LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC (CPH NHTMNN) 3
1.1 – Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước. 3
1.1.1 – Lợi ích đạt được từ việc CPH DNNN ở Việt Nam: 5
1.1.2– Những tồn tại trong quá trình CPH DNNN: 7
1.2 – Cổ phần hoá Ngân hàng thương mại nhà nước 8
1.2.1 – Lợi ích từ việc CPH NHTMNN: 9
1.2.1.1 – Đối với ngân hàng: 9
1.2.1.2 – Lợi ích đối với quốc gia: 11
1.2.2 – Kinh nghiệm CPH NHTMNN ở một số Quốc gia trên thế giới: 13
1.2.2.1 – Lý do Chính phủ tiến hành CPH NHTM thuộc sở hữu Nhà nước: 13
1.2.2.2 – Kết quả đạt được sau khi cổ phần hoá: 15
1.2.2.3 – Kinh nghiệm Ba Lan về CPH NHTMNN: 15
1.2.2.4 – Kinh nghiệm của Trung Quốc: 18
CHƯƠNG 2 TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 25
2.1 – Khái quát chung về hoạt động của NHTMNN Việt Nam: 25
2.1.1 – Thực trạng hoạt động của các NHTMNN trước năm 2001: 25
2.1.2 – Cơ cấu tài chính, nhân lực, tổ chức NHTMNN giai đoạn 2001-2004 26
2.1.2.1 – Năng lực tài chính: 27
2.1.2.2 – Về nguồn nhân lực 32
2.1.2.3 – Về cơ cấu tổ chức. 33
2.1.2.4 – Kết qủa cơ cấu lại tài chính đến tháng 6/2004. 34
2.1.3 – Những bất cập về cơ cấu lại tài chính NHTMNN. 35
2.1.3.1 – Cơ chế, chính sách : 35
2.1.3.2 – Thực trạng của các DNNN: 35
2.1.3.3 – Năng lực tài chính của các NHTMNN 35
2.1.3.4 – Nguyên nhân tồn tại. 36
2.2 – Mục tiêu của CPH NHTMNN Việt Nam: 38
2.2.1 – Tăng tiềm lực tài chính: 38
2.2.2 – Tăng tính cạnh tranh, hiệu quả và giảm độc quyền 39
2.2.3 – Tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhà nước 40
2.2.4 – Cải thiện mạnh mẽ năng lực quản trị, điều hành NHTMNN. 40
2.3 – Điều kiện để có CPH NHTMNN Việt Nam: 41
2.3.1 – Khó khăn khi tiến hành CPH: 41
2.3.2 – Điều kiện thực hiện CPH NHTMNN. 42
• Về phía ngân hàng 43
• Về phía nhà nước: 43
2.4 – Tiến trình CPH NHTMNN: 44
2.4.1 – Hoàn chỉnh về mặt pháp lý 44
2.4.2 – Hình thức CPH 47
2.4.3 – Các loại cổ đông, cổ phiếu. 50
2.4.4 – Xác định giá trị thực tế của NHTMNN 52
2.4.5 – Xử lý nợ và cơ cấu lại các khoản nợ. 55
2.4.6 – Chính sách 55
2.4.7 – Tài chính 56
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 58
3.1 – Một số định hướng đẩy mạnh CPH NHTMNN ở Việt Nam: 58
3.1.1 – Lành mạnh hoá tài chính trước khi CPH NHTMNN. 58
3.1.2 – CPH phải đi liền với việc xây dựng nền kinh tế thị trường và gắn liền với thị trường chứng khoán (TTCK): 59
3.1.3 – Luôn trung thành với mục tiêu CPH trong suốt quá trình triển khai: 61
75 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng Việt Nam
4,7%
Nhân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
5,25%
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
6,17%
(nguồn:NHNN)
Bảng 3 – Dự báo mức độ thiếu vốn và nhu cầu bổ sung vốn của các NHTMNN giai đoạn 2002-2010
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng tài sản có (tỷ VNĐ)
587.893
743.867
918.583
1.148.230
1.435.287
1.794.109
2.242.636
Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có (%)
25
25
25
25
25
25
25
Tổng tài sản có điều chỉnh theo rủi ro (tỷ VNĐ)
470315
587.893
734.867
918.583
1.148.230
1.435.287
1.794.109
Vốn tự có (VĐL + Quỹ BSVĐL)
18.039
19.121
20.268
