Đề tài Một số vấn đề về công tác quản trị nhân lực tại Công ty Điện lực Hải Phòng

LỜI NÓI ĐẦU 01

PHẦN THỨ NHẤT:

Cơ sở lý luận chung về quản trị nhân lực 03

I. Quản trị nhân lực 03

1. Khái niệm quản trị nhân lực 03

2. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của quản trị nhân lực 03

2.1 Đối tượng 03

2.2. Nội dung công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp 04

@- Hoạch định nguồn nhân lực 04

@ Tuyển dụng nhân viên 07

@ Sử dụng lao động và đánh giá việc thực hiện công việc 11

@ Hợp đồng lao động và tranh chấp lao động 15

@ Tạo động lực cho người lao động 16

@ Các chính sách về nhân sự 21

II. Mục tiêu và phương pháp của quản trị nhân lực 23

1. Mục tiêu quản trị nhân lực 23

1.1 Mục tiêu xã hội 23

1.2 Mục tiêu của tổ chức 23

1.3 Mục tiêu của cá nhân 23

2. Những phương pháp quản trị nhân sự 23

2.1 Phương pháp kinh tế 23

2.2 Phương pháp hành chính 24

2.3 Phương pháp tâm lý 24

III. Quá trình hình thành và phát triển của quản trị nhân lực và sự cần thiết phải tăng cường công tác quản trị nhân lực ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay. 24

1. Quá trình phát triển 24

2. Một số học thuyết về quản trị nhân lực 26

2.1 Học thuyết X 26

2.2 Học thuyết Y 26

2.3 Học thuyết Z 27

3. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản trị nhân lực ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay 28

IV. Một số kinh nghiệm trong công tác quản trị nhân lực ở các doanh nghiệp nước ta và nước ngoài 28

Một số kinh nghiệm trong công tác quản trị nhân lực ở các doanh nghiệp Việt Nam. 29

Kinh nghiệm của các quản trị gia Nhật Bản. 29

PHẦN THỨ II

Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Công ty Điên lực Hải Phòng 31

I. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Điện lực Hải Phòng 31

II. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty

1. Chức năng và nhiệm vụ 33

2. Quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực Hải Phòng 33

2.1. Cơ sở vật chất của Công ty 33

2.2. Đặc điểm về máy móc thiết bị, kỹ thuật – công nghệ sản xuất 34

3. Đặc điểm về sản phẩm 36

4. Đặc điểm về thị trường và khách hàng 36

5. Đặc điểm về nguyên vật liệu của Công ty Điện lực Hải Phòng 37

6. Công nghệ sản xuất của Công ty Điện lực Hải Phòng 38

III. Tình hình sản xuất-kinh doanh của Công ty Điện lực Hải Phòng trong thời gian gần đây. 39

1. Chế độ hoạch toán của Công ty. 39

2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực Hải Phòng qua các năm gần đây 40

3. Tình hình tài chính của Công 42

4. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty 44

IV. Thực trạng của công tác quản trị nhân lực

của Công ty Điện lực Hải Phòng. 46

1. Đặc điểm nguồn nhân lực trong Công ty Điện Lực Hải Phòng 46

2. Công tác tuyển dụng và sử dụng lao động của Công ty Điện Lực Hải Phòng

2.1. Nội dung tuyển chọn nhân lực của Công ty 48

2.2 Ký hợp đồng lao động tại Công ty Điện lực Hải Phòng 49

2.3 Các phương pháp tuyển chọn nhân lực tại Công ty Điện lực Hải Phòng 49

2.4 Công tác đào tạo và bồi dưỡng tay nghề 51

2.5 Qui chế công tác QTNL tại Công ty Điện lực Hải Phòng 51

2.6 Tạo động lực cho người lao động 52

V. Những nhận xét chung về công tác QTNL tại công ty điện lực hải phòng

 

