Đề tài Một số vấn đề tổ chức quản lý và kế toán tài sản cố định vô hình

- Cũng như tổ chức hạch toán tài sản cố định nói chung, việc tổ chức hạch toán TSCĐ vô hình phải cung cấp được các thông tin sau đây về tài sản cố định vô hình để đưa ra được quyết định quản lý.

- Quản lý TSCĐ vô hình về chủng loại, theo các đặc trưng kinh tế, đặc trưng kỹ thuật như:

+ Số lượng chủng loại TSCĐ vô hình theo các cách phân loại như TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn, phần mền máy vi tính.

Nhãn hiệu hàng hoá .v.v.v hay TSCĐ vô hình đầu tư bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản, nguồn vốn khấu hao hay các quỹ của doanh nghiệp.v.v.

+ Sự phân bổ TSCĐ theo mục đích đầu tư (kinh doanh, phúc lợi sự nghiệp.) khai thác, sử dụng TSCĐ vô hình (quản lý, sản xuất, bán hàng)

- Đảm bảo phải cung cấp được đầy đủ các thông tin về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, nguồn hình thành theo số hiện có và sự biến động tăng, giảm.

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2833 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề tổ chức quản lý và kế toán tài sản cố định vô hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liên quan đến quyền sở hữu vốn. - Nguyên giá TSCĐVH được hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại là giá trị của tài sản đó vào ngày mua (ngáy sáp nhập doanh nghiệp) . - Nguyên giá TSCĐVH mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản CĐVH không tương tự hoặc tài sản khác được xác định gheo giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả hoặc thu về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về. - Nguyên giá TSCĐVH mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐVH tương tự hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu của một tài sản tương tự (tài sản cố công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Nguyên giá TSCĐVH nhận về được trích bằng giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi. Việc xem xét nguyên giá một cách cụ thể thông qua từng nghiệp vụ, trường hợp khác nhau giúp cho việc tổ chức quản lý và xác định giá trị ban đầu của TSCĐVH nói riêng và TSCĐ nói chung được chính xác, rõ ràng. Trong kế toán quốc tế, kế toán Pháp và kế toán Mỹ nghuyên giá tài sản cố định nói chúng và TSCĐVH nói riêng cũng được xem xét cụ thể theo từng trường hợp nêu trên. Kế toán Việt Nam đã vận dụng chuẩn mục kế toán quốc tế vào việc xây dựng chuẩm mục của riêng mình. Tuy nhiên. Trong kế toán Pháp các chi phí về hoa hồng, thù lao, lệ phí chứng thư thuê trước bạ không được hạch toán vào nguyên giá mà đưa vào chi phí kinh doanh. 4. Xác định thời gian khấu hao tài sản cố định vô hình. Theo quy định của chuẩn mực kế toán q uốc tế IAS 38 thì thời gian khấu hao của các loại TSCĐVH khác nhau là khác nhau tuỳ thuộc vào từng nhóm tài sản cố định tuy nhiên thường không quá 20 năm kể từ ngày TSCĐVH vào sử dụng nên qua 20 năm phải giải thích các căn cứ để chứng minh. Còn trong kế toán Mỹ thì thời gian khấu hao của tài sản cố định cũng tuỳ thuộc vào từng nhóm, loại TSCĐVH thông thường là không quá 40 năm. Còn theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 thì. Giá trị phải khấu hao của TSCĐVH được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính hợp lý của nó. Thời gian trích khấu hao của TSCĐ vô hình tối đa là 20 năm. Việc trích khấu hao phải được bắt đầu từ khi đưa TSCĐ vô hình vào sử dụng. Việc xác định thời gian hữu ích của TSCĐCH làm các căn cứ tính khấu hao cần phải xem xét các yếu tố sau: + Khả năng sử dụng dự tính của tài sản; + Vòng đời của sản phẩm và các thông tin chung về các ước tính liên quan đến thời gian sử dụng hữu ích của các hoại tài sản giống nhau được sử dụng trong điều kiện tương tự; + Sự lạc hậu về kỹ thuật công nghệ; + Tính ổn định của ngành sử dụng tài sản đó và sự thay đổi về nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm hoặc việc cung cấp dịch vụ mà tài sản đó đem lại; + Hoạt động dự tính của các đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm lăng ; + Mức chi phí cần thiết để duy trì bảo dưỡng. + Thời gian kểm soát tài sản và những hạn chế về mặt pháp lý và những hạn chế khác về quá trình sử dụng tài sản; + Sự phụ thuộc thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐVH với các tài sản khác trong doanh nghiệp. Nếu TSCĐVH là phần mềm máy tính và các TSCĐ vô hình khác có thể nhanh tróng bị lặc hậu về kỹ thuật thì thời gian sử dụng hữu ích của các tài sản này thường ngắn hơn. Trong 1 số trường hợp, thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình có thể vượt quá 20 năm khi có những bằng chứng tin cậy, nhưng phải xác định được cụ thể, trong trường hợp này doanh nghiệp phải: + Khấu hao TSCĐVH theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính chính xác nhất. và trình bày các lý do ước tính thời gian sử dụng hữu ích ấy của TSCĐ trên báo cáo tài chính. Nếu việc kiểm soát đối với các lợi ích kinh tế trong tương lai từ TSCĐ vô hình đạt được bằng quyền pháp lý được cấp trong một khoảng thời gian nhất định thì thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình không vượt quá thời gian có hiệu lực của quyền pháp lý, trừ khi quyền pháp lý được gia hạn. Như vậy việc xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam mẫu 03 mục thời gia khấu hao tài sản cố định là tương đối phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế và kế toán pháp. Trong kế toán Mỹ thời gian khấu hao TSCĐ vô hình được quy định một cách cụ thể hơn như sau: + Đối với bằng sáng chế là độc quyền sử dụng và kiểm soát phát minh mới được nhà nước bảo hộ 17 năm. Như vậy thời gian hữu dụng của tài sản thường là 17 năm hoặc ngắn hơn. + Đối với bản quyền tác giả: trước năm 1978, quyền này được bảo hộ kéo dài trong suất 28 năm rồi được tái công nhận thêm 28 năm nữa. Kể từ năm 1978, luật của liên bang đã thay đổi và quyền tác giả được công nhận trong suốt cuộc đời tác giác và kéo dài 50 năm tiếp sau khi tác giả mất. + Đối với chi phí tổ chức: thời gian khấu hao thường là 5 - 20 năm + Đối với chi phí nghiên cứu và phát triển thì thời gian hữu dụng phổ biến được giả định thường là 5 năm ..v..v. 5. Xác định giá trị hao mòn (khấu hao) và giá trị còn lại của TSCĐ vô hình. Theo chế độ kế toán cũ quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14 tháng 11 năm 1996 của Bộ trường Bộ tài chính thì việc theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ vô hình phải tuân theo nguyên tắc đánh giá theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán của tái ản cố định vô hình. = - Trong đó: Số khấu hao luỹ kế được xây dựng bằng tổng số khấu hao phải trích tính từ khu đưa vào tài sản vào sử dụng đến thời điểm xem xét. Theo chế độ kế toán hiện hành tài sản cố định đưa vào sử dụng ngày nào phải tính khấu hao từ ngày đó nhưng để đơn giản thực tế các doanh nghiệp được phép hạch toán khấu hao theo phương pháp tròn tháng nghĩa là TSCĐ đưa vào sử dụng tháng này thì tháng sau mới trích khấu hao. TSCĐ giảm trong tháng này thì tháng sau mới trích khấu hao. Việc trích khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng là điểm khác với kế toán quốc tế, kế toán Pháp, kế toán Mỹ theo đó kế toán phải trích khấu hao theo ngày. Theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam hiện hành việc trích khấu hao được thực hiện theo ba phương pháp gồm: Phương pháp khấu hao đường thẳng Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần; Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm + Theo phương pháp khấu hao đường thẳng thì số khấu hao hàng năm không đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình: = = Đây là điểm mới của chế độ chuẩn mực kế toán Việt Nam. Trước đây giá trị khấu hao