MỤC LỤC
Lời mở đầu . 3
Chương 1: Tổng quan về quản lý và điều hành công ty cổ phần . 8
1.1. Khái quát chung về công ty cổ phần . 8
1.1.1. Sự hình thành công ty cổ phần . 8
1.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần trên thế giới . 18
1.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần tại Việt Nam . 12
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của công ty cổ phần . 16
1.1.3. Phân loại công ty cổ phần . 17
1.1.4. Sự khác biệt giữa các loại hình công ty cổ phần của Việt Nam và của
Cộng hòa Pháp . 18
1.2. Quản lý và điều hành công ty cổ phần . 21
1.2.1. Sự cần thiết của quản lý và điều hành công ty cổ phần . 21
1.2.2. Nội dung của công tác quản lý và điều hành công ty cổ phần . 22
Chương 2: Thực trạng một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ
phần tại Việt Nam trong thời gian qua . 25
2.1. Cách thức triệu tập Đại hội đồng cổ đông . 25
2.1.1. Quy định của pháp luật về triệu tập Đại hội đồng cổ đông . 25
2.1.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam . 25
2.1.1.2. Quy định của pháp luật Pháp . 29
2.1.2. Thực trạng về vấn đề triệu tập Đại hội đồng cổ đông tại Việt Nam . 33
2.1.3. Đánh giá về vấn đề triệu tập Đại hội đồng cổ đông tại Việt Nam và vận
dụng kinh nghiệm của Pháp cho Việt Nam . 38
2.2. Quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu số . 42
2.2.1. Quy định của pháp luật về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông
thiểu số . 42
2.2.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam . 42
2.2.1.2. Quy định của pháp luật Pháp . 44
2.2.2. Thực trạng về vấn đề quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu
số tại Việt Nam . 47
2.2.3. Đánh giá về vấn đề quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu số
tại Việt Nam và vận dụng kinh nghiệm của Pháp cho Việt Nam . 50
2.3. Vai trò chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát . 52
2.3.1. Quy định của pháp luật về vai trò chức năng và trách nhiệm của Ban
kiểm soát . 52
2.3.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam . 52
2.3.1.2. Quy định của pháp luật Pháp . 54
2.3.2. Thực trạng hoạt động của Ban kiểm soát tại Việt Nam . 56
2.3.3. Đánh giá về hoạt động của Ban kiểm soát tại Việt Nam và vận dụng
kinh nghiệm của Pháp cho Việt Nam . 59
2.4. Sự minh bạch trong công bố thông tin . 61
2.4.1. Quy định của pháp luật về vấn đề công bố thông tin . 61
2.4.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam . 61
2.4.1.2. Quy định của pháp luật Pháp . 64
2.4.2. Thực trạng về vấn đề minh bạch trong công bố thông tin tại Việt Nam . 65
2.4.3. Đánh giá về vấn đề công bố thông tin tại Việt Nam và vận dụng kinh
nghiệm của Pháp cho Việt Nam . 68
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý và điều
hành công ty cổ phầnở Việt Nam . 70
3.1. Định hướng hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý và điều
hành công ty cổ phần . 70
3.2. Giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý
và điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam . 72
3.2.1. Nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý . 72
3.2.1.1. Về cách thức triệu tập Đại hội đông cổ đông . 72
3.2.1.2. Về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ . 73
3.2.1.3. Về vai trò chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát . 74
3.2.1.4. Về sự minh bạch trong công bố thông tin . 76
3.2.2. Nhóm các giải pháp nhằm thực hiện đúng luật . 78
3.2.2.1. Về cách thức triệu tập Đại hội đông cổ đông . 78
3.2.2.2. Về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ . 79
3.2.2.3. Về vai trò chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát . 80
3.2.2.4. Về sự minh bạch trong công bố thông tin . 81
3.3. Một số giải pháp khác . 83
3.3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô . 83
3.3.2. Nhóm giải pháp vi mô . 85
Kết luận . 87
Tài liệu tham khảo . 89
Phụ lục: Vụ án tranh chấp trong công ty cổ phần . 94
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2191 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam và so sánh với pháp luật Cộng Hòa Pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố hay cổ đông lớn không có ý nghĩa khi góp vốn, mà chỉ có ý nghĩa khi các
cổ đông thực hiện quyền, nghĩa vụ.