doc90 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về công tác quản trị nhân lực tại Công ty Điện lực Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển phụ tải mới lắp đặt hoặc tách công tơ riêng chỉ cần liên hệ với một đầu mối để gửi giấy đề nghị như cấp điện và sau khi nộp tiền không quá 10 ngày công trình của khách hàng sẽ được hoàn thành, công tơ và hộp công tơ do ngành điện cung cấp. Hiện nay Công ty đang hoàn tất việc lắp đặt công tơ điện trọn gói theo một giá thống nhất trên toàn bộ khu vực. Củng cố dần các phòng tiếp khách tại các chi nhánh, duy trì điện thoại nóng, bố trí 14 máy chuyên giải đáp các ý kiến khách hàng về điện theo chế độ trực 16/24h. Năm 2001đã tiếp nhận giải đáp 5270 cuộc điện thoại, giải quyết 100% đơn thư thắc mắc về điện của khách hàng, qua đó hiểu rõ được nguyện vọng, ý kiến thắc mắc của khách hàng để khắc phục kịp thời . Công ty bố trí những người có trách nhiệm, có trình độ, thái độ giao tiếp lịch sự, văn minh và sẵn sàng trả lời mọi yêu cầu về những vấn đề liên quan đến cung ứng điện. Tại những trạm điện, những địa điểm tiếp dân có đầy đủ các bảng biểu hướng dẫn thủ tục lắp mới đồng hồ điện, về giá điện, hình thức xử lý vi phạm. Trực giải quyết sự cố khẩn trương, bố trí lịch cắt điện kết hợp nhiều việc để giảm thời gian mất điện, thông báo lịch cắt điện trước 15 ngày giành thế chủ động cho khách hàng. Thể hiện rõ sự nỗ lực và sự phấn đấu nâng cao trách nhiệm trong công tác kinh doanh của mình. Công ty cũng đang từng bước đầu tư nâng cao khả năng cung ứng điện cho đông đảo nhân dân và hoàn chỉnh lưới điện ngầm, đồng thời đang xây dựng chính sách thuận lợi, ưu đãi hơn đối với các doanh nghiệp công nghiệp lớn và các khu công nghiệp. Làm được những việc này, Công ty Điện lực Hải Phòng không chỉ tham gia tích cực hơn vào quá trình công nghiệp hoá sản xuất của xã hội, mà còn tạo cho bản thân khả năng kích cầu trong quá trình tiêu thụ điện năng. 5. Đặc điểm về NVL của Công ty Điện lực Hải Phòng Công ty Điện lực Hải Phòng là Công ty kinh doanh điện năng. Do vậy, đầu vào và đầu ra của Công ty chỉ là điện. Trong những năm gần đây do có nhiều nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện lớn được xây mới như: Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình (công suất 1920 MW), IALY (công suất 720 MW), ĐaNhim (công suất 475 MW), nhà máy nhiệt điện Bà Rịa (công suất 380 MW), Phú Mỹ (tổng công suất đang sử dụng 1860 MW). Bước đầu đã cung cấp đủ điện sinh hoạt cho người dân và cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Hệ thống lưới điện được làm mới, cải tạo đã đảm bảo cung cấp điện ổn định và đưa điện đến khắp tỉnh thành trong cả nước. Nhất là đã đưa điện đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo. Biểu số 3 : Hệ thống lưới điện Việt Nam Cấp điện áp Chiều dài (km) Tuyến đường dây xuất hiện đầu tiên Việt Nam Số trạm biến áp Tổng dung lượng (MVA) 500 KV 1487 Hệ thống truyền tải 500 KV Bắc-Nam 4 2.850 220 KV 2720 Hà Đông-Hoà Bình 21 4.782 110 KV 6940 Đông Anh-Việt Trì Uông Bí-Hải Phòng 18 5.167 35 KV 53.232 Hà Nội-Phố Nối 54 6.901 (Trích báo cáo tổng hợp 2001) Để sản xuất kinh doanh Công ty Điện lực Hải Phòng chú ý rất nhiều đến khâu phân phối điện. Đây là phương tiện để tiêu thụ điện năng. Hầu hết các hệ thống này còn có chất lượng chưa tốt, còn có nhiều đoạn đã cũ, hết hạn sử dụng. Hành lang điện chưa được an toàn vì người dân xây dựng, sinh hoạt quá gần đường dây tải điện. Hệ thống lưới điện ở thành phố cần được cải tạo, mua mới. Bán kính cấp điện quá dài, nhất là khu vực ngoại thành và các ngõ ngách nội thành do đó còn xảy ra tình trạng đứt dây gây mất điện, ảnh hưởng đời sống, sản xuất và