Công tác quản lý tài chính luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm vì nó thật sự là một vấn đề thiết thực liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh là một tế bào của nền kinh tế. Để thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển thì mỗi tế bào phải biết vận động tìm chỗ đứng cho bản thân mình, đây chính là cơ sở, là tiền đề xây dựng một nền kinh tế vững mạnh. Sự phát triển của mỗi doanh nghiệp sẽ tạo đà phát triển cho toàn bộ nền kinh tế.
Từ lý thuyết về hoạt động tài chính có thể giúp cho người phân tích đánh giá được tình hình tài chính nói riêng và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.
Công ty Dệt kim Thăng Long là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, hoạt động trong cơ chế thị trường, công ty cũng tồn tại và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Vì vậy để đáp ứng cạnh tranh và không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty đã và đang tìm mọi biện pháp đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động và tăng cường chất lượng sản phẩm để có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Khi nghiên cứu số liệu thực tế và hiện trạng lao động, đồng thời đi sâu vào phân tích ưu điểm và những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý tài chính ở công ty Dệt kim Thăng Long sẽ thấy được rằng vấn đề hoàn thiện công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Nhờ những thông tin chính xác về tài chính đã giúp cho Ban giám đốc đưa ra những quyết định đúng đắn, mang lại lợi ích kinh tế cao và cố gắng đưa doanh thu ngày càng tăng lên, đảm bảo lấy thu bù chi có lãi, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước và không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Mặc dù hoạt động tài chính của công ty còn nhiều khó khăn như bị chiếm dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn chưa tốt, tình hình trang thiết bị công nghệ lạc hậu, không đồng bộ và hơn nữa là áp lực cạnh tranh nhưng bên cạnh đó công ty cũng có những thuận lợi như về vị trí địa lý, lực lượng lao động, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Với những thuận lợi này hàng năm công ty đã giải quyết được hơn 600 công ăn việc làm, góp phần xây dựng nền kinh tế phát triển. Vì lẽ đó, công ty luôn cố gắng hoàn thiện công tác kế toán mà tập trung vào các hoạt động tài chính để cố gắng hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Qua phân tích cụ thể và căn cứ vào những tồn tại thực tế của có thể, em đã mạnh dạn nêu lên một số giải pháp nhằm góp phần củng cốm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Những giải pháp trên đây mới chỉ là những bước đầu qua một thời gian ngắn tìm hiểu thực tế, với trình độ nhận thức còn hạn chế nên bài luận văn với đề tài "Một số vấn đề về công tác quản lý tài chính tại công ty Dệt kim Thăng Long. Đánh giá phân tích các giải pháp" sẽ không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự xem xét đánh giá, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn.
68 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về công tác quản lý tài chính tại công ty Dệt kim Thăng Long - Đánh giá phân tích các giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ công tác giữa các phòng ban, các phân xưởng đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ thống nhất tạo ra sự thông suốt trong công việc. Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức bộ máy quản lý được thể hiện qua sơ đồ
Sơ đồ 2: Bộ máy quản lý của công ty Dệt kim
Thăng Long
Giám đốc
Giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc đời sống
Phòng kỹ thuật
Phòng Tài vụ
Phòng cung tiêu
Phòng hành chính
Phòng tổ chức
Phòng KCS
Tổ cơ điện
Phòng bảo vệ
Phòng
y tế
Phân xưởng dệt
Phân xưởng
tẩy nhuộm
Phân xưởng
cắt may
Phòng kế hoạch
Nhìn vào sơ đồ trên chúng ta thấy có chức năng của từng phòng. Sự sắp xếp này rất khoa học đảm bảo cho việc cung cấp thông tin nhanh chính xác và xử lý được kịp thời các thông tin đó. Các phòng có chức năng riêng của mình và đều chịu sự quản lý của giám đốc và các phó giám đốc:
- Giám đốc điều hành chung toàn công ty dưới sự trợ giúp của các phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ.
- Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách các kế hoạch trong sản xuất làm sao khi các thông tin của phòng kế hoạch chuyển lên phó giám đốc. Giải quyết ngay nếu thấy là hợp lý, nếu không phù hợp sẽ tiến hành họp bàn lại sao cho phù hợp. Việc này tạo ra một sự quản lý chặt chẽ từ dưới lên trên.
- Phó giám đốc đời sống phụ trách đời sống cho anh chị em công nhân, đảm bảo cuộc sống cho họ cả về tinh thần cũng như vật chất.
- Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ lập các phương án kinh doanh để giám đốc, phó giám đốc lấy làm căn cứ cho việc thực hiện các hợp đồng kinh tế cũng như việc đề ra các phương án sản xuất kinh doanh, cung ứng nguyên vật liệu cho các phân xưởng sản xuất.
- Phòng kỹ thuật có trách nhiệm giải quyết các quy trình công nghệ sản xuất, có nhiệm vụ tính toán đề ra các định mức, tỷ lệ tiêu hao NVL, xây dựng kế hoạch sản xuất và thiết kế làm thử, định hình mặt hàng mẫu.
- Phòng tài vụ: Có trách nhiệm hạch toán các khoản chi phí NVL chi phí về động lực, nhân công, tiêu thụ sản phẩm... có tình hình biến động vốn tài sản của công ty. Theo dõi các khoản thu, chi tài chính để phản ánh vào các tài khoản kèm theo. Sau 1 thời gian quy định lập báo cáo tài chính gửi giám đốc tạo điều kiện thuận lợi giúp cho ban lãnh đạo công ty đề ra các biện pháp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo tạo điều kiện giúp cho phòng kế hoạch thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Phòng cung tiêu: Có nhiệm vụ tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, tăng cường các biện pháp yểm trợ, xúc tiến bán hàng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
- Phòng hành chính: Có nhiệm vụ tiếp khách, trang bị đồ dùng hành chính cho các phòng ban, làm tạp vụ toàn công ty.
- Phòng tổ chức: Có nhiệm vụ quản lý về mặt lao động và trả lương của công ty. Dự kiến thời gian thực hiện kế hoạch sản xuất theo hợp đồng phù hợp với trình độ tay nghề, sức lao động hiện có của công ty.
- Tổ cơ điện: Có nhiệm vụ sửa chữa, đại tu thường xuyên máy móc thiết bị sửa chữa cơ điện.
- Phòng KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm xem có phù hợp với yêu cầu đề ra hay không.
- Phòng bảo vệ: Bảo vệ tài sản của công ty, phòng cháy chữa cháy đảm bảo an ninh nội bộ.
- Phòng y tế: Đảm nhận việc quản lý, tổ chức khám sức khoẻ, chữa bệnh cho cán bộ CNV.
Hiện nay công ty có 625 người, trong đó số cán bộ công nhân viên phục vụ gián tiếp là 156 người, số lao động trực tiếp sản xuất là 469 người.
Tính đến đầu năm 2000 tổng số vốn sản xuất kinh doanh của công ty là 9.180.090.293 VNĐ trong đó:
Vốn lưu động: 2955356241 VNĐ
Vốn cố định: 6224734052 VNĐ
Với nguồn lực trên cùng với sự lãnh đạo của giám đốc và sự say mê sáng tạo của cán bộ công nhân viên, công ty Dệt kim Thăng Long đã ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao uy tín trên thương trường, phát huy thế mạnh của công ty và tận dụng những ưu đãi bạn hàng dành cho để liên tục phát triển và trở thành doanh nghiệp mạnh trong ngành dệt và may mặc ở nước ta.
2.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty
Hiện nay ở công ty Dệt kim Thăng Long đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Với hệ thống sổ sách khá đầy đủ, đồng thời sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất áp dụng cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/95 của Bộ trưởng BTC với phương pháp kê khai thường xuyên. Toàn công ty chỉ có một phòng tài vụ kế toán. Tại các cửa hàng và trụ sở, nhân viên làm nhiệm vụ lập, thu thập, kiểm tra và định kỳ chuyển về phòng tài vụ.