Luật Doanh nghiệp 2005 xác định cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu 10% tổng số
cổ phần trở lên sẽ có thêm một số quyền khác so với cổ đông phổ thông. Đồng thời, Luật
Doanh nghiệp cũng quy định mức cổ đông sở hữu 5% tổng số vốn điều lệ có thể tham gia
Hội đồng quản trị và mức này cũng là cơ sở để cổ đông phải đăng ký, báo cáo với cơ quan
đăng ký kinh doanh có thẩm quyền kể từ ngày có được tỷ lệ sở hữu đó.
Luật Chứng khoán 2007 quy định: Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc
gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành. Theo quy
định của luật này, cổ đông thiểu số là cổ đông sở hữu dưới 5% tổng số cổ phần của công ty.
Như vậy, ở đây có sự chênh nhau giữa quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật
Chứng khoán. Nhưng xét về mặt thời gian ban hành luật và tính hợp lý, chúng ta thấy tỷ lệ
sở hữu 5% tổng số cổ phần là mốc hợp lý để xác định cổ đông nhỏ hay cổ đông lớn. Luật
Doanh nghiệp định tỷ lệ cổ phần sở hữu 10% (1/10 vốn điều lệ) là khá lớn, ngay cả tỷ lệ cổ
phần sở hữu 5% (1/20 vốn điều lệ) theo Luật Chứng khoán cũng không phải nhỏ trong
công ty cổ phần, đặc biệt là các công ty đại chúng. Bởi chúng ta thấy, các công ty cổ phần
hiện nay vốn điều lệ rất lớn. Ví dụ: tỷ lệ sở hữu 0,1% cổ phần trong công ty PVFC Land đã
là 500 triệu đồng và tỷ lệ 5% sẽ phải rất lớn; tỷ lệ 5% của công ty cổ phần nhựa Bình Minh
là hơn 7 tỷ đồng…
Do vậy, trong phạm vi đề tài này cổ đông thiểu số là cổ đông sở hữu tỷ lệ vốn góp
dưới 5% tổng số cổ phần của công ty cổ phần mà cổ đông là thành viên.
Luật Doanh nghiệp quy định quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông và một số
đặc thù của những cổ đông hoặc nhóm cổ đông phổ thông có tỷ lệ vốn góp trên 10%. Luật
không quy định cổ đông phổ thông nắm giữ bao nhiêu phần trăm tổng số cổ phần mà tất cả
các cổ đông không thuộc các cổ đông ưu đãi là cổ đông phổ thông có quyền biểu quyết. Do
40
vậy, cổ đông phổ thông sẽ bao gồm cả cổ đông nhỏ và cổ đông lớn. Các quyền và nghĩa vụ
của cổ đông phổ thông là như nhau, bất kể họ là cổ đông thiểu số hay lớn.
Cổ đông phổ thông có quyền tham gia và được cung cấp đầy đủ thông tin về các
quyết định liên quan đến những thay đổi căn bản của công ty. Những thay đổi căn bản bao
gồm: sửa đổi quy định, điều lệ công ty hay các văn bản tương đương điều chỉnh hoạt động
của công ty; cho phép phát hành thêm cổ phiếu; các giao dịch bất thường, bao gồm bán các
tài sản có giá trị lớn của công ty. Luật Doanh nghiệp quy định các vấn đề này thuộc thẩm
quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo cách thức đó, cổ đông không chỉ được
biết mà còn được tham gia quyết định những thay đổi được coi là căn bản của công ty.
Về khả năng biểu quyết trực tiếp hoặc biểu quyết vắng mặt Luật Doanh nghiệp quy
định cổ đông có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham dự và
biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông cũng có thể thay đổi việc ủy quyền nếu như
có thông báo kịp thời việc thay đổi đến công ty trước khi cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
diễn ra33.
Về việc thông qua quyết định của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần,
khoản 3 Điều 104 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định quyết định của đại hội đồng cổ đông
được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu
quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số
cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; tổ chức lại,
giải thể công ty... thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết
của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận.
