Đề tài Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chế biến nông sản ở nước ta hiện nay

Mục lục

Lời mở đầu 2

Nội dung 3

1.Khái niệm về công nghiệp chế biến 3

2. Vai trò của chế biến nông sản 3

2.1. Đáp ứng được nhu cầu đời sống nhân dân ngày càng cao 4

2.2. Góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản 4

2.3. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 4

2.4. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động 5

2.5. Một số vai trò khác 5

3. Đặc điểm của ngành chế biến nông sản 6

3.1. Ngành chế biến nông sản vừa mang tính độc lập vừa mang tính phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp 6

3.2. Hoạt động của ngành chế biến nông sản thường không hoàn toàn diễn ra trong phạm vi doanh nghiệp 6

3.3. Ngành chế biến nông sản là một bộ phận cấu thành quan trọng của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp 7

4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công nghiệp chế biến 7

4.1. Nhóm nhân tố thị trường 7

4.2. Nhóm nhân tố về cơ sở vật chất- kỹ thuật và công nghệ 9

4.3. Nhóm nhân tố về chính sách vĩ mô 10

5. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ, kết quả và hiệu quả 12

5.1. Hệ thống chỉ tiêu các nhân tố 12

5.1.1. Các chỉ tiêu khái quát 12

5.1.2. Chỉ tiêu kết quả tổng hợp 12

5.2. Hệ thống chỉ tiêu kết quả 13

5.2.1. Chỉ tiêu kết quả trực tiếp 13

5.2.2. Chỉ tiêu kết quả tổng hợp 13

5.3. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của chế biến nông sản 14

5.3.1. Mức doanh lợi 14

5.3.2. Mức doanh lợi của đầu tư bổ sung 14

6. Các ngành và các hình thức công nghiệp chế biến nông sản 15

6.1. Các ngành công nghiệp chế biến nông sản 15

6.2. Các hình thức chế biến nông sản 16

7. Kinh nghiệm phát triển chế biến nông sản 19

8. Kết luận 22

 