Phòng tài vụ gồm 8 thành viên làm các công việc sau:
- Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng) là người phụ trách chung công việc của phòng, có trách nhiệm chỉ đạo công việc cho các nhân viên trong phòng và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về những sai sót trong công tác quản lý tài chính của xí nghiệp. Kế toán trưởng lập kế hoạch tài chính với nhà nước, là người trực tiếp báo cáo các thông tin kinh tế, tài chính với giám đốc và các cơ quan có thẩm quyền khi họ có yêu cầu.
- Kế toán vật liệu: Có nhiệm vụ thu thập các nghiệp vụ phát sinh về xuất nhập nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Kế toán CPSX và giá thành: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí phát sinh để tiêu thụ sản phẩm.
- Kế toán vốn thanh toán: Có nhiệm vụ hạch toán các khoản chi, thu bằng tiền mặt, séc và chuyển khoản.
- Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ hạch toán tăng giảm nguyên giá và hao mòn TSCĐ.
- Kế toán tiền lương và BHXH làm nhiệm vụ theo dõi việc chi trả lương,
thanh toán BHXH cho cán bộ CNV.
- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: Có nhiệm vụ hạch toán quá trình xuất nhập thành phẩm, doanh thu bán hàng và các nghiệp vụ khác phát sinh liên quan tới tiêu thụ thành phẩm.
- Thủ quỹ: Thực hiện các khoản tiền như tạm ứng thanh toán quỹ tiền mặt, bảo quản quỹ tiền của công ty.
Các bộ phận cấu thành bộ máy kế toán có nhiệm vụ thực hiện những công việc thuộc phần hành của mình và hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận khác trong công ty.
Sơ đồ: Bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng
K. toán vốn thanh toán
Kế toán TSCĐ
KToán TP và tiêu thụ
Thủ quĩ
K.T tiền lương và BHXH
KToán CFSX và TGTSP
Kế toán vật liệu
II/ Thực trạng về tổ chức công tác tài chính tại công ty Dệt kim Thăng Long
1. Quản lý chi phí, thu nhập và lợi nhuận của công ty
* Về chi phí
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải quan tâm và tổ chức quản lý chặt chẽ chi phí này bởi lẽ nó liên quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bảng 1: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố cụ thể trong 3 năm
Đơn vị: 1000đồng
Yếu tố chi phí
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Số tiền
Tỷ lệ so với DT
Số tiền
Tỷ lệ so với DT
Số tiền
Tỷ lệ so với DT
1. Chi phí NVL trực tiếp
1979986
35,8%
1989499
34,4%
2467804
35,8%
2. Chi phí nhân công trực tiếp
1669872
30,1%
1680021
29%
2049761
29,7%
3. Chi phí sản xuất chung
747347
13,5%
751588
13%
876542
12,7%
Tổng cộng
4397205
66%
4421108
63,5%
5394107
65,6%
Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 1998, 1999, 2000
Công ty Dệt kim Thăng Long
Giá vốn hàng bán của công ty trong năm 1998 là 4397205000 VNĐ. Giá vốn hàng bán so với tổng doanh thu còn tương đối cao. Điều này chứng tỏ công tác sản xuất kinh doanh ở công ty còn nhiều hạn chế, thiếu sót.
- Giá vốn hàng bán năm 1999 của Công ty là 4421108000 VNĐ tăng lên so với năm 1998.
- Giá vốn hàng bán năm 2000 của công ty là 5394107000 VNĐ tăng lên so với 2 năm 1998 và 1999. Điều đó cho thấy giá vốn hàng bán năm 2000 đã tăng nhanh so với doanh thu hàng bán.
Điều này chứng tỏ năm 2000, công tác thu mua nguồn nguyên vật liệu của công ty chưa được tổ chức tốt cho nên phần nào làm cho giá vốn hàng bán cao.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng là do công tác bảo quản nguyên vật liệu khâu dự trữ còn kém hiệu quả.