Hiện nay, cổ đông có tỷ lệ vốn góp cổ phần nhỏ trong công ty cổ phần chiếm số
lượng rất lớn, đặc biệt là từ khi xuất hiện thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Song song
với mức phát triển về số lượng của cổ đông nhỏ là sự vi phạm quyền lợi của họ trong công
ty cổ phần, trong đó quan trọng là quyền dự họp Đại hội cổ đông.
2.2.1.2. Quy định của pháp luật Pháp
Tất cả các cổ đông hay nhóm cổ đông sở hữu dưới 10% vốn có thể:
- Yêu cầu một cách hợp pháp việc không thừa nhận hay cách chức các kiểm toán
viên.
33
Điều 101, Luật Doanh nghiệp 2005.
41
- Đặt ra cho giám đốc hai lần một năm, những câu hỏi về những nguy cơ có thể gây
hại cho doanh nghiệp.
- Yêu cầu chỉ định một chuyên gia có trách nhiệm thực hiện một bản báo cáo về
một hay nhiều hoạt động quản lý.
- Các cổ đông cũng có thể được bầu vào Hội đồng quản trị .
Họp Đại hội đồng cổ đông cho phép tất cả các cổ đông của một công ty họp lại để
bỏ phiếu thông qua các nghị quyết đã bàn bạc.
Một trong những quyền cơ bản của các cổ đông là tham gia vào hoạt động
của công ty bằng cách biểu quyết trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên
và Đại hội đồng cổ đông bất thường, trừ những người sở hữu cổ phiếu ưu đãi hay
giấy chứng nhận đầu tư là không có quyền biểu quyết tại các cuộc họp Đại hội đồng
cổ đông.
Mặt khác, họ cũng có thể, với một vài trường hợp, yêu cầu sự chỉ định của
một người ủy quyền hợp pháp chịu trách nhiệm triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông.
a. Quyền tham dự vào việc quản lý doanh nghiệp
Để có thể thực hiện điều này, họ cần phải tham gia vào Đại hội đồng cổ
đông.
Trong trường hợp quyền hưởng lợi (usufruit), quyền bỏ phiếu phụ thuộc vào
người hưởng lợi trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và vào
quyền sở hữu trên giấy tờ (nu-propriétaire) trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông bất thường, nhưng những điều lệ thì có thể quy định khác (Điều L.163, Luật
Công ty Pháp)
Các đồng cổ đông sở hữu cổ phiếu không chia (actions indivises) hiện diện ở
cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bởi một trong số họ hay bởi một người ủy quyền
duy nhất. Trong trường hợp không thống nhất được người ủy quyền chung, thì
người đó sẽ được chỉ định bởi thẩm phán tòa án thương mại.
Ngoại lệ
42
Theo luật số 78-741 ngày 13/7/1978 và số 83-1 ngày 3/1/1983 đã cho các
công ty cổ phần có lợi tức phân chia trong hai năm tài chính cuối quyền được phát
hành cổ phiếu tên là “cổ phiếu có cổ tức ưu đãi nhưng không có quyền bầu cử”.
Những người sở hữu loại cổ phiếu này không có quyền tham gia vào cuộc
họp Đại hội đồng cổ đông, nhưng ngược lại họ lại có phần cổ tức ưu đãi. Họ cũng
được hoàn trả lại tiền trước những cổ đông khác sau khi kết toán nợ của công ty.
b. Quyền đƣợc thông tin, thông báo
Tất cả các cổ đông có quyền, trong vòng 15 ngày trước cuộc họp Đại hội
đồng cổ đông, được cung cấp nhiều tài liệu thông tin từ trụ sở công ty. Các cổ đông
sở hữu giấy chứng nhận quyền được bỏ phiếu hay đầu tư cũng có thể yêu cầu được
gửi các báo cáo theo điều 135 sắc lệnh ngày 23/3/1967.
