MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU 3
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU 3
1.1.1 Khái niệm về chiến lược xuất khẩu 3
1.1.2. Sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược xuất khẩu. 5
1.2. NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU 7
1.2.1. Tầm nhìn chiến lược xuất khẩu 7
1.2.2 Mục tiêu của chiến lược xuất khẩu 7
1.2.3. Các bước xây dựng chiến lược xuất khẩu 8
1.2.3.1. Nghiên cứu thị trường 8
1.2.3.2. Thâm nhập thị trường 8
1.2.3.3. Phân tích SWOT 9
1.2.3.4. Xác định thị trường - mặt hàng xuất khẩu 9
1.2.3.5. Phân bổ và bố trí nguồn lực 10
1.2.3.6. Xúc tiến xuất khẩu 10
1.3. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU. 11
CHƯƠNG II: CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA VINASHIN MOTOR 12
2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY 12
2.2. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP XE MÁY 2006-2015 VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY 2006-2010 15
2.2.1. Quy hoạch phát triển của ngành công nghiệp xe máy 15
2.2.2. Tầm nhìn chiến lược xuất khẩu của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ xe máy trong giai đoạn 2006-2010 16
2.2.2.1. Tầm nhìn của VINASHIN MOTOR đến 2010 16
2.2.2.2.Mục tiêu đặt ra đến năm 2010 16
2.3. CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA VINASHIN MOTOR. 17
2.3.1. Nghiên cứu thị trường 18
2.3.2. Thâm nhập thị trường 19
2.3.3 .Phân tích SWOT 20
2.3.4. Xác định thị trường - mặt hàng xuất khẩu 21
2.3.4. Phân bổ và bố trí nguồn lực 22
2.3.5. Xúc tiến thương mại 23
2.4. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA VINASHIN MOTOR. 23
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA VINASHIN MOTOR 26
3.1. NHÓM GIẢI PHÁP VI MÔ 26
3.1.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo cũng như các thành viên trong công ty về tầm quan trọng của chiến lược xuất khẩu 26
3.1.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 27
3.1.3. Thành lập một phòng ban lập kế hoạch cho chiến lược xuất khẩu 28
3.1.4. Lựa chọn phương thức xuất khẩu có hiệu quả nhất 28
3.1.5. Xác định thị trường - mặt hàng xuất khẩu 29
3.1.6. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn 30
3.1.7. Nâng cao năng lực xúc tiến thương mại 31
3.1.8. Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực 32
3.2. NHÓM CÁC GIẢI PHÁP VĨ MÔ 33
3.2.1. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và công bằng 33
3.2.2. Xây dựng cơ chế hỗ trợ các dịch vụ thương mại ở thị trường nước ngoài, cung cấp thông tin thị trường nước ngoài miễn phí 34
3.2.3. Xây dựng các chính sách khuyến khích xuất khẩu 35
3.2.4. Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại 36
3.2.5. Khai thông thị trường tài chính 36
KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề trong xây dựng chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin (Vinashin Motor), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp tàu thủy, công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy là lĩnh vực chính làm đà phát triển cho Công ty trong xu thế hội nhập kinh tế của Tập đoàn cũng như đất nước.
Công ty đang tập trung phát triển nhanh các lĩnh vực:
Sản xuất động cơ và phụ tùng ô tô, xe máy.
Lắp ráp hoàn chỉnh ô tô, xe gắn máy và phương tiện giao thông vận tải.
Sản xuất phụ tùng và lắp ráp hàng điện tử, điện lạnh.
Thi công xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi.
Sản xuất chế tạo hàng cơ khí, kết cấu thép siêu trường siêu trọng và các phụ kiện phục vụ ngành công nghiệp tàu thủy và các ngành công nghiệp khác.
Hiện nay, Công ty đang tiến hành đầu tư, mở rộng:
Nhà xưởng tại khu công nghiệp Lai Vu, thành phố Hải Dương với diện tích 126 220,8 m2.
Xây dựng nhà máy bình chứa ga bằng Composite tại Hà Tây.
Nhà máy sản xuất xe máy và công nghiệp phụ trợ tàu thủy tại Hà Tây.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Lào, Campuchia, Mali, Bangladesh, và một số nước châu Phi khác.