Đối với công ty Dệt kim Thăng Long thì nguyên vật liệu chủ yếu để sản phẩm là vải các loại mà điều kiện bảo quản tốt nhất là ở những nơi thoáng, hệ thống chống ẩm tốt. Tuy nhiên cho đến nay hầu hết các kho bảo quản nguyên vật liệu của công ty đều là những dãy nhà cấp bốn đã cũ và xuống cấp. Vì vậy không tránh khỏi khi có những đợt mưa kéo dài đã có những lô vải bị ẩm mốc trước khi đưa vào sản xuất. Đây chính là nguyên nhân làm tăng chi phí nguyên vật liệu của công ty.
Ngoài ra, chi phí nhiên liệu, động lực năm 2000 cũng tăng so với các năm 1998-1999 do xăng, dầu, điện... dùng để chạy đều tăng.
Có thể nói công tác quản lý và sử dụng chi phí nguyên vật liệu của công ty vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
- Đối với khoản mục chi phí nhân công: vì công ty chủ yếu may gia công cho nước ngoài nên chi phí nhân công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp (38%).
- Khoản mục chi phí sản xuất chung: Do trong năm 2000 có sự đầu tư một số TSCĐ như máy may, máy cắt, bàn là... làm tăng khấu hao nên đã làm cho chi phí sản xuất chung của công ty tăng so với 2 năm 1998, 1999.
- Đối với khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp: Thực tế chi phí này năm 2000 giảm so với năm 1999 là 1610.000đ tương ứng với tỉ lệ giảm 0,17%. Đây được coi là thành tích của công ty đã biết sắp xếp, bố trí hợp lý bộ máy lao động gián tiếp, cắt giảm các cuộc hội họp không cần thiết từ đó sẽ giảm được chi phí gián tiếp trong giá thành.
* Về thu nhập
Đây là một chỉ tiêu quan trọng, là kết quả kinh doanh đầu tiên và trực tiếp nhất của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ đáp ứng trên thị trường, nó cũng được thể hiện qua hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng dần trong những năm gần đây. Năm 1998 tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 5734792000 VNĐ hầu hết được hình thành thì các hợp đồng sản xuất. Tuy kết quả đạt được chưa cao nhưng nó thể hiện sự cố gắn lớn vượt qua khó khăn trong nền kinh tế thị trường của công ty.
Trong năm 1999, tổng doanh thu của công ty đạt được là 5784758000 VNĐ
Đến năm 2000, tổng doanh thu của công ty đạt được là 6899996.000 VNĐ tức là tăng lên so với năm 1998, 1999. Đây là một con số đáng khích lệ song vẫn còn thấp so với chỉ tiêu toàn ngành trên địa bàn Hà Nội. Nguyên nhân là do có tình hình biến động kinh tế trong khu vực, môi trường kinh tế khó khăn hơn, hơn nữa quy mô của công ty còn nhỏ so với nhiều đơn vị khác trong ngành.
* Về chỉ tiêu lợi nhuận
Để thấy rõ kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, ta xem xét chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu cuối cùng phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nó thể hiện sự cố gắng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh và cũng là nhân tố chủ yếu để đánh giá hiệu quả sản xuất của một doanh nghiệp.
Năm 2000 là năm nhiều thử thách đối với công ty Dệt kim Thăng Long, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp không ít khó khăn. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2000 so với các năm 1998, và đặc biệt là so với năm 1999 là chưa thực sự tốt mặc dù sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ cũng như doanh thu tiêu thụ tăng lên nhưng lợi nhuận năm 2000 lại giảm nhiều so với năm 1998 và 1999.
Nhìn vào số liệu ở bảng ta nhận thấy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1999 của công ty đạt cao nhất trong 3 năm (174613000đ), tăng 64377000 đ tương ứng với tỷ lệ tăng 58,39% so với năm 1998.