Mặt khác, họ cũng có quyền được thông báo một cách thường xuyên về các
tài liệu của công ty theo điều 168 trong bộ luật Công ty của Pháp, bao gồm bản báo
cáo tài chính của ba năm gần nhất, biên bản cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của ba
năm tài chính.
c. Quyền biểu quyết
Chỉ có các cổ đông và những người sở hữu giấy chứng nhận quyền được
biểu quyết mới có quyền hạn này. Mỗi cổ phiều tương ứng với một quyền biểu
quyết. Tuy nhiên, điều lệ công ty có thể dự kiến ba trường hợp hạn chế sau:
- Yêu cầu cho sự tham gia họp Đại hội đồng cổ đông thường niên một số
lượng cổ phiếu tối thiểu, mà không cần phải lớn hơn 10 (Đ 165, Luật Công ty
Pháp). Nhưng, trong trường hợp này, chỉ có những cổ đông sở hữu ít cổ phiếu mới
có thể kết hợp lại để chọn ra người được ủy quyền có 10 cổ phiếu hay là bội số của
10. Sự giới hạn này không bắt buộc với Đại hội đồng cổ đông bất thường.
- Giới hạn số lượng phiếu mà mỗi cổ đông sở hữu trong đại hội mà không có
sự phân biệt về loại hình, với điều kiện là sự giới hạn này phải được áp dụng với tất
cả các cổ đông không phân biệt loại cổ đông (Đ 177, Luật Công ty Pháp) ngoại trừ
các cổ phiếu có cổ tức ưu đãi thì không có quyền bỏ phiếu. Ngược lại, những cổ
43
phiếu thuộc loại được bỏ nhiều phiếu về cơ bản bị cấm; một cổ phiếu chỉ cho phép
bỏ một phiếu tương ứng với số vốn ghi trên đó.
- Phát hành cổ phiếu có cổ tức ưu đãi không có quyền bỏ phiếu trong cuộc
họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.
d. Biểu quyết qua thƣ
Việc biểu quyết qua thư được quy định trong điều 25 của luật ngày 3/1/1983.
Tất cả các cổ đông có thể biểu quyết qua thư bằng cách điền vào một bản mẫu mà
các điều trong đó được xác định trong các điều 131 đến 133 của sắc lệnh. Những
quy định khác trong điều lệ không được tính.
* Yêu cầu biểu quyết qua thư
Biểu quyết qua thư không thể gửi đến công ty dưới một dạng nào bất kỳ. Cổ
đông phải sử dụng mẫu biểu quyết mà công ty phát hành. Mẫu thư biểu quyết cần
phải được yêu cầu đến công ty ít nhất 6 ngày trước ngày họp Đại hội đồng cổ đông
bởi thư bảo đảm và giấy báo đã nhận được. Sự yêu cầu này không cần phải gửi kèm
theo giấy chứng nhận tư cách của cổ đông.
* Nội dung của mẫu phiếu
Mẫu biểu quyết qua thư phải cho phép biểu quyết cho mỗi một nghị quyết,
theo trình tự được giới thiệu trong đại hội; nó cần phải giúp cho cổ đông có thể diễn
đạt được, đối với mỗi nghị quyết, một sự bỏ phiếu tán thành hay không tán thành
với sự lựa chọn của họ hay ý chí bỏ phiếu trắng. Nó phải cung cấp thông tin cho cổ
đông một cách rất rõ ràng rằng tất cả sự bỏ phiếu trắng sẽ được coi như là một phiếu
không tán thành cho nghị quyết.
* Gửi và kiểm kê phiếu
Gửi mẫu phiếu biểu quyết dưới dạng thư bình thường.
Việc biểu quyết qua thư được tính ngay khi nó được gửi đến công ty ít nhất
3 ngày trước ngày khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, trừ khi trong điều lệ
quy định thời hạn ngắn hơn. Với tất cả những phiếu trắng sẽ được tính là một phiếu
không tán thành cho nghị quyết.
44
Khi đại hội yêu cầu bỏ phiếu cho một câu hỏi nêu ra trong cuộc họp, những
phiếu biểu quyết qua thư không được tính vào số đại biểu cần thiết và không được
tham gia bỏ phiếu.