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2531 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chế biến nông sản ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thông tin liên lạc… Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo an toàn cho việc tiêu thụ sản phẩm, cũng như việc vận chuyển nguyên liệu kịp thời cho dây chuyền chế biến. - Các nhân tố về kĩ thuật và công nghệ và thiết bị chế biến: Tuỳ từng loại đối tượng chế biến mà lựa chọn công nghệ và thiết bị cho phù hợp. Công nghệ và thiết bị tốt sẽ cho ra sản phẩm có chất lượng cao, phế phẩm ít, mẫu mã đẹp đáp ứng được nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của người tiêu dùng. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng chất lượng sản phẩm không đảm bảo, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Cần dựa vào yêu cầu, sự đòi hỏi của người tiêu dùng về sản phẩm để trang bị những công nghệ phù hợp, những sản phẩm xuất khẩu thì cần đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại hơn. Khi lắp đặt công nghệ phải đánh giá được công nghệ của nó, tránh tình trạng vừa đưa vào sử dụng đã hỏng hóc hoặc lạc hậu gây tổn thất lớn. Công nghệ, thiết bị chế biến không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm mà nó còn ảnh hưởng đến giá thành sản xuất do đó cần có kế hoạch khấu hao hợp lý, giảm hao mòn vô hình. Công nghệ thiết bị được xem là tối ưu khi nó có tuổi thọ cao, công suất lớn, cho ra sản phẩm có chất lượng tốt, ít hư hao và giá thành vừa phải. Để có được những điều đó cần chú ý những điểm sau: + Thiết bị phải đồng bộ, đủ phụ tùng thay thế. Yêu cầu người đi mua phải có hiểu biết về máy móc thiết bị. + Thuê chuyên gia để hướng dẫn cách sử dụng, sửa chữa đồng thời đào tạo công nhân kỹ thuật để vận hành, bảo dưỡng và quản lý thiết bị để kéo dài tuổi thọ, phát huy công suất tối đa với hiệu quả kinh tế cao nhất. + Có sự liên doanh liên kết hợp tác với nước ngoài để thu hút vốn đầu tư, thiết bị công nghệ, phương pháp sản xuất tiên tiến vào việc phát triển mạnh công nghệ chế biến nông sản ở nước ta. + Phải đánh giá, xem xét một cách toàn diện, sâu sắc để lựa chọn công nghệ, thiết bị thích hợp nhất. 4.3. Nhóm nhân tố về chính sách vĩ mô: Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến đó là nhân tố chính sách. Nếu chính sách đúng đắn, hợp lý sẽ khuyến khích sản xuất phát triển, ngược lại chính sách sai lệch sẽ kìm hãm sản xuất dẫn đến trì trệ. Chính sách ở đây bao gồm nhiều chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến công nghiệp chế biến và những chính sách ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đến thị trường… Có nhiều loại chính sách, thời gian ban hành khác nhau nên dễ gây ra sự mâu thuẫn, chồng chéo và không đồng bộ. Cho nên khi ban hành chính sách nhà nước phải xem xét, cân nhắc kỹ để tránh gây ra hậu quả không mong muốn. Những chính sách quan trọng ảnh hưởng tới công nghiệp chế biến: - Chính sách đầu tư và tín dụng: Chính sách này sẽ định hướng, khuyến khích phát triển ngành nào. Cần căn cứ vào chế biến loại nông sản gì để quy định thời gian hoàn vốn, lãi xuất vay hợp lý. Chính sách này tạo điều kiện cho người nông dân có điều kiên mở rộng vùng nguyên liệu, áp dụng những giống cây con có năng suất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất. Còn nhà máy chế biến thì còn có điều kiện để tiếp cận công nghệ hiên đại, nâng cao năng suất chế biến. - Chính sách khoa học công nghệ: Việc thất thoát các sản phẩm nông-lâm-nghiệp sau khi thu hoạch ở nước ta hiện chiếm tỉ lệ khá lớn, khoảng 10% tống sản lượng thu hoạch, và thường do các khâu: Thu hoạch, vận chuyển và công nghệ bảo quản. Chính vì vậy, chính sách khoa học công nghệ ưu tiên nghiên cứu công nghệ chế biến và quy mô thích hợp đối với cả hai sản phẩm thô và tinh