Hình 2: Sơ đồ công ty bộ máy quản lý tại VINASHIN MOTOR
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
TRỢ LÝ TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC NHÀ MÁY ÔTÔ-ĐỘNG CƠ BÌNH THUỶ-BÌNH GAS, XE MÁY VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ- NHÀ MÁY SẢN XUẤT UPVC PROFILE VÀ SẢN XUẤT NỘI THẤT TÀU THUỶ, CÔNG NGHIỆP DÂN DỤNG - SÂN BIỆT THỰ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG
XUẤT NHẬP KHẨU
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
GIÁM ĐỐC KINH DOANH
GIÁM ĐỐC MARKETING
PHÒNG KINH DOANH VÀ DỰ ÁN
PHÒNG ĐIỀU HÀNH MARCOM MARKETING
2.2. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP XE MÁY 2006-2015 VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY 2006-2010
2.2.1. Quy hoạch phát triển của ngành công nghiệp xe máy
Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam trở thành một trong những ngành sản xuất và xuất khẩu xe máy, linh kiện phụ tùng mạnh của khu vực. Cụ thể:
Giai đoạn 2006-2010:
Đáp ứng 90% nhu cầu xe máy trong nước.
Năm 2010 xuất khẩu các loại xe gắn máy, linh kiện và phụ tùng xe tương đương 450-500 nghìn xe, ước kim ngạch xuất khẩu đạt 300 triệu USD.
Sản xuất trong nước đạt trên 90% linh kiện, phụ tùng xe máy và 95% linh kiện phụ tùng động cơ xe máy.
Thiết lập hệ thống các nhà sản xuất, cung ứng linh kiện xe máy có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về chất lượng, giá thành và dịch vụ sau bán hàng; hệ thống phân phối và dịch vụ năng động, chuyên nghiệp.
Thiết lập và đưa các trung tâm nghiên cứu và phát triển vào hoạt động trước năm 2010.
Giai đoạn 2011 đến năm 2015
Sản xuất đáp ứng 95% nhu cầu xe máy trong nước, trên 95% linh kiện, phụ tùng.
Kim ngạch xuất khẩu xe máy, linh kiện, phụ tùng đạt khoảng 500 triệu USD.
Nâng cao năng lực các trung tâm nghiên cứu và phát triển để tự thiết kế được các loại xe gắn máy.
Để đạt được các mục tiêu xuất khẩu, cần:
Triển khai xúc tiến thương mại, tìm kiếm và khai thác thị trường xuất khẩu, đậc biệt là các thị trường Châu Phi, Nam Á, và Mỹ La Tinh.
Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm xe máy, linh kiện, phụ tùng có lợi thế cạnh tranh, phù hợp nhu cầu thị hiếu tiêu dùng ở từng khu vực thị trường.
Tăng cường hợp tác liên kết sản xuất trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh, nghiên cứu thiết kế xe phù hợp thị trường xuất khẩu.
Tích cực tham gia phân công hợp tác quốc tế trong sản xuất xe máy, linh kiện và phụ tùng xe máy trong khu vực và toàn cầu.
2.2.2. Tầm nhìn chiến lược xuất khẩu của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ xe máy trong giai đoạn 2006-2010
2.2.2.1. Tầm nhìn của VINASHIN MOTOR đến 2010
Trở thành một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu của ngành công nghiệp xe máy Việt Nam về kim ngạch xuất khẩu và uy tín đối với khách hàng .
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu: Chuyển đổi từ nhập một phần linh kiện về để lắp ráp xuất khẩu sang tự sản xuất, xuất khẩu với thương hiệu của Vinashin Motor.
Tiếp tục củng cố uy tín, chất lượng của Vinashin Motor trên thị trường quốc tế với triết lý kinh doanh: UY TÍN CHẤT LƯỢNG
Trong giai đoạn 2006-2010 trở thành nhà xuất khẩu đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt và thời hạn giao hàng đúng cam kết.
