Lời nói đầu 1
Chương I 2
Khái quát chung về Luật doanh nghiệp 2
I. Sự ra đời luật doanh nghiệp 2
II. Những nội dung cơ bản của Luật doanh nghiệp 3
1. Phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 3
2. Đối tượng được quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp. 4
3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp. 5
4. Các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp. 6
4.1.Chia doanh nghiệp 7
4.2.Tách doanh nghiệp 8
4.3. Hợp nhất doanh nghiệp 8
4.4. Sáp nhập doanh nghiệp 9
4.5. Chuyển đổi doanh nghiệp 9
5. Giải thể doanh nghiệp 10
6. Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp 10
II. Những thành tựu đạt được 11
1. Về phía các cơ quan Nhà nước, 11
2. Về tổ chức hoạt động của các loại hình doanh nghiệp 12
3. Việc triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp đã góp phần bước đầu thúc đẩy chuyền biến tích cực về cơ cấu kinh tế 16
4. Việc thực hiện Luật Doanh nghiệp đã góp phần tích cực tạo thêm việc làm cho người lao động 16
II. Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện luật doanh nghiệp 17
1. Về các loại hình doanh nghiệp 17
2. Về vấn đề thành lập doanh nghiệp. 17
3. Về vấn đề tổ chức lại doanh nghiệp. 18
4. Về vấn đề giải thể doanh nghiệp 19
5. Về cơ chế thi hành Luật doanh nghiệp. 19
Chương III 32
Một số kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung và nâng cao hiệu quả áp dụng Luật doanh nghiệp 32
I. Một số kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung Luật doanh nghiệp 32
1. Vấn đề đăng ký kinh doanh với ngành nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định và ngành nghề kinh doanh có điều kiện 32
2. Vấn đề góp vốn vào doanh nghiệp 34
3. Về vấn đề hợp đồng thành lập công ty 36
4. Vấn đề loại hình doanh nghiệp 36
5. Vấn đề chuyển đổi doanh nghiệp 40
6. Vấn đề giải thể doanh nghiệp 41
II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng luật Doanh nghiệp 41
1. Khẩn trương xây dựng mô hình hậu kiểm phù hợp 41
2. Cần ra soát các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động cuả doanh nghiệp để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với tinh thần của Luật doanh nghiệp 42
48 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 1999, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ký kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có vốn pháp định.
Trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tại khoản 4 điều13 Luật doanh nghiệp có qui định: “đối với những doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định thì phải có thêm xác nhận về vốn của cơ quan tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”.
Thứ hai, việc đăng ký kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành nghề đó kể từ ngày được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định”.
Thứ ba, việc đăng ký kinh doanh với các ngành nghề mới.
Với sự sáng tạo không ngừng của con người, nhất là dưới áp lực của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, việc phát sinh các ngành nghề kinh doanh mới là một lẽ tất nhiên.
Thứ tư, những rắc rối mang tính “hậu đăng ký kinh doanh”
Để khai sinh được một doanh nghiệp, công việc không chỉ do cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện là xong. Theo pháp luật hiện hành, sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành việc đăng ký thuế với cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính và phải đợi cơ quan Công an cấp con dấu thì doanh nghiệp mới có thể tiến hành giao dịch được.
Về vấn đề tổ chức lại doanh nghiệp.
Thứ nhất, Luật doanh nghiệp quy định về sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty với phạm vi rất hạn hẹp. Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có thể được chia, tách thành các công ty cùng loại; cũng như vậy việc hợp nhất hay sáp nhập công ty cũng chỉ có thể được thực hiện giữa các công ty cùng loại với nhau.
Thứ hai, Luật doanh nghiệp quy định chưa hợp lý về vấn đề chuyển đổi hình thức pháp lý của công ty. Chuyển đổi công ty là một trong những hình thức tổ chức lại công ty. Đây là một vấn đề mới lần đầu tiên được đề cập tới trong Luật doanh nghiệp. Những quy định tổ chức lại doanh nghiệp trong đó có chuyển đổi công ty đã đáp ứng được nhu cầu của các công ty, tạo điều kiện cho các công ty cải tổ, đổi mới lại cơ cấu tổ chức, loại bỏ các doanh nghiệp yếu kém, trì trệ, thua lỗ kéo dài nhằm cơ cấu lại nền kinh tế. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới và phức tạp nên Luật doanh nghiệp mới chỉ quy định về việc chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại (Điều 109 Luật doanh nghiệp), chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.