21.484
22.773
24.140
25.588
Tỷ lệ tăng vốn tự có
6
6
6
6
6
6
6
Tỷ lệ vốn tự có/Tài sản điều chỉnh theo rủi ro
3,8
3,3
2,8
2,3
2,0
1,7
1,4
Tổng vốn tự có tối thiểu theo Basel
37.625
47.032
58.789
73.487
91.858
114.823
143.529
Tổng số vốn tự có bị thiếu
19.586
27.910
38.521
52.002
69.084
90.683
117.940
(nguồn:NHNN)
Hiệu quả hoạt động
Khả năng sinh lời
Theo thông lệ quốc tế, một ngân hàng tốt trên thế giới thường có ROA trung bình là 1%, và ROE là 15%. Như vậy khả năng sinh lời hiện nay của các NHTMNN là rất thấp so với các ngân hàng tốt trên thế giới. Trong giai đoạn 1999-2003, chỉ số ROA của các NHTMNN chỉ đạt khoảng 0,38% trong khi đó chỉ số ROE lại có khuynh hướng giảm liên tục trong giai đoạn 2001-2003, từ mức 15,85% năm 2001 xuống còn 6,54% năm 2003. Nguyên nhân khả năng sinh lời thấp là do tỷ lệ nợ không sinh lời (NPL) quá lớn. Ngoài ra do nhu cầu cạnh tranh, các NHTMNN chú trọng phát triển mạng lưới, đẩy chi phí lên, trong khi chênh lệch lãi suất huy động và cho vay có xu hướng giảm. Một lý do nữa là do dịch vụ và sản phẩm của các NHTMNN vẫn cón nghèo nàn, những dịch vụ mới như được quy định trong Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ vẫn chưa phát triển, chưa tạo được nhiều nguồn thu từ các dịch vụ phi tín dụng.
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
Nợ quá hạn/tổng dự nợ
14,74
11,19
8,74
7,58
5,01
Lợi nhuận ròng/Vốn tự có (ROE)
8,63
12,81
15,85
9,43
6,54
Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản có (ROA)
0,36
0,36
0,38
0,3
0,38
Nếu so sánh ROA của NHTMNN Việt Nam với các nước trong khu vực thì các NHTMNN của ta ở mức độ thấp. Ví dụ Malaysia, ROE bình quân trong khoảng 3 năm gần đây đạt trên 20% và ROA trên 4%.
Nợ xấu
Nếu tính theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế ISA thì tỉ lệ nợ xấu thực tế của các NHTMNN dao động ở mức 40% tổng dư nợ, gấp 8 lần cho phép, trong đó 58% là nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. Còn theo tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam thì tỷ lệ này là 13,7% vào năm 1999; 7,6% vào cuối năm 2002 và 5,8% vào năm 2003. Nếu so sánh với các nước trong khu vực thì nợ quá hạn của Việt nam chưa phải là lớn (Hàn Quốc 10%, Thái Lan 39% tổng dư nợ-theo WB) nhưng chúng ta có độ rủi ro cao hơn (tỷ lệ nợ quá hạn của NHTMNN gấp 4 lần vốn tự có). Hơn nữa quan điểm phân loại nợ của Việt Nam chưa dựa vào cơ sở định tính mà mới chỉ là định lượng, chưa dựa vào cơ sở phân loại nợ quốc tế, các NHTMNN trên thực tế vẫn có thể cho vay đảo nợ, biến nợ quá hạn thành nợ trong dài hạn…
Nhờ những biện pháp quản trị rủi ro tín dụng hiện đại, nên tỷ lệ nợ xấu của các NHTMNN giảm liên tục trong những năm qua. Tính đến 31/12/2003, nợ xấu của các NHTMNN theo tiêu chuẩn Việt Nam là 5,01%, thấp hơn nhiều so với các năm trước. Đây có thể coi là thành công của các NHTMNN trong việc xử lý và ngăn ngừa nợ xấu (NPL) trong các NHTMNN vẵn còn rất lớn. Vì vậy các NHTMNN cần tập trung quản lý rủi ro tín dụng, trước hết là áp dụng các quy trình quản lý tín dụng thận trọng đã được đặt ra trong các sổ tay tín dụng mà các NHTMNN đã xây dựng.