2.2.2.2.Mục tiêu đặt ra đến năm 2010
VINASHIN MOTOR phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu xe gắn máy và phụ tùng xe gắn máy đạt khoảng 10 triệu USD vào năm 2010. Tập trung vào các sản phẩm như xe máy phân khối lớn hơn 125 cm3, xe tay ga, xe số phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa là 57%. Các sản phẩm xe máy được lắp ráp, sản xuất đều phải đạt tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình được Việt Nam cam kết thực hiện theo các quy định hiện hành. Đồng thời, tập trung đầu tư sản xuất các sản phẩm phụ trợ, hỗ trợ cho các sản phẩm xuất khẩu.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu chủ yếu của VINASHIN MOTOR giai đoạn 2007-2010
Chỉ tiêu
Mục tiêu VINASHIN MOTOR ( sản phẩm )
2007
2008
2009
2010
Sản phẩm chính:
Xe phân khối lớn
Xe ga
Xe số
1000
1500
3000
1250
2000
5000
3000
4000
6000
5500 (700$/chiếc)
6500 ( 600$/chiếc)
6800 (320$/chiếc)
Tỷ lệ nội địa hóa
27%
30%
45%
57%
Nguồn: Dự kiến tình hình kinh doanh 2007-2010
Phòng kinh doanh (tháng 12/2006)
2.3. CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA VINASHIN MOTOR.
Tuỳ vào từng loại chiến lược kinh doanh mà nội dung và trình tự của việc xây dựng có những điểm khác nhau, song nhìn chung, các chiến lược kinh doanh xuất khẩu thường bao gồm một số các nội dung như: xác định mục tiêu, định hướng, tìm ra ưu thế, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, nghiên cứu môi trường trong nước và nước ngoài (đặc biệt là thị trường mục tiêu), hình thành và lựa chọn chiến lược, phân bổ nguồn lực để thực hiện chiến lược đã đề ra. Việc xây dựng có thể theo những phương pháp khác nhau chẳng hạn như "dưới - trên” tức là xuất phát từ mục tiêu đặt ra cho từng khâu, từng bộ phận rồi từ đó xây dựng cho toàn bộ doanh nghiệp hoặc cũng có thể ngược lại là theo phương pháp “trên - dưới”. Ở đây, những mục tiêu, nội dung của chiến lược kinh doanh hình thành rồi triển khai tới các đơn vị, các bộ phận, thậm chí từng con người cụ thể. Tuy nhiên cách đảm bảo và chắc nhất là xây dựng theo phương pháp “trên- dưới- trên”. Đây là phương pháp xuất phát từ cấp cao nhất hình thành nên mục tiêu chiến lược và từ đó triển khai tới cơ sở. Thậm chí xuất phát từ năng lực và khả năng thích ứng với hoàn cảnh môi trường hiện tại của từng ngời mà hình thành nên chiến lược từng bộ phận rồi thông báo lên cấp trên và tới cấp cao nhất. Tại đây tổng hợp và hình thành nên một chiến lược của cả doanh nghiệp. Có thể nói rằng, đây là phương pháp có hiệu quả cao, đảm bảo xây dựng cho mình một chiến lược khả thi nhất, vừa đáp ứng với mục tiêu cấp trên đề ra, vừa thích hợp với điều kiện của từng đơn vị, bộ phận đồng thời phát huy tính tích cực, tự giác và chủ động của toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đã đề ra.
VINASHIN MOTOR đã lựa chọn cho mình phương pháp xây dựng chiến lược xuất khẩu tối ưu nhất, đó là phương pháp “trên – dưới – trên”. Hội đồng quản trị đưa ra ý tưởng, định hướng chiến lược, mục tiêu chiến lược tham khảo ý kiến của tổng giám đốc rồi chỉ đạo cho các bộ phận chức năng, từ đó hình thành nên một bản chiến lược xuất khẩu cụ thể cho cả công ty. Bản chiến lược này sau khi được chỉnh sửa phù hợp với năng lực của từng bộ phận sẽ được thông báo cho hội đồng quản trị. Việc lựa chọn phương pháp xây dựng chiến lược phức tạp nhưng tối ưu này cho thấy ban lãnh đạo VINASHIN MOTOR đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của chiến lược xuất khẩu. Có chiến lược xuất khẩu, doanh nghiệp đã nắm trong tay một phần của thành công.