tính mạng của người dân. 6. Công nghệ sản xuất của Công ty Điện lực Hải Phòng Sơ đồ 3: Trạm điện của thành phố dây Trạm 35 KV Trạm 110 KV Trạm 220 KV Trạm 500 KV dẫn Điện dân dụng sản xuất Trạm 110 V Trạm 6 KV Trạm 10 KV Điện dân dụng sản xuất Trạm 220 V Sơ đồ 4: Mô hình làm việc của các phòng ban trong Công ty Thị trường Phòng kinh doanh Lưới điện điện năng Phòng kỹ thuật BAN GIÁM ĐỐC Trạm điện Phòng tài vụ Văn phòng Qua mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty ta thấy tất cả các hoạt động của Công ty đều nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của thị trường và hướng vào thị trường. Ban giám đốc chỉ đạo trực tiếp tất cả các phòng ban. Phòng kinh doanh qua sự chỉ đạo của ban giám đốc thực hiện việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường và hướng vào thị trường, lên kế hoặch sản xuất tiêu thụ. Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ nghiên cứu các tiến bộ mới áp dụng vào việc tạo ra sản phẩm là các thiết bị điện và lưới điện. Phòng tài vụ có nhiệm vụ trợ giúp các phòng ban hoặch toán giá thành và lỗ lãi hoạt động sản xuất kinh doanh. Mô hình được này thực hiện một cách tuần tự và có hiệu quả. III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT-KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY. Chế độ hoạch toán của Công ty. Công ty thực hiện chế độ hoạch toán độc lập do Tổng Công ty Điện lực giao cho theo văn bản số 112 EVN / HĐQT – TCKT ngày 23/4/1999. Vì vậy, tạo ra tính chủ động tích cực của Công ty Điện lực Hải Phòng trong việc tổ chức, vận hành và sửa chữa, khai thác tốt năng lực thiết bị hiện có, thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật, thúc đảy việc tăng cường tiết kiệm và hợp lý hoá trong sản xuất, gắn liền thu nhập của người lao động với chính kết quả sản xuất kinh doanh mà họ tạo ra cho Công ty. Công ty Điện lực Hải Phòng trực tiếp nhận giá bán điện nội bộ do Tổng Công ty giao cho cùng với một số chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật và tổng định mức sửa chữa. Các định mức đó được giao cố định trong năm và Tổng Công ty có thể điều chỉnh nếu thấy cần thiết. Trên cơ sở các định mức mà Tổng Công ty giao cho, Công ty Điện lực Hải Phòng chủ động lập danh mục các công trình sửa chữa và tự thực hiện việc định giá, tổ chức hoạt động kinh doanh, tự hoạch toán lỗ lãi. Chính phương thức hoạch toán này tạo ra tính chủ động, sáng tạo ra sự phấn đấu không ngừng cho toàn Công ty. 2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực Hải Phòng qua các năm gần đây Biểu số 4: Kết quả sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Điện thương phẩm (triệu KWh) 463,8 607,836 706,024 832,721 920,742 Tổn thất điện năng (%) 10,69 9,04 8,42 7,59 6,43 Nộp ngân sách (tỉ đồng) 22,48 46,57 41,3 46,57 42,608 (Trích báo cáo tổng hợp 2001) * Điện phục vụ nông thôn, hải đảo - 100% số quận, huyện, xã có điện. - 98,5% số xã (172/174) đã có điện. - Năm 2001 phấn đấu để 100% xã có điện. - Đã tổ chức 20 lớp bồi dưỡng, huấn luyện quản lý điện nâng thêm cho 1465 người. * Đóng góp cho xã hội - Phụ dưỡng, chăm sóc mẹ Việt Nam anh hùng: 37 tỉ đồng. - Ủng hộ thương bệnh binh: 173,5 triệu đồng. - Ủng hộ đồng bào bão lụt: 184,5 triệu đồng. - Góp vào quỹ nhân đạo, từ thiện: 70 triệu đồng. Biểu số 5: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2001 Chỉ tiêu Thực hiện năm 2000 Thực hiện năm 2001 Đơn vị So sánh năm 2000 (%) Sản lượng điện đầu nguồn 889,939 983,742 Tr.kwh 110 Sản lượng điện thương phẩm 832,721 920,742 Tr.kwh 110 Gía bán điện bình quân 677,13 680,54 đồng/kw +3,41 Tổng doanh thu điện thương phẩm 563.861 626.599 Tr. đồng 111 Tổng chi phí kinh doanh 542.563 599.561 Tr.