Như vậy, qua 3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu đến năm 2010, các NHTMNN đã có những bước phát triển nhanh về quy mô, tổng tài sản tăng liên tục với tốc độ cao, mạng lưới chi nhánh và văn phòng mở rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, trước xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu sắc, các NHTMNN đang phải đương đầu với nhiều thách thức. Thách thức lớn nhất hiện nay là năng lực quản lý điều hành vẫn còn yếu kém, cản trở sự phát triển nhanh và bền vững của ngân hàng. Thứ hai, sản phẩm dịch vụ vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa tương xứng với tiềm năng và nhiệm vụ đặt ra đối với ngân hàng. Cuối cùng, quy mô vốn tự có nhỏ cũng đang là thách thức lớn trong điều kiện tăng trưởng tài sản cao, và yêu cầu về vốn ngày càng chặt chẽ để đảm bảo an toàn hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Số liệu về nợ xấu của các NHTMNN đến 31/5/2004
TT
Ngân hàng
% nợ xấu so tổng dư nợ
Trong đó
Nợ quá hạn
Nợ khó đòi
Nợ chờ xử lý khác
1
ICB
9,75
4,13
2,29
5,52
2
Agribank
2,94
1,53
0,34
11,4
3
BIDV
7,39
5,55
1,14
0,96
4
VCB
3,13
2,39
0,53
0,75
5
MHB
2,43
2,37
1,09
0,06
Cộng
5,37
3,01
1,00
1,40
2.1.2.2 – Về nguồn nhân lực
Nhân lực của các ngân hàng Việt Nam hiện nay khoảng 60.000 người, trong đó VCB khoảng 4.000 người, ICB khoảng 13.000 người, Agribank khoảng 28.000 người. Một hiện tượng chung là gần 90% nhân lực ở các NHTMNN là từ đội ngũ lao động do lịch sử để lại. Phần đông trong số họ ít được đào tạo về kiến thức kinh tế thị trường, độ tuổi trung bình cao (trung bình khoảng 40), chưa có nhiều kinh nghiệm về kinh doanh và quản lý cũng như trình độ về ngoại ngữ, tin học. Tỷ lệ lao động gián tiếp ở các NHTMNN là khá cao, có ngân hàng lên tới khoảng 30%, phân bổ ở các công việc lễ tân, kế toán, ngân quỹ, lái xe, bảo vệ…Tỷ lệ đào tạo và đào tạo lại, tuy rất được các ngân hàng quan qâm, song con số này cũng chưa tăng được nhiều (tỷ lệ đào tạo ở trình độ đại học đạt khoảng 40%) trong khi ở Thái Lan con số này là 70%. Chế độ đãi ngộ và thu nhập chưa tương xứng với lao động cũng là một nguyên nhân gây chảy máu chất xám ở các NHTMNN trong những năm qua, càng tạo ra khoảng cách lớn về nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng giữa các NHTMNN và các NHTM khác. Cùng với việc áp dụng công nghệ mới vào hoạt động ngân hàng thì sự dôi dư về lao động tất yếu sẽ xảy ra. Nhưng các NHTMNN không được coi là những doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động, các giám đốc không có quyền sa thải lao động, người lao động thuộc biên chế nhà nước. Với chi phí cao, hiệu quả kinh doanh thấp, trình độ nhân lực chậm đổi mới , rõ ràng là áp lực về lực lượng lao động ở các NHTMNN là rất lớn và cũng không dễ giải quyết. Tuy nhiên, các NHTMNN phải cải cách quyết liệt đối với nhân lực của mình, mà giải pháp tốt nhất ở đây là thực hiện CPH các NHTMNN.
2.1.2.3 – Về cơ cấu tổ chức.
Các NHTM đều tổ chứCPH thành 2 cấp: trụ sở chính và chi nhánh. tại trụ sở chính, các NHTMNN đều kết cấu chung với Hội đồng quản trị, ban giám đốc điều hành và các khối (ban) hoặc phòng trực thuộc. Cơ cấu này được phân biệt chủ yếu với 2 chức năng cơ bản là quản trị điều hành và quản lý kinh doanh. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị chưa hoạt động đuúng với tính chất là cơ quan quản lý cao nhất của NHTM. chưa tập trung được mọi thông tin trong ngân hàng, thậm chí có ngân hàng chưa xác định rõ chức năng và quyền hạn của HĐQT. Vì vậy sự phối kết hợp giữa HĐQT và ban điều hành không thường xuyên gắn kết. Trải qua nhiều lần thay đổi cơ cấu tổ chức thì NHTMNN đã thu được nhiều kinh nghiệm, song sự chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ và thực hiện công viện vẫn xảy ra. Điều quan trọng là nhiều vấn đề trong ngân hàng rất cần tập trung như quản trị rủi ro (bao gồm rủi ro thị trường, thanh khoản, tín dụng), quản lý thanh khoản, quản lý tài sản Nợ-Có, vấn đề kiểm soát, kiểm toán nội bộ lại phân tán, thiếu sự hợp tác, do đó không cập nhật về thông tin và thiếu hiệu quả trong quản trị. Nếu so sánh với các ngân hàng nước ngoài thì đây quả là một khoảng cách không nhỏ khi mà họ sử dụng lao động hợp lý với cơ cấu tinh gọn.