có giá trị sử dụng trong nước và xuất khấu. Đồng thời nghiên cứu vấn đề vệ sinh công nghiệp và mẫu mã bao bì. Nhanh chóng đưa các công nghệ chế biến mới, thiết bị tiên tiến để đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng đầu ra cho sản xuất nông nghiệp như: chiên chân không, sấy tầng sôi, sấy thăng hoa, đóng gói chân không, nạp khí trơ, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm ăn liền… Thiết kế bổ sung một số khâu trong dây chuyền chế biến đường, đánh bóng gạo, tách tấm, hoàn thiện công nghệ xay xát đã lạc hậu,nhập thiết bị phân loại màu nhằm nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu; dây chuyền chế biến thức ăn gia súc, dây chuyền chế biến chè, cà phê…Hiện đại hoá hệ thống kiểm tra chất lượng nông sản, thực phẩm chế biến theo công nghệ tương hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu chất lượng hàng xuất khẩu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước. - Chính sách giá cả và vấn đề trợ giá: Giữa giá mua nguyên liệu và giá sản phẩm chế biến có mối quan hệ với nhau. Nếu giá nguyên liệu rẻ thì giá bán sản phẩm cơ bản sẽ không cao và ngược lại, thế nhưng nếu giá nguyên liệu quá thấp người sản xuất nông nghiệp sẽ bị thua thiệt dẫn đến tình trạng nhà máy thiếu nguyên liệu mà người nông dân không muốn thu hoạch vì không dủ bù đắp chi phí. Nhà nước cần có chính sách để vừa khuyến khích người sản xuất nông nghiệp vừa tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến phát triển. - Chính sách thuế, chính sách xuất khẩu: Xuất khẩu là con đường mang lại ngoại tệ để phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, nếu như chỉ xuất thô thì hiệu quả không cao. Nhà nước cần đánh thuế cao vào những sản phẩm xuất thô và quy định mức thuế thấp đối với sản phẩm tinh chế. Đó là điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất phải đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản, vừa giải quyết tốt cho lao động trong nước vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. 5. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ, kết quả và hiệu quả chế biến nông sản: 5.1. Hệ thống chỉ tiêu các nhân tố: 5.1.1. Các chỉ tiêu khái quát: - Tổng số vốn sản xuất (bao gồm vốn cố định và vốn lưu động). Chỉ tiêu này phản ánh đầy đủ nhất tư liệu sản xuất và lao động ứng trước. Ưu việt của vốn sản xuất biểu hiện chủ yếu ở sự tập trung hoá đầy đủ nhất các nhân tố và điều kiện vào quá trình sản xuất. Khuynh hướng chunh trong việc thay đổi các nhân tố của vốn sản xuất thông thường là sự tăng lên của vốn lưu động trên với việc hạ thấp chi phí lao động sống và thù lao lao động. Nhưng do các yếu tố khác nhau cấu thành vốn sản xuất có chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất và tham gia không giống nhau trong việc tạo thành giá trị sản phẩm, nên khi sử dụng chỉ tiêu này cần kèm theo chỉ tiêu khác để đảm bảo tính chất toàn diện của quá trình chế biến nông sản. - Tổng chi phí sản xuất (bao gồm chi phí thực tế về tư liệu sản xuất và lao động). Chỉ tiêu này phản ánh đầy đủ nhất chi phí thực tế và nó có ý nghĩa trực tiếp để tăng khối lượng sản phẩm. Thông qua chỉ tiêu này có thể so sánh chính xác hơn kết quả thu được với chi phí đã tiêu hao, từ đó xác định được lượng tuyệt đối của kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất chế biến nông sản. Tuy nhiên chỉ tiêu này không phản ánh được toàn bộ lượng vốn sản xuất ứng trước mà thiếu khoản này không thể nhận được kết quả sản xuất. Vì thế khi sử dụng chỉ tiêu này phải đồng thới sử dụng chỉ tiêu vốn sản xuất trên đơn vị diện tích. 5.1.2. Các chỉ tiêu bộ phận bao gồm: - Tổng số vốn cố định: Nó biểu hiện dưới hình thức máy móc, công cụ, các phương tiện giao thông… có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc tăng sản phẩm trên đơn vị diẹn