Đề tài Một số vấn đề về chế độ và kế toán tài sản cố định thuê tài chính ở Việt Nam

 

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 1

Phần I: Cơ sơ lý luận về tscđ và thuê tscđ 2

1. Tài sản cố định. 2

2. Tài sản cố định thuê tài chính: 3

3. Các loại hợp đồng thuê mua tài chính: 5

Phần II: Hạch toán kế toán TSCĐ thuê tài chính 7

1. Xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính 7

2. Hạch toán hoạt động thuê tài chính 8

Phần III: Thực trạng và giải pháp về thuê và cho thuê TSCĐ 14

1. Tình hình thực tế về thuê tài chính hiện nay: 14

2. Những thay đổi về chế độ kế toán: 16

3. Một số giải pháp và kiến nghị về thuê, cho thuê tài chính: 19

Kết luận 24

Tài liệu tham khảo 25

Mục lục 26

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về chế độ và kế toán tài sản cố định thuê tài chính ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huê. + Bên đi thuê tài sản có quyền lựa chọn mua tài sản vào cuối thời kỳ thuê với giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý tại ngày mua và vào ngày khởi đầu thuê tài sản gần như chắc chắn bên đi thuê sẽ mua lại tài sản thuê. + Thời gian thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu. + Vào ngày khởi đầu thuê tài sản giá trị hiện tại của tiền thuê tối thiểu ít nhất bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê. + Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên đi thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi sửa chữa lớn nào. * Đối với bên đi thuê tài chính phải phản ánh khoản thanh toán thuê tài sản trong tương lai là tài sản và nợ phải trả trong bảng cân đối kế toán với cùng một giá trị tại thời điểm khởi đầu thuê, nếu các nghiệp vụ thuê tài chính này không được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của bên đi thuê thì phần tài sản và nợ phải trả của đơn vị bị phản ánh thiếu do đó sẽ làm sai lệch các tỷ lệ phân tích tài chính. Khoản khấu hao tài sản thuê được phân bổ cho mỗi kỳ kế toán trong suốt thời gian sử dụng dự kiến trên cơ sở nhất quán về chế độ khấu hao của bên đi thuê áp dụng cho khấu hao tài sản thuộc sở hữu cùng loại, nếu xác định được bên đi thuê sẽ có quyền sở hữu khi hợp đồng thuê hết hạn, thời gian sử dụng dự kiến là thời gian hữu ích của tài sản, nếu không xác định được thì khấu hao theo thời gian ngắn hơn giữa thời gian thuê hoặc thời gian sử dụng hữu ích. * Đối với bên cho thuê phải ghi nhận giá trị tài sản cho thuê tài chính là khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán đúng bằng số đầu tư thuần cho thuê tài chính. Các khoản phải thu từ cho thuê tài chính phải được ghi nhận là khoản thanh toán vốn gốc và doanh thu cho thuê tài chính từ khoản đầu tư và dịch vụ của bên cho thuê. Bên cho thuê phân bổ doanh thu cho thuê tài chính trong suốt thời gian cho thuê dựa trên lãi suất tiền thuê định kỳ cố định trên tổng số dư đầu tư thuần của thuê tài chính. Các khoản thanh toán thuê tài chính cho một kỳ kế toán được trừ dần vào đầu tư gộp để làm giảm đi số tiền gốc và doanh thu cho thuê tài chính chưa thực hiện. 3. Các loại hợp đồng thuê mua tài chính: - Hợp đồng bán và tái thuê: Trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều doanh nghiệp thường gặp nhiều khó khăn về nguồn lưu động trong khi đó doanh nghiệp có nhu cầu phải duy trì sản xuất nên không thể bán