chỉ thu nợ trong phạm vi số tiền ngân hàng đã cho vay, nên đối với đơn vị vay theo 2 tài khoản thì ngân hàng chỉ thu nợ trong phạm vi dư nợ của tài khoản vay này. Nếu đơn vị đã trả hết nợ thì ngân hàng hạch toán vào tài khoản tiền gửi thanh toán của đơn vị; trường hợp vay một tài khoản nếu đơn vị đã trả hết nợ ngân hàng nhưng vẫn tiếp tục nộp tiền bán hàng thì kế toán vẫn ghi vào bên có tài khoản tín dụng vốn lưu động, vì tài khoản này có thể dư có. Khi tài khoản tín dụng vốn lưu động dư có tức là đơn vị gửi vốn lưu động vào ngân hàng, lúc này ngân hàng sẽ tính và trả lãi cho đơn vị theo lãi suất tiền gửi. Tính và thu lãi: Đối với khách hàng vay theo 2 tài khoản cho vay theo hạn mức thì việc thu lãi được tiến hành hàng tháng theo phương pháp tích số. Có thể thu từ tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc khách hàng nộp bằng tiền mặt. Trường hợp khách hàng vay theo một tài khoản (Tài khoản tín dụng vốn lưu động) thì lãi thu được có thể hạch toán vào bên nợ của tài khoản này (có thể thu qua chuyển khoản hoặc thu bằng tiền mặt). Quy trình hạch toán được thực hiện như sau: - Nếu nộp bằng tiền mặt, hạch toán: Nợ TK: tiền mặt tại quỹ. Có TK: thu nhập của ngân hàng. - Nếu nộp bằng chuyển khoản, hạch toán: Nợ TK: tiền gửi của người chi trả (nếu thanh toán cùng ngân hàng). Tài khoản thanh toán qua lại giữa các ngân hàng (nếu thanh toán khác ngân hàng). Có TK: thu nhập của ngân hàng. Trường hợp khách hàng chưa nộp đủ lãi đến hạn cho ngân hàng nhưng HMTD trong hợp đồng vẫn còn thì ngân hàng có thể tiếp tục hạch toán. Nợ TK: cho vay theo hạn mức tín dụng (nếu vay theo 2 tài khoản). hoặc Tài khoản tín dụng vốn lưu động (nếu vay theo 1 tài khoản). Có TK: Thu nhập của ngân hàng. Kế toán chuyển nợ quá hạn: Đến kỳ hạn, đơn vị vay không hoàn thành kế hoạch trả nợ và cũng không được xem xét để chuyển sang thu tiếp ở tháng kế tiếp, kế toán sẽ lập phiếu chuyển khoản chuyển số tiền đơn vị còn nợ ngân hàng sang tài khoản nợ quá hạn. Kế toán hạch toán: Nợ TK: nợ quá hạn. Có TK: cho vaytheo HMTD (nếu vay theo 2 tài khoản) Tài khoản tín dụng vốn lưu động (nếu cho vay theo 1 tài khoản) Kế toán cho nợ quá hạn thời điểm nào thì tính lãi theo thời điểm đó. Chương II Thực trạng công tác kế toán cho vay ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình 2.1 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình 2.1.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình: Năm 1999 kinh tế Quảng Bình đạt kết quả đáng kể, sản lượng lương thực, sản lượng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đánh bắt hải sản... đều tăng so với năm trước, đời sống người dân và cán bộ công nhân viên Quảng Bình được nâng lên một mức đáng kể. Nhà nước quan tâm đối với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, luật NHNN, luật các tổ chức tín dụng và một số cơ chế tháo gỡ cho vay hộ như quyết định 67 của Thủ tướng chính phủ, UBND tỉnh cũng có chỉ thị 40 chỉ đạo thực hiện QĐ 67. Chính phủ có các giải pháp kích cầu... đã mở ra cho hoạt động ngành Ngân hàng nói chung và NHNo Quảng Bình nói riêng hành lang trong tín dụng, kinh doanh tốt hơn. Đến cuối năm 1999 các chỉ tiêu cơ bản của NHNo và PTNT Quảng Bình đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Quảng Bình là một tỉnh thường xuyên phải chịu cảnh thiên tai khắc nghiệt, chưa khắc phục hậu quả hạn hán năm 1998 xong lại phải chịu tiếp nạn lũ lụt năm 1999. Nền sản xuất tỉnh nhà có biến chuyển nhưng chậm phát triển, nhất là nền sản xuất hàng hoá; việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi lên sản xuất lớn tập trung