Dựa trên cơ sở đó, VINASHIN MOTOR đã đưa ra nội dung các bước xây dựng chiến lược xuất khẩu bao gồm:
2.3.1. Nghiên cứu thị trường
Thị trường là nơi quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường là một trong những vấn đề đầu tiên khi doanh nghiệp muốn kinh doanh. Nhận thức được vấn đề này, VINASHIN MOTOR đã tiến hành các cuộc khảo sát thị trường nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh và thị trường xuất khẩu
Đối thủ cạnh tranh:
Các sản phẩm sản xuất trong nước: Hiện có 4 doanh nghiệp liên doanh (Honda, Yamaha, Suzuki, SYM) và một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (Piaggo) hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp xe máy ở Việt Nam với tổng năng lực khoảng 1,44 triệu xe/năm. Ngoài ra, có khá nhiều cơ sở lắp ráp dạng linh kiện nhập khẩu rời (Indigenized Knockdown- IKD) với nguồn linh kiện nhập của Thái Lan, Indonexia, Belarus...và của Trung quốc.
Sản phẩm nước ngoài: VINASHIN MOTOR cũng như các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy khác phải chịu áp lực cạnh tranh chủ yếu của các hãng sản xuất xe máy Trung quốc, Đài loan, Thái Lan, Nhật Bản. Trong số các đối thủ cạnh tranh, Trung Quốc là đối thủ đáng gờm nhất, các hãng sản xuất lắp ráp này tận dụng được nguồn nhân công lao động rẻ, trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm lâu năm trong quản lý sản xuất do đó sản phẩm luôn luôn được đa dạng hóa, chất lượng tương đối tốt, giá thành rẻ đáp ứng nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng có thu nhập trung bình.
Thị trường xuất khẩu chính:
Từ một doanh nghiệp chủ yếu phục vụ tiêu thụ trong nước, đến nay VINASHIN MOTOR đã có sản phẩm tại một số quốc gia trên thế giới. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mali, Bangladesh, Cộng hòa Cônggô, Kenya, Lào, Campuchia. Đây là các nước đang phát triển, đời sống nhân dân chưa thực sự cao do đó nhu cầu đi lại ở đây chủ yếu là các loại xe có chất lượng tốt, ít hao nhiên liệu và bền. Mặc dù có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn nhưng với chất lượng và uy tín đã tạo dựng với người tiêu dùng, sản phẩm của VINASHIN MOTOR luôn được ưa chuộng và đánh giá cao.
Hiện nay, VINASHIN MOTOR đang cố gắng tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu ra các nước khác ở Châu Phi như Libi, Angola, Xudan, Kenya, Tandanra...Thị trường các nước Châu Phi có dung lượng khá lớn lại có mức sống và các điều kiện tự nhiên xã hội tương đối giống Việt Nam nên công ty dễ thâm nhập vào thị trường. Tuy nhiên để đạt được điều này, VINASHIN MOTOR cần khắc phục một số vấn đề như giao thông vận tải, thông tin liên lạc.
2.3.2. Thâm nhập thị trường
Thứ nhất, VINASHIN MOTOR quyết định vẫn tiếp tục duy trì và lấy phương pháp thâm nhập thị trường truyền thống là xuất khẩu trực tiếp làm phương pháp thâm nhập thị trường chính trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Đây là phương pháp tuy không mới song lại tiết kiệm được chi phí trung gian, khai thác triệt để được mức giá xuất khẩu, tạo cơ hội tiếp xúc và làm quen dần với khách hàng.
Thứ hai, VINASHIN MOTOR tiến hành liên doanh với các công ty nước ngoài để mở rộng hoạt động kinh doanh:
Đã thực hiện liên doanh với công ty HITHRO CO.LTD, thành lập nên công ty HITHRO LISOHAKA JV. CO. LTD đặt trụ sở tại Dhaka – Bangladesh để đưa các sản phẩm như xe phân khối lớn, xe thể thao vào thị trường còn ít ai biết đến này.
Đẩy nhanh hoạt động liên doanh góp vốn làm dự án lắp ráp xe máy giữa VINASHIN MOTOR và công ty LISOHAKA MOTORS. SARL đặt trụ sở tại Mali.
Thứ ba, VINASHIN MOTOR đang thiết lập văn phòng đại diện ở Angola, Tandania để tạo dễ dàng tìm hiểu thị trường.
2.3.3 .Phân tích SWOT
Những điểm mạnh (S):
Máy móc thiết bị hiện đại.
Sản phẩm có uy tín tốt được phần lớn khách hàng chấp nhận.