bớt TSCĐ để chuyển thành TSLĐ nên hình thức bán và tái thuê đã đáp ứng được nhu cầu này. Bán và tái thuê là một thoả thuận tài trợ tín dụng mà công ty A( người thuê) bán một tài sản của chính họ cho công ty B ( người cho thuê) đồng thời ngay lúc đó một hợp đồng thuê mua được thảo ra với nội dung công ty B đồng ý cho công ty A thuê lại chính tài sản mà họ vừa bán. - Hợp đồng thuê mua giáp lưng: Thuê mua giáp lưng là phương thức tài trợ mà trong đó được sự thoả thuận của người cho thuê người thuê thứ nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê từ người cho thuê. Kể từ thời điểm hợp đồng thuê lại được ký kết mọi quyền lợi và nghĩa vụ cùng tài sản được chuyển giao từ người thuê thứ nhất sang người thuê thứ hai các chi phí phát sinh do người thuê thứ nhất và người thuê thứ hai thoả thuận với nhau. Tuy nhiên người thuê thứ nhất vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những rủi ro và thiệt hại liên quan đến tài sản vì họ là người trực tiếp ký hợp đồng với người cho thuê. - Hợp đồng thuê mua bắc cầu: Hình thức này mới phổ biến thời gian gần đây. Theo thể thức mua này người cho thuê đi vay để mua tài sản cho thuê từ một hay nhiều người cho vay nào đó. Người cho vay được hoàn trả tiền đã cho vay từ các khoản tiền thuê thường do người thuê trực tiếp chuyển trả theo yêu cầu của người cho thuê, sau khi trả hết các món nợ vay những khoản tiền thuê còn lại sẽ được trả cho người cho thuê. Hợp đồng thuê tài sản được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợp đồng thoả mãn một hoặc cả ba trường hợp: Nếu bên đi thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê. Khoản thu hoặc khoản thiệt hại do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên đi thuê. Bên đi thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường. Bên cho thuê có quyền chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước hạn khi có một trong các trường hợp sau: Bên thuê không trả tiền thuê theo quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính. Bên thuê vi phạm các điều khoản của hợp đồng cho thuê tài chính. Bên thuê bị phá sản giải thể. Người bảo lãnh bị phá sản giải thể và bên cho thuê không chấp nhận đề nghị chấm dứt bảo lãnh hoặc đề nghị người bảo lãnh khác thay thế của bên thuê. - Bên thuê có thể chấm dứt hợp đồng trước hạn khi bên cho thuê vi phạm một trong các trường hợp sau: Bên cho thuê không giao đúng hạn tài sản cho thuê. Bên cho thuê vi phạm hợp đồng. Phần II: Hạch toán kế toán TSCĐ thuê tài chính 1. Xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính TSCĐ thuê tài chính nguyên giá tuỳ thuộc vào phương thức thuê (thuê mua, thuê trực tiếp, thuê qua công ty cho thuê TSCĐ) và nội dung ghi trên hợp đồng thuê. Chỉ được thay đổi nguyên giá khi đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của nhà nước, khi xây lắp trang thiết bị cho TSCĐ, khi cải tạo nâng cấp làm tăng năng lực và kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ và khi tháo dỡ một số bộ phận của TSCĐ. Nguyên giá TSCĐ thuê dài hạn có thể tính theo một trong các cách sau: - Tính theo số nợ gốc thực tế phải trả Nếu trong hợp đồng ghi rõ số tiền bên đi thuê phải trả cho cả giai đoạn thuê, trong đó ghi rõ số tiền lãi phải trả cho mỗi kỳ thì nguyên giá của TSCĐ đi thuê tài chính được xác định theo công thức: Nguyễn giá TSCĐ đi thuê = Tổng số nợ phải trả theo HĐ thuê - Số kỳ thuê x Số lãi phải trả mỗi năm - Tính theo giá trị hiện tại của số tiền thuê Trong đó: PV: Giá trị hiện tại của tiền thuê(gốc) FV: Lượng tiền phải trả ở một thời điểm trong tương lai (tổng số tiền thuê TSCĐ phải trả) r : Tỷ lệ lãi suất t : Số kỳ đi thuê( thời gian thuê) Cách tính trên đây được sử dụng trong những doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính lãi gộp tức là lãi kỳ sau được tính bằng( tiền gốc + số lãi kỳ trước) x lãi suất. Phương pháp này chỉ áp dụng với cách cho thuê TSCĐ thu hồi một lần cả gốc lẫn lãi. Trên thực tế xu hướng của người cho thuê và đi thuê là thoả thuận với nhau sao cho trong suốt thời gian đi thuê và cho thuê số tiền trả cuối mỗi năm( mỗi kỳ) bằng nhau( mỗi lần trả nợ bao gồm tiền lãi và một phần tiền nợ gốc). Điều này vừa tránh được rủi ro vừa có nguồn thu thực tế hàng năm một cách ổn định đối với người cho thuê. Đồng thời với người đi thuê do số tiền trả hàng năm bằng nhau nên giúp cho tình hình tài chính không bị xáo trộn trong quá trình tìm nguồn trả nợ và giảm bớt chi phí lãi vay phải trả. Mặt khác trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc bán lại TSCĐ cho bên đi thuê trước thời hạn việc xác định giá trị còn lại chưa thu hồi khá dễ dàng. Số tiền trả đều đặn( thu đều đặn) mỗi năm Số tiền phải trả đều đặn từng kỳ (tháng, quý, năm) được tính theo công thức: 2. Hạch toán hoạt động thuê tài chính a. Hạch toán tại đơn vị đi thuê: - Tài khoản sử dụng: Để theo dõi tình hình đi thuê TSCĐ dài hạn kế toán sử dụng tài khoản 212 - TSCĐ thuê tài chính Bên nợ: Phản ánh nguyên giá TSCĐ đi thuê dài hạn tăng thêm Bên có: Phản ánh nguyên giá TSCĐ đang thuê dài hạn giảm do trả cho bên cho thuê hoặc mua lại Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ đang thuê dài hạn. TK 212 mở chi tiết theo từng TSCĐ đi thuê. Phương pháp hạch toán: Khi nhận TSCĐ thuê ngoài căn cứ vào chứng từ liên quan( hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính hợp đồng thuê tài chính...) ghi: Nợ TK 212 Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm thuê Nợ TK 133(1332) Thuế VAT đầu vào được khấu trừ Có TK 342 Tổng số tiền thuê phải trả Trường hợp thuê TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế VAT theo phương pháp trực tiếp hay không chịu thuế VAT kế toán ghi: Nợ TK 212 Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính Có TK 342 Tổng số tiền thuê phải trả Định kỳ, căn cứ vào hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính xác định số tiền thuê trả kỳ này cho bên cho thuê. Trên cơ sở đó tính ra số lãi thuê và số tiền nợ gốc về đi thuê trả kỳ này: Nợ TK 342 Số nợ gốc phải trả kỳ này Nợ TK 811 Số lãi thuê phải trả kỳ này Có TK 315 số tiền thuê phải trả kỳ này(gốc + lãi thuê) Khi trả cho bên cho thuê tài chính Nợ TK 315 Có TK 111, 112. .. Cuối kỳ trích khấu hao TSCĐ đi thuê theo chế độ quy định tính vào chi phí kinh doanh: Nợ TK liên quan(627,641,642) Có TK 214(2142) Số khấu hao phải trích Đồng thời xác định số thuế VAT đầu vào được khấu trừ kỳ này theo hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính: Nợ TK 3331 Trừ vào thuế VAT đầu vào phải nộp Có TK 133 (1332) Số thuế đầu vào được khấu trừ trong kỳ Số phí cam kết sử dụng vốn phải trả hoặc đã trả cho bên cho thuê tài chính ghi: Nợ TK 811 Ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK liên quan ( 342,111,112...) Khi kết thúc hợp đồng thuê: + Nếu trả lại TSCĐ cho bên thuê Nợ TK 1421 Chuyển giá trị còn lại chưa khấu hao hết( nếu có) Nợ TK 214(2142) Giá trị hao mòn luỹ kế Có TK 212 Nguyên giá TSCĐ đi thuê + Nếu bên đi thuê được quyền sở hữu hoàn toàn: BT1) Kết chuyển nguyên giá TSCĐ Nợ TK 211,213 Có TK 212 Nguyên giá BT2) Kết chuyển giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 214(2142) Có TK 214(2141,2143) Giá trị hao mòn luỹ kế Nếu bên đi thuê được mua lại Ngoài hai bút toán phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn giống như khi được giao quyền sở hữu hoàn toàn, kế toán còn phản ánh số tiền phải trả về mua lại hay chuyển quyền sở hữu( tính vào nguyên giá TSCĐ) Nợ TK 211,213 Giá trị trả thêm Có TK liên quan( 111,112,342). Ta có thể khái quát qua sơ đồ dưới đây: TK342 TK212 TK211,213 (7) (1) TK133 TK3331 TK111,112 TK315 TK811 (2) (3) (5) (4) TK641,627,642 TK2142 TK2141 (8) (6) Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính Phí cam kết sử dụng vốn Nợ gốc phải trả kỳ này Số lãi thuê phải trả kỳ này Tiền trả cho bên thuê Trích khấu hao cuối kỳ Kết chuyển nguyên giá TSCĐ Kết chuyển hao mòn luỹ kế b. Hạch toán tại đơn vị cho thuê: Về thực chất TSCĐ cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bởi vậy kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi cả về hiện vật và giá trị TSCĐ cho thuê.Theo chế độ quy định bên cho thuê tài chính là đối tượng không chịu thuế VAT đối với dịch vụ cho thuê tài chính. Số thuế VAT đầu vào khi mua TSCĐ đã nộp sẽ được bên đi thuê trả dần trong thời gian cho thuê theo nguyên tắc phân bổ đều cho thời gian thuê. Khi mua sắm TSCĐ với mục đích cho thuê ghi Nợ TK 211,213 Nguyên giá TSCĐ Nợ TK 133(1338) Thuế VAT đầu vào tương ứng Có TK liên quan( 331,341,111,112. ..) Tổng giá thanh toán của TSCĐ đầu tư Khi giao TSCĐ cho bên đi thuê kế toán ghi Nợ TK 228 Giá trị TSCĐ cho thuê Nợ TK 214(2141,2143) Giá trị hao mòn( nếu có) Có TK 211,213 Nguyên giá TSCĐ cho thuê Có TK 241 Chuyển giá trị XDCB hoàn thành sang cho thuê Phản ánh tiền thu do cho thuê được tính là khoản thu nhập đầu tư tài chính (căn cứ theo hợp đồng cho thuê để ghi số tiền phải thu căn cứ trên các phiếu thu để ghi sổ tiền đã thu được) Nợ TK liên quan(111,112,1388...) Tổng số thu theo định kỳ Có TK 711 Thu về cho thuê TSCĐ( gốc và lãi) Có TK 33311 Thuế VAT đầu vào của TSCĐ cho thuê phân bổ tương ứng với từng kỳ thu tiền Đồng thời xác định giá trị TSCĐ cho thuê phải thu hồi trong quá trình đầu tư tương ứng với từng kỳ Nợ TK 811 Có TK 228 Nếu chuyển quyền sở hữu hoặc bán cho bên đi thuê trước khi hết hạn hoặc khi hết hạn cho thuê BT1) Phản ánh số thu về chuyển nhượng tài sản Nợ TK liên quan( 111,112,131...) Tổng số thu về Có TK 711 Thu nhập hoạt động tài chính BT2) Phản ánh số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi Nợ TK 811 Có Tk 228 Nếu nhận lại TSCĐ khi hết hạn cho thuê căn cứ giá trị được đánh giá lại( nếu có), ghi tăng TSCĐ Nợ TK 211,213 Giá trị đánh giá lại hoặc giá trị còn lại Nợ TK 811( hoặc Có TK 711) Phần chênh lệch giữa giá trị còn lại chưa thu hồi với giá trị được đánh giá lại Có TK 228 Giá trị còn lại chưa thu hồi. Phần III: Thực trạng và giải pháp về thuê và cho thuê TSCĐ 1. Tình hình thực tế về thuê tài