tích và hạ thấp chi phí sản xuất. Chỉ tiêu này có ý nghĩa trực tiếp đến việc nâng cao vốn trang bị lao động, năng suất sống và hiệu quả sản xuất. - Giá trị công cụ máy móc: Là bộ phận cấu thành trong vốn cố định, máy móc có tác động trực tiếp đến việc hạ thấp chi phí lao động, đồng thời có ảnh hưởng gián tiếp đến việc tăng khối lượng sản phẩm, thông qua việc tạo điều kiện để thực hiện các biện pháp kỹ thuật hợp lý trong thời hạn thuận lợi nhất cho sự phát triển của công nghệ chế biến. - Trình độ phát triển của ngành nông nghiệp: phản ánh mối quan hệ và sự phối hợp giữa ngành sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt với công nghệ chế biến. Phản ánh chỉ tiêu chất lượng thông qua số lượng và chất lượng nguyên liệu của chế biến nông sản. 5.2. Hệ thống chỉ tiêu kết quả: 5.2.1. Chỉ tiêu kết quả trực tiếp: - Giá trị sản xuất: phản ánh mục tiêu sản xuất cũng như giá trị sản xuất đạt được của công nghệ chế biến, nhắm đưa lại giá trị sản xuất cao hơn. Do giá trị sản xuất trên đơn vị sản xuất chứa đựng đồng thời giá trị chuyển vào và giá trị mới sáng tạo ra với tỷ lệ khác nhau, vì thế khi sử dụng chỉ tiêu này đòi hiurtphải kết hợp với các chỉ tiêu khác để xác định trình độ sản xuất chế biến. - Năng suất sản xuất chế biến: là chỉ tiêu trực tiếp phản ánh trình độ sản xuất chế biến, phản ánh hiệu quả trên một đơn vị lao động. Chỉ tiêu là cơ sở chính xác hơn và đánh giá sự hợp lý về kết quả đầu tư đã thực hiện và trình độ sử dụng tư liệu sản xuất để phát triển sản xuất. 5.2.2. Chỉ tiêu kết quả tổng hợp: Nhằm đánh giá tính chất hợp lý và lợi ích kinh tế của quy mô và cơ cấu đầu tư về tư liệu sản xuất và lao động trong những điều kiện nhất định của sản xuất. Các chỉ tiêu kết quả tổng hợp bao gồm: - Giá trị mới tạo ra trên đơn vị diện tích: Đây là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng đặc trưng cho sự phát triển kinh tế nói chung cung như của sản xuất chế biến nói riêng. Sự tăng lên của giá trị mới sáng tạo ra trên đơn vị diện tích với nhịp độ lớn hơn so với giá trị sản lượng khi các điều kiện khác khi các điều kiện khác không thay đổi thể hiện sử dụng tốt hơn tư liệu vật chất. - Lợi nhuận: Là chỉ tiêu kết quả kinh tế cuối cùng của sản xuất. Lợi nhuận biểu hiện đầy đủ nhất những khả năng tái sản xuất mở rộng trong nông nghiệp là tham gia vào tích luỹ xã hội. Lợi nhuận là chỉ tiêu cơ sở để thu hút các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp bước đầu quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh này. 5.3. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của chế biến nông sản: Hiệu quả sản xuất đem lại là kết quả tác động tổng hợp của tư liệu sản xuất sẵn có và tư liệu sản xuất đầu tư bổ sung, thông thường tư liệu sản xuất bổ sung được hoàn thiện hơn cho phép nâng cao hiệu quả của những tư liệu sản xuất đã đầu tư và sử dụng trước đó. Sự tác động này có thể tác động trực tiếp thông qua việc nâng cao chất lượng những tư liệu sản xuất tương tự được sử dụng, có thể gián tiếp thông qua cơ cấu số lượng hợp lý hơn giữa đầu tư công nghệ mới và cũ nhằm đảm bảo ảnh hưởng tổng hợp để tăng hiệu suất của ruộng đất, cây trồng và gia súc. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của chế biến nông sản bao gồm: 5.3.1. Mức doanh lợi: Là chỉ tiêu khái quát nhất về hiệu quả sản xuất. Mức doanh lợi có thể biểu hiện bằng mối quan hệ so sánh về lượng của thu nhập và chi phí sản xuất, hoặc của thu nhập với tổng số vốn sản xuất (vốn cố định và vốn lưu động, trừ phần khấu hao). Thu nhập tính bằng cách lấy tổng giá trị sản xuất trừ đi tổng chi phí sản xuất. (Thu nhập và giá trị mới sáng tạo ra là hai cách gọi khác nhau của cùng một chỉ tiêu). Mặc dù mức doanh lợi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường hiệu quả kinh tế của chế biến nông sản