đồng 110,4 Lãi, lỗ kinh doanh 21.298 27.038 Tr. đồng 110,5 Nộp ngân sách Nhà nước 40.372 42.608 Tr. đồng 105,5 (Báocáo phòng kinh doanh) Đánh giá chung về công tác kinh doanh điện năng của Công ty: Năm 2001 Công ty Điện Lực Hải Phòng nhận điện đầu nguồn của Tổng Công ty tăng hơn năm 2000 là 10%. Sản lượng điện thương phẩm tăng so với năm trước 10%. Điện thương phẩm tăng do cung ứng cho hoạt động của thành phố nhưng chỉ giảm lượng điện phục vụ cho nông nghiệp ( do thời tiết không khô hạn, không cần nước cho tưới tiêu). Giá bán điện thương phẩm, doanh thu, lãi, nộp ngân sách cho Nhà nước đều tăng so năm 2000 chứng tỏ tình hình kinh doanh của Công ty rất tốt. 2.1 Doanh thu, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty Doanh thu đựơc tính theo công thức: DT = ∑ Q*G (trong đó, Q: sản lưọng điện, G: đơn giá) Doanh thu là một trong những chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty. Năm 2001, doanh thu của Công ty là 626,599 (tỷ đồng), tăng so doanh thu năm 2000 là 110%. Tuy nhiên, doanh thu cao chưa chắc chắn đã phản ánh tình hình kinh doanh tốt. Do đó, chúng ta phải đi tìm hiểu các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh sau. Lợi nhuận của Công ty được tính theo công thức: Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí LN = DT - CP= 626,599 - 599,561 = 27,038 (Tỷ đồng) Hiệu quả kinh doanh của Công ty được tính theo công thức: Hiệu quả = Lợi nhuận / Doanh thu H =LN /DT = 27,038/626,599 = 4,315% Sau khi xem xét tất cả các chỉ tiêu hiệu quả thì mới khẳng định được tình hình kinh doanh của Công ty Điện Lực Hải Phòng là rất tốt. Công ty cũng đang tìm các biện pháp duy trì và phát triển kết quả này ở các năm tiếp theo. 3. Tình hình tài chính của Công ty Biểu số 6: Nguồn vốn kinh doanh bổ sung đến ngày 31/12/2001 Tên đơn vị Ngân sách nhà nước bổ sung Tự bổ sung Tổng số Kinh doanh điện năng (tr. đồng ) 115.274 35.208 150.483 Nhà nghỉ Điện Lực (tr. đồng ) 4760 0 4760 (Tài liệu báo cáo tổng hợp năm 2001) Tổng nguồn vốn kinh doanh bổ sung 155.243 (tr.đ). Trong đó, nhà nước bổ sung 115.274 ( tr.đ ) và Công ty tự bổ sung 35.208 (tr.đ). Nguồn vốn này dùng để cải tạo đường dây dẫn, trạm biến thế sẽ là 25% tổng vốn đầu tư. Còn 75% sẽ dành cho xây dựng cơ bản, sửa chữa máy móc, phương tiện vận tải, chi phí cho hoạt động tại các chi nhánh, Điện lực, phòng ban trong Công ty. Nguồn vốn bổ sung hàng năm tuy không nhiều nhưng nó rất cần thiết cho hoạt động của Công ty. Nó phục vụ cho việc cải tạo, hoàn thiện cơ sở hạ tầng của Công ty để hoạt động kinh doanh ngày càng tốt hơn. Biểu số 7 : Tài sản cố định năm 2001 Tên đơn vị Số dư đầu kỳ Số dư cuối kỳ Giá trị hao mòn đầu kỳ Giá trị hao mòn cuối kỳ Kinh doanh điện năng (tr.đ) 300.834 327.903 219.596 245.985 Khách sạn Điện Lực (tr.đ) 7.623 7.834 3.015 3.305 (Báo cáo tổng hợp năm 2001) Tài sản cố định của Công ty nắm chủ yếu trong giá trị trạm điện, máy biến áp, nhà cửa, phương tiện. Chúng có giá trị rất lớn nhưng đã qua quá trình sử dụng dài nên hao mòn rất lớn. Công ty đang cố tận dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Hàng năm, theo kế hoặch sửa chữa lớn và mua mới máy móc của Tổng Công ty, Công ty Điện Lực Hải Phòng đang từng bước thay mới và sửa chữa máy móc cũ để vừa đảm bảo an toàn cho người lao động, vừa đem lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Tài sản lưu động, đầu tư ngắn hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng chiếm phần tương đối lớn trong tổng tài sản của Công ty. Công ty cũng đang tìm biện pháp để hạ thấp giá trị hàng tồn kho vì nó nó có giá trị lớn chiếm 31.055,88 (tr.