chính là nguyên giá của TSCĐ vô hình, giá trị thanh lý ước tính của TSCĐ vô hình không được xét đến. Như vậy đây là quy định khác với chuẩn mực kế toán Pháp (như chế độ kế toán cu QĐ 1062/2001/BTC). Nhưng lại rất tương đồng với kế toán Mỹ theo đó, trước khi đưa vào sử dụng doanh nghiệp đánh giá TSCĐ vô hình trên các phương diện: số năm hữu dụng và giá trị tận dụng rồi mới tiến hành trích khấu hao theo công thức nêu trên. Việc tính khấu hao theo chế độ mới. + Phương pháp khấu hao giảm dần (khấu hao nhanh) dựa trên nguyên tắc là trong những năm đầu TSCĐ vô hình còn chưa lạc hậu nên khả năng hữu ích cao cho nên khấu hao tính vào chi phí cũng phải cao hơn. Càng về sau năng lực của tài sản càng giảm nên khấu hao trích vào chi phí cũng thấp hơn. Tính khấu hao giảm dần thực hiện theo cong thức sau: (1) Mức khấu hao =(Nguyên giá tỷ lệ thanh lý ước tính x tỷ lệ khấu hao giảm dần) (2) Mức khấu hao = Giá trtị còn lại x tỷ lệ khkấu hao cố định + Phương pháp khấu hao theo sản lượng: Nguyên tắc của phương pháp này là căn cứ vào sản lượng sản xuất ra ước tính trong suốt thời gian hoạt động của TSCĐ nói chung (sản lượng theo công suất thiết kế) và sản lượng sản xuất ra trong tháng để tính ra số khấu hao phải trích trong tháng. = x Liên hệ: Ngoài ra, phương pháp tính khấu hao nói trên kế toán Mỹ còn sử dụng phương pháp khấu hao theo tổng số các năm và khấu hao theo tỷ lệ thời gian. + Phương pháp khấu hao theo tổng số năm: = Giá trị tính khấu hao x Trong đó: i: là chỉ số của năm theo thứ tự i = 1, n N: Là số năm hữu dụng của TSCĐ vô hình + Phương pháp khấu hao nhanh theo tỷ lệ thời gian Khi khấu hao nhanh được sử dụng và kỳ kế toán không trùng với các năm của thời gian hữu dụng thì khâú hao phải được tính theo tỷ lệ giữa các kỳ kế toán. Trong kế toán tài chính của pháp thì lại quy định chỉ sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để trích khấu hao TSCĐ các phương pháp khác chỉ áp dụng cho kế toán quản trị. Ngoài ra kế toán pháp còn hạch toán dự phòng giảm giá TSCĐ vô hình, kế toán Việt Nam khó có dự phòng giảm giá TSCĐ nói chung. Kế toán Việt Nam đã vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IA 338 tài sản cố định vô hình để xác định các phương pháp khấu hao được sử dụng để tỉnh khấu hao TSCĐ vô hình trong doanh nghiệp. II. VẤN ĐỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN TSCĐ VÔ HÌNH. 1. Tổ chức hạch toán và yêu cầu quản lý TSCĐ vô hình. a. Yêu cầu quản lý TSCĐ vô hình. - Cũng như tổ chức hạch toán tài sản cố định nói chung, việc tổ chức hạch toán TSCĐ vô hình phải cung cấp được các thông tin sau đây về tài sản cố định vô hình để đưa ra được quyết định quản lý. - Quản lý TSCĐ vô hình về chủng loại, theo các đặc trưng kinh tế, đặc trưng kỹ thuật như: + Số lượng chủng loại TSCĐ vô hình theo các cách phân loại như TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn, phần mền máy vi tính. Nhãn hiệu hàng hoá ..v..v.v hay TSCĐ vô hình đầu tư bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản, nguồn vốn khấu hao hay các quỹ của doanh nghiệp..v..v. + Sự phân bổ TSCĐ theo mục đích đầu tư (kinh doanh, phúc lợi sự nghiệp..) khai thác, sử dụng TSCĐ vô hình (quản lý, sản xuất, bán hàng) - Đảm bảo phải cung cấp được đầy đủ các thông tin về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, nguồn hình thành theo số hiện có và sự biến động tăng, giảm. - Cung cấp được các thông số về tình hình sử dụng và khấu hao TSCĐ vô hình như: + Thời gian sử dụng TSCĐ vô hình. + Phương pháp thu hồi vốn + Phương pháp khấu hao + Phương pháp phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng sử dụng. + Cung cấp thông tin về việc quản lý, sử dụng vốn khấu hao TSCĐ. b. Tổ chức hạch toán đơn vị theo chế độ quản lý tài chính hiện hành * Nội dung tổ chức hạch toán TSCĐ vô hình. Việc tổ chức hạch toán TSCĐ vô hình nói riêng và hạch toán