nhưng không phải bao giờ mức doanh lợi cao cũng đảm bảo thu nhập nhiều hơn trên đơn vị lao động và tư liệu sản xuất. Doanh thu của công nghiệp chế biến được tính theo phương pháp công xưởng bao gồm: + Doanh thu của công nghiệp chế biến ( Doanh thu sản phẩm, dịch vụ công nghiệp, bán phế liệu, phế phẩm và doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị có kèm theo người điều khiển). + Chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ, thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, sản phẩm dở dang. 5.3.2. Mức doanh lợi của đầu tư bổ sung: Là quan hệ so sánh giữa phần tăng lên của thu nhập với đầu tư bổ sung. Chỉ tiêu này có thể biểu hiện bằng mối quan hệ so sánh về lượng giữa phần tăng lên của thu nhập với phần chi phí sản xuất bổ sung, hoặc giữa phần tăng lên của thu nhập với phần vốn sản xuất bổ sung. Ngoài 2 chỉ tiêu trên có sử dụng thêm: giá trị sản phẩm hàng hoá sản xuất ra trên đơn vị diện tích và trên một lao động; năng suất lao động; dung lượng vốn cố định và chi phí vật chất trên 100 đồng giá trị sản xuất. 6. Các ngành và các hình thức công nghiệp chế biến nông sản: 6.1. Các ngành công nghiệp chế biến nông sản: Ngành công nghiệp thời gian qua tập trung đầu tư phát triển các ngành nghề khai thác nhằm khai thác nguồn nguyên liệu phong phú tại chỗ, tay nghề lao động, thị trường trong và ngoài nước. Cụ thể là: Ngành Công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm Ngành Công nghiệp cơ khí chế tạo và sửa chữa Ngành Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng Ngành Công nghiệp dệt- may- giầy Ngành Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước Một số ngành công nghiệp khác Công nghiệp nông thôn( tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống) Trong đó công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm được xem là một trong các ngành chủ lực của nước ta hiện nay. Điều đó tạo động lực to lớn thúc đẩy công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm phát triển đồng thời với những chính sách thích hợp thu hút đầu tư nước ngoài cũng như trong nước vào lĩnh vực này. Với một đất nước có trên 74% dân số sống ở nông thôn và 59% lực lượng lao động làm nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp hiện còn chiếm tỷ trọng cao trong GDP như Việt Nam, thì phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản cần phải được ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Theo phân loại của Tổng cục Thống kê, ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản được chia thành 4 phân ngành, gồm: Chế biến lương thực- thực phẩm và đồ uống Chế biến thuốc lá, thuốc lào Chế biến gỗ và lâm sản Sản xuất giấy và các sản phẩm về giấy Trong những năm gần đây, ngành chế biến nông-lâm-thuỷ sản đạt tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngành công nghiệp chế biến. Theo sơ bộ ước tính, năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành chế biến nông-lâm-thuỷ sản(bao gồm 4 phân ngành nêu trên, không kể ngành chế biến xay xát gạo) đạt 114.447,2 tỷ đồng, chiếm 32% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành công nghiệp chế biến. Trong số đó, phân ngành thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 3/4 tổng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành; 3 nhóm còn lại chỉ chiếm xấp xỉ 1/4. Với gần 7 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến nông-lâm-thuỷ sản chiếm hơn 40% kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến và khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá cả nước. Phát triển chế biến nông-lâm-thuỷ sản còn kéo theo sự phát triển các ngành công nghiệp - dịch vụ khác gắn liền với nông nghiệp, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay, với gần 400.000 cơ sở, đơn vị sản xuất, toàn ngành chế biến