Như vậy nếu nhìn tổng quát về hoạt động của các NHTMNN thì chúng ta có thể thấy tính hiệu quả thấp, chi phí cao, nguồn nhân lực vừa thừa vừa thiếu, công nghệ chưa phát triển đồng bộ. Những điều này dần đến tính cạnh tranh kém của các NHTMNN so với các ngân hàng có yếu tố nước ngoài, thậm chí tính nhanh nhậy cũng không bằng các NHTMCP trong nước. Sức ì trong tổ chức và thực hiện khá cao, khả năng ứng phó trước mọi biến động của thị trường kém. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm của các NHTMNN khi gia nhập WTO dự tính vào cuối năm 2005.
Đứng trước tình hình đó, các NHTMNN đang tiến hành tái cơ cấu theo đề án của mình để làm gia tăng năng lực tài chính, cải tiến bộ máy quản trị điều hành, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhưng vấn đề cơ bản trong các cuộc cải tổ doanh nghiệp, xét cho đến cùng là vấn đề sở hữu. Nếu giải quyết được vấn đề này thì mọi khó khăn của doanh nghiệp cũng như ngân hàng sẽ được giải quyết. Mọi cố gắng trong thời gian qua đều chưa làm thay đổi điều cốt yếu này, do đó tác động của nó là chậm, không mạnh mẽ như mong muốn và cũng không triết để với những bệnh tật cố hữu đã tốn tại hàng chục năm qua. Đứng trước sức ép lớn của sự tồn tại với các doanh nghiệp và ngân hàng khác trong khi sự bảo hộ của Nhà nước về thuế, pháp lý…không còn được duy trì, thì giải pháp mà các NHTMNN cần đến là thực hiện CPH.
2.1.2.4 – Kết qủa cơ cấu lại tài chính đến tháng 6/2004.
Về cấp bổ sung vốn điều lệ:
- Đến 6/2004, nhà nước đã cấp bổ sung vốn điều lệ cho 4 NHTMNN với số tiền hơn 9000 tỷ VNĐ, hoàn thành hơn 85% kế hoạch bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2001-2004 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt. Với kết quả này, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của 4 NHTMNN đến tháng 6/2004 như sau:
+ ICB: 4,43%
+ VCB: 4,7%
+ BIDV: 5,52%
+ Agribank: 6,17%
- Dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2004, Bộ tài chính sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, cấp bổ sung vốn điều lệ cho 3 ngân hàng (VCB, ICB, Agribank) với số tiền gần 1500 tỷ VNĐ.
Kết quả trên đây đã và sẽ cải thiện được một bước yêu cầu về an toàn vốn tối thiểu (so với tỷ lệ về an toàn vốn thời điểm 31/12/2000 của 4 NHTMNN trung bình là 3,05%), đồng thời tăng cường năng lực tài chính và sự chủ động trong việc cho vay những khách hàng có nhu cầu về vốn đầu tư lớn
Kết quả xử lý nợ tồn đọng:
Tính đến tháng 6/2004, tổng số nợ tồn đọng đã xử lý được của các NHTMNN đạt khoảng 65,5% tổng số nợ tồn đọng cần xử lý (nợ tồn đọng có dư nợ đến 31/12/2000). Trong đó:
- Các NHTMNN tự xử lý bằng các biện pháp tận thu hồi nợ và dùng dự phòng rủi ro đạt 69,58%.
- Nhà nước hỗ trợ nguồn để các NHTMNN xử lý đạt 30,42%.
Kết qủa trên thể hiện nỗ lực rất lớn của các Chính phủ, các Bộ , các ngành và các NHTMNN trong việc xử lý nợ tồn đọng do lịch sử để lại, từng bước làm sạch bảng tổng kết tài sản và nâng cao uy tín của các NHTMNN trên trường quốc tế.
2.1.3 – Những bất cập về cơ cấu lại tài chính NHTMNN.