bước đầu gặp rất nhiều khó khăn trở ngại, nhất là tư tưởng của người dân quen sản xuất nhỏ, năng suất thấp; các cơ chế mở cho hoạt động Ngân hàng thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ; canh tranh trong hoạt động Ngân hàng ngày càng gay gắt; các doanh nghiệp nhà nước sản xuất chưa ổn định, hợp tác xã hoạt động rời rạc.... tất cả những vấn đề đó đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHNo và PTNT Quảng Bình. Năm 1999 Quảng Bình phải chịu cảnh thiên tai kéo dài gây khó khăn về đời sống nhân dân trong tỉnh, kinh doanh của NHNo đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Nhưng với quan điểm cần phát triển nên với sự hoạt động vươn lên đồng bộ của các phòng ban NHNo tỉnh dưới sự chỉ đạo tích cực và tâm huyết của cấp uỷ đảng, công đoàn, Ban Giám đốc từ tỉnh, huyện, NH loại 4 tháo gỡ vượt qua khó khăn kinh doanh có hiệu quả. NHNo Quảng Bình đã đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế tỉnh nhà, chất lượng các mặt hoạt động của NHNo tiến bộ hơn, đời sống cán bộ không những ổn định mà được cải thiện hơn trước. 2.1.2 Khái quát hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình: 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình: Bộ máy tổ chức NHNo Quảng Bình: Tại Ngân hàng tỉnh có NHNo tỉnh kiêm hội sở kéo dài gồm 6 phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc theo mô hình của NHNo Việt Nam. Sáu Ngân hàng huyện trực thuộc Ngân hàng tỉnh, mỗi NH huyện có 2 phòng nghiệp vụ là kế toán - ngân quỹ, kinh doanh và 1 tổ hành chính nhân sự. 12 chi nhánh Ngân hàng loại 4 nhận khoán theo cơ chế 946, trong đó có 4 chi nhánh trực thuộc hội sở NHNo tỉnh, 8 chi nhánh trực thuộc NHNo huyện. Về cơ cấu chất lượng cán bộ: Cơ cấu cán bộ: NHNo Quảng Bình với biên chế 294 cán bộ được phân bổ các nghiệp vụ chủ yếu là: Tín dụng trực tiếp cho vay 117 người, chiếm 40% Kế toán 44 người, chiếm 15% Ngân quỹ 35 người, chiếm 12% Quản lý doanh nghiệp gồm Giám đốc, Phó Giám đốc NHNo tỉnh 4 người, chiếm 1,36% Lãnh đạo gồm trưởng, phó phòng NHNo tỉnh, chánh phó giám đốc, trưởng phó phòng NHNo huyện, giám đốc NH loại 4 : 50 người, chiếm 17,6% Vi tính 10 người, chiếm 3,4% Giám định viên 11 người, chiếm 3,74% Về chất lượng: Trình độ chuyên môn: Trên Đại học: 2 người, chiếm 0,68% Đại học: 70 người, chiếm 23,8% Cao đẳng: 2 người, chiếm 0,68% Cao cấp nghiệp vụ bổ túc sau trung học: 16 người, chiếm 5,44% Trung cấp: 153 người, chiếm 52% trong đó đang học Đại học 23 người. Đội ngũ cán bộ quản lý và lãnh đạo đã được thường xuyên xem xét kiện toàn nên hầu hết có phẩm chất đạo đức, có năng lực tổ chức thực hiện tốt nghiệp vụ. 2.1.2.2 Công tác huy động vốn: Hiểu rõ tầm quan trọng sống còn của vốn đối với hoạt động kinh doanh Ngân hàng để đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế Ngân hàng nông nghiệp Quảng Bình rất coi trọng nghiệp vụ nguồn vốn mà chủ yếu là công tác huy động vốn. Thực hiện các quy chế dự trữ bắt buộc, quy chế đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại) Đồng thời thường xuyên xây dựng kế hoạch và quản lý điều hành vốn kinh doanh của mình (hàng tháng , quý, năm) uy tín của Ngân hàng nông nghiệp Quảng Bình ngày càng tăng. Chi nhánh NH nông nghiệp Quảng Bình trên đà đổi mới và phát triển cùng với quá trình đổi mới cuả đất nước. Cụ thể: Bảng 1:Công tác huy động từ năm 1998 đến 1999 Đvt: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 1998 1999 + + % I Tổng nguồn vốn hoạt động 139,357 181,810 42,453 30,46 1 Hoạt động từ các CTKT 33,019 38,745 5,726 17,34 2 Huy động từ dân cư 94,715 105,226 10,511 9,01 3 Hoạt