nông-lâm-thuỷ sản đã thu hút khoảng trên 1,75 triệu lao động (chiếm 41,68% tổng số lao động ngành công nghiệp chế biến); trong đó, ngành thực phẩm và đồ uống thu hút 50,04% lao động ngành, sau đó là chế biến lâm sản và đồ gỗ 39,74%, còn lại là công nghiệp giấy 9,15% và thuốc lá 1,07%. Đạt được kết quả trên trước hết là do Nhà nước có chủ trương đúng đắn về đầu tư xây dựng một số ngành mũi nhọn, có lợi thế như: lúa, gạo, cafe, cao su, đường, thủy sản đông lạnh, sữa... ; đồng thời, chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia tích cực vào phát triển công nghiệp chế biến. Một số doanh nghiệp đã chủ động đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu hoặc đầu tư chế biến các sản phẩm bên cạnh sản phẩm chính, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tiêu biểu như Công ty Mía đường Lam Sơn, Công ty liên doanh Mía đường Nghệ An Tate & Ly… . 6.2. Các hình thức chế biến nông sản Có thể nói, trong những năm qua, ngành công nghiệp chế biến ở nước ta đã được Nhà nước quan tâm chỉ đạo, đạt được một sự phát triển đáng kể. Bằng chứng là có tới gần 30 phân ngành công nghiệp chế biến khác nhau bao trùm hầu hết sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, cao su, cà phê, hạt điều, thủy hải sản, mía đường, bột ngọt, thức ăn chăn nuôi, hạt tiêu, các sản phẩm lâm nghiệp... Tổng số lao động làm việc ở ngành công nghiệp chế biến hiện nay là gần 3,5 triệu người. Một số cơ sở công nghiệp chế biến đã có công nghệ đạt trình độ quốc tế và khu vực. Nhìn chung công nghiệp chế biến bao gồm các hình thức chính như sau: - Xay xát- lau bóng gạo: Đây là ngành thế mạnh và chủ yếu của nước ta để đáp ứng với sản xuất nông nghiệp lúa nước đang ngày càng phát triển và đem lại năng suất ngày càng cao, công nghiệp chế biến xay xát- lau bóng gạo góp phần làm tăng giá trị gạo tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, khuyến khích nông nghiệp phát triển. Năng lực chế biến gạo theo quy mô công nghiệp ở cả ba công đoạn: xay xát, đánh bóng, phân chia chủng loại sản phẩm, được hơn 22 triệu tấn. Cần nâng cao năng suất chế biến xay xát- lau bong gạo hơn nữa để bắt kịp với trình độ phát triển của nông nghiệp như: nâng cao chất lượng hạt gạo tương đương của Mỹ, Thái Lan, bảo đảm chế độ phơi sấy, bảo quản, vận chuyển, xay xát, hạ tỷ lệ tấm, tỷ lệ rạn vỡ, thời gian lại cám, tỷ lệ tạp chất, hạt bầu, độ trắng đục v.v...; hạ giá thành gạo xuất khẩu đến mức thấp nhất; sử dụng thiết bị sấy hiện đại; các kho chứa có thể đảo hạt, bảo đảm tiêu chuẩn về nhiệt và độ ẩm, các thiết bị vận chuyển bốc dỡ bằng sức gió. - Chế biến thuỷ- hải- sản đông lạnh: Cả nước đã có tổng số hơn 470 cơ sở - doanh nghiệp chế biến thủy sản. Trong đó, 248 cơ sở - doanh nghiệp (chiếm gần 53%) đã đạt tiêu chuẩn của thị trường EU - một thị trường khó tính vào bậc nhất thế giới; trên 300 cơ sở - doanh nghiệp được Hàn Quốc công nhận tiêu chuẩn chất lượng… Theo Bộ Thủy sản, hiện nay hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 140 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, có chỗ đứng vững chắc ở các thị trường lớn như Nhật Bản, EU và Bắc Mỹ. Về giá trị kim ngạch xuất khẩu, thủy sản Việt Nam hiện đã vươn lên đứng hàng thứ 7 trên thế giới. Năm 2006, sản lượng thuỷ sản Việt Nam đạt 3,75 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,75 tỷ USD. Thuỷ sản đông lạnh đang là lĩnh vực đầu tư có hiệu quả, xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản đông lạnh sang các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản… là những thị trường tiềm tàng cần khai thác. Chính vì vậy cần phải đầu tư phát triển hợp lý, đồng thời phải chú ý hơn nữa vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm qua những bài học đắt giá về bán phá giá cá basa, dư lượng kháng sinh trong tôm xuất