Đã xây dựng mối quan hệ gắn bó với một số nhà nhập khẩu nước ngoài.
Những điểm yếu (S):
Chưa có đầy đủ thông tin về thị trường xuất khẩu.
Trình độ cán bộ còn hạn chế, kỹ năng quản lý sản xuất kỹ thuật còn thấp, đào tạo chưa bài bản.
Mặt hàng chưa đa dạng về mẫu mã, chủng loại.
Những cơ hội (O)
Nhà nước hiện đang có những chính sách hỗ trợ khuyến khích và ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, xuất khẩu xe máy để nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
Nhu cầu xe máy ở các nước đang phát triển ngày càng tăng do nhu cầu đi lại nhiều.
Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy được tham gia vào một sân chơi bình đẳng, các doanh nghiệp có cơ hội phát triển theo hướng tích cực hơn.
Những thách thức (T)
Xuất phát điểm của nền kinh tếcòn thấp, công nghiệp phụ trợ chưa thực sự phát triển, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, năng lực cạnh tranh còn yếu hơn các nước khu vực (Trung quốc, Đài Loan...) và các nước khác trên thế giới.
Chưa thực sự nắm bắt được nhu cầu thị trường do hoạt động ở môi trường có văn hóa tiêu dùng khác biệt như Mali, Bangladesh, Senegan ...
2.3.4. Xác định thị trường - mặt hàng xuất khẩu
VINASHIN MOTOR định hướng thị trường xuất khẩu chủ yếu trong thời gian tới là 2 thị trường chính: Mali và Bangladesh
Thị trường Bangldesh
Với đặc điểm địa hình một phần là đồng bằng, một phần là đồi núi, mức sống người dân chưa thực sự cao, họ mua xe chủ yếu cho nhu cầu đi lại chứ không phải là nhu cầu về thẩm mỹ do đó các doanh nghiệp nhập khẩu ở đây chỉ nhập khẩu các loại xe lắp ráp hoàn chỉnh, mẫu mã do VINASHIN MOTOR thiết kế mà không chủ động đưa ra các loại mẫu. Vì vậy, VINASHIN MOTOR đã xác định sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang thị trường này là các loại xe số có chất luợng cao. Trong thời gian tới, để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này, VINASHIN MOTOR cũng sẽ tăng cường đội ngũ nghiên cứu thị trường, văn hóa tiêu dùng, mẫu mốt sản phẩm... để có các sản phẩm phù hợp nhất.
Thị trường Mali
Thị trường này lại hoàn toàn ngược hẳn với thị trường Bangladesh, đặc điểm của thị trường này là thiết kế theo mẫu đặt hàng. Các sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở đây là các loại xe phân khối lớn, kiểu dáng khác lạ. Do đó, VINASHIN MOTOR cần sản xuất theo hướng chấp nhận tất cả các kiểu dáng, chất liệu mà khách hàng yêu cầu, đồng thời tìm kiếm các đơn hàng có giá trị cao.
Ở thị trường này, VINASHIN MOTOR không chỉ dừng lại ở việc củng cố mối quan hệ với những khách hàng cũ mà còn chú trọng đến khâu chào hàng, tìm kiếm các bạn hàng mới để đưa các sản phẩm mới vào thị trường này.
Thị trường Lào, Campuchia
Đây là thị trường mới được khai thác, tương đối tiềm năng, thị hiếu tương đối đa dạng và không đòi hỏi cao về chất lượng. Thị trường này có tương đối gần Việt Nam nên công ty sẽ có thể giảm được một phần chi phí trong quá trình nghiên cứu thị trường và vận chuyển. Tuy nhiên, khi xuất khẩu vào thị trường này, công ty phải chấp nhận một số các vấn đề như sản phẩm không đa dạng và kim ngạch xuất khẩu không ổn định.