động tiền gửi khác 11,623 37,839 26,216 225,5 Nguồn số liệu lấy từ báo cáo tổng kết 1998-1999 Nhận xét qua biểu trên ta thấy. Vốn hoạt động 1999 tăng lên nhiều so với 1998. Bằng các nghiệp vụ huy động vốn như: Huy động vốn trên TKTG các đơn vị và tổ chức kinh tế thông qua mở rộng phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đưa ra các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm, linh hoạt, hấp dẫn cùng với việc phát hành kỳ phiếu VNĐ khi cần thiết theo yêu cầu đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế nhằm thu hút tiền nhàn rỗi tạm thời từ các doanh nghiệp, từ trong dân cư... Do vậy trong hai năm ( 1998- 1999) công tác hoạt động vốn của chi nhánh Ngân hàng tăng trưởng đáng kể. * Kết cấu huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Quảng Bình. Kết cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh có sự biến động tăng, giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong nguồn vốn huy động kỳ phiếu chiếm tỷ trọng bé và ngày càng giảm, tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn là tiền gửi tiết kiệm thể hiện ở bảng sau: Bảng 2: Kết cấu nguồn vốn huy động ĐVT: Tỷ đồng Nguồn vốn 31/12/1998 31/12/1999 Số Lượng % Số lượng % * Tổng nguồn huy động vốn 139,357 100 181,810 100 1- Tiền gửi của các TCKT 33,019 32,69 38,745 21,31 2- Tiền gửi tiết kiệm 38,069 59,61 103,602 56,98 3- Tiền gửi KP- TD 11,646 8,35 1,624 0,89 4- Tiền gửi khác 11,623 8,35 37,839 20,81 Nguồn lấy từ báo cáo tổng kết năm 1998-1999 + Nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động với 59,61% (1998) giảm tỷ trọng 56,98% nhưng tăng số tuyệt đối 20,533 tỷ chứng tỏ rằng Ngân hàng nông nghiệp Quảng Bình đã trở thành người bạn đáng tin cậy và phục vụ tận tình chu đáo, giữ được uy tín với khách hàng. + Nguồn tiền gửi kỳ phiếu - trái phiếu có sự giảm rõ rệt năm 1998 đạt 11,646 tỷ, năm 1999: 1,624 tỷ chếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động. Kết quả đạt được và một số tồn tại trong công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Quảng bình. Kết quả đạt được: Trải qua 2 năm chi nhánh đã thu được nhiều thành quả to lớn và nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trên tất cả mọi mặt, chi nhánh đã khơi tăng nguồn vốn đa dạng hoá các nghĩa vụ kinh doanh và dịch vụ Ngân hàng, tăng trưởng tín dụng để đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh, có lãi, làm tròn nghĩa vụ ngân sách cuả nhà nước và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với những tiến bộ vượt bậc Ngân hàng nông nghiệp Quảng Bình đã từng bước khẳng định vai trò của mình và chi nhánh đã trở thành người bạn tin cậy của mọi tổ chức kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong tỉnh Quảng Bình và các tỉnh bạn. Trong thời gian qua, thực hiện phương châm " Vay để cho vay" chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Quảng Bình đã chủ động linh hoạt các mức lãi suất huy động. Đồng thời tích cực thu hồi các khoản nợ đến hạn, quá hạn nhằm tái tạo nguồn vốn, tăng nhanh vòng quay vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi thành phần trong nền kinh tế. Đặc biệt chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Quảng Bình là một trong những đơn vị áp dụng công nghệ hiện đại trong thanh toán, nâng cao khả năng thanh toán nhanh gọn, chính xác đảm bảo an toàn, mặc dù trong những năm qua lãi suất tiền gửi có lúc hạ nhưng nhờ tích cực chủ động điều hành luân chuyển các hình thức và biện pháp huy động Ngân hàng nông nghiệp Quảng Bình đã tăng 26,8 tỷ, tốc độ tăng 140% so với năm 1998. Một số tồn tại trong công