Trong thời gian qua, mặc dù Chính phủ, các Bộ ngành và NHTMNN rất nổ lực trong việc chỉ đạo, điều hành và thực hiện tái cơ cấu tài chính các NHTMNN, nhưng hoạt động này vẫn còn những tồn tại sau:
2.1.3.1 – Cơ chế, chính sách :
Cơ sở pháp lý không đồng bộ, còn bất cập giữa luật các tổ chức tín dụng, Luật đất đai, Luật lao động và một số quy định khác, do vậy, cần được xem xét, bổ sung, sửa đổi kịp thời.
Đến nay sau hơn 2 năm triển khai nhưng vẫn còn một số văn bản hướng dẫn chưa được ban hành hoặc đã ban hành nhưng còn vướng mắc, cần sửa đổi như:
+ Văn bản hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với đất đai và tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm nợ tồn đọng.
+ Văn bản hướng dẫn việc đánh giá lại nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm của doanh nghiệp nhà nước tại các NHTMNN.
2.1.3.2 – Thực trạng của các DNNN:
Về bản chất, việc cải cách các NHTMNN phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ và hiệu quả của chuơng trình cải cách các DNNN. Tuy nhiên đến nay, việc cải cách DNNN còn diển ra chậm; hầu hết các DNNN sau khi thực hiện sắp xếp lại đã cải thiện được tình hình sản xuất kinh doanh nhưng hiệu quả còn hạn chế, vẫn chưa thực hiên việc trả nợ đối với các khoản nợ tồn đọng cũ; một số doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng chỉ đủ để trả các khoản nợ mới phát sinh, một số doanh nghiệp khác có điều kiện trả nợ thì lại xem nhẹ việc trả nợ tồn đọng. Thực trạng này làm cho việc thu hồi nợ tồn đọng của các NHTMNN còn hạn chế, đồng thời làm phát sinh thêm các khoản nợ xấu.
2.1.3.3 – Năng lực tài chính của các NHTMNN
Đối với việc cấp bổ sung vốn điều lệ
Mặc dù nhà nước đã cấp bổ sung 9000 tỷ VNĐ cho các NHTMNN nhưng tỷ lệ an toàn vốn của các NHTMNN vẫn chưa được cải thiện nhiều. Đến cuối 6/2004, NHTMNN có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lớn nhất là 6,17% và nhỏ nhất là 4,43%, các tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với yêu cầu của quốc tế là 8%.
Theo tính toán, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng tỏng tài sản có (chủ yếu là tốc độ tín dụng đối với nền kinh tế) hàng năm từ 15-20%, để đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 6% vào năm 2005 và 8% cho giai đoạn 2006-2010, nhu cầu bổ sung vốn điều lệ cho các NHTMNN cần hàng chục ngàn tỷ đồng. Nhu cầu này vượt quá khả năng của Ngân sách Nhà nước hiện nay cũng như trong nhiều năm tới.
Đối với việc xử lý nợ tồn đọng.
Mặc dù nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phái các cơ quan chức năng, nhưng kết quả xử lý nợ của các NHTMNN vẫn chưa đạt được yêu cầu về thời gian như đã nêu trong Đề án xử lý nợ tồn đọng của từng NHTMNN. Đến nay vẫn còn VCB và ICB chưa đạt 100% kế hoạch đề ra (VCB đạt 90% kế hoạch và ICB đạt trên 70% kế hoạch).
Ngoài ra việc tận thu hồi nợ đối với những khoản nợ mà ngân hàng dùng dự phòng rủi ro xử lý hạch toán ngoại bảng vẫn đạt tỷ lệ rất thấp, khoảng 27%.
2.1.3.4 – Nguyên nhân tồn tại.
Cơ chế, chính sách chậm sửa đổi hoặc còn có những vướng mắc:
Cơ chế vốn tự có và an toàn vốn:
Ngày 25/8/1999, Thống đốc NHNN có Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN5 về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong các hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó có quy định về vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; nhưng trên thực tế việc xác định vốn tự có của các NHTMNN chưa phù hợp với thông lệ quốc tế (vốn tự có mới chỉ bao gồm vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ); yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với các NHTMNN theo quy định cũng chưa được thực hiện. Có NHTMNN mở rộng chi nhánh hoặc tăng trưởng tài sản quá nhanhtrong khhi chưa đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật.