đ). Vì giá trị hàng tồn kho lớn như hiện nay sẽ làm tồn đọng lượng vốn lớn, tốn kho bãi, phải bố trí lực lượng bảo vệ, đồng thời lượng vốn không lưu chuyển sẽ giảm khả năng sinh lời. Công ty Điện lực Hải Phòng đang đưa ra giải pháp lập kế hoạch kinh doanh chính xác hơn để giảm giá trị hàng tồn kho và thu được hiệu quả kinh doanh cao hơn. Biểu số 8: Tài sản lưu động, đầu tư ngắn hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2001 Tên đơn vị TSLĐ và đầu tư ngắn hạn (Tr.đ) Hàng tồn kho trong đó (Tr.đ) CP XDCB dở dang (Tr.đ) Tổng số (Tr.đ) Kinhdoanh điện năng 306.006,67 30.993,59 14.144,55 320.151,22 Khách sạn Điện Lực 1.663,166 62,29 0 1663,166 Tổng số 307.669,84 31.055,88 14.144,55 321.814,368 ( Trích Báo cáo tổng hợp năm 2001 ) Tài sản lưu động, đầu tư ngắn hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng chiếm phần tương đối lớn trong tổng tài sản của Công ty. Công ty cũng đang tìm biện pháp để hạ thấp giá trị hàng tồn kho vì nó nó có giá trị lớn chiếm 31.055,88 (tr.đ). Vì giá trị hàng tồn kho lớn như hiện nay sẽ làm tồn đọng lượng vốn lớn, tốn kho bãi, phải bố trí lực lượng bảo vệ, đồng thời lượng vốn không lưu chuyển sẽ giảm khả năng sinh lời. Công ty Điện lực Hải Phòng đang đưa ra giải pháp lập kế hoạch kinh doanh chính xác hơn để giảm giá trị hàng tồn kho và thu được hiệu quả kinh doanh cao hơn. 4. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Sơ đồ 5: Bộ máy tổ chức Công ty Đ iện lực Hải Phòng (trang sau). 4.1 Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ các phòng ban (trích điều lệ của Công ty) * Giám đốc Là người điều hành chính của công ty điện lực Hải Phòng, là người đại diện cho công ty trước các cơ quan nhà nước, toà án, các bên thứ ba và tổng công ty trong mọi vấn đề có liên quan tới hoạt động của công ty trong phạm vi qui định. Phê chuẩn việc chỉ định, thay thế, bãi miễn thành viên, các phó giám đốc, cán bộ điều hành, trưởng các phòng ban, cán bộ công nhân viên trong công ty. Giám đốc Công ty có thể uỷ quyền cho các phó giám đốc hay bất kỳ cán bộ điều hành nào khác đại diện cho Công ty một cách hợp pháp trong thời gian giám đốc vắng mặt. Giám đốc có quyền kí kết, đàm phán và tự tìm đối tác kinh doanh. Tự quyết định việc sử dụng nguồn vốn của Công ty nhưng tuân theo các quy định của pháp luật Giám đốc là người đưa ra kế hoạch đào tạo, tuyển dụng nhân viên khi Công ty thật sự thấy cần thiết. Và còn là người quản lý và phê duyệt quỹ lương, chế độ lương bổng cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. * Các phòng chức năng có nhiệm vụ giúp đỡ giám đốc và thực hiện các công việc thuộc chức năng mình quản lý. Các phòng chức năng chính gồm có: - Phòng kinh doanh: có 30 người trong đó: cử nhân 16 người, kỹ sư 5 người và trung cấp 9 người. Phòng này có chức năng lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trình giám đốc kế hoạch sản xuất và tiêu thụ từng tháng, từng quý trong năm. Phòng kinh doanh trực tiếp điều hành hoạt động bán hàng, mạng lưới tiêu thụ điện ở các trạm, các khu vực mà công ty tiến hành bán điện. - Phòng tài chính kế toán: gồm 15 người, trong đó: cử nhân 10 người, trung cấp 5 người. Phòng có chức năng thực hiện việc tập hợp các hoá đơn chứng từ để tính giá thành sản phẩm và hoạch toán lãi lỗ trong công ty, có nhiệm vụ trình giám đốc các báo cáo tài chính định kỳ tháng, quý, năm. Ngoài ra, phòng còn có chức năng quản lý và sử dụng vốn của công ty. - Phòng kỹ thuật: gồm 20 người, trong đó: kỹ sư 15 người, trung cấp 3 người, chuyên gia 2 người. Phòng có nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, hoàn thiện các tiến độ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, thực hiện kế hoạch thu mua vật tư, nguyên liệu, kiểm tra kỹ thuật máy móc công nghệ định