2.3.4. Phân bổ và bố trí nguồn lực
Nguồn lực tài chính
Vấn đề về nguồn vốn là vấn đề ảnh hưởng không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của VINASHIN MOTOR. Theo bản dự kiến kinh doanh của phòng kinh doanh tháng 12/2006 trong giai đoạn 2007-2010, VINASHIN MOTOR dự kiến đầu tư 12,475 tỷ đồng được phân bổ cho các hoạt động:
Khâu thiết kế mẫu mã, nghiên cứu thị trường: 4,225 tỷ đồng
Sản xuất nguyên phụ liệu: 4,725 tỷ đồng
Quảng bá sản phẩm: 3,525 tỷ đồng
Ngoài ra, VINASHIN MOTOR còn dành một phần nguồn vốn dự trữ cho các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng không chỉ trong việc xây dựng chiến lược mà ngay trong việc thực hiện chiến lược. Phát triển nguồn nhân lực luôn là vấn đề được VINASHIN MOTOR coi trọng hàng đầu, bởi vậy, VINASHIN MOTOR đã đưa ra một số giải pháp về nguồn nhân lực như sau:
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và thường xuyên sát hạch các cán bộ quản lý kinh tế – kỹ thuật nhằm đàm ứng yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng để tăng năng suất.
Cung cấp các khóa đào tạo về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu (tìm đối tác, giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng, lập hợp đồng, thực hiện hợp đồng ( đối nội, đối ngoại), giải quyết các vấn đề có liên quan khác...
Tập trung mạnh cho đội ngũ thiết kế cả về trình độ kiến thức và cơ sở vật chất cho thực hành, đẩy mạnh hoạt động giao lưu cả ở trong nước, ngoài nước để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm
Đào tạo công nhân lành nghề trong dây chuyền sản xuất lắp ráp xe máy để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường.
2.3.5. Xúc tiến thương mại
Mở rộng thị trường xuất khẩu là một trong những nhân tố quyết định sự tăng trưởng của VINASHIN MOTOR, đồng thời với việc mở rộng thị trường là việc phải thực hiện các biện pháp xúc tiến kinh doanh phù hợp. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế, VINASHIN MOTOR đã đề ra một số giải pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu như sau:
Đào tạo, xây dựng đội ngũ bán hàng và tiếp thị có kỹ năng cao, đổi mới phương pháp tiếp thị để tăng nhanh việc phát triển thị trường truyền thống cũng như thâm nhập và phát triển thị trường mới.
Đẩy mạnh việc áp dụng thương mại điện tử trong quá trình kinh doanh, đầu tư xây dựng trang web quảng bá hình ảnh công ty hấp dẫn hơn, thu hút khách hàng hơn
Ngoài việc quảng cáo trên các phương tiện in ấn, cần tiến hành quảng cáo thông qua các catalogue, bằng thư trực tiếp gửi đến khách hàng hoặc tham dự hội chợ thương mại.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA VINASHIN MOTOR.
Tuy công ty mới thành lập, mọi công việc ban đầu còn khó khăn, song với nỗ lực của chính mình, ban lãnh đạo cũng như các thành viên trong công ty đã đưa ra được một bản chiến lược tương đối đầy đủ, tạo lập những bước đi đầu tiên trong quá trình tham gia vào thị trường quốc tế. Nhưng xét về các vấn đề cụ thể, có thể thấy một số các hạn chế và các hạn chế này là nguyên nhân làm cho việc xây dựng chiến lược xuất khẩu của VINASHIN MOTOR chưa đạt được hiệu quả như mong đợi:
Thứ nhất, về phòng ban thực hiện, việc xây dựng chiến lược xuất khẩu theo phương pháp "trên - dưới - trên" là một phương pháp khá tối ưu vì nó kết hợp được ý tưởng của ban lãnh đạo cũng như những tính toán phù hợp của các bộ phận chức năng. Tuy nhiên, do thiếu tính chuyên nghiệp vì chưa có bộ phận đảm trách nhận nhiệm vụ xây dựng chiến lược cho tập đoàn nên chiến lược xuất khẩu chưa hoàn thiện.
Thứ hai, xét về các bước xây dựng chiến lược xuất khẩu, VINASHIN MOTOR đã thực hiện khá đầy đủ và cụ thể, tuy nhiên có một số thiếu sót như chưa xác định được lợi thế riêng biệt, đã có nghiên cứu thị trường, khách hàng song việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh còn chưa sâu sắc.