khẩu… - Chế biến nước mắm: Cả nước có 104 cơ sở chế biến nước mắm quốc doanh và hàng chục cơ sở chế biến tư nhân với tổng công suất khoảng 180 triệu lít/năm, ngoài ra còn có trên 10 cơ sở sản xuất bột cá, chế biến mỗi năm khoảng 10.000 tấn cá bột các loại. Đây là lĩnh vực rất cần sự quan tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến tiêu dùng cũng như xuất khẩu. - Chế biến mía đường: Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ 2007-2008, cả nước có 37 nhà máy đường đang hoạt động, tổng công suất chế biến 96.300 tấn mía/ngày. Sản lượng chế biến cả vụ sẽ đạt khoảng 13,8 triệu tấn mía, tương đương 1,42 triệu tấn đường. Trên thế giới, niên vụ 2007-2008, sản lượng đường cũng đạt con số kỷ lục từ trước đến nay, khoảng 169 triệu tấn (niên vụ trước là 167 triệu tấn). Sản lượng mía đường rất cao nhưng vẫn xảy ra nhiều bất cập, nguyên liệu mía vẫn còn thừa rất nhiều, đến mùa thu hoạch bà con nông dân vẫn còn “mang nỗi lo khi được mùa”. Mặc dù được mùa nhưng việc thu mua của nhà máy mía đường vẫn còn hạn chế, dẫn đến tình trạng dư thừa nguyên liệu, giá rẻ mạt, chính vì vậy rất cần sự quan tâm, đầu tư đầy đủ về công nghệ cũng như sự quy hoạch về cùng nguyên liệu phù hợp với năng lực sản xuất. - Chế biến rau quả: do nhu cầu tiêu thụ nội địa hiện rất lớn nên phần lớn sản lượng rau quả thu hoạch vẫn đang tập trung đáp ứng cho thị trường này. Sản lượng rau quả được đưa vào chế biến và phục vụ xuất khẩu mới chiếm một sản lượng nhỏ. Ngành rau-quả năm 2005, dù xuất khẩu tới 6,5 triệu tấn nhưng tổng công suất chế biến cả nước chỉ đạt khoảng 290.000 tấn/năm. Hơn nữa, công nghệ bảo quản trái cây tươi kém khiến các nhà máy chỉ hoạt động được 20-30% công suất. Do vậy, hiện mới chỉ có khoảng 12% sản lượng hoa quả được sử dụng cho xuất khẩu tươi và làm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Lĩnh vực chế biến hoa quả đòi hỏi sự quy hoạch hợp lý về vùng nguyên liệu cũng như việc đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến một cách hợp lý, tránh đầu tư dàn trải, thiếu quy hoạch, phô trương gây lãng phí mà hiệu quả dạt được không cao. - Chế biến thức ăn chăn nuôi: Theo số liệu thống kê, hiện cả nước có 241 nhà máy chế biến TACN (13,7% của nước ngoài, 4,1% liên doanh và 82,2% trong nước). Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích các công ty đầu tư vào ngành thức ăn chăn nuôi trong nước. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay, nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 70% so với nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu để bổ sung. Nguyên nhân chủ yếu của do hiện nay ngành nông nghiệp vẫn thiếu khả năng thực hiện quy hoạch phát triển các nguồn nguyên liệu thô cũng như công nghiệp phụ trợ cho chế biến thức ăn chăn nuôi. Với trên 1 triệu ha ngô, năng suất bình quân 3,6 tấn/ha, sản lượng trên 3,6 triệu tấn ngô/năm nhưng các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi vẫn phải nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn/năm (riêng năm 2006 là khoảng 500.000 tấn). Các nguyên liệu khác như: bột cá 60% đạm, vi khoáng, amino acid… cũng phải nhập khẩu do trong nước không thể tự sản xuất hoặc nguồn cung ứng hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá thức ăn chăn nuôi của Việt Nam luôn cao hơn so với các nước trong khu vực từ 10-20%. Chính vì vậy cần quan tâm hơn nữa để đầu tư vào những ngành công nghiệp phụ trợ đó, hỗ trợ phát triển để thúc đẩy chế biến thức ăn gia súc nước ta tiến thêm một bước. - Các ngành nghề chế biến thành phẩm khác như: Ép dầu dừa, làm bột, làm bánh phồng tôm, bánh đa, trứng vịt muối, cá mắm, cá kho… Các ngành nghề chế biến này chủ yếu là các cơ sở chế biến vừa và nhỏ, trình độ còn thấp kém nên năng suất thường thấp, chất lượng không đảm bảo. Cần có sự đầu tư và quản lý đúng mức của các cấp chính quyền để đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong các ngành chế biến này. Đồng thời cũng cần có những chính sách khuyến khích các ngành nghề chế biến này phát triển. 