kỳ theo từng đợt cố định trong năm. - Các Điện lực: trong nội thành Hải Phòng có 4 Điện lực và ngoại thành có 8 Điện lực. Các Điện lực có chức năng quản lý đường dây, theo dõi khách hàng để hàng tháng kiểm tra và thu tiền bán điện của từng địa bàn. Các Điện lực này là nơi trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng và cũng là nơi có thể thu nguồn thông tin phản hồi chính xác nhất. Các Điện lực thường xuyên kiểm tra việc cấp điện, chất lượng điện để kịp cung cấp thông tin lên Công ty. Tóm lại: Các phòng ban, các bộ phận của Công ty được bố trí chặt chẽ, cụ thể. Công việc, nhiệm vụ của từng khâu có thể cụ thể hoá được. Do đó, nếu khâu nào hay bộ phận nào có sai sót hoặc không hoàn thành nhiệm vụ thì rất dễ xác định được trách nhiệm. Kiểu tổ chức này có rất nhiều thuận lợi cho giám đốc biết được phòng nào có điểm mạnh, năng lực cúa các nhân viên cuả các phòng ban cũng như hạn chế của nó, từ đó có thể điều chỉnh công việc cho từng phòng ban để các phòng ban có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc. Nhưng mô hình này có hạn chế là chưa có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, các bộ phận. Mặt khác, chi phí cho quá trình ra quyết định là lớn. IV. Thực trạng của công tác quản trị nhân lực của Công ty Điện lực Hải Phòng. 1. Đặc điểm nguồn nhân lực trong Công ty Điện Lực Hải Phòng Tính đến năm 2001, toàn Công ty có 1948 CBCNV và có cơ cấu như sau: Biểu số 9: Cơ cấu lao động của Công ty Điện lực Hải Phòng (Đv : người ) Nghành kinh tế Tổng số CBCNV Số Nữ Số Nam LĐ dài hạn LĐ ngắn hạn Kinh doanh điện (người) 1.838 516 1322 1603 235 Kinh doanh khác (người) 71 37 34 71 0 Xây lắp điện 39 3 36 35 4 Tổng số (người) 1948 556 1392 1709 239 (Báo cáo tổng hợp phòng tổ chức lao động năm 2001 về CBCNV trong Công ty) Trong số 1948 CBCNV của Công ty có 556 nhân viên nữ, 1392 nhân viên nam. Trong đó, số CBCNV có bằng đại học là 600 người, số CBCNV có bằng trung cấp là 987 người, còn lại 361 người tốt nghiệp PTTH. Do xác định được tầm quan trọng của một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng nên thời gian gần đây Công ty Điện lực Hải Phòng đã và đang có những chính sách rõ ràng về công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên. Đó là khi tuyển dụng đều ưu tiên những người đã được đào tạo chuyên ngành, lựa chọn và bố trí phù hợp với khả năng, trình độ đã được đào tạo của từng người vào từng vị trí của công việc. Từng bước nâng cao chất lựng đào tạo tại các trường trực thuộc Tổng Công ty. Lãnh đạo Công ty đã quyết định dành sự đầu tư cần thiết nâng cấp trang thiết bị dạy nghề để học viên không chỉ tiếp thu tốt phần lý thuyết mà còn thuần thục cả tay nghề, thao tác với những thiết bị hiện đại. Tổng Công ty cũng đang phối hợp với cơ quan hợp tác quốc tế JiCa (Nhật Bản) đào tạo các kỹ sư có khả năng vận hành và bảo dưỡng với công nghệ hiện đại của hệ thống điện. Hợp tác với Công ty Kyushu (Nhật bản) nhận đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật của ngành điện sang học tập, trao đổi kinh nghiệm để tìm hiểu và tiếp cận công nghệ mới, hiện đại của nước bạn. Công ty Điện lực Hải Phòng cũng mời các chuyên gia giầu kinh nghiệm thuộc khối truyền tải phân phối thường xuyên tiếp cận công nghệ kỹ thuật số đến bồi huấn, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ công nhân của Công ty. Không những thế, Công ty còn chú trọng đến công tác đào tạo lại, đặc biệt đối với lớp cán bộ đã được đào tạo nhiều năm trước đây. ngoài ra, để giải quyết khó khăn do lao động dư thừa gây ra, Công ty khuyến khích những người có nhu cầu nghỉ hưu trước tuổi. Công ty còn tổ chức những buổi bỏ phiếu tín nhiệm tới các cán bộ cấp trưởng, phó