Việc quy định như trên đã phần nào hạn chế quyền tự do kinh doanh của chủ doanh nghiệp, giảm tính năng động của thị trường. Với quy định này, nhu cầu tổ chức lại doanh nghiệp trong nhiều trường hợp sẽ không được đáp ứng cho dù doanh nghiệp hoàn toàn có thể giải quyết tốt quyền lợi của các chủ nợ, cũng như của tập thể người lao động khi tiến hành tổ chức lại.
Về vấn đề giải thể doanh nghiệp
Gỉải thể doanh nghiệp là một thủ tục mang tính chất hành chính, hậu quả của nó là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trên thực tế. Giải thể trước hết là quyền của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 111 Luật doanh nghiệp còn quy định trường hợp giải thể bắt buộc, trường hợp này thì giải thể là một nghĩa vụ. Đó là khi doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (khoản 4 điều 111 Luật doanh nghiệp). Đây là một điểm mới của Luật doanh nghiệp so với luật Công ty năm 1990. Luật Công ty chỉ quy định về các trường hợp giải thể tự nguyện. Quy đinh về trường hợp giải thể bắt buộc là cần thiết, thể hiện tính chất cưỡng chế của Nhà nước đối với những doanh nghiệp có sự vi phạm luật dẫn đến bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (theo các trường hợp quy định tại khoản 3 điều 121 Luật doanh nghiệp). Có thể thấy rằng, có sự khác biệt rất rõ giữa giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc; một trường hợp do doanh nghiệp quyết định còn một trường hợp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định bắt buộc doanh nghiệp phải giải thể vì kinh doanh vi phạm các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, điều 112 Luật doanh nghiệp lại quy định một thủ tục giải thể chung cho tất cả các trường hợp giải thể doanh nghiệp cho dù bản chất của hai trường hợp giải thể nói trên có sự khác nhau.
Về cơ chế thi hành Luật doanh nghiệp.
Một là, sự chậm chễ trong việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp.
Hai là, không ít văn bản pháp luật được ban hành trong thời gian gần đây có nội dung không phù hợp, thậm chí trái với Luật doanh nghiệp.
Ba là, việc nhận thức và tổ chức chỉ đạo thực hiện Luật trong không ít cơ quan thuộc hệ thống cơ quan Nhà nước còn thụ động, chưa đầy đủ và kém nhiệt tình, thậm chí có nơi còn trì hoãn hoặc làm trái.
Năm là, cơ chế hậu kiểm còn nhiều bất cập.
Có thể khẳng định rằng một trong những nội dung đổi mới nhất của Luật doanh nghiệp chính là việc thiết lập phơng thức quản lý mới đối với các loại hình doanh nghiệp phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trờng định hướng xã hội chủ nghĩa thay thế cho phương thức quản lý Nhà nước vẫn còn mang nặng dáng dấp của cơ chế tiền đổi mới. Luật doanh nghiệp chấp nhận một tư duy quản lý mới trong đó xác định rõ vai trò của Nhà nước là người thúc đẩy, hỗ trợ, hậu thuẫn doanh nghiệp phát triển chứ không phải là để cai trị, áp đặt ý chí cho doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp thể hiện tinh thần: trong quản lý Nhà nước, sự thuận tiện cho người dân và cho doanh nghiệp được coi là trọng tâm ưu tiên chứ không phải là sự thuận tiện của cơ quan, cán bộ công chức Nhà nước. Với tinh thần ấy, Luật doanh nghiệp là nền tảng pháp lý quan trọng để cải thiện mối quan hệ giữa Nhà nước với doanh nghiệp vốn đã tồn tại nhiều định kiến bất lợi cho doanh nghiệp. Phương thức quản lý mới mà Luật doanh nghiệp thiết lập thể hiện ở hai nội dung quan trọng là công dân, doanh nghiệp được làm tất cả những gì pháp luật không cấm và áp dụng cơ chế hậu kiểm đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, để phương thức quản lý Nhà nước kiểu mới đi vào trong cuộc sống là chuyện không giản đơn. Bởi lẽ, sự thay đổi ấy đi kèm với việc nảy sinh những vấn đề không dễ giải quyết như sau:
+ Về vấn đề thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.