Nhưng sang đến năm 2000 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm hẳn, giảm 70415000đ tương ứng với tỷ lệ giảm 40,32% so với năm 1999.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như trên là chưa thực sự tốt. Trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp thích đáng để từ đó phấn đấu tăng lợi nhuận cho công ty. (bảng 2)
2. Quản lý và sử dụng vốn của công ty
2.1. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty
Sử dụng vốn là một trong những công tác quan trọng trong quản lý tài chính
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì vốn cũng là điều kiện hàng đầu trong việc kinh doanh của công ty, cho nên công ty phải tính đến hiệu quả sử dụng vốn, xem việc sử dụng vốn vào hoạt động kinh doanh của công ty ra sao để từ đó đi đến quyết định sử dụng vốn tốt hơn để có được lợi nhuận cao.
Bảng 3: Hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 1998-1999-2000(trang bên)
* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Qua bảng trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty qua các năm như sau:
- Xét về "doanh lợi vốn lưu động"
Năm 1999 là năm có mức tăng cao nhất, tăng 87,5% so với năm 1998. Điều này chứng tỏ công ty đã có tiến bộ rất lớn trong việc nâng cao khả năng sinh lợi của vốn lưu động. Nhưng sang đến năm 2000 doanh lợi vốn lưu động giảm nhiều so với các năm trước, giảm 55% so với năm 1999.
- Xét về "chỉ số vòng quay của vốn lưu động"
Trong 3 năm (1998-2000) ta thấy năm 1999 là năm có chỉ số vòng quay của vốn lưu động quay nhanh nhất (nhưng chỉ đạt 2,67 lần/năm) tăng 21,36% so với năm 1998. Nhưng sang đến năm 2000 chỉ số này lại giảm 15,36% so với năm 2000. Điều này cho thấy được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chưa tốt.
- Xét về "số ngày một vòng quay của vốn lưu động". Thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay một vòng.
Công ty đã giảm bớt được số ngày (thời gian) của một vòng quay. Đặc điểm là năm 1999 đã giảm được 28,8 ngày so với năm 1998 (từ 163,6 ngày xuống còn 134,8 ngày). Sang đến năm 2000 số ngày một vòng quay lại bị tăng lên, từ 134,8 ngày (năm 1999) lên 159,3 ngày (năm 2000).
Như vậy trong 3 năm (1998-2000), năm 1999 là năm công ty có những thành tích đáng ghi nhận trong việc sử dụng vốn lưu động. Năm 1999 về doanh lợi vốn lưu động tăng hơn 1,5 lần, số vòng quay tăng 0,47 lần và đặc biệt là thời gian của một vòng quay giảm được 28,8 ngày. Nhưng nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là chưa tốt (số vòng quay vốn của công ty quá chậm, số ngày một vòng quay quá nhiều...)
* Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Qua số liệu trên bảng ta rút ra hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty như sau:
- Xét về "doanh lợi vốn cố định"
Năm 1999 mặc dù có mức tăng cao nhất, tăng 76% so với năm 1998 (nhưng chỉ đạt 2,27%/năm). Năm 2000 doanh lợi vốn cố định giảm nhiều so với các năm trước, giảm 45% so với năm 1999. So với 2 năm 1998 và 2000 thì năm 1999 là năm công ty đã có tiến bộ trong việc nâng cao khả năng sinh lợi của vốn cố định.
- Xét về chỉ tiêu "số vòng quay vốn cố định"
Qua bảng trên ta thấy số vòng quay của vốn cố định quá chậm. Năm 2000 là năm đạt được chỉ tiêu về số vòng quay vốn cố định cao nhất trong 3 năm (1998-2000), nhưng chỉ đạt 1,07 lần/năm.
Qua kết quả trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn chung (vốn cố định + vốn lưu động) của công ty chưa được tốt. Vòng quay vốn của công ty quá chậm, số ngày một vòng quay vốn lưu động quá nhiều. Doanh lợi vốn lưu động năm cao nhất chỉ đạt 5,85%, còn doanh lợi vốn cố định năm cao nhất chỉ đạt 2,27%/năm. (Con số này phản ánh cứ 100 đồng vốn sản xuất bình quân năm 1999 tạo ra được 1,63 đồng lợi nhuận ròng).