chính hiện nay: Qua một thời gian thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính mang lại hiệu quả góp phần giảm những khó khăn cho các doanh nghiệp về nguồn vốn đầu tư dài hạn vào máy móc thiết bị đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ hiện đại. Cho thuê tài chính rất thích hợp với các doanh nghiệp trong giai đoạn tái cấu trúc và cơ cấu lại dây truyền công nghệ sản xuất. Còn các công ty cho thuê tài chính đã có thị trường và được các doanh nghiệp chấp nhận nhưng trên thực tế nghiệp vụ cho thuê tài chính chưa phát triển như mong muốn chưa thật hấp dẫn các doanh nghiệp là do: - Giá cho thuê tài chính cao hơn lãi suất đi vay khoảng 20% vì đa số các công ty đều phải đi vay vốn trung dài hạn để mua thiết bị máy móc động sản để cho thuê mà không được huy động tiền gửi thêm vào đó là chi phí hoạt động của công ty cho thuê tài chính như phí thẩm định dự án phí bảo hiểm. ..Đó là điều bất lợi khiến cho các công ty cho thuê tài chính không hấp dẫn người thuê nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp còn rất khó khăn, do vậy đi thuê tài chính chỉ là phương án lựa chọn cuối cùng sau mua thiết bị trả chậm nước ngoài, vay vốn các ngân hàng. - Giá mua các máy móc thiết bị của công ty cho thuê tài chính cao hơn giá doanh nghiệp tự mua. Vì chi phí cho việc mua máy móc thiết bị( phần lớn là nhập khẩu) cao do các công ty không được phép trực tiếp nhập khẩu mà phải nhập uỷ thác nên qua nhiều khâu trung gian chi phí mua máy móc thiết bị bị đẩy cao lên và người thuê phải gánh chịu. Lý do thứ hai là thuế VAT được hạch toán vào giá trị tài sản cho khách hàng thuê vì công ty cho thuê tài chính thuộc đối tượng không chịu thuế VAT nên không được khấu trừ thuế VAT đầu vào của máy móc thiết bị mua. Như vậy khi khách hàng thuê tài sản thông qua công ty cho thuê tài chính sẽ phải chịu thêm khoản thuế này (nếu khách hàng vay tiền ngân hàng để tự mua và trả thuế VAT cho nhà cung cấp thì sẽ được quyền khấu trừ thuế đầu vào theo hoá đơn). - Hiện nay ở nước ta khung pháp lý để hoạt động chưa đầy đủ. Tuy pháp luật đã có những quy định bảo vệ quyền sở hữu của công ty thuê mua đối với tài sản cho thuê nhưng trên thực tế quyền này chưa được đảm bảo về mặt pháp lý, luật pháp chưa đưa ra các biện pháp hữu hiệu nào để đảm bảo tuyệt đối ngăn chặn việc doanh nghiệp đi thuê đánh tháo tài sản thuê mang tài sản thuê đi cầm cố thế chấp. Bởi lẽ ở Việt Nam chưa có cơ quan nào được chỉ định đứng ra đăng ký tài sản cho thuê chứng thực quản lý hợp đồng thuê mua công nhận và ký hiệu sở hữu mà công ty thuê mua đính vào tài sản mang cho thuê của mình. Vấn đề cần tháo gỡ ở đây là phải giải quyết mối quan hệ giữa công ty thuê mua tài chính với các cơ quan quản lý nhà nước trong đó quan trọng nhất là việc đăng ký quản lý chứng thực hợp đồng để giúp các công ty thuê mua nắm giữ quyền sở hữu chọn vẹn không chỉ về mặt pháp lý mà cả về mặt thực tế, nên chăng cơ quan nào tiến hành đăng ký hợp đồng thì cơ quan đó có trách nhiệm quản lý hợp đồng. Vấn đề chuyển quyền sở hữu khi kết thúc hợp đồng: nếu nộp thuế trước bạ lần nữa thì doanh nghiệp đi thuê phải nộp thuế hai lần một lần khi chuyển quyền thuê và một lần khi chuyển quyền sở hữu. Cở sở pháp lý để xử lý các trường hợp tranh chấp hợp đồng cho thuê hiện còn bỏ ngỏ, đến nay hợp đồng cho thuê tài chính