7. Kinh nghiệm phát triển chế biến nông sản ở một số nước: Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm ở Châu Á được dự đoán sẽ tăng trưởng 12-15%/năm trong 5 năm tới Song hành cùng với tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng trên toàn cầu, thói quen tiêu dùng của người châu á cũng thay đổi, đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng thực phẩm. Vì vậy, các nhà sản xuất và chế biến thực phẩm đang tập trung chế biến ra những loại sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu “tiện ích” của người tiêu dùng và như thế cũng đòi hỏi các hãng chế biến, đóng gói sản phẩm khắp khu vực ngày càng phải quan tâm nâng cao công nghệ chế biến hơn nữa. Để cung cấp thực phẩm cho dân số xấp xỉ 3,6 tỷ người châu á và một thị trường xuất khẩu lớn cho thế giới phương Tây, các hãng chế biến thực phẩm đang thu hút rất nhiều các nhà đầu tư. Các nguồn thống kê độc lập ước tính rằng, thị trường cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm châu á sẽ tăng trưởng mạnh với tỷ lệ từ 12 – 15% mỗi năm trong 5 năm tới. Thị trường xuất khẩu trong khu vực cũng hứu hẹn sẽ cung cấp cho nhiều nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm và rượu bia ngày càng nhiều cơ hội, tăng 13% vào cuối năm 2007.             Cùng với những thay đổi lớn trong điều chỉnh thương mại và nhận thức ngày càng cao về các sản phẩm tiêu dùng, nhu cầu về thực phẩm chế biến vì sức khoẻ, nước đóng chai, nước hoa quả, trà thảo dược, thực phẩm hữu cơ, các sản phẩm sữa ít chất béo và những đồ uống có ga đang hướng dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào châu á - Thái Bình Dương. Thêm vào đó, môi trường thương mại mở khắp các nước châu á - Thái Bình Dương trong những năm gần đây đã khuyến khích ngành công nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng các thiết bị nhập khẩu và công nghệ tốt hơn, đầu tư nhiều hơn cho thí nghiệm và giới thiệu nhiều loại sản phẩm chế biến mới cho thị trường, như các thực phẩm đông lạnh, thịt, cá, đã chế biến sẵn và bia. Theo ANTARA, Bộ trưởng Biển và Đánh cá Indonesia Freddy Numbery cho biết, các doanh nghiệp Trung Quốc đã bày tỏ sẵn sàng đầu tư khoảng 800 triệu USD vào ngành công nghiệp chế biến cá ở nước này.             Nói đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm khu vực, không thể không nhắc đến Australia. Australia là nước nổi tiếng nhất khu vực về sản xuất những sản phẩm chế biến chất lượng cao và an toàn thực phẩm. Nước này đã cam kết đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng chế biến thực phẩm. Theo thống kê của bản tin nghiên cứu thị trường “Food Processing Industry – Asia Pacific (2005)”, năm ngoái, các hãng công nghệ sinh học trong khu vực đã thu lợi 65,9 tỷ USD từ thị trường chế biến thực phẩm ở Australia.   Ngoài ra, còn phải kể tới 2 thị trường tiêu dùng lớn nhất là Trung Quốc và ấn Độ. Hai thị trường này hứu hẹn sẽ tăng trưởng rất mạnh, vì sự thay đổi đa dạng các loại hình thực phẩm và thu nhập của người dân cũng tăng cao. Một ví dụ điển hình là ngành công nghiệp chế biến sữa của Trung Quốc. Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa ngày nay đã trở thành thực phẩm có trong bữa ăn hàng ngày của người dân Trung Quốc. Năm 2004, sản lượng sữa của Trung Quốc đạt 23,68 triệu tấn, gấp 2,5 lần năm 1995. Tổng giá trị sản của ngành công nghiệp chế biến sữa là 66,3 tỷ NDT, tăng 7,5 lần so với năm 1995. Sản phẩm chế biến sẵn của các tập đoàn thực phẩm đa quốc gia nổi tiếng thế giới nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc61414.DOC
Tài liệu liên quan