Cơ chế lập trích dự phòng rủi ro:
Ngày 27/11/2000, Thống đốc có quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN5 ban hành quy định về việc phân loại tài sản Có, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
Nếu các NHTMNN trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định này sẽ dẫn tới bị lỗ, ảnh hưởng tới nộp NSNN và quyền lợi của người lao động. Thực tế hàng năm, việc trích dự phòng rủi ro của các NHTMNN được gắn với tiền lương và nộp NSNN (mức trích lập hàng năm do Bộ Lao động, Bộ Tài chính và NHNN xác định khi duyệt đơn giá tiền lương vào đầu năm). Vì vậy, một số NHTMNN có nợ xấu lớn, nhưng do yêu cầu đảm bảo nộp NSNN và quyền lợi của người lao động nên mức trích lập dự phòng ít, không đủ nguồn để xử lý các khoản nợ tồn đọng, làm trong sạch bảng tổng kết tài sản.
Ngoài ra một số NHTMNN không thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro đối với một số khoản cho vay như nợ khoanh, nợ cho vay chỉ định…vì cho rằng nhà nước sẽ cấp nguồn xử lý các khoản nợ này.
Cơ chế xử lý nợ:
Việc ban hành quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan đã hình thành một hệ thống các cơ chế xử lý nợ tồn đọng của các NHTMNN. Trên thực tế, các NHTMNN vẫn gặp khó khăn trong việc chủ động và quyết định xử lý nợ của các DNNN; vai trò của chủ nợ là các ngân hàng chưa được xác định cụ thể và rõ ràng trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại các DNNN. Vì vậy việc thu hồi các khoản nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng ở nhiều doanh nghiệp chưa được quan tâm đứng mức nên ảnh hưởng đến tiến độ xử lý nợ tồn đọng của các NHTMNN và làm phát sinh thêm những khoản nợ xấu mới.
b.Các NHTMNN có tốc độ tăng trưởng quá nhanh.
Tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân hàng năm của các NHTMNN giai đoạn 2001-2003 từ 20%-22% (có những năm, Agribank có mức tăng trưởng tài sản trên 40%). Đây là mức tăng trưởng rất cao, gây nên áp lực lớn về nhu cầu phải tăng vốn tự có, cũng như chất lượng hoạt động của các ngân hàng này, làm ảnh hưởng đến tiến độ tăng vốn tự có của các NHTMNN và cải thiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cũng như việc kiểm soát chất lượng tăng trưởng của các ngân hàng này.
c.Tái cơ cấu hoạt động của các NHTMNN còn chậm
Sau hơn 2 năm thực hiện việc tái cơ cấu tổ chức và hoạt động của các NHTMNN theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhìn chung các NHTMNN mới chỉ tiến hành các bước khởi động, hoặc đang xây dựng các quy trình nghiệp vụ như quy trình quản trị tài sản nợ, tài sản có; quản trị rủi ro; quản lý tín dụng. Một số NHTMNN đã hoàn thiện một số nội dung như chiến lược kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý, bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ…nhưng kết quả đạt được vẫn còn hạn chế.
2.2 – Mục tiêu của CPH NHTMNN Việt Nam:
2.2.1 – Tăng tiềm lực tài chính:
Hiện tại 5 NHTMNN có số vốn thuộc sở hữu nhà nước khoảng trên 15.500 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD), bình quân 3.100 tỷ đồng cho một ngân hàng . Số vốn này thật là nhỏ bé nếu đem so sánh chúng với tình hình thực tế sau:
Các ngân hàng Quốc tế mà Việt Nam đang và sẽ cạnh tranh, hội nhập có số vốn gấp nhiều lần so với các NHTMNN hiện nay.
Mức tăng dư nợ tín dụng cao làm cho hệ số đủ vốn giảm xuống nhanh chóng.
Nhu cầu vay vốn của một khách hàng lớn: hiện tại một khách hàng lớn chỉ vay được của Agribank tối đa là 780 tỷ (15% x 5.200 tỷ), vay của MHB là 105 tỷ (15% x 700 tỷ), của mỗi ngân hàng khác từ 450 đến 600 tỷ.
Nhu cầu phát triển công nghệ và mở rộng mạng lưới kinh doanh, đầu tư tài sản cố định: tỷ lệ khống chế tối đa sử dụng vốn tự có cho nhu cầu này là 50%, trong khi một máy ATM có giá bình quân 30.000 USD, 1 trụ sở mới xây dựng phải tốn hàng chục tỷ đồng.
Trong số vốn gọi là tự có ở trên thì có tới 50% là vốn danh nghĩa, vì chúng được hình thành từ trái phiếu đặc biệt. Loại trái phiếu này chỉ biến dần thành vốn mỗi năm có 30% (khoảng 260 tỷ) do cách trả lãi trái phiếu đặc biệt của Bộ tài chính. Xét trên giác độ an toàn thì các NHTMNN đang hoạt động trong tình trạng không an toàn chút nào.