mới chỉ được đăng ký tại ngân hàng nhà nước còn cơ quan nào đứng ra quản lý hợp đồng có trách nhiệm phân xử trong các trường hợp xảy ra tranh chấp vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Những quy định về bắt buộc phải đăng ký tài sản cho thuê là phương tiện vận tải tại tỉnh thành phố nơi công ty cho thuê tài chính đóng trụ sở là không phù hợp quá cứng nhắc vì một công ty cho thuê tài chính có trụ sở tại Hà Nội vẫn có quyền hoạt động cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc bất kỳ nơi nào trên đất nước Việt Nam. - Nghiệp vụ cho thuê tài chính là một nghiệp vụ mới ở Việt Nam chưa được xã hội chấp nhận rộng rãi vì nó như là một hàng hoá mới mẻ không chỉ với người tiêu dùng mà ngay cả với người bán. Việc tuyên truyền quảng cáo về những lợi ích tác dụng của nghiệp vụ này chưa được sâu rộng trong các doanh nghiệp và dân cư. - Và vấn đề nữa là nội tại của công ty cho thuê tài chính. Điều kiện được thuê còn quá trú trọng đến lịch sử người thuê hơn là tương lai của dự án thuê. Thủ tục thuê của các công ty cho thuê tài chính quá chặt chẽ phức tạp chưa có nhiều hình thức cho thuê thích ứng với điều kiện hiện tại của các doanh nghiệp ở Việt Nam như bán và cho thuê lại, bảo lãnh đối với khách hàng trong các giao dịch cho thuê tài chính.Vốn điều lệ của các công ty cho thuê tài chính quá thấp không thể đáp ứng được những dự án lớn trong thời gian dài. Nếu giải quyết được những tồn tại vướng mắc trên chắc rằng nghiệp vụ cho thuê tài chính sẽ phát triển nhanh vì nhu cầu của các doanh nghiệp về đổi mới máy móc thiết bị rất lớn. 2. Những thay đổi về chế độ kế toán: Sau hơn năm năm đi vào thực tế nghị định 64/CP " Ban hành quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam " ngày 9/10/1995 của Chính Phủ đã tỏ ra còn nhiều bất cập đối với hoạt động cho thuê tài chính. Vì vậy ngày 2/5/2001 Chính Phủ đã ban hành nghị định số 16/2001/NĐ - CP " về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính " . So với nghị định cũ nghị định mới đã tháo gỡ được cơ bản những vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của công ty cho thuê tài chính. - Việc mở rộng đối tượng cho thuê theo đó không chỉ các doanh nghiệp mà các tổ chức và cá nhân hoạt động tại Việt Nam đều là đối tượng cho thuê của các công ty cho thuê tài chính. Việc mở rộng các đối tượng cho thuê sẽ tránh cho các công ty cho thuê tài chính những phiền hà không đáng có, phù hợp với thông lệ quốc tế. Trước đây cá nhân muốn thuê máy móc thiết bị từ phía các công ty tài chính phải " lách luật " bằng cách đội lốt một doanh nghiệp nào đó, tuy nhiên nếu rủi ro xảy ra thì việc thu nợ xử lý tài sản sẽ trở lên rất phức tạp. - Việc cho phép các công ty cho thuê tài chính được nhập khẩu trực tiếp những máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và động sản tạo điều kiện cho các công ty cho thuê tài chính chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu của người đi thuê và giảm chi phí đầu vào hạ lãi suất cho thuê sẽ càng khuyến khích hoạt động thuê tài chính phát triển. - Đối với tài sản thuê là phương tiện vận tải, tàu thuyền đánh bắt thuỷ hải sản có giấy chứng nhận đăng ký, công ty cho thuê tài chính giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký bên thuê khi sử dụng phương tiện được sử dụng bản sao có chứng nhận của công