Để đảm bảo được sự quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp vận hành theo đúng mục tiêu của Nhà nước, hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp tất yếu phải được chú trọng. Điều đó lại càng đúng khi mà Nhà nước ta chuyển việc quản lý doanh nghiệp từ mô hình tiền kiểm sang hậu kiểm. Tuy nhiên, việc kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp thực sự có tính hai mặt. Mặt tích cực của nó có thể dễ dàng nhận thấy. Nhưng mặt hạn chế của nó không thể không tính đến đó là việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp luôn luôn gắn liền với các chi phí về thời gian và tiền bạc cho cả ngân sách Nhà nước (chi phí cho hoạt động của đoàn thanh tra, kiểm tra; chi phí cơ hội của doanh nghiệp phải mất đi khi dành thời gian hoặc tạm thời ngừng một số giao dịch phục vụ việc thanh tra, kiểm tra của các đoàn thanh tra) đồng thời nó là một cơ hội tốt cho một số cán bộ thoái hoá, biến chất làm công tác thanh tra, kiểm tra sẽ làm đội giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp dẫn tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và thế giới bị giảm sút đáng kể. Vậy là, ngay trên sân nhà, doanh nghiệp Việt Nam đã không được tôn trọng và được đối xử bằng một luật chơi công bằng.
Thay đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm chắc chắn phải chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra. Nhưng chú trọng như thế nào để không buông lỏng quản lý Nhà nước mà vẫn không gây phiền nhiễu, lãng phí cho doanh nghiệp.
Có một thực tế là, mặc dù đã có Nghị định 61/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 1998 về thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp nhưng hiện nay công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp vẫn gặp nhiều vướng mắc gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp. Cụ thể là, tình trạng thanh tra, kiểm tra một cách chồng chéo hoạt động của doanh nghiệp vẫn chưa chấm dứt. Tình trạng hạch sách, gây phiền nhiễu đối với doanh nghiệp nhằm trục lợi riêng vẫn còn bị công luận và giới doanh nghiệp liên tục lên tiếng. Cho đến nay, về mặt chính sách, pháp luật thanh tra, nhiều điểm vẫn chưa rõ ràng khiến cho doanh nghiệp luôn bị rơi vào thế bất lợi. Chẳng hạn, thanh tra, kiểm tra có khác nhau hay không? Có bao nhiêu cơ quan có thẩm quyền vào thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp? Sự thật là, ngay cả các chuyên gia pháp luật cũng không dễ dàng gì khi trả lời câu hỏi này của doanh nghiệp. Trong thực tế, do phân cấp quản lý Nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ của nước ta chưa rõ ràng nên có tới hàng chục cơ quan có quyền thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Chẳng han, Uỷ ban nhân dân cấp xã cũng có quyền thanh, kiểm tra doanh nghiệp. Uỷ ban nhân dân cấp huyện cũng có quyền ấy, rồi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành như lao động, tài chính, thuế, môi trường của tỉnh và của Trung ương cững có quyền ấy. đó là chưa kể đến thẩm quyền kiểm tra, giám sát của Viện kiểm sát và của cảnh sát kinh tế đối với doanh nghiệp. Sự chậm trễ trong việc giải bài toán phân cấp thẩm quyền quản lý không chỉ làm giảm hiệu lực của bộ máy hành chính mà đang là một vật cản to lớn đối với tiển trình cải cách và phát triển kinh tế.