2.2.2. Thực trạng về vấn đề quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu số
tại Việt Nam
Tuy pháp luật đã quy định quyền dự họp Đại hội cổ đông của các cổ đông thiểu số
cụ thể và chi tiết, nhưng việc thực hiện và đảm bảo thực hiện trên thực tế chưa được
nghiêm chỉnh. Những điều tưởng chừng như vô lý, thiếu công bằng đã và đang diễn ra, bất
chấp những quy định pháp luật và nỗi bức xúc của cổ đông nhỏ, trở thành những vấn đề
nổi cộm hiện nay.
Điều 78, Điều 101 Luật Doanh nghiệp quy định: Cổ đông phổ thông có quyền tham
dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông…; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu
quyết. Pháp luật quy định rõ ràng như vậy nhưng không ít công ty cổ phần đưa ra các yêu
sách bắt buộc cổ đông phải có tỷ lệ sở hữu số cổ phần tối thiểu mới được tham gia Đại hội
cổ đông. Chẳng hạn như PVFC Land yêu cầu phải sở hữu từ 0,1% vốn điều lệ trở lên
(tương đương khoảng 500 triệu đồng) mới được tham dự. Một số đơn vị khác cũng yêu cầu
cổ đông phải sở hữu tối thiểu hàng trăm triệu đồng mệnh giá cổ phiếu mới được tham dự
Đại hội cổ đông thường niên như Công ty cổ phần Dược phẩm TW2 (hơn 5.000 cổ phần),
Licogi 18 (hơn 15.000 cổ phần), Lilama 18 (hơn 35.000 cổ phần), Công ty cổ phầnĐầu tư
PV-Inconess (hơn 100.000 cổ phần, tương đương gần 1 tỷ đồng), Công ty Bia Thanh Hóa
(hơn 5.000 cổ phần), Công ty cổ phần Thương mại Bia Hà Nội (hơn 20.000 cổ phần) .
Trường hợp gần đây nhất là Công ty cổ phần Chế biến Xuất khẩu Thuỷ sản Minh Hải yêu
cầu điều kiện tham dự Đại hội cổ đông phải sở hữu từ 5.000 cổ phần trở lên, các cổ đông
sở hữu dưới 5.000 cổ phần phải tập hợp lại cử đại diện tham dự34.
Các cổ đông thiểu số không được chia sẻ ý kiến của mình đối với những người điều
hành công ty. Đặc biệt liên quan đến việc chào bán cổ phần, cổ phiếu. Nếu các cổ đông
thiểu số biết liên kết để hình thành nhóm cổ đông sở hữu đạt tỷ lệ 10% tổng số cổ phần, họ
có quyền cử người vào Hội đồng quản trị. Có người là thành viên hội đồng quản trị, họ
nắm bắt được thông tin và tham gia quyết định giá cổ phần chào bán ra bên ngoài – vấn đề
34
Hải Hoàng, Cần chế tài bảo vệ quyền lợi cổ đông nhỏ. URL:
thitruong/thitruong/2009/6/18643.html, truy cập ngày
26/04/2010 lúc 20:05 PM
45
nổi cộm hiện nay. Giá cổ phần chào bán liên quan đến lợi ích kinh tế. Do đó, có rất nhiều
công ty quyết định giá cổ phần, cổ phiếu thấp hơn giá thị trường sao cho có lợi cho những
cổ đông lớn, thành viên Hội đồng quản trị… Ví dụ như trong các công ty công ty cổ phần
Giao nhận vận tải & thương mại (Vinalink), công ty cổ phần dịch vụ Sài Gòn – Savico
(SVC),… Liên quan đến giá cổ phần/cổ phiếu, một số công ty cho phép cổ đông nhỏ mua
cổ phần/cổ phiếu của công ty nhưng quy định giá mua của cổ đông nhỏ cao hơn nhiều lần
giá mua của cổ đông lớn như công ty cổ phần vận tải xăng dầu (VIPCO). Những cổ đông
thiểu số bị mất quyền lợi của mình ngay chính tại công ty mà mình là chủ sở hữu.