chứng nhà nước và xác nhận của công ty cho thuê tài chính để sử dụng phương tiện trong thời gian cho thuê. Công ty cho thuê tài chính chỉ xác nhận vào một bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện sau khi đã có chứng nhận của công chứng nhà nước. Điểm mới này nhằm đảm bảo an toàn tài sản cho thuê của các công ty cho thuê tài chính vì các phương tiện vận tải thường hoạt động trong phạm vi cả nước khó quản lý theo dõi. - Về vấn đề huy động vốn công ty cho thuê tài chính được nhận tiền gửi có kỳ hạn phát hành trái phiếu chứng chỉ tiền gửi từ một năm trở lên để huy động vốn của tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của ngân hàng nhà nước. Còn nghị định cũ qui định công ty cho thuê tài chính không được nhận tiền gửi dưới mọi hình thức, với quy định này phần nào giải quyết được khó khăn về vốn cho các công ty cho thuê tài chính liên doanh hay 100% vốn nước ngoài cũng như các công ty cho thuê tài chính thuộc các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các công ty chủ động về nguồn vốn với chi phí thấp hơn. - Nghị định mới thừa nhận nghiệp vụ mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính một nghiệp vụ quan trọng được sử dụng phổ biến trong hoạt động cho thuê tài chính. Với nghiệp vụ này các doanh nghiệp có sẵn cơ sở vật chất kỹ thuật máy móc thiết bị tốt làm ăn hiệu quả nhưng lại thiếu vốn lưu động có thể tận dụng nguồn vốn cố định của mình bằng cách bán máy móc thiết bị cho các công ty cho thuê tài chính rồi thuê lại. - Thuế đối với máy móc thiết bị các phương tiện vận chuyển và các động sản khác mà công ty cho thuê tài chính mua trong nước hoặc nhập khẩu để cho thuê được áp dụng như trường hợp bên thuê trực tiếp mua hoặc nhập khẩu các tài sản này, với quy định này đã tạo sự bình đẳng cho khách hàng giữa đi vay các ngân hàng thương mại và đi thuê của các công ty cho thuê tài chính. Trong trường hợp quyền sở hữu tài sản cho thuê được chuyển cho bên thuê khi kết thúc thời hạn thuê thông qua việc nhượng bán tài sản cho thuê bên thuê không phải nộp thuế trước bạ. - Công ty cho thuê tài chính không được mua đầu tư vào TSCĐ của mình quá 50 % vốn tự có còn ở nghị định cũ quy định không quá 25 %. Điều này tạo điều kiện cho các công ty cho thuê tài chính trang bị cơ sở vật chất mua sắm TSCĐ nhất là hệ thống tin học phục vụ yêu cầu kinh doanh ngày càng phát triển. Công ty cho thuê tài chính có quyền nhập khẩu trực tiếp máy móc thiết bị phương tiện vận chuyển và động sản mà bên thuê đã được phép mua nhập khẩu và sử dụng theo quy định của pháp luật. Điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của công ty cho thuê tài chính và hạ thấp được giá thuê vì không phải bỏ thêm chi phí khi nhập khẩu uỷ thác. - Và điểm nữa là tài sản cho thuê tài chính phải đăng ký tại trung tâm đăng ký giao dịch có bảo đảm quy định này nhằm đảm bảo an toàn tài sản cho thuê của các công ty cho thuê tài chính tránh sang nhượng mua bán khi chưa được sự đồng ý của bên cho thuê, hợp đồng cho thuê tài chính không phải đăng ký tại ngân hàng nhà nước và cơ quan quản lý hợp đồng còn nghị định trước kia quy định phải đăng ký tại ngân hàng nhà nước. - Về cách hạch toán ở đơn vị đi thuê cũng có nhiều vấn đề phải bàn như trước kia khi nhận TSCĐ thuê ngoài căn cứ vào các chứng từ liên quan ghi Nợ TK 212 Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm thuê Nợ TK 142(1421) Số lãi cho thuê phải trả Nợ TK 133(1332) Thuế VAT được khấu trừ Có TK 342 Tổng số tiền thuê phải trả Định kỳ thanh toán tiền thuê theo hợp đồng Nợ TK 342( hoặc TK 315) Có TK 111, 112. .. Cách hạch toán trên đây mặc dầu đã phản ánh được nội dung cơ bản của hợp đồng thuê tài chính tuy nhiên vẫn còn nhiều điều khúc mắc. Trước hết tại thời điểm thuê toàn bộ số lãi về đi thuê phải trả trong suốt thời gian thuê lại được ghi nhận cùng một lúc vào tài khoản 142 - chi phí trả trước. Về thực chất số lãi này chỉ mới là thoả thuận theo hợp đồng thuê chứ chưa trả, hơn nữa tài khoản 1421 được dùng để theo dõi các khoản chi phí trả trước có thời gian phân bổ trong vòng một năm trong khi tổng số lãi thuê phải trả quá lớn thậm chí nhiều hợp đồng số lãi này còn lớn hơn cả số gốc cho lên làm như vậy là không phù hợp. Còn cách hạch toán nữa là khi nhận TSCĐ thuê ngoài kế toán ghi Nợ TK 212 Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm thuê Nợ TK 133 Thuế VAT đầu vào Có TK 342 Tổng số tiền thuê phải trả Định kỳ xác định số tiền thuê phải trả cho bên cho thuê Nợ TK 342 Số nợ gốc phải trả kỳ này Nợ TK 642 Số lãi thuê phải trả kỳ này Có TK 315 Số tiền thuê phải trả (gốc + lãi) 3. Một số giải pháp và kiến nghị về thuê, cho thuê tài chính: - Trước hết là về nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, có nhiều cách để xác định nguyên giá theo quy định hiện hành nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị đi thuê giống như đơn vị chủ hữu tài sản cho thuê căn cứ vào hoá đơn mua TSCĐ của bên cho thuê bao gồm giá mua thực tế các chi phí mới chi ra trước khi cho thuê, cách xác định này đơn giản và chính xác. Còn các cách tính nguyên giá ở trên mỗi cách đều có ưu điểm riêng doanh nghiệp chọn cách tính nào điều đó sẽ được quy định cụ thể trên hợp đồng thuê. - Về việc phản ánh lãi thuê phải trả hàng kỳ ở đơn vị đi thuê được ghi vào tài khoản 142- chi phí trả trước như trước đây là không hợp lý không phản ánh được chính xác nghiệp vụ phát sinh. Còn việc phản ánh lãi phải trả vào tài khoản 642- chi phí quản lý doanh nghiệp cũng không hợp lý làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp của đơn vị đi thuê TSCĐ tăng lên đáng kể trong thời kỳ thuê tài sản, cách này không phản ánh chính xác nghiệp vụ phát sinh. Theo em phản ánh lãi phải trả hàng kỳ vào tài khoản 811 - chi phí tài chính là hợp lý hơn cả nó phản ánh chính xác nội dung nghiệp vụ phát sinh cũng thuận lợi cho bên đi thuê theo dõi những biến động của nghiệp vụ này. - Tài sản thuê tài chính là tài sản mà bên cho thuê dùng vào dịch vụ cho thuê tài chính, tài sản được hình thành từ việc nhập khẩu hoặc mua trong nước. Đối với tài sản nhập khẩu bên cho thuê là đối tượng nộp thuế VAT hàng nhập khẩu với tài sản mua trong nước bên cho thuê tài chính gián tiếp nộp thuế VAT thông qua việc thanh toán tài sản mua. Thuế VAT của tài sản thuê tài chính do bên cho thuê tài chính đã nộp sẽ được bên đi thuê trả dần trên cơ sở hợp đồng thuê tài chính theo luật thuế VAT thì giá trị tài sản mua về cho thuê tài chính được phản ánh vào tài khoản 228 - đầu tư dài hạn khác sẽ theo tổng giá thanh toán đối với loại TSCĐ phải nộp thuế VAT định kỳ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35130.doc
Tài liệu liên quan