Các NHTMNN khó có hi vọng được tăng vốn thực sự bằng nguồn từ NSNN do tình trạng ngân sách Việt Nam và cũng không nên trông mong ở việc được cấp nhiều hơn bằng trái phiếu đặc biệt. Con đường CPH các NHTMNN trong giai đoạn hiện nay trước hết là để tăng cường năng lực tài chính của các ngân hàng bằng cách tăng cường vốn tự có, và sau đó là để nâng cao sức cạnh tranh của các NHTMNN trước yêu cầu hội nhập quốc tế.
CPH ngân hàng sẽ cho phép huy động một khối lượng vốn rất lớn trong và ngoài nước để tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này, ngoài ra đây còn là biện pháp nhằm đa dạng hoá các loại hình sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu trên TTCK, tạo nên hệ thống các NHTM cổ phần hoạt động năng động hơn, minh bạch hơn do đòi hỏi tất yếu của thị trường.
2.2.2 – Tăng tính cạnh tranh, hiệu quả và giảm độc quyền
Tính cạnh tranh còn thấp và tình trạng độc quyền vẫn còn là do các NHTMNN còn chịu nhiều sự chỉ huy trực tiếp phi thị trường của Chính phủ. Mặt khác sự bảo hộ dưới nhiều dạng khác nhau cũng làm giảm tính bình đẳng trong hoạt động và tính hiệu qủ trong kinh doanh. Chỉ đơn giản là việc khoanh nợ, xoá nợ, cho dù có thay đổi cách quản lý thế nào thì các NHTMNN cũng khó có cơ hội tự định đoạt. Hoặc việc đầu tư của nhà nước dưới dạng vốn cấp, trước đây nhà nước có thu 6% tiền sử dụng vốn (nếu lỗ thì thôi), nay không thu, nhưng việc phân phối lợi nhuận lại gần như chỉ do nhà nước quyết định (vì chế độ DNNN) nên không kích thích người kinh doanh.
Mô hình công ty cổ phần sẽ là mô hình hoạt động hiệu quả do gắn lợi ích thực sự của những người đầu tư với ngân hàng và vai trò làm chủ của người lao động khi tham gia mua cổ phần, tăng cường khả năng giám sát của xã hội. CPH các NHTM sẽ cho phép các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao kinh nghiệm quản lý, công nghệ, sản phẩm mới vào ngân hàng mà họ có cổ phần, do vậy làm tăng cường năng lực quản lý, quản trị, điều hành, đặc biệt là nâng cao vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ, tiếp cận được công nghệ, sản phẩm mới.
CPH sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của khối các NHTM, và do vậy cho cả nền kinh tế. Các ngân hàng sẽ hoạt động bình đẳng hơn, cạnh tranh hiệu qủa hơn và mọi người đều được hưởng lợi ích từ việc CPH mang lại như có thể được gửi tiền và vay tiền với lãi suất cạnh tranh, người sử dụng dịch vụ sẽ được lợi hơn về chất lượng sản phẩm tăng cao với giá rẻ hơn…
2.2.3 – Tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhà nước
Nhà nước hiện đầu tư vào các NHTMNN dưới hình thức cấp vốn 100%. Số vốn này so với nhu cầu hoạt động ngân hàng thì không lớn nhưng đối với NSNN thì cũng không thể coi là nhỏ. Số vốn này hoàn toàn không có áp lực nào về cổ tức mà tuỳ thuộc vào lợi nhuận và lợi nhuận ròng khi phân phối dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập bổ sung.
Trong trường hợp NHTMNN trở thành công ty cổ phần, nhà nước cũng trở thành nhà đầu tư, có quyền đầu tư thêm nếu ngân hàng làm ăn có lãi hoặc có thể rút vốn dưới hình thức nhượng lại cổ phần nếu cần. Điều đó vừa tạo ra cho nhà nước một cơ hội kinh doanh thực sự (tất nhiên có thể có định hướng) và cũng đòi hỏi ngân hàng phải làm ăn thực sự có hiệu quả.
2.2.4 – Cải thiện mạnh mẽ năng lực quản trị, điều hành NHTMNN.