Ngược lại, một số công ty cổ phần như Ngân hàng Sacombank và Quỹ Đầu tư VF1
cho phép các cổ đông tham gia Đại hội cổ đông nhưng Ban điều hành hạn chế quyền chất
vấn dưới nhiều hình thức khác nhau như: hạn chế thời gian chất vấn, chất vấn bằng ghi câu
hỏi ra giấy và gửi lên bàn chủ toạ hoặc gửi và được trả lời công khai trên website của công
ty… Trong khi các công ty khác như ACB, PDM…với hàng nghìn cổ đông đã đến dự Đại
hội cổ đông đều được quyền chất vấn, trực tiếp đặt câu hỏi, không giới hạn thời gian. Bởi
thời gian chất vấn của cổ đông nhanh hay chậm phụ thuộc vào cách trả lời của lãnh đạo
doanh nghiệp có thuyết phục hay không và Ban lãnh đạo doanh nghiệp có tiếp thu ý kiến
cổ đông một cách dân chủ hay không. Không những thế, các cổ đông thường không yêu
cầu cung cấp thông tin về giấy tờ, hồ sơ kế toán của công ty… hoặc cũng có thể họ chưa
biết mình có quyền đó.
Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo quy định của pháp luật tại Điều 79 Luật Doanh
nghiệp rất nhiều nội dung, nhưng quan trọng là quyền dự họp Đại hội cổ đông thường niên
của cổ đông. Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số là quyền và nghĩa vụ của chính cổ
đông, và còn là nghĩa vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Không thực hiện tốt việc bảo vệ
quyền của cổ đông nhỏ ảnh hưởng đến uy tín của công ty đồng thời cũng có ảnh hưởng đến
nền kinh tế, trước hết là hạn chế nguồn vốn đầu tư của xã hội, quan trọng hơn, đây là một
trong mười tiêu chí mà World Bank đánh giá môi trường kinh doanh của Việt Nam. Bảo vệ
quyền lợi của cổ đông thiểu số là từng bước lành mạnh hoá môi trường kinh doanh ở Việt
Nam.
2.2.3. Đánh giá về vấn đề quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ tại
Việt Nam và vận dụng kinh nghiệm của Pháp cho Việt Nam
46
Các cổ đông thiểu số bị hạn chế họp Đại hội cổ đông đương nhiên bị tước đi quyền
cao quý nhất của cổ đông là quyết định một số nội dung Nghị quyết của Đại hội đồng cổ
đông. Dẫu biết rằng quyền tham gia đại hội cổ đông không đồng nhất với quyền biểu quyết
có tính chất quyết định. Biểu quyết thông qua có tính chất quyết định dựa trên tỷ lệ cổ phần
vốn góp. Nhưng đó là quyền theo quy định của pháp luật mà Hội đồng quản trị phải thực
hiện, để họ thấy mình cũng là thành viên công ty, thấy mình là chủ sở hữu. Dự họp Đại hội
cổ đông họ có quyền được nắm bắt thông tin, có ý kiến, có các quyền khác… và biểu quyết
góp phần hình thành quyết định trong công ty.
Cổ đông thiểu số bị hạn chế quyền tham dự đại hội cổ đông, đồng nghĩa với việc
mất đi quyền tiếp cận, trao đổi, chất vấn ban lãnh đạo thì không thể đảm bảo tính khách
quan, công bằng. Dự họp Đại hội cổ đông, chí ít cổ đông cũng được nghe báo cáo về hoạt
động hiện tại, nói lên nguyện vọng của cổ đông; đồng thời, những người điều hành công ty
sẽ nghe tâm tư nguyện vọng của những ông chủ để xây dựng kế hoạch hoạt động của công
ty. Không được quyền dự họp diễn ra thường xuyên sẽ làm cho các nhà đầu tư mất lòng tin
vào những quy định của pháp luật, ngần ngại khi có ý định đầu tư và dần dần làm cho
nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội.
Cả luật pháp hai nước đều có những quy định tương đồng nhau về quyền dự họp
Đại hội đồng cổ đông của cổ đông. Các quy định này đều rất chi tiết và có mục đích bảo vệ
quyền lợi của các cổ đông.