Trong Diễn đàn Doanh nghiệp lần thứ 17: “Hậu kiểm doanh nghiệp: quan điểm và giải pháp” do Phòng Thương mại và Công nhgiệp Việt Nam tổ chức ngày 21 tháng 12 năm 2000, một thành viên của Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp cho biết, hiện tại có hơn 140 văn bản quy phạm ở nhiều tầm, cấp hiệu lực pháp lý khác nhau quy định về việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp và có tới hơn 30 loại cơ quan có thẩm quyền thanh tra doanh nghiệp. Nếu tính về số đầu mối cơ quan có thẩm quyền thành tra, kiểm tra doanh nghiệp thì có thể khẳng định một nền kinh tế nhỏ như của Việt Nam mà có tới khoảng một trăm cơ quan các cấp có quyền thanh tra, kiểm tra để can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại diễn đàn về cơ chế hậu kiểm do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam phối hợp Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức ngày 21 tháng 12 năm 2000 bàn về cách hiểu và và hướng hoàn thiện mô hình hậu kiểm đối với doanh nghiệp, đã cho thấy cho đến nay cách hiểu về cơ chế hậu kiểm, mô hình hậu kiểm vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất. Chẳng hạn, trong cơ chế hậu kiểm vai trò của các thành tố như công chúng, chủ nợ, người tiêu dùng, Nhà nước cần phải được xác lập như thế nào? Làm thế nào để chủ nợ, người tiêu dùng, các cổ đông (của công ty cổ phần) có thể thực thi được quyền kiểm tra, giám sát của mình, họ có thể được kiểm tra, giám sát bằng các phương tiện nào, mức độ đến đâu? Làm sao để các doanh nghiệp, những người điều hành doanh nghiệp không lẩn tránh được sự kiểm tra, giám sát? Loại doanh nghiệp nào nên được kỉểm toán rồi việc các cơ quan Nhà nước nên thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp ra sao? Đây quả thực là những vấn đề chưa dễ trả lời. Trong thực tế, do không chú trọng việc kiểm tra các thông tin do doanh nghiệp tự kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh dựa trên vốn ảo để phô trương thanh thế của mình trong hoạt đông kinh doanh. Không ít doanh nghiệp “ma” cũng đã đợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp công ty Cổ phần Hai Lam được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 410300012 là một ví dụ điển hình. Theo hồ sơ đăng ký kinh doanh, trụ sở của công ty này là số 22 đường 2 phường 4 quận 4 thành phố Hồ Chí Minh, ngành nghề kinh doanh là xây dựng, thương mại và dịch vụ thương mại, may công nghiệp với số vốn điều lệ là 2 tỷ đồng. Nhưng trên thực tế, công ty trên là một công ty “ma”.
+ Khó khăn trong xử lý một số vi phạm của doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy đã phát hiện ra một số vi phạm ở mức độ nhỏ, nhưng khá phổ biến. Các vi phạm đó bao gồm: không treo biển hiệu, viết tên và biển hiệu không đúng quy định; không đăng báo như quy định; không hiệu đính lại nội dung đăng ký kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh; không gửi báo cáo tài chính hàng năm theo quy định đến cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế Ngoài ra còn có một số vi phạm tương đối nghiêm trọng như hiện tượng khai khống vốn điều lệ khi đăng ký kinh doanh, người bị cấm thành lập doanh nghiệp đứng ra thành lập doanh nghiệp, thuê đứng tên thành lập, giả mạo hồ sơ kinh doanh, một số ít người đăng ký kinh doanh nhằm mua bán hoá đơn tài chính trục lợi, góp phần gây thêm thất thu cho ngân sách Nhà nước qua việc lạm dụng cơ chế hoàn thuế.
Bên cạnh đó cũng chưa có được những biện pháp để xử lý đối với vi phạm của cơ quan đăng ký kinh doanh như yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm một số giấy tờ khác ngoài luật định, từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người có đủ điều kiện, cung cấp thông tin sai sự thật về nội dung đăng ký kinh doanh
Tuy nhiên cho đến nay, Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đắng ký kinh doanh chưa được ban hành, dẫn đến việc chưa có quy định về cơ quan có thẩm quyền, mức độ, hình thức và trình tự xử lý các vi phạm kể trên. Việc kéo dài tình trạng không xử lý được các vi phạm nói trên có thể dẫn đến thái độ coi thường pháp luật; vi phạm nhỏ không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến vi phạm lớn hơn.