Thứ ba, chiến lược xuất khẩu của VINASHIN MOTOR chưa đề cập đến vấn đề nguồn hàng. Vấn đề về nguồn hàng rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh bởi có đầu vào cho sản xuất thì mới có nguồn đầu ra để xuất khẩu. Nguồn hàng không phải lúc nào cũng ổn định, và duy trì ở mức giá hợp lý, nó thay đổi khi thị trường thay đổi. Do vậy, trong chiến lược xuất khẩu cần phải chú trọng đến vấn đề này.
Thứ tư, việc phân tích SWOT còn khá chung chung, chưa thực sự chỉ rõ thế mạnh nội bật và tiêu biểu, khác biệt hẳn so với các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe máy khác; chưa nêu bật được điểm yếu của doanh nghiệp để tìm ra được biện pháp giải quyết.
Thứ năm, việc xác định thị trường – sản phẩm còn tương đối sơ sài
Thứ sáu, việc phân bổ nguồn vốn còn chưa thực sự chi tiết cho tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Thứ bảy, về năng lực xúc tiến thương mại còn kém.
Bảng2.2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty so với ngành
Trung bình khá (TBK) Trung bình (TB)
STT
Chỉ tiêu
Kém
TBK
TB
Khá
Tốt
1
Chiến lược thị trường
P
2
Đội ngũ chuyên gia
P
3
Hệ thống đại lý thương mại
P
4
Phòng trưng bày mẫu, catalogue
P
5
Bộ phận sản xuất mẫu
P
6
Sử dụng công cụ Internet
P
7
Có slogan, logo kết hợp thương hiệu
P
8
Chương trình quảng bá
P
9
Tham gia hội chợ nước ngoài
P
Nguồn: Năng lực cạnh tranh của công ty so với ngành năm 2006
(Báo cáo của phòng kinh doanh, tháng 12/2006)
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA VINASHIN MOTOR
Việt Nam đang hội nhập không ngừng vào nền kinh tế quốc tế. Điều này không chỉ mang lại những có hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam mà còn tạo ra một áp lực cạnh tranh đè nặng lên vai các doanh nghiệp vì lúc này các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh trên thị trường quốc tế mà còn phải cạnh tranh ngay trên sân nhà của mình. Như vậy, nếu không có biện pháp cạnh tranh hiệu quả, các doanh nghiệp Việt Nam không những không tận dụng được các cơ hội do toàn cầu hoá mang lại mà còn có thể bị thua ngay trên sân nhà của mình. Vì vậy, để có thể thành công trong cuộc cạnh tranh không cân sức này, một trong những biện pháp cạnh tranh có hiệu quả mà các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực thực hiện là phải xây dựng cho được một chiến lược xuất khẩu nhằm khai thác tối đa những thuận lợi do thị trường quốc tế mang lại, những lợi thế đã và đang có. Đặc biệt, với VINASHIN MOTOR chiến lược xuất khẩu đã được xây dựng nhưng vẫn còn một số tồn tại như đã phân tích trong phần chương II, vì vậy, VINASHIN MOTOR cần phải có một số biện pháp để hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược xuất khẩu.
3.1. NHÓM GIẢI PHÁP VI MÔ
3.1.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo cũng như các thành viên trong công ty về tầm quan trọng của chiến lược xuất khẩu
Cán bộ lãnh đạo cũng như các thành viên trong công ty cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chiến lược xuất khẩu của mình. Nếu bản thân các nhà lãnh đạo không nhận thức được vai trò của chiến lược xuất khẩu thì sẽ không thể đưa ra được các biện pháp thực thi hiệu quả. Nếu các thành viên trong công ty không nhận thức được vai trò của chiến lược xuất khẩu thì không thể thực hiện tốt bởi các thành viên là người trực tiếp xuất khẩu các sản phẩm. Việc không coi trọng xây dựng chiến lược xuất khẩu cũng như thực hiện một cách thụ động chiến lược xuất khẩu sẽ khiến cho chiến lược xuất khẩu không đạt được hiệu quả như mong đợi. Đây là giải pháp mang tính toàn diện, đòi hỏi các nhà lãnh đạo và các thành viên phải đồng tâm hiệp lực, nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa của chiến lược xuất khẩu.