Điều đó thể hiện công ty chưa biết cách kết hợp hài hoà hai nguồn vốn với nhau để mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Theo tôi trong thời gian tới công ty cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.2. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Vốn lưu động của công ty là số vốn tối thiểu cần thiết đảm bảo cho công ty có đủ vốn để dự trữ các loại tài sản lưu động (kể cả dự trữ trong lưu thông) nhằm đáp ứng cho các nhu cầu hoạt động cơ bản của công ty. Trong quá trình kinh doanh vốn lưu động là một yếu tố không thể tách rời và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Vì vậy cần đảm bảo đủ hay thừa, thiếu vốn lưu động so với nhu cầu của quá trình kinh doanh, khả năng huy động tăng thêm vốn hay cấp thêm các nguồn vốn nào để dự trữ cho kinh doanh và việc sử dụng vốn lưu động có hợp lý và hợp pháp không là điều rất cần thiết trong công tác quản lý tài chính của công ty. - Nhu cầu vốn
Bảng 4: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
trong 3 năm
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1. Khoản phải thu
262556800
526840027
1256876101
2. Hàng tồn kho
1259941775
1311541349
1178449755
3. TSCĐ khác
86563850
82023850
302358850
4. Nợ ngắn hạn
1192068597
1599769700
1626482683
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
416993929
320635526
1111382023
(Nguồn: Báo cáo quyết toán 1998-1999-2000 của công ty)
Qua số liệu trên ta thấy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên dương tức là tồn kho, các khoản phải thu và TSLĐ khác lớn hơn nợ ngắn hạn. Tại đây các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho phần chênh lệch.
Giải pháp trong trường hợp này là nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho và giảm các khoản phải thu của khách hàng
- Vốn lưu động thường xuyên
Bảng 5: Vốn lưu động thường xuyên 3 năm
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1. Tài sản cố định
6221754483
5486633166
6224734052
2. Vốn chủ sở hữu
6858300898
5868711032
7391209775
Vốn lưu động thường xuyên
636546415
382077866
1166475723
(Nguồn: Báo cáo quyết toán 1998-1999-2000 của công ty)
- Vốn bằng tiền
Bảng 6: Vốn bằng tiền trong 3 năm
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1. Vốn lưu động thường xuyên
636546415
382077866
1166475723
2. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
416993828
320635526
1111382023
Vốn bằng tiền
219552587
61442340
55093700
(Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 1998, 1999, 2000 của công ty)
Qua bảng trên, ta thấy vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thuyền xuyên đều dương, điều đó chứng tỏ toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Đồng thời khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp tốt. Ta thấy vốn lưu động thường xuyên lớn hơn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là không đáng kể. Tình hình tài chính như vậy là chưa thực sự tốt. Tuy nhiên giá trị tài sản cố định của công ty Dệt kim Thăng Long còn quá nhỏ so với nhu cầu sử dụng tài sản cố định. Chính vì vậy, công ty cần phải tìm kiếm các khoản vay dài hạn để đầu tư vào máy móc thiết bị, để nâng cao tính chủ động trong việc sản xuất kinh doanh.