tác huy động vốn và nguyên nhân của nó: - Về nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn có sự chuyển biến tích cực nhưng còn chiếm tỷ lệ thấp, vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn. Điều này chứng tỏ chính sách huy động vốn trung và dài hạn chưa được hấp dẫn, giá cả còn biến động nên người dân chưa thực sự tin tưởng vào sự ổn định của thị trường tiền tệ. Là một Ngân hàng thương mại nằm trên địa bàn thị xã Đồng Hới - trung tâm kinh tế của tỉnh nhưng nguồn vốn đáp ứng chủ yếu là ngắn hạn còn nguồn vốn trung và dài hạn còn rất ít. Muốn có vốn cho vay trung và dài hạn chủ động thì thường phải phát hành kỳ phiếu với lãi suất cao. Điều này đang là vấn đề khó khăn đối với chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Quảng Bình. - Chính sách, biện pháp, hình thức huy động vốn còn mang tính "Cổ truyền" chủ yếu các hình thức huy động thông thường như tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu... các hình thức gửi tiền khác như mở TK tiền gửi tư nhân, gửi một nơi lấy nhiều nơi, hình thức thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng chưa được sử dụng rộng rãi và phổ biến. - Khung lãi suất của các Ngân hàng thương mại còn đang bị khống chế bởi lãi suất cho vay của Ngân hàng nhà nước, do đó chưa tạo được môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên địa bàn. - Trong hoàn cảnh cơ chế thị trường, một tỉnh nghèo, thiên tai thường xuyên xảy ra dẫn đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng luôn bị đe doạ "rủi ro", nhưng hiện nay nước ta chưa có quy chế hình thành quỹ bảo hiểm tiền gửi. Những tồn tại trên ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn và sử dụng của Ngân hàng nông nghiệp Quảng Bình. 2.1.2.3 Công tác sử dụng vốn Ngân hàng nông nghiệp Quảng Bình thực hiện phương châm "Đi vay để cho vay" với mục đích đưa đồng vốn đến khách hàng để họ phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Trên cơ sở thực hiện có hiệu quả chiến lược huy động nguồn lực tại chỗ, Ngân hàng nông nghiệp Quảng Bình đã đầu tư mở rộng cho vay nhiều thành phần kinh tế mở rộng vay tiêu dùng và hộ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Bảng 3: Tổng dư nợ được thay đổi qua các năm như sau: Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 1998 1999 - Tổng dư nợ cho vay 126,5 212,5 - Tốc độ tăng so với năm trước (%) 168% Trong đó: - Kinh tế quốc doanh 10,8 19,1 Tỷ lệ (%) trong tổng doanh nghiệp 8,54% 9% - Kinh tế ngoài quốc doanh 115,7 193,5 Tỷ lệ (%) trong tổng doanh nghiệp 91,46% 91% Nguồn lấy từ báo cáco tổng kết năm 1998-1999 Qua bảng số liệu cho ta thấy: Tổng dư nợ cho vay năm 1999 tăng hơn so với năm trước. Bên cạnh việc cho vay kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng nhỏ 13,9% (Trong đó có 14,2 tỷ cho vay đặt cọc nhà máy mía đường), đầu tư trực tiếp đến hộ sản xuất, cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao (86,1%). Vừa củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, vừa mở rộng tín dụng, vừa mở rộng đối tượng đầu tư - Ngân hàng nông nghiệp Quảng Bình đã tập trung đầu tư phục vụ tốt các dự án lớn của tỉnh, vốn uỷ thác của trung ương, vốn khắc phục thiên tai nâng tỷ lệ đầu tư trung, dài hạn như vốn IFAD của tỉnh, vốn KFW " Xoá đói giảm nghèo", vốn "Phát triển nông thôn", vốn khắc phục thiên tai. Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn cuối năm 1999 đạt 71,6%, diễn biến qua các năm như sau: Bảng 4: công tác cho vay qua các năm (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 1998 1999 D.số % D.số % -Cho vay ngắn hạn 43,4 34,3 40,1 28,4 -Cho vay trung và dài hạn 83,1 65,7 101 71,6 Tổng 126,5 100 212 100 Nguồn lấy từ báo cáo tổng kết năm 1998-1999 Đối với hộ sản xuất, việc cho vay được Ngân hàng mở rộng xuống các vùng nội ngoại thị xã cho hàng ngàn hộ vay vốn để phát triển chăn nuôi, trồng trọt và kinh tế phụ gia đình. Thông qua công tác cho vay, hộ sản xuất ở các phường xã gắn bó hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh cũng như nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Năm 1999 Ngân hàng nông nghiệp Quảng Bình đã giải quyết cho vay 10.800 hộ với số tiền 93,9 tỷ đồng góp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho nhân dân. Nhìn chung về công tác tín dụng, mặc dầu nền kinh tế tăng trưởng chậm nhờ có chính sách hỗ trợ 1 phần lãi suất tiền vay cho người nông dân cùng với quyết định 67/919 của Thủ tướng chính phủ " về một số chính sách tín dụng ngắn hạn phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn" và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng nông nghệp tỉnh về những biện pháp tháo gỡ vướng mắc, nhờ đó Ngân hàng đã tạo được chuyển biến nhận thức để mở rộng đầu tư tín dụng. Đạt được như vậy là do nỗ lực phấn đấu của cán bộ được giao nhiệm vụ bám sát cơ sở của ban lãnh đạo điều hành. * Chất lượng tín dụng: Bảng 5: Tình hình công tác sử dụng vốn của chi nhánh. ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 1998 1999 + + % - Tổng doanh số cho vay 66,410 93,914 +26,8 +40 % - Tổng doanh số thu nợ 90,239 85,162 -5,1 -5,6 - Tổng dư nợ cho vay 126,487 137,064 +10,6 +8,3 Nguồn lấy từ cân đối năm 1998-1999 - Tổng doanh số cho vay tăng 26,8 tỷ so với năm 1998 tăng 40% - Tổng doanh số thu nợ giảm 5,1 tỷ đồng so với năm 1998 giảm 5,6% - Tổng dư nợ tăng 10,6 tỷ so với năm 1998 tăng 8,3% Tổng dư nợ quá hạn đến năm 1999 là 10,4 tỷ chiếm 7,6% trong tổng dư nợ cho vay, nợ quá hạn giảm dần so với năm 1998 là 4,2 tỷ ( giảm 28,7%) so với năm 1998. Bảng 6: Diễn biến nợ quá hạn từ năm 1998- 1999 Đơn vị tỷ đồng. Năm Chỉ tiêu 1988 1999 Số tiền % Số tiền % - Nợ quá hạn 14,6 10,5 10,4 7,6 Nguồn lấy từ báo cáo tổng kết năm 1998-1999 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng giảm. Những năm trước đây do chạy theo phấn đấu tăng Dư nợ. Một số hộ sử dụng sai mục đích làm cho nợ quá hạn tăng lên đến năm 1999 Ngân hàng chỉ còn 7,6% trong tổng dư nợ, giảm so với năm 1998 là 3,9% ( Số tiền = 4,2 tỷ)...Mặc dù có sự cố gắng rất nhiều nhưng đây là vấn đề tồn đọng mà Ngân hàng đang tìm hướng giải quyết. Đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Quảng Bình thực hiện cho các pháp nhân và cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, được vay vốn khi có nhu cầu theo đúng các thể lệ tín dụng ngắn hạn đã ban hành theo quyết định 198 QĐ-NH1 ngày 16/9/1994 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, thể lệ tín dụng trung và dài hạn ban hành số 367- NH ngày 21/12/1995 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Các quy chế về thế chấp, cấm cố, bảo lãnh vay vốn Ngân hàng. Do chú trọng đến chất lượng và hiệu quả tín dụng, coi đó là điều cơ bản quan trọng nhất, lấy hiệu quả của khách hàng làm mục đích kinh doanh của mình, từ năm 1998 đến nay huy động cho vay đã quyết định một phần lớn kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Quảng Bình, cụ thể bảng sau: Tổng doanh số thu nợ có sự tăng rõ rệt, tổng dư nợ cho vay năm 1999 tăng 8,3% so với năm 1998. Hoạt động cho vay của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Quảng Bình trong 2 năm nhìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0720.doc
Tài liệu liên quan