Sáu là, Sự trở lại của các giấy phép con. Tại Việt Nam, nhiều giấy phép kinh doanh là con đẻ của cơ chế xin – cho thời bao cấp, là sản phẩm của việc tuỳ tiện, lạm dụng trong việc sử dụng giấy phép là một công cụ quản lý. Nhiều Bộ, ngành, địa phương ban hành giấy phép một cách thiếu căn cứ, thậm chí tuỳ tiện, chứ không phải xuất phát từ nhu cầu quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp. Sự thiếu căn cứ, tuỳ tiện thể hiện rõ nhất ở điểm khi Tổ công tác thi hành luật doanh nghiệp làm việc với một số ngành, địa phương về việc rà soát và xem xét tính hợp lý của giấy phép thì nhiều Bộ, ngành, địa phương thậm chí đã không nhớ nổi mình đã ban hành bao nhiêu loại giấy phép. Tính đến nay, cũng chưa có Bộ, ngành, địa phương nào có công trình nghiên cứu, đánh giá đầy đủ được những điểm tích cực và điểm hạn chế trong việc sử dụng giấy phép là công cụ quản lý Nhà nước của mình. Theo thống kê của Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp, tại thời điểm Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành, có khoảng 100 loại giấy phép đang được các Bộ, ngành địa phương sử dụng để quản lý các doanh nghiệp. mặc dù Quyết định 19/2000/QĐ - TTg ngày 3 tháng 2 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ đã bãi bỏ 84 loại giấy phép khác nhau, và Nghị định số 30/2000/NĐ - CP đã bãi bỏ hoặc chuyển thành điều kiện kinh doanh.
Một vấn đề nổi cộm và khá được dư luận quan tâm là vấn đề giấy phép kinh doanh dần dần “tái xuất giang hồ” với sự giúp sức của chính các văn bản pháp luật. Với nỗ lực của Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp của Chính phủ và sự phối hợp của nhiều cơ quan khác, đã có nhiều giấy phép con được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định bãi bỏ để tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng, đưa Luật doanh nghiệp vào thực tiễn được thuận lơi. Tuy nhiên, trong khi Tổ công tác đang “truy tìm” thêm giấy phép con để tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ thì nhiều loại giấy phép con kiểu mới lại bắt đầu xuất hiện. Theo một thành viên Tổ Công tác thi hành Luật doanh nghiệp, những kiểu giáy phép con này có chiều hướng xuất hiện trong rất nhiều văn bản pháp quy được soản thảo từ nhiều cơ quan quản lý khác nhau. Nhưng đáng ngại hơn là có xu hướng nhiều loại quy định, giáy phép mới xuất hiện và “núp bóng” trong những văn bản pháp luật ở cấp độ cao hơn như Nghị định, pháp lệnh, và thậm chí cả ở Luật chuyên ngành. Những quy định này không chỉ tạo ra các kiểu giấy phép mới mà có xu hướng cô lập Luật doanh nghiệp, làm mất hiệu lực của Luật doanh nghiệp. Trên thực tế cũng cho thấy đã có không ít phản hồi từ phía các doanh nghiệp về vấn đề bãi bỏ giấy phép con. Liệu việc bãi bỏ một giấy phép con có cho ra đời một loại giấy phép mới mà lệ phí còn tốn kém hơn so với lệ phí xin giấy phép con hay không? Ví dụ trong ngành kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách, sau khi bãi bỏ giấy phép kinh doanh vận tải hành khách thì lại có giấy phép xe khách chất lượng cao ra đời. Và điển hình nhất trong trường hợp này là, việc xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành dược tư nhân. Để được kinh doanh dược phẩm (đối với dược sĩ đại học) hiện phải xin đủ ba loại giấy phép sau: Một là, Chứng chỉ hành nghề kinh doanh dược phẩm do Bộ Y tế cấp quy định tại Thông tư 01/2001/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 19 tháng 1 năm 2001 hướng dẫn việc xét cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dược phẩm; Hai là, Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề dược tư nhân (do Bộ Y Tế cấp đối với các doanh nghiệp và Sở Y tế cấp đối với nhà thuốc tư nhân hoặc đại lý bán thuốc cho các doanh nghiệp) quy định tại Thông tư 01/1998/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 21 tháng 1 năm 1998 hướng dẫn thi hành pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân và Nghị định số 06/CP ngày 29 tháng 1 năm 1994 của Chính phủ về cụ thể hoá một số điều trong Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân thuộc lĩnh vực hành nghề dược; Ba là, Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh do Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp quy định tại Thông tư số 02/2000/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 21 tháng 02 năm 2000 hướng dẫn kinh doanh thuốc phòng bệnh và chữa bệnh cho người. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp kinh doanh thuốc chữa bệnh (đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc chữa bệnh) muốn nhập khẩu thuốc phòng và chữa bệnh phải có thêm giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh quy định tại Thông tư 19/2001/TT-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Bộ Y tế hướng dẫn điều kiện nhập khẩu trực tiếp thuốc phòng và chữa bệnh. Một số cơ quan Nhà nước vẫn áp dụng những văn bản hết hiệu lực thi hành để từ chối cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận thay đổi ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp tại diễn đàn “Luật doanh nghiệp sau hai năm thực hiện đánh giá rằng một số giấy phép kinh doanh hiện nay không còn phù hợp, gây cản trở đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra sự độc quyền đối với một số ít doanh nghiệp được phép kinh doanh nghề này. Thẻ người đại diện sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu công nghiệp (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) cấp hiện nay là một điển hình. Điều kiện để đợc cấp giấy phép này rất khó khăn như phải có chứng chỉ tốt nghiệp khoá đào tạo chính quy về sở hữu công nghiệp (trong khi ở Việt nam chưa có cơ sở đào tạo chính quy về lĩnh vực này) hoặc phải trực tiếp làm công tác chuyên môn về sở hữu công nghiệp liên tục từ 5 năm trở lên, có chứng chỉ dạt yêu cầu tại kỳ thi kiểm tra do Cục sở hữu công nghiệp cấp Trên toàn quốc hiện nay chỉ có khoảng 52 người được cấp Thẻ người đại diện sở hữu công nghiệp. Theo quy định, để thành lập Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp cần phải có hai thành viên chính thức có thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp. Do vậy, số tổ chức hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp hiện nay ở nước ta quá ít, không phù hợp với sự phát triển kinh tế nhanh chóng, tạo nên sự độc quyền của một số doanh nghiệp, cạnh tranh giảm đi, giá thành dịch vụ do vậy sẽ cao hơn, rất khó khăn cho đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt nam hiện nay trong việc bảo vệ quyền lợi của mình (thực tế với chi phí dịch vụ như hiện nay chỉ các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh mơí đủ khả năng về tài chính để sử dụng dịch vụ này và các tổ chức cung ứng dịch vụ này cũng chỉ thường chú ý đến các đối tượng này).
Việc quản lý hoạt động kinh doanh, nhất là trong một số ngành nghề đặc biệt, bằng giấy phép kinh doanh là cách làm truyền thống mà ngay cả những nước được coi là có mô hình nền kinh tế tự do như nước Mỹ cũng vẫn áp dụng. Tuy vậy, thực tiễn lịch sử đã chỉ ra rằng, bên cạnh việc có những mặt tích cực nhất định phục vụ hoạt động quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các nhà doanh nghiệp, giấy phép hoạt động kinh doanh còn mang trong mình nhiều điểm hạn chế không thể không tính đến. Giấy phép kinh doanh chính là những rào cản có tính chất hành chính đối với việc gia nhập ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều đó có thể đồng nghĩa vơí việc giấy phép kinh doanh là các hàng rào ngăn cản việc lưu thông tiền tệ giữa các ngành nghề trong nền kinh tế. Sự tồn tại của các giấy phép còn có thể làm hạn chế cạnh tranh giữa các ngành, gây nên tình trạng độc quyền dựa vào quyền lực Nhà nớc, làm sai lệch sự phân bổ nguồn vốn trong toàn nền kinh té. Đồng thời sự tồn tại một loại giấy phép, có nghĩa là còn tồn tại cơ chế ”xin-cho”, còn tồn tại cơ hội để nảy sinh các hiện tượng tiêu cực. Vì những lý do trên, trừ khi xác định rõ ràng đợc rằng việc áp dụng loại giấy phép nào đó là có lợi nhiều hơn có hại, còn nói chung, các loại giấy phép đều cần phải bị bãi bỏ.