2.3. Kết cấu vốn và nguồn vốn của công ty
Bảng 7: Kết cấu tài sản và nguồn vốn trong 2 năm 1999, 2000
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
So sánh 2000/1999
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
A. Tài sản
7619253298
100
9180090293
100
1560836995
20,48
I. TSLĐ
2132620132
28
2955356241
32,19
822736109
38,57
1. Tiền mặt
212214906
2,79
217491535
2,36
5276629
2,49
2. Các khoản phải thu
526840027
6,93
1256876101
13,69
730036074
138,56
3. Hàng tồn kho
1311541349
17,24
1178449755
12,83
-133091594
-10,1
4. TSLĐ khác
82023850
1,07
302538850
3,29
220515000
268,8
II. TSCĐ
5486633166
72
6224734052
67,8
738100886
13,45
B. Nguồn vốn
761925398
100
9180090293
100
1560836995
20,4
I. Nợ phải trả
1750542266
22,8
1788880518
19,5
138338252
8,38
II. Nguồn vốn CSH
5868711032
77,2
7391209775
80,5
1422498743
23,83
(Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 1999, 2000, công ty Dệt kim Thăng Long)
Căn cứ vào bảng số liệu trên ta có nhận xét sau:
Năm 1999 cơ cấu tài TSCĐ và TSLĐ chiếm tổng tài sản là 72% và 28% thì năm 2000 cơ cấu này là 67,8% và 32,19% thể hiện sự dịch chuyển theo hướng tăng của TSLĐ, cũng như TSCĐ. Như vậy, doanh nghiệp đang tăng cường đầu tư trong kinh doanh.
Đối với tài sản lưu động thì các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2000 lên đến 13,69%. Công ty đã bị chiếm dụng vốn một cách nghiêm trọng. Công ty cần có những biện pháp thu hồi tiền nợ đọng từ phía khách hàng.
Bên cạnh đó công ty đã cố gắng giải toả hàng tồn đọng trong kho. Năm 2000 hàng tồn trong kho cũng đã giảm được với số lượng lớn, giảm so với năm 1999 là 133091594 VNĐ. Nhưng nhìn chung hàng tồn kho quá cao so với tổng tài sản lưu động. Do vậy công ty cần phải có những biện pháp thúc đẩy lưu chuyển nhanh từng hàng hoá tránh tình trạng ứ đọng vốn.
- Về nguồn vốn
Vốn vay của công ty trong 2 năm 1999-2000 chiếm tỷ trọng không lớn (22,99% và 19,49%) trong năm 2000 đã có tăng hơn so với năm 1999 là 138338252 VNĐ. Trong đó tổng số phải trả tiền hàng chiếm tỷ lệ nhỏ, còn phần vốn vay ngân hàng lại chiếm tỉ lệ lớn. Cho nên lãi phải trả nhiều, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu rất cao thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng tăng lên (72,2% năm 1999 và 80,5% năm 2000). Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng đứng ta tự chủ về tài chính trong kinh doanh. Đây là một cố gắng vượt bậc của lãnh đạo công ty cũng như các cán bộ công nhân viên trong kinh doanh, mặc dù thị trường may mặc còn nhiều khó khăn.
3. Đánh giá tình hình tài chính tại công ty Dệt kim Thăng Long
3.1. Tình hình công nợ và khả năng thanh toán công nợ
Bảng 8 (trang bên)
- Phân tích tình hình vốn phải thu
Nhìn vào bảng ta thấy các khoản phải thu trong năm 2000 tăng so với 2 năm trước đây và tăng lên một cách đáng kể so với năm 1998. Điều này cho thấy công tác quản lý tài chính tại công ty là chưa tốt, công ty đang rơi vào tình trạng bị chiếm dụng vốn lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải thu của khách hàng tăng lên. Năm 2000 khoản phải thu của khách hàng lên tới 1099968362 VNĐ chiếm tỷ trọng 87,5% trong tổng số công nợ phải thu. Đây là vấn đề còn tồn tại trong công tác tài chính của công ty. Mặc dù đã có cố gắng trong công tác thu nợ, nhưng trong 3 năm gần đây số thu hồi được không nhiều. Do đó, số tiền khách hàng chiếm dụng vốn của công ty còn cao. Tuy nhiên, với đặc thù là một công ty sản xuất kinh doanh trong ngành may mặc, hoạt động trong thị trường có cạnh tranh cao, hơn nữa cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực Đông Nam á đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của công ty Dệt kim Thăng Long, các khách hàng phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước có nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp. Các nguyên nhân này gây ra khó khăn trong việc thu hồi nợ của công ty.
Tóm lại, trong thời gian tới công ty cần xem xét nghiêm túc các khoản tài chính phải thu, tránh bị chiếm dụng vốn kinh doanh, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty.