Cơ chế quản trị, điều hành của các NHTMNN hiện nay, dù muốn hay không cũng phải theo một mô hình duy nhất của một loại hình DNNN là Tổng công ty nhà nước. Dù biện luận thế nào cũng không thể đồng nhất các NHTMNN với các Tổng công ty khác được, vì ngân hàng là một thể thống nhất với đặc trưng là hệ thống các chi nhánh (cho dù có số ít các công ty con đi chăng nữa) như hệ thống mạch máu liên thông, quản lý kinh doanh nhạy bén tững ngày giờ.
Sự chỉ huy thống nhất là đương nhiên, nhưng cơ chế vận hànhm bộ máy tổ chức, con người, công nghệ…phải xuất phát từ chính nhu cầu của các ngân hàng chử không thể từ ý nghỉ chủ quan của cấp trên quyết định được. Không thể nào một Hội đồng quản trị chỉ có trên danh nghĩa nhưng không có thực quyền lại có thể điều hành một Tổng giám đốc mà người đặt họ lên ngôi không phải là Hội đồng quản trị. Chính sự thay đổi những người đại diện chủ sở hữu thực sự mới có đủ khả năng làm thay đổi nhanh nhạy cung cách quản trị này. Sự thành công của biết bao ngân hàng trên thế giới mà họ thường gọi là ngân hàng tư nhân đã minh chứng điều này.
Bốn vấn đề trên đay gợi lên cái được của việc các NHTMNN,song để chúng trở thành hiện thực thì phải tính tới cả diều kiện, cung cách cũng như tiến trình CPH để cái được không quá ít và cái mất không quá nhiều.
2.3 – Điều kiện để có CPH NHTMNN Việt Nam:
2.3.1 – Khó khăn khi tiến hành CPH:
NHTMNN cũng là các DNNN, hoạt động theo mô hình tổng công ty và vì vậy, khi tiến hành CPH sẽ gặp những vướng mắc chung như đối với các DNNN, đó là những vướng mắc về xác định giá trị doanh nghiệp, xử lý nợ tồn đọng, vấn đề sắp xếp nhân sự, tâm lý ngại đổi mới của người quản lý và người lao động…Tuy nhiên do tính chất đặc thù của hoạt động ngân hàng, nếu trong quá trình CPH các NHTMNN có nhiều sai sót sẽ dẫn đến CPH không thành công, gây tổn thất nghiêm trọng vốn Nhà nước tại các ngân hàng và sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền tới cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.
Thứ nhất, và cũng là vấn đế khó nhất, phức tạp nhất đối với việc CPH một NHTMNN lớn, có quy mô hàng nghìn tỷ đồng là xác định giá trị ngân hàng. Giá trị này bao gồm cả quy mô và chất lượng tài sản, vị thế thị trường, thương hiệu, lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam chưa có quy định cho phép định giá tài sản các ngân hàng và các định chế tài chính trong nước thì lại thiếu kinh nghiệm, kỹ năng để xác định giá trị này.
Thứ hai, đó là sự lúng túng của các ngân hàng trong việc xây dựng đề án CPH chủ yếu là do chủ trương CPH các ngân hàng và tổng công ty nhà nước lớn nhưng lại chưa đi kèm chính sách cụ thể, vì không thể CPH các ngân hàng theo các chính sách đã được xây đựng cho các DNNN khác. Khi CPH ngân hàng, 3 vấn đề lớn cần phải giải quyết là: bán bao nhiêu, nhà nước giữ lại bao nhiêu; bán cho ai; chính sách bán như thế nào? Những vấn đề này của các NHTMNN đều phụ thuộc vào chính sách, chủ trương của nhà nước.
Thứ ba, đó là khó khăn trong việc xử lý nợ xấu và lành mạnh hóa tài chính. Nợ xấu hiện tại của các NHTMNN rất lớn và dự phòng rủi ro không được trích lập đầy đủ. Nếu phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mực quốc tế thì vốn tự có của các NHTMNN hầu hết là âm. Do đó xử lý nợ xấu và làm sạch bảng cân đối trước khi tiến hành CPH là vấn đề rất lớn, quyết định giá trị thực tế của NHTMNN. Về nguyên tắc, khi bán một doanh nghiệp cũng như một tài sản, nếu doanh nghiệp đố lành mạnh về tài chính thì thị trường sẽ có mức kỳ vọng cao hơn và ngược lại. Do đó, tình trạng tài chính của các NHTMNN càng xấu thì quá trình CPH sẽ rất phức tạp. Chi phí lành mạnh hóa tài chính NHTMNN cần dược xem như một khoản đầu tư mà có mức sinh lời rất cao đố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0275.doc