TSCĐ nói chung phải gồm các nội dung cơ bản sau: + Tổ chức hân loại TSCĐ vô hình và đánh giá TSCĐ vô hình theo chế độ quy định. + Tổ chức hạch toán ban đầu (chứng từ) các nghiệp vụ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ. + Tổ chức ghi chép các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ vô hình trên hệ thống sổ chi tiết và tổng hợp theo chế độ quy định và theo đặc thù của TSCĐ vô hình trong đơn vị. * Nguyên tắc tổ chức hạch toán TSCĐ vô hình TSCĐ vô hình được hạch toán theo các nguyên tắc dưới đây: + TSCĐ vô hình pảhi được tổ chức ghi sổ kế toán theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là VNĐ. + Đánh giá TSCĐ vô hình phải thể hiện được nguyên giá TSCĐ vô hình. + Ghi sổ kế toán TSCĐ vô hình phải phản ánh được ba chỉ tiêu: Nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ vô hình. + Tài sản cố định vô hình phải được ghi sổ theo đối tượng ghi TSCĐ vô hình, theo nguồn hình thành và theo nơi sử dụng TSCĐ. * Tổ chức hạch toán tăng giảm TSCĐ vô hình ( theo QĐ số 1141 - TC / QĐ/ CDKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính. - Các loại chứng từ sử dụng Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành các chứng từ cần sử dụng để ghi chép (hạch toán ban đầu) gồm: + Quyết định liên quan đến sự tăng giảm TSCĐ vô hình như: quyết định mua, thanh lý TSCĐ vô hình. + Chứng từ TSĐ như: Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01 - TSCĐ/ - BB) Thẻ TSCĐ (Mẫu số 02 TSCĐ/ BB) Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 03 - TSCĐ/BB) Biên bản giao nhận TSCĐ nâng cấp sửa chữa lớn (nếu có) (Mẫu số 04 - TSCĐ/ HOạT đẫNG) Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 05 - TSCĐ/HOạT đẫNG) Mẫu chứng từ được hình trình bày ở phần phụ lục 01. + Chứng từ khấu hao TSĐ: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Mẫu bảng được trình bày trong phần phụ lục 02 - Quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ Chứng từ TSCĐ được luân chuyển thông qua sơ đò luân chuyển sau: Nghiệp vụ TSCĐ vô hình Chủ doanh nghiệp Quyết định tăng giảm TSCĐ Hội đồng giao nhận Giao nhận và lập biên bản Bảo quản và huỷ Kế toán TSCĐ Lập hoặc hủy thẻ TSCĐ (1) (2) (3) (4) Giải thích sơ đồ. Thực hiện luân chuyển chứng từ tài sản cố định theo trình tự dưới đây. (1) Chủ doanh nghiệp (người có trách nhiệm) ra quyết định tăng giảm TSCĐ. (2) Hội đồng giao nhận được thành lập tiến hành giao nhận và lập biên giảm giao nhận TSCĐ. (3) Kế toán TSCĐ căn cứ vào các chứng từ liên quan để lập hoặc huỷ thẻ TSCĐ. (4) Bảo quản và lưu trong năm tài chính và sau năm tài chính. Thông thường chứng từ TSCĐ được kế toán lưu trong suất thời gian quản lý và sử dụng TSCĐ. - Các loại sổ sách sử dụng Theo quy định của chế độ 114/ - TC/QD/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của BTC để quản lý TSCĐ vô hình trong doanh nghiệp kế toán sử dụng các loại sổ sau: + Sổ chi tiết TSCĐ. Các loại sổ chi tiết gồm: Sổ TSCĐ: sử dụng cho toàn doanh nghiệp (Mẫu 1) Sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng (Mẫu 2) Mẫu số được trình bày ở phụ lục 03. + Sổ tổng hợp: Chế độ kế toán Việt Nam cho phép doanh nghiệp áp dụng một trong bốn hình thức sổ kế toán sau: * Hình thức nhật ký sổ cái Hình thức Nhật ký chung Hình thức chứng từ ghi sổ Hình thức nhật ký chứng từ Tuỳ thuộc vào hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng mà số lượng sổ tổng hợp và quy trình ghi sổ cũng khác nhau. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký sổ cái Chứng từ gốc TSCĐ vô hình Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký sổ cái được thể hiện qua sơ đồ. Thẻ TSCĐ vô hình Nhật ký sổ cái Tài khoản 213 Tài khoản 214 Sổ chi tiết TSCĐ vô hình Bảng tổng hợp, chi tiết tăng,giảm TSCĐ vô hình Báo cáo kế toán Giải thích sơ đồ: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Mẫu sổ nhật ký sổ cái TK 213, TK 214 được trình bày ở phụ lục 04 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Sơ đồ trình tự ghi sổ và đối chiếu Chứng từ gốc tăng giảm và khấu hao TSCĐ vô hình Sổ nhật ký chung Sổ cái 213, 214 Bảng cân đối số phát sinh Thẻ TSCĐ vô hình Sổ chi tiết TSCD vô hình Bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ vô hình Báo cáo kế toán Mẫu sổ "sổ nhật ký chung","sổ cái TK được trình bày ở phụ lục (05) Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ Sơ đồ kế toán Chứng từ tăng giảm TSCĐ vô hình khấu hao TSCĐ vô hình Bảng tổng hợp chứng từ gốc Bảng tổng hợp, chi tiết tăng, giảm TSCĐ vô hình Thẻ TSCĐ vô hình Sổ chi tiết TSCĐ vô hình Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 213, 214 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính kế toán Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Mẫu "chứng từ ghi sổ" sổ đăng ký chứng từ ghi sổ "sổ cái TK được trình bày ở phụ lục (06) Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ Sơ đồ ghi sổ và đối chiếu Chứng từ tăng giảm TSCĐVH Thẻ TSCĐVH Sổ chi tiết TSCĐVH Sổ cái tài khoản 213,214 Bản kê 4,5,6 1,2,3,4,5,10 Bản tổng hợp chi tiết tăng , giảm TSCĐVH Báo cáo kế toán KTCT KTCT 9 KTCT số 7 Mẫu "Nhật ký chứng từ số 7,9) "sổ cái" được trình bày ở phụ lục 07. 2. Một số nghiệp vụ kế toán TSCĐ vô hình (theo chuẩn mực số 03 TSCĐ vô hình và thông tư số 89/ 2002/ thị trường - BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001) a. Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 213 "TSCĐ vô hình" được chi tiết thành tài khoản cấp 3: + TK 2131 "Quyền sử dụng đất" + TK 2132 "Quyền phát hành" + TK 2133 " Bản quyền, bằng sáng chế" + TK 2134 " Nhãn hiệu hàng hoá" + TK 2135 " Phần mềm máy vi tính" + TK 2136 " Giấy phép và giấy phép nhượng quyền" + TK 2138 " TSCĐ vô hình khác" Kết cấu tài khoản Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng Bên có: Nhuyên giá TSCĐ vô hình giảm Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có trong doanh nghiệp Việc phân chia thành 7 tài khoản cấp 3 như trên cơ sự thay đổi so với hế độ kế toán có quy định trong quyết định số 114/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính trong quyết định này. TK 2132 chp thành lập doanh nghiệp nay không được hạch toán là TSCĐ vô hình nữa. TK 2134 -"Chi phí nghiên cứu và phát triển" cũng không được hạch toán tất cả vào TSCĐ vô hình" TK 2135 chỉ lợi thế thương mại: cũng như vậy Các chi phí nói trên được hạch toán vào TK 242 chi phí trả trước dài hạn và được phân bổ tối đa không quá 3 năm vào chi phí kinh doanh. Liên hệ: Kế toán Mỹ quy định chi phí tổ chức là một loại TSCĐ vô hình Kế toán Pháp coi chi phí thành lập doanh nghiệp và toàn bộ chi phí nghiên cứu phát triển được hạch toán vào TSCĐ vô hình. b. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: * Hạch toán các nghiệp vụ mua TSCĐ vô hình Trường hợp mua TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thế GTGT theo phương pháp khấu trừ kế toán ghi: Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình ( giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 ( 1332) thuế GTGT được khấu trừ Có TK 112 - tiền gửi ngân hàng hoặc kho bạc Có TK 141 - Tạm ứng Có TK 351 - Phải trả người bán Trường hợp mua TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT, kế toán ghi: Nợ TK 213 - GTGT vô hình ( giá mua cả thuế GTGT) Có TK 111, 112, 141,331 * Hạch toán mua TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp Trường hợp mua TSCĐ vô hình vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi Nợ TK 213: - TSCĐ vô hình - nguyên giá (giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 242: - Chi phí trả trước dài hạn [ Phần lãi trả chậm, trả góp trích bằng tổng số tiền phải thanh toán trừ giá mua trả ngay và thuế GTGT đầu vào (nếu có) Nợ TK 133 (1332) Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331: Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán) Trường