3.1.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường
Do xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh trong môi trường văn hoá, pháp luật và tâm lý khác nhau nên việc nghiên cứu thị trường đóng một vai trò rất quan trọng. VINASHIN MOTOR đã đưa ra các đánh giá cũng về thị trường trong và ngoài nước, về đối thủ cạnh tranh nhưng còn rất sơ lược, chưa đánh giá được đầy đủ về thị hiếu, về văn hóa tiêu dùng, nhu cầu cũng như hệ thống luật pháp của từng thị trường, bởi vậy VINASHIN MOTOR có thể:
Thiết lập thêm nhiều đầu mối tại một thị trường, đặc biệt sử dụng các công ty luật của nước ngoài tại Việt Nam để làm tư vấn pháp luật cho hoạt động xuất khẩu.
Thuê chuyên gia tư vấn ở nước sở tại để thu thập thông tin. Hình thức này có ưu điểm nổi bật là chuyên gia tư vấn am hiểu sâu rộng tình hình thực tế nước sở tại, tiếp cận nhanh và có hiệu quả thông qua nhiều kênh thông tin. Tuy nhiên chi phí thuê chuyên gia tư vấn thường cao.
VINASHIN MOTOR thường thiếu thông tin về chuyển động của thị trường trong nước và trên thế giới, thiếu thông tin kịp thời về dự báo nhu cầu và triển vọng sản phẩm, qui hoạch ngành, các qui định mới nên khả năng phản ứng nhanh trước diễn biến của thị trường rất hạn chế và thường phải đối phó trong thế bị động kém hiệu quả. Để khắc phục những điểm yếu này, VINASHIN MOTOR có thể:
Hợp tác chặt chẽ với cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước nhập khẩu. Hình thức này có nhiều ưu điểm đó là:
Người hợp tác nghiên cứu là người Việt Nam, được Bộ Thương mại Việt Nam tin cậy giao trọng trách nên có khả năng chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao
Nắm rõ tình hình thị trường nước sở tại
Tìm hiểu thông tin qua trung tâm xúc tiến đầu tư: đó là nơi gắn kết giữa các cơ quan quản lý, các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp trong và ngoài nước để cùng nhau hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết; tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách và xây dựng các kế hoạch xúc tiến thương mại và đầu tư của tỉnh; tư vấn cho các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong tỉnh về đàm phán, ký kết hợp đồng có hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư. Đây chính là kênh khai thác thông tin thị trường tương đối hiệu quả đối với hoạt động của VINASHIN MOTOR.
3.1.3. Thành lập một phòng ban lập kế hoạch cho chiến lược xuất khẩu
VINASHIN MOTOR cần lập một ban kế hoạch chiến lược có nhiệm vụ chuyên nghiên cứu và xây dựng chiến lược xuất khẩu. Ban kế hoạch chiến lược có thể dùng số liệu, tài liệu của các phòng ban khác để xây dựng chiến lược cho cả công ty. Ban kế hoạch cần theo sát diễn biến việc thực hiện chiến lược xuất khẩu, kịp thời có các biện pháp ứng phó cần thiết trong những trường hợp chưa được dự trù trước. Chỉ có như vậy mới tạo ra tính chuyên nghiệp cao trong xây dựng chiến lược xuất khẩu.
3.1.4. Lựa chọn phương thức xuất khẩu có hiệu quả nhất
Hiện nay, có rất nhiều các phương thức lựa chọn kinh doanh xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Lựa chọn đúng phương thức xuất khẩu sẽ giúp VINASHIN MOTOR nâng cao hiệu quả chiến lược xuất khẩu của mình. Tuy nhiên, VINASHIN MOTOR cần phải cân nhắc tính toán và lựa chọn một cách sáng tạo và linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Ngoài đẩy mạnh phương thức xuất khẩu trực tiếp, VINASHIN MOTOR có thể nhận hàng gia công, hoặc xuất khẩu qua trung gian để có thể xuất khẩu đa dạng hoá các sản phẩm của mình.
VINASHIN MOTOR có thể thông qua mô hình xuât khẩu sau đây:
Khả năng của doanh nghiệp
Chiến lược xuất khẩu
Xuất khẩu qua trung gian
Liên doanh xuất khẩu
Xuất khẩu trực tiếp
Các thị trường xuất khẩu mục tiêu
Thông tin
thị trường
Nghiên cứu
thị trường
3.1.5. Xác định thị trường - mặt hàng xuất khẩu
VINASHIN MOTOR có thể sử dụng mô hình sau để th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan thien.doc