- Phân tích các khoản phải trả
Trong năm 1998 khi các khoản thu hồi nợ của công ty giảm thì các khoản nợ lại tăng cao tăng 189595988 VNĐ so với năm 1999 và tăng 151237736 VNĐ so với năm 2000 Con số này phản ánh tình hình công ty chiếm dụng vốn kinh doanh của các đơn vị khác. Để làm rõ hơn, ta cần đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng.
+ Công ty không có các khoản vay dài hạn.
+ Vay ngắn hạn (nguồn vốn chủ yếu từ ngân hàng). Năm 1999 vốn vay từ ngân hàng đã giảm đi 600000 VNĐ so với năm 1998. Đây là dấu hiệu đáng mừng, điều đó chứng tỏ công ty đã tích cực chiếm dụng vốn hợp pháp, thu hồi vốn công nợ để bổ xung vào vốn kinh doanh. Từ đó tránh phải vay nguồn vốn ngắn hạn từ ngân hàng, tăng lợi nhuận lên vào năm 1999 từ việc tránh phải trả lãi.
Sang đến năm 2000 vốn vay từ ngân hàng lại tăng lên so với năm 1999, tăng 40.000.000 VNĐ so với năm 1999. Nhưng điều quan trọng hơn, trong tình hình kinh doanh khó khăn, các ngân hàng xiết chặt các khoản vay nợ, công ty đã điều chỉnh lại phương hướng kinh doanh, qua đó đã vượt qua khó khăn, từng bước đưa công ty phát triển.
+ Phải trả cho người bán
Trong điều kiện bị chiếm dụng vốn kinh doanh, công ty đã tìm cách bù đắp nguồn vốn kinh doanh của mình bằng việc chiếm dụng vốn của người bán. Nhưng trên thực tế số tiền chiếm dụng hợp pháp mà công ty có được từ phía người bán năm cao nhất chỉ lên tới 99.783.388 VNĐ (vào năm 2000). Việc chiếm dụng vốn hợp pháp là việc làm bình thường của các doanh kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Điều này cũng chứng tỏ công ty chưa có uy tín cao trong lĩnh vực kinh doanh.
+ Người mua trả tiền trước
Khoản chiếm dụng này vào năm 1999 tăng cao nhất trong 3 năm, nhưng chỉ đạt 24925000 VNĐ. Điều này nói lên công ty chưa thực sự có chính sách kinh doanh hợp lý. Trong điều kiện thị trường có tính cạnh tranh cao công ty cần có chiến lược kinh doanh tốt để từ đó giữ được uy tín trên thị trường, thu hút được khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn, hạn chế rủi ro, nâng cao lợi nhuận.
- Phân tích khả năng thanh toán của công ty
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =
Hệ số khả năng thanh toán tạm thời =
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Bảng 9: Khả năng thanh toán của công ty
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
7,38
4,76
5,64
2.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
1,1
0,51
1,09
3.
Hệ số khả năng thanh toán tạm thời
2,16
1,33
1,81
(Nguồn: Báo cáo quyết năm 1998, 1999, 2000 Công ty Dệt kim Thăng Long)
+ Hệ số thanh toán tổng quát như trên là rất tốt, chứng tỏ tất cả các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Hệ số này khá khả quan vào năm 1998 (năm 1998 doanh nghiệp cứ đi vay 1đ thì có 7,38 đồng tài sản đảm bảo). Năm 1999 tuy có giảm hơn so với năm 1998 và 2000 nhưng vẫn đạt tỷ lệ cao (4,76 lần). Sang năm 2000 doanh nghiệp cứ đi vay 1đ thì có 5,64 đồng tài sản để đảm bảo).
+ Hệ số khả năng thanh toán tạm thời vào năm 1999 là nhỏ nhất so với năm 1998 và năm 2000 nhưng vẫn có thể coi là an toàn. Điều này chứng tỏ công ty luôn có khả năng chi trả các món nợ, các khoản chi phí hiện thời. Tuy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3425.doc