hợp doanh nghiệp đưa TSCĐ vào sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không phải chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không phải chịu thuế GTGT kế toán ghi: Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình - nguyên giá (Theo giá mua ngay đã có thuế GTGT) Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (phần lãi trả chậm trả góp) Hàng kỳ trích số lãi phải trả về mua TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp, kế toán ghi. Nợ TK 635: - Chi phí tài chính Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn Khi thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi: Nợ TK 331 - phải trả cho người bán Có các TK 111,112 * Trường hợp TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi. Trường hợp trao đổi hai TSCĐ vô hình tương tự: Khi nhận TSCĐ tương tự do trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự và đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình ( nguyên giá TSCĐ vô hình nhận về ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi) Nợ TK 214 ( 2143) hao mòn TSCĐ (giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi) Có TK 213 - TSCĐ vô hình ( nguyên giá TSCĐ đưa đi trao đổi) Trường hợp trao đổi hai TSCĐ vô hình không tương tự, kế toán ghi - Ghi giảm TSCĐ vô hình đưa đi trao đổi Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem đi) Có TK 213 - TSCĐ (nguyên giá TSCĐ đưa đi trao đổi) Đồng thời phản ánh só thu nhập do trao đổi TSCĐ Nợ TK 131 -Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán) Có TK 711 - Thu nhập khác (giá trị hợp lý của TSCĐ đem) Có TK 3331 ( 33311) thuế GTGT nhận trao đổi về Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về) Nợ TK 133 ( 1332) Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) - Có TK 131 - phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán) - Trường hợp được thu thêm tiền kế toán ghi: Nợ TK 111, 112(số tiền đã thu thêm) Có TK 131 ( Phải thu của khách hàng) - Trường hợp phải trả thêm tiền cho phía bên kia, kế toán ghi: Nợ TK 131 - phải thu của khách hàng Có TK 111, 112 ( số tiền phải trả thêm) Liên hệ: Trong kế toán pháp các chi phí về hoa hồng, thù lao, lệ phí, chứng từ, thuế trước bạ phát sinh trong quá trình thu mua TSCĐ vô hình không được hạch toán vào nguyên giá được đưa vào chi phí kinh doanh (khác kế toán Việt Nam). Và kế toán Pháp chỉ sử dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán Mỹ không áp dụng luật thuế GTGT. * Trường hợp giá trị TSCĐ vô hình được hình thành từ nội bộ doanh nghiệp trong giai đoạn triển khai: Khi phát sinh chi phí trong giai đoạn triển khai kế toán ghi Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 111, 112, 132, 153, 331.. Khi xét thấy kết quả triển khai thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình kế toán ghi Tập hợp chi phí thực tế phát sinh ở giai đoạn triển khai để hình thành TSCĐ. Nợ TK - Xây dựng cơ bản dở dang Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 132, 153, 331... Khi hoàn thành kế toán ghi Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình Có TK 241 - Xây dựng cơ bản Khi mua TSCĐ vô hình được thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của các công ty cổ phần, nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn, kế toán ghi: Nợ TK 213 - TSCĐ VH Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh * Khi doanh nghiệp được tài trợ, biếu tặng TSCĐ VH đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh kế toán ghi: Khi nhận TSCĐ vô hình được tài trợ, biếu tặng: Nợ TK 213 - TSCĐ VH Có TK 711 - thu nhập khác Các chi phí liên quan đến TSCĐ VH nhận tài trợ, biếu tặng: Nợ TK 213 - TSCĐ VH Có TK 111, 112 ... Khi tính thuế TNDN phải nộp trên giá trị TSCĐ vô hình được tài trợ biếu tặng kế toán ghi Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp NS (3334) Sau khi tính thuế TNDN phải nộp trên giá trị TSCĐ VH được tài trợ, biếu tặng, ghi tặng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh Như vậy chế độ, chuẩn mực kế toán mới đã có sự thay đổi trong trường hợp này nếu là chế độ kế toán cũ. Kế toán ghi: Nợ TK 213 - TSCĐ VH Có TK 411 - NVKD * Khi doanh nghiệp nhận góp vốn liên doanh bằng TSCĐ VH kế toán ghi Nợ TK 213 - TSCĐ VH Có TK 411 Chế độ mới đã vận dụng chế độ kế toán cũ. * Hạch toán giảm TSCĐ vô hình trong trường hợp chi phí nghiên cứu, lợi thế thương mại, chi phí thành lập đã được hạch toán vào TSCĐ trước khi thực hiện chuẩn mực. Nếu giá trị còn lại của những TSCĐ VH này nhỏ, kế toán kết chuyển một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ: Nợ TK 627, 641, 642 (giá trị còn lại) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số đã trích khấu hao) Có TK 213 - TSCĐ VH (nguyên giá) Nếu giá trị còn lại của những TSCĐ VH này lớn được kết chuyển vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần, kế toán ghi: Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số đã trích khấu hao) Có TK 213 - TSCĐ VH (nguyên giá) * Hạch toán nhượng bán, thanh lý TSCĐ VH: Bút toán 1: Ghi giảm TSCĐ VH nhượng bán, thanh lý Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại) Nợ TK 2143 - Hao mò TSCĐ VH Có TK 213 - TSCĐ VH (nguyên giá) Bút toán 2: Phản ánh các chi phí thanh lý, nhượng bán, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào (nếu có) Có TK 111,112,331 : Tổng chi phí Bút toán 3: Phản ánh số thu về nhượng bán thanh lý Nợ TK 111,112, 131 - Tổng thu Có TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra (nếu có) Có TK 711 - Thu nhập khác (thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ) * Hạch toán giảm TSCĐ do đưa đi góp vốn liên doanh Nợ TK 222 - Góp vốn liên doanh Nợ TK 2143 - Hao mòn TSCĐ VH Nợ (Có) TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản * Hạch toán giảm TSCĐ VH phát hiện thiếu qua kiểm kê Nợ TK 137 - Phải thu khác (Giá trị còn lại của TSCĐ VH phát hiện thiếu) Nợ TK 2143 - Hao mòn TSCĐ VH phát hiện thiếu Có TK 213 - Nguyên giá Liên hệ: Trong kế toán Pháp cũ các nghiệp vụ kế toán tăng giảm cũng tương tự như kế toán Việt Nam. c) Một số sơ đồ kế toán “TSCĐ vô hình” Kế toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Thuế GTGT Chi phí sửa chữa lớn phát sinh Kết chuyển giá trị sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành (Nếu có trích trước) Định kỳ trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí SXKD Giá trị sửa chữa lớn TSCĐ lớn hơn số đã trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn hoàn thành phải phân bổ nhiều năm (nếu không trích trước) Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành (giá trị nhỏ) được tính ngay vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ) Định kỳ phân bổ dần vào chi phí SXKD trong kỳ TK 111,112,152,334... TK 133 TK335 TK627,641,642 TK 241 TK 242 Sơ đồ kế toán chi phí trả trước dài hạn TK627,635 641,642 TK111,112,152, 153,331,334 TK242 Chi phí trả trước dài hạn TK153 TK133 TK214 TK627,641,642 TK152 TK138 TK627,641,642 Khi phát sinh các chi phí trả trước dài hạn Thuế GTGT đầu vào (nếu có) Định kỳ phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SXKD Phân bổ lần đầu giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí SXKD Khi xuất công cụ, dụng cụ có giá trị lớn phải phân bổ dần vào chi phí SXKD Giá trị công cụ, dụng cụ tính vào chi phí SXKD Giá trị phế liệu thu hồi Giá trị phải bồi thường chờ xử lý Phân bổ lần cuối cùng Định kỳ phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí SXKD Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành phải phân bổ nhiều năm Sơ đồ kế toán chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm TK 641,6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKTO080.doc
Tài liệu liên quan