phòng, ban, đội, xưởng để qua đó sử dụng những người có uy tín, năng lực thực sự cũng như gửi đi đào tạo hoặc bố trí chuyển họ sang lĩnh vực, nơi làm việc khác phù hợp hơn. Mặt khác, Công ty quan tâm bồi dưỡng những cán bộ trẻ có năng lực phát triển, có chế độ hỗ trợ kinh phí, mở lớp nâng cao hiểu biết và tay nghề cho họ. Ngoài việc chú ý đến bồi dưỡng tay nghề cho họ, Công ty Điện lực Hải Phòng cũng rất chú ý đến công tác ngoại khoá của cán bộ công nhân viên để nâng cao tinh thần làm việc và giúp cán bộ công nhân viên thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng. Tiêu biểu là các hoạt động như : Cuộc thi an toàn vệ sinh- sinh viên giỏi, hội diễn nghệ thuật quần chúng ngành điện, hội thi dân ca- ca múa nhạc, hội thi kiến thức gia đình- pháp luật, hội thi tiết kiệm điện và phòng cháy chữa cháy, hội thao công nhân viên chức khu vực phía bắc. 2. Công tác tuyển dụng và sử dụng lao động của Công ty Điện Lực Hải Phòng 2.1. Nội dung tuyển chọn nhân lực của Công ty Khi Công ty thực sự phát sinh nhu cầu về lao động thì mới tuyển dụng lao động, phòng tổ chức lao động và ban lãnh đạo của Công ty có trách nhiệm: - Căn cứ nhu cầu lao động mà lập kế hoạch ở năm trước và dựa bản kế hoạch đó ra quyết định tuyển dụng. - Căn cứ vào nhu cầu thực tế phát sinh mà ra quyết định tuyển dụng. Tránh tình trạng đưa ra nhu cầu giả tạo, tuyển dụng nhân viên thêm làm kồng kềnh bộ máy và làm việc không có hiêụ quả. Do đó ban lãnh đạo và phòng tổ chức lao động phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác để xác định nhu cầu lao động một cách chính xác để công tác tuyển dụng thực sự có hiệu quả. - Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác, nắm được chính xác nhu cầu về lao động. - Thay mặt Công ty thông báo đầy đủ yêu cầu tuyển dụng. - Yêu cầu tuyển dụng gồm có: + Tiêu chuẩn về nghề nghiệp. + Trình độ học vấn, sức khoẻ, tuổi đời. + Hồ sơ xin việc làm. - Nhận và kiểm tra hồ sơ xin việc. Trình giám đốc kiểm tra. Khi nhận hồ sơ ưu tiên con cán bộ công nhân viên trong Công ty, con thương binh, liệt sĩ. - Khi tuyển lao động nếu thấy cần thiết, giám đốc Công ty có quyền quy định việc thử hoặc tuyển vào làm việc thì lao động sẽ làm thử việc đó theo thời gian quy định. - Thời gian thử việc thường là 60 ngày đối với công việc có chức danh, cần có chuyên môn, kỹ thuật cao bậc đại học hoặc trên đại học. Thời gian thử việc là 30 ngày đối với công việc có chuyên môn như trung cấp, công nhân kỹ thuật , nhân viên nghiệp vụ. - Nhân viên sau khi thử việc, những trường hợp tuyển dụng vào làm việc tại các văn phòng bắt buộc phải qua thi tuyển, hội đồng xét tuyển lao động gồm có: + Đại diện ban giám đốc công ty. + Phòng tổ chức lao động. + Thủ trưởng đơn vị có nhu cầu tuyển dụng. + Các chuyên viên được hội đồng mời tham gia xét tuyển. - Người xin tuyển dụng nếu đạt yêu cầu sẽ được giám đốc ký hợp đồng lao động theo quy định. 2.2 Ký hợp đồng lao động: Giám đốc Công ty Điện lực Hải Phòng được quyền tuyển dụng và ký hợp đồng lao động bằng văn bản theo luật hợp đồng lao động do bộ lao động và thương binh xã hội ấn hành và thống nhất quản lý. Hợp đồng lao động được lập thành hai bản: + Một bản do Công ty lưu giữ. + Một bản do người được tuyển dụng giữ. Tuỳ theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc và người tuyển dụng có thể ký kết một trong những loại hợp đồng sau: + Hợp đồng lao động không xác định thời hạn (dài hạn): Là hợp đồng ký cho trường hợp người lao động sẽ làm được tại Công ty đến tuổi nghỉ hưu (theo quy định của nhà nước) nếu không có sai phạm gì xảy ra. - Hợp đồng ngắn hạn: Là hợp đồng có thời hạn trong thời gian 6 tháng, 1 năm, 3năm. Hết hạn lao động