Bên cạnh những trở ngại về giấy phép, nhiều cơ quan quản lý Nhà nước, các địa phương do không đủ khả năng quản lý và giám sát trước sự năng động và đa dạng của người kinh doanh đã đưa ra những quy định làm hạn chế, thậm chí cấm kinh doanh trong một số lĩnh vực. Lý do “quy hoạch” thường được nhiều tỉnh, thành phố vận dụng để hạn chế hoặc cấm các hoạt động kinh doanh của người dân. Trên thực tế, một số UBND cấp tỉnh ra chỉ thị tạm ngừng cấp đăng ký kinh doanh đối với một số ngành nghề và không quy định thời hạn tạm ngừng dẫn đến gần như cấm kinh doanh các ngành nghề đó. Một số UBND tỉnh ra các quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp thuộc một số ngành nghề một cách vô căn cứ, trái với Luật doanh nghiệp. Tại một số địa phương, lấy lý do “không đúng quy hoạch”, cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối câp đăng ký kinh doanh theo địa điểm do doanh nghiệp đăng ký nhưng không cung cấp được văn bản quy hoạch hợp pháp. Một số tỉnh, thành phố đã ra quy định khi đăng ký kinh doanh một số ngành nghề như: vũ trường, karaoke, café, quán bar, cắt tóc thanh nữ, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ Phòng đăng ký kinh doanh phải xin ý kiến quận, huyện; quận, huyện phải xin ý kiến phường, xã. Nếu phường, xã không đồng ý thì quận, huyện cũng không đồng ý và doanh nghiệp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đây là một quy định có tính chất như giấy phép mà thực quyền cấp phép là cấp phường, xã. Với những ngành nghề này, các phường, xã không chấp thuận đăng ký cho doanh nghiệp thường dựa trên các lý do về trật tự, an ninh. Chủ trương trên đã khôi phục cơ chế “xin-cho” ở cấp quận, huyện, phường, xã, kéo dài thời gian xét duyệt đăng ký kinh doanh, hạn chế quyền tự do kinh doanh của công dân trái với Luật doanh nghiệp.
Hiện có một số Bộ, ngành đang có ý định trình Chính phủ mở rộng thêm danh mục lĩnh vực cấm kinh doanh theo ý tưởng “chỉ cho kinh doanh những ngành quản lý được, nếu không thì phải tạm dừng cấp giấy đăng ký kinh doanh. Trong những tháng đầu tiên thi hành luật doanh nghiệp đã có một số cơ quan quản lý Nhà nước vẫn áp dụng văn bản đã hết hiệu lực thi hành để từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cụ thể là trước đây, một số Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành lệnh tạm thời đình chỉ thi hành Luật doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh như: (1) Du lịch lữ hành nội địa;(2) Dịch vụ vận tải hàng hải;(3) Sản xuất, lắp đặt và mua bán thiết bị phòng cháy, chữa cháy;(4) Vận tải hành khách công cộng bằng taxi;(5) Dịch vụ pháp lý;(6) Tư vấn đi du học nước ngoài,Nhưng nay, Luật doanh nghiệp không còn cho phép các cơ quan này đựoc ban hành lệnh tạm ngừng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như đã làm vừa qua và mặc nhiên các lệnh đình chỉ đến nay không còn hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, một số lệnh đã hết hiệu lực kể trên vẫn được cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng để tước quyền dược kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp. Thậm chí, Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Cục đường bộ Việt Nam còn ban hành thêm công văn yêu cầu các cơ quan chức năng phải tiếp tục thực hiện lệnh tạm đình chỉ cho phép thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh hai ngành sản xuất, lắp đặt, mua bán thiết bị phòng cháy, chữa cháy và kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng taxi. Rất may mắn là do được phản ánh kịp thời bằng báo chí và công luận cũng như của cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng chính phủ đã kịp thời nhắc nhở và đôn đốc, yêu cầu các ngành, các Uỷ ban nhân dân phải thực thi nghiêm chỉnh Luật doanh nghiệp, vì thế đến cuối năm 2000, tình trạng kể trên đã được khắc phục một cách đáng kể. Tuy nhiên, cho tới cuối năm 2000 vẫn còn một số Bộ, ngành chưa ban hành được danh mục theo yêu cầu của Nghị định này.
Bảy là, về phía các doanh nghiệp, ý thức chấp hành các quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp nhìn chung chưa cao.
Một số không nhỏ chủ d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV186.doc