Luật công ty của Pháp còn quy định các cổ đông được đặt ra cho giám đốc hai lần
một năm, những câu hỏi về những nguy cơ có thể gây hại cho doanh nghiệp hay yêu cầu
cung cấp các thông tin, đề xuất các kiến nghị. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật
Việt Nam, các cổ đông có quyền đặt câu hỏi trong Đại hội đồng cổ đông, song chỉ những
kiến nghị của cổ đông, nhóm cổ đông đại diện ít nhất 10% cổ phần công ty trong 6 tháng
mới được đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và
gửi đến công ty chậm nhất 3 ngày làm việc trước ngày khai mạc35. Quy định này của Luật
Doanh nghiệp thực chất đã hạn chế cơ hội đặt câu hỏi cho Hội đồng quản trị của nhiều cổ
đông tại Đại hội đồng cổ đông. Vì vậy nên sửa đổi điều khoản này dựa vào Luật Công ty
của Pháp để có thể nâng cao vai trò của các cổ đông thiểu số.
35
Điều 99, Luật Doanh nghiệp 2005
47
Ngoài ra, theo sự quy định của pháp luật Pháp thì các cổ đông còn có thể biểu quyết
qua thư. Quy định này giúp cho các cổ đông có thể thuận tiện trong việc bỏ phiếu, bảo đảm
quyền lợi chính đáng của các cổ đông. Đây cũng là một quy định rất hay mà chúng ta có
thể vận dụng sao cho phù hợp với điều kiện Việt Nam
Quyền của cổ đông thiểu số hiện nay chưa được quan tâm, hoặc đôi khi bị vi phạm
nhưng luật không quy định quyền cổ đông trực tiếp khởi kiện Hội đồng quản trị – cơ quan
triệu tập Đại hội cổ đông, nếu xét thấy cần thiết; cũng không quy định quyền của cổ đông
yêu cầu Toà án xem xét miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát
trong trường hợp cần thiết. Luật hiện hành chỉ dành cho cổ đông phổ thông có 2 quyền tư
pháp liên quan là: (1) có quyền yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa
công ty với các thành viên của công ty,… liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể,
sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty; và (2) quyền yêu
cầu Toà án hoặc Trọng tài xem xét, huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong một
số trường hợp. Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Doanh nghiệp quy định chỉ mang tính
chung chung, chưa cụ thể. Hoạt động của doanh nghiệp rất nhiều và phức tạp, có bao gồm
hoạt động triệu tập tham dự Đại hội cổ đông không? Quy định như vậy dẫn đến các cơ
quan tiến hành tố tụng gây khó khăn, trở ngại cho các cổ đông thiểu số khi thực hiện quyền
khởi kiện, khiếu nại.
Ở Việt Nam thì các điều trong luật quy định chưa được thực thi một cách nghiêm
túc. Còn ở Pháp, hầu như các cổ đông cũng không có vai trò gì trong cơ cấu quản lý công
ty. Hầu hết các cổ phiếu là vô danh nên cổ đông phải tự liên hệ với công ty để đề nghị cung
cấp thông tin và về các buổi họp đại hội hàng năm. Hậu quả là các cổ đông cá nhân ít ai dự
họp và Đại hội đồng cổ đông thường không có đủ túc số. Trước tình cảnh này, có một tổ
chức được lập ra từ năm 1991 đã tập họp những cổ đông ít vốn và bảo vệ quyền lợi cho
những cổ đông này. Đó là tổ chức Bảo vệ cho cổ đông thiểu số (Association de Défense
des Actionnaires Minoritaires - ADAM) do bà Colette Neuville làm chủ tịch.Trong quá
trình hoạt đông, tổ chức này đã bảo đảm quyền lợi cho nhiều cổ đông thiểu số. Tổ chức có
nguồn ngân sách lớn hơn nhiều so với các tổ chức khác nhờ việc thu hút được hơn 5000
thành viên và cả các nhà đầu tư trong toàn đất nước. Vậy Việt Nam cũng có thể học tập
cách làm này của Pháp để quyền lợi của các cổ đông có thể được đảm bảo hơn.
2.3. Vai trò, chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát
48
2.3.1. Quy định của pháp luật về vai trò, chức năng và trách nhiệm của Ban
kiểm soát
2.3.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam
Theo điều 95 Luật doanh nghiệp năm 2005, đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ
đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty
thì Ban kiểm soát phải được thành lập.
a. Cơ cấu Ban kiểm soát
Cơ cấu Ban kiểm soát thường bao gồm:
- Trưởng ban Kiểm soát.
- Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách.
- Thành viên Ban kiểm soát không chuyên trách.
Ban kiểm soát gồm từ 3 đến 5 thành viên với các tiêu chuẩn và điều kiện
được quy định rõ ràng trong Luật Doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật,
thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty. Thành viên
Ban kiểm soát không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty.
b. Việc bầu Ban kiểm soát
Với chức năng giám sát Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, Ban kiểm soát
cần phải độc lập. Sự độc lập này cần được thể hiện trong việc thành lập và hoạt
động của Ban kiểm soát. Thông qua việc thực hiện chức năng của mình, Ban kiểm
soát sẽ đảm bảo rằng các quyết định của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc là phù
hợp với pháp luật, với các nghị quyết của Đại hội cổ đông và bảo vệ lợi ích của các
cổ đông. Chính vai trò bảo vệ cổ đông, bảo vệ nhà đầu tư là lý do cho sự ra đời, tồn
tại và hoạt động của Ban kiểm soát.
Các chức danh của Ban kiểm soát thường có nhiệm kỳ từ 3 - 5 năm trùng với
nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị và phải do Đại hội cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát
bầu các chức danh cụ thể trong nội bộ ban. Thông thường, trong ban, dù ít người
cũng phải có ít nhất một thành viên có trình độ chuyên môn về kế toán, kiểm toán.
Thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
49
c. Các quyền hạn và nhiệm vụ của Ban kiểm soát
- Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của
công ty: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê
và lập báo cáo tài chính.Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính
theo các định kỳ của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản
trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. Xem xét sổ kế toán và các tài
liệu khác của Công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty bất
cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông
theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông.
- Kiểm tra bất thường: Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông, Ban
kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban
kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội
đồng quản trị và cổ đông và nhóm cổ đông có yêu cầu .
- Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần: Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc
Đại Hội đồng Cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản
lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
- Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông,
Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty phải thông báo ngay
bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt
hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
2.3.1.2. Quy định của pháp luật Cộng hoà Pháp
a. Bổ nhiệm
- Số lượng: Ban kiểm soát có từ 3 đến 12 thành viên (trừ trường hợp đặc biệt là sáp
nhập – 24 thành viên trong 3 năm sáp nhập).
- Phải là cổ đông của công ty. Những người không là cổ đông có thể có một phiếu
tư vấn, trừ khi Điều lệ có quy định khác.
50
- Những thành viên của Ban kiểm soát phải bổ nhiệm một đại diện thường trực.
Thành viên của Ban kiểm soát được bổ nhiệm trong Đại hội đồng cổ đông thường niên.
- Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát được quy định trong điều lệ công ty, nhưng không
được quá 6 năm trong trường hợp bổ nhiệm trong đại hội cổ đông thường niên, và 3 năm
được quy định trong điều lệ. Tất cả sự bổ nhiệm trái với quy định trên là không được phép.
Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế, trừ khi điều lệ có quy
định khác
- Trong trường hợp khuyết thành viên Ban kiểm soát, Ban kiểm soát có thể tiến
hành bổ nhiệm một chức vụ tạm thời với điều kiện sự bổ nhiệm này sẽ đươc thông qua
trong đại hội đồng cổ đông tiếp theo. Nếu số lượng thành viên của ban kiểm soát dưới mức
tối thiểu theo luật định thì chỉ ban giám đốc có thể (và phải) triệu tập đại hội đồng cổ đông
để bổ nhiệm những thành viên mới.
- Họ có thể được ràng buộc với công ty bởi một hợp đồng lao động ngoại trừ một
số trường hợp sau đây: phòng thí nghiệm phân tích dược phẩm, công ty nhà nước hoặc
công ty mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn.
b. Miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban kiểm soát
Thành viên Ban kiểm soát bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong các trường hợp sau đây:
+ Có đơn xin từ chức
+Ngoài ra, thành viên Ban kiểm soát có thể bị miễn nhiệm bất cứ khi nào theo
quyết định của Đại hội đồng cổ đông
c. Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát
* Nhiệm vụ chung
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam và so sánh với pháp luật Cộng Hòa Pháp.pdf