người lao động muốn làm việc tiếp tại Công ty thì phải ký tiếp để ra hạn hợp đồng. Hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày ký kết. Việc thay đổi nội dung của hợp đồng có thể tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ sung và giao kết bằng hợp đồng khác có sự chứng kiến các bên. 2.3 Các phương pháp tuyển chọn nhân lực tại Công ty Điện lực Hải Phòng Có rất nhiều phương pháp tuyển chọn nhưng Công ty áp dụng một số phương pháp có hiệu quả sau: Phương pháp 1: Phương pháp phỏng vấn Đây là phương pháp thông dụng nhất trong công tác tuyển dụng ở bất cứ tổ chức hay mốt doanh nghiệp nào đó. Có kiểu phỏng vấn sơ bộ và phỏng vấn chính thức để bước đầu có thể lựa chọn được những ứng viên thích hợp. Có 2 loại phỏng vấn : + Phỏng vấn sơ bộ: Hướng dẫn người xin việc làm hoàn tất một cách chính xác, hoàn chỉnh các dữ liệu trong hồ xin việc của họ. Ngoài ra, trong cuộc tiếp xúc sơ bộ này người phỏng vấn cũng có thể nắm bắt được phần nào khả năng nhận thức, trình độ chuyên môn, cá tính, năng khiếu của người xin việc. Đồng thời người phỏng vấn cũng cung cấp các thông tin cần thiết cho người xin việc như điều kiện làm việc, nguyên tắc lương, hưu chí, thai sản . + Phỏng vấn chính thức: Là hình thức đánh giá một cách trực tiếp sắc thái bên ngoài: Cách ăn mặc, hình dáng, khả năng giao tiếp và trình độ chuyên môn. Qua cuộc phỏng vấn chính thức này hội đồng phỏng vấn có thể kết luận về mức độ thích nghi với công việc của các ứng cử viên một cách chính xác hơn. Có rất nhiều hình thức phỏng vấn - Phỏng vấn cá nhân: Cả hội đồng tuyển chọn sẽ lần lượt phỏng vấn từng cá nhân, đây là phương pháp phổ biến nhất. - Phỏng vấn theo nhóm: Cả hội đồng tuyển chọn sẽ tiếp xúc trực tiếp với một nhóm cácứng cử viên, xung quanh một bàn làm việc và lần lượt đặt những câu hỏi cho từng ứng cử viên trả lời - Phỏng vấn căng thẳng: Cả hội đồng sẽ đặt câu hỏi dồn dập để đánh giá khả năng phản ứng của các ứng cử viên. - Phỏng vấn tình huống: Hội đồng đưa ra các tình huống và yêu cầu các ứng cử viên giải quyết tình huống khó khăn đó. Phương pháp 2: Phương pháp thi tuyển Đây là phương pháp đặt người xin việc vào những tình huống như công việc thực sự mà họ sẽ phải làm.Và ứng cử viên nào mà hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất sẽ được tuyển dụng. Phương pháp này có thể đánh giá tương đối chính xác năng lực có thể đảm nhiệm được công việc. Và kết quả này sẽ là công bằng nếu cuộc thi tuyển diễn ra công bằng, chính xác có sự giám sát của toàn hội đồng. * Một số điều cần tránh khi tuyển dụng: - Người phỏng vấn không được chỉ trích, phán xét một cách chủ quan lúc diễn ra cuộc phỏng vấn. - Không nên che đậy thực trạng của công ty và ưu đãi họ được hưởng trong tương lai. - Đưa ra bài thi tuyển không quá khó và tương đương với công việc mà họ được tuyển. Công tác đào tạo và bồi dưỡng tay nghề Những ứng cử viên đã được chính thức ký hợp đồng với công ty tuỳ theo mức độ phức tạp của công việc mà được hướng dẫn việc thực hiện theo thời hạn qui định từ 4 tuần đến 6 tuần. Việc hướng dẫn này do các cán bộ công nhân viên đã từng làm việc ở các bộ phận đó hướng dẫn lại. hoặc do những cán bộ công nhân am hiểu công việc đó hướng dẫn cho nhân viên mới. Trong Công ty cũng có lịch đào tạo riêng và phổ biến cụ thể đến các thành viên. Các phòng ban theo định kỳ đưa danh sách cán bộ công nhân viên của mình đi đào tạo lại để bồi dưỡng thường xuyên, liên tục nghiệp vụ của mình. 2.5 Qui chế công tác QTNL tại Công ty Điện lực Hải Phòng Cán bộ công nhân viên của công ty có trách nhiệm làm tròn nghĩa vụ lao động của mình t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN0028.doc
Tài liệu liên quan